1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ hàn quốc tại thành phố hồ chí minh

107 501 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 27,07 MB

Nội dung

chất lượng đối với nhiều mặt hàng như ô tô, mỹ phẩm, thực phẩm, các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng,… Tác động của xuất xứ sản phẩm đối với nhận thức và ý định mua của người tiêu dùng từ l

Trang 1



TRẦN HỮU THỌ

NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC XUẤT XỨ

TỪ HÀN QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017

Trang 2

từng được công bố trong bất cứ đề tài nghiên cứu nào trước đây

TRẦN HỮU THỌ

Trang 3

Lời cam đoan

Trang 4

2.2.5 Chuẩn bị dữ liệu và phân tích 42

2.3 Kết quả khảo sát về thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc 46

2.3.1 Các số liệu thống kê mô tả mẫu 46

2.3.2 Các số liệu thống kê mô tả về các tiêu chí nghiên cứu 48

2.3.3 Một số phát hiện trong nghiên cứu 60

2.4 Kết luận chương 2 62

Chương 3 Một số kiến nghị, hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 63

3.1 Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp và cơ quan hoạch định nhà nước 63

3.1.1 Đối với doanh nghiệp Việt Nam 63

3.1.2 Đối với cơ quan hoạch định nhà nước 66

3.2 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 70

3.3 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 71

KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC A

PHỤ LỤC B

Trang 5

EU: Liên Minh Châu Âu

FTA: Hiệp định thương mại tự do

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

EVFTA: Hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu – Việt Nam

VKFTA: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc

Trang 6

Bảng 2.1 Thang đo Likert 5 cấp 34 Bảng 2.2 Thang đo về nguồn thông tin được sử dụng trong đánh giá sản phẩm 35 Bảng 2.3 Thang đo đánh giá của người tiêu dùng về các đặc điểm cụ thể của hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc 36 Bảng 2.4 Thang đo thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc 37 Bảng 2.5 Thang đo đánh giá danh mục hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia trong nghiên cứu 39 Bảng 2.6 Mã hóa các thang đo 42 Bảng 2.7 Thống kê mô tả mẫu theo giới tính, độ tuổi, thu nhập và trình độ học vấn 46 Bảng 2.8 Thống kê những nguồn thông tin được các đáp viên sử dụng trong việc đánh giá hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc 48 Bảng 2.9 Thống kê về đánh giá của người tiêu dùng về đặc điểm của hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc 52 Bảng 2.10 Thống kê về đánh giá chung của người tiêu dùng đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc 56 Bảng 2.11 Thống kê về đánh giá của người tiêu dùng đối với danh mục hàng hóa

có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc 57 Bảng 2.12 Thống kê về điểm trung bình đánh giá của người tiêu dùng đối với danh mục hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc và một số quốc gia khác 59

Trang 7

Hình 1.1 Các tiêu chí nghiên cứu trong mô hình của Leonidou và cộng sự (1999) 16 Hình 2.1 Thống kê mức bảng lẻ hàng hóa giai đoạn 2014-2016 19 Hình 2.2 Tình hình thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2013-2016 27 Hình 2.3 Xếp hạng 10 quốc gia đánh giá cao về hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc năm

2017 32

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới Quá trình hội nhập ấy làm thúc đẩy hoạt động thương mại trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam Với sự gia tăng nhanh chóng của giao thương hàng hóa với đa dạng về chủng loại, thương hiệu sản phẩm, xuất xứ hàng hóa…,ngày càng có nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn Một trong những tiêu chí, người tiêu dùng quan tâm khi thiếu thông tin về sản phẩm đó chính là xuất xứ của sản phẩm (Mark Speece và Duc Phung Nguyen, 2005) Trong số các quốc gia có sự gia tăng mạnh mẽ về thương mại với Việt Nam trong những năm qua, Hàn Quốc là một trong những đối tác lớn, hàng hóa có xuất xứ từ Hàn Quốc ngày càng đa dạng và phong phú và được nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn

Xuất xứ của sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm, do đó, nó tác động đến sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng Trong nền kinh tế quốc tế hiện nay, phần lớn các thương hiệu toàn cầu đều gắn với hình ảnh của quốc gia xuất xứ Một số quốc gia với hình ảnh tích cực trong tâm trí người tiêu dùng đã tạo điều kiện cho những thương hiệu, những sản phẩm gắn với nó có lợi thế lớn trong môi trường cạnh tranh ngày nay Ví

dụ như, ở Châu Á, các sản phẩm của Nhật Bản được ưa chuộng về hàng điện tử và ô tô; Hàn Quốc được ưa chuộng về mặt hàng mỹ phẩm và thiết bị điện tử

Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh ở Châu Á, là đối tác thương mại lớn của Việt Nam Sản phẩm từ Hàn Quốc ngày càng được người tiêu dùng Việt ưa chuộng Hàn Quốc đang dần thay thế Trung Quốc và trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam1 Các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, tạo điều kiện cho sản phẩm hàng hóa hiện diện ngày càng rộng rãi trong các siêu thị, kênh phân phối lớn; đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Sản phẩm Hàn Quốc có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và có uy tín về

1 Thống kê Tổng Cục Hải Quan.

Trang 9

chất lượng đối với nhiều mặt hàng như ô tô, mỹ phẩm, thực phẩm, các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng,…

Tác động của xuất xứ sản phẩm đối với nhận thức và ý định mua của người tiêu dùng từ lâu đã được quan tâm và nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy rằng người tiêu dùng trên khắp thế giới sử dụng xuất xứ sản phẩm như một thuộc tính trong việc đánh giá sản phẩm (Mark Speece và Duc Phung Nguyen, 2005; Sadiq Sohail, 2005; Supanvanij và Amine, 2000) Những nghiên cứu hiện nay về tác động của “xuất xứ sản phẩm” đã cung cấp một nền tảng kiến thức về thái độ của người tiêu dùng ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đối với các sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài Những kiến thức này giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn

rõ hơn về thái độ của người tiêu dùng, từ đó có những chiến lược hiệu quả trong việc phát triển sản phẩm trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế Tuy nhiên, những nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này tại các quốc gia đang phát triển vẫn còn hạn chế, có ít kết quả và ứng dụng của vấn đề này được sử dụng tại các quốc gia Đông Nam Á

Các nghiên cứu về xuất xứ sản phẩm rất đa dạng về hình thức như đánh giá một sản phẩm có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau (Kandapa Thanasuta và cộng sự,2009), một sản phẩm có nguồn gốc từ một quốc gia (Pierre Balestrini và Paul Gamble, 2006), một danh mục sản phẩm từ một quốc gia (Sadiq Sohail, 2005) Tại Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế và được thực hiện trên nghiên cứu một mặt hàng từ một quốc gia (Lý Văn Trường, 2015; Mark Speece và Duc Phung Nguyen, 2005) Các nghiên cứu này được thực hiện trên các sản phẩm

có xuất xứ từ Trung Quốc (Lý Văn Trường, 2015 – mặt hàng đồ chơi trẻ em) và Hàn Quốc (Mark Speece và Duc Phung Nguyen, 2005 – mặt hàng tivi) Theo tìm hiểu của tác giả, hiện chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam thực hiện về một danh mục hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc Với sự tăng trưởng về thương mại song phương giữa Việt Nam - Hàn Quốc, sự am hiểu thái độ của khách hàng đối với các sản phẩm từ Hàn Quốc có vai trò rất quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp Việt

Trang 10

Nam hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh và rút ra được bài học về xây dựng và phát triển sản phẩm Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hóa có nguồn gốc

xuất xứ Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

(1) Tìm hiểu về thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa có

nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua việc trả lời những câu hỏi nghiên cứu

(2) Đề xuất kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao năng lực

cạnh tranh cũng như đề ra các kiến nghị đối với các cơ quan hoạch định về những chính sách phát triển, xây dựng và cải thiện hình ảnh quốc gia

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu được thực hiện trên một danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Hàn

Quốc gồm: Xe Ô tô, Thiết bị điện tử, Mỹ phẩm vàThực phẩm

- Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm kinh tế

và văn hóa lớn tại Việt Nam với sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc

4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất

xứ từ Hàn Quốc

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận quy nạp Trong đó:

- Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thu thập các nguồn tư liệu thứ cấp, các bài nghiên cứu trước đây để để tổng hợp cơ sở lý luận

và phân tích thực trạng thái độ người tiêu dùng đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc

- Phương pháp định lượng thống kê mô tả giản đơn được kết hợp thông qua khảo sát về thái độ của người tiêu dùng trên một số khía cạnh của hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc nhằm làm rõ hơn thực trạng của vấn đề Thông

Trang 11

qua bảng câu hỏi điều tra khảo sát, dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích nhằm đánh giá thái độ của người tiêu dùng về các tiêu chí:

(1) Những nguồn thông tin được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng trong việc đánh giá các sản phẩm có nguồn gốc từ Hàn Quốc

(2) Thái độ chung của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ Hàn Quốc

(3) Thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với các đặc điểm các sản phẩm

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu giúp cho các doanh nghiệp nội địa hiểu rõ hơn về vai trò của hình ảnh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đối với thái độ của người tiêu dùng Việt Nam

- Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa có xuất xứ

từ Hàn Quốc, từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh này trên thị trường nội địa

- Việc nắm bắt thái độ của người tiêu dùng đối với hình ảnh nguồn gốc xuất

xứ của hàng hóa sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng và có một chiến lược lâu dài cho việc cải thiện hình ảnh và thương hiệu quốc gia để nâng cao

vị thế của hàng hóa nội địa

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 3 chương như sau:

- Chương 1 Cơ sở lý luận và những nghiên cứu về thái độ người tiêu dùng đối với hàng hóa dựa trên nguồn gốc xuất xứ;

Trang 12

- Chương 2 Phân tích thực trạng về tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ

từ Hàn Quốc và khảo sát về thái độ của người tiêu dùng;

- Chương 3 Một số kiến nghị, hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 13

Chương 1 Cơ sở lý luận và những nghiên cứu về thái độ người tiêu dùng đối

với hàng hóa dựa trên nguồn gốc xuất xứ 1.1 Cơ sở lý luận về sự tác động của nguồn gốc xuất xứ đến thái độngười tiêu dùng đối với hàng hóa

1.1.1.Khái niệm về thái độ của người tiêu dùng

Ngày nay, nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm trong nhiều lý thuyết và nghiên cứu hành vi người tiêu dùng (Ajzen, 2008) Tầm

quan trọng của nghiên cứu về thái độ được nhiều nhà khoa học khẳng định rằng “nó

không những quan trọng, mà còn là vấn đề thiết yếu” (Faris, 1928)

Một cách hiểu đơn giản về thái độ đó là xu hướng tâm lý của một con người thể hiện qua việc yêu thích hoặc ghét (Blackwell và cộng sự, 2001), hay một cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực đối với một chủ thể (Schlenker, 1978) Ajzen và Fishbein (1977), Peter và Olson (1999) đã bổ sung một ý nghĩa quan trọng đằng sau “thái độ” của con người bằng việc định nghĩa khái niệm này là sự đánh giá tổng quát của con người đối với một khái niệm nào đó Những nghiên cứu gần đây của Ajzen (2008)

đã khẳng định sự đánh giá là mấu chốt quan trọng đối với hành vi của một cá nhân

Như vậy, thái độ người tiêu dùng đếnhàng hóa được thể hiện thông qua việc

đánh giá một hàng hóa cụ thể với một số các mức độ như: hàng hóa có giá trị hay

hàng hóa không có giá trị; hàng hóa có tầm quan trọng hay hàng hóa không quan trọng; hài lòng với hàng hóa hay không hài lòng Vì vậy, để nghiên cứu về thái độ

của hàng hóa đến đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc, chúng ta cần thu thập những đánh giá của người tiêu dùng về các tiêu chí của hàng hóa đó, từ đó phát hiện ra những tâm lý tích cực hoặc tiêu cực của người tiêu dùng

1.1.2 Khái niệm về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa

Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một khái niệm có tính tương đối, chúng ta có thể định nghĩa nguồn gốc xuất xứ (COO) đơn giản là “thông tin liên quan đến nơi sản phẩm được sản xuất” (Zhang, 1996), thường được thể hiện và truyền đạt bằng câu “Xuất xứ” (Made in) kèm theo tên quốc gia nơi sản xuất sản phẩm (Amine et al,

Trang 14

2005) Tuy nhiên, việc xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của một sản phẩm trở nên ngày càng phức tạp bởi quá trình toàn cầu hóa về các yếu tố đầu vào và quá trình sản xuất của nhiều loại sản phẩm có nguồn gốc từ hai hay nhiều xuất xứ khác nhau

Ví dụ như sản phẩm ô tô của Hàn Quốc được lắp ráp tại Việt Nam, nhưng có các linh kiện máy móc và các bộ phận được sản xuất tại Hàn Quốc

Theo Luật Thương mại Việt Nam 2015 cũng có định nghĩa về xuất xứ hàng hóa, theo Điều 3, khoản 14: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hay vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó.”

Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, cũng như việc Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức kinh tế và ký kết các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu Với việc Việt Nam đã ký kết 16 FTA tính đến hết năm 2016 2, cho thấy mối quan hệ về kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia ngày càng mở rộng, với những chính sách ưu đãi về thuế quan được hưởng, vấn đề

về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là cơ sở để các quốc gia xác định ưu đãi cho các sản phẩm đến từ Việt Nam Do đó, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa có vai trò quan trọng giúp cho sản phẩm đến từ Việt Nam có thể xâm nhập thị trường và nâng cao sức cạnh tranh so với các quốc gia không được hưởng ưu đãi Xuất xứ hàng hóa còn là yếu tố thể hiện được chất lượng, uy tín sản phẩm của một quốc gia trong mắt người tiêu dùng, vì vậy, đây cũng là yếu tố giúp cho hàng hóa dễ dàng xâm nhập vào thị trường mới nếu được các doanh nghiệp tận dụng tốt Đó cũng là vấn đề mà tác giả muốn làm rõ trong đề tài này

1.1.3 Lý luận về sự tác động của nguồn gốc xuất xứ đến thái độ người tiêu dùng đối với hàng hóa

Những nghiên cứu về nguồn gốc xuất xứ đã được thực hiện từ lâu tại nhiều nước trên thế giới, một trong những nghiên cứu đầu tiên bắt nguồn từ thập kỷ 60

2 Theo Trung tâm WTO Việt Nam

Trang 15

của thế kỷ 19, hiện tượng tác động của nguồn gốc xuất xứ đã được Nagashima (1970) khái niệm hóa Cụ thể, Nagashima đã kết luận rằng người tiêu dùng liên kết nguồn gốc xuất xứ thông qua “hình ảnh, danh tiếng, và định kiến mà những doanh nhân và những người tiêu dùng nghĩ về những sản phẩm của một quốc gia cụ thể Những ý niệm này được hình thành bởi nhiều yếu tố như những sản phẩm tiêu biểu, những đặc điểm, nền kinh tế và chính trị, lịch sử và những nét văn hóa của quốc gia.” Kể từ đó, nhiều nghiên cứu tiếp theo đã được thực hiện để bổ sung vào lý luận tác động của nguồn gốc xuất xứ Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hay dịch vụ cũng

có tác động đến người tiêu dùng như bất kỳ sự ảnh hưởng nào khác Nguồn gốc của

sự tác động cũng có sự khác biệt “một số người dựa trên những trải nghiệm đối với sản phẩm, số khác dựa trên kinh nghiệm bản thân (thông qua du lịch và du học); sự hiểu biết về quốc gia đó, quan điểm chính trị, khuynh hướng vị chủng, …” (Samiee, 1994)

Những nghiên cứu đầu tiên về tác động của nguồn gốc xuất xứ, trong đó nguồn gốc xuất xứ được xem là một tín hiệu thông tin đơn hướng, đã phát hiện ra tác động đáng kể trong việc đánh giá các sản phẩm (Schooler, 1965; Nagashima,1970) Những nghiên cứu về COO chủ yếu sử dụng COO như là một tín hiệu được dùng cho việc suy luận về những đặc tính không thể quan sát được của sản phẩm như là chất lượng (Wall et al.,1991) Khi COO chỉ là một dấu hiệu giữa

sự xem xét các dấu hiệu khác (như giá cả hay uy tín, ), tác động của nó đối với thái

độ của người tiêu dùng có sự suy giảm (Johansson và cộng sự, 1985; Agrawal và Kamakura, 1999)

Một số lý luận cho rằng, trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ phức hợp, khi nhiều thông tin về nguồn gốc xuất xứ được gắn vào một sản phẩm, người tiêu dùng thiên về việc sử dụng sự nhận biết về nguồn gốc thương hiệu của một quốc gia cũng như quốc gia sản xuất sản phẩm có cùng nguồn gốc với thương hiệu đó như một dấu hiệu để phân biệt chất lượng sản phẩm (Han and Terpstra, 1988) Những nghiên cứu sau đó phát hiện ra rằng quốc gia sản xuất ra sản phẩm có ảnh hưởng lớn so với nguồn gốc quốc gia của nhãn hiệu trong quá trình đánh giá

Trang 16

của người tiêu dùng (Han và Terpstra, 1988; Tse và Gorn, 1993) Mới đây, một số nghiên cứu đã phát hiện ra điều đối nghịch với các nghiên cứu trước khi cho rằng nguồn gốc quốc gia của nhãn hiệu có tác động chính yếu đến việc đánh giá sản phẩm (Hui và Zhou, 2003; Srinivasan và cộng sự, 2004) Điều này cho thấy rằng, đối với một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều quốc gia, thì nguồn gốc xuất

xứ vẫn có tác động đến việc đánh giá của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dù mức

độ tác động thế nào thì vẫn còn nhiều tranh cãi

Tác động của COO trong việc đánh giá các chủng loại sản phẩm khác nhau là không như nhau Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng COO tác động đến quá trình đánh giá có sự khác biệt giữa các chủng loại sản phẩm (Roth và Romeo, 1992) Điển hình như, sản phẩm điện tử Nhật Bản được đánh giá cao hơn về chất lượng so với hàng hóa thực phẩm (Kaynak và Cavusgil, 1983) Ngoài ra, những sản phẩm nước hoa với tên nhãn hiệu bằng tiếng Pháp sẽ được người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn hơn

so với các sản phẩm thiếu đặc điểm này

Bằng cách so sánh giữa các quốc gia tiêu dùng với nhau, một số nghiên cứu cũng cho rằng tác động của COO cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia tiêu thụ sản phẩm (Narayana,1981; Heslop và Papadopoulos, 1993), điều này có thể xuất phát từ khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia

Tác động của COO còn được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự thay đổi dựa trên mức độ hiểu biết của người tiêu dùng đối với danh mục sản phẩm (Eroglu và Machleit, 1989) Cụ thể, khi người tiêu dùng không quen thuộc với một dòng sản phẩm của một quốc gia, thì quan niệm của người tiêu dùng về quốc gia đó sẽ đóng vai trò là một hiệu ứng lan tỏa (halo) cho phép người tiêu dùng có thể đánh giá bất

kỳ sản phẩm mới nào thuộc về quốc gia đó

Dấu hiệu về COO thường được sử dụng để nhanh chóng đánh giá sản phẩm, tuy nhiên, tác động này có thể có sự khác biệt tùy thuộc vào mức độ tham gia của người tiêu dùng Khi sự tham gia của người tiêu dùng cao, họ sẽ có động lực trong việc thu thập thông tin, từ đó dẫn đến quá trình phân tích, làm giảm đi việc sử dụng COO theo cảm tính trong quá trình đánh giá sản phẩm Do đó, tác động của COO sẽ

Trang 17

giảm khi sự tham gia của người tiêu dùng cao (Gurhan-Canli và Maheswaran; 2000)

Một trong những biến số được nghiên cứu nhiều nhất điều chỉnh tác động của COO đó là mức độ hành vi vị chủng của người tiêu dùng (Shimp và Sharma, 1987), hay là sự gắn bó mật thiết của người tiêu dùng với yếu tố văn hóa của mình

mà đánh giá bất công hoặc sai lệch một nền văn hóa khác Đối với những người tiêu dùng có mức độ hành vi vị chủng cao, COO có tác động tương đối lớn đến thái độ đánh giá sản phẩm, ý định mua và cả sự sẵn sàng mua hàng hóa ngoại Nghiên cứu của Shimp và Sharma cho rằng người tiêu dùng với hành vi vị chủng cao thường quan tâm đến yếu tố nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, và những người tiêu dùng này cho rằng việc tiêu thụ hàng hóa được nhập khẩu là điều xã hội không mong muốn và không thể hiện lòng yêu nước

Người tiêu dùng luôn có thái độ khác nhau đối với các sản phẩm được sản xuất ở các quốc gia khác nhau (Zhang, 1995) Những thái độ này của người tiêu dùng dẫn đến những cách đánh giá khác nhau đối với các sản phẩm dựa trên nguồn gốc của quốc gia sản xuất ra sản phẩm đó Ngoài ra, COO còn được xem là một yếu

tố bên ngoài quan trọng thường được người tiêu dùng sử dụng trong việc đánh giá sản phẩm vì sự thiếu hiểu biết về sản phẩm Khi đánh giá các sản phẩm có xuất xứ nước ngoài, người tiêu dùng thường có khuynh hướng hình thành các đánh giá không giống nhau về các sản phẩm khác nhau có xuất xứ từ cùng một quốc gia (Okechuku, 1994) điều đó cho thấy tác động nguồn gốc xuất xứ có ảnh hưởng khác nhau giữa các sản phẩm có cùng nguồn gốc xuất xứ

Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, mức độ tác động của nguồn gốc xuất xứ đến việc lựa chọn sản phẩm phụ thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm đó (Kaynak và Cavusgil, 1983; Wall và cộng sự, 1991) Zhang (1995) đã khẳng định rằng nguồn gốc xuất xứ đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá sản phẩm khi các yếu tố nội tại của sản phẩm chưa thực sự được người tiêu dùng biết đến, điều này có nghĩa rằng khi người tiêu dùng đánh giá một sản phẩm được sản xuất

Trang 18

một cách tinh vi với nhiều đặc điểm tích hợp, họ thường có khuynh hướng phụ thuộc vào thông tin nguồn gốc xuất xứ đã hiện hữu sẵn trên sản phẩm đó

Bảng1.1 Tổng hợp khung lý thuyết về tác động của COO đến thái độ của

Kaynak và Cavusgil (1983) và

Roth và Romeo (1992)

COO tác động đến thái độ người tiêu dùng đến các loại sản phẩm khác nhau là khác nhau

Trang 19

Heslop và Papadopoulos (1993) phụ thuộc vào quốc gia nơi tiêu thụ sản

phẩm và định hướng văn hóa của quốc gia đó

Han (1989)

COO tạo nên hiệu ứng lan tỏa cho tất cả các sản phẩm của một quốc gia tùy vào mức độ quen thuộc đối với sản phẩm đó

Gurhan-Canli và Maheswaran (2000)

Mức độ tham gia nhiều hơn vào quá trình tìm hiểu sản phẩm của người tiêu dùng sẽ làm giảm tác động của COO

Shimp và Sharma (1987) và

Balabanis và cộng sự (2001)

Khuynh hướng vị chủng của người tiêu dùng sẽ làm tăng sự tác động của COO đến thái độ đánh giá cũng như ý định mua của họ đối với sản phẩm

Zhang (1995)

Người tiêu dùng có thái độ khác nhau đối với các sản phẩm được sản xuất ở các quốc gia khác nhau

Kaynak and Cavusgil (1983);

Trang 20

thế nào trước tác động của nguồn gốc xuất xứ đến việc đánh giá các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng hay không

1.2 Một số nghiên cứu trước đây về tác động của nguồn gốc xuất xứ đến thái

độ của người tiêu dùng

Nghiên cứu về tác động của COO đến thái độ của người tiêu dùng đặc biệt trong việc đánh giá hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới Những nhà nghiên cứu về người tiêu dùng và các giải pháp marketing hiệu quả đã nổ lực trong việc hiểu rõ hơn về các ra quyết định của người tiêu dùng thông qua thái độ của họ Các nghiên cứu ấy cũng khẳng định rằng COO có thể được sử dụng bởi những người tiêu dùng như một đặc điểm trong việc đánh giá sản phẩm (Johansson và cộng sự, 1985; Hong và Wyer, 1990) Những nghiên cứu đã được thực hiện về “nguồn gốc xuất xứ” của hàng hóa đã đóng góp một nền kiến thức quan trọng về thái độ của người tiêu dùng ở nhiều quốc gia đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài và đưa ra những giải pháp marketing phù hợp Hơn thế nữa, những nghiên cứu này còn cung cấp một cái nhìn sâu hơn về tầm quan trọng cho việc đưa ra những chiến lược marketing quốc tế thành công cho sản phẩm trên thị trường nước ngoài

Vấn đề trọng tâm của những nghiên cứu này là tập trung phản ánh thái độ chung của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa được sản xuất từ những quốc gia khác nhau (Leonidou và cộng sự, 1999; Bilkey và Nes, 1982; Peterson và Jolibert, 1995; M.Sadiq Sohail, 2005) Leonidou và cộng sự (1999) nghiên cứu tại Bulgaria

và phát hiện rằng, những hàng hóa có nguồn gốc từ Đức được ưu thích nhất tại đây, tiếp sau đó là các sản phẩm đến từ Hồng Kông, Singapore, Indonesia và Ấn Độ Cattin và cộng sự (1982) chỉ ra rằng người Mỹ ưa chuộng sản phẩm đến từ Tây Đức hơn sản phẩm từ Pháp và Anh Darling và Kraft (1977) cho thấy rằng người tiêu dùng tại Phần Lan cũng ưa thích các sản phẩm từ Tây Đức hơn sản phẩm từ Anh, tuy nhiên sản phẩm của Pháp lại được đánh giá cao hơn Trong một số nghiên cứu khác, Baumgartner và Jolibert (1976) phát hiện ra rằng người tiêu dùng Pháp ưa thích các sản phẩm nội địa nhất, tiếp đó là sản phẩm từ Đức và Anh Zain và Yasin

Trang 21

(1997) chỉ ra rằng người tiêu dùng Uzbek nhận thức rằng sản phẩm từ Nhật Bản và

Mỹ có chất lượng tốt hơn hẳn so với sản phẩm từ các quốc gia còn chậm phát triển lúc đó như Ấn Độ Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả tương tự tại thị trường Azerbaijan (Kaynak và cộng sự, 1995) và thị trường Ba Lan (Lascu và Babb, 1995)

Trên cơ sở nhìn nhận lại các nghiên cứu trước đây, có thể thấy rằng, các yếu tố

về nhân khẩu học hay thông tin cá nhân của đáp viên có thể ảnh hưởng đến bản chất tác động của COO Theo đó, những người tiêu dùng lớn tuổi và phụ nữ được phát hiện rằng họ đánh giá cao các sản phẩm ngoại hơn (Schooler, 1971; Johansson và cộng sự, 1985) Một số nghiên cứu cho thấy rằng, những người được hỏi với trình

độ học vấn cao có cái nhìn tích cực hơn đối với sản phẩm ngoại so với những người

có trình độ học vấn thấp (Anderson và Cunningham, 1972; Domoff và cộng sự 1974) Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề về thông tin cá nhân của đáp viên không có vai trò quan trọng đối với thái độ của họ về các sản phẩm ngoại, như nghiên cứu tại Bulgary (Leonidou và cộng sự, 1999)

Sự gần gũi về mối quan hệ giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu hàng hóa, về mặt địa lý cũng như về văn hóa, cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thái

độ của người tiêu dùng Mức độ gần gũi càng lớn thì càng tạo cho người tiêu dùng

có thái độ tích cực đối với sản phẩm có nguồn gốc từ quốc gia đó (Bilkey và Nes, 1982; Samiee, 1994; Wall và Reslop,1986; Wang và Lamb, 1980) Nhiều kết quả tương tự cũng đã được kết luận đối với sự gần gũi về mặt kinh tế và chính trị của các quốc gia (Gaedeke, 1973; Iyer và Kalita,1997)

Nhìn chung, những nghiên cứu trước đây về thái độ người tiêu dùng đến

nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa cho thấy COO đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tổng thể về hàng hóa Đa số các nghiên cứu đều ủng hộ sự hiện diện tác động của nguồn gốc xuất xứ đến thái độngười tiêu dùng đến hàng hóa COO tác động đến người tiêu dùng trên nhiều chủng loại sản phẩm Một số nghiên cứu còn chỉ ra vấn đề về đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng cũng có sự tác động đến mức

độ chịu sự ảnh hưởng của COO Và nhìn chung, người tiêu dùng dường như có thái

Trang 22

độ tích cực hoặc có đánh giá tốt đối với hàng hóa có nguồn gốc từ các quốc gia phát triển hơn so với hàng hóa đến từ các quốc gia đang phát triển

1.3 Mô hình nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hóa dựa trên nguồn gốc xuất xứ

Với nhiều nghiên cứu và cách thức nghiên cứu đã được thực hiện trong việc nghiên cứu thái độ người tiêu dùng dưới tác động của nguồn gốc xuất xứ hàng hóa Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên nghiên cứu trước đây của Leonidou và cộng sự (1999), và dựa trên nghiên cứu cải tiến của M.Sadiq Sohail (2005) Trong khi Leonidou và cộng sự (1999) sử dụng thang đo đa hướng

để đánh giá thái độ của người tiêu dùng Bulgary đối với hàng hóa được sản xuất từ nhiều quốc gia thuộc Châu Á Thái Bình Dương; và M.Sadiq Sohail ứng dụng nghiên cứu của Leonidou trong việc tìm hiểu thái độ của người tiêu dùng Malaysia đối với danh mục hàng hóa có nguồn gốc từ Đức; thì trong nghiên cứu này, thang

đo sẽ có sự hiệu chỉnh để phù hợp với mục đích nghiên cứu

Theo nghiên cứu của Leonidou và cộng sự (1999), ông đã thực hiện nghiên

cứu thái độngười tiêu dùng tại Bulgaria đến hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các

quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gồm: Nhật Bản, Hồng Kông,

Singapore, Indonesia và Ấn Độ Nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin về

thói quen cũng như thái độ của người tiêu dùng tại Bulgaria như: nguồn thông tin

được sử dụng để đánh giá các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài gồm: Trải

nghiệm bản thân, Ý kiến từ bạn bè/người thân, Bao bì sản phẩm, Truyền hình, Truyền thanh, Báo/Tạp chí và Nhân viên bán hàng Nghiên cứu cũng tìm hiểu về

thái độ của người tiêu dùng đối với những khía cạnh của hàng hóa như: Thiết kế,

Kiểu dáng, Chất lượng, Nhãn hiệu, Bao bì, Dịch vụ hỗ trợ, Giá cả, Ưu đãi tín dụng

Cuối cùng, nghiên cứu được thực hiện về các chủng loại sản phẩm bao gồm: Thực

phẩm, Sản phẩm vệ sinh gia đình, Chăm sóc sức khỏe cá nhân, Thời trang, Nội thất, Thiết bị điện tử và thiết bị điện Nghiên cứu cũng kết hợp những đặc điểm cá nhân

trong phân tích đánh giá gồm Độ tuổi, Giới tính, Trình độ học vấn và Tầng lớp xã

hội

Trang 23

Hình 1.1 Các tiêu chí nghiên cứu trong mô hình của Leonidou và cộng sự

(1999) 1.4 Kết luận chương 1

Chương 1 này tổng hợp các cơ sở lý luận và những lý thuyết trước đây về vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tác động đến thái độ người tiêu dùng, cũng như những nghiên cứu ứng dụng đã được thực hiện Các nội dung trình bày ở chương này là cơ sở cần thiết để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc tại thị trường Thành phố

Hồ Chí Minh

Chương tiếp theo sẽ phân tích về thực trạng tiêu dùng hàng hóa và thái độ người tiêu dùng về hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc, từ đó thiết kế nghiên cứu để làm rõ hơn thực trạng này Trình thực hiện nghiên cứu, bao gồm

Thái độ của người tiêu dùng

- Trải nghiệm bản

thân

- Ý kiến người thân/Bạn bè

Đánh giá các đặc điểm của sản phẩm

- Giá cả

- Ưu đãi tín dụng

Các chủng loại hàng hóa

- Thực phẩm

- Sản phẩm vệ sinh nhà cửa

- Chăm sóc sức khỏe cá nhân

Trang 24

phương pháp nghiên cứu được thực hiện và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu nhằm chuẩn bị cho các bước xử lý và phân tích dữ liệu cũng sẽ được thực hiện trong chương tiếp theo

Trang 25

Chương 2 Phân tích thực trạng về tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ

Hàn Quốc và khảo sát về thái độ của người tiêu dùng

tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1 Thị trường tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc

Với tốc độ toàn cầu hóa về kinh tế và tự do hóa thương mại ngày càng gia tăng mạnh mẽ, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó với bước đầu tiên là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO ngày 11/01/2007 Kể từ đó, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng tự do thương mại với nhiều quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu Điều này không những tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam Trong quá trình đó, hàng hóa từ các quốc gia khác nhau trên thế giới liên tục được du nhập vào Việt Nam, điều này tạo nên một thị trường tiêu dùng Việt Nam với đa dạng chủng loại hàng hóa và đa dạng nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa Vì vậy, việc tìm hiểu về quan điểm cũng như thái độ của người tiêu dùng

trước sự đa dạng của xuất xứ hàng hóa như trên là điều đáng được quan tâm

2.1.1 Tổng quan về thị trường tiêu dùng Việt Nam

Thị trường tiêu dùng Việt Nam là một thị trường tiềm năng và đang có mức tăng trưởng mạnh trong những năm qua Theo số liệu báo cáo về chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Nielsen năm 2017, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đã đạt kỷ lục cao nhất trong 5 năm qua, với việc trở thành quốc gia đứng thứ 5 toàn cầu về mức độ lạc quan, đạt 117 điểm Chỉ số này phản ánh sự lạc quan về khả

năng tài chính cá nhân cũng như mức độ sẵn sàng chi tiêu của người Việt

Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng với hơn 95 triệu người3 Cơ cấu dân số có sự thay đổi đáng kể, chiếm tỉ trọng cao trong đó là dân số trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến 64 tuổi đã tăng từ 53% (1979) lên 68,4% (2015), tạo ra nguồn lực lao động dồi dào với khoảng 63 triệu người trong độ tuổi lao động Dân

số trong độ tuổi lao động tăng nhanh giúp cho thị trường tiêu thụ ngày càng được

mở rộng Vì dân số trong thời kỳ này vừa đóng vai trò là lực lượng sản xuất chủ lực

3 Thống Kê dân số Việt Nam 2017

Trang 26

vừa là lực lượng tiêu dùng chính Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí tiêu dùng tăng nhanh theo độ tuổi và đạt mức lớn nhất trong nhóm tuổi từ 25 tuổi đến 29 tuổi

và duy trì mức cao đến độ tuổi 454

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục tăng trong nhiều năm qua với mức trung bình khoảng 6% Trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,21% Kinh

tế tăng trưởng góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam với ước tính đạt 48,6 triệu đồng, tương đương 2.215 USD, tăng 106 USD so với năm

20155 và được dự báo tiếp tục tăng đạt 6,5-6,7% trong năm 2017 Mức tăng thu nhập bình quân đã góp phần làm tăng sức mua của thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam trong nhiều năm qua Theo đó, trong giai đoạn 2014-2016, mức bán lẻ hàng hóa liên tục tăng qua các năm, với mức tăng 9,79% năm 2015 và 11,01% vào năm 2016 Tổng mức bán lẻ hàng hóa 7 tháng đầu năm nay ước tính đạt 1585,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,7%; may mặc tăng 9,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8,9%; phương tiện đi lại tăng 7,8%6

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.1.Thống kê mức bảng lẻ hàng hóa giai đoạn 2014-2016

(Nguồn: Tổng hợp Tổng Cục Thống Kê Việt Nam)

4Theo Báo mới, “Tận dụng thời kỳ cơ cấu dân số vàng: Vận hội lớn cho đất nước”

5 Theo VNEconomy, “GDP tăng trưởng 6,21%, thu nhập bình quân trên đầu người 2.215 USD”,

6 Theo CafeF, “Bán lẻ hàng hóa thu về hơn 74 tỷ USD sau 7 tháng năm 2017”

2,189,448

2,403,723

2,668,413

500,000

Trang 27

Với việc gia tăng về thu nhập và cải thiện mức sống của người dân Việt Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu của người dân về hàng hóa tiêu dùng ngày càng tăng cao Trong đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của người dân ngày càng tăng cao Điều này cũng góp phần làm cho cán cân thương mại Việt Nam luôn bị thâm hụt trong nhiều năm qua Theo đó, tính riêng cho 6 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 198,22 tỷ USD tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 97,21 tỷ USD tăng 18,8% và kim ngạch nhập khẩu đạt 100,5 tỷ USD tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2016 Điều này đã làm cán cân thương mại cả nước 6 tháng đầu năm 2017 thâm hụt 292 triệu USD7

Tính đến hết năm 2016, Việt Nam có quan hệ nhập khẩu hàng hóa với 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể kể đến một số quốc gia có giá trị nhập khẩu lớn vào Việt Nam như Trung Quốc với 49,9 tỷ USD; Khối EU với 11 tỷ USD; Hàn Quốc với 32 tỷ USD; Mỹ với 8,7 tỷ USD và Thái Lan với 8,79 tỷ USD

- Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu luôn ở mức cao Trong đó, nhiều mặt hàng tiêu dùng được nhập khẩu vào nước ta với số lượng lớn, trong năm 2016 có thể kể đến nhiều mặt hàng thực phẩm như các mặt hàng rau quả với trị giá 219 triệu USD; bánh kẹo

và sản phẩm ngũ cốc 12,6 triệu USD; mỹ phẩm với 49,8 triệu USD; các sản phẩm điện điện tử và hàng gia dụng với hơn 6,2 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại đạt 422,4 triệu USD8

Theo công bố báo cáo Made in Country Index 2017, hàng hóa “Made in China” không được người tiêu dùng trên thế giới đánh giá cao khi chỉ đạt 28/100 điểm và xếp vị trí thứ 49 trong tổng số 50 quốc gia được khảo sát Cũng theo nghiên cứu này, chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người Singapore và khoảng 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa của nước này Tuy

7 Thống kê Hải Quan,

8 Nguồn Tổng hợp từ Thống kê Hải Quan

Trang 28

nhiên, hàng Trung Quốc vẫn có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam nhờ giá cả rẻ và những hàng hóa được nhập khẩu số lượng lớn qua đường tiểu ngạch Những năm gần đây, với những bê bối trong chất lượng của hàng hóa Trung Quốc, người tiêu dùng Việt đã cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn hàng hóa từ quốc gia này, khiến cho hàng tiêu dùng nhập khẩu những năm gần đây có dấu hiệu suy giảm, như hiện nay Việt Nam không còn nhập khẩu sữa từ Trung Quốc9

Nhìn chung, các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vẫn chiếm

ưu thế lớn trên thị trường Việt nam nhờ ưu điểm về giá rẻ và thông qua con đường nhập lậu Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa từ nước này có dấu hiệu chững lại và giảm dần vì các sản phẩm này có chất lượng kém

và nhiều hàng giả, hàng nhái Do vậy, thái độ của người tiêu dùng Việt đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc là không cao

- Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc

và Hàn Quốc) Theo số liệu thống kê, hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản liên tục tăng qua các năm nhờ các hiệp định thương mại được hai bên ký kết trong thời gian qua, trong đó, nhiều mặt hàng tiêu dùng được nhập khẩu có giá trị cao Cụ thể, trong năm 2016, các mặt hàng thực phẩm như thủy sản có trị giá 71,7 triệu USD; hàng mỹ phẩm với 26,3 triệu USD; các sản phẩm điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện với trị giá 2,84 tỷ USD, Ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng với hơn 1 tỷ USD10

Hàng hóa xuất xứ từ Nhật Bản không những được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao, mà còn được người tiêu dùng thế giới thừa nhận về chất lượng Theo Báo cáo Made in Country Index 2017, hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản xếp thứ 8 trên bảng xếp hạng về nguồn gốc xuất xứ với 81/100 điểm Nhận được sự đánh giá cao cũng như sự ưa chuộng của Việt Nam đối với hàng hóa xuất xứ từ Nhật Bản, những năm gần đây, Nhật Bản đã thực hiện nhiều chiến lược để đưa hàng hóa thâm

Trang 29

nhập vào thị trường Đặc biệt, nhờ vào hệ thống siêu thị Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng nhiều như FamilyMart, Ministop hay AEON và nhiều chiến dịch nhằm tăng độ phủ của hàng Nhật tại các hệ thống bán lẻ của Việt Nam

Với chất lượng cũng như độ tin cậy cao của hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ

từ Nhật Bản, hàng tiêu dùng của nước này được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận và lựa chọn Nhờ mức thu nhập ngày càng tăng của người dân Việt Nam, nhu cầu đối với hàng hóa có chất lượng như từ Nhật Bản sẽ càng gia tăng

- Liên minh Châu Âu

Với tính bổ sung trong thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU đã tạo nên khí thế giao thương mạnh mẽ cho cả hai bên Hiệp định thương mại tự do EVFTA được hai bên sẽ có hiệu lực vào năm 2018 dự tính sẽ khiến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ EU tăng 35 đến 40%11 Hàng hóa nhập khẩu từ Châu Âu tương đối đa dạng về chủng loại và có giá trị cao; cụ thể năm 2016, nhập khẩu hàng thủy sản 51 triệu USD, chế phẩm thực phẩm 60,5 triệu USD, sữa và sản phẩm từ sữa 223 triệu USD, hàng mỹ phẩm 51,8 triệu USD, hàng điện điện tử với trị giá trên

160 triệu USD12 và ô tô nguyên chiếc với trị giá 160,9 triệu USD

Những hàng hóa xuất xứ từ Châu Âu chủ yếu là các mặt hàng xa xỉ và sản phẩm công nghệ với chất lượng cao Theo báo cáo Made in Country Index 2017, hàng hóa với xuất xứ từ khu vực liên minh Châu Âu được người tiêu dùng trên thế giới đánh giá rất cao với 92 điểm và xếp thứ ba, đặc biệt nếu xét riêng về xuất xứ các quốc gia thành viên của liên minh thì Đức và Thụy Sĩ xếp thứ nhất và thứ hai cùng một số quốc gia khác nằm trong top 10 như Thụy Điển, Pháp và Ý Hàng hóa Châu Âu đã xây dựng được chỗ đứng tại thị trường Việt Nam với nhiều thương hiệu lớn về đồ gia dụng, thực phẩm, đồ uống, thời trang

Có thể thấy, với đặc điểm về hàng hóa chất lượng cao cùng với những thương hiệu được nhiều người Việt Nam ưa chuộng và biết đến, hàng hóa có xuất

xứ từ Châu Âu được đánh giá rất cao Điều này tạo nên làn sóng tiêu dùng hàng hóa

11 Theo Báo Mới, “Hàng tiêu dùng châu Âu đổ bộ về Việt Nam”

12 Thống kê Hải quan 2016

Trang 30

từ Châu Âu khi đời sống người dân ngày càng được cải thiện Với những hiệp định được ký kết và chuẩn bị có hiệu lực, hàng hóa có xuất xứ từ Châu Âu sẽ có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam

- Mỹ

Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu, là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với tăng trưởng thương mại hai nước đạt trung bình trên 25%/năm13 Hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam có giá trị lớn và chiếm tỉ trọng tương đối cao trong

cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là hàng tiêu dùng như trong năm

2016, các mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu gồm có hàng thủy sản với trị giá 28,5 triệu USD, hàng rau quả với 84,9 triệu USD, chế phẩm thực phẩm 151,5 triệu USD; ngoài ra còn một số mặt hàng khác như mỹ phẩm 42 triệu USD, hàng điện điện tử như máy vi tính, điện thoại và các sản phẩm điện tử với trị giá 2,29 tỷ USD

và ô tô nguyên chiếc 107 triệu USD

Hàng hóa từ Mỹ được nhập về Việt Nam chủ yếu là mặt hàng công nghệ cao như các thiết bị điện tử và hàng thực phẩm chất lượng tốt Những mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn trên phạm vi thế giới, theo đó, Mỹ xếp thứ tư trong bảng báo cáo Made in Country Index

2017 với 91/100 điểm Với sự phát triển về công nghệ và khoa học kỹ thuật, Mỹ đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao và khẳng định được uy tín với nhiều thương hiệu toàn cầu Mặc dù, hàng hóa có nguồn gốc từ Mỹ có giá trị cao, nhưng nhu cầu tiêu thụ tại Việt Nam vẫn còn rất lớn Điều này cho thấy được sức hút của hàng hóa

có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ là rất mạnh

- Thái Lan

Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam xét trong khối ASEAN Trong quan hệ thương mại với Thái Lan, Việt Nam liên tục nhập siêu trong nhiều năm, xét riêng trong 7 tháng đầu năm 2017, nhập siêu từ Thái Lan đã đạt gần 3 tỷ USD Hiện Thái Lan là đối tác lớn thứ 5 cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, trong năm 2016 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này là 8,85 tỷ

13 Nguồn Báo VOV, “Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đang mở ra triển vọng phát triển mới”

Trang 31

USD chiếm 5,1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu cả nước14 Trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ Thái Lan, các mặt hàng tiêu dùng có giá trị nhập khẩu cao như hàng rau quả, hàng điện điện tử và ô tô nguyên chiếc, trong 7 tháng đầu năm 2017, Thái Lan dẫn đầu về xuất khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam chiếm 38% tổng số lượng ô tô nguyên chiếc nhập vào Việt Nam

Hàng tiêu dùng từ Thái Lan đang chiếm lĩnh thị phần lớn tại thị trường Việt Nam với việc thâu tóm của các đại gia Thái Lan đối với các kênh phân phối và siêu thị tại Việt Nam như Nguyễn Kim hay Metro (19 siêu thị), Big C (32 siêu thị)15 Những mặt hàng từ Thái Lan với sự đa dạng về mẫu mã và giá cả phù hợp với người tiêu dùng tại Việt Nam đã và đang dần thay thế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc16 Theo báo cáo Made in Country Index 2017, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ

từ Thái Lan xếp hạng 33 với 40/100 điểm Có thể thấy, hàng hóa có nguồn gốc từ Thái Lan không có được sự đánh giá cao so với các sản phẩm từ Châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản, tuy nhiên, với sự gần gũi về mặt địa lý cùng những chiến lược thâm nhập thị trường, các mặt hàng có xuất xứ Thái Lan ngày càng có được sự tin tưởng của người tiêu dùng Việt Nam như là một sự thay thế cho hàng hóa từ Trung Quốc Với chất lượng ổn định cùng mẫu mã đa dạng, có thể nói, hàng hóa xuất xứ từ Thái Lan ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam

2.1.2 Tổng quan về hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam 2.1.2.1 Sơ lược về đất nước Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở phía Nam của bán đảo Triều Tiên, với thủ đô là Seoul Khí hậu của Hàn Quốc là khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích hơn 100 nghìn km vuông Dân số Hàn Quốc hơn 51 triệu người, là một trong ba quốc gia có mật độ dân số cao nhất thế giới (sau Bangladesh và Đài Loan)

14 Nguồn Hải Quan Việt Nam,

15 Nguồn báo Tiếp Thị Thế Giới, “Hàng nhập khẩu từ Thái Lan gia tăng”

16 Theo Báo Doanh nghiệp và Thương hiệu, “Hàng tiêu dùng Trung Quốc tại Việt Nam đang dần lép vế

trước hàng Thái”

Trang 32

Về văn hóa, hiện nay, Hàn Quốc là một trong 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng

đầu thế giới với trào lưu và làn sóng Hallyu được truyền bá và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới thông qua K-pop và các bộ phim truyền hình Những ngôi sao giải trí của Hàn Quốc đã và đang trở thành thần tượng của nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới Nhắc đến Hàn Quốc không thể không kể đến văn hóa ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng như kimchi, kimbab, tteokbokki,…là những món ăn được yêu thích vượt ra phạm vi biên giới quốc gia

Về Kinh tế, Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế trong hàng thập

kỷ qua Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một trong những nước giàu đứng thứ ba ở khu vực châu Á và đứng thứ 10 trên toàn thế giới Tổng sản phẩm quốc nội (tính theo ngang bằng sức mua) trên đầu người của quốc gia này đã có những bước nhảy vượt bậc từ 100 USD năm 1963 lên 10.000 USD vào năm 1995, 25.000 USD vào năm 2007 và đạt 34.986 USD vào năm 201617 và dự báo có thể Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia giàu thứ ba trên thế giới vào năm 2025 Trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đạt 2,8% và vượt mức dự báo

Về thương mại, Hàn Quốc là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về

hoạt động thương mại Theo báo cáo của ECI năm 2015, Hàn Quốc là nền kinh tế xuất khẩu đứng thứ 5 trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 537 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 422 tỷ USD tạo nên thặng dư thương mại 115 tỷ USD Những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc gồm vi mạch điện tử (63,8 tỷ USD), xe hơi nguyên chiếc (41,9 tỷ USD), các mặt hàng dầu tinh chế (29,5 tỷ USD), tàu biển (21 tỷ USD) và linh kiện ô tô (20,4 tỷ USD) Về nhập khẩu, các mặt hàng chính được nhập vào Hàn Quốc gồm có: dầu thô (50,6 tỷ USD), vi mạch (31 tỷ USD), dầu khí (20,5 tỷ USD), dầu tinh chế (14,6 tỷ USD) và ô tô (9,8 tỷ USD) Các quốc gia xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc gồm có Trung Quốc (131 tỷ USD), Mỹ (72,7 tỷ USD), Việt Nam (26,6 tỷ USD), Hồng Kông (26,3 tỷ USD) và Nhật Bản (25,5 tỷ USD) Hàng hóa nhập khẩu vào Hàn Quốc có nguồn gốc chủ yếu từ các quốc gia

17 Nguồn Trading Economics

Trang 33

Trung Quốc (90,1 tỷ USD), Nhật Bản (44,6 tỷ USD), Mỹ (42,7 tỷ USD), Đức (20,2

tỷ USD) và Saudi Ả Rập (17,7 tỷ USD)18 Theo nghiên cứu mới nhất thuộc Hiệp hội thương mại quốc tế (KITA), dự báo tổng kim ngạch thương mại của Hàn Quốc trong năm 2017 có thể đạt 1.005 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2016 với kim ngạch xuất khẩu dự báo sẽ đạt 542 tỷ USD (tăng 9,4%) và nhập khẩu đạt 463 tỷ USD (tăng 14%)19

Nhìn chung, Hàn Quốc là một quốc gia có sự tiến bộ vượt bậc về kinh tế trên

thế giới với những tăng trưởng ấn tượng dù trong hoàn cảnh còn tiềm ẩn nhiều rủi

ro về chính trị Đất nước Hàn Quốc với nền văn hóa truyền thống giàu bản sắc đã được lan truyền ra khắp thế giới, qua đó tạo được ấn tượng mạnh đối với người dân các nước góp phần làm cải thiện hình ảnh từ một đất nước nghèo và chiến tranh trở thành một quốc gia phát triển Nhờ những lợi thế đó, hàng hóa có xuất xứ từ Hàn Quốc không ngừng gia tăng xuất khẩu vào nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần làm gia tăng tốc độ tăng trưởng thương mại, đặc biệt là trong xuất khẩu với nhiều đối tác lớn, trong đó có Việt Nam Với những đặc điểm kể trên, hàng hóa có xuất xứ

từ Hàn Quốc ngày càng phổ biến và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, cũng như trong tâm trí người tiêu dùng

2.1.2.2 Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam

Hiện nay, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và vượt qua 3 thị trường Mỹ, EU, ASEAN để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 – chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc Với những hiệp định thương mại được ký kết giữa hai quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực ngày 20 tháng 12 năm 2015 đã đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước có những bước phát triển đáng kể

18 Theo OEC, http://atlas.media.mit.edu/en/profile/country/kor/

19 Theo KITA, Likely to Exceed $1Trillion in Trade in Three Years

Trang 34

Đơn vị: Triệu USD

Hình 2.2 Tình hình thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn

2013-2016

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê

Theo số liệu thống kê về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2013-2016 cho thấy kim ngạch xuất khẩu giữa hai quốc gia liên tục tăng trong những năm qua, cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 5,6% vào năm

2014 và tăng mạnh vào năm 2015, 2016 lần lượt là 26,3% và 19,4% nhờ vào hiệp định thương mại song phương có hiệu lực Trong đó, kim ngạch nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao trung bình 75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với tốc độ tăng trưởng mạnh lần lượt là 5,1% năm 2014; 26,9% năm 2015 và 16,6% năm 2016 Tốc

độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng với mục tiêu đạt 70 tỷ USD vào năm 202020 Thâm hụt thương mại trong quan hệ với Hàn Quốc luôn ở mức cao với gần 20 tỷ USD năm 2016, theo

Trang 35

thống kê trong 6 tháng đầu năm 2017, thâm hụt thương mại với Hàn Quốc tăng lên mức 15,99 tỷ USD và lần đầu tiên vượt Trung Quốc (13,72 tỷ USD)21

Cơ cấu hàng nhập khẩu chính từ Hàn Quốc chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, trong đó có nhiều mặt hàng tiêu dùng Theo đại diện của Lotte Mart Việt Nam, trước đây các sản phẩm Hàn Quốc chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 3% trong tổng doanh số của LOTTE Mart nhưng hai năm gần đây con số này đã tăng lên 5%22 Với thu nhập ngày càng cải thiện, người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho mua sắm và cũng chi tiêu thoáng hơn cho các mặt hàng trung và cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm ngoại nhập Nhiều mặt hàng tiêu dùng có xuất xứ Hàn Quốc được ưa chuộng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt có thể kể đến như các mặt hàng thủy sản, sữa và các sản phẩm từ sữa, hàng rau quả, mỹ phẩm, thực phẩm, ô tô, điện thoại các loại, máy vi tính và các sản phẩm điện tử Trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc tại Việt Nam, các mặt hàng này cũng có giá trị cao, cụ thể, trong năm 2016 hàng thủy sản có giá trị nhập khẩu 55,3 triệu USD, hàng rau quả 9,4 triệu USD, các mặt hàng thực phẩm khác 41,6 triệu USD, mỹ phẩm 31,1 triệu USD, các mặt hàng điện điện tử như điện thoại và linh kiện 3,57 tỷ USD, máy vi tính và sản phẩm điện tử 8,67 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc 295,9 triệu USD

Một số mặt hàng phổ biến của Hàn Quốc tại Việt Nam:

- Các mặt hàng thực phẩm

Với bề dày về văn hóa và truyền thống, cùng với sự lan tỏa của làn sóng văn hóa Hàn Quốc, ẩm thực của đất nước này đã lan tỏa đến mọi nơi trên thế giới Các mặt hàng thực phẩm từ Hàn Quốc từ lâu đã nổi tiếng về chất lượng, an toàn, vì sức khỏe người tiêu dùng, mẫu mã đa dạng và độc đáo Thực phẩm Hàn Quốc ngày càng xuất hiện nhiều trên các kệ hàng tại các siêu thị lớn, nhỏ với giá cả tương đối cao những vẫn được nhiều người tiêu dùng chọn mua vì ưa chuộng ẩm thực Hàn

Trang 36

Hiện nay, các mặt hàng ẩm thực Hàn Quốc rất đa dạng có thể kể đến như rau quả tươi, trái cây, kim chi, thịt bò, đồ hộp, các loại mì,…

Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng tăng cường các hoạt động kinh doanh để đưa sản phẩm Hàn Quốc đến với người tiêu dùng Việt Nam Trong năm 2016, tập đoàn CJ của Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận với doanh nghiệp Việt Nam để độc quyền kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm do các công ty con của tập đoàn này sản xuất và phân phối tại Việt Nam Đồng thời, doanh nghiệp này cũng lên kế hoạch tổ chức chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây tươi, cải thiện hệ thống kho lạnh cũng như đẩy mạnh các hoạt động marketing và các chương trình khuyến mãi, giới thiệu những sản phẩm đa dạng và đặc trưng từ Hàn Quốc23

Tận dụng những lợi thế từ hiệp định thương mại song phương cũng như nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng thực phẩm từ Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn đã có những thâm nhập nhanh chóng và vững chắc tại thị trường Việt Nam thông qua việc mở các kênh phân phối sản phẩm Hàn Quốc như LOTTE Mart hay Emart Với chất lượng sản phẩm cao và an toàn, thực phẩm Hàn Quốc sẽ tiếp tục được người tiêu dùng Việt đón nhận

- Mỹ phẩm

Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia về chăm sóc sắc đẹp, vì vậy, các mặt hàng

mỹ phẩm từ Hàn Quốc cũng rất được ưa chuộng, đặc biệt tại các nước châu Á Mỹ phẩm Hàn Quốc rất đa dạng về mẫu mã và phù hợp với nhiều đối tượng.Với việc tương đồng về khí hậu và đặc điểm người châu Á nên các sản phẩm từ Hàn Quốc phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam Với những ưu đãi thuế quan, mỹ phẩm từ quốc gia này có mức giá phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt so với các sản phẩm đến từ châu Âu và Mỹ Sự phát triển của thương mại điện tử đã giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và mua các sản phẩm chính hãng nên đảm bảo được chất lượng sản phẩm

Với những thương hiệu sản phẩm vươn tầm thế giới, mỹ phẩm Hàn Quốc không những được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn trên thế giới Khi nhu cầu làm

23Theo Báo Thanh Niên, “CJ đẩy mạnh đưa nông sản thực phẩm Hàn Quốc vào Việt Nam”

Trang 37

đẹp của con người ngày càng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này sẽ ngày càng gia tăng Vì vậy, có thể thấy, mỹ phẩm từ Hàn Quốc sẽ tiếp tục duy trì được sức hút của mình đối với người tiêu dùng Việt

- Hàng điện điện tử

Với kim ngạch nhập khẩu hàng điện thoại và các mặt hàng điện điện tử đạt trên 12 tỷ USD trong năm 2016, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu cung cấp điện thoại và hàng điện điện tử cho Việt Nam Các thương hiệu hàng điện tử từ Hàn Quốc đã xây dựng được chỗ đứng trên thị trường thế giới Trước đây, các sản phẩm điện tử Nhật Bản rất được ưa chuộng như Panasonic, Toshiba và Sony, những những năm gần đây, các thương hiệu Hàn Quốc đã trỗi dậy với sự thống trị của Samsung hay LG Với sự tiên phong trong chất lượng cũng như công nghệ tân tiến nhờ năng lực tự phát triển của mình, các sản phẩm này đã được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng

Tại Việt Nam, các dòng sản phẩm điện tử từ Hàn Quốc được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, có thể kể đến các dòng sản phẩm điện thoại, tivi của Samsung,

LG hay các sản phẩm máy vi tính và các sản phẩm điện gia dụng từ Hàn Quốc Với chất lượng và công nghệ liên tục được cải tiến, những mặt hàng này luôn tạo được sức hút đối với người tiêu dùng Việt Có thể nói, nhờ sự phát triển của những thương hiệu toàn cầu, hàng điện tử Hàn Quốc đã có được vị thế cao trong tâm trí người tiêu dùng

- Ô tô

Công nghiệp ô tô Hàn Quốc là nhân tố quan trọng giúp Hàn Quốc vươn lên trở thành “con rồng châu Á” Nền công nghiệp ô tô Hàn Quốc đứng thứ năm thế giới về sản xuất với khoảng 5 triệu xe mỗi năm24 Từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, Hàn Quốc đã có những nổ lực đáng nể để tạo nên một nền công nghiệp ô tô phát triển và từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế với những thương hiệu ô tô toàn cầu như Kia hay Huyndai

24Theo CafeF, “Việt Nam học được gì từ ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc”

Trang 38

Với mức tăng trưởng của thị trường ô tô trong năm 2016 đạt 27,1%, Việt Nam trở thành thị trường ô tô tăng trưởng cao thứ hai thế giới (chỉ sau Singapore)25 Thị trường ô tô đầy tiềm năng như Việt Nam đã thu hút các hãng xe trên toàn thế giới.Trước đây, ô tô Hàn Quốc thường không được đánh giá cao so với ô tô từ Nhật Bản và Mỹ, tuy nhiên, những năm gần đây điều này đã dần thay đổi khi chất lượng của ô tô đến từ Hàn Quốc đã có những bước tiến vượt bậc Theo đánh giá của J.D.Power 2017 về chất lượng ô tô, các dòng ô tô của Hàn như Kia hay Genesis (thuộc hãng Huyndai) được đánh giá cao nhất khi xếp lần lượt ở hai vị trí đầu, vượt mặt nhiều thương hiệu lớn Toyota, Ford, BMW,…26

Như vậy, công nghiệp ô tô Hàn Quốc với những tiến bộ về chất lượng kết

hợp với những chiến lược kinh doanh hiệu quả đã làm cải thiện hình ảnh của xe hơi xuất xứ từ Hàn Quốc Tại Việt Nam, các thương hiệu ô tô Hàn Quốc cũng được nhiều người lựa chọn nhờ chất lượng ổn định, giá cả phù hợp, thiết kế đẹp và đa dạng về mẫu mã; vì vậy, ô tô Hàn Quốc đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng

 Đánh giá của người tiêu dùng đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ

Hàn Quốc

Hình ảnh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc đã được cải thiện đáng kể và chiếm được vị thế cao trong tâm trí người tiêu dùng trên khắp thế giới Theo báo cáo Made in Country Index 2017, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc xếp vị trí thứ 21 trên bảng xếp hạng với 56/100 điểm và đứng thứ 2 châu Á (sau Nhật Bản 81/100 điểm)27 Có thể thấy, hàng hóa từ Hàn Quốc nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng trên toàn thế giới Đặc biệt, hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc được đánh giá cao tại các quốc gia châu Á và được đánh giá cao nhất là tại Việt Nam với 80% số người được phỏng vấn có thái độ tích cực đối với hàng hóa từ quốc gia này

25Theo VNExpress, “Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng cao thứ hai thế giới”

26 Theo Automotive News, “Kia tops J.D.Power quality rankings amid shake-up”

27 Theo The Statistics Portal, “Made in country index: country ranking 2017”.

Trang 39

Đơn vị: %

Hình 2.3 Xếp hạng 10 quốc gia đánh giá cao về hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc

năm 2017

Nguồn: Tổng hợp từ The Statistics Portal

Các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng mạnh từ làn sóng văn hóa Hàn Quốc, vì vậy có thể thấy rằng, hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc được các nước châu Á và đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á đánh giá cao Với kết quả người tiêu dùng Việt Nam có thái độ tốt nhất đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Hàn Quốc cho thấy rằng người tiêu dùng trong nước có thái độ rất tích cực đối với hàng hóa từ đất nước này Đây cũng là lợi thế to lớn cho hàng hóa từ Hàn Quốc có thể nhanh chóng thâm nhập thị trường Việt Nam Điều này cũng giải thích tại sao nhập siêu từ Hàn Quốc liên tục tăng mạnh trong nhiều năm qua

2.2 Tiến trình khảo sát về thái độ của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc

KenyaMalaysiaPhilippinesSaudi ArabiaPakistanAlgeriaSingaporeCác tiểu quốc gia Ả Rập

Việt Nam

Trang 40

2.2.1 Phương pháp tiến hành nghiên cứu

Với mục đích đánh giá thái độ người tiêu dùng Việt Nam về các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc, một cuộc khảo sát được tiến hành đối với người tiêu dùng Việt Nam, cụ thể là người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc thu thập từ những nguồn tư liệu thứ cấp thông qua internet và các bài báo mà nghiên cứu này còn được tiến hành thu thập những dữ liệu sơ cấp để làm rõ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu Vì vậy, nghiên cứu khảo sát về thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ

Hàn Quốc sẽ được tiến hành

Quy trình xây dựng các tiêu chí trong nghiên cứu này được thực hiện dựa trên nghiên cứu trước đây của Leonidou và cộng sự (1999) đưa ra, nghiên cứu của ông được thực hiện với việc sử dụng nhiều tiêu chí để đánh giá người thái độ của người tiêu dùng Bulgari đối với sản phẩm hàng hóa của nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Do sự khác biệt về những đặc điểm văn hóa, mức độ phát triển kinh tế và khác biệt về thời đại nghiên cứu, các tiêu chí trong nghiên cứu này sẽ được hiệu chỉnh để phù hợp với nhu cầu nghiên cứu hiện tại

Quá trình thực hiện nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn

cá nhân trực tiếp thông qua công cụ là các bản câu hỏi Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc, do đó, các thông số thu thập được sẽ được thực hiện các thống kê mô tả, và các kiểm định so sánh (Sample T-test, One-way ANOVA) xử lý bằng công cụ SPSS 16.0

2.2.2 Các tiêu chí khảo sát

Các tiêu chí đánh giá tác động của nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa có xuất xứ

từ Hàn Quốc đến thái độ của người tiêu dùng được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí Các tiêu chí này được sử dụng trong nghiên cứu của Leonidou và cộng sự:

(1) Nguồn thông tin được sử dụng trong việc đánh giá hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài

Ngày đăng: 22/02/2018, 00:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Arooj Rashid, Liz Barnes, Gary Warnaby, 2016. Management perspectives on country of origin.Journal of Fashion Marketing and Management, Vol. 20 Issue: 2, pp.230-244 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Fashion Marketing and Management
19. Kandapa Thanasuta, Thanyawee Patoomsuwan, Vanvisa Chaimahawong, Yingyot Chiaravutthi, 2009. Brand and country of origin valuations of automobiles.Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, Vol. 21 Issue:3, pp.355-375 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics
25. M. Sadiq Sohail, 2005. Malaysian consumers’ evaluation of products made in Germany: the country of origin effect.Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, Vol. 17 Issue: 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics
26. Mark Speece, Duc Phung Nguyen, 2005. Countering negative country‐of‐origin with low prices: a conjoint study in Vietnam. Journal of Product & Brand Management, Vol. 14 Issue: 1, pp.39-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Product & Brand Management
27. Michael Chattalas, Thomas Kramer, Hirokazu Takada, 2008. The impact of national stereotypes on the country of origin effect: A conceptual framework.International Marketing Review, Vol. 25 Issue: 1, pp.54-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Marketing Review
32. Pierre Balestrini, Paul Gamble, 2006. Country‐of‐origin effects on Chinese wine consumers.British Food Journal, Vol. 108 Issue: 5, pp.396-412 Sách, tạp chí
Tiêu đề: British Food Journal
38. Supanvanij, J. and Amine, L.S., 2000. Consumer perception of country-of- origin effect and brand effect.Latin American Business Review, Vol. 1 No. 4, pp. 47-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Latin American Business Review
1. Agrawal, J. and Kamakura, W., 1999. Country of origin: a competitive advantage?. International Journal of Reasearch in Marketing. Vol.16, pp 255- 67 Khác
2. Ajzen, I., 2008. Consumer attitudes and behavior. Handbook of Consumer Psychology, New York: Lawrence Erlbaum Associates Khác
3. Amine, L.S., Chao, M. and Arnold,M., 2005. Exploring the practical effects of country of origin, animosity, and price-quality issues: two case studies of Taiwan and Acer in China. Journal of International Marketing, Vol. 13 No.2, pp.114-150 Khác
4. Anderson, W. and Cunningham, W.H., 1972. Gauging foreign product promotion. Journal of Advertising, vol.12 no.1, pp.29-34 Khác
6. Baumgartner, G. and Jolibert, A., 1976. The perception of foreign products in France. Advances in Consumer Research, vol.5, pp.603-5 Khác
7. Bilkey, W. and Nes, E., 1982. Country of origin effects on product evaluations. Journal of International Business Studies, vol. 13, pp. 89-99 Khác
8. Blackwell, D.R., Miniard W.P., Engel F.J., 2001. Consumer Behavior. South Western – Thomson Learning, Ninth Edition Khác
9. Cattin, P., Jolibert, A. and Lohnes, C., 1982. A cross-cultural study of ‘mad in’ concepts’. Journal of International Business Studies, vol.13 no.3, pp.131- 41 Khác
10. Darling, J.R. and Kraft, F.B, 1997. A competitive profile of products and associated marketing practices of selected European and non-European countries. European Journal of Marketing,Vol.11 No.7, pp.519-30 Khác
11. Eroglu, S. and Machleit, K., 1989. Effects of individual and product-specific variables on utilizing country of origin as a product quality cue. International Marketing Review, Vol.6 No.6, pp. 27-41 Khác
12. Gaedeke, R., 1973. Consumer attitudes towards products ‘made in’ in developing countries. Journal of Retailing, vol. 49, pp.13-24 Khác
13. Gurhan-Canli, Z. and Maheswaran, D., 2000. Determinants of country-of- origin evaluations. Journal of Consumer Research, Vol. 27, pp. 96-108 Khác
14. Han, M. and Terpstra, V., 1998. Country-of-origin effects for uni-national and bi-national products. Journal of International Business Studies, Vol. 19, pp.235-55 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w