1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề mũi hầu thanh quản

35 521 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

Vùng đầu mặt cổ là một nơi tập trung nhiều cơ quan có chức năng quan trọng đồng thời giữ vai trò chính trong các hoạt động giao tiếp của con người. Vùng đầu mặt cổ cũng là vùng chứa các bộ phận có chức năng điều phối hoạt động của toàn bộ cơ thể. Trong lĩnh vực chuyên khoa Tai Mũi Họng thì mũi, hầu và thanh quản có liên quan mật thiết với nhau, có cấu trúc tương đối phức tạp và thông nối với nhau hình thành một cái ống rỗng đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng sống còn như hô hấp, nuốt, bảo vệ, phát âm, ngửi… Để hiểu một cách rõ ràng hơn và cụ thể hơn về giải phẫu của vùng mũi hầu và thanh quản, chúng tôi thực hiện chuyên đề

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HỌ VÀ TÊN

GIẢI PHẪU MŨI, HẦU VÀ THANH QUẢN

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên ngành: Tai Mũi Họng

CẦN THƠ - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HỌ VÀ TÊN

GIẢI PHẪU MŨI, HẦU VÀ THANH QUẢN

Chứng chỉ: GIẢI PHẪU SAU ĐẠI HỌC

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN KHOA CẤP I

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lâm PGS.TS Võ Huỳnh Trang

CẦN THƠ – 2017

Trang 3

MỤC LỤ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

NỘI DUNG 2

1 MŨI 2

1.1 Mũi ngoài 2

1.2 Ổ mũi 2

1.3 Các xoang cạnh mũi 4

1.4 Niêm mạc mũi 7

1.5 Mạch máu và thần kinh 8

2 HẦU 9

2.1 Hình thể hầu 9

2.2 Cấu tạo của hầu 12

2.3 Liên quan của hầu 14

2.4 Mạch máu và thần kinh 15

3 THANH QUẢN 17

3.1 Các sụn 17

3.2 Các màng và dây chằng 20

3.3 Các cơ của thanh quản 22

3.4 Niêm mạc thanh quản 24

3.5 Hình thể trong của thanh quản 24

3.6 Mạch máu và thần kinh 25

KẾT LUẬN 28

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Giải phẫu mũi ngoài……… 2

Hình 2 Thành ngoài ổ mũi 3

Hình 3 Thành trong của mũi 4

Hình 4 Sơ đồ vị trí các xoang ở người trưởng thành 5

Hình 5 Xoang hàm trên 6

Hình 6 Xoang trán 6

Hình 7 Xoang sàng 6

Hình 8 Xoang bướm 7

Hình 9 Động mạch cung cấp máu vùng mũi 8

Hình 10 Thần kinh chi phối vùng mũi 9

Hình 11 Giới hạn của hầu mũi 10

Hình 12 Hầu miệng 11

Hình 13 Hầu thanh quản 12

Hình 14 Lớp cơ của hầu 13

Hình 15 Các lớp cơ của hầu 14

Hình 16 Mạch máu cung cấp cho hầu 16

Hình 17 Thần kinh chi phối cho hầu 17

Hình 18 Các sụn thanh quản 18

Hình 19 Cấu tạo của sụn giáp 18

Hình 20 Cấu tạo của sụn nhẫn 19

Hình 21 Cấu tạo của sụn phễu 19

Hình 22 Cấu tạo các màng và dây chằng 20

Hình 23 Hình thể trong của thanh quản 21

Hình 24 Dây chằng nội tại thanh quản 22

Hình 25 Các cơ của thanh quản 23

Hình 26 Hình thể trong của thanh quản 24

Hình 27 Hình thể trong của thanh quản nhìn từ trên 25

Hình 28 Thần kinh và mạch máu của thanh quản 26

Hình 29 Các thần kinh của thanh quản 27

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giải phẫu học người là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể củacon người, là một môn cơ bản, mở đầu và khai sinh ra tất cả những môn phânhóa và phát triển có liên quan Giải phẫu học là môn cơ sở của các môn cơ sởcũng như các môn lâm sàng của y học Nói như vậy vì chúng ta sẽ không thểhiểu cấu tạo tế bào của từng mô, từng cơ quan (mô học), không thể hiểu được sựphát triển của từng cá thể cũng như chức năng của từng cơ quan (sinh lý học)…nếu không biết gì về hình thái và cấu trúc của các cơ quan đó Các môn lâm sàngcũng vậy, kiến thức về giải phẫu rất quan trọng đối với mỗi người thầy thuốctrong thăm khám để đưa ra chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chính xác và cóhiệu quả Như Mukhin – một thầy thuốc người Nga đã nói: “Người thầy thuốc

mà không có kiến thức về giải phẫu học thì chẳng những vô ích mà còn có hại”.Vùng đầu mặt cổ là một nơi tập trung nhiều cơ quan có chức năng quantrọng đồng thời giữ vai trò chính trong các hoạt động giao tiếp của con người.Vùng đầu mặt cổ cũng là vùng chứa các bộ phận có chức năng điều phối hoạtđộng của toàn bộ cơ thể Trong lĩnh vực chuyên khoa Tai Mũi Họng thì mũi, hầu

và thanh quản có liên quan mật thiết với nhau, có cấu trúc tương đối phức tạp vàthông nối với nhau hình thành một cái ống rỗng đảm nhiệm nhiều chức năngquan trọng sống còn như hô hấp, nuốt, bảo vệ, phát âm, ngửi…

Để hiểu một cách rõ ràng hơn và cụ thể hơn về giải phẫu của vùng mũi

hầu và thanh quản, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Giải phẫu mũi, hầu và thanh quản” với các mục tiêu cụ thể như sau:

1 Mô tả giải phẫu vùng mũi

2 Mô tả giải phẫu vùng hầu

3 Mô tả giải phẫu vùng thanh quản

Trang 6

NỘI DUNG

1 MŨI

Mũi là phần đầu của hệ hô hấp, có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn khí, làmsạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứugiác Mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnhmũi

Sau sống mũi là vách mũi, hai bên là 2 cánh mũi

Giữa vách mũi và cánh mũi là 2 lỗ mũi trước Giữa cánh mũi và má làrãnh mũi má

Hình 1 Giải phẫu mũi ngoài

Mũi ngoài được cấu tạo bởi một khung xương sụn: gồm chủ yếu là 2xương mũi và 5 sụn chính: 2 sụn mũi bên, 2 sụn cánh mũi lớn và các sụncánh mũi nhỏ, ở giữa là sụn vách mũi Ngoài ra còn cơ và da, bên trongđược lót bởi niêm mạc

1.2 Ổ mũi

Gồm 2 hố mũi, nằm ngay dưới nền sọ và trên khẩu cái cứng, hai hốmũi cách nhau bởi vách mũi, thông với bên ngoài qua lỗ mũi trước vàthông với hầu ở sau qua lỗ mũi sau Ở ngay sau lỗ mũi trước là tiền đìnhmũi, ngăn cách bởi các phần ổ mũi còn lại bởi một đường gờ cong gọi là

Trang 7

thềm mũi Mỗi ổ mũi có 4 thành: trong, ngoài, trên và dưới Có nhiềuxoang nằm trong các xương lân cận, đổ vào ổ mũi.

Thành trên hay trần ổ mũi:

Trần của ổ mũi do một phần của các xương: mũi, màng ngang xươngsàng, thân xương bướm, phần xương lá mía và xương khẩu cái tạo nên

Thành dưới hay nền ổ mũi:

Ngăn cách ổ mũi với ổ miệng, do mỏm khấu cái xương hàm trên vàmảnh ngang xương khẩu cái hợp thành

Hình 2 Thành ngoài ổ mũi

1 Xoang trán 2 Ngách mũi giữa 3 Ngách mũi dưới

Thành mũi trong hay vách mũi:

Thành mũi trong hay vách mũi có có hai phần:

- Phần sụn: ở trước, gồm trụ trong sụn cánh mũi lớn (tạo nên phầnmàng di động phía dưới của vách mũi) và sụn vách mũi, sụn lá mía mũi

- Phần xương: ở sau, do mảnh thẳng đứng của xương sàng và xương lámía tạo nên

Trang 8

Hình 3 Thành trong của mũi

1 Xoang bướm 2 Xương lá mía 3 Lỗ mũi sau 4 Mảnh thẳng đứng

xương sàng 5 Sụn vách mũi 6 Khẩu cái cứng

Niêm mạc mũi:

Lót mặt trong ổ mũi, liên tục với niêm mạc các xoang, niêm mạchầu

Niêm mạc mũi được chia thành 2 vùng:

- Vùng khứu giác, gần trần ổ mũi, niêm mạc có nhiều đầu mút thầnkinh khứu giác

- Vùng hô hấp: là phần lớn phía dưới ổ mũi Niêm mạc có nhiều mạchmáu, tuyến niêm mạc và tổ chức bạch huyết có chức năng sưởi ấm, làm ẩmkhông khí, lọc bớt bụi và sát trùng không khí trước khi vào phổi

- Thần kinh khứu giác truyền về não cảm nhận mùi, các tế bào nguyên

ủy của nó nằm trong vùng niêm mạc ổ mũi, tạo thành khoảng 20 nhánhthần kinh đi qua các lỗ sàng và tận cùng ở hành khứu Hành khứu nằm trênmảnh sàng và liên tiếp ở sau với dải khứu nằm trong rãnh khứu của thùytrán Tổn thương các cấu trúc khứu giác: mất cảm giác ngửi là hậu quả củacác tổn thương như gãy mảnh sàng làm tổn thương hành khứu và dải khứu,các nhiễm trùng, khối u màng não hay thùy thái dương lân cận…

1.3 Các xoang cạnh mũi

Gồm có 4 đôi là: xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàng và xoangbướm Bình thường chúng đều rỗng, thoáng và khô ráo, chứa không khí cónhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc mũi, sưởi ấm không khí

và làm nhẹ khối xương đầu mặt

Trang 9

Hình 4 Sơ đồ vị trí các xoang ở người trưởng thành

1.3.1 Xoang hàm trên

Là xoang lớn nhất trong các xoang Mỗi xương hàm trên có mộtxoang Mỗi xoang có một trần, một đỉnh và ba thành:

+ Thành trong: là thành ngoài hỗ mũi

+ Thành trước: tương ứng với mặt trước xương hàm trên

+ Thành sau: là mặt dưới xương thái dương của xương hàm trên

+ Đỉnh: đến mỏm gò má của xương hàm trên

+ Trần: mặt ổ mắt của xương hàm trên

+ Nến: là mỏm huyệt răng của xương hàm trên, Xoang hàm trên liênquan trực tiếp với răng cối lớn thứ nhất, do đó sâu răng có thể dẫn đến viêmxoang

Hình 5 Xoang hàm trên

Trang 10

1.3.2 Xoang trán

Gồm hai xoang phải, trái; thường không đối xứng, cách nhau bằngvách xoang trán Mỗi xoang trán thông với ngách mũi giữa bằng một ốnghẹp gọi là ống mũi trán

Trang 11

ra mũi Trong trường hợp có ngách mũi trên cùng thì xoang bướm đỏ vàongách mũi này.

- Các xoang cạnh mũi, ngoài nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, làm ẩmniêm mạc ổ mũi, sưởi ấm không khí, còn làm nhẹ đi trọng lượng khốixương đầu mặt

Hình 8 Xoang bướm

1.4.Niêm mạc mũi

Lót mặt trong ổ mũi là niêm mạc mũi phía sau liên tục với niêm mạc ởhầu Ngoài ra niêm mạc mũi còn liên tục với niêm mạc phủ các xoang cạnhmũi Niêm mạc mũi chia làm hai vùng với chức năng khác nhau:

-Vùng khứu: vùng nhỏ phía trên xoăn mũi trên, ở đó có các sợi thầnkinh khứu giác gọi là vùng khứu Khu này là khu phẫu thuật nguy hiểm, vìnhiễm trùngcó thể theo các dây thần kinh khứu lên tới màng não Sở dĩ tangửi được là vì không khí thở vào qua lỗ mũi chia làm hai luồng:

+ Luồng chạy theo ngách mũi trên vào khu khứu giác

+ Luồng chạy theo ngác mũi giữa và dưới là luồng thở

-Vùng hô hấp là vùng lớn ở dưới xoăn mũi, vùng này niêm mạc đỏhồng thường có:

+Nhiều tuyến niêm mạc tiết ra một chất quánh cuộn với bụi đọng khôthành vảy mũi

+Nhiều tế bào bạch huyết

+Nhiều mạch máu, tạo thành một mạng chi chit bao quanh xoăn mũidưới và một điểm mạch ở thành mũi trong

Do đó không khí qua mũi sẽ được lọc bụi, được phần nào làm ẩm sáttrùng và làm ấm

1.5.Mạch máu và thần kinh

1.5.1 Động mạch

- Động mạch bướm khẩu cái của động mạch hàm chia các nhánh:

Trang 12

+ Các động mạch mũi sau ngoài cho các xoăn mũi.

+ Các động mạch mũi sau vách cho phần dưới và sau của vách mũi

- Động mạch khẩu cái xuống xuất phát từ động mạch hàm cấp máucho phần sau của ổ mũi và chia làm hai nhánh:

+ Các động mạch khẩu cái nhỏ

+ Động mạch khẩu cái lớn cấp máu cho phần trước nền ổ mũi

- Các động mạch sàng trước và sau của động mạch mắt cấp máu chothành ngoài và trong của mũi

- Nhánh môi trên của động mạch mặt cấp máu cho phần trước váchmũi

+ Các nhánh mũi của thần kinh sàng trước

+ Nhánh mũi sau trên ngoài và trong và nhánh mũi sau dưới ngoài.+ Thần kinh mũi khẩu cái

Trang 13

Hình 10 Thần kinh chi phối vùng mũi

- Giới hạn hầu: đi từ nền sọ tới ngang mức đốt sống cổ C6 ở phíasau, và bờ dưới sụn nhẫn ở phía trước, ở đây hầu liên tiếp với thực quản + Ở trên là phần sau của thân xương bướm và phần nền củaxương chẩm

+ Ở dưới liên tiếp với thực quản

+ Phía sau ngăn cách với cột sống cổ, các cơ dài cổ và dài đầu, vàmạc trước sống bởi một lớp mô lỏng lẻo ở khoang sau hầu

+ Phía trước hầu mở vào ổ mũi, ổ miệng và thanh quản Vì vậythành trước không liên tục

-Từ trên xuống dưới, ở mỗi bên thành trước của hầu dính vào mảnhthân xương bướm trong, đường chân bướm hàm, xương hàm dưới, lưỡi,xương móng, sụn giáp và sụn nhẫn

+ Ở hai bên, hầu thông với hòm nhĩ qua vòi tai và liên quan vớimỏm trâm, các cơ trâm, với bao cảnh và với tuyến giáp

2.1 Hình thể hầu

Do liên quan ở trước lần lượt là mũi, miệng và thanh quản, nênkhoang hầu được chia thành 3 phần: hầu mũi, hầu miệng, hầu thanhquản

- Nền sọ đến cung đốt sống cổ C1: hầu mũi (tị hầu)

Trang 14

- Đốt sống cổ C2-C4: hầu miệng (khẩu hầu).

- Đốt sống cổ C5-C6: hầu thanh quản (thanh hầu)

2.1.1 Hầu mũi (Tị hầu)

- Là phần hầu nhìn vào ổ mũi, ở phía trên của khẩu cái mềm, vậy làmột bộ phận chức năng của hệ hô hấp

Hình 11 Giới hạn của hầu mũi

- Phía trước thông với hốc mũi qua phễu mũi (lỗ mũi sau).

- Phía dưới liên tiếp với phần khẩu hầu

- Thành trên là vòm hầu: tạo nên bởi mặt dưới thân xương bướm

và phần nền xương chẩm Niêm mạc ở đây có nhiều mô bạch huyết kéodài đến thành sau tạo nên hạnh nhân hầu: ở trẻ em khi bị viêm nhiễm cóthể rủi to và làm cản trở đường thở Hạnh nhân hầu phát triển ở trẻ nhỏ

và teo đi sau tuổi dậy thì

- Thành sau: liên tiếp với vòm hầu từ phần nền xương chẩm đến

cung trước đốt đội

- Thành bên có lỗ hầu của vòi tai Lỗ ở vị trí cách đều thành trên,

thành sau, và lỗ mũi sau

- Lỗ có hình tam giác được giới hạn ở trên và sau bởi một gờ lồi,

gọi là gờ vòi, do sụn vòi tai đẩy lồi niêm mạc lên Nếp niêm mạc từ phần

dưới gờ vòi chạy xuống tới tành của hầu, gọi là nếp vòi hầu, trong đó có

cơ vòi hầu Bờ dưới của lỗ cùng lồi, do cơ nâng màng khẩu cái đội niêm mạc lên, tạo thành gờ cơ nâng Bờ trước lỗ hầu có nếp vòi khẩu cái, đi từ

bờ trước lỗ hầu tới khẩu cái mềm Phía sau gờ vòi, niêm mạc tạo nên

một khe dọc, gọi là ngách hầu, còn gọi là Rosen muller Ung thư vòm

thường bắt đầu từ ngách này

Trong niêm mạc xung quanh lỗ hầu có nhiều mô bạch huyết, tạo

Trang 15

nên hạnh nhân vòi Khi viêm, phì đại có thể làm bít lỗ hầu vòi tai, gây

rối loạn thính giác

-Thành bên liên quan với khoang hàm hầu Động mạch cảnh trongchạy lên cách đáy hầu khoảng 3-4cm

2.1.2 Hầu miệng (khẩu hầu)

Hình 12 Hầu miệng

- Phần miệng còn gọi là phần khẩu hầu, nằm dưới khẩu cáimềm(palatum molle), sau miệng và 1/3 sau lưỡi

- Thành trước thông với ổ miệng bởi eo họng Eo họng (isthmus

faucium) giới hạn bên trên là lưỡi gà khẩu cái và bờ tự do của khẩu cáimềm, bên ngoài là cung khẩu cái lưỡi( arcus palatoglossus) và tuyến hạnhnhân khẩu cái, bên dưới là lưng lưỡi ở vùng rãnh tận cùng Thung lũng nắpthanh môn ( vallecula epiglottica) là một lõm giữa nắp thanh môn và rễlưỡi, nằm hai bên nếp lưỡi nắp bên ( plica glossoepiglottica lateralis), ởphía trước là hạnh nhân lưỡi ( tonsilla lingualis)

- Thành sau: là phần niêm mạc trải từ đốt sống cổ C2 đến đốt sống

cổ C4

- Thành bên: từ khẩu cái mềm mỗi bên có hai nếp niêm mạc Phía

trước là cung khẩu lưỡi ( arcus palatoglossus) do cơ cùng tên tạp nên , đixuống chỗ nối 2/3 trước lưỡi và 1/3 sau lưỡi Đây là giới hạn phân chiamiệng và hầu Phía sau là cung khẩu cái hầu( arcus palatopharyngeus) đixuống thành bên Hai cung này giới hạn một khoảng tam giác chứa tuyếnhạnh nhân khẩu cái

- Hạnh nhân khẩu cái cùng với hạnh nhân lưỡi , hạnh nhân vòi và

hạnh nhân hầu tạo thành vòng bạch huyết quanh họng ( hay bị sưng tấy khiviêm họng)

Trang 16

2.1.3 Hầu thanh quản (thanh hầu)

-Là phần dưới cùng, rộng ở trên và hẹp ở dưới

-Thành sau: liên tục với thành sau miệng kéo dài từ đất sống C IV

đến đốt sống C VI

Hình 13 Hầu thanh quản

- Thành trước nằm ngay sau thanh quản

- Giữa là nắp thanh môn, lỗ thanh quản Bên ngoài thanh quản là

ngách hình lê và sụn giáp Ngách hình lê được giới hạn bên trong là nếpphễu nắp thanh môn, sụn phễu và sụn nhẫn, bên ngoài là màng giáp móng

và sụn giáp

-Thành bên là phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và

mặt trong cua sụn giáp

2.2.Cấu tạo của hầu

Hầu có cấu tạo từ trong ra ngoài bởi các lớp:

Trang 17

Hình 14 Lớp cơ của hầu

Ba cơ khít hầu

- Tạo thành lớp cơ vòng bên ngoài: cơ khít hầu trên, cơ khít hầu giữa

và cơ khít hầu dưới Chúng có các đặc điểm:

- Nguyên uỷ: ở phía trước, bám vào mỏm chân bướm và xương hàmdưới, xương móng hoặc sụn thanh quản

- Đường đi và bán tận: mỗi cơ có các thớ hình nang quạt, chạy ra sau

để bám tận bằng cách đan với cơ bên đối diện ở đường giữa hầu Bờ trên và

bờ dưới các cơ đều lõm Nhìn từ ngoài vào: cơ dưới chồng lên cơ trên chekhuất một phần cơ trên

Dựa vào nguyên uỷ, có thể chia các cơ khít hầu có các phần như sau:

- Cơ khít hầu trên: có 4 phần

+ Phần chân bướm hầu: bám vào móc của mỏm chân bướm

+ Phần má hầu: bám vào vách giữa chân bướm hàm

+ Phần hàm hầu: bám ở phần sau của đường hàm móng xương hàmdưới

+ Phần lưỡi hầu: bám vào phần trên các cơ lưỡi

- Cơ khít hầu giữa: có hai phần:

+ Phần sụn hầu: bám ở sừng nhỏ xương móng

+ Phần sừng hầu: bám ở sừng lớn xương móng

- Cơ khít hầu dưới: có hai phần:

Trang 18

+ Phần giáp hầu: bám ở đường chéo mặt ngoài sụn giáp.

+ Phần nhẫn hầu: bám vào sụn nhẫn

Có nhiều cấu trúc đi qua khe giữa các cơ khít hầu:

- Thần kinh quặt ngược thanh quản và động mạch thanh quản dưới đivào hầu qua khe giữa cơ khít hầu dưới và thực quản

- Nhánh trong của thần kinh thanh quản trên và mạch máu thanh quảntrên qua khe giữa cơ khít hầu dưới và cơ khít hầu giữa

- Cơ trâm hầu và thần kinh thiệt hầu (TK IX) qua khe giữa cơ khíthầu giữa và cơ khít hầu trên

-Vòi tai, cơ nâng màng khẩu cái, động mạch khẩu cái lên đi qua khegiữa cơ khít hầu trên và nền sọ

Hai cơ trâm hầu và vòi hầu

Tạo thành lớp cơ dọc bên trong hầu:

- Cơ trâm hầu: từ mỏm trâm, chui qua khe giữa cơ khít hầu trên và cơkhít hầu giữa, đến thành bên hầu

- Cơ vòi hầu: đi từ vòi tai đến thành bên hầu

 Các cơ của hầu thực hiện động tác nuốt

Hình 15 Các lớp cơ của hầu

1 Cơ nhị thân 2 Cơ trâm hầu 3 Cơ khít hầu trên 4 Cơ khít hầu giữa

5 Cơ khít hầu dưới 6 Tuyến giáp 7 Thực quản

2.2.4 Mạc má hầu

bọc phía ngoài các cơ khít hầu

2.3.Liên quan của hầu

- Phía sau: hầu liên quan với cột sống, các cơ dài cổ, dài đầu vàkhoang sau hầu

Ngày đăng: 31/01/2018, 21:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Đăng Diệu (2003); Giải Phẫu Ngực Bụng. NXB Y học TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải Phẫu Ngực Bụng
Nhà XB: NXB Y học TPHCM
2. Trịnh Văn Minh (2007); Giải Phẫu Người, tập 2. NXB Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải Phẫu Người, tập 2
Nhà XB: NXB Y học HàNội
3. Nguyễn Văn Huy (2006); Giải Phẫu Người. NXB Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải Phẫu Người
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
4. Nguyễn Quang Quyền và Phạm Đăng Diệu (2007); Atlas Giải Phẫu Người (bản dịch tiếng Việt). NXB Y học TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atlas Giải PhẫuNgười
Nhà XB: NXB Y học TP HCM
5. Nguyễn Quang Quyền (2003); Bài giảng Giải Phẫu Học, tập 2.NXB Y học TP HCM.TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Giải Phẫu Học, tập 2
Nhà XB: NXB Y học TP HCM.TÀI LIỆU TIẾNG ANH
7. Michael Schuenke et al (2010), “Classification of the Neurovascular Structures”, THIEME Atlas of Anatomy 2nd edition, pp. 110-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Classification of the Neurovascular Structures
Tác giả: Michael Schuenke et al
Năm: 2010
10. Skandalakis E. J (2004), “Neck”, Surgical anatomy, Paschalidis Medical Publications Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neck
Tác giả: Skandalakis E. J
Năm: 2004
6. Frank J. Weaker (2014), Structures of the Head and Neck, pp. 234- 249 Khác
8. Richard L. Drake, A. Wayne Vogl, Adam. W. M Mitchell, (2014) Gray’s Anatomy for Students 3rd edition, pp. 894- 903 Khác
9. Saladin (2017), Anatomy & Physiology-The Unity of Form and Function 8th editon, pp. 538-550 Khác
11. Vishram Singh (2014, Textbook of Anatomy Head Neck and Brain 2nd edition, pp. 333-352 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w