1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nguyên tắc phân tán rủi ro, bồi thường và thê quyền trong bảo hiểm

37 628 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 169,21 KB

Nội dung

Doanh nghiệpkhông thể đánh giá được hết những rủi ro sẽ phải gánh chịu về đối tượng bảo hiểm.Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể phải đối mặt với việc không tập hợp được đủ số đông cần

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT

KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

Đề tàiNGUYÊN TẮC PHÂN TÁN RỦI RO, NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG VÀ NGUYÊN TẮC THẾ QUYỀN

TRONG BẢO HIỂM

Giảng viên: Ths.Bạch Thị Nhã Nam

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Nhắc đến bảo hiểm là nhắc đến rủi ro Trong mối quan hệ bảo hiểm, đa phần mọingười chỉ nhận thức và quan tâm đến vấn đề bên nhận bảo hiểm - doanh nghiệp bảohiểm nhận rủi ro cho bên mua - người được bảo hiểm Thế nhưng, không chỉ ngườiđược bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm rủi ro mà chính doanhnghiệp bảo hiểm đó cũng được một hay nhiều doanh nghiệp khác cùng nhận rủi rohay nhận bảo hiểm rủi ro cho Việc nhận rủi ro cho bên được bảo hiểm hay mua bảohiểm để chuyển rủi ro đều hoạt động dựa trên những nguyên tắc nhất định

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm, khi tiến hành bồi thường,chi trả tiền bảo hiểm, hay yêu cầu bồi hoàn từ bên thứ ba có lỗi, doanh nghiệp bảohiểm cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định

Để hiểu rõ hơn về các nguyên tắc hoạt động trong hoạt động bảo hiểm, nhóm chúngtôi đã nghiên cứu, phân tích một số nguyên tắc cơ bản bao gồm: nguyên tắc phân tánrủi ro, nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền với mong muốn mang đến mộtcái nhìn tổng quan, toàn diện về điều kiện, đặc điểm, phạm vi của các nguyên tắc đó.Bài tiều luận gồm ba chương:

Chương I: Nguyên tắc phân tán rủi ro

Chương II: Nguyên tắc bồi thường (Indemnify)

Chương III: Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)

Trang 3

Khi các rủi ro xảy ra trong đời sống lao động của con người thì chính bản thân ngườigặp rủi ro phải tự mình khắc phục các tổn thất bằng chính khả năng, tài sản của mình.Trong khi số tiền mà cá nhân dự trữ thường rất hạn chế, do đó, khả năng tự khắc phụctổn thất sẽ rất thấp Trong trường hợp này, nếu người gặp rủi ro đã tham gia bảo hiểmthì việc hạn chế hậu quả khi rủi ro xảy ra đã được doanh nghiệp bảo hiểm thực hiệnchi trả tiền bảo hiểm một cách kịp thời Do đó, việc khắc phục hậu quả sẽ thuận lợihơn nhiều so với việc tự khắc phục bằng tài sản của mình

Trang 4

Vì vậy khi tham gia bảo hiểm, người mua đã san sẻ bớt, phân tán bớt rủi ro cho doanhnghiệp bảo hiểm Với phương thức đó, rủi ro được xử lý triệt để hơn, giúp giảm gánhnặng và bù đắp cho con người về vấn đề tài chính.

Mặt khác, không phải ai tham gia bảo hiểm cũng đều gặp rủi ro, do đó không phảidoanh nghiệp bảo hiểm đều phải chi trả tiền bảo hiểm hết cho tất cả các đối tượngtham gia bảo hiểm Dựa trên quy tắc “lấy của số đông chi cho số ít” quy tụ nhiềungười có cùng rủi ro thành một cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính khi rủi roxảy ra Số người tham gia càng đông, tổn thất càng phân tán mỏng, rủi ro càng giảmthiểu ở mức độ thấp nhất thể hiện ở mức phí bảo hiểm phải đóng là nhỏ nhất đủ đểmỗi người đó không ảnh hưởng gì quan trọng đến hoạt động sinh hoạt sản xuất củamình Do đó, tổn thất của người được bảo hiểm được san sẻ, phân tán cho tất cảnhững người tham gia bảo hiểm.1

1.2 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm.

Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro Mặc dù,các doanh nghiệp bảo hiểm luôn nhận thức rằng với những rủi ro mà mình gánh chịuđược thực hiện theo nguyên tắc “lấy của số đông chi trả cho số ít”, tuy nhiên, trongthực tế, không phải lúc nào nguyên tắc này cũng được đảm bảo an toàn Doanh nghiệpkhông thể đánh giá được hết những rủi ro sẽ phải gánh chịu về đối tượng bảo hiểm.Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể phải đối mặt với việc không tập hợp được đủ

số đông cần thiết tham gia, hay trong trường hợp các sự kiện bảo hiểm trong hợp đồngbảo hiểm xảy ra liên tục, doanh nghiệp sẽ không chi trả được hết số tiền bảo hiểm,điều này sẽ làm cho doanh nghiệp bảo hiểm mất cân bằng về tài chính và nguy cơ phásản là khó tránh khỏi Điều này buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải tìm kiếm và lựachọn phương pháp phân tán rủi ro Một trong những cách đó là tái bảo hiểm hoặcđồng bảo hiểm

1 TS Phạm Văn Tuyết, Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm, trang 20

Trang 5

Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để

chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho doanhnghiệp bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho doanh nghiệp bảo hiểm khác đó mộtphần chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm Tái bảo hiểm là hoạt độngnhằm mục đích sinh lợi, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nhận một khoản phí bảo hiểm củadoanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảohiểm2 Nói theo cách đơn giản nhất “tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm” Cácdoanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm cho bên tham gia bảo hiểm, đến lượt mình,doanh nghiệp bảo hiểm cũng trở thành đối tượng được bảo hiểm Doanh nghiệp bảohiểm sẽ phân tán một phần rủi ro cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm Trong trườnghợp tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết doanh nghiệp bảo hiểm gốc banđầu và là người duy nhất chịu trách nhiệm đảm bảo cho rủi ro của người được bảohiểm chứ người được bảo hiểm không cần biết đến người nhận tái bảo hiểm Hợpđồng tái bảo bảo hiểm là hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhận tái bảo hiểm vàdoanh nghiệp bảo hiểm gốc, người được bảo hiểm không liên quan gì trong hợp đồngnày Trong thực tế, phần lớn người được bảo hiểm cũng không hề biết về sự tồn tạicủa tái bảo hiểm

Tại Việt Nam, hiện tại có hai doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nổi cộm là: Tổng công

ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam Vinare và Tổng công ty cổ phần tái bảohiẻm PVI

Đồng bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang, bằng cách tập hợp

nhiều doanh nghiệp cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng, rủi ro tổn thất của đốitượng này được các doanh nghiệp bảo hiểm cùng gánh chịu theo tỉ lệ đã thoả thuậntrước đó trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đãgiao kết Mỗi đồng bao hiểm chấp nhận một tỉ lệ phàn trăm nào đó của rủi ro, đổi lại

2 Khoản 2, Điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010.

Trang 6

cũng chỉ nhận một tỉ lệ tương ứng về phí và cũng chỉ phải trả một tỉ lệ bời thường nhưthế

Về mặt pháp lý, người tham gia bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm vàkhi có tổn thất xảy ra, người tham gia bảo hiểm mới có thể đòi bồi thường đối với mỗidoanh nghiệp bảo hiểm Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm theo phầncủa mình mà không phải chịu trách nhiệm cho nhau Như vậy, có thể xem đồng bảohiểm là một rủi ro được đảm bảo bởi nhiều hợp đồng Tuy nhiên, thực tế, nếu đồngbảo hiểm được thể hiện bằng nhiều hợp đồng riểng lẽ thì sẽ rất bất lợi cho người đượcbảo hiểm Do đó, chỉ có một hợp đồng duy nhất được thiết lập trong đó có tên của tất

cả các doanh nghiệp đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ đã chấp nhận Bản hợpđồng sẽ do một trong các đồng bảo hiểm đứng ra đại diện, quản lý trong mối quan hệvới khách hàng 3

Ví dụ: Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines, vừa ký Hợp đồng bảohiểm với Liên danh Tổng công ty Bảo hiểm PVI và Tổng công ty cổ phần bảo hiểmbưu điện PTI do Bảo hiểm PVI đứng đầu, cung cấp dịch vụ bảo hiểm 03 năm cho toàn

bộ tài sản mặt đất và con người của Vietnamairlines giai đoạn 2013 đến 2015 Toàn bộtài sản của Vietnam Airlines được bảo hiểm bao gồm hệ thống trụ sở, kho tàng, thiết

bị điện tử, phương tiện vận tải mặt đất với trị giá bảo hiểm hàng nghìn tỷ đồng và trên10.000 cán bộ công nhân viên bao gồm nhân viên tổ bay, cán bộ đại diện và cán bộcông nhân viên của Vietnam Airlines được cung cấp các dịch vụ bảo hiểm chăm sóc y

tế và vận chuyển cấp cứu đạt tiêu chuẩn quốc tế trên phạm vi toàn thế giới với mứctrách nhiệm tối đa USD 50.000/người.4

3 Những điểm giống và khác nhau giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm, được lấy từ:

tai-bao-hiem.htm , truy cập ngày 10/10/1017.

https://text.123doc.org/document/1121160-nhung-diem-giong-va-khac-nhau-giua-dong-bao-hiem-va-4 Được lấy từ: vietnam-airlines/c/10063503.epi , truy cập ngày 17/10/2017.

Trang 7

https://www.baomoi.com/lien-danh-bao-hiem-pvi-va-pti-ky-hd-bao-hiem-cho-Chương II NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG 2.1 Khái quát chung về nguyên tắc bồi thường

2.1.1 Khái niệm

Trong BLDS năm 2015 có qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong đó cótrách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường hiệt hạingoài hợp đồng Về trách nhiệm bồi thường thường thiệt hại trong hợp đồng, hai bênthực hiện hợp đồng nếu bên nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây rathiệt hại cho bên còn lại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mìnhgây ra Tương tự như vậy, người nào có lỗi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,gây hại đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác thì bên gâythiệt hại sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánhchịu Đây được xem là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trên tinh thần chung của BLDS, nguyên tắc bồi thường trong kinh doanh bảo hiểm là

sự bù đắp của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những thiệt hại của người tham gia bảohiểm khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho người được bảo hiểm Nhưvậy, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra vàgây thiệt hại Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại xảy đối với bên mua bảo hiểm đềuđược doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, mà còn phải tùy vào trường hợp cụ thể vàrủi ro đó phải là rủi ro được bảo hiểm Ví dụ như một cửa hàng kinh doanh quần áothời trang ký hợp đồng hỏa hoạn với một doanh nghiệp bảo hiểm Trong thời hạn bảohiểm, một khách hàng mua quần áo đã vô ý làm vỡ cửa kính tự động của cửa hàngquần áo đó Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiêm không phải bồi thường tổnthất đó vì rủi ro tổn thất bất ngờ với cửa kính không thuộc nội dung bảo hiểm tronghợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn

2.1.2 Phạm vi áp dụng nguyên tắc bồi thường

Trang 8

Nguyên tắc bồi thường chỉ áp dụng đối với hai loại bảo hiểm là bảo hiểm tài sản vàbảo hiểm trách nhiệm dân sự, không áp dụng cho bảo hiểm con người và bảo hiểm phinhân thọ khác Sở dĩ như vậy là vì nguyên tắc bồi thường phụ thuộc chủ yếu vào việcđánh giá tài chính Chẳng hạn như khi mua bảo hiểm xe gắn máy, doanh nghiệp bảohiểm có thể dựa trên giá thị trường mà xác định được giá cả của chiếc xe gắn máy tạithời điểm đó; khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ ba thì khi người đượcbảo hiểm gây thiệt hại cho người thứ ba và người thứ ba có yêu cầu bồi thường thìdoanh nghiệp bảo hiểm mới phải bồi thường Ngược lại, khi mua bảo hiểm nhân thọcho một cá nhân nào đó không một doanh nghiệp bảo hiểm hay thậm chí là ngườimua bảo hiểm nào có thể xác định được giá tiền của sinh mạng người đó là bao nhiêu

và khi người đó mất thì sinh mạng đáng giá bao nhiêu Bởi lẽ, bảo hiểm nhân thọ làloại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết (cáichết của người được bảo hiểm là cái chết tự nhiên)5

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm cho các đối tượng là tài sản, bao

gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản6 Nếu muabảo hiểm cho một tài sản là người mua bảo hiểm đã bỏ ra một khoản chi phí nhất địnhcho doanh nghiệp bảo hiểm, để doanh nghiệp bảo hiểm bù đắp cho họ những thiệt hại

về tài sản đó7

Ví dụ: bảo hiểm xe máy, bảo hiểm cháy nổ nhà…

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hình thức bảo hiểm cho đối tượng là trách

nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của phápluật.8 Khi một người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chính là việc họ bỏ ra một

5 Trang 229, Giáo trình Bao hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam, TS Phạm Văn Tuyết

6 Điều 40, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010

7 Trang 237, Giáo trình Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam, TS Phạm Văn Tuyết

8 Điều 52, Luật Kinh doanh bao hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010

Trang 9

khoảng chi phí nhất định cho doanh nghiệp bảo hiểm, để doanh nghiệp bảo hiểm gánhchịu thay họ trách nhiệm dân sự đối với nguời khác 9

2.1.3 Điều kiện, thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.

2.1.3.1 Điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.

Thứ nhất, về cơ bản phải có sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, mà theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảohiểm sẽ phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc khi có yêu cầu bồi thường của người thứ ba

Hay nói cách khác là người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải ký kết mộthợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở cho mọi trách nhiệm xảy ra sau này Và tất nhiên,hợp đồng đó phải có hiệu lực và đã phát sinh trách nhiệm hợp đồng

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có thiệt hại mà thiệt hại đó là do rủi

ro được bảo hiểm gây ra

Ví dụ: Ông A và doanh nghiệp bảo hiểm B kí kết một hợp đồng bảo hiểm cháy nổ,như vậy thì khi có sự kiện bảo hiểm là việc cháy nổ xảy ra làm hư hỏng tài sản thìdoanh nghiệp B phải bồi thường cho ông A

2.1.3.2 Thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm tài sản Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa

thuận mà khi xảy ra sự kiện đó thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho ngườiđược bảo hiểm10 Như vậy, việc giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản thì trướchết căn cứ đầu tiên chính là sự kiện bảo hiểm

Ví dụ: Anh Soobin ký với doanh nghiệp A một hợp đồng bảo hiểm cháy nổ nhà ở, thìchỉ khi trong thực tế xảy ra việc nhà anh Soobin bị cháy nổ thì doanh nghiệp A mới

9 Trang 237, Giáo trình Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam

10 Khoản 10, điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bô sung năm 2010

Trang 10

phải bồi thường theo phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng Việc cháy nổ nhà anh Soobinchính là sự kiện pháp lý làm căn cứ để doang nghiệp A phát sinh trách nhiệm bồithường bảo hiểm cho anh Soobin Ngược lại nếu như từ lúc tham gia bảo hiểm đến lúcbảo hiểm hết hạn mà không hề xảy ra vụ việc cháy nổ nhà nào thì doanh nghiệp Akhông phải bồi thường bảo hiểm cháy nổ cho anh Soobin

Hợp đồng bao hiểm trách nhiệm dân sự Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh

khi có các điều kiện sau: có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối vớingười thứ ba; có lỗi của người gây thiệt hại; có thiệt hại thực tế đối với bên thứ ba;thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngược lại hành vi lànguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại11

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường nếu người thứ ba yêu cầu ngườiđược bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trongthời hạn bảo hiểm Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thườngkhi có yêu cầu bồi thường từ người thứ ba

Ngược lại, nếu đã có thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi người tham gia bảo hiểmphải bồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải chịu trách nhiệm đối vớingười tham gia bảo hiểm

Ví dụ: Thầy giáo Mưa ký với doanh nghiệp bảo hiểm A một hơp đồng bảo hiểm tráchnhiệm dân sự về chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Trrong trường hợp thầy giáoMưa tham gia điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn cho chị B, lúc này việcthầy giáo Mưa gây tai nạn cho người khác chính là sự kiện bảo hiểm được thỏa thuậntrong hợp đồng Tuy nhiên, khi có thiệt hại xảy ra mà chị B có yêu cầu thầy giáo Mưabồi thường thì lúc này mới phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của doanhnghiệp A Ngược lại, nếu có thiệt hại tuy nhiên chị B không có yêu cầu thầy giáo Mưa

11 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại lấy từ luat.aspx?ItemID=14 , truy cập ngày 22/09/2017

Trang 11

http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-bồi thường thì lúc này doanh nghiệp bảo hiểm A cũng không phát sinh trách nhiệmbồi thường bảo hiểm.

Thông thường, khi hợp đồng chấm dứt, trách nhiệm bồi thường cũng thường chấmdứt, tuy nhiên cần lưu ý rằng, đối với trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủphí bảo hiểm trong thời gian đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảohiểm (Điều 23) và được doanh nghiệp bảo hiểm gia hạn thì doanh nghiệp bảo hiểmvẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểmxảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí Tuy nhiên bên mua bảo hiểm vẫn phải đóngphí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểmtài sản12

2.1.4 Mục đích bồi thường.

Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ tình trạngtài chính như trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm Thực tế cho thấy cónhiều trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm không thể khôi phục được hoàn toàn vịtrí tài chính như khi chưa có tổn thất xảy ra cho người được bảo hiểm mà chỉ có thểkhôi phục được ở trong phạm vi bảo hiểm13

Ví dụ: Suzi mua bảo hiểm cho chiếc xe ô tô của mình với số tiền bảo hiểm là 200triệu đồng Một thời gian sau thì xảy ra tai nạn giao thông và chiếc xe bị hư hỏnghoàn toàn Nếu vào thời điểm xảy ra tai nạn chiếc xe có giá trị trên thị trường 500triệu đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ phải bồi thường 200 triệu đồng Bởi vìviệc bồi thường phải tuân theo nguyên tắc không vượt quá số tiền bảo hiểm Như vậy

12 Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhưng vẫn phải bồi thường lấy từ

http://tinmientrung.com/tranh-chap-bao-hiem-tai-bao-minh-tranh-cai-ve-hieu-luc-hop-dong/ , truy cập ngày 22/09/2017

13 Mục đích bồi thường bảo hiểm lấy từ

http://www.baoviet.com.vn/baohiem/Kien-thuc-Bao-

hiem/Kien-thuc-chung-ve-bao-hiem-phi-nhan-tho/Cac-nguyen-tac-trong-bao-hiem/201/3457/MediaCenterDetail/ , truy cập ngày 23/09/2017

Trang 12

thì việc bồi thường không hoàn toàn bồi đắp hết được những tổn thất tài chính của tàisản được bảo hiểm.

2.2 Nguyên tắc áp dụng bồi thường

2.2.1 Căn cứ bồi thường

Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2013:

“1 Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp

có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

2 Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

3 Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất

và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.”

Về cơ bản việc bồi thường bảo hiểm tài sản phải được xác định trên giá thị trường củatài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc tạithời điểm đó giá thị trường đối với tài sản bao nhiêu thì doanh nghiệp bảo hiểm phảibồi thường số tiền bằng với thị giá đó Việc qui định xem xét giá thị trường chỉ là cơ

sở để xác định số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, thể hiện tinh thầnthiện chí trong việc thực hiện hợp đồng14

14 Căn cứ bồi thường lấy từ trong-can-luu-y-trong-hop-dong-bao-hiem-tai-san.html , truy cập ngày 23/09/2017

Trang 13

https://thebank.vn/blog/13002-bao-hiem-tai-san-la-gi-6-diem-quan-Điều này thể hiện rõ qua việc pháp luật qui định số tiền bồi thường mà doanh nghiệpbảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm Bởi lẽ trênthực tế tồn tại các cách xác định bồi thường theo 2 trường hợp sau:

- Bảo hiểm có xác định giá trị tài sản: Đây là trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã xácđịnh và ghi rõ giá trị của tài sản được bảo hiểm Do vậy, khi thiệt hại xảy ra thì phảibồi thường trong phạm vi giá trị của tài sản được ghi trong hợp đồng dù tổn thất thực

tế có lớn hơn giá trị được xác định trong hợp đồng Trường hợp này đảm bảo ngườitham gia bảo hiểm sẽ nhận được đúng với giá trị tài sản đã được ghi trong hợp đồng

mà thôi

-Bảo hiểm không xác định giá trị của tài sản Đây là trường hợp mà hợp đồng bảohiểm chỉ xác định số tiền bảo hiểm15 còn giá trị bảo hiểm16 lại được xác định sau khithiệt hại đã xảy ra Như vậy, mặc dù trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảohiểm tuân theo đúng nguyên tắc là không vượt quá số tiền bảo hiểm nhưng đây làtrường hợp khá bất lợi cho người tham gia bảo hiểm Vì số tiền bảo hiểm sẽ khôngtăng dù giá trị tài sản tăng lên theo giá trị trường, nhưng lại giảm khi giá trị tài sảngiảm khi có thiệt hại

15 Số tiền bảo hiểm lấy từ dong-bao-hiem-tai-san , truy cập ngày 11/10/2017 Số tiền bảo hiểm của tải sản là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm và công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho tài sản Căn cứ để thỏa thuận số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là giá trị bảo hiểm Người được Bảo hiểm và công ty bảo hiểm không được thỏa thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là căn cứ để công ty bảo hiểm định phí bảo hiểm và xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm.

https://baohiemruiro.vn/gia-tri-bao-hiem-so-tien-bao-hiem-trong-hop-16 Giá trị bảo hiểm lấy từ: dong-bao-hiem-tai-san , truy cập ngày 11/10/2017 Gía trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm Gía trị bảo hiểm được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau.

https://baohiemruiro.vn/gia-tri-bao-hiem-so-tien-bao-hiem-trong-hop Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm khi mua bảo hiểm tài sản được xác định bằng giá trị mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí làm mới, xây dựng mới tài sản.

- Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá trị còn lại (nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao) Giá trị đánh giá lại (theo kết luận của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập), hoặc theo cách khác.

Trang 14

Ví dụ: A mua bảo hiểm cho chiếc xe của mình với số tiền bảo hiểm là 400 triệu đồng.Sau 1 năm đã xảy ra tai nạn và có tổn thất Nếu vào thời điểm xảy ra tai nạn chiếc xe

có giá trị 700 triệu đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ phải bồi thường 400triệu đồng nhưng nếu trị giá xe này trên thị trường chỉ còn 300 triệu đồng thì chỉ phảibồi thường 300 triệu đồng

Trong hợp đồng bảo hiêm tài sản, số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên giá thịtrường của tài sản được bảo hiểm (giá trị bảo hiểm) thường căn cứ vào giá thị trườngcủa tài sản vào thời điểm, địa điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm Số tiền này có thểthấp hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm (trong trường hợp bảo hiểm tài sản dưới giátrị tại điều 43 LKDBH), hoặc bằng giá trị của đối tượng bảo hiểm (trong trường hợpbảo hiểm toàn bộ giá trị hoặc trên giá trị của đối tượng bảo hiểm (trong trường hợphợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị) Theo qui định tại điều 43 LKDBH thì tại thờiđiểm gia kết hợp đồng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiêp bảo hiểm kí kết số tiềnbảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm thì khi sự kiện bảo hiểmxảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiềnbảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.Theo đó, tại điều 42 LKDBH cũng ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng bên mua bảohiểm và doanh nghiệp bao hiểm kí hợp đông mà trong đó số tiền bảo hiểm cao hơngiá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng Thực chấtthì pháp luật không cho phép được giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị như thếnày Tuy nhiên, trong trường hợp có xảy ra như trên thì nếu như việc hợp đồg đượcgiao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lạicho bên mua bảo hiểm số phí đã đóng tương ứng với phần vượt quá giá trị tài sảnđược bảo hiểm Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểmchỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sảnđược bảo hiểm Xác định số tiền bảo hiểm theo nguyên tắc trên nhằm tránh việc lợidụng để hưởng lợi không chính đáng của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời, tăng

Trang 15

cường ý thức của người được bảo hiểm trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hậu quảrủi ro

Căn cứ để xem xét bồi thường trong quan hệ bảo hiểm tài sản là giá thị trường của tàisản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế Tuynhiên, vấn đề xác định giá thị trường là một việc khá khó khăn Giá thị trường thườngtính được đối với những tài sản còn mới, trong khi đó, tài sản rơi vào trường hợp bảohiểm tài sản thường là tài sản đã qua sử dụng Vì vậy, việc xác định thiệt hại thực tếxảy ra đối với tài sản bảo hiểm chỉ mang tính ước đoán Để thực hiện được điềukhoản này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải thống nhất về cách thức

và biện pháp xác định giá trị của tài sản bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất Ngoài ra, ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho ngườiđược bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và nhữngchi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanhnghiệp bảo hiểm

2.2.2 Hình thức bồi thường

Theo khoản 1 điều 47 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2013:

“1 Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

c) Trả tiền bồi thường.

2 Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

Trang 16

3 Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.”

Khi một sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm có ít nhất ba phương thức

có thể chọn lựa để bồi thường Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thểthỏa thuận một trong những hình thức bồi thường sau:

- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại: Theo cách này, doanh nghiệp bảo hiểm tự đứng ra loviệc sửa chữa hoặc thanh toán chi phí mà bên được bảo hiểm bỏ ra để sữa chữa tài sản

bị thiệt hại Cách bồi thường này thường được áp dụng đối với những tài sản màdoanh nghiệp bảo hiểm có dịch vụ sửa chữa hiện đại, đảm bảo khôi phục được côngdụng của tài sản một cách tốt nhất, chẳng hạn như trong bảo hiểm xe cơ giới, bảohiểm thân tàu

Phương thức bồi thường này có ưu điểm là các bên không cần phải thiết lập cácchứng từ trong sửa chữa tài sản vì do chính doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện côngviệc này; do đó, vấn đề trục lợi khi áp dụng phương thức này rất khó xảy ra Tuynhiên nó cũng bất lợi cho bên được bảo hiểm, khi trình độ kỹ thuật của doanh nghiệpbảo hiểm trong lĩnh vực này không cao có thể dẫn đến, tài sản sau khi sửa chữa, tínhnăng sử dụng sẽ giảm nhiều so với trước khi bị tổn thất

- Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác: Với hình thức này, doanh nghiệp bảohiểm chủ động hoặc có thể ủy quyền cho người được bảo hiểm thay tài sản bị hư hỏnghoặc bị mất bằng một tài sản khác cùng loại, cùng tính năng tác dụng

Nhìn chung, hình thức này thường không được các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụngnhiều Lý do, việc tìm được một tài sản tương xứng để thay thế là điều rất khó, bởi vìtài sản được bảo hiểm thì đã qua sử dụng, trong khi đó, để thay thế thì bên được bảohiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thường mua ngoài thị trường tài sản mới, mà điềunày, ở góc độ nào đó nó vi phạm nguyên tắc bồi thường Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo

Trang 17

hiểm thường lựa chọn phương thức bồi thường này trong trường hợp tài sản tổn thất

có giá trị thấp, chi phí thay thế tài sản nhỏ…

- Trả tiền bồi thường: Hợp đồng bảo hiểm tài sản được thể hiện dưới hình thức pháp

lý là đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, thực chất là các cam kết chi trả tàichính từ phía doanh nghiệp bảo hiểm Do vậy, hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồngtrả tiền, vì vậy, hầu hết các khiếu nại đều được thanh toán bằng tiền

Theo phương thức này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả cho bên được bảohiểm một số tiền bằng với giá trị tổn thất của tài sản bảo hiểm, căn cứ vào giá trị theothị trường bên bảo hiểm sẽ trả tiền bồi thường theo đúng giá trị và theo mức độ tổnthất của tài sản đó

Thông thường, cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đều thích lựa chọnhình thức bồi thường bằng tiền vì tiện lợi cho cả hai bên Do vậy, pháp luật đã quyđịnh, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được

về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền

Tuy nhiên, hình thức này cũng có điểm bất cập, đó là, bên được bảo hiểm phải chứngminh được giá trị thiệt hại thực tế xảy ra hoặc doanh nghiệp bảo hiểm phải có căn cứxác định giá trị tổn thất Để thực hiện được điều này, thông thường phải mất chi phígiám định thiệt hại

Trong trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận chọn hìnhthức thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc trả tiên bồi thường thì doanhnghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồithường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản

2.2.3 Phương thức bồi thường

Theo điều 57 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2013:

“Điều 57 Phương thức bồi thường

Trang 18

Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.”

Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự, doanh nghiệp bao hiểm có thể bồi thường trựctiếp cho người được bảo hiểm hoặc người thứ ba bị thiệt thại Tất nhiên, doanh nghiệpbảo hiểm không thể tự ý trả tiền cho người thứ ba nếu không được sự chấp thuận củabên được bảo hiểm Điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng trong việcthương lượng, hoà giải, chấp thuận và bồi thường thiệt hại cho người thứ 3 Mặt khác,doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm nhất định nên cótrường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường một phần thiệt hại nói trên (trongphạm vi số tiền bảo hiểm) còn lại khách hàng phải gánh chịu

Đối với bảo hiểm tài sản thì pháp luật kinh doanh bảo hiểm không quy định cụ thể vềphươn thức bồi thường Tuy nhiên, trong thực tế khi giao kết hợp đồng bao hiểm thìdaonh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận với nhau về việc khi

có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường như thế nào

2.2.4 Nghĩa vụ bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm

Bồi thường bảo hiểm là một nghĩa vụ quan trọng nhất đối với doanh nghiệp bảo hiểm.Hành vi kéo dài trong việc bồi thường cho người được bảo hiểm trong bảo hiểm tàisản nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệ bảo hiểm cần được pháp luật nghiêm cấm.Hành vi này không những gây thiệt hại cho người được bảo hiểm mà còn hảnh hưởnglớn tới uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung Việc này gây ratác động rất lớn cho việc xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm Trên thực tế,trong một số trường hợp, vì lợi ích trước mắt của chính DNBH hoặc lợi ích cá nhâncủa mình mà một số doanh nghiệp bảo hiểm đã cố tính dây dưa trong việc thực hiệnbồi thường cho người được bảo hiểm Để ngăn chặn hành vi này, pháp luật đã quyđịnh một trong những nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm là “ bồi thườngkịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”

Ngày đăng: 09/02/2018, 00:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w