1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã trung hải, huyện gio linh, tỉnh quảng trị

92 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 824,97 KB

Nội dung

Đó là các tác động kinh tế, xã hội,môi trường của ngành nuôi tôm và gần đây là các vấn đề về rào cản chất lượng sảnphẩm và tranh chấp thương mại giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu… Chí

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Sau quá trình thực tập tại UBND xã Trung Hải tôi đã hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm của nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải” Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trong Trường cùng các cô bác, anh, cũng như bà con ở xã Trung Hải.

Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến:

Quý thầy cô trong Trường Đại học Kinh tế Huế cũng như khoa KT&PT đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học ở trường Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo Th.s Nguyễn Ngọc Châu, người

đã tận tình hướng dẫn, định hướng và chỉ bảo cho tôi những vấn đề cụ thể, thiết thực nhất để tôi hoàn thành đề tài này Cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm giúp đở và góp ý từ phía các anh chị tại phòng nông nghiệp, UBND xã Trung Hải.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn là nguồn động viên, khích lệ, luôn quan tâm, lo lắng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình

Trang 2

học tập cũng như trong thời gian thực tập để tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình.

Vì đây là giai đoạn đầu được tiếp cận và nghiên cứu với thực tế, bản thân cũng chưa đủ kinh nghiệm Do vậy đề tài không tránh được những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô cũng như bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Phạm Văn Trường

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Mục tiêu nghiên cứu 11

2 Đối tượng nghiên cứu 11

3 Phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 11

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13

CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

1.1 Cơ sở lý luận 13

1.1.1 Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế 13

1.1.1.1 Hiệu quả kinh tế 13

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế 15

1.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế 15

1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế 16

1.1.1.5 Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản 18

1.1.2 Đặc điểm kinh tế kỷ thuật nuôi tôm 19

1.1.2.1 Đặc điểm sinh học của tôm 19

1.1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm 21

1.1.3 Các hình thức nuôi tôm 23

1.2 Cơ sở thực tiễn 24

1.2.1 Khái quát thực tiễn phát triển và tình hình nuôi tôm của Việt Nam 24

1.2.2 Khái quát tình hình nuôi tôm của tỉnh quảng trị 27

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG HẢI 29

2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 29

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

2.1.1.1 Vị trí địa lý 29

Trang 4

2.1.1.2 Địa hình 29

2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu 29

2.1.1.4 Điều kiện thủy văn 31

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31

2.1.2.1 Đất đai 31

2.1.2.2 Lao động 34

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 38

2.1.2.4 Y tế, Giáo dục 39

2.1.2.5 Tình hình kinh tế của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011 40

2.1.2 Tình hình nuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải giai đoạn từ năm 2009 - 2011 44

2.2 Năng lực của hộ nuôi tôm điều tra 45

2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi tôm 45

2.2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi nuôi tôm 47

2.2.3 Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nuôi tôm điều tra 50

2.2.4 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra 53

2.2.5 Các hoạt động sản xuất chính của các hộ điều tra 54

2.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra 55

2.3.1 Chi phí và kết cấu chi phí của hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra 55

2.3.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ điều tra 61

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi nuôi tôm của các hộ điều tra 66

2.5 Đánh giá của hộ nuôi tôm điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm 74

2.5.1 Đánh giá của hộ nuôi về kết quả nuôi tôm 74

2.5.1.1 Tình hình kết quả nuôi tôm 74

2.5.1.2 Nguyên nhân 75

2.5.2 Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về thị trường tiêu thụ 77

2.5.3 Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi tôm 78

Trang 5

CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM CỦA NÔNG HỘ TRÊN

ĐỊA BÀN XÃ TRUNG HẢI 83

3.1 Phương hướng phát triển nuôi tôm tại địa phương 83

3.2 Phân tích ma trân SWOT 84

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản 86

3.3.1 Một sô giải pháp đối với hộ nuôi tôm 86

3.3.2 Một số giải pháp đối với các cấp quản lý ở địa phương 87

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

1 Kết luận 89

2 Kiến nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

KT- XH : Kinh tế - Xã Hội

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

HQKT : Hiệu quả kinh tế

TLSX : Tư liệu sản xuất

MNCD : Mặt nước chuyên dụng

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thời tiết khí hậu tại Trung Hải 30

Bảng 2: Tình hình sử dụng đất của Trung Hải năm 2010 - 2011 33

Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011 36

Bảng 4: Cơ cấu kinh tế xã Trung Hải giai đoạn 2009 – 2011 41

Bảng 5: Tổng giá trị sản xuất của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011 43

Bảng 6: Tình hình nuôi tôm của xã Trung Hải giai đoạn từ năm 2009 - 2011 44

Bảng 7: Tình hình sử dụng đất của các hộ nuôi tôm điều tra 46

Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi tôm điều tra 48

Bảng 7: Trình độ văn hóa và chuyên môn của các chủ hộ điều tra 50

Bảng 9: Tình hình vay vốn và mục đích vay vốn của các hộ điều tra 51

Bảng 10: Tình hình vốn vay và trả lãi vay của hộ nuôi tôm điều tra 52

Bảng 12: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra 53

Bảng 13: Các hoạt động sản xuất chính của các hộ nuôi tôm điều tra 54

Bảng 14: Tổng chi phí và kết cấu của tổng chi phí sản xuất trong năm 2010 của các hộ điều tra 56

Bảng 15: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra 62

Bảng 16: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm điều tra 65

Bảng 17: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm 68

Bảng 18: Ảnh hưởng của chi phí thức ăn (TA) đến kết quả và hiệu quả kinh tế kinh tế nuôi tôm 68

Bảng 19: Ảnh hưởng của chi phí giống (TG) đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm 72

Trang 8

Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí phòng, trừ dịch bệnh đến kết quả và

hiệu quả kinh tế nuôi tôm 72 Bảng 21: Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về mức độ mất mùa 75 Bảng 22: Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về những nguyên nhân

chính gây mất mùa 76 Bảng 24: Đánh giá của các hộ nuôi tôm về môi trường xung quanh ao nuôi 79 Bảng 25: Đánh giá của các hộ nuôi tôm về các nhân tố ảnh hưởng đến

nuôi tôm 81

Trang 9

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Là một nước đang phát triển, với diện tích 344700km2 có bờ biển dài3200km, nguồn lợi thuỷ sản dồi dào về số luợng, đa dạng về chủng loại Tận dụngđược những ưu thế đó, trong những năm qua Việt Nam đã và đang có những bướctăng trưởng mạnh về mặt kinh tế đặt biệt là trong ngành thuỷ sản Đảng và nhà nước

ta khẳng định: “Xây dựng ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiếnlược phát triển Nông Lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2020 Trong đó nuôi trồng thuỷsản là ngành then chốt và nuôi tôm là nghề chính”

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trong bối cảnhhôi nhập đó, Việt Nam có rất nhiều cơ hội cũng như phải đối mặt với không ítnhững thách thức Hằng năm cùng với xu thế phát triễn chung của các ngành, lĩnhvực trong cả nước, ngành thuỷ sản cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể: Tốc

độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thuỷ sản là cao nhất thế giới đạt18%/năm giai đoạn từ năm 1998-2008 Đến năm 2010, xuất khẩu tôm Việt Nam lầnđầu tiên vượt qua con số 2 tỷ USD khi cán đích với kỷ lục 2,08 tỷ USD Bước sangnăm 2011, xuất khẩu tôm vẫn đang tiếp tục dẫn đầu trong nhóm ngành thủy sảnxuất khẩu Việt Nam (Thủy sản Việt Nam)…Giờ đây ngành thủy sản Việt Nam đãtrở thành một trong những ngành hằng năm có đóng góp quan trọng vào ngân sáchnhà nước Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều tháchthức, ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành Đó là các tác động kinh tế, xã hội,môi trường của ngành nuôi tôm và gần đây là các vấn đề về rào cản chất lượng sảnphẩm và tranh chấp thương mại giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu… Chính vìvậy, trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực vàthế giới, việc xác định đúng đắn đường đi cho nền công nghiệp nước ta có ý nghĩarất to lớn

Với bờ biển dài gần75km, địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồncát, có nhiều sông ngòi, nhiều loại hải sản có giá trị như: tôm, hùm, mực…là điềukiện thuận lợi cho Quảng Trị phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản Nuôi trồngthủy sản đối với tỉnh Quảng Trị nói chung và địa bàn các huyện, xã nói riêng đã

Trang 10

từng là một hiện tượng bùng nổ vào những năm về trước Nó đã từng mang lạinhững kết quả đáng ghi nhận trong việc xóa đói giảm nghèo cho tỉnh Quảng Trị Dogiàu thức ăn nên khả năng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở ven bờ biểnQuảng Trị tương đối lớn Thế nhưng theo thời gian, nuôi trồng thủy sản cũng chính

là nhân tố khiến nhiều hộ nuôi phải rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần Vấn đề đặt ra là,nguyên nhân chính dẫn đến điều này xuất phát từ đâu? Ta biết rằng, hầu hết đốitượng nuôi được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là tôm sú.Tuy nhiên, sau nhiều năm,nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Quảng Trị bị thua lỗ nặng vì dịch bệnh, có không ít người

từ khá giả trử nên nghèo khó vì nuôi tôm Song hơn hai năm qua, với sự tích cựccủa ngành Nông nghiệp, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng được áp dụng bài bản từkhâu chọn giống cho đến kỹ thuật chăm sóc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Vànhững vùng ao hồ bỏ hoang trước đây đã dần được khôi phục

Trung Hải là một xã thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị có truyền thốngnuôi trồng thủy sản khá lâu Địa hình chủ yếu ở đây là đồng bằng và vùng cát venbiển, vì vậy xã Trung Hải có thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.Cũng như tình hình chung, nuôi trồng thủy sản với đối tượng chính là tôm đã manglại những kết quả tốt trong thời gian đầu cho tỉnh Quảng Trị nói chung và xã TrungHải, huyện Gio Linh nói riêng Qua thực tế cho thấy sự phát triển của nghề nuôitôm đã góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống chongười dân địa phương Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện nghề nuôi tôm ở đây hầuhết còn mang tính tự phát, trình độ sản xuất thấp, chưa đồng bộ, thiếu sự hỗ trợ, tưvấn cần thiết từ chính quyền địa phương Mặt khác trong nhưng năm gần đây, tìnhhình dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hơn làm cho năng suất và hiệuquả nuôi tôm mang lại chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ cho đờisống người dân Nghề nuôi tôm còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, mức độ rủi rocao, hiệu quả thấp Chính vì vậy, việc đánh giá đầy đủ và có căn cứ khoa học vềthực trang nuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ

đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm có ý nghĩa rất quantrọng đối với sự phát triển của xã Trung Hải nói riêng và của huyện Gio Linh, tỉnhQuảng Trị nói chung

Trang 11

Xuất phát từ nhữung thực tế đó, tôi đề nghị chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận của mình.

1 Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu tình hình KT- XH trên địa bàn, đặc biệt tập trung tìm hiểu thựctrạng hoạt động nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải, huyện GioLinh, tỉnh Quảng Trị

 Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm tại địa phương; sosánh kết quả, hiệu quả giữa hình thức thâm canh, bán thâm canh truyền thống vàbán thâm canh có sử dụng chế phẩm

 Xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạtđộng nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu

 Đưa ra các định hướng và đề xuất những giải pháp thiết thực, chủ yếu đểnâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt độngnuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

3 Phạm vi nghiên cứu

 Về không gian: Do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên

đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các nông hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải

 Về thời gian: Nghiên cứu thông tin, số liệu liên quan tập trung vào 3 năm

2009, 2010, 2011 Điều tra phỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu tổng hợp về tìnhhình sản xuất nuôi tôm ở địa bàn xã Trung Hải năm 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

- Tài liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp có chọn mẫu Tập trungnghiên cứu 60 hộ nông dân thuộc địa bàn xã Trung hải

- Tài liệu thứ cấp:

Các số liệu được cung cấp từ xã Trung hải, phòng nông nghiệpvà phát triểnnông thôn huyện, phòng thống kê, UBND xã Trung Hải

Trang 12

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thu thập số liệu từ các báo cáo, tài liệu thôngtin thu thập trên internet, thông tin đại chúng.

 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vậndụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuấtcác giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hìnhsản xuất của địa phương

- Phương pháp phân tổ: Sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả phỏng vấnđiều tra các hộ sản xuất phản ánh các đặc điểm cơ bản của các hộ nuôi tôm Tiêuthức sử dụng để phân tổ trong để tài gồm: Phân tổ theo quy mô diện tích, theo chiphí giống, chí phí thức ăn, chi phí xử lý…

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để làm sáng tỏ những vấn để lýluận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tàitôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhàquản lý, các bộ khuyến nông… Từ đó đề xuất các giái pháp có tính khả thi cao phùhợp với thực tế địa phương

Trang 13

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế

1.1.1.1 Hiệu quả kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu củacác nhà sản xuất, các nhà kinh doanh cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội.Bởi nó quyết định rất lớn đến sự tồn tại của các doanh nghiệp Bên cạnh đó hiệu quảcòn là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động.Chính vì vậy, việc xác định đúng bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế là quantrọng và thưc sự cần thiết đối với các nhà sản xuất Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuấtphát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiềuquan điểm khác nhau, có thể khái quát như sau:

Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc: “ tiết kiệm và phân phối mộtcách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành”

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A.Samuelson và wiliam.D.Nordhalls cho rằng một nền kinh tế có hiệu quả, một doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khảnăng sản xuất của nó và “hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”

Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình,Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản

về hiệu quả: Hiệu quả kỷ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế

 Hiệu quả kỷ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạtđược trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trongnhững điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nôngnghiệp Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trongviệc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến

Trang 14

phương diện vật chất của sản xuất Nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đemlại bao nhiêu đơn vịi sản phẩm.

 Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu quả trongcác yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thuthêm trên một đồng chi phí thêm về đầu Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kếthợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu

ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệuquả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổcòn được gọi là hiệu quả về giá

 Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả

kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trịđều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắng với hiệuquả xã hội và môi trường Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời-lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995) Tuy nhiên trong điều kiện nề kinh tế mới chuyển từ cơchế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nướcthì không nên đơn giản hóa coi lợi nhuận là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT.Các nhà kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả 3 mặt:Kinh tế, xã hội, môi trường

Hiệu quả kinh tế xã hội là tương quan giữa chi phí mà xã hội bỏ ra với kếtquả mà xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thunhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định xã hội Phát triển kinh tế và pháttriển xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu phát triển kinh tế tạo tiền

đề cho mục tiêu phát triển xã hội và ngược lại

Quan niệm về HQKT nuôi trồng thủy sản cũng giống như quan niệm về hiệuquả đã đề cập ở trên HQKT nuôi trồng thủy sản là tương quan so sánh giữa các yếu

tố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả chi phí đầu ra trong hoạt động sản xuấtkinh doanh thủy sản Quá trình nuôi trồng thủy sản là một quá trình hoạt động kinhdoanh lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển

Trang 15

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiếtkiệm chi phí xã hội Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả sảnxuất ở mức tối đa với chi phí đầu vào nhất định hoặc là, đạt được một kết quả nhấtđịnh với chi phí là tối thiểu Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm

cả chi phí đầu tư nguồn lực và chi phí cơ hội của việc đầu tư, sử dụng nguồn lực

Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cần xác định rõ các chiếnlược phát triển, cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển.Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu bao trùm tổng quát nhất

là lợi nhuận Cho tới nay, các tác giả đều nhất trí dùng lợi nhuận làm mục tiêuchuẩn cơ bản để phân tích hiệu quả kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm

vụ cuối cùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh Có nâng cao được hiệu quả kinh

tế thì chủ thể kinh doanh mới có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường Nângcao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và pháttriển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung Để đạt được mục tiêu đó, cầntận dụng và tiết kiệm những nguồn lực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học côngnghệ, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá, tuy nhiên cần bảo vệ và gìn giữnhững giá trị tinh thần truyền thống để đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho con người

1.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế

Ý nghĩa hàm chứa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lý hơncác yếu tố của quá trình sản xuất với chi phí không đổi nhưng tạo ra được nhiều kếtquả hơn Như vậy, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm giáthành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Mặt khác, cần thiết phải xác định hiệu quả kinh tế Vì:

Để biết được mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực Vì một số các nguồn lựcsản xuất xã hội có nguy cơ khan hiếm Trong khi các nguồn lực ngày càng giảm thìnhu cầu của con người ngày càng tăng Như vậy để cạnh tranh và đứng vững trênthị trường thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tạo ra hay duy trì lợi thế cạnh tranh

Trang 16

cho mình Mà một trong những lợi thế đó chính là doanh nghiệp phải biết tiết kiệmcác nguồng lực sản xuất.

Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nhằm có các biệnpháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất Đồng thời làm căn cứ

để xây dựng phương hướng tăng trưởng cao Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì cóthể tăng sản lượng bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Nếu muốn đạthiệu quả cao để tăng sản lượng cần thực hiện đổi mới công nghệ

Một hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể đem lại kết quả cho một cá nhân,nhưng xét trên toàn bộ nền kinh tế thì nó có tác động ngoại ứng đến lợi ích và hiệuquả của toàn xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội khác Do vậy muốn nghềnuôi tôm phát triển bền vững thì cần phải kết hợp hài hòa các hoạt động xã hội liênquan Đánh giá hiệu quả nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng làtương quan so sánh giữa các nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả đầu ra choquá trình sản xuất kinh doanh

1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế

Ngành nuôi tôm cũng như các ngành sản xuất kinh doanh khác, hiệu quảkinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm tiêu chuẩn cho các quyết định đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp và xã hội Tuy nhiên trong quá trình sản xuất bao giờ cũng cóngười lãi, người lỗ, người hòa vốn Nếu hộ nào nuôi đúng kỹ thuật, có đủ vốn đầu tưđúng mức, đúng đối tượng và có kinh nghiệm thì hộ đó sẽ thu được lợi nhuận caotạo điều kiện tích lũy mở rộng trong sản xuất Ngược lại sẽ hòa vốn hoặc thua lỗ,lâm vòa tình trạng nợ nần Do đó việc đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quantrọng, giúp cho các hộ nuôi có thể nhận thấy được thực trạng trong quá trình sảnxuất nhằm đưa ra các giải pháp để cải thiện hoặc giữ vững hiệu quả sản xuất

Nhóm chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất

Để đánh giá khả năng và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào của NTTS chúng

ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

 Chi phí ao hồ, công trình xây dựng cơ bản bình quân trên một đơn vị diệntích bao gồm các hạng mục: đê, kè, đập, cống, nhà kho,…và các loại tài sản cố địnhphục vụ công tác NTTS như: phương tiện vận chuyển, máy bơm nước, máy sục khí,

Trang 17

máy đào,…Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng độ kiên cố và trình độ thâm canh của

ao nuôi Đây là phần chi phí cố định ban đầu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chiphí NTTS và được thu lại dưới dạng giá trị khấu hao TSCĐ theo quy định chunghay theo ngành chủ quản quy định

De = (Gb+ S –Gt)/T

De: Giá trị khấu hao TSCĐ

Gb: Giá trị ban đầu của TSCĐ

S: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Gt: Giá trị còn lại của TSCĐ

T: Thời gian sử dụng TSCĐ

 Chi phí ngư y, chi phí xử lý, cải tạo ao nuôi trên một đơn vị diện tích Chỉtiêu này phản ánh chất lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho việc xử lý, cải tạo ao

hồ, tạo môi trường thuận lợi và diệt trừ hại cho ao nuôi tôm

 Chi phí về giống trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức độđầu tư về con giống trong sản xuất Đây là một trong những nhân tố hàng đầu quyếtđịnh đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng

 Chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu

tư lao động sống phục vụ cho NTTS

 Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: Phản ánh giá trị thức ăn đã đầu

tư trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên

 Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mà hộ nuôiphải trả bằng tiền

 Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích (TC): Gồm hao phí vật tư, dịch vụ

và hao phí lao động sống đã sử dụng trong quá trình sản xuất

Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

 Diện tích nuôi trồng thủy sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi

sử dụng vào nuôi tôm, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm Đây là chỉtiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tínhcác chỉ tiêu khác

Trang 18

 Sản lượng thủy sản (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi đượctạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm).

 Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thủy sản của hộ nuôiđược tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm)

sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người nuôi

VA = GO – IC

 Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA - De– lãi vay- thuế, phí, lệ phí

De: Giá trị khấu hao TSCĐ

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

 Năng suất (N): N = Q/S

Trong đó: N là năng suất; Q là sản lượng; S là diện tích

Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích

 Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đơn vịchi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời

1.1.1.5 Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản

Ngành NTTS là ngành có đối tượng nuôi trồng khá phong phú và đa dạng,bao gồm nhiều loại thủy hải sản sống trong phạm vi không gian rộng lớn với nhiềumôi trường khác nhau Điều nay tạo ra sự đa dạng sản phẩm nuôi trồng giúp chongành NTTS phát triển về chiều sâu lẫn chiều rộng, đóng vai trò quan trọng đối vớingành thủy sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung

Trang 19

Quan niệm về hiệu quả kinh tế trong NTTS cũng giống như quan điểm vềhiệu quả kinh tế đã đề cập ở trên Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản là tươngquan so sánh giữa các yếu tố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả kinh tế đầu ratrong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản Quá trình NTTS là quả trình hoạtđộng kinh doanh nên hoạt động chủ yếu của nó vẫn là kinh tế, lấy hiệu quả kinh tếlàm cơ sở để phát triển.

Tuy nhiên, kết quả kinh tế không phải là mục tiêu duy nhất mà bên cạnh đócòn hướng đến những kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con ngườinhư: cải thiện điều kiện làm việc; cải tạo môi trường, môi sinh; nâng cao đời sốngvăn hóa tinh thần cho nhân dân; phát triển kinh tế gắn liền với xây dựng thế trận anninh quốc phòng và bảo vệ nguồn tài nguyên ven biển, phòng chống thiên tai…tức

là phải đạt được hiệu quả xã hội Xét trên phạm vi người sản xuất, một hoạt độngNTTS có thể đem lại kết quả cho một cá nhân, một đưon vị nhưng xem xét trênphạm vi toàn nền kinh tế thì nó có tác động ngoại ứng đến lợi ích và hiệu quả chungcủa toàn xã hội Cũng tương tự như vậy, nuôi tôm có thể mang lại hiệu quả cao chongười nuôi tôm nhưng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế khác Do vậy,muốn nghề nuôi tôm phát triển bền vững thì cần phải kết hợp hài hòa lợi ích của cáchoạt động kinh tế xã hội liên quan, nhằm tạo ra nguồn lực hỗ trợ ngành nuôi tômphát triển

Tóm lại, hiệu quả kinh tế NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí cácnguồn lực đó trong quá trình nuôi trồng nhằm thực hiện các mực tiêu đã đặt ra.Đánh giá hiệu quả NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng là tương quan so sánhgiữa các nguồn lực và chi phí đầu vào với đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh

1.1.2 Đặc điểm kinh tế kỷ thuật nuôi tôm

1.1.2.1 Đặc điểm sinh học của tôm

Kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế củaquá trình sản xuất Đối tượng của ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tômnói riêng là những sinh vật sống cho nên việc nuôi tôm cần tạo điều kiện sống phùhợp với đặc điểm sinh học của chúng nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển,

Trang 20

nâng cao năng suất và sản lượng của quá trình sản xuất Muốn tôm đạt hiệu quảkinh tế cao phải nắm vững các đặc tính sinh học của tôm để từ đó có biện pháp nuôithích hợp.

a, Tôm sú

+ Phân loại:

Tôm sú (tên tiếng anh là: Giant/Black Tiger Prawn)

Tôm sú được định loại: Ngành:Arthropoda, lớp:Crustacea, bộ:Decapoda, họchung: Penaeidea, họ: Penaeus Fabricius, giống: Penaeus, loài:Monodon

+ Phân bố: Rộng ở các thủy vực vùng nhiệt đới Ở Việt Nam phân bố chủyếu ớ cả ba miền: Bắc, Trung Nam đặc biệt tập trung nhiều ở vùng duyên hảimiền Trung

+ Hình thái: Tôm sú thuộc lọai dị hình phái tính, con cái có kích thước tohơn con đực Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái thông qua cơ quan sinh dụcphụ bên ngoài

+ Tập tính ăn: Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyểnchậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vậtdưới nước, giun nhiều tơ, côn trùng Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khithủy triều rút Nuôit ôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều hơn vào sáng sớm vàchiều tối

+ Môi trường sống: Nhìn chung tôm sú là loại thích sống dưới đáy cát, cátbùn trong nước, và độ mặn cao, sống ở vùng nước lợ, cửa sông, ven biển…Nhiệt độthuận lợi cho tôm sú sinh trưởng và phát triển là từ 25-300C Tôm sú có khả năngchịu độ muối thấp đến 0%0 Nếu độ muối cao trên 40%0 thì khả năng sống của tôm

sú giảm, đặc biệt đối với ấu trùng Nhìn chung tôm sú tăng trưởng trong khoảng độmuối thích hợp là 15-25%0 , độ PH thích hợp là: 7,5-8,5 Hàm lượng oxy hòa tanphù hợp là 5 mg/lít trở lên

b, Tôm thẻ chân trắng

+ Phân loài:

Tôm thẻ chân trắng (tên tiếng anh là: White Leg shrimp)

Trang 21

Được định loại là: Ngành: Arthropoda, lớp: Crustacea, bộ: Decapoda, họchung: Penaeus Fabricius, giống: Penaeus, loài: Penaeus vannamei.

+ Phân bố: chủ yếu ở Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở nhiềunước trên thế giới: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam…

+ Hình thái

Cũng như các loại tôm cùng loại, tôm chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng rathay vì mang trứng tới khi trứng nở Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứngnhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1-2 ngày

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển

có độ sâu 70m với nhiệt độ 26-28oC, độ mặn khá cao 35%0 Trứng nở ra ấu trùng vàvấn loanh quanh ở khu vực sâu này Tới giai đoạn potlarvae, chúng bơi vào gần bờ vàsinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn Sau một vài tháng tôm con trưởng thànhchúng bơi ngược ra biển và tiếp diển cuộc sống giao hợp sinh sản làm trọn chu kỳ.Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g vớimật độ 100 con/m2 không kém gì tôm sú, sau khi sinh đã đạt được 20g tôm băt đầusống chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái hường lớn nhanh hơn tôm đực

+ Tập tính ăn: Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng prôtêin cao nhưtôm sú, 35% prôtêin được coi là phù hợp, trong đồ ăn có thêm mực tươi rất đượctôm ưa chuộng Tôm ăn tạp, nhu cầu thức ăn là từ lòng trăng trứng tương đối thấp

+ Môi trường sống: Khoảng giao động về độ mặn mà tôm chân trắng có thểthích ứng là tương đối lớn, tôm có thể sinh trưởng trong nước biển, cũng có thể sinhtrưởng trong nước ngọt, nhưng chỉ sinh trưởng và phát triển mạnh trong nước biển,nhiệc độ thích hợp là 18-35oC, dưới 15oC tôm sẽ chết Loài tôm này sống trong tựnhiên thường ẩn mình trong cát, hiện đã được chuyển nuôi thành công trong điềukiện nước ngọt, nếu nuôi trong đầm, ao có bùn, cát thì sản lượng tôm thu được sẽcàng cao hơn

1.1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất khá phức tạp, đòi hỏi phải có kỹ thuật cao,

có kiến thức về đặc điểm sinh học của tôm và yêu cầu phải có sự đầu tư lớn mới cóthể đạt được năng suất và sản lượng cao Yêu cầu về kỹ thuật là mttọ trong những

Trang 22

yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của tôm, do đó trong quá trình nuôitôm người nuôi phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sau:

Ao nuôi tôm: Ao nuôi tôm phải được xây dựng trên vùng có độ pH thích

hợp, có chất đáy bùn pha cát, chủ động về nguồn nước và có độ mặn ổn định Diệntích ao nuôi phải phù hợp với trình độ quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình chăm sóc, quản lý dịch bệnh, thu hoạch Ao phải được thiết kế đúng kỹ thuật

và phải xử lý trước khi nuôi Nguồn nước lấy vào ao không bị ô nhiễm do sinh hoạt,các nhà máy công nghiệp thải ra, nhất là các kim loại nặng

Giống tôm: Giống tôm yêu cầu phải khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh, kích

cỡ đồng đều, thân nhẵn, màu sắc sáng, vỏ cứng, thân hình cân đối, các đốt bụng dài,

cơ quan bụng căn tròn, đuôi râu hoàn chỉnh và có khả năng bơi lội và phản ứng tốt

Để dảm bảo việc cung cấp giống tốt cả về số lượng lẫn chất lượng, đúng thời vụ nênchọn những trại giống có tín nhiệm và có giấy kiểm nghiệm giống khi xuất

Thức ăn: sản lượng tôm trong ao nuôi là kết quả tổng hợp của việc sử dụng

thức ăn thiên nhiên, thức ăn thiên nhiên làm từ phân và thức ăn công nghiệp Do đó,trong ao nuôi cần tạo nguồn thức ăn thiên nhiên cho tôm khi đang còn ở giai đoạnđầu Việc tạo nguồn thức ăn thiên nhiên trong ao nuôi là cần thiết đối với tôm khiđang còn nhỏ và việc sử dụng thức ăn công nghiệp thêm sẽ giúp cho tôm có đầy đủchất dinh dưỡng làm cho tôm tăng trưởng tốt và có tỷ lệ sống cao Tuy nhiên khi sửdụng thức ăn công nghiệp thì phải chú ý đến giá trị dinh dưỡng, hiệu quả của việchấp thụ và khả năng sử dụng tốt để từ đó duy trì cuộc sống và giúp tôm tăng trưởngtốt Trong nuôi tôm nên sử dụng thức ăn công nghiệp tốt, chất lượng cao, đầy đủcác chất, thức ăn ít bị hư hỏng và chúng được sản xuất phù hợp với từng giai đoạnphát triển của tô

Công tác chăm sóc và quản lý: Tôm là loại thủy sản rất nhạy cảm với môi

trường cho nên người nuôi tôm phải am hiểu kỹ thuật, thường xuyên theo dõi, pháthiện kịp thời những thay đổi bất thường trong môi trường nước đối với tôm để cóbiện pháp xử lý kịp thời, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra Đặc biệt những ngàythời tiết bất thường phải theo dõi chặt chẽ sự biến đổi của môi trường nước nhất là

độ pH và nồng độ muối Cần coi trọng các biện pháp kỹ thuật nhằm quản lý chất

Trang 23

lượng nước ao Vì nếu chất lượng nước được quản lý tốt thì có thể giúp tôm tránhđược bệnh tật, tăng trưởng tốt và nâng cao tỷ lệ sống.

1.1.3 Các hình thức nuôi tôm

Hiện nay có rất nhiều hình thức nuôi tôm khác nhau, tùy thuộc vào điều kiệncủa từng địa phương, mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà lựa chọn hình thứcnuôi khác nhau Thông thường có các hình thức nuôi sau:

Việc lựa chọn hình thức NTTS có những ảnh hưởng không nhỏ đến kếtquả và hiệu quả NTTS Những hộ khác nhau có điều kiện tài chính khác nhau,sống trong những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau và họ

sẽ tự lựa chọn cho mình những hình thức NTTS phù hợp Hiện nay, ở nước ta

có 5 hình thức nuôi sau đây:

- Quảng canh: là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao,

hồ, đầm ở nông thôn và các vùng ven biển với diện tích nuôi từ 2 đến vài chục ha,cải tạo ao và đầu tư cơ sở hạ tầng hầu như không có và năng suất chỉ đạt từ 0,03 đến0,3 tấn/ha

- Quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn tự

nhiên nhưng có bổ sung giống nhân tạo ở một mức độ nhất định (1 - 4 con/m2) đồngthời có đầu tư cải tạo thủy vực, diện tích nuôi từ 1 đến 10 ha, năng suất đạt từ 0,3đến 0,8 tấn/ha

- Bán thâm canh: Là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo

nhưng kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực Ngoài ra, hệ thống ao hồđược đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ động nguồn nước cung cấp, diện tích nuôi từ 0,5 đến

5 ha và năng suất đạt được từ 1 đến 3 tấn/ha

- Thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân

tạo, mật độ thả giống dày (25 - 60 con/m2), năng suất cao (>=3 tấn/ha), được đầu tư

cơ sở hạ tầng đầy đủ và diện tích nuôi ít, chỉ từ 0,5 đến 2 ha

- Siêu thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn

nhân tạo với mật độ rất cao, đồng thời sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạocho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốtnhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, đạt các mục tiêu sản xuất và lợinhuận trong thời gian ngắn nhất, năng suất đạt được từ 10 tấn/ha trở lên

Trang 24

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát thực tiễn phát triển và tình hình nuôi tôm của Việt Nam

Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3200km với đặc điểm kiến tạo địa hình,khí hậu, nguồn nước, chế độ thủy văn thích hợp rất thuận lợi phát triển nghành thủysản trong đó con tôm được chọn là đối tượng chủ lực Trong những năm qua ngànhtôm đang có những bước phát triển nhanh chóng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớncho đất nước, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo Tuynhiên với những thành tựu kinh tế xã hội quan trọng đó, hiện nay ngành tôm đanggặpvấn đề như: Chưa có sự quan tâm phát triển bền vững, hình thức tổ chức sảnxuất chủ yếu là hộ gia đình, có tính nhỏ lẽ, manh mún chưa có sự liên kết chặt chẽ,

kỷ thuật sản xuất còn hạn chế từ đó để nâng cao hiệu quả sản xuất… Đây là nhưngvẫn đề mà các nhà quản lý cũng như người dân sản xuất rất quan tâm, trăn trở

Sản lượng thuỷ sản năm 2011 ước tính đạt 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so vớinăm 2010, trong đó sản lượng cá đạt 4050,5 nghìn tấn, tăng 5,6%; tôm đạt 632,9 nghìntấn, tăng 6,8% Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2011 đạt 2930,4 nghìn tấn, tăng 7,4%

so với năm 2010, trong đó cá đạt 2258,6 nghìn tấn, tăng 7,5%; tôm 482,2 nghìn tấn, tăng7,2% Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2011 ước tính đạt 2502,5 nghìn tấn, tăng 3,6%

so với năm trước, bao gồm: Khai thác biển đạt 2300 nghìn tấn, tăng 3,6%; khai thác nộiđịa đạt 202,5 nghìn tấn, tăng 4,2% Đặc biệt sản lượng cá ngừ đại dương năm nay tăngcao, đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 12,5% so với năm 2010 Đến năm 2012, tổng sản lượngthủy sản ba tháng đầu năm 2012 ước tính đạt 1138,2 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳnăm trước, trong đó cá đạt 858 nghìn tấn, tăng 3,8%; tôm đạt 104,5 nghìn tấn, tăng 6%.Sản lượng thủy sản nuôi trồng ba tháng ước tính đạt 511,6 nghìn tấn, tăng 5,2% so vớicùng kỳ năm 2011, trong đó cá đạt 380,2 nghìn tấn, tăng 5% (riêng sản lượng cá tra vùngĐồng bằng sông Cửu Long đạt gần 240 nghìn tấn, tăng 4,5%); tôm đạt 76,1 nghìn tấn,tăng 7% Sản lượng thủy sản khai thác quý I ước tính đạt 626,6 nghìn tấn, tăng 2,9% sovới cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 581,6 nghìn tấn, tăng 3,1%

Tại Hội nghị Toàn thể Hiệp hội VASEP năm 2011, ông Lê Văn Quang đã cóbài phát biểu quan trọng đánh giá thực trạng ngành tôm Việt Nam, đề xuất nhữngkiến nghị và giải pháp để phát triển bền vững ngành hàng quan trọng này

Trang 25

Hơn một thập kỷ qua, ngành tôm Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc, đưa Việt Namvào hàng ngũ các nước XK tôm lớn nhất thế giới, đem về nguồn ngoại tệ ngày cànglớn cho đất nước Cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm công nghiệp, hàng loạtnhà máy chế biến tôm XK đã ra đời Công nghệ chế biến tôm Việt Nam đang ngàycàng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thông qua sự gia tăng tỉ trọng của các sản phẩmchế biến GTGT.Tuy nhiên, hiện nay, sự phát triển của ngành tôm Việt Nam đangđứng trước những thách thức rất lớn, tập trung trong những vấn đề sau đây.

Thứ nhất giá nguyên liệu đầu vào quá cao : Giá tôm nguyên liệu ở Việt Nam

đang cao hơn so với các nước trong khu vực 1,0 – 1,5 USD/kg, gây ảnh hưởng lớn đếnhoạt động chế biến XK và khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thế giới

Nhưng do sản xuất chưa ổn định và nghề nuôi còn kém bền vững, nên cónghịch lý là người nuôi tôm lại không thật sự được hưởng lợi từ mức giá cao này

Có thể nêu một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, gồm chấtlượng tôm giống thấp; sản xuất nuôi tôm manh mún, kỹ thuật thấp; giá thức ăn cao

và không được kiểm soát

Thứ hai chất lượng tôm giống thấp : Người nuôi tôm hiểu rất rõ, giống tốt là

một trong những yếu tố quyết định hiệu quả nuôi tôm Vì thế, cải thiện chất lượnggiống đã được xác định là một trong các mục tiêu quan trọng nhất trong định hướngphát triển thủy sản Việt Nam Tuy nhiên hiện nay chưa có cơ sở nào ở Việt Namđược đầu tư đúng mức để nghiên cứu gia hóa, chọn lọc di truyền và sản xuất tôm bố

mẹ chất lượng cao, sạch bệnh (SPF) phục vụ cho sản xuất Việc kiểm soát NK tôm

bố mẹ, đặc biệt là tôm chân trắng (TCT), chưa chặt chẽ nên rất nhiều tôm bố mẹchất lượng thấp, giá rẻ, được đưa vào Việt Nam để sản xuất giống

Thậm chí, một số trại còn sử dụng tôm từ ao nuôi thương phẩm để làm tôm

bố mẹ, nhằm giảm giá thành mà không quan tâm đến sự nhiễm bệnh và sự sinh sảncận huyết của quần đàn tôm

Kết quả là thị trường tôm giống trở nên hỗn loạn, một lượng tôm giống chấtlượng kém, không sạch bệnh và đồng huyết được tung ra thị trường với giá rất rẻ sovới tôm sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ SPF, chất lượng cao nhập từ các công tychuyên sản xuất tôm bố mẹ nổi tiếng của thế giới Chính nguồn tôm giống chất

Trang 26

lượng kém này là nguyên nhân dẫn đến bất ổn cho nghề nuôi tôm Việt Nam, tômnuôi chậm lớn, dịch bệnh lan tràn.

Bên cạnh đó, cơ quan chuyên ngành tỏ ra lúng túng trong phương thức quản

lý chất lượng con giống, chỗ thì buông lỏng, chỗ thì chồng chéo nhau, qui địnhkhông thống nhất, mỗi tỉnh làm một kiểu Do đó hiệu quả quản lý rất kém, nhiều kẽ

hở, không quản lý được các trại gống kém chất lượng, gây khó khăn cho các công

ty, trại giống làm ăn chân chính

Ngoài ra, hệ thống các phòng xét nghiệm bệnh tôm chưa được chuẩn hóa, kếtquả xét nghiệm không chính xác dễ gây hoang mang cho người nuôi và người sảnxuất giống Điều này cũng góp phần làm gia tăng chi phí xét nghiệm và đôi khi gâythiệt hại lớn cho các nhà sản xuất giống

Thứ ba nuôi tôm manh mún, kỹ thuật nuôi thấp: Nghề nuôi tôm thực chất

là một nghề nông nghiệp kỹ thuật cao, hay chính xác hơn là một hoạt động côngnghiệp, đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn và trình độ quản lý kỹ thuật, tài chính caohơn so với các ngành nông nghiệp khác Trong khi đó, hoạt động nuôi tôm của ViệtNam lại rất manh mún, làm ăn nhỏ lẻ với hàng triệu hộ gia đình nuôi, mỗi hộ mộtvài ao Do vậy sẽ khó có điều kiện áp dụng kỹ thuật cao để có kết quả ổn định vàbền vững Việc sản xuất nhỏ lẻ làm cho giá thành sản xuất cao, nên mặc dù giá bántôm nguyên liệu cao, người nuôi vẫn chỉ có lợi nhuận rất thấp và nhiều rủi ro

Qui hoạch nuôi tôm không bài bản và chưa được đầu tư đúng mức (ví dụ,thiếu đầu tư cho thủy lợi) Do vậy, việc quản lý vùng nuôi và kiểm soát chất thảigây ô nhiễm và dịch bệnh gần như không thể thực hiện được

Đồng thời, tôm nguyên liệu gom từ nguồn manh mún như vậy sẽ có chấtlượng không đồng nhất, rất khó kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm vàkhông thể truy xuất được nguồn gốc Nguồn nguyên liệu như vậy rất khó sử dụng

để chế biến hàng XK cao cấp nên hiệu quả chế biến XK không cao, làm cho các nhàchế biến XK khó đạt hiệu quả tốt

Thứ tư giá thức ăn tôm luôn tăng, không được kiểm soát : Đây là yếu tố rất

quan trọng làm tăng giá thành tôm nuôi của Việt Nam Giá thức ăn nuôi tôm ở ViệtNam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực và lĩnh vực này gần như hoàn toàn

Trang 27

nằm trong tay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Giá thức ăn liên tục tăng màchưa thấy có biện pháp quản lý nào hiệu quả để bảo vệ người nuôi tôm.

Thứ tư, cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua, chế biến, xuất khẩu : Do

khó khăn trong khâu nguyên liệu, các nhà máy phải cạnh tranh khốc liệt, đồng thờiphải không ngừng cải tiến kỹ thuật chế biến hiệu quả hơn để tồn tại và phát triển.Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được như vậy Một số nhà máy có hành vi cạnhtranh không lành mạnh, như bơm chích tạp chất Nhiều nhà máy có qui mô quá nhỏ,không có điều kiện đầu tư công nghệ mới nên phải sản xuất hàng kém chất lượng đểvới giá rẻ, làm mất uy tín bán tôm Việt Nam trên thị trường thế giới…

1.2.2 Khái quát tình hình nuôi tôm của tỉnh quảng trị

Vụ mùa tôm năm nay, toàn tỉnh Quảng Trị nuôi trên 900 ha, trong đó 600 hatôm công nghiệp, còn lại là tôm thẻ chân trắng, tập trung ở các huyện Vĩnh Linh,Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Đông Hà Theo số liệu sơ bộ của sởnông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Trị, năng suất bình quân đạt 5,5 tấn/ha,tổng sản lượng tôm ước đạt khoảng 5000 tấn, trong đó tôm sú đạt 1000 tấn, tôm thẻchân trắng đạt 4000 tấn, tổng giá trị đạt gần 300 tỷ đồng Theo đánh giá của SởNN&PTNT Quảng Trị, nuôi tôm vụ hè thu năm 2011, toàn tỉnh có khoảng 70% số

hộ có lãi, 10% số hộ hoà vốn và khoảng 20% số hộ bị lỗ Qua thực tế từ sự được,mất trong nuôi tôm cho thấy những địa phương thực hiện tốt nuôi tôm theo cộngđồng đã hạn chế được nhiều rủi ro và đem lại hiệu quả cao Đây thực sự là hướngphát triển bền vững trong nuôi tôm để khai thác tiềm năng cũng như lợi thế của tỉnhQuảng Trị trong việc phát triển nghề nuôi tôm

Cách đây hơn 10 năm khi phong trào nuôi tôm của tỉnh chưa phát triển thìhiện nay các hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi với quy mô lớn, do mới bắt tayvào nuôi tôm nên việc nuôi tôm mạnh ai nấy làm, hệ thống ao nuôi, kênh dẫn nướcthải, cấp nước thuận đâu làm đó, không theo quy hoạch nào cả

Kênh dẫn nước thoát của ao này có lúc bị rò rỉ nước chảy vào kênh cấp nước

ao kia nên thường xuyên làm lây lan mầm bệnh từ ao này sang ao khác Với việcsản xuất tự phát đó cộng với trình độ kỹ thuật về nuôi tôm của nông dân lúc bấy giờcòn thấp nên nhiều hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Trị sản xuất thất bại nhiều hơn thắng

Trang 28

lợi Theo Ông Lê Minh Dục-Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành cho biết: Diện tích nuôitôm công nghiệp của xã là 53,7 ha mặt nước, tập trung ở các thôn Tân Trại Thượng,Hiền Lương, Liêm Công Tây, Liêm công Phường Đây là vùng nằm trong dự án nuôitôm công nghiệp Bắc sông bến Hải Dự án được xây dựng từ năm 2004, do Nhà nước

và nhân dân cùng làm, trong đó Nhà nước đầu tư gần 7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 3

tỷ đồng Từ đó đến nay, người dân nơi đây đã nuôi được 6 vụ tôm công nghiệp

Người ta thường ví nuôi tôm là nghề "Siêu lợi nhuận, siêu rủi ro", song ởvùng nuôi tôm Bắc sông Hiền Lương, sau nhiều năm nuôi kết quả mang lại rất khảquan, tỷ lệ thất bát không cao, được nhiều hơn mất, bình quân mỗi vụ một hộ lãi 20triệu đồng Đặc biệt bước vào đầu vụ thu hoạch năm 2011 có nhiều dấu hiệu rấtphấn khởi, những hộ đã thu cho thấy tỷ lệ tôm sống rất cao, tôm to và đều đạtkhoảng 40 con/1 kg, có hồ đạt 35 con/ 1kg Ông Đinh Như Đăng-Chủ nhiệm HTXnuôi trồng thuỷ sản Bắc sông Bến Hải cho biết: Thời điểm đầu vụ tuy thời tiết cónhiều chuyển biến không thuận lợi, mưa nhiều ít nhiều làm ảnh hưởng đến việcnuôi tôm của bà con Mưa nhiều làm cho độ mặn giảm, nước trong hồ đổi màu liêntục Nhưng nhờ bám sát sự chỉ đạo của các ngành chuyên môn và Ban quản trịHTX nên người nuôi tôm ở đây cũng khắc phục được những khó khăn trên Tạithôn Quảng Xá, xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh) có tổng diện tích nuôi tôm sú là 23 ha.Năng suất bình quân đạt trên 3,3 tấn/ha Điều đáng quan tâm, là trong những nămqua do tôm to, phần lớn đạt dưới 40 con/1 kg, có hồ đạt 29 con/kg, chính vì thế nêngiá bán cao hơn nhiều so với những năm trước

Đối với Quảng Trị, nghề nuôi tôm công nghiệp không còn xa lạ Hiện tại, ởnhiều địa phương, nuôi tôm công nghiệp đã đi vào thế bền vững, nhưng cũng nhiềuvùng còn rất bấp bênh Tại những vùng nuôi tôm ở Quảng Xá, Vĩnh Lâm hay khuvực Bắc sông Bến Hải nuôi tôm công nghiệp được tổ chức rất có bài bản ỞQuảng Xá người nuôi tôm tự thành lập ra Tổ cộng đồng nuôi tôm Ở Vĩnh Thành

có HTX nuôi trồng thuỷ sản Bắc sông Bến Hải Chính những tổ chức này đã trợlực rất hiệu quả cho người nuôi tôm theo một phương cách có tuần tự và khoa học

từ đầu đến cuối Đây chính là những mô hình điểm về kỹ thuật nuôi tôm côngnghiệp cần được nhân rộng

Trang 29

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG HẢI

2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Trung Hải là một xã nằm ở phía bắc huyện Gio Linh, cách trung tâm huyện 5

km về phía bắc, vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và tiếp cận thịtrường Xã có con sông Bến Hải chảy qua, hằng năm được bù đắp một lượng phù sakhá lớn rất thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp của xã Địa bàn xã Trung Hảinằm trên trục đường quốc lộ 1A, các tuyến đường liên xã phục vụ cho việc giaothông đi lại, giao lưu buôn bán giữa các xã, các vùng lân cận

 Phía đông giáp xã với Trung Giang

 Phía tây giáp xã với Trung Sơn

 Phía nam giáp với xã Gio Phong

 Phía bắc và tây bắc giáp với huyện Vinh Linh

Là một xã đồng bằng có diện tích tự nhiên là 1451,93 ha, trong đó đất nôngnghiệp là 748,8 ha, người dân chủ yếu sản xuất cây lúa nước Xã có 6 thôn với 1079

hộ và 4822 nhân khẩu trong đó hộ nghèo 121hộ chiếm 11.2%

2.1.1.2 Địa hình

Trung Hải là xã đồng bằng thuộc huyện Gio Linh, có địa hình tương đốibằng phẳng, địa bàn xã nằm trên vùng đất thấp trủng nên vào mùa mưa thường bịngập ứng, vì vậy gây ra nhiều ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồngthuỷ sản Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng xã Trung Hải là một vùng thấp trũng dođất phù sa của sông Bến Hải bồi đắp, với độ cao từ 0,4 – 3,5 m, địa hình thấp, cónguồn nước dồi dào

2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu

Nhìn chung, khí hậu của xã Trung Hải mang tính chất của vùng khí hậu nhiệt

ẩm đới gió mùa Có một mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và

Trang 30

mùa hè nóng, khô do ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam hay còn gọi là gió Lào.Điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai ở đây thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệpchủ yếu là trồng cây lúa nước.

 Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khácao, mùa nóng đến sớm từ nữa tháng 3 đến tháng 9, nhiệt độ trong khoảng từ 27 -

330C, có tháng nóng nhất nhiệt độ có thể lên tới 400C Mùa lạnh từ tháng 10 đếntháng đầu tháng 3 năm sau, nhiệt độ trong khoảng từ 16,5 - 22,50C Số giờ nắngtrung bình năm là 2.135giờ

Bảng 1: Thời tiết khí hậu tại Trung Hải Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Ánh sáng (số giờ chiếu sáng/tháng) 97 178 137,5

(Nguồn: Số liệu UBNN xã Trung Hải)

 Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhấtkhoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm Lượng mưa phân bố không đều mà tập trungchủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt.Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm

 Chế độ gió: Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùngSibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà congọi là gió Bắc Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đếntháng cuối tháng 2 năm sau

Ngoài ra, trên địa bàn xã còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận VịnhBăng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thườnggọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng Bị ảnh hưởng nhiều của gió phơnTây Nam nên có những tháng độ ẩm của địa bàn xuống còn khoảng 65% gây ra cảmgiác oi bức và khó chịu cho người dân Ở xã Trung Hải gió phơn Tây Nam thườngxuất hiện vào các tháng 5,6,7 của mùa hè

Trang 31

Độ ẩm không khí bình quân năm là 85%,cao nhất trong năm trên 95%, thấpnhất trong năm 65% Lượng bốc hơi bình quân năm 943mm, lượng bốc hơi trungbình tháng nóng là 145mm (tháng 5 đến hết tháng 9) những tháng mưa là 56mm (từtháng 9 đến tháng 11).

2.1.1.4 Điều kiện thủy văn

Trong sản xuất nông nghiệp thì nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn đất câytrồng vật nuôi, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản Chúng có mối quan hệ cùng chiềuvới nhau, nếu nguồn nước ổn định, dồi dào và phù hợp thì cây trồng, vật nuôi sẽphát triển tốt, ngược lại sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển củacây trồng, vật nuôi Đối với hoạt động nuôi tôm thì chế độ nước và chất lượng nước

có ít nghĩa vô cùng quan trọng để quyết định thành công hay thách bại của một vụnuôi tôm

Nguồn nước cho nuôi tôm của địa phương phụ thuộc vào nguồn nước sôngBến Hải Do nguồn nước thường bị đục và nồng độ nặng thấp vào mùa mưa nênhoạt động nuôi tôm của địa phương chủ yếu là vụ hè thu

Đối với đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa nước, nguồnnước được cung cấp bởi 3 trạm bơm chính đã chủ động cho việc tưới tiêu cho phầnlớn diện tích sản xuất trên Là một địa bàn thấp trủng thường xuyên bị ngập ứng nênchính quyền địa phương đã đầu tư hệ thống kênh tiêu kết hợp với chống lũ cho cácthôn Xuân Mỵ, Hải Chử và Xuân Hoà nên tình trạng ngập ứng trên địa bàn đã đượchạn chế nhiều

Nói chung, với điều kiện thủy văn còn khó khăn như trên chính quyền xã cầntập trung quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương hợp lý đồng thời cần

có sự theo dõi và chỉ đạo kịp thời từ phía cán bộ chuyên trách về lịch thời vụ, dựbáo để người dân có thể thích ứng trước những biến động phức tạp về nguồn nước

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủyếu và không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trườngsống, là địa bàn phân bố của dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá – xã hội,

Trang 32

an ninh quốc phòng Do đó, việc sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, khoa học

là biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế Nhìn chung, tổng diện tích đất tự nhiêncủa xã Trung Hải là không thay đổi Tuy nhiên, đối với cơ cấu mỗi loại đất thì lại có

sự biến động theo những chiều hướng khác nhau, điều này thể hiện khuynh hướngchuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa phương Để thấy rõ hơn tình hình sử dụngđất ở địa bàn xã Trung Hải ta quan sát ở bảng số 2, cụ thể:

Tổng diện tích đất tự nhiên không đổi của xã năm 2011là: 1451.93ha, được

cơ cấu theo mục đích sử dụng như sau:

 Đất nông nghiệp: Đây là loại đất chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mụcđích sử dụng đất của địa phương, tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2011 là868,34ha (chiếm 59,81%) giảm 0,35ha so với năm 2010 tương ứng với 0,04% Sở

dĩ có mức giảm đó là một phần đất nông nghiệp được chuyển đổi để xây dựng nhàmẫu giáo cho xã Trong đó đất dùng sản xuất nông nghiệp là 748.45ha (chiếm86,19%) Riêng đối với đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2010

và năm 2011 diện tích không đổi Cụ thể: Đất lâm nghiệp là 24,65ha (chiếm 2,84%)

và đất nuôi trồng thuỷ sản là: 95,24ha (chiếm 10,97%)

Trang 33

Bảng 2: Tình hình sử dụng đất của Trung Hải năm 2010 - 2011

(ĐVT: ha)

STT Mục đích sử dụng

Diện tích Cơ cấu(%) Diện tích Cơ cấu(%) +/_ %

Tổng diện tích đất tư nhiên 1451.93 100 1451.93 100 0 100

3 Đất chưa sử dụng 207.12 14.27 206.92 14.25 -0.2 99.9

( Nguồn: UBNN xã Trung Hải )

Trang 34

 Đất phi nông nghiệp: Năm 2011 là 376,67ha (chiếm 25,94%) tăng 0,55ha

so với năm 2010 tương ứng tăng 0,15%; Trong đó, phân theo cơ cấu mục đích sửdụng thì: Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có tỷ trọng lớn nhất là52,37% với diện tích không đổi qua hai năm là 197,27ha Loại đất có xu hướng tăng

là đất ở 21,03ha (chiếm 5,58% ) tăng 0.6ha so với năm 2010, loại đất có xu hướnggiảm nhưng không đáng kể là đất chyên dùng 117,59ha giảm 0,05ha so với năm

2010 tương ứng giảm 0,04% Riêng đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng là 3,36ha(chiếm 0,89%), Đất nghĩa trang nghĩa địa là 37,42ha (chiếm 9,93%) có diện tíchkhông không đổi qua hai năm 2010- 2011

 Đối với đất chưa sử dụng trên địa bàn xã vẫn còn rất lớn: Năm 2010 là207,12ha (chiếm 14,27%), đến năm 2011 là 206.92ha giảm 0,2ha tương ứng giảm0,01% Với diện tích đất chưa sử dụng lớn và có xu hướng giảm chậm như trên đây

là sự lãng phí lớn của địa phương

Như vậy, việc nghiên cứu về tình hình đất đai của xã qua hai năm 2010 –

2011 cho ta có một số nhận xét cơ bản như sau:

- Tổng diện tích đất tự nhiên của địa phương qua hai năm không đổi

- Có sự biến động về cơ cấu các loại đất đai theo mục đích sử dụng củađịa phương nhưng không lớn Điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tếcủa cả nước

- Diện tích đất chưa sử dụng của địa phương đang còn rất lớn

Vậy nên, cần có một số giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý về đất đai Cụthể, chú ý hơn trong việc lựa chọn chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, khai tháctriệt để diện tích đất chưa sử dụng đang còn rất lớn của địa phương và nên tập trungchú ý mở rộng quy mô đồng thời nâng cao về năng suất và chất lượng

2.1.2.2 Lao động

Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu và quan trọng nhất trong quátrình sản xuất Nó quyết định sự phát triển kinh tế của một đất nước, một vùng haymột địa phương Là nhân tố trung tâm của mọi vấn đề vì thế sử dụng tốt lao động là

cơ sở để tạo thu nhập và nâng cao mức sống đối với bất kỳ ngành nghề nào Ở nước

ta hiện nay, việc tạo việc làm và nâng cao chất lượng lao động, sử dụng và phân

Trang 35

phối lao động là những vấn đề cấp thiết, đặc biệt đối với nguồn lao động ở nôngthôn Đây cũng là vấn đề đang đặt ra cho toàn xã Trung Hải nói chung và từng hộtrên địa bàn xã nói riêng.

Thấy được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua xã Trung Hải đã chútrọng rất nhiều tới công tác dân số và đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao độngtrong xã Điều này đã có tác động rất lớn tới tình hình phát triển của xã, tốc độ tăngdân số hàng năm thấp dưới 1%, giá trị sản xuất của xã không ngừng gia tăng, nhờđược tập huấn kỹ thuật trong sản xuất nên tiết kiệm được chi phí sản xuất tạo rađược nhiều sản lượng

Quan sát bảng 3 ta thấy, tổng số hộ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009

-2011 Cụ thể năm 2009 là 1066 hộ , năm 2010 tăng lên 7 hộ tương ứng tăng 0,66%đến năm 2011 là 1079 hộ tăng 6 hộ so với năm 2010 và bằng 100,56% so với năm

2010 Lý do của sự biến động đó do quá trình tách hộ từ những đại gia đình, chuyểnđến và chuyển đi của các hộ gia đình

Trong đó ta thấy, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và

có xu hướng gia tăng về số lượng nhưng giảm về giá trị tương đối Cụ thể năm 2009

là 974 hộ chiếm 91,37%, ổn định số hộ đến năm 2010 nhưng giảm về tỷ trọng cònchiếm 90,77% Đến năm 2011 tổng số hộ sản xuất nông nghiệp tăng lên 3 hộ chiếm90,55% Đây cũng là sự thay đổi theo tình hình chung của toàn xã, dù tỷ lệ hộ sảnxuất nông nghiệp giảm chưa cao nhưng đây cũng là nỗ lực của chính quyền xã, đặcbiệt đối với xã thuần nông như Trung Hải

Đối với tổng số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng của xãchiếm tỷ trọng rất nhỏ, đây chủ yến là những hộ sản xuất bờ lô, gạch gói, vậntải…Đặc biệt đối với hộ dịch vụ và thương mại có xu hướng tăng liên tục trong giaiđoạn 2009 – 2011 lần lượt năm 2009 là 64 hộ, năm 2010 là 69 hộ và đến năm 2011

là 72 hộ Sự gia tăng này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địaphương cũng như của cả nước

Trang 36

Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

I Tổng số hộ 1066 100 1073 100 1079 100 7 100.66 6 100.56

1 Hộ sản xuất nông nghiệp 974 91.37 974 90.77 977 90.55 0 100 3 100.31

II Tổng số nhân khẩu 4813 100 4820 100 4829 100 7 100.15 9 100.19

1 phân theo giới tính

2 Phân theo lĩnh vực hoạt động

2.1 Lao động trong nông nghiệp 4301 89.36 4294 89.09 4281 88.65 -7 99.84 -13 99.7

2.2 Lao động phi nông nghiệp 430 10.64 523 10.91 548 11.35 93 121.63 25 104.78

( Nguồn : Số liệu báo cáo địa chính UBNN xã Trung Hải)

Trang 37

Về tổng số nhân khẩu trong toàn xã có sự thay đổi nhưng không đáng kể.Tốc độ tăng dân số dưới 1%/năm Cùng với sự gia tăng của số hộ thì số nhân khẩutăng tương ứng, cụ thể:

Năm 2009 số nhân khẩu là 4813, năm 2010 tăng lên 4820 và đến năm 2011tăng chậm là và bằng 4829 Như vậy so với năm 2009 năm 2010 tăng lên 7 ngườitương ứng tăng 0,15% Năm 2011 tăng 9 người tương ứng tăng 0,19% Nhìn chungđây là hiệu quả từ công tác tuyên truyền dân số và kế hoạch hóa gia đình

Xét theo lĩnh vực hoạt động, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xuhướng giảm xuống qua các năm Giảm 7 người năm 2010 so với 2009 tương ứnggiảm 0,16% và đặc biệt giảm 13 người năm 2011 so với năm 2010 tương ứng giảm0,3% Trong khi đó lao động phi nông nghiệp có xu hướng gia tăng, nguyên nhâncủa vấn đề như sau: thứ nhất, do phần lớn lao động hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp có mức tuổi khá cao nên họ đã được xếp vào đối tượng ngoài độ tuổi laođộng Thứ hai, đối với việc lao động nông nghiệp giảm là do các thanh nhiên có xuhướng tìm việc làm ở những lĩnh vực kinh tế khác, hoặc đi làm ăn xa thay vì thamgia sản xuất nông nghiệp Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triểncủa đất nước nói chung và tại địa phương nói riêng

Ngoài ra tổng số nhân khẩu địa phương nếu xét theo giới tính thì không có sựthay đổi lớn về cân bằng giới tính Cơ cấu giới tính trong các năm là phù hợp cụ thể:năm 2009 tỷ lệ giới tính nam 50,59%, nữ 49,41%; Năm 2010 tỷ lệ giới tính nam50,56%, nữ là 49,44%; năm 2011 tỷ lệ giới tính nam 50,55%, nữ 49,45%

Trên địa bàn xã còn có bộ phận lao động trong hợp tác xã,và lao động làmtrang trại Tỷ lệ lao động trong hợp tác xã này ổn định trong 3 năm là 39 người vàchiếm tỷ trọng nhỏ

Từ tình hình nhân khẩu và lao động của xã ta có thể thấy những vấn đề sau:

- Nguồn lao động trên địa bàn xã khá dồi dào, đây cũng là động lực để pháttriển kinh tế địa phương

- Tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ caonhưng thu nhập không cao

Trang 38

Từ đó, đặt ra cho chính quyền địa phương cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế, tăng tỷ trọng nghành công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ trọng nông lâmngư nghiệp đồng thời tiếp tục mở rộng các lớp dạy nghề, tập huấn, hướng dẫn kỷthuật, hỗ trợ vốn, khuyến khích sản xuất kinh doanh nhằm thu hút lao động, giảiquyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Thấy được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng phải đi trước mộtbước trong quá trình phát triển kinh tế Chính quyền địa phương đã tranh thủ mọinguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các nguồn vốn về xây dựng bê tônghóa giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương đặc biệt là nguồn vốn dự ánChia Sẽ đầu tư trên địa bàn nhằm tận dụng mọi nguồn lực sẳn có để phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương

Trong những năm qua chủ yếu đầu tư xây dựng bê tông hóa giao thông nôngthôn, bê tông hóa kênh mương, xây dựng trạm bươm phục vụ sản xuất Năm 2010được sự hỗ trợ của dự án Chia Sẽ đã xây dựng bê tông hóa giao thông nông thôntrên 3 đơn vị với tổng chiều dài 2886,1m Tổng giá trị xây dựng là 966 triệu đồngtrong đó nhân đân đóng góp là 386,4 triệu đồng

 Đơn vị Xuân Hòa 8 tuyến dài 1108,8m

 Đơn vị Xuân Mỵ 2 tuyến dài 754,3m

 Đơn vị Cao Xá 6 tuyến dài 1023m

Giao thông nông thôn toàn xã hiện đã được bê tông hóa và nhựa hóa 100%.Trong đó đường trục xã , liên thôn dài 12,7km; đường trục thôn, 10,5km có tiêuchuẩn kỷ thuật nền đường rộng 2,4 - 4,5 m mặt đường rộng 1,8 – 2m Ngoài ra cóđường giao thông nội đồng chưa được bê tông hóa nhưng đã được đầu tư xây dựngđáp ứng được yêu cầu đi lại sản xuất và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp trongquá trình thu hoạch của người dân Tuyến đường 76 đông đã thi công cơ bản hoànthành đóng góp đả bảo giao thông phát triển kinh tế xã hội địa phương

Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn đã được đầu tư khá chất lượng,

tỷ lệ đường được nhựa hóa và bê tông hóa cao so với hệ thống mặt bằng chung các

Trang 39

xã trong huyện Hệ thống giao thông phân bố hợp lý, thuận lợi cho các phương tiệngiao thông đi lại và giao thương buôn bán.

Về thủy lợi: Năm 2011 đã xây dựng bê tông hóa kênh mương 2 đơn vị Xuân

Mỵ và Xuân Long Tổng giá trị xây dựng 283 triệu đồng trong đó nhân dân đónggóp là 113 triệu đồng Đầu tư tu sửa trạm bơm Đồng Tràm với tổng vốn đầu tư 70triệu đồng đã hoàn thành và đi vào sử dụng Đầu tư cải tạo mương tiêu kết hợp với

đê chống lũ cho đơn vị Xuân Mỵ dài 1500m và nâng cấp 3 tuyến đồng nôi đồng ởđơn vị Xuân Mỵ

Ngoài ra xã còn đầu tư xây dựng 16 bể gom rác, 1 lò xử lý rác y tế và mộtkhu vệ sinh tụ hoại cho trường THCS Xây dựng nhà bếp và hệ thống phụ trợ chobếp ăn trường mầm non trung tâm xã

Có thể thấy, cơ sở hạ tầng của xã Trung Hải đã tương đối đáp ứng nhu cầuquá trình phát triển kinh tế xã hội của xã nhưng vẫn còn những mặt hạn chế:

- Giao thông nông thôn xuống cấp do đường đất bị sạt lở, hư hỏng do sửdụng lâu không được tu bổ

- Các tuyến đường giao thông nội đồng chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sảnxuất do bị xói mòn, sạt lở nặng

2.1.2.4 Y tế, Giáo dục

2.1.2.4.1 Giáo dục

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh” gắn với nhiệm vụ đổi mới quản lý và nâng cao giáo dục Tiếp tụctriển khai và thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” “Mỗi thầy cô giáo là mỗi tấm gương tự học và sáng tạo” Giáo dục của xã

đã đạt được kết quả tốt cụ thể:

Mầm non: Huy động được trẻ đến lớp đạt 101% kế hoạch, tỷ lê chuyên cần

đạt 98% Bên cạnh đó, cấp học mầm non đã thực hiện tốt các cuộc vận động ngành.Chất lượng giáo dục đạt khá giỏi trên 77%

Tiểu học: Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đoàn kết nội bộ Đậy tư trang thiết

bị phục vụ dạy và học Hiệu quả đào tạo đạt tỷ lệ cao: Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt

Trang 40

70%, tỷ lệ học sinh yếu 0.7% Chất lượng mủi nhọn có : 12 em thi đạt giải huyện, 1

em đạt giải tỉnh

Trung học cơ sở: Đội ngủ giáo viên ổn định, nhiều giáo viên có chuyên môn

cao, nghiệp vụ vững vàng, thực hiện nghiêm tức nề nếp, quy chế chuyên môn Đạođức học sinh tốt Xã có 29 em đạt giải huyện, 7 em đạt giải tỉnh Học sinh thi đổ tốtnghiệp trung học phổ thông đạt 91,3% và thi đổ vào trung học phổ thông đứng thứhai trong toàn huyện

Kết quả học sinh đậu vào đại học 25 em, cao đẳng là 26 em và trung họcchuyên nghiệp là 42 em

2.1.2.4.2 Y tế

Công tác khám và chửa bệnh kịp thời ( số lượng người đến khám đạt 500lượt người/ tháng)

Công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em tốt, phụ nữ có thai được khám định

kỳ và tiêm phòng đầy đủ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dượng còn 16,4%

Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai kịp thời, không có dịchbệnh lớn sảy ra trên địa bàn

Đội ngũ y bác sĩ đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, trạm đã có bác sĩchuẩn mới, đã có ý tế thôn bản trên địa bàn

2.1.2.5 Tình hình kinh tế của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011

Trong điều kiện bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thời tiết khí, khí hậudiễn biến thất thường gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồngthuỷ sản ở địa địa bàn xã

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, nhất là từ giai đoạn từnăm 2009 - 2011, thì tình hình kinh tế - xã hội xã Trung Hải có bước chuyển biếnđáng kể

Về cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giảm dần tỷ

trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụ, đây là một nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dântrong xã, cụ thể:

Ngày đăng: 02/02/2018, 08:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Hữu Hoà, Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Đại học Huế, TTHuế 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thống kê nông nghiệp
Nhà XB: NXB Đại học Huế
2. Phạm Văn Tình, Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, NXB Nông nghiệp, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
3. Thủy sản phát triển và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủy sản phát triển và hội nhập
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
4. Tôn Nữ Hải Âu, Bài giảng Kinh tế thuỷ sản, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Kinh tế thuỷ sản
5. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, bài giảng Quảng trị doanh nghiệp nông nghiêp, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng Quảng trị doanh nghiệp nông nghiêp
6. TS. Lê Thị Hoa Sen, Bài giảng khuyến nông, Trường ĐH Nông Lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng khuyến nông
8. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND xã Trung Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thống kê hàng năm
9. Báo cáo tổng kết NTTS hàng năm, UBND xã Trung Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết NTTS hàng năm
10. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND huyện Gio Linh 11. Niên giám thống kê Việt Nam 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thống kê hàng năm
7. Các khóa luận tốt nghiệp các khóa trước Khác
12. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 13. Các trang web: www.gso.gov.vn 14. www.globefish.org Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w