1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Con người công dân, con người cá nhân trong văn học trung đại

28 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 277,09 KB

Nội dung

Mỗi thời đại, văn học lại có những nét riêng trong quan niệm nghệ thuật về con người, mà nếu hiểu sâu sắc về nó ta sẽ dễ dàng tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật và có những đánh giá đúng đắn,

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Văn học là một môn nghệ thuật – nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người “Văn học là nhân học”( M Gorki) Như vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của văn học Dù tác phẩm văn học có miêu tả thiên nhiên, thần linh, ma quỷ, đồ vật, con vật hay nhân vật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện con người

Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm văn học bao giờ cũng để gửi gắm một tư tưởng, quan điểm về cuộc sống Vì trung tâm của văn học là con người nên con người chính là đối tượng thẩm mĩ giúp tác giả thể hiện những quan điểm, tư tưởng đó ra sao Chúng ta sẽ không thể hiểu một cách đầy đủ nội dung phản ánh, nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm nếu không quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Nói cách khác, nếu bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn tới hiểu đơn giản về bản chất phản ánh của nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệ thuật

Mỗi thời đại, văn học lại có những nét riêng trong quan niệm nghệ thuật về con người, mà nếu hiểu sâu sắc về nó ta sẽ dễ dàng tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật và có những đánh giá đúng đắn, sâu sắc về nội dung tư tưởng cũng như hình thức thể hiện Trong nền văn học viết Việt Nam, văn học trung đại chiếm khối lượng tác phẩm lớn, có rất nhiều tác phẩm có giá trị đã được đưa vào trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT Đọc - hiểu những tác phẩm này có phần khó hơn so với các tác phẩm văn học hiện đại nếu ta không hiểu đặc trưng thi pháp riêng của nó, trong đó có quan niệm nghệ thuật về con người Do vậy, bên cạnh tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử - xã hội, phương thức sáng tác…việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiến trình văn học trung đại sẽ góp phần cực kì quan trọng để giáo viên và học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về sáng tác của các nhà thơ,

Mã chấm: V07

Trang 2

nhà văn nổi tiếng như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…

II Lịch sử vấn đề

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam thời trung đại Cũng có nhiều bài báo, luận văn viết về vấn đề này Đó là những tài liệu quý để chúng tôi tham khảo, viết chuyên đề này trên tinh thần cô đúc hơn, phù hợp hơn với trình độ nhận thức của học sinh THPT

III Phạm vi của đề tài

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những biểu hiện phong phú, đa dạng trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn học trung đại Việt

Nam Ở đây, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu con

người công dân và con người cá nhân là hai quan niệm gắn với tiến trình

văn học nước ta từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Và để thiết thực cho công tác giảng dạy và học tập, chúng tôi chủ yếu chứng minh bằng những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10, 11 (nâng cao)

IV Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp;

- Thống kê;

- So sánh, đối chiếu

V Mục đích của đề tài

Đề tài làm sáng tỏ quan niệm con người công dân và con người cá

nhân trong văn học trung đại Việt Nam Giáo viên và học sinh có thể vận

dụng tri thức đó để xem xét, cảm nhận cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học thời kì này trong chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn THPT, cũng là tài liệu quý góp phần thiết thực cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG

I GIỚI THUYẾT CHUNG

1 Khái niệm Quan niệm nghệ thuật về con người

Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống nên nó mang tính chất quan niệm rất cụ thể Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng mà hình tượng một khi đã hoàn thành là mang tính chất quan niệm Nhà văn không thể miêu tả về đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng Quan niệm chính là một phương tiện thiết yếu để sáng tạo nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng được nhắc đi nhắc lại trong thi pháp học

Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng, khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người có nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau

Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Quan niệm nghệ thuật về con người

là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình Tức là quan niệm nghệ thuật về con người đã được hoá thân thành các

nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học của tác giả, từ đó tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó

Giáo sư Huỳnh Như Phương cho rằng quan niệm nghệ thuật về con

người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm

Từ điển văn học định nghĩa: Quan niệm nghệ thuật về con người là

hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật

Trang 4

Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói lên cốt lõi của vấn đề Từ đó, chúng ta có thể đi đến khái quát

quan niệm nghệ thuật về con người là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa, lí giải về con người của nhà văn Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống đối tượng

2 Văn học Việt Nam thời trung đại

Thời trung đại Việt Nam không phải là “đêm trường trung cổ” như quan niệm của sử gia châu Âu, mà là thời đại phát triển rực rỡ của dân tộc Đây là thời kì mà hầu hết các truyền thống quý báu của dân tộc đều hình thành Văn học, ngôn ngữ đã phát triển và đạt tới đỉnh cao Tâm hồn Việt Nam, nhân cách Việt Nam được khẳng định và được biểu hiện thành văn Không thể hiểu được văn hoá, văn học, con người Việt Nam hiện đại mà không nghiên cứu kĩ lưỡng thời kì văn học này

Văn học trung đại được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: văn học cổ,

văn học thời phong kiến,

Văn học trung đại Việt Nam là một thời kì văn học, một quá trình của văn học dân tộc, trải dài suốt 10 thế kỉ (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) Đây

là thời kì kết tinh nhiều giá trị thâm sâu, trở thành niềm tự hào cho hậu thế Văn học trung đại đến nay vẫn là một sức hút mãnh liệt đối với những nhà nghiên cứu học thuật trong và ngoài nước

Trang 5

II QUAN NIỆM CON NGƯỜI CÔNG DÂN VÀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI

1 Con người công dân

1.1 Những tiền đề xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng con người công dân trong văn học trung đại Việt Nam

1.1.1 Cơ sở lịch sử xã hội

- Suốt mười thế kỉ trung đại, con người Việt Nam gắn bó với thiên nhiên, với đời sống nông nghiệp và nền kinh tế tự cấp, tự túc, có thói quen sống quần tụ trong cộng đồng làng xã, gia đình, tộc họ, có nhu cầu liên kết với cộng đồng để canh tác, đắp đê chống lũ, dẫn nước chống hạn, thích sự ổn định, ngại thay đổi sáng tạo, con người thời cổ luôn có xu hướng hoà nhập vào cộng đồng, chỉ tìm thấy sự tồn tại đích thực của mình trong cộng đồng

và ý thức rõ trách nhiệm của mình trong cộng đồng và ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, thậm chí có thể sẵn sàng hy sinh cá nhân để phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng

- Đặc biệt mười thế kỷ trung đại là mười thế kỷ nhân dân ta không ngừng chiến đấu chống xâm lăng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước thống nhất

Tư tưởng đó gắn liền với hình tượng người công dân Đại Việt ái quốc, trung quân

1.1.2 Cơ sở văn hoá, văn học

- Thời trung đại, nước ta ảnh hưởng ba luồng tư tưởng: Nho, Phật,

Lão “Tam giáo đồng nguyên” với tất cả những gì ưu tú nhất của nó đã

được người Việt Nam tiếp nhận Cùng với những sáng tạo và tiếp biến, tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo đã trở thành một phần của bản sắc văn học Đại Việt: con người sống hoà đồng với nhau, hoà hợp với thiên nhiên, có trách nhiệm với cộng đồng…

- Lực lượng sáng tác phần lớn là những người theo cửa Khổng, sân Trình, nhiều người là những nhà sư có công lớn với triều đình (TK X – XII),

Trang 6

là vua, quan, những bậc công thần, những đấng anh hùng Có thể nói không quá rằng, họ cũng chính là thế hệ của những nhà văn vừa là chiến tướng, vừa

là thi sĩ Chính vì thế, hình tượng mà họ trực tiếp tạo ra gắn liền với công việc, nhiệm vụ của cả dân tộc

1.2 Những biểu hiện của con người công dân trong văn học Việt Nam trung đại

1.2.1 Con người công dân biểu hiện ở bình diện nội dung

Thứ nhất: con người gắn bó trách nhiệm với vận mệnh của dân tộc

Các tác phẩm như Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn); Hịch tướng sĩ

văn (Trần Quốc Tuấn); Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão); Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)…đã thể hiện rõ điều này

Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt

Nam, được viết vào giữa thế kỷ XIII, trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai Tác giả bài Hịch là một danh tướng kiệt xuất của triều Trần, vị chủ tướng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ Với trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ

bằng một bài Hịch bất hủ: Dụ Chư tỳ tưởng hịch văn – còn gọi là Hịch tướng

sĩ văn, áng hùng văn của mọi thời đại Chất hùng văn của Hịch tướng sĩ

được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc vừa thống thiết, vừa sâu lắng, vừa

căm thù giặc sâu sắc: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau

như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Tình yêu nước trong những câu văn này

tựa như dòng thác chảy cuồn cuộn Mỗi tình cảm, mỗi thái độ của ông đều

Trang 7

chứa đựng một lòng căm thù giặc sâu sắc nên đã truyền cho tướng sĩ sức mạnh, ý chí diệt giặc cứu nước, cứu nhà Bởi vậy, bài hịch có tác động rất mạnh mẽ, khích lệ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ nhà Trần, đem lại những chiến công vang dội

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một trong những bài thơ hào sảng

của thời Trần, thể hiện khí phách của người quân tử theo lí tưởng của Nho gia Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh người anh hùng trong một tư thế hiên ngang:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

“Hoành sóc” là cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông Nhà thơ đã chọn được cái phông nền thật hợp để tôn thêm vẻ đẹp của con người Con người

kì vĩ, hành động lớn lao nên không gian cũng phải được mở rộng theo chiều sông núi, phải được đẩy lên cao thăm thẳm tới tận sao Ngưu Thời gian

“kháp kỉ thu” cũng là thời gian phiếm chỉ, gợi ra một khoảng thời gian dài Con người đầy tráng ấy chỉ là một trong muôn triệu anh hùng của thời đại anh hùng:

“Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

Câu thơ có thể hiểu là “ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu” hoặc hiểu là

“ba quân mạnh như hổ báo khí thế át cả sao Ngưu”, gợi sức mạnh của đội quân mang cái hào khí của thời đại anh hùng Chính tình yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước tạo nên sức mạnh tinh thần thôi thúc họ chiến đấu không mệt mỏi để bảo vệ non sông Tổ Quốc Hai câu thơ sau chùng xuống, nhịp thơ chậm, lắng sâu, tập trung thể hiện cái chí của người quân tử:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

Công danh đối với kẻ nam nhi là cái nợ ở đời Phải lập nên sự nghiệp lớn để lưu dấu công danh cho con cháu ngàn đời, đó là lí tưởng sống của người

Trang 8

quân tử Chưa trả nợ công danh nghĩa là chưa hoàn thành nghĩa vụ với đời

Tư tưởng này chính là động lực mạnh mẽ cổ vũ thanh niên thời trung đại từ

bỏ lối sống tầm thường, sẵn sàng xả thân vì những nhiệm vụ lớn lao của Tổ Quốc

Cuối thời kì trung đại (cuối thế kỉ XIX), con người công dân vẫn in đậm trong sáng tác của nhiều tác giả, tiêu biểu là Nguyễn Đình Chiểu Bài

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông được viết theo yêu cầu của Đỗ Quang,

tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc đêm 15-12-1861 Hình tượng chính trong tác phẩm là những người nông dân nghĩa sĩ Họ vốn là những nông dân thuần phác “chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”, hoàn toàn xa lạ với việc binh đao chiến trường “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó” Vậy mà, khi Tổ Quốc bị xâm lăng, không trông chờ được vào triều đình, họ đã tự nguyện đứng lên đánh giặc, bảo vệ quê hương:

“Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuỏi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói loà đâu dung lũ treo dê bán chó

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”

Chính trách nhiệm của một công dân đối với Tổ Quốc đã thôi thúc họ dũng cảm đứng lên chiến đấu dù trong tay chỉ là ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi…tinh thần chiến dấu mạnh mẽ của họ cũng đã khiến quân giặc nhất thời thất điên, bát đảo Họ đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc tạc nên một bức tượng đài sừng sững, rực rỡ trong bài văn tế

Thứ hai: con người có lí tưởng, hoài bão, có khát vọng cao cả

Hình tượng con người như vậy luôn gắn liền với chí nam nhi Lí tưởng, khát vọng của họ luôn gắn với lợi ích của cộng đồng, đất nước Ta có

thể thấy rõ điều này qua các bài thơ như Ngôn hoài (Dương Không Lộ),

Trang 9

Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung), Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)…

Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu, sau khi đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long, Trần Quang Khải đưa hai vua Trần về lại

kinh đô, theo phò giá và làm bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư

“Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san ”

Hai câu thơ đầu bình dị (Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù) mà nghe âm vang cả tiếng trống trận thúc liên hồi, tiếng gươm khua, giáo đập, tiếng hò reo dậy đất Từ hai câu thơ cô đọng, hàm súc, người đọc cảm nhận được cái không khí chiến tranh, cái hào khí Đông A "Ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu" (Phạm Ngũ Lão), cả hình ảnh oai phong lẫm liệt của tướng sĩ nhà Trần Một cảm xúc hân hoan, tràn ngập trong tâm hồn vị chiến tướng thắng trận đang kiêu hãnh trở về kinh đô trong sự đón chào nồng nhiệt của nhân dân.Hào quang chiến thắng làm cho người ta ngây ngất nhưng không choáng ngợp Nên ngay trong lúc đang tận hưởng niềm vui chiến thắng, Trần Quang Khải đã mong ước một nền thái bình muôn thuở cho đất nước:

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

Nhà Trần đã đi qua hai cuộc chiến tranh với bao đau thương nên họ rất hiểu

rõ giá trị của cuộc sống thái bình, bởi nó được đổi bằng biết bao nước mắt và máu xương Dường như Trần Quang Khải nhắc đến hai chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử như chỉ để nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng máu

Trang 10

xương của cha ông đã đổ để mà chung lòng góp sức, đem hết tài năng và nhiệt huyết (tu trí lực) vào công cuộc kiến thiết nước nhà, sao cho non nước

này bền vững đến ngàn thu.Thái bình nên gắng sức - Non nước ấy nghìn thu,

tự bản thân niềm mong ước ấy đã đẹp lắm rồi, tha thiết lắm rồi Nhưng nó càng đẹp hơn, tha thiết hơn bởi nó là niềm suy tư trăn trở của một vị tướng xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhà Trần, ngay trong lúc khói lửa binh đao còn chưa tan hẳn, "bụi trường chinh" còn bám đầy trên chiến giáp Bài thơ mở ra bằng hào khí chiến thắng và khép lại bằng khát vọng hoà bình Hai nguồn cảm xúc lớn lao ấy đã nâng bài thơ lên một tầm cao để nghìn đời sau người đời còn được chiêm ngưỡng

Đâu chỉ là những bài thơ ra đời từ chiến thắng như Tụng giá hoàn

kinh sư, bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung, vị tướng thời hậu Trần, dù thất

bại, bất lực trước thời cuộc vì tuổi già, không gặp thời thế nhưng trong lòng vẫn có khát vọng lớn lao: giúp vua nâng đỡ giang sơn đang nghiêng đổ, đem lại hoà bình cho đất nước

Trí chủ hữu hoài phù địa trục Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà

Thật đáng trọng biết bao những con người luôn nghĩ cho đất nước, cho cuộc đời như vậy

1.2.2 Con người công dân biểu hiện ở phương diện nghệ thuật

1.2.2.1 Ở cấp độ thể loại

- Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hình tượng con người công dân thường

xuất hiện ở các thể loại hành chức Không khó để nhận ra những minh quân, lương tướng, những người anh hùng hết lòng phụng sự đất nước trong các

tác phẩm như Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn),

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)…và

những văn bản thư, luận, tấu, thuyết của Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Đình Phùng…

Trang 11

- Ở thể loại sử kí, hình tượng con người công dân cũng in đậm nét như trưng Vương, Ngô Quyền, Thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn…qua các trang văn của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên…

- Các thể loại văn học nghệ thuật hình tượng như truyện , thơ phú cũng thể hiện rõ nét hình tượng con người công dân như nhân vật Quang Trung trong

Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia văn phái, nhân vật trữ tình tác giả

trong các bài thơ của Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Pháp Thuận, Đặng Dung…như đã nói ở trên

1.2.2.2 Ở cấp độ ngôn từ

Hình tượng con người công dân gắn liền với những hình ảnh và từ ngữ có tính trang trọng, kì vĩ Khi xây dựng con người công dân, các nhà văn, nhà thơ luôn dùng hệ thống điển tích, lớp từ Hán Việt

2 Con người cá nhân

2.1 Những tiền đề xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam

2.1.1 Cơ sở lịch sử, xã hội

Từ cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, những mâu thuẫn trong lòng chế

độ phong kiến đã bộc lộ một cách dữ dội, dẫn đến sự bùng nổ phong trào nông dân khởi nghĩa và những cuộc xung đột triền miên giữa các tập đoàn phong kiến Quốc gia phong kiến bước vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài Năm 1858 bằng nhiều lý do khác nhau, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Lịch sử dân tộc bước sang trang mới

Về kinh tế và văn hoá cũng có nhiều biến động

Với tiềm lực lao động mạnh mẽ của nhân dân lao động cùng với chính sách khuyến khích thương nghiệp của các chúa Trịnh, nền kinh tế hàng hóa nước

ta ở TK XVII đã có nhiều chuyển biến; thành thị trở nên phồn thịnh, sầm uất Thủ công nghiệp với tính chất là nghề phụ gia đình của nông dân ngày càng phát triển rộng khắp Trong những nghề thủ công đương thời, nghề làm giấy

Trang 12

và nghề khắc ván in phát triển Đây là tiền đề hết sức quan trọng cho việc truyền bá và lưu hành văn chương

Sự mục ruỗng của guồng máy nhà nước phong kiến thống trị đương thời đã trực tiếp tạo những ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến toàn bộ quá trình suy vi của Nho giáo Chế độ thi cử thời vua Lê, chúa Trịnh không ổn định Theo Phan Huy Chú chỉ trong vòng chưa đầy trăm năm 1678 - 1765, các đời vua Lê, chúa Trịnh nối nhau đã có đến 12 lần thay đổi phép thi Hương Chính sự mất ổn định trầm trọng này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra sự chán chường trong tâm lý chung của các thế hệ học trò đương thời

2.1.2 Cơ sở văn hoá, văn học

Trong văn học Việt Nam trung đại, nhà Nho vẫn là lực lượng sáng tác

cơ bản Đối với nhà Nho đỗ đạt, vấn đề xuất - xử tương ứng với hai thái độ ứng xử; hành - tàng luôn luôn đặt ra (phần lớn là ngay trong bản thân từng nhà Nho) Đây chính là chỗ khó khăn cho nhà nghiên cứu khi phân thành hai loại hình tác giả Tuy nhiên có thể thấy, cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, bối cảnh không gian, thời gian tồn tại cho từng loại, kéo theo đó là cái nhìn, quan niệm của họ về con người và thế giới có những điểm khác nhau Từ đây, trên một mức độ nhất định cũng có thể khái quát thành hai loại nhà Nho hành đạo và ẩn dật hai loại hình được coi là chính thống trong văn học trung đại Việt Nam Nhà Nho hành đạo muốn thực hành những nguyên tắc của đạo lý Nho gia, sẵn sàng dấn thân nhập cuộc thực hiện lí tưởng trí quân trạch dân, mong ước một xã hội phong kiến mẫu mực theo mô hình Nghiêu Thuấn Hình tượng tác giả hiện lên trong sáng tác của họ luôn với tư cách là con người hành động, thực tiễn, ưu thời mẫn thế, sẵn sàng xả thân vì Nghĩa Sáng tác của nhà Nho hành đạo mang đậm màu sắc đạo lý, mang tính quy phạm cao; quy phạm trên cả hai phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức, thể loại, ngôn ngữ

Trang 13

Nhà Nho ẩn dật, vẻ ngoài lại như là một biểu hiện đối cực của loại nhà Nho hành đạo Họ phủ nhận việc hành đạo nhưng là loại hành đạo ngu trung, thiếu tỉnh táo Tác giả ẩn dật (không chỉ có riêng nhà Nho) trong văn học Việt Nam có thể kể từ Huyền Quang Lý Đạo Tái, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ đến Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Khuyến Đề cao và bảo toàn Danh - Tiết là đặc điểm cơ bản, chủ đạo trong ý thức, tư tưởng của tác giả ẩn dật Để thực hiện điều này trước hết

họ tìm đến một môi trường, một không gian vô trần, cô tịch, tránh mọi mối liên hệ xã hội (Thực ra cũng khó tránh được những dăng mắc của lưới đời, không ít trường hợp phải chấp nhận bi kịch Câu chuyện Sư Huyền Quang

và nàng Điểm Bích; giấc mơ làm một Đào Tiềm của Yên Đổ là những bằng chứng sinh động cho bi kịch vừa nêu) Họ coi thường danh lợi, quên cả dòng thời gian thế sự vì trong núi không có lịch, tự nhận về mình bao nhiêu thứ dại dột, ngu hèn, tăm tối (chỉ là một cách nói phản ngữ) Hình tượng nhà Nho giữ Tiết là hình tượng đẹp nhất trong sáng tác của tác giả ẩn dật

Khác với hai loại trên, nhà Nho tài tử ra đời muộn (từ TK XVIII), khi trong

xã hội đã xuất hiện những yếu tố mới: đô thị, tư tưởng thị dân Con người phát hiện ra mình là một thực thể tồn tại thực sự với những nhu cầu, khát

vọng sống cá nhân Nhà Nho tài tử, gốc, dĩ nhiên vẫn là Nho nhưng càng

ngày càng xa rời những quy phạm, chuẩn mực khắt khe, giáo điều của đạo lý Nho giáo Giá trị cao nhất trong quan niệm về con người, về nhân sinh đối với họ là Tài (nhất là tài văn chương nghệ thuật cầm, kỳ, thi, hoạ) và Tình (đặc biệt là tình đối và giai nhân) Tài gắn liền với Tình, với Sắc, với hưởng thụ Chính họ là lớp nhà Nho tạo nên trào lưu nhân đạo chủ nghĩa độc đáo trong văn học nửa sau TK XVIII - nửa đầu TK XIX Kiểu tác gia này rất nhạy cảm với các vấn đề mới nảy sinh, trong đó tự ý thức về bản thân mình, khẳng định cái tài hoa, độc đáo, sự sáng tạo trong nghệ thuật là khát vọng vươn tâm thời đại lúc bấy giờ Bên cạnh đó, truyền thống trữ tình của văn

Trang 14

học dân tộc và sự trỗi dậy của những tư tưởng, tình cảm mới, văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, đậm tính trữ tình Đây là cơ sở tốt nhất

để các tác giả tự bộc lộ tư tưởng, tình cảm cá nhân của riêng mình

Từ TK XVI, đặc biệt là từ TK XVIII, con người luôn sống trong tâm trạng lo âu, phấp phỏng, sầu buồn, họ chìm trong triền miên đau khổ bởi nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân sâu xa gây nên là các thế lực thống trị Chính vì thế chưa bao giờ hình tượng con người cá nhân xuất hiện trong văn học nhiều như thế

Thời kỳ này, con người phát hiện ra mình là một thực thể tồn tại thực sự với tất cả những nhu cầu khát vọng cao nhất của nó

2.2 Những biểu hiện của con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam

2.2.1 Con người cá nhân biểu hiện ở bình diện nội dung

Một là: con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của

mình

Ta có thể thấy rõ điều này qua thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,

Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời trung đại Bà là nhà thơ nữ viết về người phụ nữ Trong xã hội xưa, người phụ nữ thường bị coi rẻ, khinh miệt “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Cuộc đời, số phận của họ thường bị đoạ đày, vùi dập Chúng ta đã bắt gặp nhiều hình ảnh người phụ nữ long đong, ba chìm bảy nổi trong ca dao,

truyện, thơ trung đại Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương cũng đã

phản ánh rõ cảnh đời ngang trái ấy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ngày đăng: 28/01/2018, 20:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (chủ biên), Bùi Văn Trọng Cường (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Nguyên Ân (chủ biên), Bùi Văn Trọng Cường (1997)", Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân (chủ biên), Bùi Văn Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Nguyên Ân (2004)", 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
3. Nguyễn Đổng Chi (1993), Việt Nam cổ văn học sử, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đổng Chi (1993)," Việt Nam cổ văn học sử
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1993
4. Biện Minh Điền (2008), Vấn đề tác giả và phong cách cá nhân nhà văn trong văn học Việt Nam trung đại, Đại học Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2008), Vấn đề tác giả và phong cách cá nhân nhà văn trong văn học Việt Nam trung đại
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2008
5. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007),Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2006), Ngữ văn 10, tập 1 và tập 2,Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10, tập 1 và tập 2
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. . Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2006), Ngữ văn 11, tập 1 và tập 2,Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 11, tập 1 và tập 2
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Nguyễn Đăng Na (2001), Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam -Những vấn đề văn xuôi tự sự, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam -Những vấn đề văn xuôi tự sự
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
9. Phạm Thế Ngũ (1997), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 2: Văn học lịch triều Việt văn, Nxb Đồng Tháp, Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 2: "Văn học lịch triều Việt văn
Tác giả: Phạm Thế Ngũ
Nhà XB: Nxb Đồng Tháp
Năm: 1997
10. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại ViệtNam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại ViệtNam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
11. Bùi Duy Tân (chủ biên, 2004), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam(TK X - TK XIX), (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam"(TK X - TK XIX), "(tập 1)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Bùi Duy Tân (chủ biên, 2007), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam(TK X - TK XIX), (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam"(TK X - TK XIX), "(tập 2)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
13. Trần Minh Thương (2009), Điển tích qua các tác phẩm ngâm khúc hình thức song thất lục bát trong văn học Việt Nam trung đại, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5 (240), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2009), Điển tích qua các tác phẩm ngâm khúc hình thức song thất lục bát trong văn học Việt Nam trung đại
Tác giả: Trần Minh Thương
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w