Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt: Địahình Việt nam tạo nên nhiều bậc, nhiều bề mặt có độ cao khác nhau là kết quả của vận độngtạo núi An
Trang 1CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NĂM 2016 – 2017
TÊN CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CHUNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM – PHẦN ĐỊA
HÌNH
A Kiến thức cơ bản của chuyên đề.
I CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1 Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ Đồi núi còn lan ngầm dưới đáy biển, tạo ra những thân ngầm làm chỗ dựa cho san hô pháttriển hình thành các đảo san hô như Hoàng Sa, Trường Sa
+ Bản thân nền móng các đồng bằng cũng là miền đồi núi sụt võng, tách dãn được phù sasông bồi đắp mà thành Vì thế hiện tại trên các đồng bằng của nước ta còn có nhiều núi sót,nhô cao như Sài Sơn (Hà Tây), Non nước (Ninh Bình), Thất Sơn (An Giang), Hòn Đất (KiênGiang)
=> Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nên quy định thiên nhiên VN có đặc điểmchung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi
- Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích, địa hình dưới 1000m (kể cả đồng bằng) chiếm 85% diện
tích, địa hình cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích (phân bố chủ yếu ở khu vực TâyBắc)
2 Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
a Địa hình cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ ràng :
Địa hình nước ta là một bộ phận của lớp vỏ địa lí, được hình thành trong các giaiđoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân Kiến tạo địa hình Việt Nam thể hiện tính chất kế thừa
và thống nhất giữa các giai đoạn của lịch sử kiến tạo
Các nền móng cổ của địa hình được hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri (khốivòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, khối núi Trung trung bộ, )
Tác động của nội lực, ngoại lực làm thay đổi diện mạo của tự nhiênViệt Nam: Tronggiai đoạn cổ kiến tạo, nhiều biến động mạnh mẽ đã quyết định sự hình thành các đặc điểmcủa địa hình VN Trong giai đoạn này, bề mặt địa hình nước ta đã có nhiều lần biến đổi bởicác quá trình biển tiến, biển lùi, các quá trình sụt lún kèm theo sự bồi lấp trầm tích, các quátrình nâng lên và uốn nếp kèm theo hiện tượng xâm nhập và phun trào măc ma (vận động tạonúi Caledoni - Hecxini, Indoxini - Kimeri), các quá trình ngoại lực dẫn đến sự hạ thấp địahình tạo nên các bề mặt địa hình bán bình nguyên cổ
Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt: Địahình Việt nam tạo nên nhiều bậc, nhiều bề mặt có độ cao khác nhau là kết quả của vận độngtạo núi Anpo-Himalaya diễn ra trên lãnh thổ với biên độ khác nhau ở các khu vực
Các bậc địa hình núi cao trên 2000m: điển hình nhất là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn
do chịu sự nâng lên mạnh của vận động tạo núi Anpi, ngoài ra còn có các đỉnh núi nhô caođơn lẻ với các độ cao trên 2400m - 3000m
Các bậc địa hình có độ cao từ 1000-2000m: Chia làm 2 bậc: 1500-2000: vốn là bề mặtcủa các bán bình nguyên cổ ở nước ta như cao nguyên đá vôi Đồng Văn, Bắc Hà, vùng núi
Trang 2SaPa, Đà Lạt, 1000-1400m: là bề mặt của các bán bình nguyên cổ có tuổi trẻ hơn tuổi ĐệTam được hình thành từ các chu kì nâng lên tiếp theo và bị chia cắt mạnh, phổ biến ở vùngnúi phía Bắc, Trường Sơn và Tây nguyên.
Các bậc địa hình của các vùng đồi núi và đồng bằng có độ cao dưới 1000m: Bậc địahình có độ cao từ 600 - 900m: là bậc địa hình có độ cao trung bình tiêu biểu cho vùng núithấp tập trung nhiều ở vùng núi phía bắc và các cao nguyên Kon Tum, Plâycu, Đăklak ở TâyNguyên Bậc địa hình có độ cao từ 200 - 600m: gồm vùng đồi núi thấp đã bị chia cắt thànhcác núi, đồi và dãy đồi có diện tích lớn nhất nước ta và phân bố rộng khắp ở trung du Bắc bộ,các vùng đồi núi thấp chân núi ở Trung bộ và Nam tây nguyên đến đồng bằng Nam Bộ Bậcđịa hình có độ cao từ 25 - 100m: là các vùng gò đồi thấp, phần lớn là các bậc thèm phù sa cótuổi Đệ Tứ ở Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ
b Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam (hướng nghiêng chung là Tây Đông Nam)
Bắc-c Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc-Đông Nam (thể hiện rõ rệt từ hữu
ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã), hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông bắc và khuvực Nam trung bộ (Trường Sơn Nam)
3 Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
Dưới tác động của nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, các quá trình ngoại lực diễn ra mạnh
mẽ làm biến đổi địa hình hiện tại Các quá trình đóng vai trò quan trọng nhất đó là xâm thựcmạnh ở kv đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng ven biển
Quá trình xâm thực: Dưới tác động của nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, bề mặt địa hình bịcông phá tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, có nơi tới 10-15m Trên cùng của lớp vỏ phong hóa
là tầng đất mềm (thổ nhưỡng) và rừng cây che phủ bảo vệ Lớp vỏ phong hóa ở nước ta cóđặc tính thấm nước, vụn bở, dễ dàng bị phá hủy, xói mòn và rửa trôi, nhất là ở những nơi địahình dốc, lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng bị tàn phá
Quá trình phong hóa hóa học cũng diễn ra mạnh mẽ, hòa tan đá vôi tạo nên nhữnghang động lớn và sông suối ngầm (kaxto).Các hiện tượng đất trượt và sụt lở, lũ bùn, lũ quétdiễn ra phổ biến trên bề mặt địa hình Hiện tượng kết von và đá ong hóa xảy ra trong lớp vỏphong hóa và thổ nhưỡng diễn ra khá mạnh
Quá trình bồi tụ: Các đồng bằng phía Đông và Đông nam được bồi tụ và mở rộng từvài chục đến trăm m (Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long)
4 Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
Là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người Trong quá trình tổchức lãnh thổ của mình, từ thế hệ này sang thế hệ khác, con người đã tạo nên những dạng địahình nhân tạo, tô điểm cho thiên nhiên và cũng làm cho bề mặt địa hình thay đổi
Ngoài ra những cảnh quan nhân tạo như cánh đồng, làng mạc, đường sá, cầu cống, cáccông trình xây dựng đê điều, đập thủy điện, hồ chứa nước xuất hiện ngày càng nhiều làmthay đổi địa hình Việt Nam hiện tại
II SỰ PHÂN HÓA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Trang 3Phạm vi, độ cao, hướng nghiêng, hướng núi, yếu tố khác : độ dốc, độ chia cắt, địa hình đặcbiệt.
a Đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc :
- Vùng núi Tây Bắc:
+ Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng, giữa sông Hồng với sông Cả
+ Độ cao địa hình: là vùng núi cao nhất nước ta do được nâng lên mạnh mẽ trong các giaiđoạn của lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ VN, với nhiếu đỉnh núi cao trên 2000m, cómột số đỉnh cao trên 3000m
+ Hướng nghiêng chung: TB-ĐN
+ Hướng núi chính: TB-ĐN:
+ Yếu tố khác : Độ dốc và độ chia cắt lớn (sườn, thung lũng, độ xiết dòng chảy) Địa hìnhchia 3 dải chạy theo hướng TB-ĐN: Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ với đỉnhPhanxipang cao 3143m Ở giữa là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến MộcChâu nối tiếp vùng đồi núi sót ở Ninh Bình và Thanh Hóa Phía Tây là địa hình núi trungbình ven biên giới Việt-Lào như Puđenđinh, Pusamsao Giữa các dãy núi là các thung lũngsông cùng hướng TB-ĐN như: sông Đà, sông Mã, sông Chu và các vùng trũng, nhiều nơi mởrộng thành các cánh đồng giữa núi như Nghĩa Lộ, Điện Biên
b Vùng núi Đông Bắc:
+ Phạm vi: tả ngạn sông Hồng (từ sông Hồng đến biên giới Việt-Trung
+ Độ cao địa hình: chủ yếu là địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình không quá 1000m.Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở vùng thượng nguồn sông Chảy như Kiều Liêu Ti, TâyCôn Lĩnh Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi ở Cao Bằng.Ở trung tâm là vùngđồi núi thấp 500-600m, vùng đồi trung du và bán bình nguyên
+ Hướng nghiêng chung: TB-ĐN
+ Hướng núi chính: vòng cung (4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, ĐôngTriều -> chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và Đông Bắc) Theo hướng vòng cung củacác dãy núi là hướng vòng cung của các con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.+ yếu tố khác: Độ chia cắt và độ dốc nhỏ do địa hình thấp hơn, có dạng địa hình đá vôi rấtđiển hình
c Vùng núi Trường Sơn Bắc:
+ Phạm vi-ranh giới: Từ phía nam sông Cả cho đến dãy Bạch Mã
+ Độ cao địa hình: là vùng đồi núi trung bình và thấp, có 1 số đỉnh núi cao trên 2000m
+ Hướng nghiêng chung: TB-ĐN
+ Hướng núi chính: TB-ĐN, ngoài ra có hướng Tây-Đông Kèm theo là các sông ngắn, dốc,
đổ thẳng ra biển theo hướng TB-ĐN hoặc T-Đ (kể tên)
+ yếu tố khác Độ dốc và độ chia cắt khá lớn; Vùng núi này hẹp ngang, gồm các dãy núi songsong, so le nhau theo hướng TB-ĐN với địa thế cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa Phía Bắc:
là vùng núi phía Tây Nghệ An với các đỉnh như: Puxailaileng (2711m), Rào Cỏ (2136m)chạy dọc theo biên giới Việt- Lào Ở giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núithấp Quảng Trị, độ cao < 1000m Phía Nam: vùng núi phía Tây của Thừa Thiên Huế, địahình cũng cao xấp xỉ 1500m Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển theochiều T-Đ ở vĩ tuyến 160B làm ranh giới với Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn cảnkhối khí cực đới lục địa sâu xuống phía Nam; có khối núi đá vôi đồ sộ
d Vùng núi Trường Sơn Nam:
+ Phạm vi-ranh giới: Phía Nam dãy Bạch Mã cho đến các khối núi ở cực Nam Trung Bộ
Trang 4+ Độ cao: phân thành nhiều bậc độ cao, có 1 số khu vực được nâng cao mạnh mẽ như khốinhô KonTum….
+ Hướng địa hình: vòng cung
+ Hướng nghiêng: Phức tạp, Các mạch núi tạo nên một cánh cung lớn theo hướng kinhtuyến, lưng lồi ra biển Đông Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa phía Tây và phía Đông của TSN:Phía Đông là các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ nằm ở hai đầu có địa hình
mở rộng và nâng cao Nhiều đỉnh trên 2000m, tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển vớinhững sườn sốc đứng và dải đồng bằng ven biển thắt hẹp Phía Tây là các cao nguyên badan
ở phía Tây có địa hình tương đối bằng phẳng làm thành 500-800-1000m
+ Yếu tố khác: độ dốc và chia cắt nhỏ hơn, nét đặc biệt là có các cao nguyên ba dan xếp tầng
1.2.Đặc điểm nổi bật của dạng địa hình bán bình nguyên và đồi trung du ở nước ta:
- Là địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, độ cao dưới 300m
- ĐH bán bình nguyên thể hiện rõ rệt ở vùng ĐNB, với các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao100m và bề mặt hình thành từ phun trào badan cao chừng 200m
- ĐH đồi trung du phần nhiều là di tích của tác động ngoại lực chia cắt các bậc thềm phù sa
cổ Càng gần đồng bằng đồi càng thấp , thung lũng mở rộng Dải đồi trung du rộng nhất nằm
ở rìa đồng bằng
- ĐH bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp cho trồng cây công nghiệp, các mô hìnhnông, lâm kết hợp, đôi nơi được biến đổi để trồng lúa và hoa màu Nhiều đồi trung du đã trởthành vùng đất trống, bạc màu Cần nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật và sử dụng hợp líđối với vùng đất dễ bị thoái hóa này
2 Khu vực đồng bằng:
Phân theo nguồn gốc hình thành chia làm 2 loại: đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng venbiển
2.1 Đặc điểm 2 đồng bằng châu thổ:
Đồng bằng sông Cửu Long: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta (40nghìn km2),
có dạng hình thang cân, địa hình tương đối thấp 2-4m, thấp dần từ TB-ĐN Trên đb không có
đê nhưng lại có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở các vùng trũng
Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồngbằng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn Chủ yếu là đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sôngTiền, sông Hậu, tính chất đất phức tạp gồm 3 loại đất chính: phù sa ngọt, mặn, phèn
Đồng bằng sông Hồng: S nhỏ hơn đồng bằng sông Cửu Long (15nghìn km2) độ caonhỏ hơn 50m và bị chia cắt hơn ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời, người dânsống ở đây đã đắp đê ngăn lũ Do vậy toàn bộ đb không được bồi phù sa thường xuyên (vùngtrong đê), 1 số vùng chuyển tiếp với vùng trung du đất bị bạc màu
Câu hỏi Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh địa hình đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long Giải thích tại sao có sự khác biệt đó.
- Địa hình bằng phẳng, diện tích đất đai rộng, màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
- Hướng nghiêng chung: tây bắc – đông nam
Trang 5- Hiện nay 2 đồng bằng vẫn tiếp tục được mở rộng ra biển hàng chục mét/năm.
b) Khác nhau
- Nguyên nhân hình thành:
+ Đồng bằng sông Hồng do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp
+ Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp
- Độ cao: Đồng bằng sông Hồng cao hơn, Đồng bằng sông Cửu Long thấp và bằng phẳng
- Hình thái: Đồng bằng sông Hồng có độ chia cắt lớn hơn
- Các dạng địa hình tự nhiên:
+ Đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng ngập nước, ruộng bậc cao bạc màu, đồi núi sót (HàNội, Ninh Bình), cồn cát ven biển, đồi núi sót ít (Hà Tiên)
- Địa hình nhân tạo:
+ Đồng bằng sông Hồng: có hệ thống đê ngăn lũ
+ Đồng bằng sông Cửu Long: mạng lưới kênh rạch chằng chịt (kênh Vĩnh Tế, Rạch Sỏi,Phụng Hiệp, Kì Hương )
Sự khác biệt về địa hình giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là do:
- Biên độ sụt võng của 2 đồng bằng khác nhau Mặc dù cả 2 đồng bằng đều được hình thànhtại vùng sụt võng trong đại Tân Sinh, nhưng do cường độ sụt võng của đồng bằng sông Hồngyếu hơn nên địa hình có độ cao cao hơn, trên bề mặt xuất hiện nhiều núi sót hơn
- Khả năng bồi tụ của các dòng sông khác nhau Diện tích lưu vực sông Mê Công lớn gấp 5lần so với diện tích lưu vực sông Hồng nên khả năng bôi đắp phù sa của sông Mê Công lớnhơn
- Do tác động của con người Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời, trong quátrình khai thác nhân dân đã đắp đê ngăn lũ làm đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô trũng
2.2 So sánh đặc điểm giữa đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ sông:
Trang 6- Nguồn gốc:
+ ĐB châu thổ sông: được hình thành do phù sa của hệ thống sông lớn, bồi tụ cho 1bồn trũngnông ở nơi thềm lục địa thoải và mở rộng Tốc độ bồi đắp phải
lớn hơn tốc độ xói lở của sóng biển và thủy triều
+ ĐB ven biển: được hình thành do phù sa của sông, biển bồi đắp Tuy nhiên biển đóng vaitrò chính trong việc hình thành các đồng bằng này
- Diện tích:
+ ĐB châu thổ sông: S lớn (khoảng 55nghìn km2)
+ ĐB ven biển: S nhỏ hơn: 15nghìn km2
- Tính chất đất đai:
+ ĐB châu thổ sông: đất phù sa ngọt màu mỡ hơn
+ ĐB ven biển: Đất bị nhiễm phèn, mặn, nghèo dinh dưỡng
II.2 Một số kiểu địa hình.
- Căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài có thể chia đia hình Việt Nam thành các kiểu địa hìnhchính sau: Núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng
1 Kiểu địa hình núi:
- Bao gồm:
+ Miền núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m
+ Miền nui trung bình có độ cao trung bình từ 1000 - 2000m
+ Miền núi cao có độ cao trên 2000m
- Đặc điểm chung: Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối khá lớn Về ngoại hình thường làcác khối núi hoặc dãy núi có độ chia cắt sâu và sườn dốc lớn Các dãy núi lớn thường đượcngăn cách với nhau bởi các thung lũng sông lớn
2 Kiểu địa hình cao nguyên
- Là kiểu địa hình có độ cao khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, lượn sóng hoặc có các dãyđồi ở trên các miền núi và ngăn cách với các vùng núi thấp bởi các vách bậc địa hình
- Phân loại: ở nước ta có 3 kiểu địa hình cao nguyên chính:
+ Cao nguyên đá vôi (bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối thưa thớt, hiếmnước đặc biệt là vào mùa khô Vd cng Đồng Văn (Hà Giang), cng Bắc Hà - Lào Cai, cng TảPhình- Sín Chải, cng Sơn La, Mộc Châu chạy dài theo hướng TB- ĐN)
+ Cao nguyên đất đá ba dan (dáng hình mềm mại, bằng phẳng hơn, trên bề mặt có nhiều ditích của hoạt động núi lửa, đất đai phì nhiêu Loại cao nguyên này tập trung chủ yếu ở TâyNguyên(cng Kontum- Playcu, cng Đăklăk, Mơ Nong, Di Linh) và rìa của miền Đông nambộ)
+ Cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích măc ma và biến chất
3 Kiểu địa hình đồi
Trang 7- Thường gặp ở vùng giáp ranh mang tính chất chuyển tiếp từ địa hình miền núi xuống đồngbằng có độ cao trung bình từ 50-85m.
- Kiểu địa hình này thuộc kiểu địa hình bóc mòn do tác động của quá trình ngoại lực phá hủy,xâm thực đá gốc hoặc thềm sông, thềm biển
4 Kiểu địa hình đồng bằng:
- Là bậc địa hình thấp nhất, phần lớn nằm ở phía đông lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông
- Đặc điểm chung: rất bằng phẳng, trung bình < 20m, được bồi đắp bởi trầm tích biển, sông,trầm tích lục địa trên các vùng sụt lún,
- Đặc trưng là : đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miềntrung
5 Các kiểu địa hình đặc biệt:
a Kiểu địa hình caxtơ:địa hình bị nước ăn mòn tạo thành các hang động, suối cạn, thung khô
b Kiểu địa hình bờ biển: kiểu địa hình bờ biển bồi tụ, kiểu địa hình bờ biển mài mòn, kiểuđịa hình bờ biển bồi tụ - mài mòn
c Kiểu địa hình đảo: kiểu địa hình đảo núi đất, núi đá ven bờ, kiểu địa hình đảo san hô
IV.2.Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển kinh tế - xã hội
Mỗi khu vực địa hình đều có thế mạnh và hạn chế riêng trong phát triển kinh tế - xãhội, việc nghiên cứu kĩ các khu vực địa hình để quản lí, khai thác nó một cách đúng đắn làmột vấn đề mang tích chất chiến lược quan trọng và lâu dài trong công cuộc phát triển bềnvững
1.Thế mạnh, hạn chế của khu vực đồi núi
a.Thế mạnh
Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều khoáng sản, phong phú về chủng loại,
đa dạng về loại hình, bao gồm cả khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt,pyrit, niken, crom, vàng, vonfram, antimoan và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinhnhư boxit, apatit, đá vôi, than đá Đó là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
* Rừng và đất trồng: tạo cơ sở để phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới:
Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêubiểu cho sinh vật rừng nhiệt đới
Miền núi còn có các cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thànhcác vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc Ngoàicây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao có thể nuôi, trồng được các loài động, thực vật cậnnhiệt và ôn đới Đất đai vùng bán bình nguyên và đòi trung du thích hợp để trồng các câycông nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực
Nguồn thuỷ năng dồi dào: Các sông suối có trữ năng lượng thủy điện lớn (Hệ thống
sông Hồng 11 triệu KW, chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước, riêng sông Đà gần 6triệu KW) Nguồn thuỷ năng này đã và đang được khai thác
Trang 8Khu vực đồi núi còn có tiềm năng du lịch rất lớn, là nơi lí tưởng để tham quan, nghỉ dưỡng, phát triển du lịch sinh thái
b Hạn chế của khu vực đồi núi
Địa hình bị chia cắt mạnh cản trở giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh
tế giữa các vùng
Khu vực đồi núi có nhiều thiên tai: Lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, động đất Ở nước
ta, lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốclớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn Mưa gây ra lũ quét cócường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 – 200 mm trong vài giờ
2 Thế mạnh, hạn chế của khu vực đồng bằng
a Thế mạnh vùng đồng bằng
Địa hình thấp, bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ của hệ thống các sông lớn và đất phù
sa biển là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới chủ yếu sản xuất lương thực - thựcphẩm và trên thực tế 2 đồng bằng châu thổ đã trở thành vựa lúa lớn nhất nước ta
Đồng bằng còn cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản, lâm sản
Địa hình bằng phẳng còn thuận lợi cho quy hoạch phát triển kinh tế, là điều kiệnthuận lợi cho dân cư tập trung đông đúc, kéo theo sự hình thành các TP lớn, các khu Cn, TTthương mại,
Phát triển giao thông đường sông, đường bộ và nhiều loại hình giao thông khác
b Hạn chế
Thường xuyên chịu nhiều thiên tai như bão, đặc biệt là vùng duyên hải miền trungMùa khô kéo dài gây tình trạng hạn hán, miền bắc mùa khô kéo dài đến 3-4 tháng,miền nam muà khô kéo dài 4-5 tháng, đbnam bộ, đb ven biển cực nam trung bộ kéo dài 6-7tháng
B Các dạng bài tập về Địa hình và định hướng cách giải
Dạng 1: Trình bày, phân tích, chứng minh các đặc điểm của địa hình VN Giải thích các
đặc điểm
Đối với nội dung về địa hình Việt Nam thì học sinh cần phải bám sát các trang Atlat địa hình:Trang 6, trang 13, 14
*Cách thức chung:
-Xác định dạng câu hỏi: Trình bày, chứng minh…
-Tái hiện kiến thức cơ bản về đặc điểm chung của địa hình: địa hình nhiều đồi núi, chủ yếunúi thấp Cấu trúc đa dạng Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa
-Dựa vào Atlat nêu các dẫn chứng cụ thể về đặc điểm đó:
+Địa hình nhiều đồi núi: dẫn chứng đồi núi chiếm bao nhiêu, phân bố chủ yếu
+Cấu trúc đa dạng: hướng nghiêng, hướng núi, hình thái, phân bậc…
-Giải thích đặc điểm chung của địa hình: tìm mối liên hệ giữa các nhân tố tác động, khái quáthoá để đưa các lí do :
+ địa hình nhiều đồi núi: liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ, trải quanhiều giai đoạn lâu dài, phức tạp với nhiều chu kì nâng lên, định hình dạng địa hình núi ưuthế…
+Cấu trúc đa dạng do chịu tác động của nội lực và ngoại lực…
Trang 9+hướng núi: do sự định hướng của các khối nền cổ…
+hướng nghiêng: do vận động Himalaya nâng cao ở phía Tây Băc, nước ta ở phía ĐôngNam, xa ảnh hưởng của vận động này nên vận động yếu dần hướng TB-ĐN
+địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa: do kí hậu nhiệt đới ẩm gây ra qua trình xâm thực và bồi tụ…
*Ví dụ cụ thể
Câu 1: Chứng minh Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp Giải thích đặc điểm đó.
1 Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp.
a) Đất nước nhiều đồi núi:
-Hệ thống núi kéo dài từ biên giới Việt Trung đến Đông Nam Bộ theo hướng Tây B ắc
- Đông Nam với chiều dài trên 1400 km Đồi núi tạo thành biên giới tự nhiên giữa Việt Namvới Trung Quốc , với lào ở phía Bắc và phía Tây
- Đồi núi chiếm hơn ¾ diện t ch Đồng bằng chỉ chiếm ¼ Ngay trên các vùng đồngbằng còn có nhiều núi sót
- Các dãy núi nhô ra sát biển chia cắt các đồng bằng duyên hải như dãy Hoành Sơn,Bạch Mã
b) Đất nước nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích nước ta Nếu kể cả đồng bằng thì địahình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích
- Địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1% diện tích Điển hình nhất của địahình này là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn
- Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tươngđối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa chủ yếu chịu sự tác động của cácquá trình ngoại lực, địa hình bị bào mòn, hạ thấp
- Do ảnh hưởng của vận động kiến tạo Anpơ – Himalaya trong đại Tân sinh địa hìnhnước ta được nâng lên nhưng cường độ nâng không mạnh (chỉ nâng mạnh ở phía tây và phíabắc, yếu dần về phía đông – đông nam) nên địa hình nước ta chủ yếu là núi thấp
Câu 2: Phân tích nguyên nhân tạo nên sự phân bậc và các hướng chính của địa hình đồi núi VN.
-Chỉ rõ 5 bậc và hai hướng chính của địa hình đồi núi nước ta (dẫn chứng cụ thể theo Atlat)-Nguyên nhân phân bậc: tác động của nội lực và ngoại lực trong giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân
kiến tạo
+ Giai đoạn Cổ kiến tạo đã tạo nên các nền móng cổ, sau đó hoạt động ngoại lực đã san bằng
địa hình núi cổ tạo nên bề mặt bán bình nguyên
Trang 10+Giai đoạn Tân kiến tạo với các chu kì của vận động tạo núi anpo – Himalaya đã nâng cao
địa hình, nhưng cường độ và biên độ nâng không đều cùng với tác động của ngoại lực
đã cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên thành nhiều bậc địa hình
-Nguyên nhân về hướng: Do sự định hướng của các khối nền cổ (diễn giải) Khu vực nào pháttriển trên khối nền cổ hướng vòng cung thì địa hình có hướng vòng cung (Đông Bắc – khốiVòm sông Chảy, Trường Sơn Nam – khối núi cực Nam Trung Bộ) Khu vực phát triển trênkhối nền cổ hướng tây bắc – đông nam thì địa hình có hướng tây bắc – đông nam (Tây Bắc –khối Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc – khối sống Mã)
Câu 3
1 Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình Việt Nam.
2 Làm rõ biểu hiện của sự thống nhất về mặt phát sinh trong cấu trúc địa hình Việt Nam hiện tại.
1 Đặc điểm cấu trúc địa hình Việt Nam
a) Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
- Địa hình nước ta đã được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo (cách đây 65 triệunăm) Sau giai đoạn này, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tụcđược hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực.Địa hình núi cổ bị bào mòn, phá hủy thành các bề mặt cao nguyên cổ thấp và thoải
- Đến Tân kiến tạo, do vận động tạo núi Anpơ – Himalaya, địa hình nước ta được nâng lênnhưng cường độ nâng lên không mạnh, biên độ nâng không đều (nâng mạnh ở phía tây bắc,nâng yếu ở phía đông nam) nên địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
- Những nơi được nâng mạnh trong vận động Tân sinh hình thành các dãy núi cao trên2000m (Hoàng Liên Sơn) Mặc dù mang hình thái của vùng núi trẻ như sống núi sắc sảo,sườn dốc, khe sâu, sông ngòi đào lòng về phía thượng nguồn nhưng cần lưu ý núi ở ViệtNam không phải là núi uốn nếp trẻ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya mà chủ yếu là kếtquả của sự cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên cổ theo nhiều bậc của ngoại lực
- Từ miền núi ra biển, địa hình thấp dần với đủ các dạng địa hình núi cao, núi trung bình, núithấp, đồi trung du chuyển tiếp xuống đồng bằng
- Căn cứ vào độ cao có thể thấy địa hình nước ta phân thành nhiều bậc khác nhau:
+ Các bậc địa hình núi cao trên 2000m:
* Trên 2500m là các đỉnh núi nhô cao đơn lẻ tập trung nhiều ở Hoàng Liên Sơn nhưPhanxipăng (3143m), Pusilung (3076m), Phu Luông (2985m), núi Ngọc Linh ở Kon Tum(2598m)
* Độ cao 2100 – 2400m tập trung nhiều ở vùng núi cao Tây Bắc và Việt Bắc, vùng núi caothượng nguồn sông Chảy, khối núi Kon Tum như Tây Côn Lĩnh (2419m), Kiều Liêu Ti(2402m)
+ Các bậc địa hình núi trung bình có độ cao từ 1000 – 2000m:
* 1500 – 2000m: cao nguyên Đồng Văn, Bắc Hà, vùng núi Sa Pa, Đà Lạt như Phia Ya(1980m), Phia Uắc (1930m), Lang Biang, Bidoup, …
* 1000 – 1400m: bậc địa hình này khá phổ biến ở vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn và TâyNguyên
+ Các bậc địa hình của các vùng đồi núi và đồng bằng có độ cao dưới 1000m chiếm diện tíchlớn nhất:
* 600 – 900m: vùng núi thấp Đông Bắc (phần trung tâm), cao nguyên Kon Tum, Plây Ku,Đắk Lắk ở Tây Nguyên
Trang 11* 200 – 600m: phân bố rộng khắp ở trung du Bắc Bộ, các vùng đồi núi thấp chân núi ở Trung
Bộ, Nam Tây Nguyên đến đồng bằng Nam Bộ
* 25 – 100m: bậc địa hình này là vùng đồi gò thấp, bậc thềm phù sa có tuổi Đệ Tứ ở đồngbằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ
* Bậc địa hình thấp dưới 15m: bậc địa hình thấp ở các vùng đồng bằng và ven biển
b) Cấu trúc địa hình Việt Nam gồm 2 hướng chính
- Hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã (vùngnúi Tây Bắc và dãy Trường Sơn) Hệ núi này là phần tiếp nối các mạch núi Vân Nam –Trung Quốc
- Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường SơnNam)
2 Biểu hiện của sự thống nhất về mặt phát sinh trong cấu trúc địa hình Việt Nam
- Sự thống nhất về mặt phát sinh trong cấu trúc địa hình Việt Nam làm cho các dạng địa hìnhcủa lãnh thổ vừa có sự khác biệt vừa có sự liên kết
- Sự khác biệt trong cấu trúc địa hình biểu hiện rõ nhất ở sự tương phản giữa địa hình đồi núigià và cắt xẻ với địa hình đồng bằng trẻ và bằng phẳng
- Trong mối quan hệ giữa địa hình đồng bằng với địa hình bờ biển và đáy biển gần bờ vừa có
sự liên kết vừa có sự khác biệt giữa các khu vực:
+ Đồng bằng Bắc Bộ nằm trên địa máng sông Hồng nên tương đối bằng phẳng, mở rộng, tiếpnối một vùng vịnh nông, ít chỗ sâu quá 50m, bờ biển phẳng, thềm lục địa rộng
+ Đồng bằng Nam Bộ hình thành trên một máng sụt lún đi từ Biển Hồ đến cửa sông MêCông thấp phẳng và rộng lớn hơn, mở ra một vịnh biển nông với đường bờ biển phẳng, thềmlục địa kéo ra rất xa
+ Đồng bằng duyên hải miền Trung hẹp ngang, nhỏ bé, đường bờ biển khúc khuỷu, nhữngnhánh núi chia cắt đồng bằng tiếp tục ăn ngầm dưới biển, thềm lục địa thu hẹp, đoạn hẹp nhất
có đường đẳng sâu 200m, cách bờ chừng 30km và ra ngoài khơi 250m đã gặp một hố sâuThái Bình Dương quá 3000m
Câu 4 Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Địa hình Việt Nam tiêu biểu cho quang cảnh địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, thểhiện ở:
1 Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ thúc đẩy quá trình câm thựcmạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, …
- Điều kiện nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi đất đá trênsườn dốc Biểu hiện của quá trình này là bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu, đất bịbào mòn rửa trôi nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá, những hiện tượng đất trượt, đá lở thành nhữngnón phóng vật tích tụ dưới chân núi
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi, tạo thành địahình caxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô, các đồi đá vôi sót ở vùng núi đávôi
- Khí hậu đã góp phần làm sâu sắc hơn, rõ nét hơn tính chất trẻ của địa hình đồi núi ViệtNam do Tân kiến tạo để lại Có thể nói quá trình xâm thực bào mòn do tác động của dòngnước là quá trình địa mạo đóng vai trò chủ yếu tạo nên hình thái của địa hình đồi núi nước tahiện nay
- Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, cần phải tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống đồitrọc để hạn chế dòng chảy, bảo vệ lớp đất mặt khỏi bị xâm thực, rửa trôi