Ngày nay, các phương pháp chẩn đoán và những chiến lược điều trị đã có nhiều tiến bộ nhất là sự ra đời của phẫu thuật nội soi, phương pháp xâm lấn tối thiểu và hiệu quả cao mang lại kết quả tốt hơn so với phẫu thuật kinh điển, chủ yếu là phẫu thuật nội soi chức năng xoang. Ở Việt Nam, phẫu thuật này đang được sử dụng ngày càng rộng rãi 22. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải đối mặt với sự tái diễn của bệnh và cần thiết phải phẫu thuật lại vì tỷ lệ tái phát cao và tái phát ngay cả sau điều trị do cơ chế bệnh sinh trong hình thành polyp mũi vẫn chưa được xác định rõ 41. Do vậy, cho đến hiện nay sự tìm kiếm giải pháp điều trị triệt để vẫn là mục tiêu quan trọng. Để góp phần hoàn thiện hơn về chẩn đoán và điều trị bệnh lý này, chúng tôi thực hiện đề tài
Trang 1
NGÔ CHÍ TÂM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT POLYP MŨI BẰNG MICRODEBRIDER
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN CÓ POLYP MŨI
TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ
NĂM 2017
ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
CẦN THƠ – 2017
Trang 2BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ
NGÔ CHÍ TÂM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT POLYP MŨI BẰNG MICRODEBRIDER
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN CÓ POLYP MŨI
TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ
NĂM 2017
ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
CẦN THƠ - 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào
Người thực hiện đề tài
NGÔ CHÍ TÂM
Trang 4Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giải phẫu và sinh lý mũi xoang 3
1.2 Viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi 10
1.3 Các phương pháp điều trị 17
1.4 Tình hình nghiên cứu vấn đề 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.2 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 38
3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 41
3.3 Đánh giá kết quả điều trị 47
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 54
4.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 56
Trang 5KIẾN NGHỊ 71TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6BV Bệnh viện
CT scan Cắt lớp điện toán (Computed Tomography Scan)
EPOS Bản hướng dẫn của Châu Âu về viêm mũi xoang và polyp mũi
(European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal polyp)FESS Phẫu thuật nội soi xoang chức năng
(Functional Endoscopic Sinus Surgery)PHLN Phức hợp lỗ ngách
SPSS Phần mềm thống kê cho các môn khoa học xã hội
(Statistical package for the Social sciences)VAS Thang điểm quan sát (Visual Analogue Scale)
VMXMT Viêm mũi xoang mạn tính
Trang 7Bảng 2.2 Phân loại mức độ viêm xoang qua CT scan 29
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 33) 40
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh (n = 33) 40
Bảng 3.3 Triệu chứng và tính chất của rối loạn khứu giác (n =33) 42
Bảng 3.4 Vị trí đau căng nặng mặt (n = 33) 42
Bảng 3.5 Phân bố tính chất dịch hốc mũi (n = 66) 43
Bảng 3.6 Phân bố hình ảnh các cấu trúc ở khe giữa qua nội soi (n=66) 44
Bảng 3.7 Các xoang viêm trên CT scan (n=66) 45
Bảng 3.8 Phân bố hình ảnh các xoang trên CT scan (n = 66) 45
Bảng 3.9 Phân bố các loại phẫu thuật (n = 33) 47
Bảng 3.10 Phân bố các loại phẫu thuật kèm theo (n = 33) 47
Bảng 3.11 Tai biến phẫu thuật (n = 33) 48
Bảng 3.12 Triệu chứng cơ năng chính sau phẫu thuật 1 tuần (n = 33) 49
Bảng 3.13 Hình ảnh nội soi sau phẫu thuật 1 tuần (n=33) 49
Bảng 3.14 Biến chứng sau phẫu thuật 1 tuần (n = 33) 50
Bảng 3.15 Phân loại mô bệnh học của polyp mũi (n = 33) 50
Bảng 3.16 Triệu chứng cơ năng chính sau phẫu thuật 3 tháng (n = 33) 51
Bảng 3.17 Hình ảnh nội soi sau phẫu thuật 3 tháng (n=33) 51
Bảng 3.18 Biến chứng sau phẫu thuật 3 tháng (n = 33) 52
Bảng 4.1 So sánh lý do nhập viện với các tác giả khác 57
Bảng 4.2 So sánh phân độ polyp mũi với các tác giả khác 59
Trang 8Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n = 33) 39
Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo địa dư (n=33) 39
Biểu đồ 3.4 Phân bố độ polyp mũi (n = 33) 43
Biểu đồ 3.5 Phân bố các dạng trần sàng trên CT scan (n = 33) 46
Biểu đồ 3.6 Phân loại mức độ viêm xoang trên CT scan (n = 33) 46
Biểu đồ 3.7 Phân bố thời gian điều trị (n = 33) 48
Biểu đồ 3.8 Đánh giá kết quả chung sau phẫu thuật 3 tháng (n = 33) 53
Trang 9Sơ đồ 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng 8
Sơ đồ 1.2 Sinh bệnh học của VMXMT 10
Trang 10Hình 1.1 Thành ngoài hốc mũi 3
Hình 1.2 Phức hợp lỗ ngách 4
Hình 1.3 Sơ đồ niêm mạc mũi xoang 6
Hình 1.4 Hình ảnh nội soi polyp mũi bên phải 14
Hình 1.5 Mặt cắt Axial CT scan polyp mũi bên trái bít tắc cửa mũi sau 15
Hình 1.6 Hình ảnh giải phẫu bệnh polyp mô sợi viêm 16
Hình 2.1 Thang điểm VAS 26
Hình 2.2 Phân độ polyp mũi ở hốc mũi bên trái 27
Hình 2.3 Phân loại trần sàng theo Keros 30
Hình 2.4 Bộ dụng cụ phẫu thuật mũi xoang 34
Hình 2.5 Mở khe giữa 35
Hình 2.6 Phẫu thuật nạo sàng trước 36
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang mạn tính là một trong những bệnh rất hay gặp trongchuyên khoa Tai Mũi Họng, đứng thứ 2 trong số các bệnh mạn tính thườnggặp nhất ở Mỹ, cứ 7 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh Theo báocáo của Hội Dị ứng lâm sàng Châu Âu năm 2012, tỷ lệ mắc bệnh là 10,9%[24] Ở Việt Nam, theo thống kê của khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện NhânDân Gia Định, viêm mũi xoang đứng đầu trong số bệnh nhân đến khám,chiếm khoảng 1/3 số bệnh nhân [11] Theo thống kê của các tác giả trong vàngoài nước tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 2% đến 5% dân số Tác động đếnkinh tế xã hội của bệnh lớn hơn chi phí trực tiếp điều trị do ảnh hưởng nhiềuđến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh Theo báo cáo củaRudmik và cộng sự năm 2014, so với những trường hợp không có bệnh, bệnhnhân mắc bệnh có nhiều hạn chế về lao động và hoạt động xã hội: mất 18ngày nghỉ/năm đối với trường hợp bệnh dai dẳng, giảm 36% về hiệu suất làmviệc, giảm 38% sản lượng lao động [53]
Năm 2012, bản hướng dẫn về điều trị và các tiêu chí đánh giá kết quảđiều trị viêm mũi xoang đã chính thức được đưa ra tại hội nghị mũi xoangChâu Âu Trong bảng phân loại này các tác giả đã thống nhất chia viêm mũixoang mạn tính thành 2 nhóm lớn: viêm mũi xoang mạn tính không có polyp
và viêm mũi xoang mạn tính có polyp Sự hình thành polyp mũi là hậu quảthường gặp với đặc điểm mô học là hiện tượng phù nề dưới niêm mạc, căngphồng và tích tụ chất nền ngoại bào [56] Viêm mũi xoang mạn tính có polypmũi tần suất chiếm khoảng 1% đến 4% trong dân số, nam bị nhiều hơn nữ[44], [54] Bệnh lý này thường gặp ở bệnh nhân >50 tuổi, tiến triển kéo dài,
Trang 12ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng học tập và lao động của người bệnh Đây
là một thể bệnh phức tạp, khó giải quyết và điều trị dứt điểm
Ngày nay, các phương pháp chẩn đoán và những chiến lược điều trị đã
có nhiều tiến bộ nhất là sự ra đời của phẫu thuật nội soi, phương pháp xâmlấn tối thiểu và hiệu quả cao mang lại kết quả tốt hơn so với phẫu thuật kinhđiển, chủ yếu là phẫu thuật nội soi chức năng xoang Ở Việt Nam, phẫu thuậtnày đang được sử dụng ngày càng rộng rãi [22]
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải đối mặt với sự tái diễn của bệnh và cầnthiết phải phẫu thuật lại vì tỷ lệ tái phát cao và tái phát ngay cả sau điều trị do
cơ chế bệnh sinh trong hình thành polyp mũi vẫn chưa được xác định rõ [41]
Do vậy, cho đến hiện nay sự tìm kiếm giải pháp điều trị triệt để vẫn là mụctiêu quan trọng Để góp phần hoàn thiện hơn về chẩn đoán và điều trị bệnh lý
này, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi cắt polyp mũi bằng Microdebrider ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có polyp mũi tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2017” với các mục tiêu sau:
1 Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm mũi xoang mạn
có polyp ở người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2017.
2 Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi cắt polyp mũi bằng Microdebrider ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có polyp mũi tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2017.
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu và sinh lý mũi xoang
1.1.1 Giải phẫu mũi xoang
1.1.1.1 Hốc mũi
Là một khoang rỗng của khối xương mặt bao gồm bốn thành: thànhngoài, thành trên, thành dưới và thành trong Trong đó liên quan nhiều nhấtđến phẫu thuật nội soi chức năng xoang (FESS) là thành trên và thành ngoài
Thành trên: gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ởphía ngoài, tạo thành trần các xoang sàng Chỗ tiếp nối giữa hai thành phầntrên là chân bám vào thành trên hốc mũi của rễ đứng xương cuốn mũi giữa
Thành ngoài: là vách mũi xoang có cấu tạo phức tạp và rất quan trọng[14] Nó được cấu tạo bởi xương mũi, mỏm trán và mặt mũi của xương hàmtrên, xương lệ, xương sàng, xương khẩu cái và mỏm cánh xương bướm
Trang 14+ Xoang hơi cuốn mũi: khi có sự tạo bóng khí trong cuốn mũi giữa cóthể làm tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách (PHLN) gây viêm xoang.
Các ngách mũi: tương ứng với các cuốn mũi có 3 ngách mũi trong đóngách mũi giữa quan trọng, bao gồm 3 cấu trúc giải phẫu rất quan trọng:
Xương lệCuốn mũi trênCuốn mũi giữaMỏm móc xương sàng
Mỏm chân bướm trong
Mảnh thẳng xương khẩu cái
Cuốn mũi dưới
Xương chính mũiMỏm trán xương hàm trênSụn vách ngăn
Sụn cánh mũi lớnSụn cánh mũi nhỏ
Trang 15+ Mỏm móc: mảnh xương hình lưỡi liềm cong lõm ra sau mỏng Chekhuất lỗ thông xoang hàm ở phía sau, mốc giải phẫu cơ bản để vào xoanghàm giữa, có thể bất thường của nó sẽ làm hẹp phễu sàng và cả khe giữa [3].
+ PHLN là vùng quan trọng mấu chốt trong bệnh sinh của bệnh lý viêmmũi xoang Đây có thể coi là vùng ngã tư dẫn lưu của xoang trán, xoang hàm
và những tế bào sàng trước Vì vậy, bất kỳ một cản trở nào ở vùng này đều cóthể gây tắc nghẽn sự dẫn lưu các xoang vào hốc mũi
Hình 1.2: Phức hợp lỗ ngách
(Nguồn: Atlas of Anatomy, 2012 [31])
+ Bóng sàng: một lồi xương rỗng, vách mỏng, nằm giữa mỏm móc vàcuốn mũi giữa Trong phẫu thuật FESS, bóng sàng là mốc quan trọng và làđiểm đột phá đầu tiên trong phẫu thuật vào xoang sàng
Ổ mắtXoang sàng
Trang 16+ Khe bán nguyệt: nằm giữa mặt trước bóng sàng và bờ sau mỏm móc,hình trăng lưỡi liềm có chiều cong ra sau, có chứa các lỗ thông dẫn lưu tựnhiên của các xoang trước [15].
1.1.1.2 Các xoang cạnh mũi
Xoang hàm: là hốc rỗng nằm trong xương hàm trên có hình tháp đồngdạng với xương hàm trên gồm 3 mặt, đáy và đỉnh Là xoang có kích thước lớnnhất và duy nhất hoàn chỉnh lúc trẻ chào đời Lỗ thông xoang hàm nằm trênmặt phẳng hơi chếch so với vách mũi xoang, thông với khe mũi giữa quavùng hình phễu [15]
Xoang trán: phát triển từ những tế bào sàng trước trên trong vùngngách trán Thành trước là thành vững nhất, thành sau ngăn cách xoang tránvới hố não trước Sàn của xoang là trần ổ mắt, lỗ thông của xoang ở vị trí saucủa sàn xoang và dẫn lưu vào trong khe giữa qua ngách trán Phễu trán làvùng hẹp hơn trong xoang dẫn đến lỗ thông xoang [3]
Xoang sàng: có cấu tạo khá phức tạp nên còn gọi là mê đạo sàng.Xoang sàng có liên quan tới nền sọ, phía ngoài là ổ mắt, cách nhau bởi xươnggiấy Mảnh nền cuốn giữa chia xoang sàng thành các nhóm sàng trước vàsàng sau Về mặt bệnh học, xoang có ý nghĩa to lớn vì khi bị nhiễm trùng,xoang thường là một ổ lưu trữ vi trùng vì ở trong các ngách nhỏ sâu
Xoang bướm: là xoang nằm sâu nhất, nằm trong thân xương bướm,giữa đáy của nền sọ, ở phía sau của hốc mũi, liên quan nhiều đến tuyến yên,phía trên và ngoài có thành trong ổ mắt, xoang hang, dây thần kinh thị giác và
Trang 17dây thần kinh vận nhãn Hai xoang bướm được ngăn cách với nhau bởi mộtvách xương mỏng, lỗ thông xoang bướm ở cao nên sự dẫn lưu kém.
1.1.2 Sinh lý mũi xoang
1.1.2.1 Cấu tạo niêm mạc mũi xoang
Hình 1.3: Sơ đồ niêm mạc mũi xoang
Chú thích: 1: Lớp nhầy, 2: Lớp sol, 3,4: Lông chuyển, 5: Tế bào lông chuyển,
6: Tế bào đài, 7: Tuyến thanh dịch(Nguồn: Otolaryngology - Head and Neck Surgery, 2015 [37])
Hốc mũi và các xoang cạnh mũi được phủ bởi niêm mạc hô hấp, đặctrưng bởi các tế bào trụ có lông chuyển gồm 4 lớp [57]:
Trang 18+ Lớp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển gồm 4 loại tế bào: tế bào trụ
có lông chuyển chiếm 80% các tế bào biểu mô niêm mạc xoang, tế bào trụkhông có lông chuyển, tế bào tuyến còn gọi là tế bào chế tiết vì có chức năngchính là tiết ra chất nhầy giàu hydrate carbon và tế bào đáy là các tế bàonguồn có thể biệt hóa trở thành tế bào biểu mô để thay thế các tế bào đã chết
+ Lớp màng đáy ngăn cách giữa lớp biểu mô và mô liên kết, thànhphần gồm các sợi liên võng và một chất vô định hình Bề mặt của màngkhông kín mà có các lỗ thủng nhỏ li ti, do đó bạch cầu và các chất có thể dichuyển qua lại giữa mô liên kết và biểu mô
+ Lớp mô liên kết dưới biểu mô gồm các tế bào thuộc hệ thống võng vàcác thành phần mạch máu thần kinh, nằm giữa biểu mô và màng sụn (hoặcmàng xương), gồm các tế bào thuộc hệ thống liên võng Chia thành 3 lớp: lớplympho, lớp tuyến, lớp mạch máu và thần kinh
+ Lớp chất nhầy do các tế bào chế tiết và tuyến dưới niêm mạc tiết ra,gồm 95% nước, 3% chất hữu cơ và 2% muối khoáng Lớp chất nhầy có vaitrò quan trọng, tạo thành mặt phẳng trung gian giữa niêm mạc và không khíđược hít vào, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất và loại bỏ ngoại vật
1.1.2.2 Chức năng sinh lý của hệ thống màng nhầy - lông chuyển
Bình thường dịch nhầy được tiết ra từ lớp niêm mạc lót trong hốc mũi
và xoang cạnh mũi, sau đó được vận chuyển qua các khe vào phần sau hốcmũi và vùng mũi họng, đây là quá trình vận chuyển chủ động do hệ thốngmàng nhầy lông chuyển đảm nhận, đây là một thành phần của hệ thống niêmmạc đường hô hấp lót tại hốc mũi và các xoang cạnh mũi
Trang 19Cơ chế màng nhầy lông chuyển đóng vai trò quan trọng duy trì sựthông thoáng cho xoang Cơ chế này gồm lớp niêm mạc với các tế bào trụ giảtầng có lông chuyển và một lớp nhầy nằm bên trên, tạo thành các đường đitrong xoang cạnh mũi và đã được quyết định trước từ trong gen và các đườngnày chỉ có một hướng là đi từ trong lòng xoang luôn hướng về lỗ thông tựnhiên, bỏ qua lỗ thông xoang phụ ra bên ngoài hốc mũi.
PHLN đây là một khu vực quan trọng và cần phải thông thoáng để đảmbảo dẫn lưu tốt chất nhầy từ trong lòng các xoang: xoang hàm, xoang sàngtrước và xoang trán [49]
1.1.3 Sinh lý bệnh viêm mũi xoang mạn tính
1.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang có thể được kích hoạt bởi sự tương tác của nhiều yếu tốliên quan đến nguyên nhân và bệnh sinh bao gồm: yếu tố vi trùng, yếu tố môitrường và yếu tố kí chủ
Trang 20Sơ đồ 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng
(Nguồn: Bailey’s Head and Neck Surgery - Otolaryngology, 2014 [54])
Yếu tố vi sinh
Mặc dù kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm mũi xoangmạn tính (VMXMT), vai trò thật sự của vi trùng vẫn còn nhiều bàn cãi Sựhiện diện của superantigen và biofilm trong VMXMT cho thấy vi trùng có thể
có nhiều vai trò phức tạp
Superantigens là các ngoại độc tố vi trùng có khả năng kích hoạt lympho
T, sự kích hoạt này có thể xảy ra khi không có sự hiện diện của các receptorchuyên biệt, các hóa chất trung gian gây viêm có thể gia tăng bởi sự hiện diệncủa các ngoại độc tố vi trùng
Yếu tố
kí chủ
Các yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố
vi sinh
Yếu tốmôi trường
Trang 21Biofilm là cộng đồng vi trùng kết dính với nhau ở bề mặt và tạo ra chấtnền polymer ngoại bào Biofilm là dạng thường gặp của vi trùng trong khi các
vi trùng tự do chỉ chiếm khoảng 1% Chất nền ngoại bào hình thành biofilm
có khả năng chống lại sức đề kháng cơ thể như kháng thể, bạch cầu, bổ thểlàm gia tăng sức đề kháng của vi trùng lớn hơn 1000 lần so với vi trùng bìnhthường đối với kháng sinh do có khả năng chuyển đổi thông tin gen gây độtbiến gen và đề kháng với kháng sinh [2]
Yếu tố môi trường
Thuốc lá và thuốc lá thụ động đã được xác định là các yếu tố hỗ trợ gâyVMXMT Nghiên cứu của Cohen cho thấy giảm tần suất quét của lôngchuyển cũng như giảm tiết chloride của biểu mô niêm mạc mũi xoang do ảnhhưởng của thuốc lá
Các chất ô nhiễm môi trường khác cũng có thể ảnh hưởng đến đường hôhấp trên dẫn đến VMXMT Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa
ô nhiễm môi trường và bệnh lý hô hấp trên, đặc biệt ở trường hợp có cơ địa dịứng trước đó Mối tương quan giữa dị ứng và VMXMT vẫn chưa được xácđịnh rõ mặc dù hai bệnh lý này thường hay xảy ra cùng lúc
Yếu tố kí chủ
Các đầu mút thần kinh V ở hốc mũi tiếp nhận cảm giác dòng không khí,
sự tắc nghẽn các thụ thể này gây cảm giác nghẹt mũi Nhiều biến dạng trongmũi gây nghẹt mũi, đánh giá bất thường các cấu trúc giải phẫu giúp chọn lựa
Trang 22phương pháp tốt nhất điều trị nghẹt mũi Cần phát hiện các nguyên nhân khácgây nghẹt mũi như viêm mũi dị ứng, các thuốc gây viêm mũi
1.1.3.2 Cơ chế bệnh sinh
Có 3 yếu tố chủ yếu trong sinh lý bình thường của các xoang cạnh mũi:
độ thông thoáng của lỗ thông xoang, chức năng lông chuyển và chất lượngcủa sự tiết nhầy [14]
Sinh bệnh học đầu tiên có ý nghĩa nhất là sự phù nề lớp niêm mạcquanh các lỗ thông tự nhiên Sự tắc nghẽn lỗ thông xoang tạo ra sự kém thôngkhí ở các xoang bị ảnh hưởng Khi chức năng lông chuyển bị rối loạn, lớp phủnhầy không hoạt động bình thường, yếu tố đề kháng tại chỗ bị giảm Khi lỗthông bị tắc, chế tiết bị ứ lại ảnh hưởng đến chất lượng của sự chế tiết nhầy.Ban đầu có sự gia tăng thoáng qua của áp suất trong mũi theo sau áp suất âmtrong mũi là hậu quả của sự giảm oxy xoang Chức năng lông chuyển bị giảmbởi hiện tượng viêm và gia tăng sản xuất niêm dịch Các vi trùng khu trú ởmũi, họng mũi tăng sinh do ứ đọng niêm dịch trở thành vi trùng gây bệnh
Trang 23Sơ đồ 1.2: Sinh bệnh học của VMXMT
(Nguồn: CURRENT Diagnosis & Treatment in Otolaryngology - Head &
VMXMT được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc lót trongcác xoang mà triệu chứng kéo dài trên 3 tháng [15]
Phù nềniêm mạc
Tắc nghẽn lỗthông xoang
Rối loạn chức năng lông chuyểnNhiễm trùng
Trang 24Polyp mũi là những quá phát cục bộ của niêm mạc mũi Polyp mũi vàVMXMT được xếp chung trong một thực thể bệnh lý vì ngày nay polyp mũiđược xem là khối u lành tính, hậu quả của VMXMT nên được gọi làVMXMT có polyp mũi [28].
1.2.2 Sự hình thành polyp mũi
Bệnh sinh chủ yếu của polyp mũi là tình trạng viêm thường xuyên, mạntính tại chỗ thường do nhiều nguyên nhân phối hợp với các bệnh khác nhau.Viêm mạn tính là một nguyên nhân chung, biểu hiện bằng sự hiện diện phongphú, dày đặc các tế bào viêm trong mô của polyp mũi cũng như các mô xungquanh Viêm mạn tính khiến các mạch máu ở niêm mạc mũi xoang tăng tínhthấm tạo điều kiện cho nước tích tụ trong tế bào, theo thời gian trọng lực sẽkéo các mô ứ nước này xuống dưới hình thành polyp [35]
Polyp có thể xuất phát từ khe giữa, mỏm móc, bóng sàng hoặc cuốnmũi giữa thoái hóa, niêm mạc lỗ thông, sàng trước và sau, ngách sàng bướm,nhưng đôi khi từ vách ngăn…[27] Có thể có một hoặc nhiều polyp, từngchùm như chùm nho, mềm, hình trái xoan, có màu hồng nhạt, trơn láng
1.2.3 Lâm sàng và cận lâm sàng
1.2.3.1 Lâm sàng
Triệu chứng toàn thân
Có biểu hiện mệt mỏi, ít tập trung, không đặc hiệu và chịu chi phối bởinhiều yếu tố chủ quan và khách quan [28]
Trang 25 Triệu chứng cơ năng chính
Nghẹt mũi: là hiện tượng không khí không đi qua hốc mũi một phần.Nghẹt mũi thường xuyên dẫn đến thiếu không khí nên mệt mỏi, nhức đầu,khó tập trung [25]
+ Nghẹt mũi tăng dần và ngày càng rõ rệt, nghẹt có thể ở một bên hoặcnghẹt ở cả hai bên nhưng thường nghẹt cả hai bên tùy theo kích thước củakhối polyp to hay nhỏ
+ Nghẹt mũi lúc có lúc không hoặc luân phiên từng bên mũi thườngkèm theo cảm giác ứ dịch trong mũi [44]
Chảy mũi: là một triệu chứng mũi xoang phức tạp, kéo dài dai dẳng
+ Dịch tiết ra ngoài cửa mũi trước được gọi là chảy dịch mũi trước, tráivới dịch tiết đi xuống họng được gọi là chảy dịch mũi sau Chảy một bên hoặchai bên nhưng thường là hai bên, mũi trước, mũi sau hay cả trước và sau [14]
+ VMXMT thường có dịch tiết đổi màu hoặc màu vàng xanh đặc bẩn,hay lẫn máu, có mùi hôi, tanh hoặc không mùi Chảy mũi dịch có thể loãngtrong như nước, đặc dai dính hoặc dịch mủ [1]
Rối loạn khứu giác: cũng là triệu chứng quan trọng cần khai thác kỹ,giảm hoặc mất khứu có mối tương quan mạnh với polyp mũi
Trang 26+ Mất khứu hoàn toàn: một khi không nhận biết mùi nào là một tìnhtrạng hiếm gặp, mất khứu thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không lênđến thần kinh khứu giác
+ Thường gặp nhất là tình trạng giảm khứu khi độ nhạy về mùi bị giảmxuống, trường hợp nặng bệnh nhân xuất hiện rối loạn mùi [58]
Đau căng nặng mặt:
+ Chúng ta cần lưu ý điểm mấu chốt trong bệnh sử của đau căng nặngmặt do xoang là có sự liên quan với các triệu chứng ở mũi, đau một bên saukhi cảm lạnh và đáp ứng với điều trị nội khoa [44]
+ Đau vùng mặt thường là quanh ổ mắt, hai bên trán và vùng dưới ổmắt Đau có thể có xu hướng lan tỏa, lan lên đỉnh đầu hoặc lan rộng vùng gáy
và vùng vai cổ Đôi khi bệnh nhân thấy đau ê ẩm tê bì một vùng của mặttương ứng với vùng xoang viêm [23]
Xoang hàm: đau vùng má
Xoang trán: đau ở vị trí giữa 2 chân mày, có giờ nhất định thường là
10 giờ sáng
Xoang sàng trước: đau giữa 2 mắt
Xoang sàng sau, xoang bướm: cảm giác đau trong sâu, vùng gáy
Trang 27 Triệu chứng cơ năng phụ
Nhức đầu: cảm giác nặng ở đỉnh đầu, hai thái dương hoặc đau vùngchẩm gáy
Ho dai dẳng, khạc có đàm mà không có nguyên nhân ở họng hoặc khíphế quản, thường có ho đêm
Đau tai, ù tai, nghe kém hoặc có cảm giác đầy, căng nặng trong taitrong trường hợp bệnh nhân có biến chứng viêm tai giữa thanh dịch
Đau răng vùng hàm trên
Hơi thở hôi
Mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng làm việc, không tập trung ảnh hưởngđến công việc
1.2.3.2 Cận lâm sàng
Nội soi mũi xoang
Nội soi mũi xoang chẩn đoán giúp chúng ta thấy rõ được các cấu trúcbên trong hốc mũi xoang, thông qua đường tự nhiên là lỗ mũi và chỉ tiến hànhnội soi sau khi đã khám kĩ lâm sàng [14]
Mục tiêu của nội soi chẩn đoán nhằm đánh giá 3 nội dung chủ yếu:
Trang 28+ Tình trạng niêm mạc hốc mũi: màu tím do viêm mạn Hình thái niêmmạc phù nề mọng thoái hóa tạo thành polyp sần sùi, xơ chắc do thoái hóa.
+ Đánh giá thành bên hốc mũi: vùng PHLN, là vùng chìa khóa phátsinh viêm xoang trước và cũng là vùng cần can thiệp nhiều trong phẫu thuậtqua nội soi
+ Những bất thường cấu trúc giải phẫu hốc mũi tiềm ẩn nguy cơVMXMT như: xoang hơi cuốn mũi giữa, biến dạng bóng sàng, cuốn mũi giữaquá phát, dị hình vách ngăn mũi, polyp mũi, cuốn mũi giữa chẻ đôi…[12]
Chẩn đoán polyp mũi dựa vào nội soi là phương pháp khách quan, polyp mũiphát hiện qua nội soi khá dễ dàng kể cả các polyp nhỏ, cần phân biệt polypkhe giữa với polyp niêm mạc không có cuống ở cuốn mũi giữa do chúng rấtgiống nhau, trong trường hợp này nên chạm vào polyp để xác định rõ hơn:không có cảm giác sờ chạm trong lòng polyp do polyp không có xương bêntrong còn cuốn mũi giữa có xương cuốn
Trang 29Hình 1.4: Hình ảnh nội soi polyp mũi bên phải
(Nguồn: Rhinology, 2012 [25])
Chụp cắt lớp vi tính mũi xoang
Các tiêu chuẩn để đánh giá các tổn thương mũi là chụp cắt lớp vi tính(CT scan) với các lát mỏng (1-3mm) ở vùng hàm mặt đặc biệt là polyp mũihay viêm xoang CT scan không chỉ giúp giới hạn vị trí và gốc của polyp màcòn có giá trị đánh giá tình trạng các xoang bên dưới, cũng như các cấu trúcgiải phẫu bất thường đóng vai trò như một bản đồ hướng dẫn cho phẫu thuậtviên khi thực hiện phẫu thuật FESS [8]
Theo Zinreich, Đại học John Hopkins, chụp cắt lớp thường được thựchiện qua hai bình diện: bình diện trán (coronal) và bình diện ngang (axial)
CT scan thường được chỉ định trong những trường hợp sau: chỉ định chụp để
Polyp mũi
Trang 30xác định bệnh lý mà ta không thể phát hiện được qua lâm sàng, bằng nội soi,các polyp nhỏ, ở các xoang sâu hoặc để đánh giá bệnh lý của các xoang đãđiều trị nội khoa, đúng phác đồ, đúng liệu trình mà không có kết quả, chỉ địnhchụp sau phẫu thuật FESS Ngoài ra CT scan giúp chúng ta chẩn đoán trườnghợp khó, mạn tính đồng thời loại ra một số bệnh lý không thuộc lĩnh vực TaiMũi Họng [16].
Hình 1.5: Mặt cắt Axial CT scan polyp mũi bên trái bít tắc cửa mũi sau
(Nguồn: Clinical Atlas of ENT and Head & Neck Diseases, 2013 [55])Hình ảnh VMXMT có polyp mũi trên CT scan [1]:
+ Dày niêm mạc có ý nghĩa hoặc mờ xoang nhưng xoang không giãnrộng, thường có tắc nghẽn lỗ thông xoang Ít gặp hơn là dấu xơ xương và dàythành xương của xoang, đặc biệt ở xoang bướm và xoang hàm
Trang 31+ Dấu mờ nhưng có mật độ cao là biểu hiện của dịch nhầy hoặc cácchất tiết tích tụ trong lòng xoang.
+ Polyp mũi với mật độ thấp lấp đầy hốc mũi xoang hai bên Polyp cóthể gây tắc nghẽn đường dẫn lưu ở nhiều vị trí gây tích tụ dịch và mờ xoang.Trong các trường hợp polyp bỏ quên có thể chèn ép vào xương xoang gâygiãn rộng lòng xoang và tái cấu trúc xương thường gặp hơn so với hủy xương
Giải phẫu bệnh polyp mũi
Hình ảnh đại thể: Polyp mũi là những khối mềm phồng lên có cuốnghoặc không có cuống, cấu trúc trong, polyp thường mềm, bề mặt trơn nhẵn,màu xám nhạt hoặc ánh vàng, đường kính khoảng 0,5-2,5 cm Polyp có thểxuất phát từ bất cứ vùng nào của niêm mạc mũi hay niêm mạc xoang cạnhmũi Polyp mũi thường xảy ra hai bên và có thể được tìm thấy ở trong xoanghàm, xoang sàng và xoang bướm nhưng thường xuất phát từ xoang sàng vàvùng PHLN [14]
Hình ảnh vi thể của polyp mũi có 3 loại mô học chính [56]:
+ Polyp mô sợi viêm chiếm khoảng 10%, đặc trưng bởi sợi hóa lớpdưới niêm mạc và tẩm nhuộm tế bào viêm hỗn hợp, không tăng sinh tế bào ly
Trang 32Hình 1.6: Hình ảnh giải phẫu bệnh polyp mô sợi viêm
(Nguồn: Bailey’s Head Neck Surgery Otolaryngology, 2014 [54])
+ Polyp tuyến rất hiếm, tăng sinh tuyến nhầy và nhiều cấu trúc ốngtuyến, polyp này thường chẩn đoán nhầm với các dạng u tuyến
+ Polyp dạng phù nề với bạch cầu ái toan chiếm ưu thế thường gặp nhất(85%), bao gồm các nguyên bào sợi rải rác, mô phù nề, tẩm nhuộm tế bào đơnnhân và các tế bào hạt Lớp biểu mô bên trên có nhiều thay đổi bao gồm các ổloét, dị sản tế bào lát, quá sản biểu mô hoặc quá sản tế bào đài
1.3 Các phương pháp điều trị
1.3.1 Chiến lược điều trị
Mục tiêu của việc điều trị là khôi phục thông khí bảo đảm sự thôngthoáng hốc mũi xoang, dẫn lưu mũi xoang, loại bỏ polyp mũi là giải quyếtnguyên nhân cơ học gây viêm mũi xoang phòng tái phát bệnh [14]
Trang 331.3.2 Điều trị nội khoa kết hợp
Kháng sinh: lựa chọn đầu tiên là kháng sinh nhóm β lactam, nếu dị ứngvới nhóm β lactam thì sẽ chọn nhóm macrolide hoặc quinolone, thời gian điềutrị là 3 tuần nếu đáp ứng thì thêm 1 tuần là 4 tuần, điều trị kháng sinh liềuthấp kéo dài khi IgE không cao trong máu (IgE <100UI/lít) và thuốc được lựachọn là Clarythromycin 250mg x 01 viên/ngày x 12 tuần theo hướng dẫn thựchành lâm sàng 2015 của Hội Tai Mũi Họng Hoa Kì [52]
Rửa mũi xoang hàng ngày bằng nước muối sinh lý
Corticoide: là nền tảng trong điều trị tốt nhất nên dùng dạng tác dụngtại chỗ, corticoide toàn thân có thể dùng với liều ngắn ngày để giúp cải thiệntriệu chứng hoặc hỗ trợ điều trị cho phẫu thuật [40] Prednisone liều trungbình (30 đến 40mg/ngày) dùng trong 4 đến 7 ngày là loại steroid được khuyếncáo sử dụng phổ biến nhất theo các chuyên gia Tai Mũi Họng Hoa Kì Việc
sử dụng kháng viêm giúp giảm viêm niêm mạc, giảm thời gian phẫu thuật,hạn chế chảy máu trong lúc mổ, cải thiện triệu chứng, kết quả sau phẫu thuậttốt hơn, thêm vào đó giảm tỷ lệ tái phát bệnh cũng như tỷ lệ cần phẫu thuật lại[32] Corticoide xịt mũi mỗi ngày xịt 2 lần, 2 nhát mỗi bên hốc mũi (64µg/xịt) được khuyến cáo sử dụng trong điều trị sau phẫu thuật mũi xoang vớimức chứng cứ A giúp cải thiện đáng kể triệu chứng cơ năng sau mổ [48]
1.3.3 Điều trị ngoại khoa
Một phẫu thuật thành công khi đã thực hiện một cách chính xác mụctiêu đã được đề ra trước đó nhưng hạn chế tối đa việc làm tổn thương niêmmạc giảm thiểu các di chứng của phẫu thuật Phẫu thuật nội soi mũi xoangđóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý VMXMT do có tính ưu việt hơn
Trang 34so với phương pháp kinh điển Các mục tiêu được đề ra dựa trên các hiểu biết
về quá trình bệnh sinh ở niêm mạc mũi xoang [18] Hiện nay, phẫu thuậtFESS là phẫu thuật thông dụng và phổ biến trong đó mục tiêu chính là phụchồi sự thông khí và dẫn lưu của các xoang cạnh mũi Phẫu thuật cắt polypgiúp khôi phục lại hoạt động thanh thải của lông chuyển FESS làm sạch bệnhtích đồng thời bảo tồn tối đa niêm mạc lành kể cả niêm mạc bệnh lý nhưngcòn có thể phục hồi được, tránh lấy đi toàn bộ niêm mạc như trong phẫu thuậtmũi xoang triệt để Chính sự phục hồi của xoang là cơ sở của sự lành bệnh.Việc mở rộng làm sạch các xoang trong phẫu thuật FESS tùy thuộc vào quátrình viêm, không mở các xoang một cách hệ thống Như vậy, phẫu thuật nàygiúp niêm mạc mũi xoang tự hồi phục cả về cấu trúc và chức năng Nhiềunghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp với quy mô lớn đã cho thấy lợi ích củaFESS trong cải thiện triệu chứng trên 75% [43]
Các biến chứng nhỏ của FESS xảy ra dưới 2% như gây dính các cấutrúc trong mũi, tràn nước mắt ra ngoài do tổn thương ống lệ mũi và bầmquanh ổ mắt Các biến chứng nặng xảy ra dưới 0,5% bao gồm nhìn đôi, thayđổi thị lực, dò dịch não tủy, viêm màng não và chấn thương nội sọ [38]
Việc loại bỏ mô mềm là một thách thức chung trong phẫu thuật mũixoang do khuynh hướng chảy máu từ các mô Microdebrider đã trở thànhthiết bị cắt hút cực kỳ phổ biến, một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu đặc biệt là đốivới phẫu thuật cắt polyp mũi, giải quyết rất nhanh chóng và gọn, phẫu thuậtmang lại sự chính xác và tương đối ít chảy máu Với sự hỗ trợ của dụng cụnày hoạt động theo cơ chế cắt hút liên tục có thể vừa cắt mô, vừa hút dịch vàmáu đọng giúp phẫu thuật viên có thể quan sát rõ hơn và thực hiện thao tácđúng giúp cắt bỏ mô một cách chính xác nhằm giảm đến mức tối thiểu việc
Trang 35tổn thương mô không gây tổn hại đến mô lành xung quanh Điều này là có ýnghĩa hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành sẹo quá mức vàcác biến chứng sau phẫu thuật [17], [59].
1.4 Tình hình nghiên cứu vấn đề
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 2009, Guerra F [33] nghiên cứu trên 190 bệnh nhân polyp mũi và
190 người ở cộng đồng về lâm sàng, dịch tễ học, những yếu tố phơi nhiễm từmôi trường thì trong nhóm polyp mũi tỉ lệ nam/nữ là 121/69 (1,75/1), tuổitrung bình là 48,2 Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về nơi ở giữanông thôn và thành thị 62,1% bệnh nhân polyp mũi có tiền sử gia đình liênquan đến dị ứng, tỉ lệ mắc hen là 48,9% ở nhóm polyp mũi và 2,3% ở nhómchứng (p < 0,001), yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân nhất là sự thay đổi thờitiết Về các triệu chứng lâm sàng: 80,5% bệnh nhân mất khứu và giảm khứu,77% bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi gặp ở 72,1% bệnh nhân
và ngứa mũi chiếm 60% bệnh nhân, 51,6% có triệu chứng đau đầu
Năm 2013, nghiên cứu của Mascarenhas JG [45] trên 60 bệnh nhânVMXMT được phẫu thuật FESS theo dõi sau phẫu thuật 3 tháng nhằm đánhgiá đáp ứng điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân với bệnh nhân từ
18 tuổi trở lên được chẩn đoán VMXMT dựa theo tiêu chuẩn của EPOS 2012
có chỉ định phẫu thuật và đánh giá dựa theo SNOT-22 trước phẫu thuật, sauphẫu thuật 3 tháng và ít nhất sau 2 năm Trong nghiên cứu 38 trong số 60bệnh nhân được theo dõi suốt 2 năm gồm 16 nam, 22 nữ có sự cải thiện đáng
kể theo SNOT-22 giữa trước phẫu thuật (trung bình: 61,29), giảm sau phẫuthuật 3 tháng (trung bình: 16,9) và sau 24 tháng (trung bình: 32,3) Qua đó,cho thấy FESS cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Trang 36Năm 2016, DeConde A.S cùng các cộng sự nghiên cứu trên nhữngbệnh nhân là người trưởng thành bị viêm mũi xoang có polyp mũi từ tháng8/2004 đến tháng 2/2015 sau đó phân tích đánh giá các yếu tố nguy cơ ảnhhưởng đến sự tái phát polyp sau mổ Có 244/363 bệnh tham gia nghiên cứuchiếm 67% với thời gian theo dõi trung bình là 14,367 Phẫu thuật kết hợp vớiđiều trị nội khoa sau mổ cải thiện đáng kể dựa vào tổng điểm đánh giá qua nộisoi trước và sau mổ 6 tháng (p < 0,001) Tỷ lệ tái phát polyp sau mổ 6 tháng
là 68/197 bệnh (35%) so với 48/125 bệnh (38%) sau phẫu thuật 12 tháng và40% (52/129) sau 18 tháng Sự tái phát polyp là khá phổ biến sau khi phẫuthuật tuy nhiên có khả năng kiểm soát sự tái phát này đến 18 tháng với tỷ lệ60% đến 70% Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp giữa ngoại khoa và nội khoasau mổ đem lại hiệu quả trong việc hạn chế tỷ lệ tái phát polyp sau mổ [26]
Năm 2017, Veloso-Teles R nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị và xácđịnh các yếu tố tiên lượng cho sự tái phát sau mổ trên 85 bệnh nhân VMXMT
có polyp mũi được phẫu thuật FESS và được theo dõi ít nhất là 9 tháng Tất
cả các triệu chứng về mũi cải thiện sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê, nghẹtmũi có tỷ lệ cải thiện cao nhất và thấp nhất là triệu chứng giảm khứu Tỉ lệcác biến chứng lớn và nhỏ tương ứng là 1,2% và 15,3% Tỷ lệ tái phát chiếm31% bệnh nhân, nhưng chỉ có 7% cần phẫu thuật lại Từ các kết quả phân tíchmối liên quan của yếu tố tiếp xúc với khói bụi lao động (p < 0,001) và henphế quản không kết hợp tăng nồng độ IgE huyết thanh (p < 0,05) là nhữngbiến số độc lập rất có ý nghĩa giúp dự đoán sự tái phát của VMXMT có polypmũi [62]
1.4.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Minh trên 96 bệnh nhân VMXMT cópolyp mũi cho thấy: tác giả sử dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi mũi xoang
Trang 37triệt để để giải quyết bệnh tích ở xoang trán - sàng - hàm - bướm 2 bên cùnglúc, polyp mũi được xem như là bệnh toàn thân nên được điều trị nội khoatrước, tỷ lệ thành công cao 100% sau 2 năm theo dõi, triệu chứng lâm sàng cótái phát nhưng điều trị nội khoa ổn định [11].
Năm 2013, Trần Giám và cộng sự nghiên cứu đánh giá kết quả điều trịcủa 52 bệnh nhân VMXMT có polyp mũi được phẫu thuật tại Bệnh viện (BV)Trung Ương và BV Trường Đại Học Y Dược Huế ghi nhận 3 triệu chứngthường gặp là nhức đầu (100%), nghẹt mũi (100%), chảy mũi (69,2%) Viêmxoang mức độ II và III trước phẫu thuật qua nội soi trên CT scan là 82,7%.Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng tốt và khá chiếm 82,7% (p < 0,05) [6]
Năm 2013, Trần Thị Thúy Hằng báo cáo kết quả khảo sát đặc điểm lâmsàng trên từng lọai mô học của polyp mũi tại BV Đại Học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh và BV Chợ Rẫy cho thấy polyp mũi độ 2 chiếm nhiều nhất quanội soi là 49,12% và thang điểm Lund-Mackay trung bình trên CT scan là15,62 Biểu mô bề mặt đa số là tế bào trụ giả tầng có lông chuyển 96,5% [7]
Năm 2015, Hoàng Lương và cộng sự công bố nghiên cứu trên 603trường hợp VMXMT có polyp mũi được phẫu thuật tại BV Tai Mũi Họng SàiGòn theo dõi liên tục sau 2 tháng và tái khám định kì đến 3 tháng ghi nhận có86% trường hợp kết quả tốt, không có polyp, thở thông, không chảy dịch,người bệnh rất hài lòng sau phẫu thuật [10]
Năm 2015, nghiên cứu của Lê Văn Vĩnh Quyền trên bệnh nhânVMXMT có polyp mũi được chẩn đoán theo tiêu chuẩn EPOS và đánh giá
Trang 38mức độ nặng dựa theo thang điểm VAS ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh gặp ở namcao hơn nữ (p < 0,05), triệu chứng nghẹt mũi chiếm nhiều nhất 42,3% [19].
Trang 39Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán VMXMT có polyp mũi được điều trịnội trú tại BV Tai Mũi Họng Cần Thơ
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định VMXMT cópolyp mũi thỏa các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo EPOS 2012 [29]
+ Thời gian: Các triệu chứng kéo dài >12 tuần
+ Cơ năng: Có ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau, trong đó phải có 1triệu chứng chính là nghẹt mũi hoặc chảy mũi
Chảy mũi
Nghẹt mũi
Đau căng nặng mặt
Trang 40 Giảm hoặc mất khứu.
+ Thực thể:
Khám nội soi phát hiện polyp và/hoặc
Thấy chảy mũi mủ hay mủ ở thành sau họng và/hoặc
Có hiện tượng phù nề/tắc nghẽn, nhất là ở khe giữa
CT scan mũi xoang bất thường: có hình ảnh của polyp trong xoang,thay đổi hình dạng niêm mạc nơi PHLN hoặc trong xoang
Kết quả giải phẫu bệnh: chẩn đoán là polyp mũi (mô polyp)
Có chỉ định phẫu thuật nội soi và được phẫu thuật
Đồng ý tham gia nghiên cứu và tái khám định kỳ đúng lịch để đánh giákết quả sau phẫu thuật
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tiền sử VMXMT có polyp mũi đã được phẫu thuật, cótiền sử chấn thương mũi xoang
Bệnh nhân có khối u ác tính vùng mũi xoang