Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị của

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 75)

của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

2.3.1 Thực trạng hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

Hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ chính là biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đã được hình thành từ xa xưa trong cộng đồng người Việt và vẫn tồn tại cùng dân tộc cho đến ngày nay.

Sau khi bước qua giai đoạn cổ đại, trong thời phong kiến, thờ cúng tổ tiên đã được thể chế hoá thành luân lí xã hội, với những điều lệ thậm chí còn được đưa vào trong luật pháp. Hiếu đạo đã trở thành chuẩn mực cho những giá trị xã hội và rèn luyện nhân cách của người Việt.

Khi đất nước ta bước vào giai đoạn kháng chiến chống sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, do hoàn cảnh lịch sử ác liệt với cuộc đấu tranh trường kì đầy khó khăn, hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Việt về hình thức ít được chú ý hơn giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, sự chia ly loạn lạc của chiến tranh không làm lòng biết ơn tổ tiên và nhớ về cội nguồn của người Việt bị phai mờ. Người Việt cố gắng đấu tranh dành lại chủ quyền của đất nước với hy vọng có thể khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.

Sau khi đất nước dành lại được độc lập và bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội mặc dù chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao hơn trước, tuy nhiên vẫn còn cơ sở tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Mặc dù sống trong xã hội hiện đại xong người Việt vẫn luôn hướng về tổ tiên. Dù là ở nông thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi thì người Việt vẫn thường xuyên cúng bái tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành hoạt động tín ngưỡng phổ biến hiện nay trong các gia đình ở đồng bằng Bắc Bộ. Với sự

phát triển của kinh tế trong xã hội hiện đại, việc thờ phụng tổ tiên ngày càng được quan tâm một cách đặc biệt. Những điều này phản ánh lòng tôn kính của con cháu với tổ tiên, đây là một tình cảm rất đáng trân trọng. Ngoài ra, con cháu thờ phụng tổ tiên với mong muốn tổ tiên còn mãi liên hệ với con cháu để dìu dắt, che chở cho cháu con, cho dòng họ nối tiếp phát triển. Đây là một giá trị mang đậm tính nhân văn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, vẫn còn một số tồn đọng không hợp lí trong việc thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Vào các ngày lễ quan trọng trong năm, người Việt hiện đại dù bận rộn đến đâu cũng không quên sắp lễ dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên. Đặc biệt, hiện nay tình trạng cúng tổ tiên bằng hàng mã đã diễn ra rất phổ biến. Theo quan niệm của người Việt xưa, người chết cũng có nhu cầu như khi còn sống. Họ cũng vẫn cần đến các vật dụng thiết yếu và các khoản tiền để dùng trong cõi âm.

Trước đây, đã từng có giai đoạn, ở một số nơi, người chết cũng được chia vật dụng thực tế đem đặt trong nhà mồ của họ.

Sau ba năm, tang chủ làm lễ khấn vái và ra mồ xin lại những vật dụng ấy. Từ việc cúng tế bằng đồ thật, dần dần người ta đã cải biến sang cúng bằng hàng mã, tức là thay thế bằng các vật dụng thực tế thành các vật dụng làm bằng giấy.

Trước đây, việc đốt vàng mã chủ yếu chỉ mang tính hình thức còn hiện nay, việc đốt hàng mã nhiều khi đã bị biến tướng nhiều. Theo nghiên cứu được các nhà báo công bố thì: “Trung bình mỗi năm gần đây, người dân Hà Nội lãng phí khoảng 400 tỷ đồng cho việc đốt vàng mã. Tại đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), khối lượng vàng mã đem hóa dịp "cao điểm" mỗi ngày lên tới

hàng tạ, tương đương hàng chục triệu đồng tiền thật. Còn trong một tiết Vu Lan, có người đã bỏ tới 400 triệu đồng để làm 1.000 người, ngựa giấy, đốt "tặng" Thổ Công, Hà Bá mong các "ngài" phù hộ cho... giá vật liệu xây dựng tăng... Những gia đình có điều kiện kinh tế hạn chế, đốt vàng mã cung tiến tổ tông khiêm tốn; những gia đình càng có điều kiện, phần chi cho đốt vàng mã càng nhiều. Thiệt hại kinh tế trực tiếp do đốt vàng mã đã thấy rõ. Thiệt hại gián tiếp trong nhiều trường hợp không thể lường hết. Đốt vàng mã, trên thực tế, từng gây ra nhiều vụ hỏa hoạn, trong đó có những vụ nghiêm trọng như cháy nhà cửa, vật dụng…” [87].

Như vậy, dường như người ta sắm lễ vàng mã thật to là vì mong được các thế lực tâm linh phù hộ cho gặp được nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Còn tình cảm chân thành dành cho tổ tiên liệu có được sâu sắc?

Nhiều bậc con cháu khi cha mẹ, ông bà còn sống thì không chăm lo phụng dưỡng, mà làm nhiều chuyện khiến cha mẹ, ông bà không vui. Sau khi cha mẹ mất thì tổ chức cúng giỗ linh đình nhằm mục đích cá nhân. Nhiều người thờ tổ tiên không phải vì lòng biết ơn, thương nhớ tổ tiên mà vì để cầu mong được tổ tiên phù hộ cho có nhiều tài lộc trong cuộc sống. Do nhiều người nhận thức lệch lạc về việc thờ cúng tổ tiên nên đã xảy ra tình trạng mê tín dị đoan xảy ra ở nhiều nơi, gây lãng phí tiền bạc của nhân dân và dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Việc thờ cúng Tổ tiên ở nhiều nơi, nhiều gia đình, họ tộc có biểu hiện hơi thái quá dẫn đến những phản cảm. Hiện tượng xây mồ mả to, làm cỗ bàn linh đình để có thể phô trương về tài sản, địa vị hay để trục lợi, v.v… đã gây ra không ít lãng phí, tổn hại đến đời sống vật chất, tinh thần cho nhân thân, làm biến dạng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, chân chính của hình thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

nghệ thông tin phát triển, đã xuất hiện một hiện tượng mới đó là cúng giỗ tổ tiên bằng các gói dịch vụ online. Điển hình là dịch vụ “cúng giỗ online” tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (địa bàn Kỳ Sơn, Hòa Bình). Dịch vụ đặc biệt này do Công ty Toàn Cầu làm chủ, thuộc dự án mang tên Lạc Hồng Viên. “Cúng giỗ online” là một dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của những con cháu bận rộn, hay những người xa quê không thể về thăm người thân đã khuất vào những dịp giỗ hay lễ tết, nhưng lại vẫn muốn ông bà, cha mẹ của mình được hương khói, cúng tế trong những ngày này. Các loại đồ cúng thường vẫn là những lễ vật truyền thống từ bao đời nay. Đơn vị thực hiện các hoạt động này niêm yết giá cụ thể. Như vậy là cuộc sống hiện đại đã xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân trong xã hội.

Tuy nhiên, nếu dịch vụ này trở thành trào lưu và bị biến tướng, nó sẽ làm mai một tập tục, nghi lễ truyền thống cổ truyền của dân tộc với bao giá trị về văn hóa, đạo đức đã tồn tại từ hàng ngàn đời nay trong cộng đồng người Việt. Trong khi đó, những giá trị ấy chỉ có ý nghĩa khi gia chủ trực tiếp thực hiện các việc thờ cúng. Nếu bày tỏ tấm lòng đến người đã khuất qua một lớp trung gian như hiện tượng “cúng giỗ online”, rất có thể sẽ làm cho những giá trị văn hóa cổ truyền bị “lệch chuẩn” khi người ta quá lạm dụng những dịch vụ này.

Trước hiện trạng trên, chúng ta cần đặt ra câu hỏi, làm thế nào để bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với những giá trị nhân văn quý giá và hạn chế những tồn đọng bất cập của trong hoạt động thờ cúng tổ tiên hiện nay?

2.3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.

Việt Nam là quốc gia đã có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đồng hành cùng bước chân của cha ông ta đó là ý thức nhớ về tổ tiên, cội nguồn. Tại đồng bằng Bắc Bộ, người Việt cũng luôn đề cao tín ngưỡng

này. Dựa trên những quan niệm của người Việt được bộc lộ trong tín ngưỡng này cùng với tình hình thực tế hiện nay, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng truyền thống này.

Một là, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đây là vấn đề rất quan trọng vì con người luôn có nhu cầu vật chất và tinh thần cùng tồn tại. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ tuy xuất phát từ nhu cầu tinh thần nhưng nhu cầu ấy cũng xuất phát từ trong đời sống vật chất. Triết học Mác cũng đã nhấn mạnh về mối quan hệ này rằng không phải ý thức quyết định đời sống của con người mà chính đời sống quyết định ý thức. Sự thiếu thốn, không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong đời sống vật chất và tinh thần đã dẫn đến tâm lí con người muốn được các thế lực tâm linh, đặc biệt là tổ tiên che trở, phù hộ gặp nhiều may mắn.

Việc thờ cúng tổ tiên nếu xuất phát từ ý thức nhớ về cội nguồn thì rất đáng đề cao, tuy nhiên nếu việc thờ cúng diễn ra một cách thái quá dựa trên nhu cầu của con người thì có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực, làm phai mờ những giá trị đáng quý. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, cần cố gắng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Sau khi đất nước ta bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng cao đáng kể, tuy nhiên bên cạnh tấm lòng nhớ về cội nguồn, hướng về những giá trị truyền thống, tình trạng thờ cúng tổ tiên vì mục đích thực dụng vẫn diễn ra phổ biến. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì trình độ nhận thức của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, cuộc sống vẫn còn nhiều điều không như ý muốn đến với con người. Nên tâm lí muốn nương tựa vào các thế lực tâm linh vẫn tồn tại. Vì thế, không thể nóng vội khi khắc phục

tình trạng này mà cần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giúp người dân bảo lưu những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Đồng bằng Bắc Bộ là một trong những vùng kinh tế quan trọng của cả nước. Vùng này hội tụ nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên cũng như xã hội. Vì thế nơi đây vừa có thể chú trọng phát triển nông nghiệp, vừa có thể đầu tư phát triển công nghiệp. Trên cơ sở nâng cao đời sống kinh tế, đời sống tinh thần của nhân dân từ đó cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Chúng ta xây dựng nền kinh tế mới nhằm mang đến cho con người một cuộc sống ngày càng đầy đủ, trong đó không thể thiếu đời sống văn hóa tinh thần. Khi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ được nâng cao, việc thờ cúng tổ tiên sẽ được diễn ra trên cơ sở tôn vinh những giá trị truyền thống của dân tộc, những gì là thực dụng, mê tín, lệch chuẩn sẽ bị loại bỏ dần.

Hai là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để trình độ nhận thức của nhân dân được nâng cao kết hợp với các biện pháp tổ chức, quản lí của nhà nước.

Tín ngưỡng, tôn giáo vốn là một phần của đời sống xã hội với cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Giải quyết các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cần rất linh hoạt nếu không sẽ dẫn đến một số kết quả không mong muốn. Trên lập trường duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kịch liệt phản đối những hành vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo, tín ngưỡng một cách thô bạo. Đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ, công tác tuyên truyền để nhân dân có nhận thức đúng đắn, không lệch lạc là rất quan trọng. Bản thân việc thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ chứa đựng rất nhiều giá trị nhân văn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tuy nhiên nếu lạm dụng việc thờ cúng quá mức để cầu lợi, đồng thời tuyên truyền mê tín dị đoan thì sẽ làm mai một những giá trị đáng quý của tín ngưỡng truyền thống này.

tôn giáo trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Đảng và Nhà nước ta đã xác định :

“- Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

- Hai là, thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo” [22;78].

Hiểu được rằng tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu không thể thiếu của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện chủ trương bình đẳng, đoàn kết đồng bào có tôn giáo và đồng bào không có tôn giáo. Đồng thời chúng ta cần khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác đạo. Quan điểm của Đảng ta cũng xác định, cần nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, cần loại bỏ những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện những mục đích ngoài tôn giáo, tín ngưỡng như hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động tín đồ, chia rẽ dân tộc.

- Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng. Công tác vận động quần chúng phải động viên được đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.

- Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng nòng cốt.

- Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật’’[22;78]

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ là những định hướng quan trọng trong việc định hướng đúng đắn các hoạt động thờ cúng tổ

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)