Phạm trù trung, hiếu trong quan niệm của các nhà NhoViệt Nam

Một phần của tài liệu Phạm trù Trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Vệt Nam (Trang 54)

“Trung, hiếu” là những giá trị đứng đầu trong thang giá trị đạo đức của Nho trong đó chữ “trung” đặc trƣng cho quan hệ vua tôi, còn quan hệ cha con đƣợc đặc trƣng bởi chữ “hiếu”. Đạo quân thân là trung và hiếu. Khi vào Việt Nam, đạo quân thân ấy cũng đƣợc đề cao, xem trọng hơn cả. Bởi thế mà

- Với Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Vua tôi, cha con là nghĩa cƣơng thƣờng bền vững nghìn đời”. [46, 76]

- Nguyễn Trãi thì:

Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng thâm” [43, 19]

- Nguyễn Công Trứ khẳng định: “Có trung hiếu nên đứng trong trời đất” [14, 207].

- Nguyễn Đình Chiểu viết:

Hai chữ cƣơng thƣờng giằng cả nƣớc

Một câu trung hiếu dựng nên nhà” để nhắc nhở “Trai thời trung hiếu làm đầu” [51, 27].

- Còn Phan Đình Phùng trả lời thơ dụ hàng của Hoàng Cao Khải đã khẳng khái viết: “Nƣớc ta nghìn năm lại đây, đất không rộng, binh không mạnh, của không nhiều, cái chỗ dựa để dựng nƣớc chỉ ở nơi luân thƣờng, vua tôi, cha con mà thôi” [14, 208]...

Có thể thấy đã là nhà Nho thì hầu nhƣ không có ai là không đề cập tới giá trị “trung, hiếu”, các nhà Nho Việt cũng vậy, nhƣng không phải quan điểm của ai cũng giống ai. Có đại biểu tiếp thu thụ động “trung, hiếu” của Hán Nho, Tống Nho, biến nó thành nguyên tắc tối cao trong mọi hành động, suy nghĩ; cũng có đại biểu trở về đƣợc với những giá trị căn bản của “trung, hiếu” trong Nho Khổng Mạnh, chắt lọc đƣợc ở đó những giá trị hợp lý để vận dụng; lại có những đại biểu biết mở rộng phạm vi “trung, hiếu”, nâng chúng lên tầm cao mới để “trung” không chỉ là “trung” với vua, “hiếu” không chỉ là “hiếu” với cha mẹ...Bởi vậy, có thể khẳng định Nho Việt đã “tiếp biến” phạm trù “trung, hiếu” của Nho giáo Trung Quốc.

2.2.1 Quan niệm về “trung” của các nhà Nho Việt Nam

Khái niệm “trung” của Nho giáo chính thức giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tƣ tƣởng của xã hội Việt Nam khi chế độ quân chủ chuyên chế ở nƣớc ta đi vào định hình. Quan niệm “trung quân” khi ấy đáp ứng đƣợc yêu cầu của giai cấp thống trị với mục đích củng cố chế độ quân quyền và kéo dài sự tồn tại của các vƣơng triều phong kiến.

Với lòng “trung quân” của Nho giáo, đã có Lê Quý Đôn không ngần ngại khuyến khích lòng trung thành với Chúa Trịnh bằng cách sƣu tầm mọi lời nói của thánh hiền vào tập “Thánh mô hiền phạm” giải thích toàn bộ Tứ Thƣ, Ngũ kinh; một Nguyễn Công Trứ sẵn sàng hy sinh vì triều nhà Nguyễn để chống lại khởi nghĩa nông dân; một Lý Trần Quán tự chôn sống mình để chuộc lỗi “bất trung” bởi có học trò là Nguyễn Trang đã bắt Chúa Trịnh Tông nộp cho Nguyễn Huệ; một Nguyễn Trƣờng Tộ đòi hỏi bề tôi phải trung thành tuyệt đối với vua và nhiều tấm gƣơng khác. Nhƣng lịch sử dân tộc ta cũng minh chứng rằng có nhiều nhà Nho đã phát triển đạo “trung” của Nho ra ngoài phạm vi ý nghĩa kinh điển của nó. Đạo “trung” ấy, đối lập với thứ trung quân mù quáng, gần với tính hai chiều trong quan niệm trung của Nho giáo thời Khổng Mạnh nhƣng cũng khác Nho giáo Khổng Mạnh. Nói cách khác các nhà NhoViệt đã tiếp thu, cải biến chữ “trung” của Nho giáo và đem lại cho nó một ý nghĩa mới. Nguyễn Trãi là một trong số những nhà Nho nhƣ thế.

Nguyễn Trãi chọn đạo Nho làm đạo làm ngƣời của bản thân. Ông rất tin Nho, sùng Nho, trắc trở bao nhiêu cũng không bỏ đƣợc Nho. Ông khẳng định: chữ học ngày xƣa quên hết dạng, chẳng quên có một chữ cƣơng thƣờng; ngẫm hay mùi đạo cực chƣng ngon. Nghìn kiếp dầu ăn vẫn hãy còn. Nhật nguyệt dễ qua bên sáng. Cƣơng thƣờng khôn biết tấc son; Nẻo xƣa nay cũng một đƣờng. Đây chen chóc nẻo tam cƣơng. Đạo này để trong trời đất. Nghĩa ấy bền chƣng đá vàng... [53, 276]

Với Nguyễn Trãi, ngôi vua tồn tại nhƣ một tất yếu, nó có ý nghĩa tối cao. Ông coi việc báo đáp ơn chúa là công việc trọng đại đối với mỗi ngƣời. Bản thân Nguyễn Trãi luôn mang trong mình niềm day dứt: “Tơ hào chẳng có đền ơn chúa” [55, 40] và “Quân thân chƣa báo lòng canh cánh” [55, 46]. Đạo quân thân với Nguyễn Trãi là quan trọng nhất.

Nếu đối chiếu với quan điểm của Nho giáo thì có thể thấy Nguyễn Trãi là đại biểu dứt hẳn đƣợc khỏi quan niệm: Tôi trung không thờ hai vua. Bên

cạnh đó Nguyễn Trãi tiếp thu quan điểm minh lƣơng của Khổng – Mạnh cho phép bề tôi tìm vua sáng mà thờ. Đấy là lý do vì sao Nguyễn Trãi mặc dù là cháu ngoại quan tƣ đồ Trần Nguyên Đán nhƣng sẵn sàng phò nhà Hồ khi nhà Hồ thay thế nhà Trần mục nát. Khi nhà Hồ thất bại, trong khi nhiều trung thần tìm đến con đƣờng tuẫn tiết để giữ cho trọn đạo “trung” thì Nguyễn Trãi lại vào Lam Sơn, tìm đến với Lê Lợi, đi theo tiếng gọi giải phóng dân tộc trên tinh thần chọn vua sáng mà thờ: ƣớc bề giả ơn minh chúa. Hết khoẻ phù đạo thánh nhân. Quốc phú binh cƣờng chăng có chƣớc. Bằng tôi nào thủa ích chƣng dân; những vì chú thánh âu đời trị. Há để thân nhàn tiếc tuổi tàn; còn có một lòng âu việc nƣớc. Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.. [53, 278]. Điều này cho thấy, trung trong quan niệm của Nguyễn Trãi gắn với vua sáng, ông vua vì lợi ích quốc gia dân tộc. Thực chất, theo đó, ông nguyện trung với nhân dân.

Quan niệm lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi gần với “ dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử. Bởi thế mặc dù hết mực “trung quân” và ý thức rõ rằng:

“Bốn dân nghiệp có cùng cao thấp

Đều hết làm tôi thánh thƣợng hoàng” [55, 48]

Nhƣng Nguyễn Trãi cũng khẳng định: “Ăn lộc nhờ ơn kẻ cấy cày” cho nên trong ông luôn có sự song hành : thờ vua cho hết trung, đối dân cho hết hoà. Nguyễn Trãi chỉ nguyện tận trung với ông vua nào đem lại cho nhân dân cuộc sống yên vui, no đủ. Bởi thế, trong suốt cuộc đời mình, dù phò tá cho ai, Nguyễn Trãi đều nhắc nhở vua phải lấy dân làm gốc.

Nhƣng nếu trong quan niệm Khổng – Mạnh phò vua sáng là chỉ phụng sự cho “nƣớc” của ông vua ấy, thì đối với Nguyễn Trãi ông “trung” với vua nhƣng vua gắn liền với lợi ích toàn thể quốc gia dân tộc. Mặt khác “dân vi quý” trong quan niệm của Mạnh Tử nghĩa là ai đƣợc lòng dân sẽ đƣợc làm vua, giữ đƣợc ngôi vua, còn dân trong tƣ duy Nguyễn Trãi là đối tƣợng cao nhất, cần đƣợc phụng sự. Vì thế “đạo trung” của Nguyễn Trãi không chỉ dừng

ở “trung quân” với vua sáng mà “trung quân” đi liền với “ái quốc”, “ái dân”. Nói cách khác, đứng trên lập trƣờng của quốc gia dân tộc nên “trung” trong quan niệm của Nguyễn Trãi đƣợc nâng lên thành “trung với nƣớc” vì lợi ích của dân tộc chứ không chỉ dừng lại ở trung với vua, với triều đình. Nếu xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa vua và nƣớc, ông đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đƣợc mệnh danh là cây đại thụ của Tống Nho Việt Nam. Ông đƣợc mang danh họ Trình, tục gọi là Trạng Trình. Chịu sự đào luyện của Nho giáo từ nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm thấm nhuần đạo lý vua tôi của Nho giáo. Ông cho rằng con ngƣời sống trong xã hội phải theo những nguyên tắc đạo đức Nho giáo, theo cƣơng thƣờng. Bề tôi trung với vua đó là lẽ tất nhiên, nhất là ông từng đƣợc tới ba triều vua nhà Mạc trọng dụng. Nguyễn Bỉnh Khiêm thƣờng than:

“Ba đời chúa đƣợc phúc tình cờ

Ơn nặng chƣa từng báo tóc tơ” [46, 75].

Đạo lý vua tôi, cha con đƣợc ông trình bày một cách khái quát trong bài bia ở quán Trung Tân: “...Nhƣ trung với vua, hiếu với cha mẹ, thuận giữa anh em, hoà giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè, đó là trung vậy. Thấy của phi nghĩa đừng có lòng tham, vui làm điều thiện, lại có độ lƣợng bao dung ngƣời khác, suy lòng chí thành để đối đãi với mọi ngƣời, đó cũng là trung vậy” [53, 362]. “Trung” theo nghĩa này của Nguyễn Bỉnh Khiêm gần với chữ “trung” với ý nghĩa rộng rãi trong đạo “trung thứ” của Khổng Tử.

Bên cạnh đó, trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta không bắt gặp thứ “trung quân” mù quáng mà “trung” của ông là trung với đạo thánh hiền, trung với chế độ, song quyết không trung với những tên vua bạo ngƣợc. Ông cũng dứt đƣợc khỏi quan niệm: Tôi trung không thờ hai chủ nhƣng ông

làm theo lời Khổng Tử dạy: chọn vua sáng để thờ và làm bề tôi phải vụ dẫn đƣợc ông vua đi theo đƣờng nhân chính, nhƣợc bằng không thể tìm đƣợc vua sáng thì kính mà không trái. Đi theo cách ứng xử ấy nên khi triều Lê thối nát với những ông vua bạo ngƣợc ông không nhắm mắt, khƣ khƣ giữ lấy chữ “trung”, còn với nhà Mạc, ông dốc sức đáp đền với mong muốn “phò nghiêng, đỡ lệch” nhƣng khi dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần không đƣợc và vua Mạc Phúc Hải chỉ mê việc hát xƣớng, ham chọi gà thì ông cũng lập tức rời bỏ chốn quan trƣờng, về quê dạy học ở am Bạch Vân. Ông mơ về một xã hội có “tôi hiền, chúa thánh minh”; “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”, ông muốn giữ cái đạo “vua tôi” trên cơ sở làm trong sạch chữ “trung”. Cách xử lý này của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang dáng dấp sự hạn chế chung của Nho giáo, về mặt nào đó, nó là sự thoả hiệp, không đấu tranh đến cùng, cách giải quyết mang tính cải lƣơng...Nhìn chung, mặc dù cũng sử dụng các khái niệm đạo đức Nho giáo trong đó có khái niệm “trung”, song chữ “trung” trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mềm mỏng và giàu nhân tính hơn nhiều. Quan niệm đó khác xa với đạo đức phong kiến vốn coi quan hệ của con ngƣời chỉ là quan hệ của cấp bậc, tôn ti và cũng khác xa tính một chiều khắt khe của Tống Nho.

Nguyễn Đình Chiểu cũng đặt vấn đề “trung” với vua sáng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông dùng chữ “minh lƣơng” để nhấn mạnh đến quan hệ hai chiều của chữ “trung”.

“Vua phải đạo vua, tôi phải tôi Vua tôi ngàn thủa sánh nên đôi Minh lƣơng hai chữ vầy trên dƣới Nƣớc trị nhà an bốn bể vui” [51, 67] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với Nguyễn Đình Chiểu, “trung quân” là cần thiết cho mọi ngƣời, quan hệ vua tôi vẫn bao hàm nghĩa phục tùng nhƣng sự phục tùng đó chỉ áp dụng cho

“minh lƣơng”. Điều này đƣợc cũng đƣợc quy định một phần bởi tính chất thời đại mà ông đang sống. Lúc này Nho giáo đƣợc tôn sùng tột bậc nhƣng triều đại phong kiến lúc này đã thối nát, vua quan toàn một lũ hủ bại, nên mặc dù đề ra “trung quân” và cổ vũ cho nó nhƣng Nguyễn Đình Chiểu đã đƣa vào đó tính chất nhân dân và dân tộc. Việc này làm cho quan niệm trung quân của ông xa lạ với mọi thứ “ngu trung” của Hán Nho, Tống Nho.

Nguyễn Đình Chiểu bác bỏ thái độ tuân lệnh vua một cách mù quáng. Khi triều Nguyễn ra chiếu ngăn Trƣơng Định đánh Pháp, Trƣơng Định không tuân, Nguyễn Đình Chiểu tán thành việc làm của Trƣơng Định bởi theo ông thà mang tiếng nghịch thần còn hơn để nhân dân lầm than, đất nƣớc rơi vào tay giặc. Nói về đạo “trung quân” này của Nguyễn Đình Chiểu, Trần Văn Giàu viết: “Nguyễn Đình Chiểu là ngƣời rất mực trung quân, vậy mà nhà thơ cứ nhiệt liệt ca ngợi thái độ không tuân mệnh của Trƣơng Định:

Bởi lòng chúng, chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền

Theo bụng dân, phải chịu tƣớng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại” [12, 235]. Nhƣ vậy, đạo “trung” của Nguyễn Đình Chiểu là có điều kiện và khi nhà vua phản bội Tổ quốc, ông sẵn sàng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên. Với ông, tinh thần trung nghĩa của những ngƣời hy sinh vì đất nƣớc đáng ngợi ca hơn cả, nó còn tồn tại mãi:

“Làm ngƣời trung nghĩa đáng bia son

Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn” [51, 275]

Gắn “trung quân” với “ái quốc” thể hiện rõ nhất vào giai đoạn triều Nguyễn tan rã, thế cục rối ren. Trong khi vua Hàm Nghi cùng với Tôn Thất Thuyết hô hào cần vƣơng kháng Pháp, thì Đồng Khánh đƣợc tôn vƣơng ở Huế dƣới sự chứng giám, tiếp tay của Pháp. Thế là có một phần không nhỏ con dân đất Việt đội lốt “trung” với Đồng Khánh mà hàng giặc, làm tay sai cho giặc.

Còn một cánh nhà Nho theo Hàm Nghi đứng lên cứu nƣớc, ấy là “trung quân” gắn với “ái quốc”. Lúc này Hàm Nghi đại diện cho dân tộc, Đồng Kháng đại diện cho tay sai của giặc. Hàm Nghi ra chiếu Cần vƣơng kêu gọi mọi ngƣời góp sức, góp công để “chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại bờ cõi, chính cơ hội này, phúc của tôn xã tức phúc của thần dân...Bằng lòng sự chết hơn lòng yêu vua, lo nghĩa cho nhà hơn lo cho nƣớc, làm quan thì mƣợn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ, trốn lẩn, ngƣời dân không biết trọng nghĩa cứu gấp việc công, kẻ sỹ thì cam bỏ chỗ sáng đi theo vào nơi tối tăm, ví không phải sống thừa ở trên đời thì áo mũ mà làm ngựa trâu, ai nỡ làm nhƣ thế?” [52, 465]. Chiếu Cần vƣơng nhƣ một mồi lửa làm cho tinh thần trung quân - ái quốc bùng cháy thành một phong trào rộng lớn. Các sỹ phu khắp cả nƣớc hƣởng ứng lời kêu gọi cứu vua. Cứu vua lúc này đồng nghĩa với cứu nƣớc. Trung quân gắn với ái quốc khiến nhiều sỹ phu sẵn sàng xả thân vì nghĩa vua tôi chứ không chấp nhận thủ đoạn của giặc Pháp nhân danh Đồng Khánh dụ ra hàng.

Lịch sử ghi lại rằng sau khi Hàm Nghi bị Pháp bắt và đày đi xa rồi vẫn còn những tấm gƣơng sỹ phu xả thân vì đại cục dựa trên tinh thần của “trung quân” ấy. Theo GS Trần Văn Giàu: “Đó là giai đoạn cần vƣơng mà không có vua, đó là tƣ tƣởng trung quân mà không có ông vua yêu nƣớc nào đứng đầu cuộc kháng chiến, chỉ còn đất nƣớc Việt Nam bị ngoại bang giày xéo, chỉ còn dân tộc Việt Nam không chịu cúi đầu mang ách thực dân. Tình hình nhƣ thế mà Nguyễn Quang Bích, ngƣời thay mặt vua ở Bắc kỳ để phối hợp và đôn đốc các phong trào kháng Pháp vẫn một lòng trung vua. Đáp thơ dụ hàng của Pháp, Nguyễn Quang Bích viết: Thà chịu tội với quý quốc, quyết không chịu tội với vua nhà. Thà chịu tội với nhất thời, quyết không chịu tội với vạn thế. Một chữ “đầu thú” từ nay xin quý quốc đừng nhắc lại nữa, đừng khuyên bừa. Chúng tôi cam lòng chết vì nghĩa vua tôi.

Bách niên tông xã dƣ hoài nhiệt Nhất phiến cô trung tặc đởm hàng

(Lòng ta nung nấu vì tôn miếu xã tắc trăm năm; một tấm lòng trung đơn độc của ta đủ làm cho giặc khiếp sợ”...Vua Hàm Nghi bị giặc Pháp bắt từ bao năm rồi, thì nghĩa “vua tôi” của Nguyễn Quang Bích, “lòng cô trung” của Phan Đình Phùng, thực tế là trung với nƣớc. Bóc cái vỏ trung quân ra, thì ở đây, tƣ tƣởng yêu nƣớc xuất hiện với tất cả nhiệt tình gửi trên mũi gƣơm đầu súng kháng địch, gửi cho hậu thế.” [14, 227] .

Thuộc vào Nho giáo chính thống, tiếp thu chữ “trung” của Khổng Mạnh, còn có Nguyễn Đức Đạt với quan điểm “minh lƣơng” để cổ vũ cho chữ “trung”. Trong Nam Sơn tùng thoại ông viết: “Minh quân phải có đạo đức cao, ân tín sâu, rộng dùng hiền tài, giúp đỡ mọi ngƣời, hậu quý mƣu lƣợc, lo việc cày cấy, kịp việc hình án. Hôn quân thì không nhƣ thế mà chỉ thích lầu gác cao, hồ ao sâu, vƣờn tƣợc rộng, thân với kẻ xấu, quý châu ngọc, yêu bọn quyền gian, thích săn bắn, ham yến tiệc” [14, 214]. Ở đây Nguyễn Đức Đạt muốn phân biệt minh quân và hôn quân để bằng cách đó khẳng định rằng nếu vua đòi bề tôi trung thì vua phải làm một ông vua sáng. Vua phải đạo vua là

Một phần của tài liệu Phạm trù Trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Vệt Nam (Trang 54)