1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thư viện Tạ Quang Bửu - Bách kHoa

43 524 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 531,46 KB

Nội dung

Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1956 (ngay sau ngày thành lập trường). Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Thư viện đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật của đất nước. Nhìn lại chặng đường đã qua, trong những năm đầu mới thành lập, với số vốn tài liệu ban đầu là 5000 cuốn sách, cơ sở vật chất nghèo nàn và 2 cán bộ phụ trách không có nghiệp vụ thư viện, Thư viện là một bộ phận trực thuộc Phòng Giáo vụ. Có thể nói điều kiện hoạt động của Thư viện lúc bấy giờ rất khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn do tình hình chung của Trường và đất nước trong những năm tháng chiến tranh. Tuy nhiên, Thư viện vẫn không ngừng phấn đấu để đảm bảo phục vụ tốt cho cán bộ và sinh viên trong trường, kể cả trong thời gian sơ tán. Thư viện đã từng đi sơ tán ở: Lạng Sơn, Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Tây cùng khối lượng lớn sách đem theo để phục vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước. Cũng trong giai đoạn này, từ Trường ĐHBK Hà Nội đã hình thành những trường đại học mới như: Đại học Xây dựng, Đại học Mỏ- Địa chất, Đại học Công nghiệp nhẹ và Phân hiệu II về Quân sự (nay là học viện Kỹ thuật Quân sự). Thư viện Trường cũng chia sẻ nhiều tài liệu và đã cử cán bộ sang làm việc công tác tại Thư viện ở trường Đại học Mỏ - địa chất và trường Đại học Xây dựng. Từ năm 1973, Thư viện tách ra thành đơn vị độc lập. Ban Thư viện đã liên tục được đầu tư và phát triển không ngừng. Khi miền Nam được giải phóng, một số cán bộ Thư viện đã vào công tác tại miền Trung và miền Nam để xây dựng Thư viện trong đó. Trong thời kỳ đổi mới, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành hiện đại hóa công tác đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học. Trường

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Có một câu nói rất hay và nổi tiếng đó là “ Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽđem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày

vậy.” ( Mann Horace) Em rất tự hào khi mình là một sinh viên Thư viện, là

người sau này sẽ giúp đỡ cho nhiều người đến gần với nguồn tri thức vô tận củanhân loại Để có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ này, bên cạnh việc nắm bắt lýthuyết trên lớp thì còn phải đòi hỏi việc cụ thể hóa những lí thuyết ấy vào thực tếsao cho phù hợp, và đây là việc làm không hề đơn giản Vì vậy bản thân em hiểurằng kiến tập năm 3 Thư viện là một bước quan trọng trong hành trang chuẩn bịcho sự nghiệp của mình sau này

Được sự chỉ đạo của Khoa Văn hóa- thông tin và xã hội (VHTT&XH)Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội và được sự đồng ý của cơ sở kiến tâp, em được

về kiến tập tại Thư Viện Tạ Quang Bửu- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.Tại đây em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu, cácthầy cô và đội ngũ cán bộ thư viện của nhà trường Nhờ vậy mà em đã nhanhchóng nắm bắt được nội quy của Thư viện cũng như của nhà trường đề ra vàthực hiện tốt được những nhiệm vụ được giao Trong 3 tuần kiến tập tại Thưviện Tạ Quang Bửu em được tiếp xúc với đội ngũ cán bộ thư viện có trình độcuyên môn cao,dày dăn kinh nghiệm, tâm huyết và rất nhiệt tình, được tiếp xúcvới môi trường giáo dục tốt qua đó gắn lí thuyết vào thực tiễn nghề nghiệp tronghoạt động Thông tin thư viện (TTTV) và một số hoạt động khác

Bước đầu tiếp xúc với môi trường làm việc trong thư viện đối với mộtsinh viên quả là một công việc khá mới mẻ và còn gặp nhiều bỡ ngỡ Nhưng quađợt kiến tập này bản thân em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các cán bộtrong thư viện trong hoạt động nghiệp vụ thư viện, thấy được những ưu điểm màmình đã làm được và hạn chế còn mắc phải để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục

và rút ra kinh nghiệm cho bản thân

Bài thu hoạch cá nhân cho đợt kiến tập năm 3 đã báo cáo đầy đủ kết quảnhững công việc mà bản thân đã làm được tại thư viện, những bài học kinhnghiệm rút ra được cho bản than trong quá trình học tập và làm việc tại thư viện

Trang 2

Trong quá trình kiến tập và làm việc tại thư viện mặc dù đã có nhiều cố gắngnhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, Vì vậy, kính mong các thầy côtrong Khoa, BGH nhà trường và toàn thể các cán bộ của thư viện góp ý, đưa ranhận xét ,đánh giá để bài thu hoạch của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2017

Thực tập sinh

Lã Thị Hiến

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1956(ngay sau ngày thành lập trường) Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Thưviện đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học

kỹ thuật đông đảo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - khoa học

- kỹ thuật của đất nước

Nhìn lại chặng đường đã qua, trong những năm đầu mới thành lập, với

số vốn tài liệu ban đầu là 5000 cuốn sách, cơ sở vật chất nghèo nàn và 2 cán bộphụ trách không có nghiệp vụ thư viện, Thư viện là một bộ phận trực thuộcPhòng Giáo vụ Có thể nói điều kiện hoạt động của Thư viện lúc bấy giờ rất khókhăn, cơ sở vật chất thiếu thốn do tình hình chung của Trường và đất nước trongnhững năm tháng chiến tranh Tuy nhiên, Thư viện vẫn không ngừng phấn đấu

để đảm bảo phục vụ tốt cho cán bộ và sinh viên trong trường, kể cả trong thờigian sơ tán

Thư viện đã từng đi sơ tán ở: Lạng Sơn, Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Tây cùngkhối lượng lớn sách đem theo để phục vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật chođất nước

Cũng trong giai đoạn này, từ Trường ĐHBK Hà Nội đã hình thành nhữngtrường đại học mới như: Đại học Xây dựng, Đại học Mỏ- Địa chất, Đại họcCông nghiệp nhẹ và Phân hiệu II về Quân sự (nay là học viện Kỹ thuật Quânsự) Thư viện Trường cũng chia sẻ nhiều tài liệu và đã cử cán bộ sang làm việccông tác tại Thư viện ở trường Đại học Mỏ - địa chất và trường Đại học Xâydựng

Từ năm 1973, Thư viện tách ra thành đơn vị độc lập Ban Thư viện đã liêntục được đầu tư và phát triển không ngừng Khi miền Nam được giải phóng, một

số cán bộ Thư viện đã vào công tác tại miền Trung và miền Nam để xây dựngThư viện trong đó

Trong thời kỳ đổi mới, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hànhhiện đại hóa công tác đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học Trường cũng đã

Trang 6

đầu tư đáng kể cho Thư viện như tăng thêm kinh phí bổ sung, nâng cấp cơ sở vậtchất cho xứng đáng với tầm vóc 50 năm phát triển và trưởng thành của Trườngcũng như Thư viện, nhất là đầu tư xây dựng Thư viện điện tử rất quy mô và hiệnđại.

Tháng 11/2003, Thư viện và Trung tâm thông tin và mạng đã sáp nhậpthành đơn vị mới là Thư viện và Mạng thông tin với hai nhiệm vụ chính: vậnhành và khai thác Thư viện điện tử mới và quản lý điều hành Mạng thông tin củaTrường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đến năm 2006, tòa nhà thư viện khánh thành và đi vào hoạt động, lấy tên

là Thư viện Tạ Quang Bửu Tòa nhà gồm 10 tầng:

+ Tầng 1-5: Thư viện

+ Tầng 6-10: Hội trường, Phòng thí nghiệm và một số phòng ban khác….(

chú ý: nếu không có nhiệm vụ đề nghị bạn đọc không lên các tầng 6-10 để đảm bảo an ninh cho tòa nhà)

Từ năm học 2006 - 2007, Thư viện điện tử Trường Đại học Bách Khoa

Hà Nội mở cửa phục vụ bạn đọc với hệ thống các phòng đọc tự chọn, cùng 2000chỗ ngồi và tăng cường khả năng truy cập vào các học liệu điện tử trực tuyến

Đầu tháng 9/2008, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu để phù hợp với tìnhhình mới, Bộ phận Thư viện tách ra và trở thành đơn vị Thư viện Tạ Quang Bửuđộc lập, bước vào một giai đoạn phát triển mới cùng với sự phát triển mạnh mẽcủa trường ĐHBK Hà Nội

1.2.Cơ cấu tổ chức

Thư viện Tạ Quang Bửu là cơ quan với tổ chức hoàn chỉnh, cơ cấu chặtchẽ và khoa học ,bao gồm Ban Giám Đốc và 3 khối phòng ban dưới sự lãnh đạotrực tiếp của Ban giám đốc:

Trang 7

- Quản lý các hoạt động chung của thư viện;Quản lý công tác tổ chức vànhân sự thư viện;

- Quản lý cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin và phục vụ ngoài giờ;

- Quản lý công tác tài chính và các vấn đề thanh quyết toán;

- Xây dựng triển khai dự án;Quan hệ hợp tác thư viện trong nước và quốctế;

- Hoạch định chiến lược phát triển thư viện;Thực hiện các nhiệm vụ khác

do Hiệu trưởng phân công

Phó giám đốc: ThS Nguyễn Thị Thu Thủy

Email: thuy.nguyenthithu1@hust.edu.vn

Điện thoại: (04) 3991 6005

Mảng công việc phụ trách:

- Quản lý các dịch vụ thông tin - thư viện;

- Phụ trách nghiệp vụ và Hệ thống thông tin số Thư viện;

- Phụ trách công tác đào tạo người dùng tin và hướng dẫn sinh viên thựctập;

- Quản lý về ngày công, các vấn đề về thi đua khen thưởng;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Thư viện phân công

Trang 8

2.3 Phòng Thông tin- Thư mục

- Tổ chức hướng dẫn người dùng tin sử dụng thư viện hiệu quả;

- Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tin qua phiếu điều tra;

- Giải đáp thông tin theo yêu cầu;Vận hành các hệ thống thông tin số củathư viện;

- Quản lý trang thiết bị thư viện ;

- Phục vụ các nguồn tài liệu điện tử;

- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt độngthư việnCập nhật và phát triển thư viện số, đảm bảo khả năng truy cập, chia sẻ,trao đổi dữ liệu, trong và giữa các thư viện, cơ quan thông tin cũng như vớingười dùng tin.Công tác văn phòng, văn thư lưu trữ

- Tổ chức sự kiện, hội nghị hội thảo

Trưởng phòng : ThS Nguyễn Thị Thu Thủy

Email: thuy.nguyenthithu1@hust.edu.vn

Điện thoại: (04) 3991 6005

Trang 9

Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban của Thư viện:

Tổ chức, quản lý và phát triển các dịch vụ thông tin - tư liệu trong Thưviện;

Quản lý, vận hành trang thiết bị và hệ thống thông tin số của Thưviện;Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến vào

Trang 10

hoạt động thư viện.

- Xây dựng chiến lược phát triển các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn củaThư viện theo các chức năng, nhiệm vụ đã được phân công;Xây dựng qui hoạch,

kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán

bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quảcông tác

*Thực hiện chức năng khai thác, bổ sung, quản lý và phát triển nguồnlực thông tin của Thư viện

- Phối hợp với tất cả các Khoa, Viện, Phòng ban, Trung tâm, trong việclựa chọn, bổ sung tài liệu nhằm phát huy hiệu quả công tác, phục vụ tốt nhất chomục tiêu đào tạo của nhà trường;

- Thu nhận lưu chiểu các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trìnhnghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo, luận vănthạc sỹ, luận án tiến sỹ, ;

- Liên kết hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước trong lĩnh vựcphối hợp bổ sung và trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin;Xử lý nghiệp

vụ tất cả các tài liệu bổ sung vào Thư viện;

Tổ chức hệ thống tra cứu thông tin đáp ứng nhu cầu của người dùng tin *Thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và phát triển các dịch vụ thông tin– tư liệu trong Thư viện

-Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản thông tin - tư liệu trong Thưviện;

- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho người dùng tin khai thác, tìm kiếm, sửdụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện;

Trang 11

- Kiểm kê định kỳ vốn tài liệu của thư viện; tiến hành thanh lý và loại bỏcác tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định;

- Phối hợp với tất cả các Khoa, Viện, Phòng ban, Trung tâm trong côngtác cấp thẻ và quản lý bạn đọc

* Thực hiện chức năng quản lý, vận hành trang thiết bị và hệ thống thôngtin số của thư viện

- Quản lý, vận hành trang thiết bị của Thư viện;

- Quản lý, vận hành khai thác các phần mềm Thư viện;

- Kiểm kê định kỳ trang thiết bị của Thư viện;

- Xây dựng, quản lý các cơ sở dữ liệu của Thư viện;

- Triển khai các ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện

* Thực hiện chức năng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và các chuẩnnghiệp vụ tiên tiến vào hoạt động thư viện

- Nghiên cứu, ứng dụng các tiêu chuẩn tiên tiến vào công tác nghiệp vụthư viện;

- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào công tác thư viện;

- Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnhvực khoa học thư viện, tham gia các hoạt động về nghiệp vụ với hệ thống thưviện trong nước nhằm thúc đẩy sự nghiệp thư viện Việt Nam phát triển

1.4.Cơ sở vật chất , trang thiết bị

1.4.1 Cơ sở vật chất

Thư viện Tạ Quang Bửu là công trình kỉ niệm 50 thành lập trường Đạihọc Bách Khoa Hà Nội – đây là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triểncủa thư viện nói riêng và công cuộc đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả chất lượnggiáo dục và đào tạo của trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói chung Tổng vốnđầu tư cho xây dựng là hơn 200 tỉ đồng, Thư viện Tạ Quang Bửu hiện là mộttrong những thư viện lớn nhất trong hệ thống thư viện đại học ở Việt Nam, baogồm 1 toà nhà 10 tầng với tổng diện tích 37.000m²

Các phòng được trang bị hệ thống ánh sáng, thang máy, điều hoà, quạt,bàn ghế đầy đủ, không gian rộng rãi, thoáng mát phục vụ cho nhu cầu đông đảo

Trang 12

của sinh viên Tuy vậy vẫn không tránh khỏi lượng quá tải sinh viên trong mùathi, thư viện bố trí bên ngoài hành lang một vài bàn ghế để cải thiện tình trạngnày Hiện nay, thư viện có thêm dịch vụ đồ uống tại một số phòng đọc, phục vụcho sinh viên ở lại qua trưa Thư viện có khả năng phục vụ cùng một lúc hơn

2000 sinh viên Ngoài ra còn có các phòng để tổ chức hội thảo, nghiên cứu,tuyên truyền giới thiệu cho sinh viên trong và ngoài trường với qui mô rộng lớn,máy móc hiện đại Cổng từ đặt tại các phòng đọc, cửa ra vào trung tâm toà nhàtạo nhằm bảo quản tài liệu

Trang web của Thư viện với hơn 600000 đầu sách và cung cấp các truycập đến các cơ sở dữ liệu trực tuyến như Science Direct, IEEE, ACM Trung tâmMạng thông tin cung cấp các thông tin cần thiết về các dịch vụ công nghệ củatrường ĐH Bách Khoa Hà Nội từ email, tài khoản truy cập Internet, kết nốimạng nội bộ…

1.4.2 Trang thiết bị

+ Hệ thống máy tính và Mạng

- Hệ thống máy chủ CSDL( Database server) cài đặt phần mềm quản líthư viện VTLS: quản lí CSDL thư mục về tài liệu thư viện, thông tin bạn đọc vàmọi thông tin về mượn trả

- Hệ thống các máy tuinhs phục vụ công tác chuyên môn quản lí thư viện( 40 máy PC)

- Hệ thống máy tính tìm kiếm và khai thác thông tin phục vụ bạn đọc (85máy PC)

- Hệ thống các trang mạng phục vụ cho truy cập từ xa vào mạng Thư việnđiện tử

+ Hệ thống mạng điện thoại dịch vụ

- Tòa nhà được trang bị hệ thống tủ cáp, hộp cáp và hệ thống đườngtruyền cáp viễn thông đạt tiêu chuẩn Ngành bưu điện

+ Hệ thống đảm bảo an ninh( giám sát an ninh và bảo vệ)

- Hệ thống mạng quản lí từ hóa sách và sóng radio cùng với các thiết bịkiểm soát an ninh ( cổng từ, cổng chip RFID, máy nạp,khử rừ, trạm lập trình

Trang 13

RFID) đảm bảo khả năng chống mất sách, ngăn chặn hành vi mang sách tráiphép ra ngoài thư viện.

- Hệ thống khóa từ kiểm soát ra vào: Hệ thống kiểm soát sử dụng thẻ từ,barcode…sẽ ghi nhận số liệu về ngườ ra/vào tại các phòng và được bảo mật, lưutrữ số liệu này trên máy tính

- Hệ thống Camera theo dõi được bố trí tại các phòng đọc, các tầngnhằm mục đích giám sát mọi hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn củatòa nhà Thư viện

+ Hệ thống điều hòa trung tâm

+ Các trang thiết bị chuyên dụng khác

- Hệ thống máy tính tra cứu Sunray được tài trợ bởi Sun Microsoftsystem

Trang 14

CHƯƠNG 2: TÌM HIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN VÀ

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIẾN TẬP

1.TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN

1.1 Công tác bổ sung

Quy trình bổ sung

Bổ sung các tài liệu tiếng Việt, tiếng nước ngoài băng nhiều hình thứcnhư : mua trao đổi, nhận tặng biếu, nhận lưu chiểu Tất cả tài liệu được nhận vềthư viện đều phải qua bộ phận Bổ sung – trao đổi, bao gồm:

+ Tài liệu mua: theo kinh phí hàng năm, theo dự án, theo chương trình,

+ Tài liệu tặng biếu: , cá nhân , tập thể, tổ chức trong và ngoài nước + Tài liệu trao đổi

+ Tài liệu lưu chiểu

1.2 Cơ cấu vốn tài liệu

Vốn tài liệu trong thư viện là cơ sở vật chất quan trọng và thiết yếu nhất,thư viện muốn mang lại hiệu quả cho đông đảo bạn đọc thì phải có vốn tài liệuphong phú, dồi dào cũng như tổ chức, xây dựng một cách hợp lý, khoa học

So với những ngày đầu thành lập chỉ với 5000 tài liệu, cho đến nay thưviện Tạ Quang Bửu đã xây dựng vốn tài liệu khá đồ sộ về số lượng với hơn700.000 bản ghi tài liệu và phong phú về loại hình, phù hợp với chương trình vàlĩnh vực đào tạo của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.2.1 Tài liệu truyền thống

Tài liệu truyền thống là loại tài liệu như: Sách, báo, tạp chí,… các tài liệunày được chia làm 2 loại tài liệu công bố và tài liệu không công bố

* Tài liệu công bố

Là tài liệu xuất bản do các NXB phát hành và thường được đánh chỉ sốISSN hoặc ISBN, tài liệu được phổ biến rộng rãi tất cả mọi người đều có thể đọcđược Ở thư viện Tạ Quang Bửu loại tài liệu này bao gồm: Sách tham khảo,sáchtra cứu, tạp chí và một sô lướng lớn sách giáo trình tiếng Việt được xuất bản bớicác NXB Trung ương

Trang 15

+ Sách tham khảo

- Sách tham khảo ngoại văn

Sách tham khảo ngoại văn chiếm một phần lớn trong kho sách của thưviện bao gồm nhiều thư tiếng được sắp xếp theo các loại ngôn ngữ cơ bản làtiếng Nga, Anh, Pháp, Đức…chiếm khoảng hơn 100.000 tài liệu

- Sách tham khảo tiếng Việt

Số tài liệu này it hơn nhiều so với các tài liệu tham khảo nước ngoài.Hiện nay thư viện Tạ Quang Bửu có khoảng trên 10.000 cuốn Sách tham khảo

về chuyên ngành, mở rộng ra với nhiều lĩnh vực khác như ngoại ngữ, chính trị

xã hội, văn học nghệ thuật, tin học…chiếm khoảng 30% kho sách tham khảo

Sách tham khảo gồm các sách kĩ thuật liên quan đến các ngành khoa họccủa trường , sách tin học, ngoại ngữ và các loại sách chính trị- xã hội liên quanđên đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, các tác phâm văn học nổitiếng,… giúp cho sinh viên trong trường có cái nhiên toàn diện về mọi mặt củađời sống kinh tế xã hội

+ Sách tra cứu

Đây là loại tài liệu đặc biệt gồm các loại sách: Bách khoa toàn thư, từđiển, cẩm nang các ngành kĩ thuật, sổ tay tra cứu chuyên ngành… Hiện nay sốtài liệu này có khoảng hơn 6000 cuốn

+ Giáo trình

Số lương giáo trình của thư viện hiên nay là 1783 loại với 159600 bản.Thành phần kho giáo trình hiện nay của thư viện Tạ Quang Bửu chia theo nămxuất bản

+ Báo, Tạp chí

Nguồn tạp chí chiếm 1/3 tổng số vốn tài liệu của thư viện Hiện nay thưviện có 1503 loại tạp chí ngoại gồm 219926 bản, báo- tạp chí khoa học kĩ thuậttiếng Việt hiện có 267 loại

* Tài liệu không công bố

Đây là loại tài liệu không được phổ biến rộng rãi Tài liệu không công

bố tại thư viện Tạ Quang Bửu hiện nay gồm có: Luận án, luận văn của các thạc

Trang 16

sĩ, tiến sĩ ,các cán bộ nhà trường bảo về trong và ngoài nước, báo cáo khoa họccủa sinh viên, các đề tài nghiên cứu khoa học của các cán bộ trong trường,…

1.2.2 Tài liệu điện tử

* Đĩa CD-ROM, đĩa mềm

Ngoài các tài liệu truyền thống, thư viện còn lưu trữ các tài liệu điện tử,xây dựng thư viện số, các CSDL ,CSDL điện tử trực tuyến để tăng thêm nguồnlực thông tin cho thư viện Cùng với đó, là các tài liệu đặc biệt như đĩa CD –ROM với số lượng khoảng 10.000 đĩa

Tại phòng Multimedia quản lí và phục vụ cho bạn đọc sử dụng đĩa CD vàđĩa mềm, trong đó bao gồm các đĩa tài liệu toàn văn đi kèm với sách đọc tại thưviện, đĩa tài liệu toàn văn của các lĩnh vực khoa học công nghệ do một số Việtkiều ở Mỹ gửi về

Sử dụng trang tài liệu điện tử để tìm kiếm trong các CSDL điện tử, các

tài liệu giảng dạy và học tập dạng điện tử được sử dụng tại thư viện

Link Hướng dẫn sử dụng http://dlib.hust.edu.vn/

- CSDL ĐIỆN TỬ ONLINE

+ CSDL Proquest

Địa chỉ truy cập CSDL http://lhtv.vista.vn/

Proquest là một bộ CSDL trực tuyến với 11CSDL bao gồm hầu hết cáclĩnh vực Proquest cho phép truy cập tới hơn 13.000 tạp chí (với 8.000 tạp chítoàn văn) và 3.000 báo cáo về lĩnh vực công nghiệp, 45.000 bài mô tả sơ lược vềThương mại, 30.000 luận văn, luận án toàn văn Với các tạp chí, báo cáo, luậnvăn và luận án trên đã tạo nên một bộ sưu tập tạp chí và các ấn phẩm định kỳ cơbản hoàn chỉnh về tất cả các lĩnh vực và các thông tin cần thiết

Trang 17

Cán bộ và sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội có thể sử dụng và khai thácCSDL Proquest Central thông qua máy tính nối mạng BKnet của Trường và phải

cài đặt proxy theo hướng dẫn tại Link sau:

Hiện nay trường ĐHBK Hà Nội là 1 trong 4 cơ sở giáo dục đại học vànghiên cứu hàng đầu của Việt Nam được Bộ Khoa học và Công nghệ ưu tiên cấpquyền sử dụng CSDL Science Direct

Thời gian truy cập: 01 năm từ tháng 07 năm 2016 đến tháng 7 năm 2017.

Link Hướng dẫn sử dụng CSDL Sciencedirect

tb-sciencedirect-2016.html/

+ CSDL Ebrary Academic complete

Địa chỉ truy cập CSDL: http://site.ebrary.com/lib/hustvn/

Trường ĐHBK Hà nội tiếp tục sử dụng CSDL Ebrary Academiccomplete đến hết ngày 9/3/2017 CSDL này truy cập trực tuyến tới 131.772 đầusách đa ngành như nghiên cứu hàng không vũ trụ, điện tử, năng lượng, khoahọc và kỹ thuật môi trường của nhiều nhà xuất bản nổi tiếng như: McGraw-Hill, Oxford University Press, Princeton University Press, Taylor & Francis,Wiley thông qua địa chỉ IP tĩnh của Trường, không giới hạn số lượng người truycập

Trang 18

Link Hướng dẫn sử dụng CSDL Ebrary Academic complete

2016.html/

http://library.hust.edu.vn/tin-tux/1-tin-tuc-chung/479-tb-ebrary-ebook-1.3 Tổ chức kho tài liệu

Trên cơ sở tổ chức kho tài liệu ( kho đóng, kho mở ), đảm bảo nhu cầu

tìm kiếm và khai thác thông tin tối đa với khả năng cho phép bằng các thiết bịhiện đại: máy tính, CSDL, mã vạch, cổng từ… thường xuyên duy trì thông tinphản hồi về các vấn đề nghiệp vụ thư viện từ phía bạn đọc, thông báo cho cácphòng liên quan để kịp thời giải quyết, đáp ứng yêu cầu đặt ra Định kỳ kiểm kêkho sách và báo cáo về phòng Nghiệp vụ để thuân tiện cho việc theo dõi vàtổng hợp

1.3.1 Kho mở

- Sắp xếp tài liệu theo kí hiệu phân loại

- Tài liệu được phân chia theo cấu trúc khung phân loại LC từ A-Z

1.3.2 Kho đóng

- Tài liệu được sắp xếp theo số đăng ký các biệt, loại tài liệu, ngôn ngữ,khổ cỡ

1.4 Tổ chức bộ máy tra cứu

Trường ĐHBK Hà Nội là một trong những trường điểm của Việt Nam

nói chung và của Hà Nội nói riêng, là đơn vị có quy mô đào tạo lớn mạnh nhất

cả nước vì vậy mà nhu câù thông tin tìm tài liệu của sinh viên, đội ngũ cán bộgiảng dạy, nghiên cứu của nhà trường luôn cần thiết Vì vậy, thư viện luôn luônchú trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình để phục

vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn cho nên bộ máy tra cứu ( BMTC) của thư viện TạQuang Bửu đã được sắp xếp một các khoa học, ngày càng được hoàn chỉnh hơn,việc tổ chức BMTC theo các hình thức:

- BMTC truyền thống và hiện đại

- Các ấn phẩm thông tin thư mục

- Các CSDL

1.4.1 Bộ máy tra cứu truyền thống

Trang 19

* Hệ thống mục lục

Hệ thống mục lục ( HTML) là tập hợp các phiếu mô tả thư mục cho tàiliệu của một cơ quan thông tin thư viện ( TTTV) Các phiếu này phản ánh nguồntài liệu của một hay một số cơ quan TTTV Để giúp cho việc tìm kiếm được đễdàng, các phiếu phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định

Việc xây dựng HTML có nguyên tắc và phương pháp chung trên thực tếmỗi thư viên lại áp dụng có sự khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của bạn đọc,loại hình tài liệu, cơ cấu thành phần kho sách, ngôn ngữ tài liệu, và khả năng củamỗi thư viện Thư viện Tạ Quang Bửu- Trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức xâydựng HTML thành các loại mục lục sau:

+ Mục lục chữ cái ( theo tên tác giả, tên sách)

+ Mục lục phân loại

+ Mục lục tạp chí

+ Mục lục giáo trình

1.4.2 Bộ máy tra cứu hiện đại

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của toàn thể cán bộ quản lý, banlãnh đạo, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, sinh viên thuộctrường ĐHBK Hà Nội, giúp bạn đọc có thể rút ngắn được thời gian tìm tài liệu,những tài liệu tìm thấy sẽ đầy đủ, chính xác và phù hợp với nhu cầu tin của bạnđọc, tạo khả năng tiếp cận thông tin từ nhiều kênh khác nhau Thư viện TạQuang Bửu đã và đang xây dựng BMTC hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh hơngồm co các phòng:

Hình thức phục vụ Multimedia là một hình thức phục vụ mới Hiện naythư viện có 2 phòng Multimedia là phòng 220 ( tầng 2) và phòng 313 ( tầng 3).Các phòng này đều được trang bị đầy đủ máy tính nối mạng, băng casset, đĩaCD-ROM, đĩa mềm…

Với đặc trưng tài liệu của phòng là tài liệu điện tử do vậy bạn đọc có thểkhai thác nguồn tài liệu dưới các hình thức khác nhau như: nghe, nói, đọc, viếtthông qua hình ảnh, chữ viết và âm thanh chứa đựng trong tài liệu Đây là dạngtài liệu tra cứu nhanh, khoa học đồng thời tốn thời gian và công sức

Trang 21

1.4.2.1 CSDL

CSDL của thư viện Tạ Quang Bửu rất phong phú và đa dạng về cả sốlượng và chủng loại, bao gồm sách, báo, tạp chí về các ngành khoa học kĩ thuật,giáo dục, chính trị, xã hội… với hơn 60.000 biểu ghi thư mục do phần mềmVTLS quản lí và được cập nhật thường xuyên

1.4.2.2 Thư mục

Thư mục là một danh mục giớ thiệu vắn tắt những đặc điểm nội dung cơ

bản của tài liệu về một sô vấn đề được sắp xếp hệ thống, khoa học, giúp bạn đọctra tìm và sử dụng nhanh chóng phù hợp với trình độ Thư mục có ý nghĩa rấtlớn đối với CBTV, là thành phần không thể thiếu được đối với người tra cứu

Hiện nay, Thư viện Tạ Quang Bửu có những loại thư mục sau:

+ Thư mục giới thiệu sách hằng năm

+ Thư mục giới thiệu sách 10 năm

+ Thư mục luận án tiến sĩ

+ Thư mục sách ngoại văn

+ Thư mục luận văn cao học

+ Thư mục sách điện tử - Tin học - Viễn thông

1.4.2.3 Tra cứu trên Opac

Đây là trang chủ của mục lục tra cứu trực tuyến, giúp bạn đọc tra cứu tàiliệu tại thư viện Tạ Quang Bửu

Ngày đăng: 31/01/2018, 13:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w