PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Con người là một nhân tố quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến sự phát triển của xã hội, của đất nước. Vì vậy muốn có một xã hội phát triển đòi hỏi chúng ta phải phát triển nguồn nhân lực trong đó có việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Do đó hoạt động y tế hoạt động chăm sóc sức khỏe cho con người là hoạt động rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm và chú trọng phát triển ngành y tế và việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, gắn các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với các mục tiêu phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngành y tế phấn đấu đảm bảo công bằng, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho mọi tầng lớp nhân dân. Với chức năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, ngành y tế giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hoạt động y tế chỉ duy trì được khi có một cơ chế tài chính hợp lý. Trước năm 1989, Nhà nước đã cung cấp gần như toàn bộ nguồn tài chính cho các hoạt động của các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên, trước những khó khăn về kinh tế, nguồn kinh phí ngân sách quá eo hẹp, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để xã hội hóa các hoạt động y tế như: Quyết định số 95HĐBT ngày 25041989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) cho phép ngành y tế được thu một phần viện phí nhằm giải quyết một số khó khăn cho công tác khám chữa bệnh, bên cạnh đó luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, chính sách Bảo hiểm y tế (ra đời năm 1992), Nghị định số 90CP ngày 2181997 và Nghị định số 46NQTW ngày 2322005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; Nghị định số 052005NQCP ngày 1842005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, đã tạo điều kiện pháp lý để huy động các nguồn lực khác của xã hội tham gia vào phát triển các dịch vụ y tế phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hiện nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách lớn liên quan đến hệ thống y tế, tạo cơ chế tài chính hợp lý cho ngành y tế, góp phần tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong cơ chế tài chính y tế của Việt Nam. Trong đó có chính sách về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự bảo đảm chi phí hoạt động hoặc tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động đối với các đơn vị y tế công lập được quy định tại Nghị định 102002NĐCP và được bổ sung trong Nghị định 432006NĐCP và Nghị định 162015NĐCP. Đây là một động lực mới của ngành y tế, góp phần làm cho một số đơn vị y tế đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, chính sách này lại chưa được thực hiện một cách hiệu quả đối với các cấp bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến huyện. Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận, nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề, học viên đã lựa chọn đề tài “Tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dương” làm đề tài Luận văn thạc sỹ cuối khóa học.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở lý luận về tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp .4
2.1.1 Khái quát về đơn vị sự nghiệp 4
2.1.2 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện thực hiện tự chủ tài chính 9
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CÔNG TÁC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH .28
2.2.1 Kinh nghiệm thực hiện việc tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Chư Păh gặp khó khăn trong tự chủ tài chính 28
2.2.2 Kinh nghiệm thực hiện việc tự chủ tài chính tại trường đại học Bách khoa Hà Nội 30
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra khi thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính 31
Trang 2PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 33
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .33
3.1.1 Vị trí địa lý tự nhiên 33
3.1.2 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm y tế huyện Bình Giang – Tỉnh Hải Dương 37
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu .46
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 46
3.2.2 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu 46
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 47
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .49
4.1 Tình hình thực hiện tự chủ tài chính của Trung tâm y tế huyện Bình Giang – Tỉnh Hải Dương 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 51
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
SKSS Sức khỏe sinh sản
ĐVSN Đơn vị sự nghiệp
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình số lượng cán bộ của Trung tâm Y tế huyện Bình
Giang năm 2014-2016 44 Bảng 3.2 Quy mô đào tạo của Trung tâm Y tế huyện Bình Giang 45 Bảng 3.3 Bảng đánh giá 5 mức độ Likert 48
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Y tế huyện Bình Giang
43
Trang 6PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội Conngười là một nhân tố quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến sự phát triểncủa xã hội, của đất nước Vì vậy muốn có một xã hội phát triển đòi hỏichúng ta phải phát triển nguồn nhân lực trong đó có việc bảo vệ và chămsóc sức khỏe cho nhân dân Do đó hoạt động y tế - hoạt động chăm sóc sứckhỏe cho con người là hoạt động rất quan trọng đối với tất cả các quốc giatrên thế giới Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm và chú trọngphát triển ngành y tế và việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, gắn cácmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu phát triển sự nghiệpchăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Ngành y tế phấn đấu đảm bảo côngbằng, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầuchăm sóc sức khỏe cho mọi tầng lớp nhân dân Với chức năng bảo vệ vàchăm sóc sức khỏe, ngành y tế giữ vai trò quan trọng trong sự phát triểnchung của nền kinh tế xã hội Tuy nhiên, hoạt động y tế chỉ duy trì đượckhi có một cơ chế tài chính hợp lý
Trước năm 1989, Nhà nước đã cung cấp gần như toàn bộ nguồn tàichính cho các hoạt động của các cơ sở y tế công lập Tuy nhiên, trướcnhững khó khăn về kinh tế, nguồn kinh phí ngân sách quá eo hẹp, Đảng vàNhà nước đã ban hành nhiều chính sách để xã hội hóa các hoạt động y tếnhư: Quyết định số 95/HĐBT ngày 25/04/1989 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là chính phủ) cho phép ngành y tế được thu một phần viện phí nhằmgiải quyết một số khó khăn cho công tác khám chữa bệnh, bên cạnh đó luậtbảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, chính sáchBảo hiểm y tế (ra đời năm 1992), Nghị định số 90/CP ngày 21/8/1997 vàNghị định số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc vànâng cao sức khỏe nhân dân; Nghị định số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005
Trang 7của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, vănhóa và thể dục thể thao, đã tạo điều kiện pháp lý để huy động các nguồnlực khác của xã hội tham gia vào phát triển các dịch vụ y tế phục vụ việcchăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Hiện nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách lớn liên quanđến hệ thống y tế, tạo cơ chế tài chính hợp lý cho ngành y tế, góp phần tạonên sự thay đổi sâu sắc trong cơ chế tài chính y tế của Việt Nam Trong đó
có chính sách về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự bảo đảmchi phí hoạt động hoặc tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động đối với cácđơn vị y tế công lập được quy định tại Nghị định 10/2002/NĐ-CP và được
bổ sung trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP.Đây là một động lực mới của ngành y tế, góp phần làm cho một số đơn vị y
tế đạt được nhiều tiến bộ Tuy nhiên, chính sách này lại chưa được thựchiện một cách hiệu quả đối với các cấp bệnh viện, đặc biệt là bệnh việntuyến huyện
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận, nhận thức được tầm quan
trọng, tính cấp thiết của vấn đề, học viên đã lựa chọn đề tài “Tăng cường
tự chủ tài chính tại Trung tâm y tế huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương” làm đề tài Luận văn thạc sỹ cuối khóa học.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác tự chủ tài chính tại Trung tâm
y tế huyện Bình Giang -Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014-2016, từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm tăng cường tự chủ tài chính tại Trung tâm y tếhuyện Bình Giang -Tỉnh Hải Dương trong những năm tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tự
Trang 8chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tự chủ tài chính tại Trungtâm y tế huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tự chủ tài chính tạiTrung tâm y tế huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết và các vấn đề thực tiễn đisâu vào công tác tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng công tác thực hiện tự chủtài chính tại Trung tâm y tế huyện Bình Giang – Tỉnh Hải Dương với tưcách là một đơn vị sự nghiệp có thu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Trung tâm y tế huyện BìnhGiang - Tỉnh Hải Dương
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016
Trang 9PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận về tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp
2.1.1 Khái quát về đơn vị sự nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền củaNhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân,cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước Các đơn vị này hoạtđộng trong lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao
và du lịch, thông tin truyền thông và báo chí, khoa học và công nghệ, sựnghiệp kinh tế và sự nghiệp khác
Theo Quy định và Nghị định của Nhà nước về quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chínhđối với các đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp được xác địnhbởi các tiêu thức cơ bản sau:
Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan cóthẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương
Hoạt động cung cấp các dịch vụ công trong các lĩnh vực giáo dục, y
tế, khoa học, công nghệ, văn hóa thể dục thể thao…
Được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, chi phí hoạtđộng thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, chuyên môn được giao
Có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng
2.1.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp
Thứ nhất: ĐVSN là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ
xã hội, không vì mục đích kiếm lời
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sựnghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phầntrong xã hội Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu
Trang 10không vì mục tiêu lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà nước
tổ chức duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp các sảnphẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhànước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợicông cộng khi can thiệp vào thị trường, nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, cáclĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhântài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngàycàng đạt hiệu quả cao hơn
Thứ hai: Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp mang tính lợi ích chung
có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất vàgiá trị tinh thần
Sản phẩm dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là nhữnggiá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xãhội Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiềungười, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng Nhìn chung, đại bộ phận cácsản phẩm của ĐVSN có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành,một lĩnh vực nhất định mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tácdụng lan tỏa, truyền tiếp
Thứ ba: Hoạt động sự nghiệp của các ĐVSN luôn gắn liền và bị chiphối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước
Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảohoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Đểthực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thựchiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình xóa mù chữ,chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình xóa đói giảmnghèo, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, Những chương trìnhmục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước
Với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có
Trang 11hiệu quả Thông qua việc duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp gắnvới các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế
xã hội nhằm mang lại lợi ích cho người dân
2.1.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp
Hoạt động của ĐVSN trong xã hội rất đa dạng, phong phú và
có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau
*) Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
- ĐVSN trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
- ĐVSN trong lĩnh vực y tế (bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân)
- ĐVSN văn hóa, thông tin
- ĐVSN phát thanh truyền hình
- ĐVSN dân số - trẻ em kế hoạch hóa gia đình
- ĐVSN thể dục, thể thao
- ĐVSN khoa học công nghệ, môi trường
- ĐVSN kinh tế (duy tư, sửa chữa đê điều, trạm trại)
- ĐVSN khác
*) Căn cứ vào cấp quản lý
- ĐVSNCL ở trung ương như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyềnhình Việt nam, các bệnh viện trường học do các Bộ ngành, cơ quan củaTrung ương quản lý
- ĐVSNCL ở địa phương như Đài phát thanh truyền hình ở các địaphương, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý
*) Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp
- Đơn vị sự nghiệp có thu:
+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ chi phí cho hoạtđộng thường xuyên và hoạt động đầu tư (gọi là ĐVSN tự bảo đảm chi
Trang 12thường xuyên và chi đầu tư): ĐVSN có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động
bình thường và hoạt động đầu tư bằng hoặc lớn hơn 100%
+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ chi phí cho hoạtđộng thường xuyên (gọi là ĐVSN tự bảo đảm chi thường xuyên): ĐVSN
có mức bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%
+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm một phần chi phí cho hoạtđộng thường xuyên phần còn lại được NSNN cấp (Gọi là ĐVSN tự bảo
đảm một phần chi thường xuyên): ĐVSN có mức tự bảo đảm chi phí hoạt
động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%
- Đơn vị sự nghiệp không có thu:
+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, ĐVSN không có nguồn thu,kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo
đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi là ĐVSN do NSNN bảo đảm chi
thường xuyên): ĐVSN có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên
từ 10% trở xuống
+ Cách xác định mức đảm bảo kinh phí hoạt động để phân loạiĐVSN:
Mức tự bảo đảm chi phí hoạt
động thường xuyên của ĐVSN =
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
x 100%Tổng số chi hoạt động thường xuyên
2.1.1.4 Đơn vị sự nghiệp có thu
*) Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu
Đơn vị sự nghiệp có thu (ĐVSNCT) là một loại đơn vị sựnghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài
khoản, có con dấu riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế
toán
*) Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu
Trang 13Thứ nhất: Những hoạt động của đơn vị này có tính chất xã hội, khácvới những loại hình dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích tối cầnthiết của xã hội để đảm bảo cho cuộc sống được bình thường Những loạidịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt động phục vụ không tạo rasản phẩm mang hình thái hiện vật, còn dịch vụ mà các ĐVSN cung cấp lànhững hoạt động phục vụ nhu cầu cần thiết của xã hội, bất kể các sản phẩmđược tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật.
Thứ hai: Do khả năng hạn hẹp của NSNN, không thể đảm bảo tất cảcác khoản chi cho hoạt động dịch vụ của các ĐNSN đáp ứng nhu cầu xãhội nên Nhà nước cho phép các ĐVSNCT được thu một số loại phí, lệ phí
từ hoạt động của mình như: học phí, viện phí, phí kiểm dịch, từ cá nhân,tập thể sử dụng các dịch vụ do đơn vị cung cấp để bù đắp một phần haytoàn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sungtái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị
Thứ ba: Các ĐVSNCT được tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứngdịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình Do vậy,nguồn tài chính của các ĐVSNCT không chỉ có kinh phí từ NSNN cấp màcòn có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác
Thứ tư: ĐVSNCT chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản(Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) Đồng thời chịu sự quản lý
về mặt chuyên môn của các Bộ, ngành chức năng quản lý Nhà nước về lĩnhvực hoạt động sự nghiệp và chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở
và hoạt động Như vậy, hoạt động của các ĐVSNCT chịu sự quản lý củanhiều cấp quản lý với mối quan hệ đan xen, phức tạp ảnh hưởng đến cơ chếquản lý của đơn vị
2.1.1.5 Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong phát triển của Kinh tế - Xã hội
Đơn vị sự nghiệp công lập có vai trò hết sức quan trọng đối với đờisống xã hội Thông qua việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhà nước
Trang 14giao, các đơn vị đã thực hiện tốt các mục tiêu do nhà nước đặt ra trong từngthời kỳ như: mục tiêu nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục, sức khoẻ cộngđồng, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần
Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, cungcấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, kinh tế,khoa học công nghệ có chất lượng cho xã hội góp phần nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần cho nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
Thông qua hoạt động sự nghiệp các đơn vị sự nghiệp công lập đượcphép thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước góp phần tăng cường nguồnlực cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hoá nguồn cung cấp cácdịch vụ công
2.1.2 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện thực hiện tự chủ tài chính
2.1.2.1 Khái niệm tự chủ.
+ “ Tự chủ” là tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân hoặc
tổ chức mà không bị cá nhân tổ chức khác chi phối (Từ điển tiếng việt,Viện ngôn ngữ học năm 2009)
+“Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định vềquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công (Chính phủ, Nghịđịnh 16 năm 2015)
+ Tự chủ là quyền tự do và mức độ tự do được đưa ra quyết địnhriêng và những điều bắt buộc đơn vị sự nghiệp phải thực hiện trong việc sửdụng quyền tự do này Bản chất của tự chủ là sự phân chia quyền lực nhànước tới đơn vị sự nghiệp Phạm vi quyền tự chủ thay đổi theo thời giannhưng nó đều gắn với lĩnh vực học thuật, quản trị điều hành, pháp luật vànhững vấn đề tài chính
Trang 15Qua phân tích trên ta thấy tự chủ tài chính là một yếu tố, một thẩmquyền của tự chủ đơn vị sự nghiệp Nó là khái niệm được sử dụng khi đồngthời quan tâm đến vấn đề tài chính và quyền tự chủ
Vậy tự chủ tài chính là việc cơ quan quản lý cấp trên cho phép đơn
vị cấp dưới được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khổ pháp luật về quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị
Cùng với việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, cơ quancấp trên cũng yêu cầu đơn vị được trao quyền tự chủ phải tự chịu tráchnhiệm về quyền tự quyết của mình Đơn vị phải thực hiện tự đánh giá và tựgiám sát việc thực hiện các quy định theo đúng quy định của pháp luật vềquản lý tài chính và lĩnh vực khác được trao quyền tự chủ, sẵn sàng giảitrình và công khai hoá các hoạt động của mình đồng thời chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động của mình Tự chủ và tự chịu trách nhiệm luôn gắn liềnvới nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị và đảm bảo hoạtđộng đó luôn đúng theo quy định của pháp luật
Khi nói tới tự chủ trong y tế, người ta nhấn mạnh tự chủ về tài chính,
tự chủ chương trình, tự chủ tuyển dụng, tự chủ về chỉ tiêu tuyển dụng, tựchủ kiểm tra đánh giá chất lượng y tế; quyết định phương thức hoạt động,
2.1.2.2 Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ và tự chủ tài chính (Chính phủ, Nghị định 43 năm 2006)
* Mục tiêu cơ chế tự chủ
+ Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị trong việc tổ chứccông việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính đểhoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cungcấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bướcgiải quyết thu nhập cho người lao động
Trang 16+ Tăng tính chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt độngcủa các đơn vị trong đó có hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêucuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế
+ Thực hiện chủ trương xã hội hoá y tế, huy động sự đóng góp củacộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động y tế, từng bước giảm dần baocấp của nhà nước
+ Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sựnghiệp y tế, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp y tếngày càng phát triển đảm bảo cho các đối tượng chính sách – xã hội, đồngbào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cungcấp dịch vụ giáo dục ngày càng tốt hơn
.+ Phân biệt chức năng quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với
cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước
* Mục tiêu tự chủ tài chính cũng gắn với mục tiêu thực hiện cơ chế tự
chủ nói chung đó là:
+ Tăng cường quản lý sử dụng tài sản, khai thác, quản lý sử dụngnguồn lực tài chính đúng mục đích hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãngphí, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao
+ Chủ động phát huy mọi nguồn lực để cung cấp cho XH dịch vụ vớichất lượng cao đồng thời tăng nguồn thu từng bước giải quyết vấn đề thu nhậpcho cán bộ công nhân viên, giảm dần sự phụ thuộc từ NSNN
2.1.2.3 Nguyên tắc tự chủ
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao Đối với hoạt động sản xuất hànghoá, cung cấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chínhcủa đơn vị
+ Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật
Trang 17+ Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơquan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định củamình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.
+ Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cánhân theo quy định của pháp luật
2.1.2.4 Điều kiện thực hiện tự chủ tài chính trong đơn vị y tế công lập
+ Có quyết định thành lập cơ sở y tế
Đáp ứng các yêu cầu về nguồn lực như sau:
+ Có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, đảm bảo môitrường khám chữa bệnh, an toàn cho người bệnh, ( Nhà, đất, trang thiết bị y
tế, phòng thí nghiệm, )
+ Có đội ngũ cán bộ y tế biên chế và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn
về chuyên môn nghiệp vụ, đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu
+ Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định đảm bảo duy trì và pháttriển hoạt động của cơ sở y tế
+ Có quy chế tổ chức hoạt động và các quy định đảm bảo tổ chức hoạtđộng có nguyên tắc theo đúng các quy định quản lý của nhà nước Có nănglực quản lý vững mạnh thông qua việc xây dựng hệ thống các quy chế làmviệc và các công cụ quản lý hiệu quả, đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý
+ Có năng lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Có khả năng xâydựng các chương trình nghiên cứu độc lập và thu hút các nguồn kinh phílớn đầu từ lớn cho nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu hàn lâm cơ bản
+ Có năng lực thực hiện cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ
và các dịch vụ khác để tăng nguồn thu
+ Có nguồn thu đáng kể ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp cho
Trang 18chi thường xuyên.
+ Có tư duy đổi mới dám làm, dám chịu trách nhiệm của ngườiđứng đầu Có đoàn kết nhất trí cao và sự nhận thức đầy đủ trong tập thể cán
bộ, công nhân viên về công tác tự chủ tài chính
2.1.3.2 Vai trò của tự chủ tài chính
Cho đến nay, cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập thực hiện theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã trải quahơn 9 năm Có thể nói 9 năm qua việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính ởcác đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần của Nghị định 43 đã thuđược nhiều kết quả quan trọng không chỉ ở phương diện tài chính mà cảphương diện hoạt động sự nghiệp của đơn vị Trong đó tự chủ tài chính làmột trong các quyền của cơ chế tự chủ nói chung (Quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm thực hiện nhiệm vụ; quyền tổ chức bộ máy, biên chế; quyền
tự chủ tài chính) có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công việcthực hiện cơ chế tự chủ Vai trò đó thể hiện:
- Hoạt động sự nghiệp ở các đơn vị năng động, sáng tạo, hiệu quả,chất lượng hơn Bộ máy được tổ chức lại gọn nhẹ, công việc của đơn vịđược tiến hành một cách trôi chảy Công tác tài chính, kế toán ở các đơn
vị sự nghiệp công lập bước đầu đã đi vào nề nếp, thu chi của đơn vị cónhiều biến chuyển tích cực
- Tự chủ tài chính cho phép đơn vị thực hiện quyền tự chủ tự chịutrách nhiệm tổ chức bộ máy và biên chế: Các đơn vị sự nghiệp được thànhlập các tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động sản xuất, kinh doanh,dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, phù hợp với phương
án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biênchế và phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động Để tổ chức bộ máy phù hợpphải căn cứ vào khả năng tài chính đảm bảo cho bộ máy đó hoạt động
- Tự chủ tài chính cho phép đơn vị thực hiện quyền tự chủ thực hiện
Trang 19nhiệm vụ Tự chủ động quyết định các biện pháp thực hiện đảm bảo chấtlượng, tiến độ Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vựcchuyên môn khả năng của đơn vị và đúng quy định của pháp luật Việcthực hiện quyền tự chủ này đòi hỏi phương thức chi tiêu, định mức chitiêu phải phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc Vì vậy tự chủ tài chính đápứng yêu cầu đó.
- Tự chủ tài chính góp phần huy động tối đa mọi nguồn lực để tạonguồn tài chính chi tiêu cho đơn vị theo quy định của pháp luật
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản, nguồn lực tài chínhđúng mục đích, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Đảm bảo công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệmchi, thu hút được nhân tài, tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao,cán bộ viên chức yên tâm công tác Tự chủ tài chính tác động làm thayđổi nhận thức, thái độ và hành động mỗi cán bộ Giúp họ thấy được quyềnlợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong đơn vị
2.1.3.3 Nội dung công tác tự chủ tài chính (Chính phủ, Nghị định 43 năm 2006)
a Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ
Quy chế chi tiêu nội bộ là một công cụ quản lý tài chính tại đơn vị
tự chủ tài chính, giúp đơn vị kiểm soát các hoạt động thu, chi của đơn vị.Quy chế chi tiêu nội bộ quy định các nội dung, tiêu chuẩn, định mức thu,chi của từng hoạt động cũng như quy định cơ chế phân phối, sử dụng kinhphí tiết kiệm khi thực hiện tự chủ tài chính Quy chế chi tiêu nội bộ đượcxây dựng trên cơ sở các quy định tài chính của Nhà nước và hoạt động đặcthù của đơn vị mà Nhà nước cho phép đơn vị được chủ động chi tiêu (PhầnNhà nước chưa quy định) Mục đích của Quy chế chi tiêu nội bộ:
- Tăng cường quyền chủ động, trách nhiệm trong quản lý và chi tiêu
Trang 20tài chính của Thủ trưởng đơn vị;
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoànthành tốt nhiệm vụ được giao;
- Quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhấttrong đơn vị, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phítiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý;
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị;thực hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính
và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định;
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản, nguồn lực tài chínhđúng mục đích, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Đảm bảo công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệmchi, thu hút được nhân tài, tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao,cán bộ viên chức yên tâm công tác
b Tự chủ trong việc lập dự toán kinh phí
- Lập dự toán: là cơ sở để cơ quan chủ quản xem xét quyết định đơn
vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hay tự đảm bảo một phầnchi phí hoạt động thường xuyên; quyết định mức kinh phí NSNN hỗ trợhoạt động thường xuyên Đối với các nguồn kinh phí khác, đơn vị sựnghiệp có thu lập dự toán theo quy định hiện hành
- Giao dự toán: Căn cứ vào kết quả phân loại đơn vị sự nghiệp trựcthuộc, cơ quan chủ quản giao dự toán thu, chi NSNN cho các đơn vị Trong
đó có mức NSNN hỗ trợ hoạt động thường xuyên đối với đơn vị tự đảm bảomột phần chi phí hoạt động thường xuyên, mức NSNN cấp chi không thườngxuyên đối với cả hai loại sự nghiệp tự chủ một phần và tự chủ hoàn toàn
- Cấp phát kinh phí: Từ năm 2004, thực hiện cấp phát ngân sáchtheo phương thức các đơn vị sự dụng ngân sách căn cứ vào tiêu chuẩn, định
Trang 21mức chi ngân sách và nhiệm vụ thực tế phát sinh và dự toán được giao đểrút kinh phí tại kho bạc Nhà nước chi tiêu Nếu kinh phí đã có trong dựtoán được giao chi thường xuyên không sử dụng hết trong năm đơn vị đượcchuyển giao sang năm sau sử dụng tiếp Đây là giải pháp giúp đơn vị chủđộng hơn trong việc sử dụng nguồn kinh phí cho phù hợp với điều kiệntriển khai công việc của đơn vị.
c Tự chủ trong quản lý, khai thác các nguồn thu
Nguồn thu của đơn vị là các nguồn mà từ đó đơn vị có tiền để chicho các hoạt động của đơn vị, bao gồm:
* Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp
- Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên, căn cứ vào nguồn thu
và nhiệm vụ được giao những đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạtđộng thường xuyên được Nhà nước cấp một phần kinh phí cho hoạt độngthường xuyên Đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, NSNN khôngcấp kinh phí hoạt động thường xuyên
- Đối với kinh phí không thường xuyên nhà nước cấp kinh phí chocác hoạt động không thường xuyên gồm:
+ Kinh phí thực hiện đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành;Chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cơquan có thẩm quyền giao
+ Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng đểthực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao
+ Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quyđịnh đối với lao động trong biên chế dôi dự
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyềngiao
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục
Trang 22vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng chocác dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
- Nguồn thu từ các loại phí, lệ phí thuộc NSNN (Phần được để lạiđơn vị) Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ phần thu được để lại đơn vị sử dụng theoquy định của Luật phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhànước đối với từng loại phí, lệ phí
+ Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giaothu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượngthu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Trường hợp nhà nước
có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục
vụ cho hoạt động khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu
cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượng, nhưng khôngđược vượt quá khung thu do cơ quan có thẩm quyền quy định Đơn vịthực hiện chế độ miễn giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theoquy định của nhà nước
- Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ, thu các hoạt động dịch vụ đàotạo và nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phù hợp với chứcnăng nhiệm vụ của đơn vị Mức thu của loại hình hoạt động này do trườngđại học quy định trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi Đối với sản phẩm hànghoá dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng, thì mức thu theo đơn giá do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Trường hợp sản phẩm chưađược cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xácđịnh trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm địnhchấp thuận
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp khác (nếu có)
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửingân hàng
Trang 23* Nguồn thu từ viện trợ, tài trợ quà biếu, cho, tặng theo quy định củapháp luật.
Các đơn vị được phép tiếp nhận các khoản viện trợ, tài trợ, quà biếu,cho tặng theo quy định của pháp luật Đây là nguồn thu hợp pháp của cácđơn vị Các nguồn thu này phải được ghi chép, quản lý thống nhất qua hệthống sổ sách kế toán và được chi tiêu theo thỏa thuận với các nhà tài trợ
và các quy định của đơn vị Quá trình sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc
Tự nguyện, đúng mục đích: Việc huy động và tiếp nhận các khoản
đóng góp của Xã hội cho các đơn vị phải tự nguyện giữa các bên Khôngđược coi bất kỳ hình thức đóng góp nào như một điều kiện cho việc cungcấp dịch vụ y tế và không được quy định mức đóng góp cụ thể để ép buộcđối với các đối tượng tham gia đóng góp Đồng thời, bên đóng góp cũngkhông được có bất kỳ điều kiện nào về đặc quyền khai thác lợi ích kinh tếphát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho đơn vị Khi các đơn vị tiếpnhận các khoản đóng góp tự nguyện có trách nhiệm sử dụng đúng mục đíchcác nguồn thu đã huy động
Dân chủ, công khai, minh bạch: Quá trình quản lý và sử dụng các
khoản đóng góp tự nguyện phải đảm bảo yêu cầu dân chủ, công khai, minhbạch theo quy định tại Thông tư 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộtài chính Hướng dẫn công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngânsách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp tự đứng ra tổ chức thực hiệnviệc xây dựng, mua sắm, lắp đặt với sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở
y tế
* Nguồn thu khác: là nguồn thu ngoài phạm vi các nội dung nêu trênnhư nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ,viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
Trang 24Thông tư 71/2006/TT-BTC quy định đơn vị sự nghiệp có thu cóhoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ ngoài vay vốn củacác tổ chức tín dụng còn được huy động vốn của cán bộ nhân viên viêntrong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sựnghiệp, tổ chức các hoạt động dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay.Tiền lãi trả cho việc huy động được tính theo lãi suất thực tế khi ký hợpđồng vay, nhưng tối đa không quá mức lãi suất để tính chi phí hợp lýquy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Nguồn vốn chi trả lãitiền vay, tiền lãi huy động được tính vào chi phí hoạt động dịch vụ docác khoản tiền vay, tiền huy động mang lại Đơn vị sự nghiệp có thu đượcdùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn vốnvay, vốn huy động để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, nhưngkhông được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà nước để thế chấpvay vốn, chi trả tiền vay, tiền huy động.
Tự chủ tài chính yêu cầu các trường quản lý và khai thác các nguồnthu theo đúng chế độ, đúng phạm vi và định mức, sử dụng phiếu thu phùhợp, phải đưa vào dự toán và được quản lý, hạch toán đúng pháp luật Cáckhoản thu phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, kết hợp chặt chẽ giữayếu tố thẩm quyền và trách nhiệm Nhà trường phải có trách nhiệm thuđúng, thu đủ các khoản thu Hoạt động có tính đặc thù, phục vụ nhu cầu
XH, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) cung ứng dịch vụ, liên doanh,liên kết thì các trường tự quyết định mức thu theo nguyên tắc bù đắp đủ chiphí và có tích lũy
d Tự chủ trong quản lý và sử dụng nguồn kinh phí
* Chi thường xuyên: Là những khoản chi hoạt động theo chức năng,nhiệm vụ được giao; chi phục vụ việc thu phí, lệ phí; chi hoạt động dịch vụ(kể cả thực hiện nghĩa vụ với NSNN, trích khấu hao, trả vốn vay, trả lãivay theo quy định của pháp luật) cụ thể
Trang 25- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đốivới các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có mức tựđảm bảo toàn bộ chi phí và đảm bảo một phần chi phí được quyết định một
số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp dongân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động được quyết địnhmột số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưng tối đa không quámức chi do cơ qụan nhà nước có thẩm quyền quy định
- Căn cứ vào tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết địnhphương thức khoán chi cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc
- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nướcquy định, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ viên chức và người laođộng đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định
- Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng
có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định Trường hợp sảnphẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương đơn
vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định
- Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng thì chiphí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiềnlương trong doanh nghiệp nhà nước Trường hợp không hạch toán riêng chiphí, đơn vị tính theo lương cấp bậc chức vụ do nhà nước quy định
- Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chithực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ
sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện nghĩa vụ đầy đủ vớingân sách nhà nước, tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vịđược xác định tổng mức chi trả thu nhập cho người lao động trong năm Cụthể quy định cho từng loại đơn vị như sau:
Trang 26+ Đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động được quyết định tổng mứcthu nhập tăng trong năm cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộcủa đơn vị sau khi đã trích nộp quỹ hoạt động sự nghiệp theo quy định.
+ Đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết địnhtổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động nhưng tối đakhông quá hai lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nướcquy định sau khi đã trích nộp quỹ hoạt động sự nghiệp theo quy định
+ Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phíhoạt động, căn cứ vào kết quả tài chính và số kinh phí tiết kiệm được, đơn vịđược xác định mức chi trả thu nhập tăng thêm trong năm của đơn vị tối đa khôngquá một lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nước quy định
Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị theonguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho tăngthu, tiết kiệm chi được chi trả nhiều hơn Thủ trưởng đơn vị chi trả thunhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Khi nhà nước có điều chỉnh những quy định về tiền lương, nâng mứclương tối thiểu, khoản tiền lương cấp bậc chức vụ tăng thêm theo nhà nướcquy định thì đơn vị phải tự đảm bảo các khoản chi trả cho các khoản đó từnguồn thu sự nghiệp và nguồn khác theo quy định của chính phủ
- Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định (Áp dụng tất cả đơnvị).Tiền trích khấu hao tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nướchoặc có nguồn gốc từ ngân sách được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp
* Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Các đơn sự nghiệp chi theoquy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từngnguồn kinh phí từ phí, lệ phí (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớntrang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí), Nguồn kinh phí Ngân sáchnhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên
Trang 27* Chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay
và các nguồn tài chính hợp pháp khác
- Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính,đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phêduyệt, đơn vị quyết định dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô,phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triểnkhai theo quy định của pháp luật về đầu tư
- Đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nướchoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổchức tín dụng theo quy định
- Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốncho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền
Ngoài ra đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện đúng các quy địnhcủa Nhà nước về mức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêuchuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoạicông vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nướcngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam
e Phân phối kết quả tài chính trong năm và sử dụng các quỹ
* Hình thành các quỹ: Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi
phí, nộp thuế và các khoản khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớnhơn chi (nếu có) đơn vị được sử dụng theo trình tự sau:
- Đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
+ Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập
Trang 28Đối với hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 thángtiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị
sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
- Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
+ Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập.Đối với hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 thángtiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏhơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm, đơn vị được sửdụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: dựphòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp Trong đó đối với hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mứctrích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêmbình quân thực hiện trong năm Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập cácquỹ do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộcủa đơn vị
Đơn vị không được trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ cácnguồn kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức,kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiệncác niệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiệnchính sách tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nước quy định, vốn đầu tưxây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, vốn đối ứng, và kinh phí của nhiệm vụ phảichuyển sang năm sau thực hiện
* Sử dụng các quỹ:
Trang 29- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư phát triển, nângcao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, muasắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học côngnghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực côngtác cho cấn bộ viên chức đơn vị, được sử dụng góp vốn liên doanh liên kếtvới các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụphù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị theoquy định của pháp luật Việc sử dụng quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết địnhtheo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động
- Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho tậpthể cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tíchđóng góp vào hoạt động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vịquyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
+ Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi,chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợcấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉmất sức, chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giảnbiên chế Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chitiêu nội bộ của đơn vị
f Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản
Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản được hiểu là các đơn vị cótrách nhiệm tăng cường quản lý, khai thác và nâng cao hiệu suất, hiệu quả
sử dụng tài sản cho việc thực hiện sứ mạng, nhiệm vụ được giao, đồng thờigóp phần tạo ra nguồn thu cho đơn vị
Các đơn vị thực hiện đầu tư mua sắm, quản lý và sử dụng tài sảnNhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn
vị sự nghiệp Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải