Những giá trị căn bản của trung, hiếu trong xã hội Việt Nam hiện đạ

Một phần của tài liệu Phạm trù Trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Vệt Nam (Trang 73 - 83)

Nho giáo đƣợc truyền bá vào Việt Nam và trong một thời gian dài tồn tại đã xác lập cho mình một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Ngày nay, chúng ta cần nghiên cứu và nhìn nhận về tác động, ảnh hƣởng của Nho giáo với tinh thần biện chứng bởi lẽ: “Nhìn từng đạo lý Nho giáo riêng rẽ, ngƣời ta thấy có hay có dở, có đúng có sai, không hoàn toàn đồng nhất. Nhƣng nếu từ những đạo lý riêng rẽ ấy mà nhìn nhận bằng nhận thức cảm tính và bằng tƣ duy siêu hình, thì một số đạo lý đúng đắn, hấp dẫn để thành ra là toàn bộ học thuyết hoàn hảo và đƣa tới chủ nghĩa bảo thủ mù quáng; và ngƣợc lại, một số đạo lý lạc lõng dễ thành ra toàn bộ học thuyết là lỗi thời và đƣa tới chủ nghĩa xoá sạch. Rốt cuộc đều là thoát ly hiện thực, và bảo thủ cũng sai, xoá sạch cũng sai” [10, 494]. Trong vấn đề này, Hồ Chí Minh là mẫu mực trong việc vận dụng, khai thác các khái niệm, mệnh đề của Nho giáo để phục vụ cho yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Ngƣời đã chỉ ra rằng: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”

[33, 46] . Ngƣời đã sử dụng, cải tạo, bổ sung những khái niệm của Nho giáo bằng những nội dung mới của thời đại. Nhờ đó, những khái niệm, phạm trù của Nho giáo trong đó có “trung, hiếu” trở nên có sức sống và áp dụng đƣợc cho xã hội mới. Trung với nƣớc, trung với đảng và hiếu với dân tiếp tục là yêu cầu, khẩu hiệu cần thiết đối với mỗi ngƣời Việt Nam.

Xã hội Việt Nam hiện đại cùng với tốc độ phát triển kinh tế, đời sống không ngừng đƣợc cải thiện cũng đang đứng trƣớc nguy cơ suy thoái đạo đức nghiêm trọng. Cơ chế thị trƣờng đang làm cho thang giá trị bị dịch chuyển theo cả chiều hƣớng tích cực và tiêu cực. Nhận thức rõ tình trạng này, Đảng và Nhà nƣớc luôn đặt trọng tâm vào công tác xây dựng đời sống mới xã hội chủ nghĩa với mong muốn xây dựng những thế hệ có đức, có tài, vừa hồng vừa chuyên. Chính vì vậy, việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, gắn kết chúng một cách hợp lý với các giá trị hiện đại trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay. Trong hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống, chúng tôi coi “trung, hiếu” là những giá trị căn bản, trƣờng tồn và có ý nghĩa đối với mọi thời đại.

Trở lại nghiên cứu phạm trù “trung, hiếu” trong Nho giáo và sự tiếp biến của nó khi vào Việt Nam, chúng tôi hy vọng chắt lọc từ đó những cái có ích và cần thiết cho xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là thế hệ trẻ. Bởi lẽ, chúng ta đang chứng kiến sự rạn nứt của mô hình gia đình truyền thống với những biểu hiện thiếu trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, thái độ coi trọng giá trị vật chất và cả coi thƣờng giá trị của bản thân...; cùng với đó là thái độ thờ ơ trƣớc thời cuộc, trƣớc công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa của đất nƣớc; thái độ sợ khó, sợ khổ, trốn tránh trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc...

Về giá trị “trung” trong xã hội Việt Nam hiện đại, vẫn là trung với nƣớc, trung với Đảng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể:

Một là, mỗi ngƣời dân cần hiểu rõ và tin theo sự lãnh đạo của Đảng, tin

vào con đƣờng tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nƣớc đã lựa chọn. Đây là vấn đề thuộc về ý thức, tƣ tƣởng có tác dụng định hƣớng đối với hoạt động thực tiễn của mỗi ngƣời. Nếu mơ hồ, thiếu lập trƣờng hoặc dao động sẽ dẫn tới việc mất phƣơng hƣớng và chịu tác động tiêu cực từ nhiều phía gây ảnh hƣởng không những đến bản thân mà cả gia đình và xã hội.

Tính chất “trung quân” ngày xƣa của Nho giáo mặc dù có nhiều điểm không hợp lý bởi nó cổ vũ cho thái độ trung với vua một cách sơ cứng, thụ động là chính nhƣng nó lại góp phần ổn định xã hội trong chừng mực nào đó. Ngày nay, Nhật Bản tiếp tục lấy trung với Thiên hoàng làm nòng cốt để giáo dục nên những thế hệ “võ sỹ đạo” suốt đời trung thành với Thiên hoàng mà cũng chính là trung thành với tổ quốc. Với Việt Nam, mỗi công dân đều có quyền lựa chọn cách cống hiến riêng cho đất nƣớc giống nhƣ “trung” có nhiều cách, nhƣng tất cả phải dựa trên nguyên tắc căn bản là tin tƣởng vào sự lãnh đạo của đảng và con đƣờng mà Đảng và Nhà nƣớc đã chọn.

Hai là, trung thành và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Mặc dù

coi gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội nhƣng chúng ta kiên quyết chống lại thái độ “đặt tình nhà lên trên nghĩa nƣớc” theo nguyên lý lấy nhà làm gốc của Nho giáo. Trong lịch sử dân tộc ta, rất nhiều đại biểu của Nho Việt đã biết hy sinh lợi ích gia đình, dòng tộc để phấn đấu và hy sinh cho sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Theo gƣơng các vị tiền bối đó, mỗi ngƣời không coi nhẹ gia đình mình nhƣng cần trung thành với lợi ích của dân tộc và sẵn sàng hy sinh cho quốc gia dân tộc.

Thực trạng xã hội chứng minh rằng ngày càng nhiều hiện tƣợng tham nhũng, bòn rút của công để làm của riêng và có không ít trƣờng hợp vì lợi ích của bản thân, gia đình mà đi ngƣợc lại lợi ích dân tộc chẳng hạn: có những ngƣời vì chút lợi ích vật chất sẵn sàng bỏ quê hƣơng, bán rẻ tổ quốc để phục

vụ cho các tổ chức phản động. Luật pháp có tính cƣỡng chế nhƣng để khắc phục tận gốc cần bắt đầu từ việc định hƣớng, giáo dục. Đây cũng là vấn đề đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm.

Ba là, trung với nƣớc, với đảng là trung với sự nghiệp đổi mới của đất

nƣớc, là góp sức mình vào công cuộc làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi cá nhân, gia đình làm giàu một cách chính đáng để nâng cao mức sinh hoạt đều đáng đƣợc hoan nghênh. Nhƣ thế cũng chính là thể hiện và thực hành chữ “trung”. Xƣa, Nho giáo cũng nói trung với vua là phải giúp vua làm cho quốc phú, binh cƣờng nhƣng nƣớc trong Nho giáo là nƣớc của bản thân ông vua ấy. Nho giáo cũng nói “dân vi bản”, lấy dân làm trọng nhƣng Nho giáo nặng về tính tôn ti, trật tự mà không có yếu tố dân chủ. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, mỗi ngƣời có quyền và đều phải nỗ lực nhƣ nhau trong công cuộc xây dựng và kiến thiết nƣớc nhà. Nói nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh: dân có giàu thì nƣớc mới mạnh.

Về giá trị căn bản của “hiếu” trong xã hội Việt Nam hiện đại, vẫn là hiếu với dân. Cụ thể

Một là, mỗi ngƣời làm cán bộ phải ý thức rõ việc mình là “công bộc”

của dân. Mọi công việc đều lấy quyền lợi của nhân dân làm trọng. Câu nói: Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân vốn là của Nho giáo nhƣng với ý nghĩa ông vua đƣợc lòng dân thì có xã tắc mà mất lòng dân thì cũng không còn xã tắc. Theo đó mà xét thì vua đối với dân tốt cũng chẳng qua vì ngai vàng của vua, vì bản thân ông ta. Còn “dân” trong xã hội ta ngày nay là chủ của đất nƣớc. Mọi cái đều của dân, mọi việc đều vì dân vì Nhà nƣớc Việt Nam là của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực đều ở nơi dân. Tuy nhiên, không nên hiểu “hiếu với dân” một cách xơ cứng, thụ động mà cái căn bản là bao giờ cũng tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân, phấn đấu vì nhân dân.

Hai là, hiếu vẫn cần bắt đầu từ hiếu với cha mẹ mình rồi đến thƣơng cha

Khổng Mạnh có đề cập đến tính hai chiều: cha nhân từ, con hiếu thảo và đòi hỏi ngƣời con phải hiếu từ tâm: hiếu đi liền với kính nhƣng nhìn chung Nho giáo đề ra hiếu thiên về tính phụng sự. Một số nhà Nho Việt đã đƣa vào quan niệm hiếu tình cảm chân thành, ấm áp; một số khác gắn hiếu với quyền lợi quốc gia dân tộc - đó là đại hiếu. Trong xã hội ngày nay, hiếu không còn mang nặng tính phụng sự nhƣng cũng vì thế mà tình trạng con cái vô trách nhiệm đối với cha mẹ ngày một nhiều. Xã hội đang dóng lên hồi chuông báo động về sự sụt giảm nghiêm trọng đạo đức trong một bộ phận không nhỏ thanh niên. Thái độ thiếu tôn trọng cha mẹ, coi trọng giá trị vật chất khiến cho không ít ngƣời sẵn sàng bỏ cha mẹ già không chăm sóc; lại có những ngƣời nghĩ rằng, hiếu chỉ cần nuôi cha mẹ là đủ...Trong khi đó, từ thời Khổng Tử ngƣời ta đã ý thức đƣợc việc cần phụng dƣỡng cha mẹ, “nhƣng nuôi mà không kính thì có khác gì nuôi chó ngựa đâu”. Thiết nghĩ đạo hiếu cần bắt đầu từ hiếu với cha mẹ mình. Hiếu với cha mẹ cần “nuôi vui, ở kính, bệnh lo, tang thƣơng, tế cẩn” nhƣ nguyên lý của Nho giáo nhƣng vận dụng trên tinh thần biện chứng, tránh áp dụng một cách khuôn sáo, thụ động. Từ hiếu với cha mẹ mình mà mở rộng ra hiếu với cha mẹ ngƣời và thƣơng ngƣời nói chung.

Ba là, ngƣời con có hiếu phải biết giữ gìn thân thể cha mẹ đã cho mình

và phấn đấu để đƣợc “dƣơng danh hiển thân”. Nhắc lại yêu cầu này của Nho giáo trong điều kiện xã hội hiện nay hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ có không ít ngƣời tự coi rẻ tính mạng bản thân để lao vào hút, chích, đua xe...; lại cũng có không ít thanh thiếu niên chỉ lo ăn chơi hƣởng thụ mà không thiết gì đến việc học hành phấn đấu. Tuy không thể áp dụng nguyên xi và đòi hỏi tính tuyệt đối nhƣ Nho giáo, song rõ ràng cần phải giáo dục, định hƣớng để mỗi ngƣời ý thức rõ về trách nhiệm đối với bản thân cũng chính là báo hiếu cha mẹ. “Dƣơng danh hiển thân” cũng cần đƣợc nhìn dƣới lăng kính hiện đại chứ

không dừng ở làm quan, mà là cố gắng phấn đấu cho dù đang làm công việc gì. Mỗi thành công của con cái đều là báo hiếu cha mẹ.

Tóm lại, trong xã hội hiện đại, có những giá trị “trung, hiếu” của Nho giáo vẫn có tác dụng tốt nếu đƣợc cải tạo cho phù hợp. Trên tinh thần quay về nghiên cứu Nho giáo nói chung và Nho Việt nói riêng chúng ta lục tìm trong di sản văn hoá tinh thần của cha ông những giá trị trƣờng tồn, đó cũng là cách nhìn nhận hợp lý về quá khứ. Xã hội chắc chắn còn có nhiều thay đổi song thiết nghĩ chân lý để thực hành đạo làm ngƣời vẫn sẽ bắt đầu từ những điều căn bản nhất trong đó có “trung, hiếu”.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu “Phạm trù trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Việt Nam” chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức đƣợc hình thành từ thời cổ đại ở Trung Quốc. Trong quá trình tồn tại của mình, dƣới tác động của nhiều yếu tố, Nho giáo cũng trải qua những thăng trầm, lúc thịnh, lúc suy.

Nho giáo tiên Tần còn gọi là Nho giáo sơ kỳ hoặc Nho giáo nguyên thuỷ tính từ Khổng Tử đến Mạnh Tử , chịu sự quy định của điều kiện lịch sử cụ thể – xã hội thời Xuân Thu – Chiến Quốc với những biến động sâu sắc, toàn diện. Trƣớc tình trạng xã hội loạn ly, đạo cƣơng thƣờng bị đảo lộn, Khổng Tử và các học trò của ông đều mơ về một xã hội thịnh trị theo thể chế nhà Chu với vua sáng tôi hiền, cha từ con hiếu. Bởi vậy, Nho giáo tiên Tần bàn nhiều đến “trung, hiếu”.

Trong quan niệm của Khổng Tử, phạm trù “trung” thƣờng biến dịch và hàm chứa nhiều nội dung, trung với nghĩa trung quân không bị cực đoan hoá, tuyệt đối hoá một chiều. Tuy nhiên có lẽ do quá quán triệt đạo trung dung mà Nho tiên Tần thƣờng nghiêng về hƣớng giải quyết mềm dẻo. Điều này ít nhiều cho thấy tâm trạng mâu thuẫn của các nhà Nho tiên Tần. Họ không yêu cầu bề tôi phụng sự vua một cách vô điều kiện, họ thấy đƣợc biểu hiện nhiều mặt của đạo trung...nhƣng cuối cùng vẫn đặt vua lên cao nhất với nghĩa là con trời và là cha của muôn dân. Điều này thể hiện xu hƣớng muốn xây dựng mô hình gia đình hoá xã hội, làm cho yếu tố “trung” với vua và “hiếu” với cha hoà làm một nhƣ một lẽ tất nhiên.

Giống nhƣ phạm trù “trung”, phạm trù “hiếu” trong Nho giáo tiên Tần cũng có nội dung rộng rãi song về cơ bản bao gồm những nội dung sau: nuôi dƣỡng cha mẹ, nhớ tuổi cha mẹ, nếu có việc phải đi xa thì phải báo cho cha mẹ biết, giữ gìn thân thể cha mẹ cho mình, can ngăn cha mẹ khi họ sai lầm, nối đƣợc chí hƣớng của ông cha, khi cha mẹ qua đời sẽ thực tâm thƣơng tiếc, làm mọi việc đều theo lễ. Tuy nhiên, việc thực hành đạo hiếu theo quan niệm của Nho tiên Tần cũng thay đổi tuỳ nơi, tuỳ lúc và tuỳ đối tƣợng. Điều này góp phần cho thấy tính hai chiều trong quan niệm về hiếu của Nho tiên Tần song cũng thể hiện tính đẳng cấp và thái độ trọng nam khinh nữ. Các học phái của Nho giáo về sau, thƣờng chỉ tuyệt đối hoá tính một chiều trong các quan hệ xã hội làm cho tính đẳng cấp càng trở nên khắc nghiệt. Chính vì thế, quan niệm về phạm trù “trung, hiếu” của Nho giáo tiên Tần cũng biến đổi đi nhiều.

Trong quan niệm của các nhà Hán Nho, tiêu biểu nhất là Đổng Trọng Thƣ, phạm trù “trung, hiếu” đƣợc đem hoà làm một với tính thần bí thuận theo ý trời. Vì vua là tƣợng của trời nên có đức chở che, hƣớng dẫn, bề tôi là tƣợng của đất nên có đức chuyên chở, tuân theo...tất cả là do trời định đoạt. Bất trung, bất hiếu là có tội với vua, với cha mà cũng là với trời. Phận làm con, phận bề tôi luôn là hình thức phụng sự của bề dƣới đối với bề trên. Nói cách khác, “trung, hiếu” trong quan niệm của các nhà Hán Nho bị khép vào tính một chiều khắt khe, hết thảy đều là vâng mệnh trời.

Vấn đề “thiên lý” tiếp tục đƣợc nhấn mạnh trong quan niệm của các nhà Tống Nho nhƣ: hai anh em họ Trình, Chu Hy... Tống Nho dùng “thiên lý” để tìm cách khách quan hoá các mối quan hệ trong tam cƣơng ngũ thƣờng. Thông qua đó, các giá trị trung, hiếu biểu hiện nhƣ đạo lý tất nhiên, khách quan, mọi ngƣời phải theo đó mà phục tùng. Tống Nho tuy không đi trực diện vào phạm trù “trung, hiếu” nhƣng thông qua luận về sự quy định của trời đối với con ngƣời, Tống Nho đề ra một thứ đạo hiếu, trung với tính chất thụ động, một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chiều, tuyệt đối. Càng về sau, quan niệm này càng trở nên khắt khe và trở thành công cụ hữu dụng cho chế độ đẳng cấp tôn ti.

2. Nho giáo vào Việt Nam đƣợc đánh dấu từ khi thái thú Giao Chỉ – Tích Quang dựng nhà học, dùng lễ dạy dân. Khi vào Việt Nam, Nho giáo vấp phải sự cản trở của các yếu tố bản địa. Một dân tộc với truyền thống yêu nƣớc nồng nàn không thể ngay lập tức chấp nhận dòng tƣ tƣởng của bọn cƣớp nƣớc. Nhƣng dân dần Nho giáo cũng khẳng định đƣợc vị trí của nó xã hội Việt Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Nho giáo chịu sự quy định của điều kiện xã hội cụ thể, sự tác động do giao thoa với Phật giáo và Đạo

Một phần của tài liệu Phạm trù Trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Vệt Nam (Trang 73 - 83)