1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học

34 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 14,85 MB

Nội dung

SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học SKKN Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học

Trang 1

MỤC LỤC

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Trang 5

2.3.3 Xây dựng thói quen đoàn kết giúp đỡ bạn cùng lớp. Trang 8

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Bên cạnh việc dạy kiến thức cho học sinh thì việc rèn nề nếp cho các em là việcrất cần thiết nhất là khi toàn huyện nói riêng và tỉnh đang thực hiện mô hình trườnghọc mới VNEN

Trường Tiểu học Ngô Gia Tự nằm trên địa bàn xã Tân Thành một xã vùng 3 có99% là học sinh dân tộc thiểu số

Đầu năm nhận lớp tôi thấy tình hình chung của lớp như sau :

- Trong lớp học Hội đồng tự quản chưa tự quản lớp tốt, còn ồn dẫn tới chấtlượng học tập chưa cao

- Chưa tự giác trong học tập, còn nói chuyện riêng nhiều, hay quên sách vở, bỏbài không làm bài tập…

- Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn hộ nghèo, cận nghèo dẫn đến thiếudụng cụ, đồ dùng học tập, quần áo rách, bẩn

- Học sinh trong lớp còn hay chửi bậy, nói tục, đánh nhau, nói tiếng dân tộc địaphương trong lớp, trong trường

- Các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp vớingười lạ

- Hay tự ái vặt, xấu hổ trước mọi người

- Công tác phối hợp với Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng

Hồ Chí Minh chưa cao, chưa chặt chẽ

- Tinh thần đoàn kết, giúp bạn bè và giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khănchưa có

Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong trường học, giờ học thì mộttrong những việc làm cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp là tạo những thói quen,xây dựng tốt nề nếp lớp học Bởi lớp có nề nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập,nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động, phát huy tính tự giác học tập của các

em, nâng cao vai trò của hội đồng tự quản lớp học Mặt khác, nề nếp lớp tốt sẽ làm

Trang 3

tăng chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốtgóp phần hình thành nhân cách con người

Với các lý do trên ngay từ đầu năm học 2015 - 2016 này tôi đã chọn đề tài cho

mình là: Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm giúp các em học sinh :

- Học sinh không nói tục, chửi bậy, biết lễ phép với người lớn, biết vâng lờiông bà, cha mẹ, thầy cô, …

- Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp, của liên đội …

- Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, trong hoạt độngvui chơi …

- Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân

- Học sinh trung thực, đoàn kết

- Hình thành một số kĩ năng sống cho học sinh

- Chăm học chăm làm , tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, lao động, thểdục thể thao, văn nghệ …

- Tự giác học tập ở trường cũng như ở nhà

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản năm học 2013 – 2014

- Học sinh lớp 4 và lớp 5 trường Tiểu học Ngô Gia Tự năm học 2014 – 2015

- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngô Gia Tự năm học 2015 – 2016

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

- Vì đây là đề tài gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhất là thời gian

cũng như địa bàn đi lại nên việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Kinh nghiệm xây dựng

nề nếp lớp học.” chỉ giới hạn trong phạm vi lớp 4 và lớp 5.

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Nề nếp là thói quen giữ gìn những cách làm việc hợp lí và sự sinh hoạt có kỉluật, có trật tự, có tổ chức

Trong trường học ngoài việc đặt nền tảng và đặt cơ sở ban đầu cho việc hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thì việc xây dựng một số nề nếp

tự quản trong lớp cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng

và phát triển học sinh toàn diện sau này Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảngcủa bậc học phổ thông, chính vì vậy chúng ta cần coi trọng việc xây dựng nề nếp chohọc sinh để lớn lên các em sẽ hoàn thiện mình hơn và trở thành một con người có íchcho xã hội

Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và dựavào mỗ giáo viên chúng ta

Là một giáo viên Tiểu học, chúng ta cần phải biết sáng tạo, năng động, kết hợpnhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp giáo dục để các em sớm đi vào nề nếp tốt

và nâng dần tầng nhận thức cho các em học sinh

2.2 Thực trạng của vấn đề

a Thuận lợi

- Học sinh ngoan, lễ phép nghe lời thầy cô giáo

- Thực hiện phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm tạo điều kiệncho học sinh mạnh dạn, sôi nổi

Trang 5

- Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đang từng bước trang bị như tủ đồ dùng,trang trí không gian lớp học …

- Được sự quan tâm và ủng hộ của BGH nhà trường

b Khó khăn

- Trường Tiểu học Ngô Gia Tự là một trong những trường nằm trên xã vùng

3 có số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 99% giao thông đi lại khó khăn nhất là vàomùa mưa

- Khả năng giao tiếp của người dân cũng như học sinh còn thấp, ngại giao tiếpkhông dám trao đổi những khó khăn, vướng mắc

- Kiến thức về Tiếng việt của học sinh cũng như phụ huynh còn hạn chế dẫnđến học sinh đến trường giao tiếp, trò chuyện với nhau vẫn bằng tiếng địa phương

- Sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cách sốngmới bao gồm cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực

- Một số gia đình còn khó khăn, lo làm kinh tế chưa có thời gian quan tâm đếncon em mình

Với những thực trạng trên, để xây dựng nề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáoviên phải nhiệt tình, tính dứt khoát, quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh mình phụtrách Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biếtthương yêu học sinh như con mình

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để xây dựng nề nếp lớp

2.3.1 Xây dựng nề nếp tự quản

- Đề cử và gợi ý để học sinh bầu cử ra chủ tịch và các phó chủ tịch hội đồng tự

quản là những em nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, có uy tín có tinh thần trách nhiệm

Trang 6

cao, đoàn kết và có năng lực học tập… để giúp giáo viên điều hành, phân công nhiệm

vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong lớp học

- Giờ sinh hoạt đầu tiên trong 2 tuần sinh hoạt ngoại khoá giáo viên chủ nhiệm

hướng dẫn học sinh cách điều khiển, các bước trong 1 tiết, sinh hoạt lớp nhận xét một

số nề nếp( học tập, vệ sinh, …) lớp trong tuần qua

- Các trưởng ban nhận xét hoạt động của ban mình phụ trách, Chủ tịch hội

đồng điều khiển sau đó giáo viên nêu kế hoạch của tuần đến các em sẽ thảo luận nêunhiệm vụ cần làm trong tuần

- Sau mỗi buổi sinh hoạt tổ chức các trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho các em

để các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui từ đó hạn chế được tình

trạng học sinh bỏ học, nguy cơ bỏ học.(H.4)

- Cùng các em tổ chức trang trí lớp học thân thiện, mỗi em đề trang trí từ đó các

em có ý thức gìn giữ sản phẩm mình tạo ra ( H.5)

2.3.2 Xây dựng nề nếp học tập

Để được giờ học có kết quả tốt thì lớp học phải có nề nếp tốt Ngay tuần sinhhoạt ngoại khóa đầu tiên của năm học tôi đã dành thời gian cho học sinh học nội quycủa trường và 10 bước học tập của lớp Rèn thói quen xin phép ra, vào lớp,

Quy định một số thói quen:

- Giơ tay phát biểu, giơ mặt mếu mặt cười.

- Quy định về các biểu tượng.

- Cách ngồi học ngay ngắn, giữ vở sạch chữ đẹp.

- Trong giờ học không nói chuyện và làm việc riêng.

- Im lặng khi giáo viên kiểm tra vở.

Trang 7

Tôi đã phân loại học sinh ngay từ đầu năm học qua bài khảo sát đầu năm đểhiểu rõ xem các em chưa hoàn thành về mặt nào, môn nào từ đó có biện pháp bồidưỡng kịp thời, hợp lý.

Muốn lớp mình có nề nếp tốt tôi đã xây dựng kế hoạch chung cho cả nămhọc, kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần và cho mỗi kỳ học

Đối với học sinh chưa hoàn thành, chậm trong học tập thì tôi xếp các emngồi lên bàn đầu để các em dễ tiếp thu kiến thức trong mỗi bài học,cũng để cho giáoviên tiện giúp đỡ và theo dõi sự tiến bộ của các em

Phân công rõ nhiệm vụ cho từng em và cho các em tự đăng ký thi đua Xâydựng nề nếp đội ngũ tự quản cốt cán của lớp Kết hợp với đội sao đỏ của liên đội, các

em sẽ tự kiểm tra về: Nghi thức đội, mặc đồng phục, việc chuẩn bị học bài và làm bài

ở nhà

Ví dụ : Các trưởng ban theo dõi các thành viên trong Ban và báo cáo cho Phó

chủ tịch hội đồng tự quản, Phó chủ tịch hội đồng tự quản báo cáo chủ tịch hội đồng tựquản

Nêu cao tinh thần tự giác và tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng hìnhthức thi đua, khen thưởng

Tôi luôn tạo ra tình huống để mỗi học sinh được thể hiện mình trước tập thểlớp Từ đó khen ngợi kịp thời với từng tiến bộ nhỏ của các em

Chủ tịch hội đồng tự quản theo dõi chung trong lớp

Động viên đúng mực kịp thời để các em phấn khởi tự giác trong học tậpcũng như mọi hoạt động khác

Ngoài khâu tổ chức lớp, tôi còn vận dụng nhiều phương pháp giáo dụcngoài giờ lên lớp để nâng cao chất lượng giáo dục có nề nếp như “Nói lời hay, làmviệc tốt”; “Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất”; “ Đền ơn đáp nghĩa”; “ Lá lànhđùm lá rách”…

Giáo viên nhắc nhở và tạo thói quen tự giác học tập, giữ gìn sách vở ởtrường cũng như ở nhà

Trang 8

Phân công ban học tập tự lấy và cất đồ dùng học tập trong giờ học, kiểm trabài làm ở nhà, vở bài tập lúc đầu giờ học

Khuyến khích học sinh hăng say phát biểu, tích cực trong học tập

Tuyên dương, khen thưởng những em có tiến bộ trong tuần, trong tháng

2.3.3 Xây dựng thói quen đoàn kết giúp đỡ bạn cùng lớp.

- Phân công giúp đỡ, gần gũi học sinh yếu, rụt rè, ít hoạt động

- Phân công học nhóm giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn( nhóm nhà gần nhau)

- Tạo thói quen để học sinh có ý thức tự giác giúp đỡ bạn bè thông qua các bàihọc môn Đạo đức như: “Có ý thức về việc làm của mình”, “Tình bạn”… ( Đạo đứclớp 5)

2.3.4 Xây dựng nề nếp vệ sinh

a Vệ sinh cá nhân

- Thường xuyên nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh thân thể

- Phân tích, giảng giải cho học sinh thấy được vai trò của học sinh lớp 5 là lớplớn nhất trong trường cần phải làm gương cho các em lớp nhỏ học tập theo

2.3.5 Xây dựng nề nếp giờ ra chơi

Trang 9

- Tạo thói quen cho học sinh xếp hàng tập thể dục ngay từ đầu năm, cử cán sựlớp giúp các em lớp 1 xếp hàng tập thể dục, phân công đội cờ đỏ theo dõi để báo cáovới giáo viên kịp thời

- Phối hợp TPTĐ hướng dẫn và nhắc nhở các em tập thể dục nghiêm túc tronggiờ ra chơi

- Thường xuyên nhắc các em vui chơi an toàn tránh tai nạn thương tích Tạođiện kiện để các em được đọc sách, báo ở thư viện xanh trong giờ ra chơi để các emtìm hiểu thêm kiến thức đồng thời hạn chế một số tai nạn trong giờ ra chơi và giữ gìn

vệ sinh cá nhân cho các em ( H.6)

2.3.6 Xây dựng nề nếp ra, vào lớp

- Ngay từ đầu năm, trong 2 tuần sinh hoạt tập thể hướng dẫn, nhắc nhở các emxếp hàng ra vào lớp

- Cùng với giáo viên bộ môn thể dục nhắc nhở các em đi vào lớp theo hàng saumỗi tiết học thể dục không để các em chạy vào lung tung gây ồn ào, mất tập trung chocác lớp học khác

- Tạo thói quen cho học sinh xếp hàng ra, vào lớp Phân công đội cờ đỏ kiểm

tra trang phục, khăn quàng, vê sinh

2.3.7 Xây dựng nề nếp lễ phép

Từ đầu năm nhận lớp lớp 5A tôi thấy học sinh nhận quà hay vật gì từngười lớn, thầy cô đều bằng một tay, nói với người lớn trống không

Để tạo được nề nếp lễ phép ở học sinh thì trước tiên giáo viên phải gương mẫu

lễ phép để học sinh noi theo, thường xuyên nhắc nhở học sinh lễ phép với người lớn

- Kịp thời tuyên dương những biểu hiện lễ phép của học sinh để các bạn noitheo, học tập theo

- Giáo dục học sinh qua các bài đạo đức như : “Kính già, yêu trẻ”, “Hiếu thảovới ông bà, cha mẹ”, “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”…( Đạo đức lớp 4, 5)

Trang 10

- Sau hơn hai tháng thì kết quả đạt được ở lớp tôi là học sinh lễ phép chào hỏingười lớn không chỉ là giáo viên trong trường mà cả người lớn, người lạ mặt vàotrường, chào hỏi, giúp đỡ người già … nhận quà và đồ vật từ người lớn bằng hai tay.

2.4 Kết quả đạt được

Từ những biện pháp giáo dục nề nếp trên đây từ đầu năm đến nay lớp tôi

đã đạt được những kết quả đáng kể :

- Hăng say học tập, hoạt động nhóm trong tiết học thích ứng với cách học của

mô hình trường học mới VNEN(H.1)

- Hăng say trong học tập, mạnh dạn trao đổi những khó khăn vướng mắc vớigiáo viên chủ nhiệm

- Các em học sinh trong lớp đều ngoan ngoãn lễ phép, kính thầy yêu bạn, lễphép với người lớn chăm chỉ học tập, có tinh thần chia sẻ khó khăn với người khácqua các đợt ủng hộ đồng bào miền Trung, các bạn học sinh vùng lũ lụt, , và cả các bạnhọc sinh trong trường có hoàn cảnh khó khăn hoặc các bạn gặp tai nạn rủi ro trongnăm học…

- Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, tham gia mọi hoạt động củatrường của lớp một cách nhiệt tình và có hiệu quả

- Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp và không nói tiếng địa phương trongtrường, trong lớp

- Nghiêm túc tập thể dục đầu giờ và giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp một cáchtrật tự

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua nhiều năm thực hiện công tác xây dựng nề nếp lớp, bản thân rút ra nhữngbài học kinh nghiệm sau

Trang 11

- Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao.

- Những ngày đầu của năm học, giáo viên cần phải bám lớp, theo dõi nắm bắtnhững yếu điểm của lớp để có biện pháp kịp thời

- Tổ chức ổn định ban cán sự lớp và đưa lớp đi vào nề nếp càng sớm càng tốt

- Giáo viên làm gương học sinh noi theo

- Giáo viên có hình thức khen thưởng, góp ý nhẹ nhàng

- Gần gũi, yêu thương học sinh

- Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt và trở thành lớp tiên tiến xuất sắc thìtrước hết đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có kiến thức vững vàng, có kỹ năng

sư phạm, có khả năng giao tiếp tốt, hiểu đặc điểm sinh lý của trẻ để nhanh chóng đivào thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn dễ dàng

- Không những thế giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch cụ thể cho mỗi tuần,mỗi tháng, mỗi kỳ và cả năm học

- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình,nhà trường và xã hội

- Kết hợp với ban giám hiệu và tổng phụ trách, giáo viên bộ môn

- Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, giảng dạy và trực tiếp rèn nề nếp cho học sinh ởmột số lớp học như:

Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản năm học 2013 – 2014

Học sinh lớp 4 và lớp 5 trường Tiểu học Ngô Gia Tự năm học 2014 – 2015

Trang 12

Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngô Gia Tự năm học 2015 – 2016 Tôi thấyrằng, việc rèn nề nếp cho học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, ở nhiềumôi trường khác nhau, và liên quan nhiều đến nhiều mối quan hệ xã hội Vì vậy nóđòi hỏi người thầy giáo phải khéo léo trong ứng xử, có tính kiên trì, bền bỉ, tế nhị để

có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tìnhcảm chân thành Cần cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng học sinh, thểhiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có được sự tin tưởng tuyệt đốivới giáo viên

Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợcho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy

đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ

mà toàn xã hội đang chờ mong

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình tâm lí sư phạm

2 Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thị Vân Hương Tài liệu bồi dưỡng và phát

triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên: Tăng cường năng lực làm

công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.NXB Giáo dục.

3 Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên), Nguyễn Văn Luỹ, Giáo trình tâm lí họcđại cương NXB Đại học Sư phạm

4 Những điều Giáo viên chủ nhiệm cần biết, NXB Lao Động

5 Sổ chủ nhiệm lớp

Trang 14

PHỤ LỤC

H.1 Học sinh học bài theo mô hình trường học mới

H.2 Tạo khu vui chơi cho học sinh

Trang 15

H.3 Học sinh vui chơi trong giờ ra chơi

H.4 Tổ chức sinh hoạt tập thể

Trang 16

H.5 Trang trí lớp học

H.6 Học sinh đọc truyện, báo trong giờ ra chơi.

Trang 17

Hết

Ngày đăng: 07/02/2018, 12:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w