Để làm được một bài tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xung quanh, về vốn hiểu biết, … nói chung môn tậ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TH LƯƠNG THẾ VINH
Giải pháp hữu ích
Người viết : Đậu Thị Vân Đơn vị: Trường TH Lương Thế Vinh
Tháng 11 năm 2012
Trang 2MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
II.THỰC TRẠNG.
III.NGUYÊN NHÂN.
IV.GIẢI PHÁP
V.DẠY THỰC NGHIỆM.
VI.KẾT QUẢ.
VII.KẾT LUẬN.
Trang 3UI/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Tập làm văn là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nó giúp học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt để học tập, giao tiếp Trau dồi những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy
Để làm được một bài tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xung quanh, về vốn hiểu biết, … nói chung môn tập làm văn đòi hỏi là tổng hợp các kiến thức mà học sinh đã học được ở các phân môn tiếng việt khác Bởi vậy, tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp
Tập làm văn còn mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh
Khi dạy một bài tập làm văn, giáo viên hay gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh khá giỏi là hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng, ý tưởng nghèo nàn… Nói đã khó, viết càng khó hơn Do
đó, sau một thời gian giảng dạy, tôi suy nghĩ nên làm cách nào để giúp các
em hứng thú khi học môn này
Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông
Vì vậy phương pháp dạy học ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt Việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn hình thành nếp tư duy sáng tạo ngay từ khi các em bắt đầu đến trường phổ thông
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học đang diễn ra một cách sôi động, được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi cả về lí luận cũng như về mặt thực tiển Việc dạy học theo hướng “ tích cực hóa người học” hay “hướng tập trung vào học sinh” tăng cường phương pháp dạy học
tổ chức cho học sinh hoạt động để các em chiếm lĩnh kiến thức bằng chính
Trang 4hoạt động học của chính mình là định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học của Tiểu học
Tập làm văn là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nó giúp học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt để học tập, giao tiếp Trau dồi những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy Đặc biệt là phân môn Tập làm văn là phân môn tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học ở các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu Với mục tiêu rèn học sinh bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kỹ năng viết “ một đoạn văn ngắn” là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân môn tập làm văn lớp 2
Để làm được một bài tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xung quanh, về vốn hiểu biết, … nói chung môn tập làm văn đòi hỏi là tổng hợp các kiến thức mà học sinh đã học được ở các phân môn tiếng việt khác Bởi vậy, tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp
Tập làm văn còn mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh
Khi dạy một bài tập làm văn, giáo viên hay gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh khá giỏi là hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng, ý tưởng nghèo nàn… Nói đã khó, viết càng khó hơn Do
đó, sau một thời gian giảng dạy, tôi suy nghĩ nên làm cách nào để giúp các
em hứng thú khi học môn này
Bởi vậy hiệu quả giờ dạy học sinh viết đoạn văn ngắn còn rất hạn chế Một phần người dạy còn chưa tìm ra quy trình và phương pháp dạy thích hợp Hơn nữa đây là loại bài hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 2 Vì các
em từ lớp 1 lên và đến bây giờ các em mới làm quen với thể loại này Với đối tượng này vốn từ, kỹ năng diễn đạt còn hạn chế Học sinh chưa hiểu sâu
Trang 5về nghĩa các từ ngữ và bản chất của câu nên khi viết một đoạn văn các em thường bộc lộ các yếu điểm về diễn đạt như : từ lặp lại nhiều, câu không rõ nghĩa, các câu trong đoạn văn còn lộn xộn, viết đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi học sinh thường rập khuôn theo sự hướng dẫn của giáo viên
Vì những lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứugiải pháp : “ Một số biện pháp phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện của học sinh trong dạy tập làm văn lớp 2” để góp phần nâng dần chất lượng học tập làm văn nói riêng và học Tiếng Việt nói chung trong nhà trường Tiểu học
II THỰC TRẠNG
Năm học 2012-2013 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2B Tổng số học sinh của lớp có 32 em , trình độ nhận thức của học sinh trong lớp không đồng đều Một số em việc nhận mặt chữ và đọc bài còn rất chậm,chữ viết xấu và sai chính tả nhiều Khi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2, bản thân tôi rất quan tâm đến việc học tập của học sinh Khi dạy môn Tập làm văn tôi nhận thấy việc nói và viết văn của các em còn rất nhiều lúng túng,nhiều em làm bài còn mang tính chất rập khuôn và bắt chước bạn một cách máy móc Đa số các em đã biết viết văn nhưng chưa phong phú,chưa biết chọn từ ngữ để diễn đạt ý của mình Một số em chưa mạnh dạn nói, khi bắt buộc phải nói thì đọc những câu đã chuẩn bị nên diễn đạt không rõ ràng, chưa biết sắp xếp ý, chọn lọc từ ngữ để nói dẫn đến khi viết đoạn văn thường dài dòng,ý lủng củng, chưa rõ nghĩa.Khi làm văn các em đơn thuần nói từng câu,còn yêu cầu nói liền mạch, thành ý, thành đoạn còn rất nhiều hạn chế hay lặp lại từ Với tình hình thực trạng của lớp tôi được phân công chủ nhiệm, tìm hiểu về tình hình của lớp tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các em làm văn chưa được , còn lúng túng trong khi nói và viết văn tôi xin đưa ra một số nguyên nhân như sau:
III NGUYÊN NHÂN.
* Về phía giáo viên :
-Chưa chú trọng đến việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm của lớp
Trang 6-Chưa thường xuyên chuẩn bị, làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học
-Trong quá trình dạy chưa kịp thời quan tâm và sửa sai cho học sinh khi nói và viết văn
* Về phía học sinh :
-Do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 2 lứa tuổi mau nhớ nhưng cũng mau quên,mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao
-Sang lớp 2 các em phải làm quen với phân môn rất mới như luyện từ
và câu, tập làm văn.Đòi hỏi các em biết dùng từ đặt câu, nói thành câu, thành đoạn, nói liền mạch để ứng dụng thành đoạn văn ngắn kể hay tả
-Kiến thức thực tế cuộc sống của học sinh còn hạn chế , ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học Vốn từ vựng của học sinh còn hạn chế cũng hạn chế đến việc thực hành luyện tập Cụ thể là các em viết câu trả lời rời rạc, chưa liên kết, tính sáng tạo trong thực hành viết chưa cao
Chất lượng khảo sát môn Tập làm văn tháng 9
Từ kết quả khảo sát trên tôi đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu thực tế từ đối tượng học sinh để đề ra một số biện pháp phù hợp vói các em
IV GIẢI PHÁP
Trong quá trình dạy học nói chung và đặc biệt là phân môn Tập làm văn thì khi dạy đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm vũng các phương pháp
và lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh của lớp để áp dụng như phương pháp trự quan, phương pháp hỏi đáp, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp trò chơi trong học tập
1/ Nghi thức lời nói :
Tất cả những nghi thức lời nói luôn xảy ra trong đời sống hàng ngày Tuy nhiên , có em mạnh dạn thì hay nói còn những em nhút nhát thì ít nói
Trang 7Bởi vậy, giáo viên phải dùng những biện pháp tích cực để các em nhút nhát nói ra những điều mà các em suy nghĩ trong đầu Có thể là sắm vai, có thể là trò chơi hay thi đua cùng nhau … mỗi em có một suy nghĩ khác nên lời nói cũng khác, giáo viên cứ để các em tự do bộc lộ nhưng giáo viên cũng nên thống nhất những điểm chung sau :
Đại từ xưng hô với đối tượng của bản thân mình phải phù hợp
Thái độ , cử chỉ, lời nói phải phù hợp với tình huống
Lịch sự, tự nhiên khi nói cũng như khi viết
a/ Chào hỏi, tự giới thiệu, xin lỗi, mời nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia buồn, khen ngợi, chia vui…
Đây là những câu nói thường ngày các em giao tiếp Đa số các em đã biết nói Tuy vậy, để các em có thể nói rõ ràng, rành mạch hơn giáo viên nên cho các em nhập vai bằng cách giao cho học sinh những tình huống cụ thể
Ngoài ra, giáo viên nên lưu ý thái độ của học sinh khi nói với từng đối tượng là lớn hơn mình, bằng mình hay nhỏ hơn mình thì có những đại từ xưng hô khác nhau và những cử chỉ thể hiện cũng khác tùy tình huống vui hay buồn
Khi nói và viết lưu ý học sinh nên thêm những từ chỉ tình cảm để câu văn thể hiện sự lễ phép, lịch sự như : nhé, nha, a …
b/ Đáp lời chào, đáp lời cảm ơn, xin lỗi, từ chối, chia vui …
Tất cả những lời đáp trên rất hay gặp trong đời sống nhưng các em lại rất ít nói, có em chẳng hề nói nên các em thấy hơi xa lạ Thế nên, giáo viên không chỉ dạy thực hành trong tiết học mà còn phải giáo dục các em mọi lúc mọi nơi với một thời gian dài
Đối với lời đáp này các em thường ngại ngần không muốn nói nên giáo viên cần cho các em sắm vai Quan trọng hơn nữa là giáo viên cần cho các em nắm rõ tình huống vì khi viết các em hay lầm lẫn giữa lời đáp và lời nói
Ví dụ: Em nói thế nào khi bạn xin lỗi em vì đã làm dơ áo em Các em
có thể bị lầm và nói là : - Xin lỗi bạn vì tớ lỡ làm bẩn áo bạn Nguyên
Trang 8nhân là do các em chưa đọc kỹ đề, sự suy xét của các em còn non nớt Bởi vậy, giáo viên cần tập cho các em đọc kỹ đề bài Đặt mình vào tình huống của đề bài, cùng sắm vai theo tình huống đó Có vậy, các em mới không bị lầm lẫn
Ngoài ra giáo viên cũng cần lưu ý các em về thái độ lời nói với từng đối tượng tương tự phần a
c/ Nói và đáp lời khẳng định, phủ định:
Có lẽ dạng này đối với các em tương đối dễ, các em chỉ cần nói có hoặc không Tuy nhiên, giáo viên cần giải thích cho các em thuật ngữ khẳng định, phủ định Vì nếu không giải thích, các em chỉ làm theo mẫu trong sách giáo khoa mà không thể phát huy tính tích cực chủ động của học sinh Còn nếu ta giải thích thì khi vừa gặp dạng bài này các em sẽ tự giác hiểu và làm bài tốt
Riêng về đáp lời khẳng định, phủ định thì trong đời sống hàng ngày các em ít khi nói Bởi vậy giáo viên cần cho các em thực hành và sắm vai Ngoài ra, cần lưu ý tình cảm thể hiện qua thái độ
Ví dụ: Khi đáp lời khẳng định thì thể hiện sự vui mừng, đáp lời phủ định thể hiện sự tiếc nuối Có thế thì người nghe mới hiểu được tình cảm của mình
2/ Các kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày
Mặc dù đây là những kỹ năng phục vụ cho học tập và đời sống hàng ngày nhưng các em lại ít được tiếp xúc Bởi vậy, giáo viên cần cho các em thấy một cách trực quan, thật rõ ràng Khi dạy bản khai tự thuật, danh sách học sinh, mục lục sách, thời gian biểu Giáo viên phải có một bản mẫu thật
to để các em được nhìn và nghiên cứu Giáo viên phải chỉ rõ cách xem, cách lập, từ đó các em mới biết cách sử dụng những kiến thức đã học được mà áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
a/ Bản khai tự thuật
Các em chỉ cần điền từ vào bản khai nên điều giáo viên cần lưu ý nhất
là khi cho các em chuẩn bị trước ở nhà những thông tin về lý lịch bản thân Lúc này cũng rất cần sự quan tâm của phụ huynh thì học sinh mới làm bài tốt được Đặc biệt, giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên về việc các em cần
Trang 9viết hoa các từ cần thiết như : tên riêng, tên địa phương, … có những em chưa nắm được cách viết hoa chữ cái, có những em viết sai chính tả tên địa phương Vì bài này nằm ở đầu chương trình nên học sinh còn chưa có thói quen
b/ Viết tin nhắn, bưu thiếp
Khi gặp dạng bài này các em rất ham thích Giáo viên nên tận dụng điều này để giúp học sinh nắm bố cục của bài là đầu tiên phải có thời gian, địa điểm, có nội dung tin nhắn và cuối cùng là ký tên … Ngoài ra, giáo viên
có thể cung cấp thêm một số hình ảnh để người đọc tin nhắn thêm vui vẻ
Ví dụ: Khi nhắn tin cho ba mẹ là con đi học nhóm, các em có thể vẽ thêm một cây bút, một quyển vở …
c/ Nhận và gọi điện thoại
Trong thời đại ngày nay, việc nhận và gọi điện thoại là quá quen thuộc với học sinh Do đó, các em nói rất dễ dàng Tuy nhiên khi viết các em gặp nhiều trở ngại vì các em chưa nắm được khi nào là bản thân mình nói, khi nào là người đầu dây bên kia nói Bởi vậy, khi các em viết ra sẽ nhầm lẫn và sai sót Nên giáo viên phải giúp các em xác định nhân vật Có thể giúp các
em hứng thú hơn bằng cách các em chuẩn bị những chiến điện thoại, cho các
em sắm vai, đọc kỹ đề và tưởng tượng mình là nhân vật Có thế khi các em viết mới không bị nhầm lẫn
3/ Viết đoạn văn
Đây là dạng bài nòng cốt trong môn tập làm văn Nó đòi hỏi ở người học sinh vốn sống hàng ngày, vốn từ phong phú, đôi mắt quan sát tinh tường, óc tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật Bởi vậy, khi dạy dạng bài này giáo viên cần nắm rõ tâm lý tuổi học sinh Ở lứa tuổi này học sinh nhìn nhận
sự vật thế nào? Tính tình của từng học sinh ra sao? Có em rất tỉ mỉ quan sát,
có em rất hời hợt qua loa Nên phải nhấn mạnh khi con muốn tả bất cứ cái gì thì các con phải hiểu rõ về cái đó Con phải tìm hiểu thông tin về cái đó Có thể hỏi bạn bè, gia đình, thầy cô hay quan sát thực tế qua môn tự nhiên xã
Trang 10hội, qua đọc sách, đọc báo, … Giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp
và hình thức dạy sao cho bảo đảm với mục tiêu
Giáo viên yêu cầu học sinh có thói quen quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh để ghi nhận lại và sử dụng khi thật cần thiết Vì qua thực tếm đôi khi tôi cho các em một bài tập tả một con vịt, có em bảo là con chưa bao giờ nhìn thấy con vịt thật Quả đúng như vậy, vì các em được sinh ra và lớn lên ở thành phố nên các em không nhìn thấy con vịt là cũng đáng Bởi thế giáo viên cũng cần sưu tầm những phim ảnh để có thể trình chiếu cho các em, cho các em quan sát vật thật, tham quan dã ngoại … hoặc vào dịp tết các em hay được ba mẹ cho đi tham quan tắm biển, nhân đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát kỹ để có ý tưởng cho tập làm văn tả cảnh biển
Để các em có thể làm được một bài văn tốt, các em phải có vốn từ ngữ phong phú Mà vốn từ đó, có em tích lũy khá nhiều nhưng chưa biết vận dụng Có em thì có rất ít hoặc chưa hề có Bởi vậy, giáo viên chính là người cung cấp.Mà cung cấp ở đâu? Tôi nghĩ trong các bài tập đọc có khá nhiều Mỗi chủ đề của môn Tiếng Việt thì môn tập đọc đều có những bài văn, bài thơ nói về chủ để đó
Trong các tiết dạy, giáo viên nên tập cho học sinh trả lời thành câu đủ ý và chú ý đến những bài tập đọc có liên quan đến tiết tập làm văn Từ đó học sinh có thể rút ra những câu văn hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ sau này vận dụng Ví dụ : qua bài Tôm Càng và Cá Con học sinh rút ra được đoạn văn
tả về chú Cá Con trong bài “Con vật thân dẹt, trên đầu có đôi mắt tròn
xoe, toàn thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh” Vốn từ còn có trong phân
môn luyện từ và câu Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi, thi đua tìm
từ ngữ tả về chú cá Các em sẽ rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ
Tạo cho các em thói quen làm văn phải có bố cục 3 phần : mở bài (giới thiệu), thân bài (nội dung), kết luận (tình cảm) và lập sơ đồ trước khi làm tập làm văn Tôi xin gợi ý một cách lập sơ đồ thông qua một trò chơi
“em và chú gà” như sau Ví dụ : Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em