Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn lãng mạn của thi sĩ Tản Đà tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cá tính ngông và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca
Trang 1GIÁO ÁN DỰ THI HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THPT TỈNH ĐỒNG THÁP LẦN THỨ IX
VÒNG: 2 CỤM: 1 Tại đơn vị : THPT Tháp Mười
Họ và tên người dạy: HUỲNH PHƯỚC HÙNG
Trường: THPT Trần Quốc Toản
Môn: Ngữ văn; Chương trình: Cơ bản; Lớp dạy: 11A4; Mã thăm: 210
Tên bài dạy: Hầu Trời Dạy tiết 2: Đoạn “Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa…Sao được mỗi đêm lên hầu trời” và phần tổng kết.
Tiết theo PPCT: 78; Dạy tiết thứ: 3; buổi: Chiều
Thời gian dạy: 14h40’ – 15h25’; Ngày dạy: 13/1/2017
Tiết 78
Đọc văn
HẦU TRỜI Tản Đà (Tiếp theo)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn lãng mạn của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cá tính ngông và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX (về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ)
- Giúp học sinh nắm được những nét nghệ thuật đặc sắc trong thơ Tản Đà
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện và bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ hiện đại đặc biệt là văn bản thơ của nhà thơ Tản Đà
- Hình thành cho học sinh các kĩ năng: nói, trình bày giải quyết vấn đề; làm việc nhóm hợp tác giải quyết các nhiệm vụ học tập; tự học, tự tìm kiếm, chọn lọc và xử lý, lưu trữ thông tin; phân tích suy luận, tổng hợp kiến thức…
3 Thái độ:
- Giúp học sinh có thái độ, tình cảm yêu mến các tác phẩm thơ hiện đại của nền Văn học Việt Nam; kính trọng nhân cách cao đẹp của nhà thơ Tản Đà và rèn đức, luyện tài để sống có ý nghĩa hơn
- Học sinh có thái độ yêu thích môn học hơn, thích tìm tòi nghiên cứu những điều chưa biết
- Học sinh có thái độ đoàn kết, hợp tác, chủ động
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ ngữ liệu bài tập, màng chiếu Projector, tranh ảnh trực quan…
- Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn, bảng phụ thảo luận nhóm…
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Vận dụng và phối hợp các phương pháp: phân tích-tổng hợp, quy nạp, đóng vai, chứng minh, vận dụng, thảo luận nhóm…
Trang 2IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định lớp: (1 phút)
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ:
Khuyến khích điểm cộng khi phát biểu những câu hỏi dễ, đánh giá cho điểm những câu hỏi
tương đối khó xuyên suốt trong tiết dạy
3 Tiến trình bài mới: (43 phút)
a Lời vào bài: (1 phút)
b Tiến trình bài mới: (42 phút)
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của
Hoạt động I: Hướng dẫn
học sinh tìm hiểu “Cảnh
hầu chuyện và đặc sắc
nghệ thuật.”
* Cho học sinh đóng vai,
nhập vai thi nhân, Trời,
Thiên tào, người kể đọc tái
hiện không khí hầu chuyện
của thi nhân với Trời
- Giáo viên nhận xét giọng
đọc, khích lệ học sinh
- Giáo viên treo tranh vẽ
ngẫu nhiên, cho học sinh sắp
xếp theo diễn biến câu
chuyện “Cảnh hầu Trời”.
* Giáo viên nhận xét và
chuyển ý phân tích lời tự
xưng của thi nhân.
- Khi trò chuyện với Trời,
thi nhân đã xưng danh tánh,
xưng tài của mình như thế
nào?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật
gì trong đoạn này? Nhận xét
giọng điệu?
- Từ việc xưng danh tánh,
xưng tài em thấy cá tính gì
của thi nhân? Qua đó thể
hiện khát khao gì của thi
nhân?
- Giáo viên nhận xét, chốt ý,
liên hệ cái ngông, hoàn cảnh
xã hội cũ, liên hệ giáo dục
- Học sinh nhập vai, đóng vai để đọc đoạn thơ tạo
không khí cảnh
hầu Trời.
- Học sinh sắp xếp các bức tranh và nói rõ lí do sắp xếp
- Học sinh phát hiện chi tiết hình ảnh thơ, nghệ thuật, trả lời câu hỏi vấn đáp
- Học sinh nhận xét, bổ sung, thắc mắc, ghi nhận
II Đọc – Hiểu văn bản:
1 Tình huống hầu Trời :
2 Cảnh hầu Trời :
a Cảnh hầu thơ:
b Cảnh hầu chuyện:
- Thi nhân tự xưng:
+ Tên, họ: “Khắc Hiếu, Nguyễn.”
+ Quê quán, bút danh: quê quán,
bút danh “Á Châu, Địa cầu, Sông
Đà, núi Tản.”
+ Xưng tài: tài học vấn, tài văn
chương “năm xưa học ít nhiều, Vốn
liếng còn một bụng văn…”
* Nghệ thuật: liệt kê, giọng kể hóm
hỉnh, ngông nghênh, tự đắc bằng sự phóng đại
Một “cái tôi ngông” đầy tự tin,
bản lĩnh, mạnh dạn khẳng định tài năng của mình và một “cái tôi lãng mạn” với niềm khát khao mãnh liệt tìm tri âm đồng điệu biết trân trọng
tài năng, giá trị mình
Trang 3
phút
* Giáo viên chuyển ý phân
tích lời khẳng định của Trời.
- Sau khi nghe lời tự xưng
của thi nhân, Trời đã khẳng
định điều gì về thi nhân?
- Qua việc khéo léo để Trời
khẳng định mình là tiên và
xuống trần để truyền bá
thiên lương, em thấy gì trách
nhiệm và khát khao của thi
nhân với đời?
- Giáo viên nhận xét, chốt ý,
liên hệ thiên lương trong văn
học, liên hệ giáo dục
* Giáo viên chuyển ý phân
tích lời tự sự về hoàn cảnh,
văn nghiệp của thi nhân.
-Thi nhân đã kể về hoàn
cảnh sống và nghiệp viết văn
dưới hạ giới của mình như
thế nào?
-Nhận xét về các biện pháp
nghệ thuật trong đoạn thơ?
Nhận xét về cảm hứng trong
đoạn thơ?
-Qua việc giãi bày về hoàn
cảnh, văn nghiệp, em hãy
nhận xét cuộc đời của người
nghệ sĩ (thi nhân, nhà thơ,
nhà văn khác)?
-Từ đó em thấy thi nhân
mong muốn và khao khát
điều gì về nghề nghiệp (Văn
chương rẻ như bèo)?
- Giáo viên nhận xét, chốt ý,
liên hệ cuộc đời Tản Đà, nhà
văn khác, liên hệ giáo dục
-Qua cảnh hầu Trời, hầu thơ
và hầu chuyện, em hãy nêu
nhận xét ngắn gọn về con
người thi nhân?
- Học sinh phát hiện chi tiết hình ảnh thơ, nghệ thuật, trả lời câu hỏi vấn đáp, liên hệ bản thân
- Học sinh nhận xét, bổ sung, thắc mắc, ghi nhận
- Học sinh phát hiện chi tiết hình ảnh thơ, nghệ thuật, trả lời câu hỏi vấn đáp
- Học sinh nhận xét, bổ sung, thắc mắc, ghi nhận, liên
hệ bản thân
- Học sinh nhận xét khai quát về con người Tản Đà
- Trời khẳng định :
+ Thi nhân là tiên bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông” “Đày xuống hạ
giới vì tội ngông…”
+ Thi nhân xuống trần với nhiệm
vụ cao cả truyền bá “thiên lương”
“Là việc thiêng lương của nhân
loại…”
Ý thức, trách nhiệm với đời,
khao khát được gánh vác việc đời.
- Thi nhân kể hoàn cảnh, văn
nghiệp:
+ Không tấc đất cắm dùi “cảnh
con thực nghèo khó, thướt đất cũng không có…”
+ Thuê mướn cửa hàng, giấy mực
“Giấy người mực người thuê người
in, Mướn cửa hàng.”
+ Bị rẻ rúng “Văn chương hạ giới
rẻ như bèo”.
+ Làm chẳng đủ ăn “Kiếm được
đồng lãi thực rất khó, tiêu nhiều, chẳng đủ tiêu, lo ăn lo mặc.”
+ Tuổi cao, sức yếu “sức yếu, tuổi
cao…”
+ Bị o ép nhiều chiều“ngoài chen
rắp, một cây che chống bốn năm chiều.”
* Nghệ thuật: liệt kê, điệp từ, so sánh, đối…
Cuộc đời người nghệ sĩ trong
xã hội cũ cơ cực, tủi hổ và niềm
khao khát nghề nghiệp được thừa
Trang 4phút
- Em hãy chỉ ra dấu hiệu đổi
mới thơ ca về mặt nội dung?
-Giáo viên nhận xét, chốt ý,
liên hệ
* Giáo viên chuyển ý sang
phần thảo luận nhóm
“Những dấu hiệu đổi mới
thơ ca hiện đại Việt Nam” về
nghệ thuật trong bài thơ Hầu
Trời.
- Nhóm “Khối tình con I” và
nhóm “Khối tình con II”:
+ Thể thơ?
+ Ngôn ngữ thơ?
+ Cảm hứng?
- Nhóm “Còn chơi” và nhóm
“Thơ Tản Đà”:
+ Cách kể chuyện? Giọng
điệu?
+ Hư cấu nghệ thuật?
+ Người kể, nhân vật
chính? Cách biểu hiện cảm
xúc?
- Giáo viên nhận xét, chốt ý,
giảng thêm, liên hệ giáo dục
Hoạt động II: Tổng kết bài
học.
* Giáo viên chuyển ý, cho
học sinh tổng kết bài học
-Em hãy khái quát những nội
dung đã học về bài thơ Hầu
Trời?
-Em hãy khái quát những
đặc sắc nghệ thuật đã học về
bài thơ Hầu Trời?
-Giáo viên chốt ý, khái quát,
cho học sinh đọc phần ghi
nhớ
Hoạt động III: Luyện tập
và củng cố.
-Hướng dẫn học sinh làm bài
tập 1 – chọn câu thơ hoặc ý
tưởng em thích? Viết một
đoạn văn trình bày cảm xúc?
- Học sinh chỉ ra dấu hiệu của sự đổi mới thơ ca về mặt nội dung
- Học sinh nhận xét, bổ sung, thắc mắc, ghi nhận
- Học sinh thảo luận nhóm theo tổ:
+ Nhóm 1 “Khối tình con I”
+ Nhóm 2 “Khối tình con II”
+ Nhóm 3 “Còn chơi”
+ Nhóm 4 “Thơ Tản Đà”
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, thắc mắc, ghi nhận
- Học sinh khai quát nội dung bài học
- Đọc ghi nhớ sách giáo khoa, ghi nhận
- Học sinh về nhà làm bài tập 1 về nhà làm, viết đoạn văn
nhận và trân trọng.
=> Một người có thực tài, bản
lĩnh và nhân cách thanh cao
3 Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên:
khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng
- Ngôn ngữ thơ: chọn lọc, tinh tế,
gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ
- Cảm hứng: lãng mạn và hiện thực.
- Cách kể chuyện: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn
- Giọng điệu: thoải mái, tự nhiên
- Hư cấu nghệ thuật: cảnh cõi tiên, các nhân vật Trời, chư tiên…
- Tác giả hiện diện trong bài thơ: + Người kể cũng là nhân vật chính + Cách biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không gò bó
Dấu hiệu đổi mới thơ ca Việt Nam theo hướng hiện đại
III Tổng kết:
- Qua bài Hầu trời, Tản Đà đã mạnh
dạn tự biểu hiện cái tôi cá nhân – một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng và giá trị đích thực của mình và khát khao được khẳng định giữa cuộc đời
- Bài thơ cò nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh
Luyện tập: (SGK – Trang 17)
1 Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc
câu thơ nào làm cho anh (chị) thích
thú nhất?
- Ý tưởng: lên trời đọc thơ, khẳng định tài năng, ý thức cá nhân, cái
Trang 5phút
-Hướng dẫn học sinh làm bài
tập 2 – Giải thích quan niệm
“ngông” và “cái ngông”
trong bài thơ Hầu Trời?
- Giáo viên nhận xét, chốt ý,
giảng thêm
- Giáo viên củng cố bằng
hình thức chia làm 4 đội
(như thảo luận nhóm), trả lời
5 câu hỏi trắc nghiệm chọn
A, B, C, D, mỗi câu được 2
điểm, tối đa được 10 điểm
- Giáo viên làm thư ký và
giam khảo đánh giá điểm các
đội, tổng kết kết quả và khen
thưởng đội đạt điểm cao,
động viên đội về sau
- Học sinh làm bài tập 2 tại lớp
- Học sinh nhận xét, bổ sung, thắc mắc, ghi nhận
- Học sinh chia làm
4 đội theo tổ, chọn đáp án A, B, C, D trong 5 câu hỏi
“ngông” của nhà thơ.
- Chọn câu thơ hay để nêu cảm nhận: học sinh chọn câu thơ mà mình thích thú nhất và lí giải lí do minh thích câu thơ đó
2 Anh (chị) hiểu thế nào là
“ngông”? Cái “ngông” trong văn
chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã
học.) Cái “ngông” của thi sĩ Tản
Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?
-“Ngông”:
+ Ngông là lối sống, suy nghĩ, việc làm khác với lẽ thường, bất chấp sự khen che của người đời …
+ Phản ứng của những người nghệ
sĩ tài hoa, có cá tính, không chịu trói mình trong một khuôn khổ chật hẹp, cũng thể hiện phản ứng của những người trí thức có nhân cách trước một xã hội mà họ không thể chấp nhận, cũng không muốn nhập cuộc
- Cái “ngông” trong văn chương: + Cái “ngông” ấy thường biểu hiện chủ yếu ở nội dung phản ánh,
tư tưởng, ngôn ngữ, giọng điệu…
+ Ví dụ: Nguyễn Công Trứ – Bài
ca ngất ngưởng; Tú Xương – Thương vợ; Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù…
- “Cái ngông” của Tản Đà trong bài thơ Hầu trời:
+ Nội dung: khát vọng lên tận cõi tiên để khẳng định tài năng, khát vọng tìm tri âm đồng điệu ngoài hiện thực…
+ Nghệ thuật: thể loại, giọng điệu, ngôn ngữ…thể hiện cái tôi cá nhân, cảnh tiên và cảm xúc thực của thi sĩ
4 Dặn dò: (1 phút)
-Về nhà xem lại bài tập, học bài; viết đoạn văn bài tập 1
-Tiết sau chuẩn bị tiết 79, đọc văn, bài thơ “Vội vàng”.