1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in

18 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 120,5 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Báo chí đang ngày càng trở thành một lĩnh vực hoạt động tinh thần quan trọng trong đời sống. Có nhiều loại hình như: báo in, báo mạng, truyền hình, phát thanh,… Trong đó báo in là loại hình tiên phong. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng ngày càng cao. Chính vì thế mà báo in luôn phải không ngừng đổi mới, tìm tòi những phương thức phản ánh sao cho ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài việc tăng cường hiệu quả phản ánh, các nhà báo còn vận dụng sức mạnh của văn học. Chất liệu văn học được sử dụng trong tác phẩm báo in một cách linh hoạt, dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động. Giữa văn học và báo chí nói chung và báo in nói riêng có mối quan hệ mật thiết. Những thế mạnh của văn chương sẽ giúp nâng cao bút lực cho mỗi người làm báo và tăng thêm bút hồn cho mỗi bài báo. Chất liệu văn học sẽ tạo nên sức hấp dẫn, tăng cường hiệu quả thông tin để thu hút công chúng. Bên cạnh đó, việc sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo in còn góp phần quan trọng vào việc tăng cường tính dân tộc và tính quốc tế, làm cho báo in Việt Nam phát triển theo hướng dân tộc và hiện đại. Đặc biệt, báo in là loại hình báo chí yêu cầu cao về mặt câu chữ nên văn học đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc sáng tạo ra một tác phẩm báo in. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Tiểu luận nghiên cứu về việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in. Đã có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và báo chí như: “ Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí” (Trần Thị Trâm, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2008), “Từ nguồn cội văn chương” (Trần Thị Trâm, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2006), “Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trên báo chí” ( Hoàng Anh, Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động, Hà Nội 2003)… Những công trình trên nghiên cứu về phạm vi báo chí nói chung, với tất cả các loại hình báo chí hiện nay. Với chủ đề “sử dụng chất liệu văn học trên báo in”, tôi sẽ nêu lên suy nghĩ của mình trong việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in nói riêng.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài tiểu luận do tôi tự nghiên cứu Các kết quả công bố trong tiểu luận đảm bảo tính chính xác, có cơ sở lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với các công trình đã công bố

Trang 2

A MỞ ĐẦU.

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Báo chí đang ngày càng trở thành một lĩnh vực hoạt động tinh thần quan trọng trong đời sống Có nhiều loại hình như: báo in, báo mạng, truyền hình, phát thanh,… Trong đó báo in là loại hình tiên phong Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng ngày càng cao Chính vì thế mà báo in luôn phải không ngừng đổi mới, tìm tòi những phương thức phản ánh sao cho ngày càng đạt hiệu quả cao hơn Ngoài việc tăng cường hiệu quả phản ánh, các nhà báo còn vận dụng sức mạnh của văn học Chất liệu văn học được sử dụng trong tác phẩm báo in một cách linh hoạt, dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động Giữa văn học và báo chí nói chung và báo in nói riêng có mối quan hệ mật thiết Những thế mạnh của văn chương sẽ giúp nâng cao bút lực cho mỗi người làm báo và tăng thêm bút hồn cho mỗi bài báo Chất liệu văn học sẽ tạo nên sức hấp dẫn, tăng cường hiệu quả thông tin để thu hút công chúng Bên cạnh đó, việc sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo in còn góp phần quan trọng vào việc tăng cường tính dân tộc và tính quốc tế, làm cho báo in Việt Nam phát triển theo hướng dân tộc và hiện đại Đặc biệt, báo in là loại hình báo chí yêu cầu cao về mặt câu chữ nên văn học đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc sáng tạo ra một tác phẩm báo in

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Tiểu luận nghiên cứu về việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in Đã

có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và báo chí như:

“ Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí” (Trần Thị Trâm, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội- 2008), “Từ nguồn cội văn chương” (Trần Thị Trâm, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội- 2006), “Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trên báo chí” ( Hoàng Anh, Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động, Hà Nội- 2003)… Những công trình trên nghiên cứu về phạm vi báo chí nói chung, với tất cả các loại hình báo chí hiện nay Với chủ đề “sử dụng chất liệu văn học trên báo in”, tôi sẽ nêu lên suy nghĩ của mình trong việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in nói riêng

Trang 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Tiểu luận nghiên cứu về việc sử dụng chất liệu văn học Việt Nam trên báo in Nghiên cứu đề tài để thấy được vai trò của văn học Việt Nam đối với

sự ra đời và phát triển của báo in nước ta Với đề tài này mong muốn làm sáng rõ hơn những tác động to lớn mà văn học đã mang đến cho báo in trên từng phương diện, từng mặt khác nhau Nhiệm vụ nghiên cứu là thông qua phân tích, lý giải vai trò, vị trí, hiệu quả của việc khai thác, vận dụng chất liệu văn học vào quá trình sáng tác tác phẩm báo in

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Như đã nói trên, tiểu luận nghiên cứu về việc sử dụng chất liệu văn học Việt Nam trên báo in, nói về vai trò của văn học với báo in, xét trên nhiều bình diện khác nhau như: những yếu tố văn học hoặc yếu tố có giá trị văn học được các nhà báo khai thác, vận dụng như một chất liệu sáng tạo tự nhiên trong quá trình cấu thành tác phẩm báo chí Các chất liệu văn học thường hiện diện trên mọi thành tố của tác phẩm ( từ đầu báo, sapo, thân báo đến phần kết…)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Để có thể thực hiện được tiểu luận, tôi đã sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, từ đó sẽ phân tích, đánh giá và đi đến những kết luận

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

Nghiên cứu đề tài về việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in làm sáng tỏ vai trò của văn học với báo in, những bình diện chất liệu văn học tiêu biểu được vận dụng trong sáng tạo tác phẩm báo in, các phương pháp sử dụng chất liệu văn học trên báo in Từ đó nêu được những ưu điểm, hạn chế và đưa

ra phương pháp khắc phục

7 Kết cấu của tiểu luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tiểu luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung

Chương 2: Khảo sát để từ đó đưa ra những ưu nhược điểm của việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in hiện nay

Chương 3: Đưa ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục các mặt hạn chế của việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in

Trang 4

B NỘI DUNG

1 KHÁI QUÁT CHUNG:

Văn học Việt Nam đã trải qua chặng đường một nghìn năm cùng lịch

sử dân tộc Là một môn khoa học cơ bản với bề dày lịch sử lâu đời nên văn học đã trở thành cái gốc, là dòng sữa mẹ trong lành nuôi dưỡng báo chí phát triển Báo in là loại hình báo chí ra đời đầu tiên Cùng chung chất liệu là ngôn ngữ nên giữa báo chí nói chung và báo in nói riêng và văn học Việt Nam có một mối quan hệ gắn bó, sâu sắc

1 Các khái niệm:

1.1 Khái niệm và lịch sử ra đời của báo in:

Báo in là một loại hình báo chí định kỳ thông tin thời sự các sự kiện, vấn đề trong xã hội thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và kỹ thuật in

ấn để chuyển tải thông tin

Tuy nhiên không phải từ khi ra đời , báo in đã được gọi ngay cái tên là báo in Theo nhiều người, trước khi ra đời các loại hình báo chí khác, báo in vẫn được gọi bằng cái tên chung là báo chí

Thuật ngữ báo chí là một từ Hán- Việt Trong đó từ báo có nghĩa là thông báo, và từ chí có nghĩa là giấy Nhiều người cũng cho rằng báo chí là những thông tin được ghi chép trên giấy và được xuất bản định kỳ

Cho đến khi phát thanh ra đời, thuật ngữ báo in mới bắt đầu xuất hiện Người ta dùng thuật ngữ này để phân biệt báo in với phát thanh thay vì gọi cái tên chung là báo chí

Báo in ra đời từ rất sớm tờ báo in đầu tiên xuất hiện khoảng năm 59 trước công nguyên Đó là một bảng tin mang tên Acta Diurna của người La

Mã Acta Diurna và những tờ rơi viết tay được coi là “thủy tổ” của báo in hiện đại Nó chứng tỏ rằng báo in ra đời từ thuở xơ khai của loài người và liên tục đồng hành cùng nhân loại, tồn tại cho đến ngày hôm nay

Tuy nhiên đến năm 1566 báo in hiện đại mới chính thức ra đời Đó là

sự ra đời của tờ báo Notizie scritte do chính quyền Venetian phát hành Sự ra đời của báo in hiện đại chính là nhờ vào phát minh vĩ đại của loại người

Trang 5

Nhìn lại lịch sử phát triển, nền báo in đã có biết bao biến chuyển, thay đổi

để có thể tiếp tục tồn tại, đồng hành cùng nhân loại qua bao biến cố thăng trầm

Ở nước ta, sự ra đời của báo in nói chung được đánh dấu bằng sự ra đời của

tờ Gia Định báo vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn Đây là một tờ báo tổng hợp có khuôn khổ 25 x 32 cm, tồn tại suốt 44 năm kể từ khi thành lập

Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời khá muộn Sự ra đời của báo chí cách mạng được đánh dấu vào năm 1925 do Nguyễn Ái Quốc thống nhất các

tổ chức Đảng trong nước và lập ra tờ báo Thanh Niên Từ đây Việt Nam mới chính thức có một tờ báo vạch đường, chỉ lối cho công cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc Báo in vinh dự là một loại hình báo chí xuất hiện sớm nhất và gắn liền với những sự kiện quan trọng, những dấu mốc chói lọi trong lịch sử dân tộc

1.2 Khái niệm văn học:

Văn học là nghệ thuật sử dụng ngôn từ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người

Văn học Việt Nam đã trải qua chặng đường một nghìn năm cùng lịch

sử dân tộc Một thiên niên kỷ văn học với bao biến đổi, thăng trầm, từ thuở sơ khai đến nay chúng ta đã có một kho tàng vô cùng phong phú, hấp dẫn

Báo chí và văn học hiện đại vốn cùng ra đời trong cùng một điều kiện lịch sử văn hóa, cùng sử dụng chữ quốc ngữ làm chất liệu, cùng chung đội ngũ những người cầm bút,… Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ song phương, đa chiều Văn học là loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của nhân loại Từ khi nền báo chí non trẻ đang ở thời kỳ phôi thai trứng nước thì văn học đã có một bề dày lịch sử lâu dài và những thành tựu to lớn nên một lẽ tự nhiên, văn học trở thành cội nguồn để nuôi dưỡng báo chí phát triển

2 Vai trò của văn học đối với báo in:

2.1 Văn học cung cấp cho nền báo in đội ngũ đông đảo những nhà báo.

Trước hết, theo dõi tiến trình lịch sử báo chí Việt Nam, chúng ta thấy rất rõ địa hạt văn chương đã cung ứng cho nền báo in một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng Trên thực tế, đội ngũ nhà báo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 hầu hết đều là nhà văn Cho đến hôm nay, báo in vẫn là miền

Trang 6

thu hút những người vốn chuyên làm văn chương vào làng của mình, những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng

Sự thật, một nguyên lý bất di bất dịch của một tác phẩm báo in hay văn chương, người viết đều bắt đầu từ nội dung, đó là các hiện tượng mang tính

sự kiện nghĩa là các hiện tượng có vấn đề Cả nhà văn lẫn nhà báo đều kiếm tìm điều đó và giải quyết nó nhằm thúc đẩy cuộc sống này phát triển Rõ ràng

sự gặp gỡ của văn chương và báo chí đã tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn

để có thể bùng nổ những tài năng nghệ sĩ

Đa số các nhà báo, nhất là những người có được những tác phẩm luôn

ám ảnh bạn đọc, đều bắt đầu từ niềm đam mê văn học, vì yêu văn chương nên dám hy sinh tất cả để dấn thân vào sự nghiệp báo, dù vẫn biết đây là một nghề

vô cùng nghiệt ngã Hầu như mọi nhà văn Việt Nam đều ít nhiều có tham gia làm báo hay hơn một lần có bài đăng báo Báo in là loại hình báo chí có yêu cầu cao nhất về mặt câu chữ Muốn làm kí giả thì đầu tiên phải biết viết văn, tức là phải có năng lực văn chương nhất định Chính vì thế nên nhà văn làm nhà báo rất có thuận lợi và đủ tự tin để tạo ra một tác phẩm báo in hoàn chỉnh

về mặt câu chữ, khiến người đọc dễ hiểu, dễ hình dung ra vấn đề Năng lực văn chương còn giúp họ phản ánh những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống một cách tối ưu Hồ Chí Minh là một đại diện tiêu biểu cho việc nhà văn trở thành nhà báo Bác không những là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn

là một nhà văn, nhà thơ xuất chúng Sớm nhận ra báo chí là vũ khí sắc bén của cách mạng nên Bác đã tự học viết báo Từ một người tự học làm báo, Bác

đã sáng lập ra 9 tờ báo Người đã có những tác phẩm đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân… Bác khuyên người làm báo

“Chớ viết khô khan quá, phải viết cho văn chương, vì ngày trước khác, bây giờ khác, sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay thấy lạ, thấy văn chương thì mới đọc” Bên cạnh đó cũng có nhiều nhà văn, nhà thơ đã trở thành nhà báo

có tên tuổi, được bạn đọc xa gần yêu mến như: Trần Đăng Khoa, Hoàn Nhuận Cầm, Minh Chuyên… Nhiều vị đã trở thành tổng biên tập của nhiều tờ báo quan trọng: Tô Hoài, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt…Họ đều là những nhà văn, nhà thơ khá nổi tiếng Từ con đường văn chương, họ bước

Trang 7

sang con đường viết báo một cách rất tự nhiên và thành công Trên con đường phát triển của báo in hiện nay, đôi ngũ những người làm báo đặc biệt xuất thân từ sự nghiệp văn chương đã góp phần làm cho những trang báo không chỉ có thông tin với những con số, sự kiện đơn thuần mà còn thấm đẫm chất văn và tình người

2.2 Văn học cung cấp cho báo in một khối lượng văn chương lớn:

Nhắc lại lời Hồ Chí Minh đã dạy các nhà báo: “Chớ viết khô khan quá, phải viết cho văn chương, vì ngày trước khác, bây giờ khác,sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay thấy lạ, thấy văn chương thì mới đọc” Thật vậy, dù thời sự là yếu tố quan trọng nhất của báo chí nói chung cũng như là báo in nói riêng nhưng ta thử tưởng tượng xem nếu một ngày nào đó trên báo in vắng bóng hoàn toàn những tác phẩm văn chương thì báo in sẽ như thế nào, sẽ phát triển ra sao? Báo in trước cách mạng đã dăng tải một số lượng tác phẩm thật khổng lồ, từ văn học dân gian, thơ văn bác học đến tác phẩm của các nhà văn, thi sĩ đương thời…Và cho đến hiện nay thì các tác phẩm văn chương vẫn là một phần quan trọng của báo in Không chỉ trên các báo văn mà còn trên các báo lớn như: Nhân dân, Lao Động, Sài Gòn giải phóng…Xã hội càng phát triển thì nhu cầu giao lưu văn hóa của con người càng cao, tức là những tin tức văn hóa, những vấn đề thời sự văn học càng cần thiết Cuộc sống càng phức tạp, căng thẳng thì con người càng ngày càng cần có nhu cầu giải tỏa Thư giãn bằng con đường văn hóa văn nghệ, thông qua cái đẹp, bằng cái đẹp trên các hình thức nhạy bén của truyền thông, chính là cách nghỉ ngơi, thư giãn tích cực và hữu hiệu, phù hợp nhất với số đông công chúng Những tác phẩm văn học luôn là món hàng câu khách nhất , chúng thực sự đã góp phần không nhỏ để làm tăng thêm uy tín và sức hút của một tờ báo

2.3 Văn học mang đến cho báo in một hệ thống đề tài phong phú và hấp dẫn.

Những tác phẩm văn chương của các nhà văn cùng các nhân vật của nó muôn thuở vẫn là những đề tài bất tận cho báo in Nghề văn, nhà văn bao giờ cũng là mảng đề tài hấp dẫn, độc đáo với những kiểu nhân vật kỳ lạ, những số phận hết sức đa đoan, vừa bí ẩn, vừa chân thật Bao nhiêu truyện xưa tích cũ,

Trang 8

bao nhiêu tác phẩm và cuộc đời của các thi nhân cổ kim Đông Tây đã trở thành nguồn đề tài bất tận cho báo in Cuộc đời đầy cá tính của các nhà văn

đã giúp báo in có được thể loại chân dung và nhiều thể ký văn học có giá trị khác khác

2.4 Văn học cung cấp cho báo in nguồn chất liệu văn chương dồi dào.

Nguồn tri thức văn chương dồi dào cùng với các thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu mà báo in khai thác, kế thừa từ văn học mới là động lực trực tiếp tạo nên sức mạnh nội sinh đích thực cho báo in Có thể tăng cường năng lực tác động một cách ấn tượng và hấp dẫn cho tác phẩm báo in bằng nhiều cách khác nhau, song không thể phủ nhận khả năng khai thác hiệu quả thẩm mỹ từ các tri thức văn học cùng với các thủ pháp nghệ thuật cơ bản của văn chương Con đường này đã tạo được những hiệu ứng tác động sâu sắc, lý thú cho tác phẩm báo in Nguồn tri thức văn chương thực sự góp phần nâng cao năng lực phản ánh và hiệu quả tác động cho tác phẩm báo in Các thành ngữ, tục ngữ, điển cố điển tích… được các nhà báo vận dụng đưa vào bài báo của mình sẽ khiến giá trị thông tin của tác phẩm trở nên đa diện hơn Các tri thức văn học giúp cho báo in thông tin sự thật xác đáng hơn, bộc lộ dược cảm quan tinh tế của chủ thể sáng tạo Tìm được vị trí và hoàn cảnh vận dụng thích hợp, mỗi đơn vị tri thức văn học ấy đã tiềm chứa một nỗi niềm, thái độ đánh giá hoặc định hướng về nhân sinh thế sự của các ký giả

Ngoài việc sử dụng chất liệu văn học dưới dạng ca dao, tục ngữ… các nhà báo hiện đại cũng thường khai thác và sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ, lói nói vần vè…nhằm kiến tạo những lối biểu đạt giàu hình tượng, hình ảnh theo lối văn chương thẩm mỹ Thông thường khi cần nhấn mạnh một khía cạnh thông tin cụ thể, các nhà báo thường hay sử dụng ẩn dụ, có giá trị như một biện pháp so sánh ngầm nhằm gợi những liên tưởng bất ngờ thú vị Đặc biệt lối chơi chữ vốn là hình thức đặc thù của văn chương cũng được báo

in khai thác nhằm tạo những hiệu quả tác động ấn tượng cho người đọc Chơi chữ đem đến cho tác phẩm báo chí những liên tưởng bất ngờ, thú vị, phát huy

cá tính sáng tạo cho ngôn ngữ chủ thể sáng tạo

3 Một số cách sử dụng chất liệu văn học trên báo in:

Trang 9

Việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in thường được thực hiện theo một số kiểu cơ bản sau:

3.1 Mượn cốt truyện hoặc tình tiết từ tác phẩm văn học:

Thường xảy ra hai khuynh hướng:

+) Kể lại ( thường là ở dạng tóm tắt) toàn bộ cốt truyện hay chỉ là một tình tiết của tác phẩm văn học, để tạo cơ sở liên hệ, so sánh Rồi từ đó nói về một vấn đề, một sự kiện hiện tại có những nét tương tự

+) Dựa vào cốt truyện ( chủ yếu là của các tác phẩm văn học cổ), những tình tiết, dữ liệu hiện đại

3.2 Mượn hình ảnh các nhân vật văn học

Đây là hình ảnh các nhân vật văn học vốn từ lâu đã trở nên quen thuộc, gần gũi với quần chúng, tới mức người viết báo có thể viện dẫn chúng như là biểu tượng của những đặc điểm, tính chất nào đó mà không cần có chú thích

Ví dụ: Sở Khanh là hiện thân của sự lừa lọc, xảo trá trong tình yêu Tú Bà là tên gọi chung cho những kẻ buôn bán thân xác phụ nữ

3.3 Mượn từ ngữ, lối nói từ các tác phẩm văn học:

Các chất liệu văn học thuộc loại này được sử dụng hết sức rộng rãi và linh hoạt chúng có thể đứng ở bất cứ chỗ nào trong kết cấu của bài viết, từ tiêu đề cho đến các câu trong bài viết Các từ ngữ, lối nói được vay mượn từ các tác phẩm văn học, có thể là thơ, có thể là văn xuôi Tuy nhiên thơ có vẻ chiếm ưu thế Giá trị của thơ được bộc lộ rõ nết và đầy đủ hơn

Như vậy là chúng ta đã điểm qua đôi nét về việc sử dụng chất liệu văn học trên báo in

3.4 Sử dụng thành ngữ, tục ngữ… trong việc sáng tạo tác phẩm báo in:

Thành ngữ, tục ngữ… là những chất liệu văn học dễ dàng bắt gặp trong một tác phẩm báo in Những chất liệu văn học này đã hóa thân vào mọi thành phần của tác phẩm báo in: từ tít đến sapo, phần mở đầu, phần thân hay phần kết…Chúng được khai thác để đặt tên cho tác phẩm báo in Cái tên không chỉ làm đẹp mà còn phải bao hàm được ý tưởng của tác giả Với sự hỗ trợ của văn học, người làm báo dễ dàng có được những cái tít vừa hay vừa thu hút được

sự chú ý của công chúng Thành ngữ, tục ngữ được sử dụng với tần số lớn trên báo in Thành ngữ tục ngữ còn hóa thân vào sapo, làm cho sapo bừng lên sức sống nội sinh cần có Như thế sapo sẽ vừa hay, vừa ngắn gọn, vừa đại

Trang 10

chúng Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm báo in giúp cho tác phẩm mang được cái hồn của dân tộc Việt Nam, làm cho câu chuyện trở nên chân thật, cụ thể và giàu khả năng biểu cảm Đó là những mã di truyền văn hóa dân tộc, thể loại văn học truyền miệng này dường như đã kết tinh được toàn bộ sự thông tuệ và minh triết của dân gian ngàn đời

3.5 Sử dụng thơ, văn trong tác phẩm báo in:

Mỗi nhà báo đều có trong mình một vốn văn chương đa dạng, phong phú Số lượng các bài báo được sử dụng chất liệu văn học là thơ, văn chiếm một tỉ lệ khá lớn và thật sự hấp dẫn người đọc Nhà báo cũng có thể sử dụng một ý, một câu thơ, câu văn để đặt tên cho tác phẩm báo in của mình Hay sử dụng thơ, văn để mở đầu cho tác phẩm Lối mở đầu bài báo bằng những câu thơ, câu văn giàu hình ảnh và khả năng biểu cảm thường xuất hiện với một tần xuất lớn Bên cạnh đó việc viện dẫn thơ, văn trong tác phẩm báo in cũng

là một thủ pháp thường xuyên xuất hiện trên báo in Có thể là do thị hiếu của người đọc hay bởi trong mỗi nhà báo Việt Nam đều có một nhà văn Sử dụng thơ văn trong tác phẩm báo in giúp người đọc đánh thức được những trầm tích văn hóa đang ngủ yên trong cõi mơ thức dậy, khiến bài báo sinh động hơn, giàu sức biểu cảm hơn

3.6 Sử dụng điển cố điển tích và ngôn ngữ văn học giàu sức biểu cảm

Điển tích là sự tích chép trong sách vở xưa, điển cố là những sự tích, luật lệ cũ Mặc dù tần xuất xuất hiện của các điển tích điển cố Việt Nam ít hơn của thế giới nhưng nó cũng đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nên một tác phẩm báo in hay Việc sử dụng điển cố điển tích làm cho bài báo thêm hàm súc, sang trọng và giàu ngữ nghĩa Nhờ những trầm tích văn hóa

mà cả người viết và người đọc có thể sống thêm nhiều cuộc đời Điều này phù hợp với tâm lý và đối tượng tiếp nhận của người phương Đông Và rất nhiều thủ pháp nghệ thuật, những phép tu từ, các hình thưc chuyển nghĩa đã được người làm báo sử dụng một cách linh hoạt trong khi làm báo

4 Tiểu kết:

Xét trên mọi bình diện và mọi cấp độ, chúng ta thấy: Những đóng góp của văn học đối với báo in thật sự to lớn và việc vận dụng những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo in đã đang và sẽ có một đóng góp quan

Ngày đăng: 13/02/2018, 00:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w