1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Ba Vì TP Hà Nội

74 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Những đóng góp của đề tài 4 7. Kết cấu của đề tài 4 CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TP HÀ NỘI 5 1.1. Khái quát chung về huyên Ba Vì 5 1.1.1. Vị trí địa lý 5 1.1.2. Địa hình 5 1.1.3. Khí hậu 5 1.1.4. Đất đai 5 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội- an ninh – chính trị 6 1.2.1. Tiềm năng kinh tế 6 1.2.2. Văn hóa, xã hội 7 1.2.3. Tiềm năng du lịch 7 1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì TP Hà Nội. 8 1.3.1. Chức năng của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì TP Hà Nội 8 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì TP Hà Nội 9 1.3.4. Các phòng ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện. (phụ lục số 2) 12 1.3.5. Bản mô tả công việc của lãnh đạo Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì. 13 1.4. Tình hình hoạt động của phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì – nơi thực tập 16 1.4.1. Cơ cấu tổ chức phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì 16 1.4.2. Vị trí, chức năng, phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì 17 1.4.3. Nhiệm vụ của các chuyên viên phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì: 18 1.4.4. Trang thiết bị vật chất: 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TẠI UBND HUYỆN BA VÌ TP HÀ NỘI 23 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác, bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Ba Vì 23 2.1.1. Cơ sở lý luận: 23 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 23 2.1.3. Các quyền cơ bản về bổn phận trẻ em 29 2.2. Một số khái niệm cơ bản về trẻ em. 30 2.2.1. Khái niệm trẻ em 30 2.2.2. Khái niệm trẻ em có oàn cảnh đặc biệt khó khăn 31 2.2.3. Khái niệm chăm sóc trẻ em. 31 2.2.4. Khái niệm bảo vệ trẻ em. 31 2.2.5. Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. 32 2.2.6. Đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 32 2.3. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc bệt khó khăn 34 2.3.1. Công tác dân số gia đình và trẻ em. 34 2.3.2. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam 34 2.3.3. Thực trạng trẻ em có HCĐBKK tại huyện Ba Vì Hà Nội 36 2.3.4. Nguyên nhân làm trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở huyện Ba Vì Hà Nội. 39 2.4. Thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK tại huyện Ba Vì 41 2.4.1 Công tác BVCS trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK tại huyện Ba Vì được thể hiện ở một số hoạt động như : 42 2.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Ba Vì. 46 2.5. Công tác tổ chức cán bộ và đối tượng, phạm vi, thời gian, kinh phí thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 48 2.5.1. Công tác tổ chức cán bộ 48 2.5.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian kinh phí tổ chức thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 48 2.5.3. Tổ chức thực hiện 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI UBND HUYÊN BA VÌ TP HÀ NỘI 52 3.1. Tăng cường pháp chế và các biện pháp đặc thù 52 3.1.1. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác 52 3.1.2. Về vận động nguồn hỗ trợ 52 3.1.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ trực tiếp 53 3.1.4. Hỗ trợ hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí 54 3.1.5. Tăng cường quản lý nhà nước và phát triển mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 54 3.2. Kiến nghị 54 3.2.1. Đối với sở Lao động TB&XH TP Hà Nội 54 3.2.2. Đối với phòng Lao động TB&XH huyện Ba Vì 55 3.2.3. Đối với trường Đại học Nội Vụ Hà Nội 57 3.2.4. Đối với sinh viên ngành Quản lý nhà nước 58 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trụ sở Thị Trấn Tây Đằng – Ba Vì - Hà Nội

Điện thoại: 0433960068 - Email: Bavihanoi.gov.vn

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND Hội đồng nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Những đóng góp của đề tài 4

7 Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TP HÀ NỘI 5

1.1 Khái quát chung về huyên Ba Vì 5

1.1.1 Vị trí địa lý 5

1.1.2 Địa hình 5

1.1.3 Khí hậu 5

1.1.4 Đất đai 5

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội- an ninh – chính trị 6

1.2.1 Tiềm năng kinh tế 6

1.2.2 Văn hóa, xã hội 7

1.2.3 Tiềm năng du lịch 7

1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì TP Hà Nội 8

1.3.1 Chức năng của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì TP Hà Nội 8

1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì TP Hà Nội 9

1.3.4 Các phòng ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện (phụ lục số 2) .12

1.3.5 Bản mô tả công việc của lãnh đạo Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì 13

Trang 4

1.4 Tình hình hoạt động của phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì – nơi thực

tập 16

1.4.1 Cơ cấu tổ chức phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì 16

1.4.2 Vị trí, chức năng, phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì 17

1.4.3 Nhiệm vụ của các chuyên viên phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì: 18

1.4.4 Trang thiết bị vật chất: 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TẠI UBND HUYỆN BA VÌ TP HÀ NỘI 23

2.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác, bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Ba Vì 23

2.1.1 Cơ sở lý luận: 23

2.1.2 Cơ sở thực tiễn 23

2.1.3 Các quyền cơ bản về bổn phận trẻ em 29

2.2 Một số khái niệm cơ bản về trẻ em 30

2.2.1 Khái niệm trẻ em 30

2.2.2 Khái niệm trẻ em có oàn cảnh đặc biệt khó khăn 31

2.2.3 Khái niệm chăm sóc trẻ em 31

2.2.4 Khái niệm bảo vệ trẻ em 31

2.2.5 Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em 32

2.2.6 Đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 32

2.3 Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc bệt khó khăn 34

2.3.1 Công tác dân số gia đình và trẻ em 34

2.3.2 Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam 34

2.3.3 Thực trạng trẻ em có HCĐBKK tại huyện Ba Vì Hà Nội 36

2.3.4 Nguyên nhân làm trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở huyện Ba Vì Hà Nội 39

2.4 Thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK tại huyện Ba Vì 41

Trang 5

2.4.1 Công tác BVCS trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK tại huyện Ba Vì được thể

hiện ở một số hoạt động như : 42

2.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Ba Vì 46

2.5 Công tác tổ chức cán bộ và đối tượng, phạm vi, thời gian, kinh phí thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 48

2.5.1 Công tác tổ chức cán bộ 48

2.5.2 Đối tượng, phạm vi, thời gian kinh phí tổ chức thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 48

2.5.3 Tổ chức thực hiện 49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI UBND HUYÊN BA VÌ TP HÀ NỘI 52

3.1 Tăng cường pháp chế và các biện pháp đặc thù 52

3.1.1 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác 52

3.1.2 Về vận động nguồn hỗ trợ 52

3.1.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ trực tiếp 53

3.1.4 Hỗ trợ hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí 54

3.1.5 Tăng cường quản lý nhà nước và phát triển mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 54

3.2 Kiến nghị 54

3.2.1 Đối với sở Lao động TB&XH TP Hà Nội 54

3.2.2 Đối với phòng Lao động TB&XH huyện Ba Vì 55

3.2.3 Đối với trường Đại học Nội Vụ Hà Nội 57

3.2.4 Đối với sinh viên ngành Quản lý nhà nước 58

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với nhận thức, trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai củadân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cần được ưutiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch

Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm phảitrồng người”; Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam khẳng định: Chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quantrọng cho việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế Đầu tư chotrẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, của dân tộc

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” thông điệp yêu thương mà mỗichúng ta chắc hẳn đã từng được nghe, đó là lời bài hát và cũng là lời khẳng địnhtầm quan trọng của trẻ em đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của toànnhân loại

Ở Việt Nam, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội đầy ấn tượng trong 20năm qua đã phần nào tạo ra những áp lực mới với các gia đình Không phải mọithay đổi đồng hành với quá trình phát triển kinh tế nhanh đều mang tính tích cực

và khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn thì càng nhiều người dân di cư rathành phố cũng như khắp nơi trong nước để tìm việc làm Hệ quả của sự giatăng chênh lệnh về kinh tế, nạn thất nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng

di cư, gia đình tan vỡ và xói mòn các giá trị truyền thống là tỷ lệ trẻ em bị bỏrơi, quên lãng, bị lạm dụng và bị bóc lột ngày càng cao

Trẻ em luôn là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trước những thay đổi lớn

Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội ước tính năm 2007 có hơn 2,5 triệu trẻ emsống trong “các hoàn cảnh đặc biệt,” chiếm gần 10% tổng số trẻ em trai và trẻ

em gái ở Việt Nam Con số này bao gồm: 1,2 triệu trẻ khuyết tật; 300.000 trẻ bịảnh hưởng bởi HIV và AIDS, trong đó 4.720 trẻ nhiễm HIV; 168.000 trẻ mồ côi

và trẻ không được cha mẹ đẻ nuôi nấng; 27.000 trẻ lao động; hơn 13.000 trẻ

em đường phố; 20.000 trẻ sống trong các trung tâm xã hội; 3.800 trẻ sử dụng

Trang 7

ma túy; và ít nhất 850 trẻ bị lạm dụng tình dục Các vấn đề như khai thác tìnhdục trẻ em vì mục đích thương mại và buôn bán trẻ em cũng ở mức độnghiêm trọng song chưa có số liệu cụ thể do không có nguồn số liệu đáng tincậy.

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng

và nhà nước ta và được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm

Trẻ em là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong

số những em được sinh ra gặp phải hoàn cảnh khó khăn nên việc quan tâm chămsóc đến nhóm đối tượng này cần được quan tâm sâu sát hơn, bởi vì:

Về bản thân các em: Là đối tượng trẻ em bị thiệt thòi so với trẻ em đồngtrang lứa, thường là các em không được đến trường, không được tham gia vàocác hoạt động văn hóa văn nghệ , thể dục thể thao,… ít có cơ hội tiếp cận vớicác dịch vụ hỗ trợ, khó khăn thiếu thốn rất nhiều

Về luật pháp: Quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử và quyền đượcđối xử nhân đạo (Đã được ghi cụ thể trong Một số điều của công ước Quốc tế vềquyền trẻ em, Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em và các văn bản dưới luật)

Về phát triển: Chăm sóc phục hồi, hòa nhập, động viên tinh thần, tạo điềukiện phát triển có ích cho bản thân và toàn xã hội

Nếu công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khănkhông được trú trọng thì sẽ có rất nhiều những mảnh đời non nớt bị mất đi cơhội phát triển, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của các em, tác động xấuđến sự phát triển bền vững của đất nước, xã hội không ổn định và hàng nghìn hệlụy khác kéo theo đó Nhận thấy tầm ý nghĩa to lớn của công tác chăm sóc thế

hệ trẻ mà nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, em xin nghiên

cứu sâu về đề tài: “Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Ba Vì TP Hà Nội”

2 Tình hình nghiên cứu

Nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của trẻ có em HCĐBKK trênđịa bàn huyện Đưa ra các giải pháp can thiệp, phương hướng giải quyết vấn đề

Trang 8

dưới góc độ kiến thức ngành Quản lý nhà nước nhằm giúp trẻ em có HCĐBKKgiải quyết vấn đề một cách triệt để của mình, hướng đến một cuộc sống tốt đẹphơn.

Thông qua nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà lãnh đạo tại cơ sở thấyđược nhu cầu cần thiết của các em, những thiếu hụt về vật chất tinh thần để từ

đó có các hỗ trợ và giúp đỡ một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất

Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng đất nước và toàn xã hộilàm cho mọi người thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong côngtác BVCSTE nhất là trẻ em có HCĐBKK

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3 1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp khả thi về quản lý nhà nước đối với công tác bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại huyện Ba Vì TP HàNội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề trẻ em có hoản cảnhđặc biệt và quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt;

Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại huyện Ba Vì TP Hà Nội

Đề xuất một số giải pháp trong quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoản cảnh đặc biệt

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về Quản lý Nhà nước đối với bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – tại hệ thống Tại huyện Ba Vì TP Hà Nộibao

Trang 9

gồm 14 tỉnh từ năm 2010 đến năm 2012.

Trang 10

5 phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu: Các văn bản về chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước, bài viết về trẻ em, địa điểm nghiêncứu tại huyện Ba Vì TP Hà Nội;

Phương pháp phân tích, so sánh: phân tích vấn đề quản lý nhà nước đốivới bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại hệ thống Tạihuyện Ba Vì TP Hà Nội so với văn bản về chủ trương của Đảng, chính sách củaNhà nước để thấy sự phù hợp của chính sách so với chuẩn mực quốc tế; So sánhkinh nghiệm về vấn đề này với một số nước như Nga, Australia,

Phương pháp thống kê theo số liệu của Tại huyện Ba Vì TP Hà Nội giaiđoạn 2015-2010

7 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Vị trí địa lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của UBND huyện Ba Vì TP Hà Nội

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại UBND huyện Ba Vì TP Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại UBND huyện Ba Vì

TP Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ

TP HÀ NỘI 1.1 Khái quát chung về huyên Ba Vì

1.1.1 Vị trí địa lý

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô HàNội Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dântộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi,một xã giữa sông Hồng Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh HòaBình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc Thực hiệnNghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8năm 2008

1.1.2 Địa hình

Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chiathành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sôngHồng

1.1.3 Khí hậu

Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởngkhí hậu nhiệt đới gió mùa Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạmkhí tượng Ba Vì cho thấy:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trungbình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c Tổnglượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm) Lượng mưa cáctháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8(339,6mm)

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm

1.1.4 Đất đai

Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và

Trang 12

nhóm đất vùng đồi núi

Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toànhuyện

Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện

Theo số liệu thống kê năm 2015, diện tích rừng toàn huyện có 10.724,9

ha, trong đố rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246ha rừngđặc dụng Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao400m trở lên Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật phongphú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộcphạm vi Vườn quốc gia Ba Vì

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội- an ninh – chính trị

1.2.1 Tiềm năng kinh tế

Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình,với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh"phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước Đóchính là Vườn Quốc Gia Ba Vì Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươiđẹp như: Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổitiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyênsinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị Nơi có nhiều trang trại đồng quê,nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú Có nguồn nước khoáng nóng thiênnhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú Hiện nay các nhà thực vậthọc Việt Nam ước khoảng 2000 loại Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bướcđầu kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồmnhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai Hai loại câyrất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang đượcbảo vệ nghiêm ngặt Động vật cú 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9loại lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn quốc gia Ba Vì) Đây là nguồn tàinguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt

Trang 13

Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quang gần nhưđược bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà Ngoài ra trongkhu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùamưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thácKhoang Xanh Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát được toàn cảnh nonnước của vùng Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi Phía Đông là hồĐồng Mô, phía Bắc là Hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng Tất cả tạo nêncảnh trí non nước hưu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì

1.2.2 Văn hóa, xã hội

Nhân dân Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo tronglao động kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong haicuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược Trong thời kỳ đổimới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hương,phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiệnđại hóa đất nước Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đãđược Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trangnhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chương lao động hạng nhất thời kỳ đổi mới

Trang 14

Với bề dày lịch sử, Ba Vì là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá có giátrị đặc biệt như: Cụm di tích: Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ thờ Tam vịTản Viên Sơn Thánh; Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến là 2 di tích được xếphạng đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, Đình Thụy Phiêu được các nhà khoa họcđánh giá là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại tuyệt đối1531- thời Nhà Mạc; Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích lịch sử K9 ( nơi lưu giữnhững kỷ vật liên quan đến Bác Hồ khi Người ở đây) cùng hàng trăm di tích lịch

sử - văn hoá có giá trị khác

Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình,với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh"phía Tây thủ đô Hà Nội Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹpnhư: Núi, đồi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổitiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa (gắn liền với truyềnthuyết "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh"), Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà,Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long,Đồi cò Ngọc Nhị Nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nôngnghiệp phong phú Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rấtthuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì TP Hà Nội.

1.3.1 Chức năng của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì TP Hà Nội

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2015,UBND các cấp nói chung, Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì TP Hà Nội nói riêng là

cơ quan Hành chính Nhà nước ở địa phương, quản lý phạm vi, lãnh thổ củahuyện theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của HĐND huyện và cơquan cấp trên trong lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, An Ninh, Xã hội, Quốc phòng

Trang 15

Tuyên truyền Giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật;

Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước của các tổ chức vàcông dân, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân;

Về công tác thi hành án, giải quyết đơn thư khiếu nại

UBND huyện Ba Vì TP Hà Nội do Hội đồng nhân dân huyện Ba Vì TP

Hà Nội bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan Hànhchính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước cơ quan cùng cấp và cơquan Nhà nước cấp trên

UBND huyện Ba Vì TP Hà Nội thực hiện chức năng quản lý Nhà nướctrên địa bàn huyện Ba Vì TP Hà Nội, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lýthống nhất trong bộ máy Hành chính Nhà nước từ Trung ương đến Cơ sở, là cơquan chấp hành, phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân huyện

Nhiệm vụ của UBND huyện Ba Vì TP Hà Nội được quy định chung tạiLuật Tổ chức chính quyền địa phương 19/06/2015 Cụ thể là:

Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển Kinh tế, Xã hội, An ninh,Quốc phòng hàng năm và nhiều năm của huyện Xây dựng Kế hoạch Đầu tư vàxây dựng các công trình trọng điểm của huyện trình HĐND cùng cấp thông qua,quyết định, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

Xây dựng quy chế làm việc của UBND huyện, công tác tổ chức bộ máy

và thực hiện quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định của Nhà nước Bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với các tập thể cá nhân do UBND huyệntrực tiếp quản lý

Trang 16

Xây dựng chương trình công tác hàng năm của UBND huyện, các biệnpháp thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện về Kinh tế, Xã hội, An ninh Quốcphòng, thông qua các báo cáo khác của UBND huyện trước khi trình HĐNDhuyện.

Kết luận những vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ chốt

do UBND quản lý hoặc những vụ việc phức tạp theo quy định của Luật khiếunại tố cáo

Kiểm điểm đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể và cá nhânthuộc UBND hàng năm

Giải quyết những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyềncủa UBND

1.3.3 Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân Huyện Ba Vì TP Hà Nội

Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Ba Vì TP Hà Nội gồm có: 01 Chủ tịch,

03 Phó chủ tịch và 12 phòng, ban chuyên môn Mỗi thành viên của UBNDhuyện chịu trách nhiệm cá nhân về công việc được phân công trước HĐND,UBND và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện; cùng các thành viên khác chịu tráchnhiệm tập thể về hoạt động của UBND huyện trước Thành uỷ, HĐND, UBNDThành phố, Huyện uỷ, HĐND huyện Ba Vì TP Hà Nội và các Cơ quan Nhànước cấp trên

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện (Đ/c: Bạch Công Tiến):

Chủ tịch UBND là người đứng đầu, lãnh đạo, quản lý, điều hành và chịutrách nhiệm toàn diện các mặt hoạt động của UBND huyện trước UBND Thànhphố Hà Nội, Huyện uỷ và HĐND huyện và thực hiện các nhiệm vụ theo Quychế làm việc của UBND huyện Ba Vì TP Hà Nội;

Chỉ đạo chung việc xây dựng chương trình, kế hoạch và thực hiện cácnhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện; Chỉ đạo chung công táclập dự toán ngân sách, bổ sung ngân sách cho các đơn vị, Uỷ ban nhân dân cácPhường để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh;

Chỉ đạo công tác quy hoạch xây dựng, giới thiệu địa điểm xây dựng các

dự án trên địa bàn huyện;

Trang 17

Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác: Nội chính, An ninh Quốc phòng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, địa giới hành chính, đối ngoại,công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công tác thi đua - khen thưởng, chương trìnhcông tác của UBND huyện, chỉ đạo chung công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại

tố cáo của công dân;

Đảm bảo mối quan hệ phối hợp giữa UBND huyện với Huyện uỷ,Thường trực HĐND huyện;

Trực tiếp làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng, Chủtịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự Trưởng các Ban chỉ đạo khác được thành lậptheo chương trình kế hoạch công tác thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Thanh traHuyện, Công an Huyện, Ban chỉ huy Quân sự Huyện, Cơ quan thi hành án;

Phụ trách các Phường Cầu Diễn, Mỹ Đình 1;

Xử lý công việc có liên quan đến: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhândân Huyện;

Là chủ tài khoản thu - chi ngân sách huyện Ba Vì TP Hà Nội

Các Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện

Giúp việc cho Chủ tịch la 03 phó chủ tịch, mỗi phó chủ tịch được giaonhiệm vụ quản lý các lĩnh vực nhất định

Phó chủ tịch quản lý Kinh tế của Uỷ ban nhân dân Huyện (Đ/c NguyễnĐình Dần):

Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh

tế, Văn phòng HĐND và UBND huyện, Ban Quản lý dự án xây dựng hạ tầng kỹthuật xung quanh huyện Ba Vì, Ban quản lý chợ;

Xử lý công việc liên quan đến các ngành: Thống kê, Chi cục thuế, Khobạc, Đội quản lý thị trường số 11, Trạm thú y

Phó chủ tịch quản lý Văn hóa xã hội của Uỷ ban nhân dân Huyện (đ/c LêVăn Minh):

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và tập thể UBND huyện, HĐND huyện

về công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Văn

Trang 18

hoá - Thông tin, Thể dục - Thể thao, Lao động Thương binh và Xã hội, Đào tạonghề, Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, Bảo hiểm xãhội, Công tác tôn giáo và các vấn đề xã hội khác;

Trực tiếp phụ trách quản lý các đơn vị: Phòng Văn hóa - Thông tin, PhòngGiáo dục - Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Trungtâm y tế, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Trung tâm Thể dục - thểthao, Trung tâm Văn hoá, Trung tâm dạy nghề, Hội Chữ thập đỏ;

Xử lý công việc liên quan đến các ngành: Bảo hiểm xã hội, Ngân hàngchính sách xã hội huyện, Hội người mù

Phó chủ tịch quản lý lĩnh vực Đất đai - Trật tự xây dựng (đ/c Nguyễn ThếHà):

Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác: quản lý đất đai, Tài nguyên môitrường, quản lý trật tự xây dựng, giao thông vận tải; công tác giải phóng mặtbằng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện (trừ các dự án

do UBND huyện làm chủ đầu tư, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh

Hồ Tây, Dự án xây dựng tuyến đường Văn Cao - Hồ Tây và dự án nâng cấp, cảitạo đường Lạc Long Quân), Tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo cóliên quan đến các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;

Trực tiếp phụ trách quản lý các đơn vị: Phòng Tài nguyên và Môi trường,Thanh tra xây dựng;

Xử lý công việc liên quan đến ngành: Thanh tra Giao thông vận tải

Các uỷ viên Uỷ ban nhân dân quân

Giúp việc cho Chủ tịch còn có 05 uỷ viên Uỷ ban nhân dân gồm:

Trưởng Công an huyện (đ/c Thiều Văn Bường)

Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy huyện sự huyện (đ/c Đinh Mạnh Hùng).Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện (đ/c Lê Quang Kha)

Chánh Thanh tra huyện (đ/c Đinh Thế Qúy)

Trưởng Phòng Nội vụ UBND huyện (đ/c Nguyễn Thành Sơn)

1.3.4 Các phòng ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện (phụ lục số 2)

Trang 19

Giúp việc cho Chủ tịch và các phó chủ tịch UBND huyện có 12 phòng,ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng nhiệm vụ theoquy hoạt động của UBND 12 phòng, ban chuyên môn của UBND huyện gồm:

Văn phòng HĐND và UBND huyện;

Phòng Nội vụ;

Phòng Thanh tra;

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội;

Phòng Văn hoá Thông tin - Thể dục thể thao;

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân huyện còn có 06 đoàn thể chính trị gồm: HộiCựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổquốc, Liên đoàn Lao động Và bên cạnh đó còn có các đơn vị hiệp quản: Độiquản lý thị trường, Đội thi hành án, Đội Thanh tra giao thông công chính, Độiquản lý trật tự xây dựng, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân

1.3.5 Bản mô tả công việc của lãnh đạo Văn phòng Uỷ ban nhân dânhuyện Ba Vì

Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện Ba Vì gồm: 01 Chánh Vănphòng và 03 Phó văn phòng phụ trách quản lý các lĩnh vực nhất định trong hoạtđộng của Văn phòng

Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện - Đ/c Nguyễn Đình Dần:

Là người lãnh đạo điều hành toàn diện hoạt động của Văn phòng HĐND

và UBND huyện Các công việc cụ thể của Chánh Văn phòng bao gồm:

Trực tiếp phụ trách các công việc: tổ chức bộ máy cán bộ, tài chính, thammưu tổng hợp; Trực tiếp chỉ đạo các bộ phận: tham mưu - tổng hợp, Kế toán - Thủ

Trang 20

Bố trí sắp xếp cán bộ, công chức và nhân viên văn phòng có đủ năng lực,trình độ chuyên môn để phục vụ tôt công tác chỉ đạo, điều hành của Thường trựcHĐND và lãnh đạo UBND huyện;

Chỉ đạo việc theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình trên địa bàn huyện,phục vụ công tác điều hành của lãnh đạo HĐND và UBND Truyền đạt các Nghịquyết, Quyết định, Chỉ thị, các ý kiến chỉ đạo Trường trực HĐND và UBNDhuyện;

Chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ các cuộc họp thường xuyên,đột xuất của HĐND, UBND huyện, hoạt động của đoàn Đại biểu Quốc hội,đoàn đại biểu HĐND Thành phố;

Ký các văn bản theo sự uỷ nhiệm của Thường trực HĐND, lãnh đạoUBND huyện;

Là chủ tài khoản của Văn phòng HĐND và UBND huyện;

Chủ trì các cuộc họp, giao ban toàn thể Văn phòng để kiểm điểm, đánhgiá kết quả công tác của đơn vị theo từng tháng, quý, năm

Phó văn phòng phụ trách công tác tổng hợp - đ/c Lê Văn Minh:

Trực tiếp phụ trách các công việc: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giảiquyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa”, Cải cách hành chính và ứngdụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước tại UBND huyện;

Giúp Chánh văn phòng chỉ đạo điều hành chuyên viên các bộ phận: tiếpnhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, trung tâm công nghệthông tin;

Theo dõi, tổng hợp và phối hợp cùng các phòng, ban liên quan để đề xuấtvới UBND huyện các biện pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tạiUBND huyện;

Tổng hợp các văn bản tài liệu, báo cáo phục vụ hoạt động chỉ đạo điềuhành của Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND huyện theo sự chỉ đạo, giaonhiệm vụ của Chánh văn phòng;

Được ký các văn bản thông thường và các văn bản trong phần việc được

Trang 21

phân công phụ trách;

Chủ trì các cuộc họp giao ban và họp kiểm điểm đánh giá chất lượngchuyên viên của các bộ phận: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tụchành chính, trung tâm công nghệ thông tin

Phó văn phòng phụ trách công tác tổng hợp về quản lý đất đai, trật tự xâydựng đô thị và tiếp dân - Đ/c Nguyễn Thế Hà:

Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc: Theo dõi, tổng hợp về côngtác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị, Tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn thưtại bộ phận tiếp dân của UBND huyện;

Phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị liên quan tham mưu cho đồng chíPhó Chủ tịch UBND huyện phụ trách về quản lý và xử lý các vi phạm về đấtđai, trật tự xây dựng;

Điều hành tổ chức công tác tiếp dân, tiếp nhận đơn thư kiến nghị, khiếunại, tố cáo của công dân, đôn đốc các phòng ban, UBND các phường giải quyếtđơn thư theo quy định; Phối hợp cùng Thanh tra huyện bố trí lịch tiếp dân củaChủ tịch, các Phó chủ tịch UBND huyện

Giúp Chánh văn phòng quản lý, điều hành chuyên viên giúp việc đồng chíPhó chủ tịch UBND huyện phụ trách công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng

và cán bộ tiếp dân thuộc văn phòng;

Được ký các văn bản thông thường và các văn bản trong phần việc đượcphân công phụ trách

Phó văn phòng phụ trách công tác hành chính, quản trị Đ/c Nguyễn HữuThịnh:

Trực tiếp chỉ đạo điều hành các công việc: công tác văn thư-lưu trữ, hànhchính, quản trị;

Giúp Chánh văn phòng quản lý, điều hành nhân viên các bộ phận: Vănthư - lưu trữ, quản trị điện nước, giao thông, in ấn, đánh máy, lái xe, trực tổngđài điện thoại, quản lý phòng hội họp, hội trường, phục vụ, nấu ăn, bảo vệ, chămsóc vườn hoa, cây cảnh;

Điều hành tổ chức thực hiện công tác văn thư lưu trữ của UBND huyện

Trang 22

lý tài sản, mua sắm, sửa chữa, thay thế các trang thiết bị làm việc, phương tiệnphục vụ công tác của Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND huyện;

Chỉ đạo điều hành thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, trông giữ phươngtiện cho cá nhân đến giao dịch tại huyện, đảm bảo an ninh trật tự, công tácphòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, công tác thực hành tiết kiệm tại trụ

sở cơ quan HĐND, UBND huyện;

Chỉ đạo điều hành việc nấu ăn tại bếp cơ quan, đảm bảo chất lượng bữa

ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; Được ký các văn bảnthông thường và các văn bản trong phần việc được phân công phụ trách, chủ trìcác cuộc họp giao ban bộ phận hành chính, quản trị, họp kiểm điểm đánh giáchất lượng cán bộ, nhân viên bộ phận hành chính, quản trị

1.4 Tình hình hoạt động của phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì – nơi thực tập

1.4.1 Cơ cấu tổ chức phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì

Các bộ phận của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ba Vìgồm 5 bộ phận:

BP LAO ĐỘNG -VIỆC LÀM

BP BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

BP PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

Trang 23

Cơ cấu tổ chức và biên chế

Tổng biên chế của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện có 13biên chế và 1 hợp đồng có thời hạn

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học11/13 đ/c

Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp chính trị 13/13 đ/c

Trong đó: Lãnh đạo phòng:

Đỗ Xuân Trung: Trưởng phòng: Chỉ đạo chung

Nguyễn Sóng Hồng: Phó trưởng phòng: Phụ trách bộ phận Bảo trợ xãhội, giảm nghèo

Đặng Quyết Thắng: Phó trưởng phòng: Phụ trách bộ phận: Bảo vệ chămsóc trẻ em và bình đẳng giới

Nguyễn Ngọc Bình: Phó trưởng phòng: phụ trách công tác Hành chính –Lao động, việc làm

Công chức, lao động hợp đồng (13 biên chế + 01hợp đồng)

Bộ phận thực hiện chính sách người có công với Cách Mạng (02 người) Nguyễn Văn Thắng

Nguyễn Thị Thu Kiên

Bộ phận Kế toán - Tài vụ (01 người)

Trang 24

Vị trí: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyệnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và

xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủyban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật

Chức năng: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Ba Vì là cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhândân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực : lao động; việclàm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; antoàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội, giảm nghèo; bảo vệ và chăm sóctrẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới

1.4.3 Nhiệm vụ của các chuyên viên phòng LĐ – TB&XH huyện Ba Vì:Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quyhoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnhvực lao động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộclĩnh vực quản lý nhà nước được giao

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vựclao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủyban nhân dân huyện huyện

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,

đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bànhuyện sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao

Giúp Ủy ban nhân dân huyện huyện quản lý nhà nước đối với tổ chứckinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và

tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người cócông và xã hội theo quy định của pháp luật

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các

cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xãhội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởngniệm, các công trình ghi công liệt sỹ

Trang 25

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trongviệc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xãhội.

Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc,giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người cócông và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy địnhcủa pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thôngtin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnhvực lao động, người có công và xã hội

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thựchiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Laođộng – Thương binh và Xã hội

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độđãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụđối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lýtheo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhândân huyện

Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phâncấp của Ủy ban nhân dân huyện

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao hoặctheo quy định của pháp luật

Về lĩnh vực người có công

a) Hướng dẫn, thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người cócông với cách mạng; chế độ chính sách người có công;

Công tác chi trả trợ cấp ưu đãi

Thăm hỏi tặng quà lễ tết

Phúng viếng các Liệt sĩ

Ưu đãi học sinh, sinh viên

Bảo hiểm người có công

Trang 26

Công tác khen thưởng kháng chiến

Chế độ đối với người có huân huy chương

b) Phối hợp với các ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổchức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”

c) Quy định việc quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ;e) Hướng dẫn công tác tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ; thông tin về mộliệt sĩ theo thẩm quyền

Về lĩnh vực Bảo trợ xã hội, giảm nghèo

a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về giảm nghèo và trợgiúp xã hội;

b) Tổ chức thực hện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và cácchương trình trợ giúp xã hội theo thẩm quyền;

c) Làm các thủ tục nhận đối tượng vào các cơ sở bảo trợ xã hội và từ cơ

sở bảo trợ xã hội về gia đình

Làm các thủ tục tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vào các cơ sở trợgiúp trẻ em và từ cơ sở trợ giúp trẻ em trở về gia đình;

d) Trợ cấp thường xuyên, đột xuất cho các đối tượng Bảo trợ xã hội

đ) Bảo hiểm y tế người nghèo, Bảo hiểm y tế đối tượng Bảo trợ xã hộie) Hướng dẫn các phường thực hiện các cuộc điều tra mức sống hộ dân

cư, điều tra hộ nghèo…

Về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em

a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ,chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn;

b) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội

và các tổ chức thực hiện Chương trình hành động Quốc gia với trẻ em; Chươngtrình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và cácchương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

c) Quản lý, sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam

d) Công tác bình đẳng giới

Về lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội

a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giảipháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy;

Trang 27

b) Công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (cai tập trung,và cai tạicộng đồng); Quản lý các đối tượng sau cai.

c) Quét vét lang thang; Phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em

d) Các phong trào thi đua xây dựng phường lành mạnh không có tệ nạn

ma túy mại dâm

Về lĩnh vực việc làm, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểmthất nghệp, an toàn lao động;

a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp lật về chính sách việc làm,chính sách phát triển thị trường lao động, chỉ tiêu tạo việc làm mới và khuyếnkhích tạo việc làm mới

b) Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm theo thẩm quyền; Quản lý

sử dụng quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

c) Thực hiện các dự án dạy nghề theo chương trình phổ cập nghề, đào tạonghề cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do Sở Lao động thương binh và xãhội phân bổ

d) Hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể,

kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; hướng dẫn việc giải quyết tranh chấplao động và đình công;

đ) Hướng dẫn thực hiện tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương, tiền côngđối với người lao động và viên chức lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp nhànước; chế độ tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộluật Lao động;

e) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động,điều kiện lao động; bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độlàm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động;

1.4.4 Trang thiết bị vật chất:

Văn phòng HĐND và UBND huyện Ba Vì luôn xác định xây dựng trụ sở

cơ quan hành chính nhà nước hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, truyềnthông trong quy trình xử lý công việc của cơ quan hành chính nhà nước, giữacác cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cánhân là những nội dung chủ yếu của nhiệm vụ hiện đại hóa nền hành chính Nhà

Trang 28

nước Việc đầu tư trang thiết bị và phương tiện làm việc trong các cơ quannhành chính nhà nước cũng cần được chú trọng Để nâng cao chất lượng cán bộcông chức trong những năm tới đây, trang thiết bị làm việc của cơ quan tổ chức

là vấn đề cần được quan tâm và đầu tư nhằm phục vụ cho hoạt động hành chínhdiễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả

Cơ sở vật chất,trang thiết bị làm việc hiện đại thì các hoạt động hànhchính của cơ quan được giải quyết khoa học hơn, đồng thời nâng cao chất lượng

và hiệu quả công tác điều hành của lãnh đạo, các hoạt động tác nghiệp của cán

bộ, công chức

Một nơi làm việc có những điều kiện thuận lợi, khang trang, rộng rãikhông những sẽ đem lại hiệu quả công việc cao cho cơ quan mà còn tạo ra mộtmôi trường làm việc sôi nổi, năng động và đầy sáng tạo Ngoài ra không thểkhông nói đến yếu tố trang thiêt bị, bởi đây chính là phương tiện giúp cán bộ,công chức, viên chức có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất

UBND Huyện Ba Vì quan tâm và không ngừng đổi mới trang thiết bị, đápứng đầy đủ những máy móc cần thiết phục vụ cho công việc trong cơ quan

Ủy ban nhân dân Huyện Ba Vì gồm 12 phòng, ban chuyên môn, mỗiphòng đều được hỗ trợ trung bình ba máy tính được kết nối mạng internet Một

số phòng có thêm máy scan, fax và máy in, một điện thoại cố định Ngoài raVăn phòng còn có riêng một phòng máy photo, phòng họp được hỗ trợ camerahọp trực tuyến khi cần thiết

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

KHÓ KHĂN TẠI UBND HUYỆN BA VÌ TP HÀ NỘI

2.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác, bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Ba Vì

2.1.1 Cơ sở lý luận:

Trẻ em luôn luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quantâm, chăm sóc Điều này được qui định trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em quy định các quyền cơ bản của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, cơquan nhà nước, nhà trường trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em:

Giáo dục thiếu niên nhi đồng là một sự nghiệp cách mạng, làm tốt côngtác giáo dục thiếu niên nhi đồng là một biểu hiện tính hơn hẳn của chế độ ta.(Chỉ thị 197 - CT/TW 19/03/1960 của Bí thư Trung ương Đảng về công tácthiếu niên nhi đồng

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là người

Trang 30

kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáodục.

Sự chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Đảng, Nhànước, các đoàn thể, nhân dân, mọi công dân và mỗi gia đình.(Trích Chỉ thị số 38

- CT/TW ngày 30/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cương côngtác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em )

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là sự nghiệp cách mạng

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em gắn liền với chiến lược con người

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý củaNhà nước

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là khoa học và nghệ thuật

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em còn được thể hiệnqua các thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử đất nước sao cho phù hợp với sự pháttriển của xã hội:

Giai đoạn từ 1945 - 1960: Chăm lo sức khỏe, học tập, giáo dục đạo đứccách mạng (yêu nước, yêu đồng bào, yêu lao động, yêu Bác Hồ) chăm lo sáchbáo cho thiếu nhi, chăm lo cho trẻ em bị lưu lạc vì chiến tranh

Giai đoạn từ 1961 - 1979: Chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ em:

Giáo dục cho các em phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân

Quan tâm việc học tập của các em

Chú trọng bồi dưỡng sức khỏe cho các em

Quan tâm việc tổ chức vui chơi cho các em

Rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy

Giai đoạn từ 1980 - 1989: Đòi hỏi gia đình, xã hội có nhiệm vụ bảo vệ,chăm sóc trẻ em theo pháp quyền và bổn phận của trẻ em , đó là:

Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng

Quyền được bảo vệ , chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh

Quyền và nghĩa vụ học hết Phổ thông trung học cơ sở

Trang 31

Quyền được vui chơi giải trí lành mạnh

Con thương binh, liệt sĩ, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được xã hộiquan tâm chăm sóc

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều được tôn trọng nhân phẩm, nghiêm cấm ngượcđãi , hành hạ xâm phạm nhân phẩm trẻ em

Trẻ em có bổn phận đối với gia đình, nhà trường và xã hội

Từ năm 1990 đến nay: Chăm sóc bảo vệ được thực hiện toàn diện, hài hòatheo công ước Quốc tế về quyền trẻ em, theo cam kết toàn cầu và khu vực Đặcbiệt trong thời kỳ hiện nay và xu thế hội nhập Quốc tế tăng cường sự quản lý vàhướng dẫn của các cơ quan Nhà nước, huy động sự tham gia rộng rãi của toàn

xã hội, gia đình và trẻ em

Mục tiêu cơ bản của của chăm sóc , bảo vệ là đảm bảo cho những ai cótrách nhiệm chăm sóc bảo vệ trẻ em đều giác ngộ được trách nhiệm và hoànthành được trách nhiệm đó

Với đòi hỏi về đạo lý và pháp luật, việc bảo vệ trẻ em là đối với mọingười mọi tầng lớp xã hội với mọi khả năng khác nhau Nó đòi hỏi mọi người từlãnh đạo cao nhất của Nhà nước đến mọi tầng lớp xã hội, gia đình và chính bảnthân trẻ em, các trách nhiệm này có thể được quy định trong các văn kiện phápluật của một quốc gia, nó cũng được thể hiện ở sự lựa chọn thực hiện mỗi nướctrong đó có phân bổ thực hiện trách nhiệm này

Những quan điểm của Đảng và Nhà nước còn thể hiện rõ nhất trong cácQuyết định, Nghị định, Thông tư như sau:

Quyết định số 23/2001/QĐ TTg ngày 26/02/2001 của Thủ tướng ChínhPhủ về việc phê duyệt chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Namtrong giai đoạn 2001 -2010, với mục tiêu tổng quát là: Tạo điều kiện tốt nhấtnhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn,đẩy lùi các nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục, xây dựng môi trường lành mạnh,

an toàn, để trẻ em Việt Nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và pháttriển toàn diện, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn Mục tiêu tổng quát và mụctiêu cụ thể hóa trong các chương trình hành động quốc gia nêu trên đã được cụ

Trang 32

thể hóa trong các nội dung của Quyết định 19/2004/QĐ TTg ngày12/02/2004/NĐ-CP

Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/01/2004 của Chính phủ về chínhsách cứu trợ xã hội Trong đó quy định về trẻ em lang thang, mồ côi, mất nguồnnuôi dưỡng được trợ cấp thường xuyên

Theo Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ hướng dẫn thihành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ, giađình liệt sĩ, thương binh, người có công giúp đỡ cách mạng, trẻ em mồ côi là conliệt sĩ, được hưởng trợ cấp 72.000/ tháng, 240.000 (cả cha mẹ)

Theo Nghị định 12/CP ngày 27/08/1994 ban hành điều lệ bảo hiểm, trẻ

em dưới 18 tuổi là con những người đóng bảo hiểm xã hội bị chết được hưởngtrợ cấp hằng tháng bằng 40% mức lương tối thiểu 84.000 trường hợp mất cả bốlẫn mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng thì được hưởng 70% mức lương tối thiểu(147.000)

Đi đôi với việc thực thi các Quyết định, Nghị định, Đảng ta luôn có những

dự án, chương trình công tác chăm sóc nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn trở về với cộng đồng Đảng và Nhà nước ta không ngừng đưa

ra và hoàn thiện bộ luật liên quan về thực hiện quyền trẻ em

Đường lối của Đảng và Nhà nước ta về chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn đượcthể hiện trong hiến pháp và pháp luật về chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em.Hiến pháp xác định một cách rõ ràng, toàn diện các quyền của công dân ViệtNam, các quyền con người, trong đó có quyền trẻ em Quyền trẻ em trong Hiếnpháp 1992 đã trở thành một chế định pháp lý hoàn chỉnh đồng bộ, chặt chẽ, đặttrong khuôn khổ, mối quan hệ trực tiếp với chế định lập hiến của các hiến pháptrước đây, trên cơ sở cam kết của Nhà nước thực hện Công ước Lên Hợp Quốc

về quyền trẻ em và phù hợp với tình hình thực tế của Việt nam trong giai đoạnmới

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Việt nam

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lần thứ 2 được Quốc hội khóaXII kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/05/2015 gồn 5 chương, 60 điều quy định

Trang 33

các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, các cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc đảm bảo thực hiện cácquyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong công ước liên hiệp quốc vềquyền trẻ em.

Các nguyên tắc: Mọi trẻ em không phân biệt đều được bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước vàcông dân tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em Mọi hành vi xâm hại trẻ

Luật dành một chương riêng một chương (chương IV) về bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm: Trẻ em mồ côikhông nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạnnhân chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em phải làm việc xa giađình, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma túy, trẻ em

Kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc khó khăn của trẻ em

Kiên trì trợ giúp phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức

Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàncảnh đặc biệt khó khăn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam non trẻ trước bộn

bề công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không quên “những tiểu quốc dân của

Trang 34

một nước độc lập” Người cho rằng: Con trẻ ở Việt Nam, con trẻ Việt Nam ởPháp, con trẻ Pháp đều được Người quan tâm với tình cảm sẵn có, khát khaohoà bình Sự ân cần ấy trở thành ứng xử tất yếu của Hồ Chí Minh trong mọi tìnhhuống Ở Hồ Chí Minh, chính trị trước hết là nhân văn, nhân văn trước hết làyêu thương con trẻ.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, HồChí Minh dành cho trẻ thơ tình cảm và sự quan tâm đặc biệt Các cháu tham giađánh giặc cũng như các cháu tham gia lao động, sản xuất, làm công tác hậuphương giỏi đều nhận được thư khen ngợi, thăm hỏi kịp thời của Người Mỗi dịpkhai trường, mỗi độ trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, Hồ Chí Minh đều hoàchung niềm vui với trẻ em, động viên ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh chịphụ trách và toàn xã hội dành cho lớp măng non của đất nước nguồn tình cảm vàvật chất thiết thực nhất Hàng trăm bức thư, bài báo, bài thơ tự tay Bác viết, tặngcho các cháu

Hồ Chí Minh luôn xem trẻ em là vốn quý, là trung tâm của mọi sự pháttriển kinh tế - xã hội Người luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ vàgiáo dục các thế hệ con người đặc biệt là trẻ em “ Con người là cái vốn quý nhất

mà thiếu niên nhi đồng lại là vốn quý nhất trong cái vốn quý đó” (Hồ Chí MinhToàn tập, NXB Chính trị quốc gia, xuất bản lần 2, HN 1996) Người luôn coitrọng lợi ích về bảo vệ, chăm sóc trẻ em “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợiích trăm năm trồng người”;

Thiếu niên nhi đồng là chủ tương lai đất nước Vì vậy : “Bồi dưỡng thế hệcách mạng cho cuộc đời sau là điều rất quan trọng và rất cần thiết” (Di chúc HồChí Minh) “ Các em thiếu niên nhi đồng ngày nay sẽ là người xây dựng xã hộichủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản sau này, quan tâm đến thiếu niên nhi đồng làquan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới” “ Trẻ em như búptrên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến trẻ em, Người thường nói: “ Trẻ

em là cái mầm, cái búp của dân tộc Con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục tốt thìdân tộc mới có thể tự cường, tự lập” Trong di chúc, Người nhắc nhở chúng ta: “

Trang 35

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cầnthiết” Suốt đời Bác đã dành tình cảm thương yêu nhất của mình cho trẻ em.Người luôn quan tâm chăm sóc thế hệ trẻ em - mầm xanh của dân tộc.

Trong cuộc đời hoạt động đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luônđược Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt Cho dù ở vào những giai đoạngay cấn nhất của cách mạng, cho dù bận trăm công, nghìn việc, quan tâm đếncông tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những công việc Bácthường làm, được Bác coi là quan trọng và luôn thường trực trong suy nghĩ, việclàm của Người Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em được thể hiện trong phongcách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Hồ ChíMinh

Truyền thống của dân tộc ta về bảo vệ chăm sóc trẻ em

Đất nước Việt nam luôn tự hào với các giá trị truyền thống tốt đẹp đượchun đúc qua bề dày lịch sử Từ bao đời nay, chăm lo cho trẻ nhỏ luôn được mọingười ý thức sâu sắc và nó là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm bảo vệ, duy trì nòigiống tương lai Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng với lờidạy của Bác Hồ kính yêu “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm nămtrồng người” dân tộc ta luôn luôn có tinh thần “ Dành mọi ưu tiên cho trẻ em”.Dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con trẻ

Xuất phát từ lòng yêu thương giống nòi dân tộc ta luôn luôn quan tâmđặc biệt đến chăm sóc , bảo vệ giáo dục trẻ em, luôn ủng hộ các phong trào vìtrẻ em, giữ gìn thuần phong mỹ tục để không ảnh hưởng đến sự phát triển lànhmạnh của trẻ em Hằng năm, trong nước có những ngày kỷ niệm truyền thốngtốt đẹp dành cho trẻ em như : Ngày gia đình Việt Nam, ngày Quốc tế thiếu nhi1-6, tháng hành động vì trẻ em, tết trung thu Trong cuộc sống hằng ngày luôncoi trọng khẩu hiệu “Tất cả vì tương lai con em chúng ta” Nhằm kế tục và pháthuy giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc của cha ông đi trước

2.1.3 Các quyền cơ bản về bổn phận trẻ em

Công ước Quốc tế về quyền trẻ em CRC

Năm 1989 Công ước quốc tế vế các quyền trẻ em (viết tắt CRC) được Đại

Trang 36

Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua với 150 nước phê chuẩn, đến nay đã có192/197 nước tham gia và phê chuẩn, CRC đã thể hiện toàn diện và đầy đủ cácquyền; Dân sự , kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mang tính toàn cầu

* Các nguyên tắc chính trong CRC:

Không phân biệt đối xử

Lợi ích tốt nhất của trẻ em

Quyền sống còn và phát triển

Tôn trọng ý kiến của trẻ em

* Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em trong CRC

Các quyền được sống, tồn tại và sống khỏe mạnh

Các quyền được phát triển

Các quyền được bảo vệ khỏi bị tất cả các hình thức lạm dụng, bị xaonhãng, bóc lột

Các quyền được phát biểu ý kiến, được tham gia

Công ước138

Quy định về độ tuổi tối thiểu : “ Mỗi thành viên phê chuẩn công ước nàyphải nêu rõ, trong bản tuyên ngôn gửi kèm theo văn bản phê chuẩn, một tuổi tốithiểu được nhận vào làm việc hoặc lao động trong lãnh thổ của mình và trongcác phương tiện giao thông được đăng kiểm trong lãnh thổ của mình khôngmột ai ở dưới độ tuổi đó sẽ được nhận vào làm việc hoặc lao động trong bất kỳnghề nào” Ngoài ra có các quy định về tuổi tối thiểu cao hơn với công việc độchại, tuổi tối thiểu thấp hơn đối với công việc nhẹ nhàng

Công ước 182

Đưa ra các tiêu chuẩn Quốc tế về xóa bỏ các lao động trẻ em tồi tệ nhất,bao gồm 4 nhóm chính:

Mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như buôn bán và vận chuyển trẻ

em, gán nợ, lao động nô lệ và lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc

Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động mại dâm, sản xuất cácsản phẩm khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm

Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt

Trang 37

vào mục đích sản xuất và vận chuyển ma túy được nêu tại các hiệp định có liênquan.

Công việc mà tính chất hoặc các hoàn cảnh trong đó được tiến hành có thể

có hại cho sức khỏe, an toàn và phẩm hạnh trẻ em

2.2 Một số khái niệm cơ bản về trẻ em.

2.2.1 Khái niệm trẻ em

Theo điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em: “Trẻ em là người dưới 18tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ có quy định tuổi thành niên sớmhơn”

Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy định: “Trẻ

em là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”

Trong các bộ luật khác của Việt Nam quy định rõ thêm: Tuổi bầu cử củamọi công dân Việt Nam là từ 18 tuổi trở lên; tuổi kết hôn của nữ là 18 trở lên, cónghĩ a là người dưới 18 tuổi còn là trẻ em hay người chưa thành niên, chưa cónăng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ như người thành niên Như vậy, trẻ emtrước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự do đã được nêu trong cácCông ước Quốc tế về quyền con người mà “không bị bất cứ một phân biệt đối

xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quanđiểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản dòng dõi, mối tương quankhác”

2.2.2 Khái niệm trẻ em có oàn cảnh đặc biệt khó khăn

Theo khoản 1, điều 3 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửađổi năm 2004) đã nêu: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnhkhông bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiệncác quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình cộng đồng”

Điều 40 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nêu rõ : “ Trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm: Trẻ em mồ côi không nơi nương tự;Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em khuyết tật, tàn tật; Trẻ em là nạn nhân chất độc da cam,hóa học; Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em phải làm việc nặng nhọc; Trẻ emlang thang; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em vi phạm

Ngày đăng: 30/01/2018, 14:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Tạp chí Lao động xã hội (2013), “Cần bổ sung thêm chính sách đối với một số nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cần bổ sung thêm chính sách đối vớimột số nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Tác giả: Tạp chí Lao động xã hội
Năm: 2013
1. Ban Bí Thư (1994), Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/5/1994 của Ban Bí thư (khóa VII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Khác
2. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Khác
3. Bộ Chính trị (2012), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của BộChính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới Khác
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 Khác
7. Thủ tướng chính phủ (2013), Nghị Quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Khác
8. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 267/QĐ-TTG ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011-2025 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w