Những yếu tố quy định sự tiếp biến của Nho giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phạm trù Trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Vệt Nam (Trang 47 - 54)

2.1.1 Truyền thống dân tộc và điều kiện xã hội cụ thể của Việt Nam

Nho giáo vào Việt Nam cùng với việc thái thú Giao Chỉ – Tích Quang dựng nhà học, dùng lễ dạy dân. Khi vào Việt Nam, Nho giáo vấp phải những cản trở của yếu tố bản địa. Một dân tộc với truyền thống yêu nƣớc nồng nàn không thể ngay lập tức chấp nhận dòng tƣ tƣởng của bọn cƣớp nƣớc. Bên cạnh đó điều kiện xã hội cụ thể của Việt Nam cũng đòi hỏi Nho phải có những biến đổi nhất định nếu muốn tồn tại và phát triển. Chính bởi điều này mà Nho Việt có sự “tiếp biến” và cũng lúc thịnh, lúc suy trong suốt khoảng thời gian tồn tại của nó.

Từ năm 179 TCN, dƣới sự thống trị của Triệu Đà đến năm 938 khi Ngô Quyền mở ra kỷ nguyên độc lập của nƣớc Đại Việt, trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc nhƣng Nho giáo không thực sự ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân ta. Lúc này Nho giáo chủ yếu đóng vai trò là công cụ của bọn bóc lột để nô dịch nhân dân ta. Nhân dân ta với nền văn hoá cổ truyền Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu, Đông Sơn..., với tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tinh thần anh dũng...đã tạo ra sự phản kháng mạnh mẽ trƣớc ý định nô dịch của bọn cƣớp nƣớc và bán nƣớc. Với mục đích đồng hóa dân tộc ta, giai cấp thống trị Hán đã áp đặt một cách có ý thức từ mô hình quản lý, hệ tƣ tƣởng đến nếp sống, cách sinh hoạt, hòng biến ngƣời Việt thành ngƣời Hán, xã hội Việt thành xã hội Hán. Việc truyền bá Nho giáo cũng không nằm ngoài mục đích ấy với

hy vọng xây dựng và đào tạo một đội ngũ phục vụ cho chính quyền. Nhƣng mục đích của bọn chúng bị phá sản. Chính sự đấu tranh quyết liệt giữa chiều hƣớng Hán hoá và chống Hán hoá, một phần làm cho Nho giáo thấm dần vào đời sống tinh thần ngƣời Việt, phần khác buộc Nho giáo phải có sự thay đổi nhất định.

Từ khi Ngô Quyền đánh dấu nền độc lập tự chủ cho đến cuối thế kỷ X, Nho giáo chƣa mạnh và không có vai trò gì đáng kể. Phải đến thế kỷ XI, với sự xác lập vƣơng triều Lý, Nho giáo mới dần trở thành vũ khí sắc bén của giai cấp thống trị phục vụ cho việc củng cố chế độ phong kiến. Nhờ đó, Nho giáo từng bƣớc đi sâu vào đời sống tinh thần của ngƣời Việt. Nhà Lý lập Văn Miếu, liên tục mở các khoa thi. Nhà Trần sau này cũng mở các khoa thi đều đặn. Khoảng giữa thời Trần bắt đầu xuất hiện hai khuynh hƣớng trái ngƣợc nhau: một bên là các Nho sỹ theo khuynh hƣớng giáo điều, muốn khuôn thực tiễn sinh động vào cả trong Nho, lấy Nho làm chuẩn cho tất cả mọi suy nghĩ, hành động; một bên là những Nho sỹ muốn sửa chữa, cải biến Nho giáo, thêm vào nội dung Nho giáo những yếu tố của ngƣời Việt. Nhƣng hai khuynh hƣớng này không đấu tranh với nhau một cách thực sự gay gắt và trực diện.

Đến thế kỷ XV, vƣơng triều Lê đƣợc xác lập, Nho giáo dần chiếm đƣợc vị trí độc tôn. Giai cấp phong kiến thời kỳ này muốn phát triển chế độ phong kiến tập quyền nên tiếp thu cả Nho Khổng Mạnh và Nho Hán, Tống. Kinh điển Nho đƣợc kết hợp với nhiều yếu tố dân tộc nhất là truyền thống cố kết cộng đồng và tinh thần yêu nƣớc khiến cho Nho giáo đi sâu cả vào văn hóa làng xã. Nho giáo trở nên có tác dụng trong việc bảo vệ sự liên kết gia đình, dòng tộc, giữ gìn trật tự đẳng cấp và buộc mọi ngƣời phải hành động trong khuân khổ một số quy định nhất định theo mục đích của giai cấp thống trị. Triều đình đã ban hành rộng rãi 24 điều giáo huấn đề cập đến những vấn đề

củng cố gia đình, dòng họ, thôn xóm theo: lễ, nghĩa, hiếu, trung, tam tòng đồng thời tìm cách thần thánh hoá các mối quan hệ trong “tam cƣơng” để biến những giá trị “trung, hiếu” thành cái lẽ tất nhiên theo nghĩa ai cũng cần “trung, hiếu” với triều đình. Nhờ kết hợp với nhiều yếu tố dân tộc mà Nho giáo đã góp phần đắc lực vào việc giúp nhà Lê đƣợc thịnh trị.

Từ thế kỷ XVI, Nho giáo bắt đầu thể hiện sự bất lực của nó trong việc giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Từ đây trở đi, Nho giáo vẫn đƣợc sử dụng triệt để nhƣng cũng có sự biến đổi nhiều, bản thân tầng lớp trí thức Nho cũng có sự phân hoá thành hai dòng: dòng có tƣ tƣởng tiên tiến, đứng về phía nhân dân; dòng tƣ tƣởng bảo thủ, phản động phục vụ vua, quan và bọn bán nƣớc cầu vinh. Chính sự khúc xạ qua tƣ tƣởng của các Nho gia không chỉ riêng thời kỳ này mà tất cả các thời kỳ đã khiến cho Nho Việt có sự “tiếp biến” so với Nho Trung Quốc.

2.1.2 Sự khúc xạ qua tư tưởng của các Nho gia Việt Nam từng thời kỳ

Nho giáo vào Việt Nam, bám rễ trong đời sống tinh thần ngƣời Việt thông qua tƣ tƣởng của các nhà Nho từng thời kỳ. Ban đầu giai cấp thống trị ngoại bang chủ trƣơng xây dựng một bộ phận đông đảo các Nho gia bản địa để biến họ thành công cụ đắc lực cho việc truyền bá ý thức hệ của giai cấp thống trị nhằm biến ngƣời dân Việt Nam thành những “nô lệ” thụ động, phục tùng cho triều đình một cách vô điều kiện. Mặc dù đều là nhà Nho nhƣng do địa vị xã hội, lập trƣờng chính trị, khả năng nhận thức và nhiều đặc điểm riêng mà mỗi ngƣời một khác, không phải ai cũng trở thành công cụ của giai cấp thống trị. Tƣ tƣởng của Nho giáo Việt Nam vì thế mà biến đổi nhiều.

Những nhà Nho có tƣ tƣởng tiến bộ, đặt lợi ích dân tộc lên trên, đứng về phía nhân dân, đƣợc gọi là “chân Nho” theo nghĩa nhà Nho chân chính. Những nhà Nho này thƣờng chủ động vận dụng Nho giáo một cách sáng tạo trên cơ sở gắn những nguyên lý của Nho với chủ quyền đất nƣớc, cuộc sống của nhân

dân...Nhờ đó các giá trị tích cực của Nho giáo Việt Nam đƣợc phát huy mà mặt tiêu cực đƣợc lại đƣợc hạn chế. Đại biểu cho khuynh hƣớng này phải kể đến: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu , Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích,...

Cũng có những nhà Nho hiểu đƣợc thời thế nhƣng không dám đối mặt trực tiếp với những xung đột gay gắt ngoài xã hội, tìm lối thoát cho riêng mình. Chẳng hạn: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp đi ở ẩn; Hải Thƣợng Lãn Ông đi làm nghề thuốc; Bùi Dƣơng Lịch, Nguyễn Đức Đạt đi dạy học...Số này thƣờng từ chối quyền chức, không màng bổng lộc, tự tìm cuộc sống thoải mái, thanh cao nơi thôn dã hoặc mở trƣờng, lớp dạy chữ thánh hiền.

Bên cạnh đó còn có những nhà Nho trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến, sẵn sàng xả thân vì vua, vì triều đình. Chẳng hạn: Nguyễn Công Trứ hết lòng vì triều đình nhà Nguyễn; Lê Quýnh quyết theo tên vua bán nƣớc Lê Chiêu Thống; Lý Trần Quán tự chôn sống mình vì có học trò bắt Chúa Trịnh Tông nộp cho Nguyễn Huệ...

Còn có cả những nhà Nho tuy đọc nhiều sách vở, miệng rao giảng lời thánh hiền nhƣng lại cốt ở quyền cao chức trọng, bổng lộc cho bản thân, thậm chí sẵn sàng làm tay sai cho giặc nhƣ: Trần ích Tắc đầu hàng giặc trong khi toàn dân quyết chiến; Tôn Thọ Trƣờng thà phụ tổ quốc mà đƣợc lòng Pháp; Hoàng Cao Khải làm thơ cổ vũ cho việc đàn áp các phong trào kháng Pháp...

Ngoài ra còn có các nhà Nho mang cốt cách Nho, có học nhƣng không đỗ đạt cao, sống hoà cùng nhân dân, tham gia vào các công việc nhƣ biên soạn lệ làng, hƣơng ƣớc, sáng tác dân ca...Số này thƣờng đƣợc gọi là Nho sỹ bình dân, họ làm cho Nho với tính “bác học” trở nên gần gũi với nhân dân hơn.

Trong hoàn cảnh: ngƣời thi đỗ làm quan cũng là nhà Nho; ông đồ dạy học cũng là nhà Nho; thầy bốc thuốc, thầy phù thuỷ, thầy tƣớng số cũng là nhà Nho, đến bọn bán nƣớc cũng nhận mình là nhà Nho...thì chắc chắn Nho giáo nói chung và phạm trù “trung, hiếu” của Nho giáo nói riêng vào Việt Nam, khi

khúc xạ qua lăng kính của các nho gia cũng có nhiều biến đổi. Bên cạnh đó tƣ tƣởng Nho giáo của các đại biểu cũng không phải hoàn toàn “thuần Nho”, trong khi các Nho sỹ bình dân đem kết hợp Nho với yếu tố văn hoá dân gian để Nho giáo gần gũi hơn với nhân dân thì có những ngƣời tiếng là nhà Nho nhƣng lại theo Lão, có ngƣời lại tìm cách dung hợp Nho giáo với Phật...Đó là sản phẩm tất yếu nảy sinh từ sự song song tồn tại của Nho, Phật, Đạo trong lịch sử Việt Nam.

2.1.2. Sự tồn tại của Nho, Phật, Đạo ở Việt Nam

Cùng đƣợc du nhập vào Việt Nam và trở thành hệ tƣ tƣởng chính thống, công cụ của giai cấp thống trị dùng còn có Phật giáo và Đạo giáo. Sự cùng tồn tại, tác động lẫn nhau, khi thì Nho giáo thịnh, lúc thì Phật giáo hƣng, lúc khác Đạo giáo lại chiếm ƣu thế...Điều này làm cho các hệ tƣ tƣởng ít nhiều có sự giao thoa, tác động lẫn nhau. Nho giáo cũng vì thế mà biến đổi.

Mặc dù Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo khác nhau về nội dung, tính chất, nhƣng giai cấp thống trị đều tìm đƣợc trong đó chút hữu ích cho mục đích thống trị của mình. Nho giáo đề cập nhiều tới vấn đề chính trị, đạo đức từ đó nói đến nghĩa vụ của con ngƣời trong xã hội, đáp ứng đƣợc mục đích duy trì ổn định trật tự xã hội đƣơng thời của giai cấp thống trị. Đạo giáo đề cao tính tự do, tự tại của con ngƣời, kêu gọi mọi ngƣời sống thuận theo tự nhiên dựa trên tính duy tâm thần bí. Đạo Phật chủ trƣơng tìm ra con đƣờng giúp con ngƣời thoát khổ, thoát khỏi vòng luân hồi của cuộc sống trần tục, đạt đến cõi niết bàn.

Trong những triều đại đầu tiên: Ngô, Đinh, Lý, Phật giáo đƣợc trọng dụng, thậm chí đƣợc coi là quốc giáo. Các vua chúa đều quý trọng nhà sƣ và dùng nhiều vị cao tăng trong việc trị nƣớc. Trong triều, sƣ đƣợc đứng ngang hàng với thái tử, khi vua mất đƣợc dự vào hàng quan đại thần thực hiện di chiếu...Nói chung, với tính chất nhập thế, Phật giáo đã góp đƣợc nhiều công

sức cho triều đình. Phật giáo cũng gần với tín ngƣỡng dân gian nên dễ đƣợc nhân dân chấp nhận và đi theo.

Cùng với Phật giáo, triều đình cũng tin vào Đạo giáo nhƣng chủ yếu ở yếu tố bùa chú, phép thuật. Dân chúng thì thờ cả phật, thánh, thần tiên, tín ngƣỡng dân gian...Giai cấp thống trị đã lợi dụng Đạo giáo để đánh vào lòng tin, sự mê tín của nhân dân.

Khi chế độ phong kiến đƣợc củng cố và phát triển, yêu cầu tập trung quyền lực đƣợc đặt ra, Phật giáo và Đạo giáo không đảm nhiệm đƣợc nhiệm vụ này. Chỉ có Nho giáo cổ vũ cho đạo “trung quân” trên cơ sở “chính danh” là đáp ứng đƣợc yêu cầu của giai cấp thống trị. Vì thế các vua chúa bắt đầu chú ý đến Nho giáo, đến thời Lê, Nho giáo cực thịnh và chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo vẫn đƣợc duy trì nhƣng có địa vị thấp kém.

Trong suốt thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, giai cấp thống trị sử dụng cả Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo nhƣng chủ yếu là Nho giáo và Phật giáo. Trong nhiều khoa thi triều đình sử dụng nội dung của cả ba. Trong khoảng thời gian ấy, lúc thì Nho giáo hạn chế Phật giáo, lúc thì ngƣợc lại. Đến giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam bƣớc vào thời kỳ suy thoái giai cấp thống trị lại tìm cách dùng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo hoặc đem kết hợp chúng lại mong đáp ứng đƣợc những yêu cầu mới của thực tiễn đời sống xã hội. Chính sự giao thoa của ba luồng tƣ tƣởng Nho, Phật, Đạo trong lịch sử dân tộc ta đã tạo nên sự biến đổi trong bản thân mỗi hệ tƣ tƣởng.

Nhƣ vậy, Nho giáo vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc theo con đƣờng chiến tranh xâm lƣợc. Nó vấp phải những khó khăn ngay từ những buổi đầu tiên có mặt tại Việt Nam bởi một dân tộc với truyền thống yêu nƣớc nồng nàn không thể ngay lập tức chấp nhận hệ tƣ tƣởng ngoại bang của bọn cƣớp nƣớc. Trong suốt thời Bắc thuộc Nho giáo không có vai trò gì đáng kể nhƣng cuộc đấu tranh giữa “Hán hóa” và “chống Hán hoá” cũng giúp cho ngƣời Việt dần

quen với Nho giáo hơn. Để tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Nho giáo cũng buộc phải tìm cách thích ứng với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể ở từng giai đoạn lịch sử. Sự biến đổi thích hợp góp phần đƣa Nho giáo đứng vào hệ tƣ tƣởng chính thống của dân tộc ta vào thế kỷ XV. Từ đây trở đi, mặc dù có lúc đƣợc độc tôn nhờ phù hợp với chính sách của triều đình nhƣng Nho giáo lúc nào cũng nằm trong thế tranh giành với Phập giáo, Đạo giáo mà chủ yếu là với Phật giáo.

Theo PGS Nguyễn Hùng Hậu, “ngay Nho giáo ở Trung Quốc cũng không phải là hiện tƣợng cô lập, mà nó cùng tồn tại với những hệ tƣ tƣởng khác, chẳng hạn nhƣ Phập, Lão, Âm dƣơng ngũ hành...Hơn nữa trong lịch sử phát triển của chúng, giữa Nho giáo và các hệ tƣ tƣởng khác luôn có sự thẩm thấu, vay mƣợn và dung hoà lẫn nhau...ở Trung Quốc, nhìn chung, Nho giáo là hệ tƣ tƣởng chính, chủ đạo. Sự kết hợp Nho với các hệ tƣ tƣởng khác, chung quy vẫn lấy Nho làm cơ sở, kết hợp theo cách thức của Nho”. [16, 40]

Cũng theo PGS Nguyễn Hùng Hậu, tình hình ở Việt Nam không xảy ra nhƣ vậy. Trong lịch sử Việt Nam đã có ba lần Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo nằm trong sự hỗn dung, gọi là “tam giáo đồng nguyên”: Lần thứ nhất xảy ra vào khoảng thế kỷ thứ II – III. Sự tổng hợp, dung hợp đầu tiên này lấy Phật giáo làm nòng cốt; lần thứ hai diễn ra vào thời Lý – Trần cũng đựa trên cơ sở Phật giáo; chỉ có cuộc “đồng nguyên” lần thứ ba xảy ra vào nửa cuối thế kỷ XVIII là dựa trên cơ sở Nho giáo. Nhìn chung, nhận định này chƣa hoàn toàn chính xác bởi bản thân sự giao thoa giữa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cho thấy rất khó xác định yếu tố nào làm nòng cốt. Tuy nhiên, dù sự kết hợp dựa trên hệ tƣ tƣởng Nho giáo, Phật giáo hay Đạo giáo làm nòng cốt thì sự giao thoa giữa chúng cũng đều làm cho trong bản thân hệ tƣ tƣởng này phảng phất bóng dáng của hệ tƣ tƣởng kia. Nho Việt vì thế mà cũng có sự thay đổi ít nhiều so với Nho Trung Quốc. Bên cạnh đó, các Nho gia không phải ai cũng

theo đƣợc Nho giáo chính thống trong khi Nho giáo không thể tồn tại và biểu hiện mình nếu không thông qua những Nho sỹ của các thời đại. Chính sự khúc xạ tƣ tƣởng Nho giáo khi đi qua những nhân cách Nho cụ thể vừa làm cho Nho giáo thể hiện một cách sinh động, vừa làm cho nội dung căn bản của Nho giáo nói chung và nội dung phạm trù “trung, hiếu” nói riêng biến đổi đi nhiều. Thực tế là không phải đến khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam ngƣời dân mới biết đến “trung, hiếu” mà đó đã vốn là những giá trị truyền thống trong lịch sử dân tộc. Giá trị truyền thống ấy biểu hiện ở: sự tôn kính và biết ơn cha mẹ, trách nhiệm nuôi dƣỡng khi cha mẹ già yếu, thờ cúng tổ tiên, nghe và tin theo các tộc trƣởng, thủ lĩnh....Vai trò của Nho giáo, nói cho chính xác là đã có công chế định nội dung cụ thể của phạm trù “trung, hiếu” trong bậc thang đạo đức. Bên cạnh đó, khi vào Việt Nam, một mặt Nho giáo luôn nằm trong thế tranh giành với Phật giáo và Đạo giáo. Tính chất tam giáo đồng

Một phần của tài liệu Phạm trù Trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Vệt Nam (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)