Trong nhận thức chung, xã hội hóa giáo dục được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của N
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- - THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON HẠNH PHÚC – HAPPY KIDS
_ Tháng 2/2017 _
- -
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON HẠNH PHÚC – HAPPY KIDS
CHỦ ĐẦU TƯ
………
………
ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
NGUYỄN BÌNH MINH
Trang 3MỤC LỤC CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
I Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư:
Địa chỉ trụ sở:
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Đầu tư xây dựng Trường Mầm non Hạnh Phúc – Happy kids
Địa điểm xây dựng: ấp Suối Cao A, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án
Tổng mức đầu tư:
III Sự cần thiết xây dựng dự án
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời'' Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non Nhưng do nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề khó khăn về ngân sách nên so với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam Từ những vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non” với quan điểm chỉ đạo là: “ Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non” Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế
Trang 4giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xã hội hóa giáo dục mầm non Trong nhận thức chung, xã hội hóa giáo dục được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước Ở nước
ta, xã hội hóa giáo dục còn là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân
Tại tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện Gò Dầu, công tác xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa giáo dục mầm non nói riêng cũng đang được đẩy mạnh và đã đạt những thành công nhất định Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình triển khai công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày một đòi hỏi tăng cao về chất lượng
Mặt khác theo Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2020 theo Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 12/11/2009 của UBND tỉnh Tây Ninh Thì đến năm 2015 toàn tỉnh sẽ đạt tổng
số trường mầm non là 131 trường, trong đó công lập là 107 trường và ngoài công lập là 24 trường; đến năm 2020 toàn tỉnh có 142 trường mầm non, trong đó công lập là 107 trường và ngoài công lập là 35 trường Nhưng đến hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có tổng cộng là 125 trường (so với định hướng phát triển thì đến nay thiếu 6 trường và đến năm 2020 cần phát triển thêm 17 trường mầm non nữa) Như vậy cho thấy việc đầu tư xây dựng trường mầm non trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh tây Ninh nói chung và huyện Gò Dầu nói riêng
Từ những vấn đề trên, Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Đầu
tư xây dựng Trường Mầm non Hạnh Phúc – Happy kids” trình các cơ quan ban
ngành có liên quan, chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án Với các nội dung được thể hiện chi tiết trong dự án đầu tư
IV Các căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; Quyết định số 500/2006/TTg, ngày 08/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam đến năm 2020;
Trang 5Quyết định số 2044/QĐ-TTG ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
Quyết định 59/2009/QĐ-UBND ngày 12/11/2009 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2020
V Mục tiêu dự án
V.1 Mục tiêu chung
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2020 theo Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 12/11/2009 của UBND tỉnh Tây Ninh Với mục tiêu cụ thể như sau:
vững chắc, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Đến năm 2020, Tây Ninh trở thành trung tâm giáo dục
và đào tạo có chất lượng cao trong khu vực
ở các cấp học, bậc học, ngành học, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học
Trang 6tập của nhân dân và yêu cầu về trình độ nhân lực của các ngành kinh tế
- xã hội, phù hợp với khả năng và điều kiện của tỉnh
Ninh trở thành một xã hội học tập
học; giúp nhà trường từng bước xây dựng để phấn đấu đạt trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1 và 2 Cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường được giảng dạy trong ngôi trường có cơ sở vật chất khang trang, sạch, đẹp, qua đó giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường yên tâm công tác hơn và có điều kiện tốt hơn để phát huy năng lực trong giảng dạy, chăm sóc và giáo dục trẻ
V.2 Mục tiêu cụ thể
Xây dựng trường gồm 6 phòng học, nhà văn phòng, các phòng chức năng, bếp ăn và công trình phụ trợ đảm bảo nhu học tập, chăm sóc và giáo dục của 150 học sinh, 24 cán bộ, giáo viên của trường
Trang 7Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
Gò Dầu là huyện nằm phía Nam tỉnh Tây Ninh, có đường xuyên Á (Quốc
lộ 22A) và Quốc lộ 22B đi qua; Trung tâm thị trấn Gò Dầu cách thành phố Hồ Chí Minh 63 km, cách cửa khẩu Mộc Bài 12 km, cách thị xã Tây Ninh 37 km Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.052 ha Toàn huyện có 8 xã, 1 thị trấn, 59 ấp, khu phố, với 36.766 hộ và có 146.292 nhân khẩu, 75% dân số sống về nghề nông, số còn lại thương mại - dịch vụ và công nhân, dân tộc Hoa có 179 hộ (sống chủ yếu ở thị trấn, 153 hộ),với 628 nhân khẩu, chiếm 0,45%; dân tộc Khơ
- me có 10 hộ, với 37 nhân khẩu, chiếm 0,03%; dân tộc Tày có 03 hộ, với 10 nhân khẩu; dân tộc Mường có 01 hộ (ở Hiệp Thạnh), với 05 nhân khẩu Toàn huyện có 3 tôn giáo lớn: Phật giáo chiếm 0,65 %, Thiên Chúa giáo chiếm 0,95
% và Cao đài chiếm 18,61% so dân số
Tình hình kinh tế phát triển ổn định, bền vững; đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi; Trung tâm Thương mại thị trấn Gò Dầu; khu Liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông – Bời Lời là trung tâm và là điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa -
xã hội của huyện; về cơ sở vật chất, trụ sở, cơ quan nhà nước khang trang hơn;
hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế; văn hóa xã hội có tiến bộ rõ rệt, kéo giảm được hộ nghèo; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục nhất là qua các kỳ thi tốt nghiệp, thi đỗ vào đại học ngày càng nhiều, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; Quốc phòng, an ninh có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị
II Quy mô của dự án
II.1 Phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh
Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2009 – 2020 theo Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 12/11/2009 của UBND tỉnh Tây Ninh Với Phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo như sau:
Xác định quan điểm và định hướng phát triển
Trang 8Giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh phát triển phù hợp với xu thế quốc tế trong phát triển giáo dục
Xu thế quốc tế trong phát triển GD-ĐT hiện nay là:
GD-ĐT tỉnh Tây Ninh được hoạch định phù hợp và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020
Phát triển GD-ĐT phải dựa trên nhu cầu về nguồn nhân lực của tỉnh cả về
số lượng, ngành nghề và chất lượng đồng thời cũng cần căn cứ vào điều kiện, môi trường hiện có của địa phương
Mục tiêu tổng quát của Tỉnh là: Tập trung mọi nguồn lực, phát huy sức
mạnh khối đại đoàn kết dân tộc để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; xây dựng thị
xã, trị trấn văn minh và từng bước hiện đại Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, phấn đấu thu hẹp dần khoảng cách với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Đẩy mạnh công tác đào tạo, ứng dụng KH-CN để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao trình độ dân trí; cải thiện nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân; tập trung chỉ đạo giải quyết cơ bản, có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc Giữ vững sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên giới; tăng cường pháp chế XHCN Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh
toàn diện và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả (Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ VIII, nhiệm kì 2005-2010)
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đến năm 2010:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15,5%-16%/năm GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1050-1.100 USD; Trong đó, nông-lâm-ngư nghiệp 24-25%; Công nghiệp-Xây dựng 37-38%; Dịch vụ 38-39%; Giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,5-6%/năm; Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 24-25%/năm; Giá trị các nghành dịch vụ tăng
Trang 9bình quân 16,5%/năm Huy động GDP vào ngân sách đạt trên 10% vào năm 2010; Đầu tư phát triển trên địa bàn đạt khoảng 40-41% GDP Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 2% vào năm 2010; Tạo điều kiện giải quyết việc làm bình quân hàng năm 22.000-23.000 lao động; Tỷ lệ đào tạo qua dạy nghề đạt 50% Giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 còn 1,1% Giảm tỉ
lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 20%; Trên 98% hộ dân sử dụng
điện lưới quốc gia
Phát triển GD-ĐT tỉnh Tây Ninh phù hợp với Quan điểm và mục tiêu cơ bản phát triển giáo dục đào tạo quốc gia
Phát triển GD-ĐT Tây Ninh phải phù hợp với quan điểm chỉ đạo phát triển GD-ĐT của quốc gia (trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2008-2020), đó là:
1/ Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2/ Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu
3/ Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển
của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập
4/ Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại
5/ Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ
thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục
6/ Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp
Trong hoạch định phát triển GD-ĐT của tỉnh cũng cần phải đặt ra những
mục tiêu phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục quốc gia Mục tiêu phát triển
giáo dục quốc gia là "trong vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo
dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo dục này phải đào tạo được những con người
Trang 10Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác
và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân,
gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” (Chiến lược phát triển
giáo dục Việt Nam 2008-2020)
Ðịnh hướng phát triển giáo dục Tây Ninh
Ðẩy mạnh quá trình hiện đại hóa và chuẩn hóa giáo dục
Giai đoạn 2016-2020, đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá và chuẩn hoá giáo dục trên các mặt chủ yếu sau đây:
- Cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật trường học cơ bản đáp ứng chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học và ngành học Ðặc biệt phấn đấu mạnh ở khu vực giáo dục sau phổ thông và ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông để nâng cao hiệu quả dạy học và quản lí giáo dục
- Tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đạt chỉ tiêu trung bình của cả nước, xóa bỏ tình trạng bỏ học ở phổ thông, có 20-25% học sinh được học các chương trình nâng cao (học song ngữ, học các chương trình tự chọn và học dưới các hình thức khác)
- Hoàn thành chuẩn hóa trình độ đào tạo cho đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, chuyên nghiệp và dạy nghề, và đội ngũ cán bộ quản lí Về chất lượng đáp ứng căn bản các chuẩn nghề nghiệp quốc gia
- Hình thành mạng thông tin giáo dục và học tập trên toàn tỉnh có kết nối với mạng quốc gia và mạng quốc tế để phục vụ quản lí giáo dục và dạy học, đáp ứng các chuẩn công nghệ quốc gia về thư viện trường học
- Ðạt tỉ lệ 100% học sinh, giáo viên và cán bộ có cơ hội và khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại để học tập, giảng dạy
và quản lí giáo dục
- Ðẩy mạnh các quan hệ quốc tế để trao đổi, học tập, nghiên cứu kinh nghiệm về mô hình nhà trường hiệu quả, các mô hình trường tự chủ, về kinh tế giáo dục, về quản lí chất lượng giáo dục, về cải cách hành chính trong quản lí giáo dục ở cấp tỉnh, về lập chính sách và thực hiện chính sách giáo dục
Ðẩy mạnh và điều chỉnh công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục theo hướng tích cực
Trang 11Công tác xã hội hóa giáo dục cần tiếp tục được đẩy mạnh đồng thời với việc điều chỉnh ngày càng tốt hơn theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, bảo đảm chất lượng giáo dục và phát triển giáo dục ổn định trên nguyên tắc công bằng xã hội, khuyến khích và bồi dưỡng tài năng, phát huy dân chủ trong quản lí
và hoạt động giáo dục với những hoạt động chủ yếu như sau:
- Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới trường lớp ở tất cả các cấp, ngành học trên cơ sở bộ phận chủ đạo là hệ thống trường công lập Khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập ở các bậc học mầm non, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
- Huy động các nguồn lực giáo dục từ xã hội một cách toàn diện, có chú ý đến nguồn tài chính và những nguồn lực khoa học-công nghệ, dưới nhiều hình thức thuận lợi cho nhân dân và được nhân dân đồng thuận, đặc biệt phát triển giáo dục mầm non và giáo dục nghề từ các nguồn lực xã hội
- Tăng qui mô của giáo dục không chính qui và giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh thích ứng với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu lao động của địa phương, bằng nhiều hình thức khác nhau, chú trọng các hoạt động tự học, học từ xa, học tập tại chức và bồi dưỡng nghề nghiệp thường xuyên
- Ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục các vùng khó khăn và các vùng dân tộc thiểu số với chính sách trợ cấp, miễn học phí, học bổng…, thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh
Phát triển giáo dục sau phổ thông đáp ứng yêu cầu nhân lực tại chỗ chất lượng cao, có sức cạnh tranh trong nước và bước đầu tiếp cận thị trường lao động của khu vực và quốc tế
- Phát triển mạnh và ưu tiên đầu tư qui hoạch hệ thống giáo dục nghề phù hợp với cơ cấu lao động và cơ cấu sản xuất, hệ thống trường cao đẳng thích ứng với cơ cấu kinh tế của tỉnh và trung tâm đại học đa ngành tương xứng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của tỉnh và sự phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế với khu vực Nam bộ, Ðông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh và nước ngoài
- Ðánh giá tiềm năng và bước đầu hình thành hệ thống giáo dục hoàn chỉnh
ở cấp tỉnh với cơ chế phân cấp quản lí, trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm phù hợp với đặc điểm của từng cấp và ngành học trên các mặt quản lí thực hiện chương trình giáo dục, tài chính, nhân sự và cơ sở vật chất-kĩ thuật Hệ thống này phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục sau phổ thông Nếu giáo dục sau phổ thông thông thoáng và có hiệu quả thì nó tạo động lực rất mạnh mẽ phát triển giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trang 12Phát triển các dịch vụ giáo dục ở mọi cấp học và ngành học, đặc biệt trong giáo dục mầm non và giáo dục sau phổ thông, trên cơ sở quản lí thị trường giáo dục định hướng XHCN để nâng cao sức cạnh tranh của giáo dục
- Ðể phát triển dịch vụ giáo dục cần tiến hành đánh giá chính xác các loại hình trường và cơ sở giáo dục về mặt kinh tế và chuyển đổi sở hữu Những trường và cơ sở giáo dục ngoài công lập được kiểm định chất lượng, được quản
lí nhà nước toàn diện, nhất là về chất lượng
- Thường xuyên thực hiện kiểm soát và giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên cơ sở hạch toán kinh tế và có chính sách thích đáng để khuyến khích phát triển Cơ sở có lợi nhuận phải thực hiện nghĩa vụ thuế, cơ sở không lợi nhuận cần được nhà nước và xã hội hỗ trợ đúng mức
- Chuyên nghiệp hoá đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính giáo dục, thanh tra, giám sát, quản lí chất lượng, thống kê, dự báo và thông tin quản lí giáo dục ở cấp tỉnh và huyện thị, vì những chuyên môn này quyết định hiệu quả quản lí thị trường và dịch vụ giáo dục
- Phát triển và coi trọng các dịch vụ tư vấn học đường và các chương trình đào tạo trên chuẩn quốc gia để khuyến khích học sinh tài năng
Chuyển đổi một bước căn bản sang quản lí chương trình giáo dục dựa vào chuẩn trên cơ sở thực hiện dạy học phân hóa ở các cấp phổ thông
- Sau 2015 nước ta có nhiều khả năng thay đổi tính chất, phong cách và hình thức của chương trình giáo dục, chuyển sang hướng phân hoá, tự chọn, tiếp cận xu thế quốc tế Do đó quản lí chương trình ở cấp tỉnh và cấp cơ sở cũng phải đón bắt kịp thời thay đổi đó Cần tiến hành phân tích giáo dục nghiêm túc, đánh giá nhu cầu học tập của nhân dân một cách khách quan để dự báo đúng các triển vọng
- Nâng cao hiểu biết về chuẩn giáo dục cho toàn bộ đội ngũ công chức của tỉnh và tuyên tryền rộng rãi trong nhân dân Chuẩn là công cụ quản lí chất lượng
có vai trò cực kì quan trọng trong cải cách hành chính và phát triển các nguồn lực giáo dục
- Phấn đấu xây dựng 01- 02 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia chất
lượng cao về giáo dục cả trong khu vực công lập và ngoài công lập
Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục mầm non của tỉnh Tây Ninh
Đến 2015: Huy động 20% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 70% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99%
Trang 13Đến 2020: Huy động 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 75% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, trong đó có trên 99% trẻ 5 tuổi được học một năm mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1
Bảng các chỉ tiêu về huy động trẻ đến trường ở bậc mầm non
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2020
Bảng các chỉ tiêu về giáo viên ở bậc mầm non
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2020
Chương trình phát triển quy mô trường, lớp, học sinh bậc mầm non
Trang 14mầm non ngoài công lập ở các địa bàn có nhu cầu gửi trẻ cao như Thị xã, Hoà Thành, Gò Dầu);
mầm non công lập ở thị xã và 10 trường mầm non ngoài công lập ở các địa bàn có nhu cầu; 2011-2012 sáp nhập trường mẫu giáo Bàu Năng vào trường mầm non Hướng Dương);
mầm non ngoài công lập tại các địa bàn đông dân cư và có nhu cầu gửi trẻ cao)
Kế hoạch phát triển mạng lưới trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo
chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào tiểu học
hợp; Thực hiện các chế độ cho giáo viên và nhà trường dạy trẻ khuyết tật theo qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Mở rộng chương trình truyền thông về các phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, tiếp cận giáo dục hoà nhập và can thiệp sớm với trẻ khuyết tật
bảo đảm chống suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ Đồng thời, mở rộng các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại cộng đồng (tiêm chủng theo đúng quy trình tăng trưởng, "bổ sung Vitamin A", tẩy giun sán )
Kế hoạch phát triển hệ thống trường chuẩn quốc gia ở từng Huyện/thị
Tây Ninh đến năm 2020
Số
TT Huyện thị
Đến năm 2020
Trang 15 Danh sách hiện trạng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Trang 16TT Tên trường Tên phường xã Tên quận huyện
Trang 17TT Tên trường Tên phường xã Tên quận huyện
85
Mẫu giáo Long Thành
Trang 18TT Tên trường Tên phường xã Tên quận huyện
Như vậy, định hướng phát triển đến năm 2020 toàn tỉnh có 142 trường mầm non, trong đó công lập là 107 trường và ngoài công lập là 35 trường Nhưng đến hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có tổng cộng là 125 trường (cần phát triển thêm 17 trường mầm non nữa) Chính vì vậy việc thực hiện dự án là phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh đến năm 2020
Trang 19BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC TỈNH TÂY NINH NĂM 2020
Trang 20II.2 Quy mô đầu tư của dự án
Dự án triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và đầy đủ cho 6 lớp học với các phòng chức năng cụ thể như sau:
TT Nội dung
Đinh mức (theo TCVN 3907-2011) m²/trẻ
Số lượng (Trẻ)
Diện tích (m 2 /phòng)
Số lượng (phòng)
Tổng diện tích sàn (m²)
I Khối chính 815
1 Khối phòng sinh hoạt chung 73 435
- Phòng sinh hoạt chung (kết hợp ăn, ngủ) 1,8 25 45 6 270
- Phòng vệ sinh 0,6 25 15 6 90
- Hiên chơi 0,5 25 13 6 75
2 Khối phòng phục vụ học tập 300
- Phòng đa năng 2 25 50 6 300
3 Khối phòng tổ chức ăn - 80
3.1 Nhà bếp 0,35 25 9 6 53
3.2 Nhà kho Gồm: - 27
- Kho lương thực 12-15 15
- Kho thực phẩm 10 - 12 12
II Khối phòng hành chính quản trị 690
1 Phòng Hiệu trưởng 12 - 15 15
2 Phòng Phó Hiệu trưởng 10 - 12 12
3 Văn phòng ≥ 30 30
4 Phòng hành chính quản trị ≥ 15 15
5 Phòng y tế ≥ 10 15
6 Phòng thường ≥ 6 15
Trang 21TT Nội dung
Đinh mức (theo TCVN 3907-2011) m²/trẻ
Số lượng (Trẻ)
Diện tích (m 2 /phòng)
Số lượng (phòng)
Tổng diện tích sàn (m²)
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án
III.1 Địa điểm xây dựng
Địa điểm thực hiện dự án: Thửa đất số 709, tờ bản đồ số 22 thuộc ấp Suối Cao A, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
III.2 Hình thức đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng Trường mầm non Hạnh Phúc – Happy kids được đầu tư theo hình thức xây dựng mới
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án
Bảng phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT Nội dung
Tổng diện tích sàn (m²)
Số tầng
Diện tích xây dựng (m²)
Tỷ lệ (%)
Trang 22TT Nội dung
Tổng diện tích sàn (m²)
Số tầng
Diện tích xây dựng (m²)
Tỷ lệ (%)
III Sân vườn, cây xanh 2.346 2.904 75,43
Tổng cộng 3.849,6 3.849,6 100,00
Trang 23IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các vật tư đầu vào để xây dựng như: nguyên vật liệu thiết bị giáo dục và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và thiết bị các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi
và đáp ứng kịp thời
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này như giáo viên và nhân viên, dự kiến dự án sẽ có phương án tuyển dụng phù hợp để sau khi công trình thi công xong là nhà trường chủ động đi vào hoạt động Nên
về cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án
Trang 24Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
tích (m²)
Trang 25II Phân tích lựa chọn phương pháp giảng dạy áp dụng trong dự án
Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan
trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo
để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn
Thực tế cho thấy những kiến thức mà họ có được khi học trung cấp mầm non hoặc các bậc học cao hơn khi đem ra thực tế áp dụng là chưa đủ vì ở lứa tuổi này trẻ có rất nhiều hình thái biểu lộ tâm sinh lý Dưới đây là một số phương pháp giáo dục trẻ mà giáo viên mầm non có thể tham khảo để xây dựng cho mình những phương pháp hiệu quả hơn
1 Với giáo dục nhà trẻ
Phương pháp tình cảm:
Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh
Dùng lời nói: (kể chuyện, trò chuyện với trẻ)
Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi
Trang 26giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn
Phương pháp trực quan, minh họa:
Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé
Phương pháp thực hành:
Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn
Các trò chơi:
Sử du ̣ng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ
Trang 27Luyện tập:
Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác,
cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ
Phương pháp đánh giá nêu gương:
Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu
2 Giáo dục mẫu giáo
Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này
Trang 28Phương pháp thực hành:
Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ
Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự
Trực quan minh họa:
Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ
sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ
Dùng lời nói:
Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh
Trang 29Chương IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng
Dự án không tính toán đến các phương án trên, vì đầu tư xây dựng trên đất thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư, sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư Chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục về đất đai, theo đúng quy định hiện hành để tiến hành xây dựng dự án
Dự án chỉ tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng nội bộ đấu nối với hệ thống hạ tầng của khu vực
II Các phương án xây dựng công trình
Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng và thiết bị
Trang 30STT Danh mục ĐVT Quy mô
(Chi tiết thiết kế các công trình xây dựng sẽ được thể hiện trong giai đoạn xin
phép xây dựng, sau khi có chủ trương đầu tư)
III Phương án tổ chức thực hiện
Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng nhà máy và khai thác dự án khi đi vào hoạt động
IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án
Trang 31Chương V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG
I Đánh giá tác động môi trường
I.1 Giới thiệu chung
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây
dựng trường mầm non Hạnh Phúc – Happy kids là xem xét đánh giá những yếu
tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực trường học và khu vực lân cận, để
từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính trường học khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường
I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
tháng 11 năm 2005;
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
qua ngày 19/11/2005;
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
thải rắn;
Trang 32+ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
II Tác động của dự án tới môi trường
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh
khu vực Dự án đầu tư xây dựng trường mầm non Hạnh Phúc – Happy kids và
khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm giảng dạy, học tập của giáo viên-học sinh Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:
II.1 Giai đoạn xây dựng dự án
+ Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn:
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn
+ Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm
+ Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể
bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề
vệ sinh khác Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái
sử dụng làm vật liệu san lấp Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay