Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học
Trang 1MÔN NGỮ VĂN MÃ CHẤM: V03b
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I/ Phần mở đầu
1.1/ Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người
Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn, nhà thơ khao khát hướng đến Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học nói chung Giáo sư Trần Đình
Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình” Nghĩa là, quan niệm nghệ thuật về con
người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người được thể hiện thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp trong các tác phẩm văn học, từ đó, thấy được giá trị và chiều sâu triết lí của tác phẩm Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói
của mình bằng một cách nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể
hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm”.Từ điểnThuật ngữ văn học định nghĩa quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự
chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật.” Nhìn chung, tuy khác nhau về
cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người Chúng ta có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về
con người một cách khái quát như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu
là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn
Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng Quan niệm nghệ thuật
về con người là cách cắt nghĩa “có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể
Trang 2hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người” Nhưng mọi cách nhìn, cách
cảm, cách nghĩ, cách lí giải về con người của nhà văn đều là sản phẩm của lịch sử, xã hội và văn hóa thời đại nhà văn sáng tác Không chỉ vậy quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ Bởi vậy, quan niệm nghệ thuật về con người của văn học trung đại sẽ khác văn học hiện đại, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Khải không giống nhà văn Nguyên Ngọc
Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành nhân tố vận động của nghệ thuật
Và khi nhà văn miêu tả những con người là kết quả của sự vận động ấy thì sẽ làm văn học đổi mới Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của tác phẩm văn học nói riêng và thành tựu của người nghệ sĩ nói chung
1.2 Ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật Sự vận động của thực tế làm nảy sinh những con người mới, và miêu tả những con người ấy sẽ làm văn học đổi mới Nhưng còn một khía khác là đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản trong lịch sử văn học sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến Vẫn là con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải bất cứ cách cắt nghĩa, lý giải nào
về con người, mà là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn
có của văn học Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những
tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật
Trang 3về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ
II/ Nội dung
Con người trong văn học trung đại Việt Nam rất phong phú Mỗi tác giả, mỗi thể loại
có một cách quan niệm và biếu hiện con người riêng nhưng vẫn có cái chung Quan niệm chung chi phối văn học trung đại Việt Nam là:
2.1 Từ con người phi cá nhân…
2.1.1 Chiều kích, vẻ đẹp của Con người được đo đến bằng vũ trụ, thiên nhiên
Thời trung đại, con người chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên thường dựa vào
tự nhiên, khai thác tự nhiên để sống Do đó, con người trung đại tin ở sự thống nhất trong thế giới Thiên nhiên là bạn tri âm tri kỷ của con người Người phương Đông xưa cũng quan niệm: thiên nhiên có mối giao hòa, giao cảm với con người bởi con người là một "tiểu vũ trụ" có quan hệ tương thông tương cảm với "đại vũ trụ"- thiên nhiên ngoại giới (Thiên nhân tương cảm, thiên nhân hợp nhất) Con người là một yếu
tố trong mô hình vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân hợp thành "Tam Tài" Con người sống trong vòng "Thiên phú địa tái" (Trời che, đất chở) Cho nên, quan niệm “Thiên – Địa – Nhân” hay “Thiên Nhân tương cảm” cổ xưa ấy đã chi phối nhiều đến sự biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật Do đó thơ văn trung đại thường chỉ xuất hiện một con người đứng trước trời đất
Ở giai đoạn thượng kỳ trung đại, không gian nghệ thuật trong các bài thơ bộc lộ chí hướng là một không gian vũ trụ khoáng đạt, rộng lớn và hoành tráng, mà trong đó, con người dù nhỏ bé song vẫn cố gắng vươn lên ngang tầm và có khát vọng làm chủ
trời đất, vũ trụ, chinh phục thiên nhiên Phạm Ngũ Lão trong bài thơ “Thuật hoài” đã
phóng lớn ngọn giáo của mình cho tương xứng với kích thước của đất nước:
Hoành sóc giang san cáp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu Trước đó, ở bài thơ “Ngôn hoài” của Không Lộ thiền sư, ta còn cảm thấy
choáng ngợp hơn khi không gian của bài thơ là một dải đất rộng trải dài đến hút tầm mắt vẫn chưa là gì đối với thiền sư mà khả năng của ông còn là chế ngự cả vũ trụ
Trang 4Không gian chính và đẹp nhất trong bài là “thái hư”, nó gần như là cả bầu trời, cả vũ trụ, thế mà nhà sư chỉ bằng “trường khiếu nhất thanh” là có thể làm giá lạnh nó
Cũng với khát vọng như thế, nhưng bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung miêu
tả cụ thể, chi tiết hơn:
Trí chủ hữu hoài phù địa trục Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Ta có cảm giác không gian ở đây đã được kéo căng đến tận vô cùng Có vẻ như
cả trời đất rộng lớn đều không bao phủ, khuất lấp nổi trước tầm mắt của con người Nổi bật trong không gian đó là một con người to lớn, ấp ủ hoài bão kinh người: xoay trục đất, kéo sông Ngân hà xuống rửa giáp binh Mặc dù Đặng Dung không thành công với chí hướng của mình, nhưng cái tâm cuả ông khiến người ta cảm phục Trong các tác phẩm thơ văn Lý Trần, nếu phải chọn một tác phẩm có không gian
nghệ thuật hoành tráng và hùng lệ nhất, tôi sẽ chọn bài thơ “Cảm hoài” mà không
chút do dự
Đó là với các bậc Chính nhân quân tử, còn với người phụ nữ, Khuôn vàng thước ngọc để đánh giá vẻ đẹp của họ, không gì khác cũng chính là thiên nhiên Dù đẹp đến độ nghiêng nước, nghiêng thành, thì vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều vẫn
được Nguyễn Du đặt trong thế đối sánh với thiên nhiên:
Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Hay dù táo bạo đến độ như Hồ Xuân Hương, vẽ ra bức tranh người thiếu nữ ngủ ngày
thì vẻ đẹp phồn thực, căng tràn sức sống ấy cũng được diễn tả qua ngôn ngữ thiên
nhiên:
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên nước chửa thông
Trang 5Chính vì vậy, ở đây, con người không xuất hiện với tư cách cá nhân Họ buồn không phải một cá nhân buồn, mà cả vũ trụ cũng buồn theo, đúng như Nguyễn Du đã
từng nói:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 1243-1244)
Đó là “con người vũ trụ” sống trong quy tắc “hô, ứng” Vui buồn của mỗi con người buộc cả vũ trụ chuyển động
“Vật mình, vẫy gió, tuôn mưa,
Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai.”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 2795-2796)
Sự miêu tả gián tiếp trong thơ trung đại chính là bị sự chi phối của quan niệm vũ trụ
đó Con người không được miêu tả như một hiện tượng xã hội mà được như là một
bộ phận của thiên nhiên, của vũ trụ Chẳng hạn như khi nói sự bình phục của Kiều, thì Nguyễn Du viết:
“ Vừa tuần nguyệt sáng, gương trong”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 1191)
về tình yêu của từ Hải và Kiều, thì:
“ Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 2211,2212)
Ngoài ra, do quan niệm vũ trụ trong văn học ta bắt nguồn từ rất xa xôi, gắn liền với những quan niệm thần bí, tướng số Cho nên, đặc biệt đối với những nhân vật xuất chúng, tác giả thường miêu tả thành những con người dị tướng, phi thường, hun đúc một sức mạnh nào đó của vũ trụ Đó là những con người “chịu mệnh trời” Từ Hải chính là nhân vật được Nguyễn Du xây dựng dựa trên quan niệm này:
“Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tất rộng thân mười thước cao”
(Câu 2168-2169)
Trang 6Đây là con người mà chí khí và tài năng được đo bằng chiều kích của vũ trụ Bởi thế, nói đến Từ Hải, người đọc như thấy hiện rõ trước mắt mình một hình ảnh cao rộng của trời đất và vũ trụ
Như vậy, hình tượng con người vũ trụ trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam đã cho chúng ta thấy được quan niệm về con người của các tác giả trung đại Con người đó là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ, thiên nhiên qua đất trời, mây nước, cỏ cây, muông… với cái đạo vững bền, sâu thẳm của nó Đây là nét khu biệt không thể lẫn so với các kiểu con người trong các thời kì sau của văn học
2.1.2 Con người đạo đức, bổn phận, trách nhiệm
Trong văn học trung đại, những phẩm chất quan trọng nhất của con người được
cả xã hội đề cao luôn gắn với các khía cạnh đạo đức, hay bổn phận, trách nhiệm chứ không phải là những khát vọng, nhu cầu cá nhân như trong văn học hiện đại Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi toàn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo đức Hệ tư tưởng Nho giáo cũng luôn hướng đến xây dựng hình mẫu những con người đạo đức luôn cống hiến cho xã hội Cho nên, con người luôn được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lí Vì thế, văn chương xưa chia xã hội thành hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáo huấn: “Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”
(Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân Tiên)
Nguyễn Du trong truyện Kiều cũng khẳng định phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người phụ nữ:
Đã cho vào bậc bố kinh Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Suốt hành trình văn học trung đại, con người luôn được xây dựng trong sự quy chiếu
với “tam cương, ngũ thường” để hiện lên với những vẻ đẹp của nhân, lễ , nghĩa, trí, tín
Văn học trung đại nói nhiều đến chữ Trung, coi đây là phẩm chất quan trọng bậc nhất của người quân tử, nhà Nho,văn nhân Họ lĩnh hội quan niệm chữ Trung của Khổng Mạnh và tuyệt đối hóa nó thành tư tưởng chính trị “ trung quân ái quốc”- trung với
Trang 7vua là yêu nước Nguyễn Trãi có nhiều câu thơ nói về đạo trung, trung quân:
- Văn chương chép lấy đòi câu thánh,
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung
- Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con với đạo làm tôi
- Bui một tấc lòng trung với hiếu
Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen
- Bui(chỉ vì) một tấc lòng ưu ái
Đêm ngày cuộn cuộn nước triều đông
- Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả
Qua ngày qua tháng được an nhàn
Nguyễn Trãi sống trong thời chế độ phong kiến thịnh nên đức trung được cổ xúy và xuất hiện khá dày trong thơ ông và hầu hết các nhà thơ khác Từ Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về sau, chế độ phong kiến khủng hoảng, thoái trào nên lòng Trung biểu hiện mờ hơn và không còn khắt khe như trước
- Ái ưu vặc vặc trăng in nước
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa
Ưu ái chẳng quên niềm trước,
Thị phi biếng nói sự nay
(Nguyễn Bĩnh Khiêm)
- Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông thẹn đất ngẩng lên thẹn trời
(Nguyễn Khuyến)
- Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
(Nguyễn Công Trứ)
- Trai thời trung hiếu làm đầu
(Nguyễn Đình Chiểu)
Tuy nhiên, về thời phong kiến suy tàn, nhiều nhà Nho, quan lại, kẻ sĩ có quan
niệm “người trung thần tòng đạo bất tòng quân”, hoặc phủ nhận tư tưởng “ trung
quân ái quốc” : Dân là dân nước nước là nước dân”( Phan Bội Châu)
Trang 8Nếu trung là phẩm chất để đo đếm quan hệ vua- tôi, thì hiếu lại là phẩm chất
quan trọng để đánh giá con người trong quan hệ cha – con
Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, vào thế kỷ thứ XV, là một nhà quân sự thiên tài, nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc Trong tác phẩm Gia huấn ca, ông đã đề cao đạo đức luân lí trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội Đạo hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy
Đừng tranh giành bên ấy, bên này
Cù Lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
Còn phận làm con đối với cha mẹ thì:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm”
Trong Truyện Kiều, để “tỏ lòng” hiếu thảo, Kiều đã bán mình chuộc cha Đó là một hành động phi thường, trên thực tế nàng có thể vay tiền chuộc cha, nhưng như thế thì quá bình thường Tương tự, Kiều Nguyệt Nga cũng thể hiện tấm lòng trinh liệt của mình khi ôm bức chân dung Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn
Bên cạnh trung, hiếu , một phạm trù đạo đức cũng rất quan trọng khi xây dựng hình tượng con người trong văn học trung đại là Nghĩa Nghĩa là ân nghĩa, ân tình,
nghĩa khí, tri ân (trả ơn), thi ân (làm ơn, phước) có tình nghĩa và cư xử tử tế với mọi người Chế độ phong kiến đã cố định hóa những nội dung này trong một số tư tưởng, mối quan hệ mang tính chính trị - xã hội như: nhân nghĩa, nghĩa vua tôi, nghĩa tào khang Chữ Nghĩa ở đây cũng ít nhiều mang tư tưởng giai cấp như chữ Nhân Điều này thể hiện khá rõ qua thơ văn Nguyễn Trãi:
Trong “Lệnh dụ các tướng hiệu quân nhân ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá” (Quân trung từ mệnh tập) câu mở đầu là “Ta khởi nghĩa ở đất các ngươi, nay muốn thành
công mong các ngươi giữ chung thuỷ một lòng, đá vàng một tiết để toàn
cái nghĩa quân thần, phụ tử”
Trang 9Trong “chiến cấm các đại thần, tổng quan cùng các quan ở Viện, Sảnh, Cục tham lam lười biếng” (phần văn loại chép phụ vào Quân trung từ mệnh tập) gần cuối có
câu: “Vua tôi nghĩa lớn, trọn vẹn trước sau…”
Ngay như một nhà thơ “ ngất ngưởng” như Nguyễn Công Trứ vẫn không quên:
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Từ cuối thế kỉ XVIII chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng Văn nhân xa dần với quy chuẩn phong kiến mà tìm về với tư tưởng của quần chúng nhân dân Cho nên, biểu hiện của chữ Nghĩa trong văn học trung đại giảm tính quan phương, chuẩn mực mà hấp thụ cách hiểu chữ nghĩa phóng khoáng và bình đẳng của người bình dân Trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có đoạn thơ :
Vân Tiên nghe nói liền cười,
"Làm ơn há dễ trong người trả ơn
"Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
"Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
"Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Cũng trong tác phẩm này có đoạn:
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày
Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu nhân nghĩa chi sờn lòng đây
Ở những câu thơ trên, nghĩa là nghĩa khí của con người, là tình nghĩa giữa người với người Đó là những hành động hướng về người khác một cách vô tư, đối xử tình cảm,
tử tế, có trước có sau, không tính toán thiệt hơn, không mưu cầu tư lợi Người Việt Nam có truyền thống trọng chữ Nghĩa với cách hiểu này
Trang 10Chính vì vậy, con người sống theo luân lí đạo đức, theo lí trí thì được coi là chân chính; còn những người sống theo xúc cảm, theo những luân lí trần thế, nhân bản thì
bị coi thường, chê trách
Là hệ quả tất yếu của con người đạo đức, con người trong văn học trung đại
luôn được gắn với những bổn phận, trách nhiệm lớn lao Đó là trách nhiệm của người
tráng sĩ “cầm ngang ngọn giáo” để bảo vệ non sông trong Thuật hoài của Phạm Ngũ
Lão Cũng chính bổn phận, trách nhiêm với đất nước đã chi phối để dù mái đầu đã bạc nhưng người Đặng Dung vẫn canh cánh một khát vọng “Trí chủ hữu hoài phù địa
trục” Và dù ý thức rất rõ được hoàn cảnh lực bất tòng tâm của mình nhưng kết thúc
bài thơ vẫn là một nỗ lực, một ý chí đáng khâm phục
Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma
Câu thơ được dịch nghĩa là bao phen mang gươm giáo ra mài dưới ánh trăng Tác giả thật táo bạo khi viết lên câu thơ này với hai hình ảnh đối lập nhau về nghĩa ; mài gươm là để phục vụ cho chiến tranh, ánh trăng lại là biểu tượng của hòa bình Vậy mà tác giả lại mang gươm mài dưới ánh trăng, phải chăng tận sâu trong tâm khảm của mỗi người dân An Nam hiền hòa đều mơ ước đến một ánh trăng thanh bình để con có cha, vợ có chồng để cùng nhau vui vầy hạnh phúc Đến cả khi mài gươm diệt giặc hình ảnh ánh trăng vẫn ám ảnh bên lòng, nó không làm lòng người yếu đuối mà là một động lực, một khát khao cháy bỏng có một nền hòa bình thịnh thế làm cho dân giàu nước mạnh Để rồi từ đó khát khao sống hạnh phúc, ngày đêm hung đúc cho dân tộc ta một ý chí sắt thép, một sức mạnh phi thường đủ để nhấn chìm bè lũ cướp nước hung hăng Câu thơ cuối bài không chỉ khắc họa được tâm tình của người dân An Nam là chuộng quý hòa bình, mà nó còn cho thấy rõ một lòng quyết tâm cao độ của
vị anh hùng Đặng Dung Dù là thời vận không thuận ông, tuổi xuân không đợi ông nhưng trong con người ấy vẫn bùng cháy một luồn ý chí mãnh liệt khi mà trận chiến
ít dần cơ hội thắng lợi nhưng vị tướng tài vẫn nuôi chí phục thù, đêm đêm “mài kiếm” dưới trăng Ông không chỉ tự nuôi cho mình quyết tâm phục quốc mà còn truyền cho hậu nhân hào khí ngất trời, tinh thần yêu nước cao độ như nhắc nhở họ phải có bổn phận giành lại nước nhà Tất cả con người Đặng Dung, ý chí Đặng Dung,