ĐỀ TÀI: “RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH LỚP 61 VÀ 62 Ở TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT TP NHA TRANG THÔNG QUA DẠY – HỌC TRUYỆN DÂN GIAN”I.ĐẶT VẤN ĐỀ.1. Cơ sở lí luận:Quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước ta coi con người là trung tâm của mọi chiến lược phát triển. Vì vậy giáo dục và đào tạo (GDĐT) có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển GDĐT cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu... đầu tư cho GDĐT là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Trang 2DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.
SKKN:……… Sáng kiến kinh nghiệm
KNGT:……… Kỹ năng giao tiếp
GD&ĐT:……… Giáo dục và đào tạo
GVBM:……….Giáo viên bộ môn
Trang 3ĐỀ TÀI:
“RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH LỚP 6/1
VÀ 6/2 Ở TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT TP NHA TRANG
THÔNG QUA DẠY – HỌC TRUYỆN DÂN GIAN”
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1 Cơ sở lí luận:
Quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước ta coi con người là trung tâmcủa mọi chiến lược phát triển Vì vậy giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có sứmệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phầnquan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.Phát triển GD&ĐT cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàngđầu đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diệnGD&ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhânlực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêucầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông và
cụ thể hơn là giáo dục tiểu học phải đổi mới mạnh mẽ, không chỉ dạy tri thức màphải dạy cho các em học để biết, học để làm, học để khẳng định mình học đểcùng chung sống Trong đó giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọnggiúp hình thành và phát triển nhân cách của con người
Con người là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển bền vững.Việc đầu tư cho sự phát triển của con người không chỉ vì mục đích nhân văn màcòn là đầu tư có lợi nhất cho sự phát triển bền vững Nhiệm vụ của GD&ĐT thế
hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện không chỉ về thể lực, trí lực,khả năng lao động mà còn còn phải có đạo đức, văn hóa của xã hội mới Đểnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông phải đổimới mạnh mẽ, không chỉ dạy tri thức mà phải dạy cho các em học để biết, học
để làm, học để khẳng định mình học để cùng chung sống Trong đó giao tiếp vàứng xử là một trong những kỹ năng quan trọng giúp hình thành và phát triểnnhân cách của con người
2 Cơ sở thực tiễn.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con ngườingày càng được nâng cao Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâmtrong thời gian qua đó là văn hoá ứng xử, khả năng giao tiếp trong cuộc sốngcủa giới trẻ, trong đó có học sinh còn nhiều hạn chế Vì thế, nhà trường là nơi tổchức giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, phải là nền tảng vững chắc
Trang 4và trang bị cho các em kỹ năng giao tiếp và ứng xử trở thành vốn sống trong họctập và cuộc sống.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh THCS trong nhữngnăm qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, cáctrường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm Mặc dù, hoạt độnggiáo dục kĩ năng giao tiếp và ứng xử cho HS trong bộ môn Ngữ văn có nhiều ưuthế trong việc giáo dục kỹ năng sống(KNS) cho học sinh, tuy nhiên, việc rènluyện giao tiếp và ứng xử cho HS thông qua hoạt động này còn đơn điệu về nộidung, phương pháp, cách thức truyền tải còn cứng nhắc, chưa phù hợp và hiệuquả rèn luyện chưa cao
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy giáo dục cho HS về kĩ nănggiao tiếp và ứng xử không chỉ đem đến hiệu quả trong đời sống của chính họcsinh mà cho cả cộng đồng xã hội Việc rèn luyện kĩ năng kĩ năng giao tiếp vàứng xử trong dạy học là cần thiết, mà môn Ngữ văn lại rất thuận lợi để thựchiện hoạt động này Thông qua dạy – học truyện dân gian xây dựng cho HS kỹnăng ứng xử và giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội mộtcách có văn hóa, biết trân quý những giá trị chân, thiện, mỹ và khinh ghét nhữngcái xấu xa, độc ác, giả dối được phản ánh trong các tác phẩm truyện dân gian đã
học Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh lớp 61 và 62 ở trường THCS Lý Thường Kiệt TP Nha Trang thông qua dạy-học truyện dân gian”
- Qua tiết dạy sẽ lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp và ứng xử cho các
HS Trang bị cho học sinh không chỉ có kiến thức sách vở mà còn có kiến thứcđời sống thực tiễn
4 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát
hoá những tài liệu lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu thực
trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp và việc quản lý hoạt động giáo dục KNGTthông qua các tiết dạy, đồng thời đó cũng là cơ sở để khẳng định, kiểm chứngcác biện pháp đề xuất
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá thực
trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông qua hoạt động ngoài giờ lênlớp tại trường THCS Lý Thường Kiệt – TP Nha Trang
- Phương pháp thống kê toán học:
Trang 5Phương pháp này được sử dụng để xử lý tất cả các mẫu phiếu điều tra Mặt khác dùng để đánh giá tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Vê nội dung: Rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông qua dạy – học truyệndân gian
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: 71 Học sinh lớp 6/1 và 6/2 trường THCS
Lý Thường Kiệt - TP Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa
- Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian bắt đầu: 15/10/2015; Thời gian kếtthúc: 31/3/2016
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 Cơ sở lý luận:
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” (KNS) đãxuất hiện trong các công trình nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc(UNICEF), trước tiên là chương trình “Giáo dục những giá trị sống” với 12 giátrị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ Phần lớn các công trình nghiên cứu quanniệm KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất với các kỹ năng xã hội Dự án do UNICEFtiến hành ở các nước Đông Nam Á là những nghiên cứu có tính hệ thống
Trong xu thế hội nhập, mỗi quốc gia phải có những định hướng cơ bảntrong giáo dục và rèn luyện các KNS nhằm đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩmchất, năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội phát triển
KNS bắt đầu xuất hiện trong các trường phổ thông Việt Nam từ nhữngnăm 1995-1996, thông qua dự án “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe vàphòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” doUNICEF phối hợp thực hiện Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong vàngoài nước đã tiến hành giáo dục KNS gắn với giáo dục các vấn đề xã hội Giáo dục Việt Nam những năm qua đã đổi mới cả mục tiêu, nội dung, phươngpháp gắn với bốn trụ cột giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết, học để làm, học để
tự khẳng định, học để cùng chung sống mà thực chất là tiếp cận KNS Bộ Giáodục và đào tạo đã xác định KNS là một trong năm nội dung của phong trào thiđua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thônggiai đoạn 2008-2013
KNS được giới thiệu bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng tựnhận thức, kỹ năng tự xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định
và kỹ năng đạt mục tiêu, trong đó có kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp là yếu
tố cần thiết cho những kỹ năng khác
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hìnhthức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh vàvăn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất
Trang 6đồng quan điểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu,mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.
Kĩ năng giao tiếp giúp HS biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnhcách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúcnhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác Kĩ năng này giúpchúng ta có mối quan hệ tích cực với nguời khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan
hệ tích cực với các thành viên trong gia đình - là nguồn hỗ trợ quan trong chomỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây
là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống Kĩ năng này cũng giúp kếtthúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sựcảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn,kiểm soát cảm xúc Người có kĩ năng giao tiếp tốt tốt biết dung hòa đối vớimong đợi của những người khác; có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng và
ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến nhữngđiều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốnmột cách chính đáng
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phóvới biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử Xãhội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao Ứng xửmột cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độnghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống
2 Thực trạng của đề tài:
a/Về phía giáo viên:
Tâm lý chung, giáo viên rất ngại tổ chức những hoạt động để rèn kĩ nănggiao tiếp và ứng xử , nhất là trình độ học sinh ở vùng ven biển như HS trườngTHCS Lý Thường Kiệt thì kĩ năng giao tiếp và ứng xử cũng không được phụhuynh quan tâm nhiều So với yêu cầu của phương pháp dạy mới và những địnhhướng của sách giáo viên thì tiết dạy rèn kĩ năng giao tiếp và ứng xử thông quahoạt động dạy – học truyện dân gian cho học sinh qua tiết dạy còn nhiều lúng túngkhâu soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp chưa đạt yêu cầu Mộtphần cũng do sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể Khi giáo viên có sự đầu
tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức chohọc sinh rèn kĩ năng giao tiếp và ứng xử trong tiết dạy và cuộc sống chưa đạt hiệuquả cao
Nhận thức của giáo viên về công tác rèn luyện KNGT cho học sinh tại cáctrường THCS Lý Thường Kiệt:
Trang 7Bảng 1.1 Nhận thức của GVBM về việc rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS.
Chú thích: khảo sát trên 7 GVBM (Ngữ văn) của trường THCS Lý Thường Kiệt.
luyện kỹ năng giao
tiếp cho học sinh
đến CB,GV
3
Việc rèn luyện kỹ
năng giao tiếp
thông qua dạy –
luyện kỹ năng giao
tiếp cho học sinh
thông qua hoạt
Trang 8động rèn lyện kỹ
năng giao tiếp hiệu
quả
8
Tạo điều kiện
thuận lợi về thời
gian, CSVC, kinh
phí và lực lượng
tham gia hoạt động
rèn luyện giao tiếp
đó hoạt động dạy - học truyện dân gian đóng vai trò tích cực
Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại trường THCS Lý Thường Kiệt, kế hoạchrèn luyện KNS trong đó có KNGT chỉ được các nhà quản lý thể hiện trong kếhoạch chung của nhà trường, chưa xây dựng thành một kế hoạch cụ thể nên việcrèn luyện thiếu chiều sâu và hiệu quả chưa cao
Bảng 1.2.Nhận thức của GV về bản chất của việc dạy – học truyện dân gian với việc rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS.
Việc dạy – học truyện
dân gian có vai trò quan
trọng trong việc rèn kỹ
năng giao tiếp cho HS
4 GV cần có kế hoạch rènluyện kỹ năng giao tiếp
cụ thể thông qua dạy –
Trang 9học truyện dân gian
b/ Về phía học sinh:
Đa số học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt thuộc địa bàn phường VĩnhThọ, TP Nha Trang đều xuaát thân và sinh sống vùng ven biển nên thường cótâm lí e dè, ngại thể hiện trước đông người Ở lớp 6 các em thiếu vốn kinhnghiệm và kĩ năng giao tiếp trước tập thể chính vì thế việc bộc lộ cảm xúc, trìnhbày ý kiến các nhân trước đám đông của các em tưởng chừng như đơn giảnnhưng thật sự khó khăn, mặc dù trong cuộc sống các em giao tiếp khá tự nhiên.Một lớp học khoảng 30 HS thì có khoảng 5-6 em có biểu hiện tương đối tích cựcvới giáo viên và bàn bè tự tin Hầu hết là HS khá, giỏi Những điều kiện trên đãgây trở ngại cho giáo viên khi rèn kĩ năng giao tiếp và ứng xử với giáo viêngiảng dạy trên lớp và các hoạt động ngoại khóa chuyên môn Qua những nămthực hiện chương trình thay sách giáo khoa, ở bộ môn Ngữ văn, tiết dạy rèn kĩnăng giao tiếp không cụ thể mà lồng ghép trong các tiết học, thông qua tác phẩmvăn học Mặc dù nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng cũng ít ngườithành công qua tiết dạy Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xửcho học sinh chưa nhiều Học sinh không tự tin khi giao tiếp và chưa có ứng xửhiệu quả và khôn khéo trong cuộc sống Thời gian một tiết học lại có hạn (45 phút)không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được thể hiện Và sách giáo viên cũngchưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử Dovậy mà học sinh lười sẽ thụ động, không phát huy được Dù có hoạt động thảo luậnnhóm thì những em yếu cũng ngồi im Kết quả yếu vẫn yếu, lười vẫn lười
Trang 10Bảng 1.3: Mức độ tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua dạy-học truyện dân gian của GVBM (%)
Chú thích: khảo sát trên 7 GVBM (Ngữ văn) của trường THCS Lý Thường Kiệt.
TT Nội dung tổ chức rèn luyện KNGT thông qua dạy-học truyện dân gian Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi
Theo bảng số liệu cho thấy, nhìn chung GVBM Ngữ văn của trườngTHCS Lý Thường Kiệt có thực hiện việc rèn luyện KNGT và ứng xử cho HSthông qua hoạt động dạy- học truyện dân gian nhưng vẫn ở mức độ thấp HSđược rèn luyện KNGT với thầy cô, với bạn bè và KN lắng nghe ở mức độthường xuyên chỉ khoảng từ 25% đến 35% cho thấy GV đã có sự quan tâm vìđây là KN cần thiết và cơ bản của giao tiếp Tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứngđược nhu cầu xã hội đặt ra HS vẫn còn nhút nhát khi giao tiếp vời thầy cô, bạn
bè và các thành viên trong nhà trường HS chưa có sự linh động, hoạt bát khitham gia vào các hoạt động ngoại khóa
Bên cạnh đó việc tổ chức rèn luyện thường xuyên KNGT và ứng xử nhưnói trước đám đông, làm quen, giao tiếp với gia đình và xã hội chỉ dừng lại ởmức độ từ 15% đến 20% thì chưa thể rèn luyện các KN này một cách thànhthạo Qua trao đổi và thu thập thông tin cho thấy các hoạt động rèn luyện này chỉthỉnh thoảng hoặc ít khi được thực hiện Việc phối hợp rèn luyện và nắm bắtthông tin phản hồi từ phía gia đình và các hoạt động xã hội chưa được chú trọngđúng mực và thiếu sự phối hợp
Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là HS chưa biết cách giải quyết xungđột Việc thuyết phục người khác đối với trẻ là một việc làm rất khó khăn Mộttrong những KNS cần thiết trang bị cho trẻ đó là KN giải quyết những khó khăngặp phải là vấn đề cấp thiết hiện nay Trẻ chưa biết cách nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡcủa người khác khi gặp một vấn đề khó khăn, đáng lo ngại là vấn đề bảo vệ bảnthân khi gặp nguy hiểm rất kém Nhưng trên thực tế, việc tổ chức rèn luyện chỉ
Trang 11thỉnh thoảng hoặc ít khi thực hiện (chiếm trên 70%) là vấn đề chúng ta cần phảinhìn nhận, xem xét và đề ra giải pháp rèn luyện cấp thiết.
Mức độ thực hiện rèn luyện KNGT ứng xử cho HS thông qua dạy-học
truyện dân gian phản ánh thực trạng việc tổ chức rèn luyện KNGT cho HS ở cáctrường tiểu học hiện nay chưa được triển khai sâu rộng, một phần do CB, GVchưa thật sự thấy được tầm quan trọng của dạy-học truyện dân gian với công tácrèn KNGT ứng xử mà chỉ tập trung chủ yếu thông qua các môn học trên lớp,thiếu sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn vì thế các hoạt động rèn luyện KNGTứng xử cho HS thông qua dạy-học truyện dân gian chưa cao
Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữvăn của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biệnpháp tối ưu kích thích kĩ năng giao tiếp một cách tự nhiên qua đó cảm thụ tốt hơntác phẩm trong giờ học văn bản cũng như trong cuộc sống Đây cũng là kĩ năngvừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảmthụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trứơc tập thể Vừa là biện pháp có khả năngkhắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm Từ đónâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn
3 Các biện pháp tiến hành.
3.1 Một số khái niệm cơ bản
3.1.1 Kỹ năng giao tiếp
a, Giao tiếp:
Khái niệm giao tiếp được nêu ra từ thời cổ đại bởi các nhà triết học có têntuổi như Platon (428-347 trước công nguyên) cho rằng giao tiếp là sự giao lưutrí tuệ của những người biết suy nghĩ Nhà triết học duy vật cổ điển ĐứcPhơbach (1804-1872) cho rằng “Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giaotiếp, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất dựatrên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn”C Mác và Ph Ăngghen hiểugiao tiếp như là “một quá trình thống nhất, hợp tác, tác động qua lại giữa ngườivới người”
- Nhà tâm lý học David K Benlo định nghĩa giao tiếp như sau: Giao tiếpcủa con người là một quá trình có chủ định hay không chủ định, có ý thức haykhông ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong cácthông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ Giao tiếp của con người đượcdiễn ra ở các mức độ: trong con người , giữa con người với con người và côngcộng Giao tiếp của con người là quá trình năng động, liên tục, bất thuận nghịch,tác động qua lại và có tính chất ngữ cảnh Panighin- nhà tâm lý học người Ngađịnh nghĩa: “Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quátrình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫnnhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau”
Ngày nay, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳquan trọng trong thế kỷ 21 Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách
Trang 12ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọingười giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giaotiếp Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếpbởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ,
âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thựchành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ nănggiao tiếp của mình
Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công,con người đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệuquả Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánhđược những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và nhữngdào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn – cả trong đời tư và trong sựnghiệp
b, Kỹ năng giao tiếp:
Theo Nguyễn Văn Đông: “KNGT là năng lực vận dụng có hiệu quảnhững tri thức về quá trình giao tiếp, về những yếu tố tham gia và tác động tớiquá trình này cũng như sử dụng có hiệu quả và phối hợp hài hoà các phương tiệngiao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và phương tiện kỹ thuật để đạt được mục đích
đã định trong giao tiếp.”
KNGT phát triển là một trong những yếu tố giúp cá nhân thành đạt và tạodựng hạnh phúc Càng ở vị trí cao trong xã hội cá nhân càng cần đến kỹ năng giaotiếp để điều phối công việc và kích thích lao động sáng tạo của nhân viên dướiquyền Trong quan hệ liên nhân cách, KNGT tốt giúp cá nhân tạo dựng hình ảnh tốt
về bản thân, xây dựng thiện chí và các mối quan hệ hợp tác ở đối tác
3.1.2 Phân loại kỹ năng giao tiếp:
a, Phân loại thành KNGT ngôn ngữ, KNGT phi ngôn ngữ
- KNGT ngôn ngữ: chia thành kỹ năng giao tiếp nói và KNGT văn bản.+ KNGT nói được phân thành kỹ năng lắng nghe và kỹ năng diễn đạt
*Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng nghe thấy và nắm bắt được toàn bộ nộidung thông tin mà người nói phát đi.Kỹ năng này thể hiện ở sự chú ý nghe,không suy nghĩ việc riêng khi nói chuyện với người khác
*Kỹ năng diễn đạt là kỹ năng phát thông tin sao cho người nghe hiểuđược nội dung của thông điệp Biểu hiện bề ngoài kỹ năng này là nói trôichảy,diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác những vần đề định nói
+ KNGT bằng văn bản còn gọi là kỹ năng viết văn bản Kỹ năng này đượcphân thành ba kỹ năng cơ bản:
*Kỹ năng phân tích tình huống là kỹ năng cần thiết để viết văn bản phùhợp với người đọc tạo tâm thế cho người đọc và duy trì sự quan tâm của ngườiđọc đối với văn bản
Trang 13*Kỹ năng tổ chức phân tích của người viết được thể hiện ở việc lựa chọnthông tin sẽ đưa vào văn bản.
*Kỹ năng trình bày văn bản của người viết được thể hiện ở cách hành văn,cách tiếp cận vấn đề
b, KNGT phi ngôn ngữ
- KNGT phi ngôn ngữ ít được cá nhân tự ý thức và rèn luyện hơn so vớiKNGT ngôn ngữ Có rất nhiều thành phần giao tiếp phi ngôn ngữ mà con ngườichỉ kiểm soát được phần nào
- KNGT phi ngôn ngữ có thể kiểm soát được, như:
+ Kỹ năng mặc: làm đẹp mình phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thể hiệnkiến thức về thẩm mỹ
+ Kỹ năng kiểm soát tư thế, cử chỉ gồm kỹ năng kiểm soát có ý thức cơthể của mình, không để bản thân có những cử chỉ, tư thế vô thức
+ Kỹ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt và cái nhìn bao gồm kiểm soátcách biểu lộ cảm xúc và tình cảm trên mặt cũng như che giấu chúng
+ Kỹ năng kiểm soát lĩnh vực phi ngôn ngữ của lời nói là kỹ năng kiểmsoát độ to nhỏ, âm hưởng, độ cao thấp của giọng nói
c, KNGT liên nhân cách
KNGT liên nhân cách cũng là loại kỹ năng ít được tự ý thức và rèn luyện.Trong gia đình con cái thường học hỏi kỹ năng giao tiếp liên nhân cách từ bố
mẹ Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng phát triển được kỹ năng này Trong
xã hội kỹ năng này được đánh giá cao, những người có kỹ năng giao tiếp liênnhân cách tốt thường nắm giữ những vị thế cao Để có được kỹ năng giao tiếpliên nhân cách ở mức cao cần phải có tố chất bẩm sinh lẫn sự rèn luyện tích cực.KNGT liên nhân cách có thể chia thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằng tronggiao tiếp, đó là: Sự nhạy cảm trong giao tiếp; Kỹ năng tạo dựng quan hệ; Kỹnăng cân bằng nhu cầu của bản thân và của đối tượng giao tiếp; Kỹ năng linhhoạt và mềm dẻo trong giao tiếp; Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi
- Nhóm thứ hai là những kỹ năng đóng vai trò chủ động tích cực tronggiao tiếp Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp; Kỹ năng thuyết phụcđối tượng giao tiếp; Kỹ năng kiểm chế, kiểm tra người khác
d, Các kỹ năng giao tiếp cơ bản:
- Kỹ năng làm quen
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng nói trước đám đông
- Kỹ năng giải quyết xung đột
Trang 14- Kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp.
- KNGT trong nhà trường, gia đình và xã hội
3.1.3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
Theo các nhà Tâm lý học phát triển, tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi đangtrong quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp Một số thành phần của KNGT vàứng xử được phát triển rõ nét trong giai đoạn này như diễn đạt, nghe, tự chủ cảmxúc và hành vi, tạo lập quan hệ, chủ động điều khiển giao tiếp, nhận biết và biểu
lộ hoặc che giấu tình cảm cũng như ý muốn qua nét mặt, cử chỉ hành động Lứatuổi tiểu học chính là giai đoạn cá nhân rất cần được giáo dục và rèn luyệnKNGT và ứng xử
Đối với HSTH - thực thể đang lớn lên và đang hoàn thiện về cơ thể (sinhlí) và phát triển tâm lí, nhân cách - cần rèn luyện cho các em các KNGT sau:
- KNGT với bạn bè, với người thân, người khác trong cuộc sống
- KNGT giữa cá nhân với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗi em)
- KNGT giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng (nhóm mà từnghọc sinh là thành viên với các nhóm khác)
* Những yêu cầu cơ bản đối với việc rèn KNGT và ứng xử cho HS
- Phải xác định mục đích, yêu cầu của việc rèn luyện KNGT và ứng xửcho HS thông qua dạy-học truyện dân gian lớp 6
- Vận dụng các KNGT và ứng xử đã được giáo dục trong giờ học và vốnsống của HS vào việc rèn luyện
- Tổ chức rèn luyện các kỹ năng thông qua các bài tập thực hành cụ thểđược lồng ghép vào các tác phẩm truyện dân gian Đây là bước quan trọng trongquá trình rèn luyện
- Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNGT và ứng xử cho học sinh Học sinh lớp 6 trong khoảng độ tuổi11 đến 12 tuổi (đối với những emkhông có điều kiện bình thường để đi học đúng tuổi có thể học muộn 1-2 năm,nghĩa là học sinh tiểu học có thể có trẻ em ở tuổi 13-14) Học sinh lớp có cácđặc trưng sau:
- Học sinh lớp 6 còn hồn nhiên nên ngây thơ, trong sáng Bản tính của trẻ emluôn được thể hiện ra bên ngoài không hề che giấu, không hề đóng “đóng kịch”
- Các em là những thực thể đang lớn lên, đang hoàn thiện về cơ thể (sinhlí) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lí) Trẻ em ở lửa tuổi tiểu học là nhân cáchđang hình thành chứ chưa phải là một cá nhân đã định hình đầy đủ và ổn định(cho dù chỉ là tương đối), chưa trường thành đạt độ chín như một nhân cáchcông dân Học sinh lớp 6 chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực để tồntại như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ củangười lớn, của nhà trường, gia đình và xã hội
Trang 15Trẻ ở lứa tuổi đầu cấp II thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi làchủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo Hoạt động học tập có ý nghĩa và vaitrò đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của học sinh đầu cấp THCS.
- Về tính cách: HSTHCS thường có nhiều nét tính cách tốt như tính hồnnhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha Hồn nhiên trong quan hệvới mọi người, với thầy cô, với người lớn, với bạn bè Ở tuổi này, tính bắt chướccác em còn đậm nét Các em bắt chước hành vi, cử chỉ của giáo viên, của nhữngngười được các em coi là “thần tượng”
- Về nhu cầu nhận thức: vào lớp 6, nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển
và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọnghiểu biết mọi thứ có liên quan.Trước hết là nhu cầu tìm hiểu những sự vật, hiệntượng riêng lẻ, tiếp đến, lên lớp trên, là nhu cầu gắn liền với sự phát hiện nguyênnhân, tính quy luật, các mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng
- Về tình cảm: học sinh lớp 6 rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãmxúc cảm của mình Các em chưa biết kiềm chế tình cảm của mình, chưa biếtkiểm tra sự biểu hiện tình cảm ra bên ngoài, các em bộc lộ tình cảm của mìnhmột cách hồn nhiên, chân thật và nhiều khi vụng về, thiếu tinh tế
3.1.4 Rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 6 thông qua dạy – học truyện dân gian
a, Mục đích, yêu cầu của việc rèn luyện KNGT và ứng xử.
Rèn luyện KNGT và ứng xử giúp HS phát triển những năng lực cần thiếtcủa giao tiếp đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Đồng thờigóp phần vào mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục thế kỉ XXI:Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống
a.1 Mục đích của việc rèn luyện:
Rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS nhằm:
- Rèn luyện cho các em thái độ và kỹ năng phù hợp Trên cơ sở rèn luyệnnhững hành vi, thói quen tích cực trong giao tiếp; loại bỏ những hành vi, thóiquen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống giao tiếp và hoạt động hàngngày Tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động giao tiếp để pháttriển nhân cách
- Rèn cho các em khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói,viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa,đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác Rèn cho các em biết đánhgiá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, có hiệu quả
- Rèn cho các em mối quan hệ tốt với những thành viên trong gia đình.Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô Rèn KNGT và ứng xử là yếu tốcần thiết cho các kỹ năng khác như bày tỏ tình cảm, sự cảm thông, sự hợp tác,đoàn kết.Các em có cách ứng xử phù hợp với mọi người trong môi trường tậpthể, môi trường gia đình và xã hội
Trang 16a.2 Yêu cầu của việc rèn kỹ năng giao tiếp:
Lựa chọn nội dung và phương pháp tích cực, phù hợp đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi học sinh Các giờ dạy được tổ chức đa dạng, phong phú, nhẹ nhàng,hứng thú, bổ ích, thiết thực, giúp các em phát huy ưu thế, chủ động và sáng tạotrong các hoạt động giao tiếp
a.3 Nội dung rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Thông qua dạy học truyện dân gian, HS được rèn luyện các KNGT vàứng xử cơ bản và cần thiết như:
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử với thấy cô giáo, với bạn bè và các thành viêntrong nhà trường Rèn cho HS biết phép lịch sự trong giao tiếp, cách sử dụngngôn từ, đặc biệt là cách xưng hô phù hợp, tạo cho các em sự thân thiện và tôntrọng với mọi người trong nhà trường Biết chia sẻ, biết nêu lên ý kiến của mình,biết đặt câu hỏi khi cần làm rõ một vấn đề Qua đó tạo cho các em các tìnhhuống, các bài tập cụ thể để các em thực hành Từ đó các em tự xác định hành
vi, ứng xử phù hợp
- Kỹ năng làm quen là kỹ năng giao tiếp quan trọng ở mỗi cá nhân Khi HS
có kỹ năng này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các em tiếp xúc với mọi ngườixung quanh.Tạo cho các em sự mạnh dạn, hoạt bát và tự tin vào bản thân, tạo môitrường cho trẻ tiếp xúc nhau qua hình thức tổ chức câu lạc bộ về thể thao, hội hoạ,văn hoá văn nghệ…từ đó giúp cho HS phát triển KNGT và ứng xử
- Kỹ năng lắng nghe là một phần của KNGT và ứng xử HS có kỹ nănglắng nghe tích cực thể hiện qua sự tập trung, chú ý, sự quan tâm lắng nghe ýkiến ,phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi đồng thời có đốiđáp hợp lý trong quá trình giao tiếp.Vì thế cần tổ chức các hoạt động thu hútđược sự tập trung và tham gia của các em Đưa ra các vấn đề mang tính mới mẽ,thú vị kích thích sự tìm tòi khám phá HS phát triển kỹ năng hợp tác thông quacác hoạt động nhóm, biết lắng nghe và trình bày ý kiến của mình
- Kỹ năng nói trước đám đông là kỹ năng rất cần thiết trong giao tiếp Rènluyện kỹ năng này giúp HS tự tin và thể hiện bản thân mình qua cách trình bàythu hút sự chú ý, tập trung của người nghe Tuy nhiên, trong thực tế, kỹ năng nóitrước đám đông của HS còn nhiều hạn chế Khi tổ chức các hoạt động GV đặt
ra các nhiệm vụ cụ thể cho HS như trình bày, thảo luận, tranh luận để rèn luyện
sự tự tin khi nói trước đám đông
- Kỹ năng giải quyết xung đột: kỹ năng này giúp HS nhận thức đượcnguyên nhân gây ra xung đột và giải quyết xung đột đó với thái độ tích cực,tránh được bạo lực Kỹ năng này cần được phối hợp với nhiều kỹ năng khác nhưlắng nghe, trình bày, thuyết phục
- Kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp: Đây là kỹ năng rất cầnthiết cho HS trong giao tiếp HS phải nhận thức được những khó khăn gì tronggiao tiếp, để khắc phục mình phải làm gì? Cần ai giúp đỡ? Vì thế cần tạo môitrường cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp rèn luyện bằng cách cho các em tiếp
Trang 17xúc các hoạt động, tạo nhóm cho các em giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho HStrình bày, sửa chữa uốn nắn, giúp các em dần dần tự tin hơn.
- KNGT và ứng xử trong gia đình và xã hội: Đây là kỹ năng mang tínhtổng hợp các kỹ năng giao tiếp cơ bản cần thiết HS phải biết vận dụng thích hợptrong môi trường gia đình và xã hội Cần tạo mối quan hệ và hợp tác tốt ba môitrường giáo dục để rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS Ở gia đình cần tạo điềukiện cho trẻ giao tiếp với các thành viên, cần nêu gương tốt cho các em học tập,cần lắng nghe và uốn nắn các em trong ứng xử
3.1.5 Hình thức tổ chức rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho HS lớp 6 thông qua day- học truyện dân gian
- Các hoạt động rèn luyện được tiến hành theo từng khối lớp cụ thể Trongcác môi trường thích hợp như : trong lớp học, sân trường, tham quan dã ngoại,trong các buổi chào cờ, sinh hoạt đội nhóm và các câu lạc bộ năng khiếu
- Tổ chức các hoạt động ngọai khóa văn học cho học sinh tham gia, xâydựng các bài tập, các yêu cầu, các tình huống dựa vào kiến thức và vốn sống của
HS HS được tham gia thảo luận, thực hành, xử lý các tình huống
- Nhà trường phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện KNGT và ứng
xử cho HS trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình Thường xuyên trao đổi thôngtin phản hồi để có biện pháp rèn luyện thích hợp
- Các hành vi được thực hiện nhiều lần, có sự giám sát của GV để tạo cho
HS hình thành thói quen tốt
- Tổ chức cho các em tự đánh giá KNGT và ứng xử của mình theo định
kỳ, từ đó GV phụ trách có sự uốn nắn, điều chỉnh và định hướng hoạt động tiếpnối cho HS
3.1.6 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng rèn luyện KNGT thông qua dạy – học truyện dân gian cho HS lớp 6.
Trong nhiều năm qua, vấn đề KNGT và ứng xử càng thu hút cộng đồngquan tâm, việc thực hiện rèn luyện KNS cho học sinh trong đó có KNGT đãđược đưa vào tích hợp trong các môn học.Tuy nhiên nếu chỉ gói gọn trong cácmôn học thì khó có thể rèn luyện KNGT một cách thuần thục, đáp ứng nhu cầungày càng cao của xã hội Việc rèn luyện KNGT và ứng xử thông qua dạy – họctruyện dân gian giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn, chủ động sángtạo, biết hợp tác , biết phối hợp, biết cách ứng xử dối với thầy cô, bạn bè, giađình và xã hội, tạo cho các em có được sự tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúpcác em có được tâm thế thoải mái, sẵn sàng trong các hoạt động và học tập
Tuy nhiên,qua thực tế cho thấy rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho HSlớp 6 thông qua dạy- học truyện dân gian còn nhiều hạn chế như: làm theophong trào, qua loa, chiếu lệ, nói chính xác hơn còn xem nhẹ vai trò của hoạtđộng này, nếu có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, đối phó Nội dung còn đơnđiệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh, chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ
Trang 18Muốn làm tốt công tác rèn luyện giao tiếp thông qua dạy học truyện dângian GVBM Ngữ văn phải nhận thức rõ vai trò của hoạt động này, xem hoạtđộng rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông qua dạy- học tác phẩm văn học làmột trong những công tác trọng tâm của nhà trường để đề ra biện pháp chỉ đạo
Về phía gia đình : một phần do cuộc sống , hoàn cảnh và môi trường sốngnên ít nhiều thiếu sự quan tâm giáo dục con em hoặc quan tâm không đúng mứccũng ảnh hưởng đến kỹ năng tự phục vụ và KNGT và ứng xử của các em
Về môi trường xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin và truyềnthông ngày càng đa dạng và phong phú cũng tác động ít nhiều đến quá trình tiếpnhận thông tin của trẻ
Tóm lại: từ những nhận định trên, từ thực tiễn nhu cầu xã hội và đáp ứng
mục tiêu giáo dục toàn diện , việc rèn KNGT và ứng xử thông qua dạy họctruyện dân gian cho học THCS trong giai đoạn hiện nay là cần thiết
3.1.7 Nội dung rèn luyện kỹ KNGT và ứng xử thông qua dạy- học truyện dân gian:
- Rèn cho học sinh KNGT và ứng xử giữa cá nhân với bạn bè, từngngười thân, từng người khác trong cuộc sống Thông qua dạy- học truyện dân
gian:rèn cho HS kỹ năng làm quen với bạn bè cụ thể như làm quen với người
bạn mới, cách giao tiếp, cách cư xử, lắng nghe, trao đổi thông tin cho nhauthông qua nội dung tác phẩm văn học dân gian được học Đặt ra các tình huốngthực tế trong gia đình, các em thể hiện được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng ,cách ứng xử, cách bày tỏ ý kiến và rèn luyện hành vi ứng xử tốt với người thân.Ngoài xã hội, HS có thể tham gia vào các hoạt động , các em được rèn các kỹnăng hợp tác, tự phục vụ,
- Rèn cho HS KNGT và ứng xử với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗiem) Các em được tiếp xúc với các thành viên trong nhóm HS được trao đổi ýkiến, tranh luận, cách trình bày ngôn ngữ trước đám đông Thông qua hoạt độngnhóm trẻ sẽ được sự hỗ trợ tích cực của các thành viên, từ đó các kỹ năng giaotiếp luôn luôn được rèn luyện và phát triển
- Rèn cho HS KNGT và ứng xử giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm vớicộng đồng Khi HS đã có sự tự tin trong giao tiếp thì sự hợp tác giữa các thànhviên trong nhóm ngày càng cao, HS có thể phát triển các kỹ năng trình bày ý
Trang 19kiến, lắng nghe, trả lời các tình huống thích hợp, đồng thời phát huy vai trò thủlĩnh trong nhóm Bên cạnh đó sự giao lưu giữa các nhóm với nhau tạo cho HS
có khả năng giao tiếp tốt với mọi người trong nhà trường hoặc cộng đồng
3.2.1 Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức rèn luyện KNGT
và ứng xử thông qua dạy- học truyện dân gian
a, Các phương pháp rèn luyện KNGT và ứng xử cho HSTHCS
- Phương pháp tiếp cận cùng tham gia: tạo sự tương tác giữa giáo viên vớihọc sinh, giữa học sinh với học sinh và tăng cường sự tham gia của học sinhtrong việc rèn luyện kỹ năng
- Phương pháp tiếp cận hướng vào cá thể: dựa vào kinh nghiệm sống vàđáp ứng nhu cầu của học sinh
- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tổ chức các hoạt động cho học sinhtham gia từ đó rèn luyện kỹ năng và hành vi
b, Các hình thức tổ chức để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho HS lớp 6 thông qua dạy-học truyện dân gian.
- Hình thức nội khóa (trên lớp): bước đầu đưa học sinh vào các nội dungbài học để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội Đây làhoạt động chủ đạo trong dạy – học Ngữ văn Thông qua hoạt động này các em
sẽ được rèn luyện thêm về KNGT và ứng xử với thầy cô, bạn bè Qua đó hìnhthành kiến thức và phát triển kỹ năng
- Hình thức phân vai: đây là loại hình hoạt động quan trọng mang đặctrưng bộ môn Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như hát, múa,thơ ca, kịch ngắn, thi kể chuyện…HS được học hỏi, trao đổi những giá trị nghệthuật, văn hóa trong các tác phẩm nghệ thuật, giúp các em không chỉ bộc lộ cảmxúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những xúc cảm mới Các hoạt động này rèncho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông Đây là một trong những
kỹ năng rất quan trọng của giao tiếp
- Hình thức hoạt động vui chơi giải trí và sân khấu hóa: Vui chơi và giảitrí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em Nó là hoạtđộng có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với HSTHCS Hoạt động này làm thỏa mãn
về tinh thần cho trẻ sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một sốphẩm chất, tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòngnhân ái Thông qua các hoạt động vui chơi trẻ có điều kiện tiếp xúc, ứng xử cáctình huống… góp phần trong việc rèn luyện KNGT và ứng xử , điều chỉnh hành
vi khi tham gia các hoạt động
- Hình thức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian: đây là loại hình đặc
trưng của hoạt động giao tiếp Thông qua hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trẻ gầngũi thầy cô, bạn bè Khi các em tham gia các hoạt động này, giúp các em tíchcực hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn nhờ sự vận động, tuyên truyền, thuyết phụcmọi người cùng tham gia
Trang 203.2.2 Phương pháp và hình thức tổ chức rèn luyện KNGT cho HSTH thông qua dạy – học truyện dân gian:
a, Phương pháp tổ chức cho học sinh diễn xuất phân vai.
Đa dạng hóa cách thức tổ chức rèn luyện,lựa chọn nội dung phù hợp, pháthuy tính tích cực của HS bằng cách:
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS dựa vào điềukiện thực tế tại đơn vị Các hoạt động phải thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.CBQL phải xây dựng được kế hoạch ngắn hạn và có tầm nhìn để xây dựng kếhoạch dài hạn
- Phân công lực lượng tham gia vào quá trình rèn luyện KNGT và ứngxửcho học sinh
- Triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức các hoạt động rèn luyện
- Kiểm tra các hoạt động, kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ công tác
- Đánh giá kết quả thực hiện
- Tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động
Ví dụ: Khi dạy bài: “Thầy bói xem voi”, * GV tiến hành phân vai, chọn diễn viên là HS trong lớp gồm vai diễn: 5 ông thầy bói(5 HS đóng vai), 1 Người quản voi, 2 người làm con voi
- GV hướng dẫn HS đọc tiểu phẩm và tìm hiểu sự việc: Sờ vòi->
ngà->tai->chân-> đuôi-> đánh nhau
-HS 1: Bác 3! lại tán gẫu đi, không ai bói đâu đừng rao, mỏi miệng
-HS 4: (Vừa đi vừa nhảy vừa hát): Thầy bói number one, number one, number one
-HS 2: number one gì, đang ế rề ra đây này
-HS 4: Các bác không biết đấy thôi, quan điểm của em là phải lạc quan yêu đời
-HS 5: ( vừa đi vừa nói) Hôm nay ở Vĩnh Thọ ế quá Mình thử sang VĩnhPhước xem sao Đằng kia có hội gì mà vui thế, hi hi, bói đây, bói đây, bói
tử vi, bói tương số bà con ơi!
4 thầy(4 HS sắm vai) đồng thanh: Tụi này toàn là thầy bói, ai thèm bói.-HS 5: Dời ơi là dời từ sáng đến giờ, rao khô cả miệng chẳng được mối nào.-HS 3: Tôi đây này, người bói hay xưa này vẫn ế, nói gì đến bọn đàn em như chú
-HS 1: Bác cứ nói vậy, trai gái, giàu nghèo, cưới hỏi cái gì em chả bói được
Trang 21-HS 4: Cái gì các thầy cũng xem, thử hỏi các thầy đã xem voi chưa?
-HS 1: Voi a, chưa thấy bao giờ
-HS 2: Vậy, hôm nay các bác cùng em đi xem voi đi!
-HS 3: Đúng đấy, trăm nghe không bằng 1 thấy, trăm thấy ko bằng 1 sờ.( Người quản voi cùng voi ra sân khấu)
-Quản voi: Tránh ra, tranh ra cho voi qua
-5 Thầy ( đứng dậy) : có voi, có voi, đi xem thôi!
-HS 5: Này chú quan voi, cho chúng tôi xem voi tí
_Quản voi: Không được, voi tôi còn phải đi xiếc
-5 thầy: (moi tiền) đây đây biếu chú ít tiền
-Quản voi: Được được các bác cứ tự nhiên
-HS 1: (sờ vòi) Tưởng con voi nó thế nào hóa ra nó sun sun như con đĩa.-HS 2 ( sờ ngà) Tránh ra, để tôi xem Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn
-HS 3 ( sờ tai): nào để tôi xem: Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc
-HS 4(sờ chân): Đâu đâu để tôi xem Ai bảo! nó sừng sững như cái cột đình
-HS 5: Các thầy không ai giống ai cả, để tôi coi Các thầy phán sai hết Con voi nó tun tủn chư cái chổi sể cùn ấy
5 thầy chúm lại cãi nhau ỏm tỏi: Tôi đã bảo là con voi giống cột đình Không phải giống cái quạt thóc Ai bảo thế, nó chần chẫn như cái đòn càn.Các thầy vừa cãi vừa đánh nhau: Dám cãi tôi, dám cãi này, tôi mà sai à, mày cãi với ông à, ai bảo ông sai nào…
Bằng một số câu hỏi gợi mở, giáo viên có thể giúp học sinh rút ra được những kĩ năng như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng
Với truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”, giáo viên cũng có thể rút ra các
bài học ý nghĩa về kĩ năng sống như trên, cụ thể:
Kĩ năng giao tiếp: Năm ông thầy bói vì không biết lắng nghe nhau, ai cũng cho là mình đúng và người khác sai nên cuối cùng đánh nhau toác đầu chảy máu mà hình thù con voi vẫn chưa tường tận Bài học Kĩ năng sống rút ra
đó là khi giao tiếp cần biết lắng nghe, chia sẻ,bày tỏ quan điểm của mình nhưng khi trao đổi, tranh luận cần tránh xung đột mới đạt được kết quả giao tiếp tốt
3.2.3 Sắm vai và tự sáng tạo tình huống.
Trang 22Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp giảngdạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được
Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy
Kịch bản: “Chân, Tay, Tai,Mắt,Miệng”
-GV phân vai (Người dẫn chuyện, Mắt, Tay,Tai,Chân,Miệng), yêu cầu HSchuẩn bị học theo kịch bản
Người dẫn chuyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng từ xưa sống với nhau đã
rất hòa thuận, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau
Mắt:
Mắt em đẹp nhất trên người
Vừa xinh vừa sáng tỏ tường trước sau
Xin chào tất cả các bạn, em đây là mắt, vừa đẹp vừ duyên dáng vừa là cử
sổ của tâm hồn Em là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể người, ko có em thìtất cả chỉ còn là 1 màu u tối chính vì lẽ đó nên em luôn tự hào mình là nữ hòangcủa sắc đẹp và trí tuệ hihi )
Miệng:Trời đất ơi sao Tết qua mấy tháng rồi mà pháo bông vẫn nổ vậy
trời ?!?
Mắt: ặc ê cái ông miệng kia, ông nói dzị là sao hả?
Miệng: Thì tui nói cô đó, người gì đâu mà tự tin thấy ớn luôn cái gì mà
"nữ hoàng của sắc đẹp và trí tuệ" nghe mà thấy mệt tim Cô có nước là nữhoàng pháo bông thì có )
Mắt: / cái anh nì kì ghê á nha bộ anh chưa nghe câu "Mắt đẹp cớ sao
nhìn anh để anh ưu hoài yêu người sớm mai" ?
Miệng: ý chết anh quên cho anh xin lỗi nha mắt em Anh nào có thấy
đâu, hôm nay mới phát hiện đó nha em quả là 1 đôi mắt "mơ huyền" và "sâusắc" )
Mắt: ( hí hửng ) hihi : chớ sao ! à mà anh miệng nè mơ huyền sâu sắc
là đẹp lắm phải hông anh?
Miệng: là mơ huyền mờ sâu sắc xấu đó em !!!
Mắt: X-( ông thiệt là quá đáng đúng là cái đồ cái đồ
Miệng: Đồ gì hả mắt em?
Mắt: Đồ cái miệng hic
Miệng: Trời gì mà cũng chửi