1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BÀI 9 Cấp cứu NGỪNG hô hấp TUẦN HOÀN

46 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 233,6 KB

Nội dung

NGUYÊN TẮC CHUNG• Kỹ thuật cơ bản là khi phát hiện một bệnh nhân ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn: Phải khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn kiểm tra sự đáp ứng của bệnh nhân sau

Trang 1

BÀI 9:

CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP –

TUẦN HOÀN

Trang 2

MỤC TIÊU

- Trình bày được mục đích của phương

pháp ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt.

- Trình bày được kỹ thuật ép tim ngoài

lồng ngực và thổi ngạt có hiệu quả.

Trang 3

ĐỊNH NGHĨA

• Ngừng tim có thể được định nghĩa như một sự gián đoạn tạm thời của chức năng tim mà có khả năng phục hồi

• Ngừng tim và ngừng hô hấp có thể tạo ra

những dấu hiệu giống nhau nhưng có một sự khác biệt quan trọng đó là: ngừng tim thì

không có mạch động mạch, ngừng hô hấp thì

có mạch động mạch hiện diện

Trang 4

MỤC ĐÍCH

• Để ngăn chặn sự thiếu ôxy não.

• Khôi phục lại chức năng hoạt động của tim.

• Để duy trì sự thông khí và tuần hoàn một cách

đầy đủ.

Trang 5

• Hồi sức tim phổi là một cấp cứu trong bất cứ một tình huống nào khi mà não không nhận

đủ ôxy

Trang 6

NGUYÊN TẮC CHUNG

• Kỹ thuật cơ bản là khi phát hiện một bệnh

nhân ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn:

Phải khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn

kiểm tra sự đáp ứng của bệnh nhân

sau đó tiến hành hồi sức theo các bước chữ cái CAB của AHA 2015

C: Circulation: kiểm tra tuần hoàn,

A: Airway: kiểm soát đường thở,

B: Breathing: kiểm tra hô hấp

Trang 7

NGUYÊN TẮC CHUNG

Trang 8

C Kiểm tra tuần hoàn: Nếu bệnh nhân mất mạch ở các động

mạch lớn như mạch cảnh, mạch đùi thì hồi sức tuần hoàn cần được tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

A Tiếp cận và kiểm soát đường thở: Kiểm tra xem bệnh nhân có

còn tỉnh táo bằng cách lay họ một cách nhẹ nhàng và hỏi ông,

bà, anh, chị có sao không? Nếu không có sự phản hồi nào cả thì phải thiết lập và duy trì ngay một đường thở thông thoáng.

B Kiểm tra hô hấp: Nếu bệnh nhân không thở tiến hành ngay hô

hấp nhân tạo bằng phương pháp thổi khí như: miệng - miệng

hoặc dùng túi khí ambu và mặt nạ Bệnh nhân nên bắt đầu được

hô hấp nhân tạo bởi hai lần thổi khí chậm, mỗi cái đạt hiệu quả làm lồng ngực căng lên.

Trang 9

• Suy giảm trung tâm hô hấp do:

• Chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ.

• Dùng quá nhiều thuốc ức chế trung tâm hô hấp.

• Giảm nhiệt.

• Thiếu ôxy não.

• Tăng huyết áp.

Trang 10

NGUYÊN NHÂN

Tổn thương hệ thống thần kinh trung ương.

Cân bằng axit - bazơ và điện giải

• Giảm hoặc tăng Kali máu.

• Toan hóa và giảm lưu lượng tuần hoàn gây nên

do chảy máu nặng.

Trang 11

 Hô hấp chậm hoặc ngừng thở.

 Hai đồng tử giãn, không đáp ứng với ánh sáng

Trang 12

cho thực hiện kỹ thuật nhanh Điều này chứng

tỏ cần phải được huấn luyện hồi sức tim phổi cho tổ cấp cứu hồi sức ngay trong cộng đồng,

và nhất là các nhân viên y tế cần phải nhìn lại

kỹ năng của mình

Trang 13

• Một tấm ván hoặc một khay lớn rộng hơn lưng của nạn nhân.

• Một ống thông khí, bình ôxy, hệ thống hút, đèn soi thanh

quản, dụng cụ đè lưỡi.

• Mặt nạ, bóng hơi (túi ambu).

• Dụng cụ tiêm truyền tĩnh mạch.

• Dụng cụ để hút qua đường miệng và dạ dày.

• Thuốc cấp cứu, máy đo điện tâm đồ, máy khử rung

Trang 14

I PHƯƠNG PHÁP ÉP TIM

NGOÀI LỒNG NGỰC

– Kỹ thuật tiến hành

Nguyên tắc

• Ép tim ngoài lồng ngực là một thủ thuật dùng lực

mạnh, liên tục và nhịp nhàng ép lên 1/3 dưới xương

ức Tim được ép giữa xương ức ở phía trước và

xương sống nằm ở phía sau, giúp cho sự lưu thông máu giữa tim, phổi, não và các tổ chức khác của cơ thể đồng thời kích thích để tim đập lại khi tim ngừng đập Ép tim thường có hiệu quả hơn nếu tiến hành kết hợp với hô hấp nhân tạo.

Trang 15

I PHƯƠNG PHÁP ÉP TIM

NGOÀI LỒNG NGỰC

Quy trình thực hiện

• Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, để cổ

ngửa tối đa, chân cao hơn đầu Nếu nằm trên giường đệm thì lót tấm ván hoặc khay dưới lưng Nới rộng quần áo.

• Cấp cứu viên quỳ bên phải cạnh nạn nhân (ngang tim) nếu

bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng cứng, cấp cứu viên đứng nếu nạn nhân nằm trên giường.

• Đặt gốc bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức bên trên tim,

hướng sang bên trái (bảo đảm rằng chỉ có gốc bàn tay tỳ lên xương ức, hướng sang bên trái) gốc bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái lồng chéo các ngón tay với nhau, 2 tay duỗi thẳng, hai vai hướng thẳng vào hai tay

Trang 16

I PHƯƠNG PHÁP ÉP TIM

NGOÀI LỒNG NGỰC

Trang 17

– Sau mỗi lần ép để ngực nảy lên hoàn toàn, không tỳ tay mạnh vào ngực nạn nhân.

– Giảm thiểu khoảng dừng giữa các lần nhấn ngực

• Ép tim nên mạnh, nhịp nhàng và duy trì với tốc độ

từ 100-120 lần/phút

Trang 18

- Đặt hai ngón tay và ngón cái ở 1/3 dưới xương ức,

tránh đè lên xương sườn Không được ép quá mạnh vì

áp lực trên mũi xương ức có thể gây tổn thương bên trong.

- Áp lực trên các xương sườn ở phía hai bên của xương

ức, có thể gây gãy xương sườn Xương sườn bị gãy có thể làm thủng phổi dẫn đến tràn khí màng phổi.

Trang 19

I PHƯƠNG PHÁP ÉP TIM

NGOÀI LỒNG NGỰC

• Khi phối hợp ép tim và thổi ngạt, thông khí

đầy đủ, tỷ lệ ép tim: thổi ngạt là 30:2 (2 lần

thở sau 30 lần nhấn ngực, mỗi lần thở hơn 1 giây, để lồng ngực nảy lên hoàn toàn) ở người lớn, 30:2 đối với 1 người cứu hộ và 15:2 đối với người cứu hộ cho trẻ em

Trang 20

I PHƯƠNG PHÁP ÉP TIM

NGOÀI LỒNG NGỰC

Trang 21

I PHƯƠNG PHÁP ÉP TIM

NGOÀI LỒNG NGỰC

• Trong khi cấp cứu cứ 3 phút phải theo dõi sắc mặt, mạch, đồng tử nhịp thở của nạn nhân.

• Sau 30 - 60 phút tim không đập trở laị, đồng tử giãn

to không có dấu hiệu hồi phục thì ngừng ép tim.

• Khi tim đã đập trở lại, toàn trạng ổn định, môi hồng, cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái, đắp ấm và tiếp tục theo dõi mạch, nhịp thở của nạn nhân

Chăm sóc nạn nhân đến khi ổn định thì chuyển đến

cơ sở y tế gần nhất.

Trang 22

I PHƯƠNG PHÁP ÉP TIM

NGOÀI LỒNG NGỰC

Ghi vào hồ sơ

• Tình trạng của nạn nhân trước, trong và sau khi ép tim

• Thời gian tiến hành thủ thuật

• Tên người tiến hành thủ thuật

Trang 23

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Áp dụng:

• Phương pháp thổi ngạt được áp dụng khi bệnh nhân bất tỉnh, ngừng thở nhưng còn mạch.

• Thổi ngạt là phương pháp cấp cứu nạn nhân ngừng

hô hấp đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên: sập hầm, điện giật, trúng độc nhưng tim vẫn còn đập Thổi ngạt được tiến hành bằng cách người cấp cứu nạn nhân thổi trực tiếp hơi của mình qua

miệng người bị nạn.

• Ngạt là tình trạng bệnh lý do thiếu ôxy và tăng CO2

trong thành phần khí thở.

Trang 24

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Nguyên nhân gây ngạt:

Do đường thở và phổi bị ảnh hưởng

• Tắc nghẽn đường thở do tụt lưỡi ở một số nạn nhân bất tỉnh,

do thức ăn, chất nôn, dị vật khác lọt vào đường thở hoặc do sự sưng nề của các tổ chức ở hầu họng vì bị nhiễm khuẩn: bỏng,

dị ứng, nhiễm độc

• Chèn ép lồng ngực do bị đất cát chèn, bị chèn ép vào tường, rào chắn hoặc sức ép từ đám đông.

– Nghẹt thở đường hô hấp vì bịt kín do gối, túi nylon, vùi lấp.

– Chèn ép khí quản do treo cổ hoặc thắt cổ.

– Tổn thương thành ngực gây ảnh hưởng đến hô hấp.

– Do bị co thắt khí quản.

Trang 25

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Nguyên nhân gây ngạt:

Ảnh hưởng tới não hoặc dây thần kinh

– Điện giật, ngộ độc.

– Liệt do tai biến mạch máu não.

Trang 26

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Nguyên nhân làm ảnh hưởng lượng ôxy trong máu

• Thiếu ôxy trong không khí: do không khí xung quanh không được thay đổi, ôxy càng ngày càng giảm, khí CO2 ngày càng tăng như khi ở trong phòng kín, chỗ đông người chật hẹp mà không khí không được lưu thông.

Trang 27

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Diễn biến của ngạt

• Thường diễn ra qua ba giai đoạn:

• Hưng phấn

Do khí ôxy giảm và khí CO2 tăng gây kích thích trung tâm hô hấp nên thở sâu, thở nhanh, huyết áp tăng, cuối giai đoạn này hô hấp chậm lại kèm theo co giật toàn thân và co bóp cơ trơn.

Trang 28

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Dấu hiệu và triệu chứng chung

Trang 29

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Xử lý cấp cứu

Mục đích

• Phục hồi và duy trì hô hấp bằng cách nhanh chóng làm mất

nguyên nhân gây ngạt hoặc đưa nạn nhân thoát khỏi nguyên nhân gây ngạt.

• Tiến hành làm hô hấp nhân tạo và chuyển nạn nhân tới cơ sở y

tế gần nhất nếu cần thiết.

Nguyên tắc

• Làm mất nguyên nhân gây ngạt và làm lưu thông đường hô hấp.

• Hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân ngừng thở: thổi ngạt được tiến hành bằng cách thổi trực tiếp hơi của cấp cứu viên qua mồm người bị nạn.

Trang 30

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Chuẩn bị dụng cụ

Vài miếng gạc, khăn hoặc vải sạch.

Gối, chăn hoặc vải trải giường.

– Nới rộng quần áo, thắt lưng, cravat, áo lót phụ nữ.

– Kê gối dưới vai để đầu ngửa tối đa ra phía sau.

Trang 31

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

• Cấp cứu viên quỳ một bên ngang vai nạn nhân, hoặc đứng nếu nạn nhân nằm trên giường.

• Một tay đặt dưới cằm, đẩy cằm ra phía trước, lên trên Tay kia đặt lên trán nạn nhân, ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi vào Áp miệng mình vào miệng nạn nhân.

Trang 32

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Trang 33

• Cấp cứu viên ngẩng đầu hít sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh, đồng thời quan sát lồng ngực nạn nhân xem có phồng lên xẹp xuống theo nhịp thở không? Nếu không thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên khi thổi vào, phải kiểm tra tư thế đầu và cằm, xem đường hô hấp có thông không?

– Đường thở có thẳng không, có thể đặt ngửa đầu chưa tốt? Có

Trang 34

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Trang 35

• Nếu không thở được, nhưng mạch bắt được thì phải thổi ngạt cho bệnh nhân Một lần hà hơi thổi ngạt kéo dài: người lớn 1 - 1,5 giây, trẻ em 1 giây.

• Nếu mạch không bắt được thì phải phối hợp ép tim ngoài lồng ngực với hà hơi thổi ngạt

Trang 36

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

* Lưu ý: Phải đảm bảo miệng mình trùm kín lên

miệng nạn nhân Lúc bắt đầu thổi nên thổi liên tiếp

5 lần liền để phổi nạn nhân có nhiều ôxy

• Tiếp tục ngẩng đầu hít vào thật sâu đồng thời bỏ tay bịt mũi nạn nhân.

• Thổi 15 - 20 lần/phút cho người lớn, 20 - 25 lần/phút cho trẻ em, 30 - 40 lần/phút cho trẻ nhỏ

và trẻ sơ sinh, thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại được Khi cần thay đổi người khác cần phải duy trì động tác.

Trang 37

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

• Theo dõi sát mạch, nhịp thở và chăm sóc nạn nhân đến khi tình trạng ổn định Nếu sau 30 - 60 phút nạn nhân chưa tự thở được, tim vẫn còn đập thì vẫn tiếp tục thổi ngạt và đồng thời tìm mọi cách để đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất hoặc xe cấp cứu có

đủ phương tiện hồi sức tim phổi.

• Nếu nạn nhân có dấu hiệu hồi phục tự thở được và thở tốt thì lấy gối dưới vai ra, cho nạn nhân nằm

thoải mãi và đắp ấm.

• Lau miệng và mặt cho nạn nhân.

• Đặt nạn nhân ở tư thế thích hợp.

Trang 38

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Thu dọn và bảo quản dụng cụ

• Thu dọn gối, chăn hoặc vải trải gửi đi giặt.

• Đổ bỏ gạc bẩn và những ngoại vật lấy từ miệng nạn nhân.

Ghi vào hồ sơ

• Tình trạng của nạn nhân trước, trong và sau khi thổi ngạt.

• Thời gian tiến hành.

• Tên người tiến hành.

Trang 39

II PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT

Những điểm cần lưu ý

• Kỹ thuật thổi ngạt cần được thực hiện ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục.

• Trong khi thổi ngạt phải đồng thời theo dõi mạch, đồng

tử của nạn nhân, để kết hợp đánh giá tình trạng nạn

nhân.

• Đối với trẻ nhỏ: Miệng của cấp cứu viên có thể trùm kín

cả miệng và mũi của trẻ nhưng thổi với nhịp nhanh hơn

và nhẹ hơn.

– Luôn luôn đảm bảo đường thở được thông suốt.

Trang 40

III PHỐI HỢP ÉP TIM VÀ THỔI NGẠT

• Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn

• Để bệnh nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, thoáng rộng

• Khai thông đường hô hấp

+ Để bệnh nhân nằm ngửa đầu tối đa, hàm đẩy ngược lên trên

+ Móc đờm, dãi, dị vật (răng giả) trong miệng bệnh

nhân

Trang 41

III PHỐI HỢP ÉP TIM VÀ THỔI NGẠT

• Nới rộng quần áo.

• Dùng nắm đấm bàn tay, đấm 5 lần vào giữa 1/3 dưới xương ức với độ cao tay đấm

chừng 50cm Ngay sau khi đấm tim có thể đập lại trong vòng 5 giây, bắt mạch bẹn

hoặc cổ nếu có mạch thì ép tim với tần số

60 - 80 lần/phút.

• Thổi ngạt (hoặc bóp bóng ambu) tần số 15

- 20 lần/phút.

Trang 42

III PHỐI HỢP ÉP TIM VÀ THỔI NGẠT

• Phương pháp chỉ có 1 người

Trang 43

III PHỐI HỢP ÉP TIM VÀ THỔI NGẠT

16 - 20 lần/phút.

Trang 44

III PHỐI HỢP ÉP TIM VÀ THỔI NGẠT

• Khi cấp cứu có hiệu quả, môi hồng trở lại, mạch đập lại, tự thở được để nạn nhân nằm ngay ngắn,đắp ấm Tiếp tục theo dõi sắc mặt, mạch, nhịp thở cho đến khi

ổn định, chuyển viện.

Trang 45

III PHỐI HỢP ÉP TIM VÀ THỔI NGẠT

Các nguy hiểm liên quan đến hồi sức

• Các bệnh như nhiễm HIV và viêm gan B đang

là mối quan tâm liên quan đến hồi sức miệng - miệng

• Những nghiên cứu về HIV lây qua trong quá

trình hồi sức đang còn trong giai đoạn tranh cãi, mặc dù chưa có bằng chứng nào chứng tỏ HIV lây qua nước bọt

Trang 46

CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI!

Ngày đăng: 03/03/2018, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w