1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thảo luận hình sự lần 10 Cụm 10: CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ

20 3,2K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 273,5 KB

Nội dung

Vì hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội chống người thi hành công vụ được qui định tại Điều 330 BLHS năm 2015 mà còn có thể cấu thành các tội khác như

Trang 1

THẢO LUẬN LẦN 10 CỤM 4: CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ

_

I TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN:

22 Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội chống người thi hành công

vụ (Điều 330 BLHS).

Câu nhận định này là đúng

Vì hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội chống người thi hành công vụ được qui định tại Điều 330 BLHS năm 2015 mà còn có thể cấu thành các tội khác như Tội giết người, Tội cố ý gây thương tích,…Hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ trong Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330) là hành vi dùng vũ lực nhưng chưa gây chết người, thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người thi hành công vụ, còn nếu trong trường hợp hành vi đó là cố ý gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người thì có thể cấu thành Tội giết người (Điều 123) hoặc gây thương tích nặng cho người thi hành công vụ thì có thể cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (theo Điểm k, Khoản 1, Điều 134, BLHS)

23 Mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân đều cấu thành Tội phạm quy định tại Điều 331 BLHS.

Nhận định này là sai

Không phải mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân đều cấu thành Tội phạm quy định tại Điều 331 BLHS Theo quy định tại Khoản 1, Điều 331, BLHS, hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cấu thành Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (bao gồm các quyền, lợi ích hợp pháp về chính trị, về kinh tế, về dân sự…) được pháp luật thừa nhận và bảo hộ (như quyền tự do kinh doanh, quyền thừa kế…) Chẳng hạn như các quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận:

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu bày tỏ ý kiến của cá nhân

+ Quyền tự do báo chí, tự do viết bài và in báo, đưa tin cho báo chí

+ Quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhất định

+ Quyền tự do hội họp Được hiểu là quyền tự do nhóm họp để trao đổi ý kiến về những lĩnh vực và

Trang 2

+ Quyền tự do lập hội Được hiểu là quyền tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ tiến bộ xã hội

Các quyển tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo…

24 Mọi hành vi làm lộ bí mật nhà nước đều cấu thành Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước (Điều 337 BLHS).

Nhận định này là sai

Mặt chủ quan của tội này là cố ý Nếu người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi vô ý thì không cấu thành tội phạm này

25 Mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều cấu thành Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340 BLHS).

Nhận định này là sai

Không phải mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều cấu thành Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340 BLHS)

Theo quy định tại Điều 340, BLHS hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu và phải sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm, do vậy, nếu có hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu nhưng không sử dụng giấy tờ đó để thực hiện tội phạm thì sẽ không cấu thành tội này

Mặt khác, trong trường hợp nếu người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để thực hiện hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung của hộ chiếu vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân thì sẽ cấu thành Tội giả mạo trong công tác theo điểm a, khoản 1 Điều 359 BLHS

26 Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi chỉ cấu thành Tội làm giả tài liệu của cơ quan,

tổ chức (Điều 341 BLHS).

Nhận định này là sai

Việc làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức không chỉ cấu thành Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 BLHS mà còn có thể cấu thành tội khác theo quy định trong BLHS

Theo đó, trong trường hợp nếu người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để thực hiện hành vi làm, cấp giấy tờ giả vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân thì sẽ cấu thành Tội giả mạo trong công tác theo điểm b, khoản 1 Điều 359 BLHS

Trang 3

27 Các tội phạm được quy định trong Chương các tội phạm về chức vụ đều phải do người có chức

vụ, quyền hạn thực hiện.

Nhận định này là sai

Các tội phạm được quy định trong Chương các tội phạm về chức vụ không phải đều do người có chức

vụ, quyền hạn thực hiện Trong Chương các tội phạm về chức vụ vẫn có một số tội phạm được thực hiện bởi chủ thể thường – người khôngcó chức vụ, quyền hạn thực hiện

Ví dụ: Ở Điều 364 về Tội đưa hối lộ, chủ thể thực hiện tội phạm là người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn bất kì lợi ích nào

28 Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS).

Nhận định này là sai

Không phải mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm

về chức vụ (Chương XXIII BLHS) Hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện chỉ cấu thành các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS) khi người đó lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội Do vậy, trong trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhưng người đó không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội thì không cấu

thành các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS) mà sẽ có thể cấu thành các loại tội phạm khác.

II BÀI TẬP:

Bài tập 8: Khoảng 10h, A và B ngồi nhậu tại một quán vỉa hè gần trường PTTH X Đến khoảng 14h45

phút thì A lấy xe chở B đến trường X để tìm bạn gái của A (là P) đang học ở trường này rủ đi chơi Dù đang trong giờ học nhưng A vẫn chạy xe thẳng vào khu vực lớp học và gọi P ra rủ đi chơi nhưng bị P từ chối Bảo vệ trường đến nhắc nhở A và B thì A liền nẹt pô, rú ga chạy xe ra khỏi trường rồi quay lại quán nhậu tiếp Đến khoảng 15h45 phút, sau khi đã nhậu say, A chở B quay lại trường X và chạy xe thẳng vào trước dãy phòng học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ máy thật to Bảo vệ trường thấy vậy nên khóa cổng trường lại Lúc này, A và B đứng la hét, chửi bới và đe dọa các chú bảo vệ ngay trước dãy phòng học Sau đó, cả hai trèo tường ra ngoài A chạy đến nhà người quen mượn một cái búa bổ củi và một cái rựa nói là để đi chặt cây Có rựa và búa trong tay, A quay lại trường rồi cùng với B dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của trường X để chui vào lấy xe ra Sau khi lấy xe ra, A và B đứng trước cổng trường

la hét, chửi bới, đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng Sau đó, cả hai tiếp tục cầm rựa và búa chạy vào trường gây sự với các bảo vệ Hành vi của A và B đã làm cho các giáo viên, học

Trang 4

sinh hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều hôm đó phải dừng lại Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A,

B và giải thích tại sao?

Tội danh mà A và B đã phạm là Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318, BLHS) và Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178, BLHS)

- Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội gây rối trật tự công cộng:

Dấu hiệu

Khách thể - Khách thể: A và B xâm phạm đến trật tự công cộng tại khu vực trường học

Mặt khách

quan

- Hành vi: A và B đã thực hiện hành vi chạy xe máy vào sân trường rủ P đi chơi Sau

đó, liên tục nẹt pô, rú ga khi bảo vệ đến nhắc nhở

Ngoài ra, cả hai còn chửi bới, la hét, dùng rựa và búa phá tường của trường X, gây sự với bảo vệ, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của trường học (2 tiết học hôm

đó phải ngừng lại)

- Địa điểm: A và B thực hiện hành vi tại nơi công cộng là trường học

Chủ thể A, B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật

định)

Mặt chủ

quan A và B thực hiện với lỗi cố ý.

- Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cố ý làm hư hỏng tài sản:

Dấu hiệu

Khách thể - Khách thể: Quan hệ sở hữu tài sản của nhà trường PTTH X.

- Đối tượng tác động: cổng trường – tài sản của trường PTTH X

Mặt khách

quan

- Hành vi: A và B đã có hành vi dùng rựa và búa để đập phá cổng trường

- Hậu quả: làm cho cổng trường bị hỏng, gây thiệt hại 10 triệu đồng (thoả mãn yếu tố cấu thành tội này là từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng theo Khoản 1, Điều 178)

- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp khiến tài sản của trường X bị hư hỏng

Chủ thể A, B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật

định)

Mặt chủ

quan A và B thực hiện với lỗi cố ý.

Bài tập 9: Khoảng 14 giờ, Tâm đang ngủ trưa tại nhà thì có Dân, Hoàng, Nghĩa đến chơi Khi mọi người

đang ngồi chơi thì Dân đề xuất mọi người cùng tham gia đánh bạc bằng hình thức “đánh xóc đĩa” và được mọi người nhất trí Tâm đi lấy một bát, một đĩa sứ và một hột súc sắc.

Trang 5

Đến 16 giờ khi mọi người đang sát phạt nhau thì bị lực lượng công an bắt quả tang Tang vật thu giữ gồm: một bát, một đĩa sứ, một hột súc sắc cùng tổng số tiền thu trên chiếu bạc là 2.164.000 đồng.

Về vụ án này, có 3 quan điểm về việc xác định tội danh đối với Tâm:

a Tâm phạm tội đánh bạc.

b Tâm phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

c Tâm phạm tội đánh bạc và gá bạc.

Theo anh (chị), Tâm phạm tội gì? Tại sao?

Tội danh mà Tâm đã phạm là Tội đánh bạc (Điều 321, BLHS)

Hành vi của Tâm đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội đánh bạc:

Dấu hiệu

Khách thể - Khách thể: xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội

Mặt khách

quan

- Hành vi: Tâm đã có hành vi đánh bạc dưới hình thức “đánh xóc đĩa” được thua bằng tiền Số tiền thu được trên chiếu bạc là 5.164.000 đồng – đáp ứng giá trị của tiền để cấu thành tội này tại khoản 1, Điều 321 là từ 5.000.000 đồng

- Trong tình huống trên, Tâm không có hành vi rủ rê, lôi kéo những người khác đánh bạc hay điều hành, chỉ huy, đề ra thể lệ đánh bạc nên không cấu thành Tội tổ chức đánh bạc (Điều 322)

- Khi công an vào bắt giữ thì tổng số tiền thu được trên 01 chiếu bạc với 4 người chơi

là 5.164.000 đồng nên không đủ yếu tố để cấu thành Tội gá bạc theo Điểm b hoặc Điểm c, Khoản 1, Điều 322

Chủ thể Tâm thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật

định)

Mặt chủ

quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

Bài tập 10: A, B bàn bạc với nhau về việc góp vốn để thu hút người tới đánh bạc Họ đã thống nhất góp

mỗi người 3,5 triệu làm vốn để thuê xe, chi dùng cho kế hoạch đã bàn Để đối phó với cơ quan chức năng, địa điểm đánh bạc luôn được thay đổi Chúng đã thuê 01 xe ô tô để chở những người đánh bạc ra ngoại ô thành phố để đánh bạc Chúng thuê C và D đi theo đám bạc, canh gác và nhận tiền chung chi của những người đánh bạc với tiền công 150.000 đồng/ngày H là người bán trà đá dạo Thấy A, B hay đưa đám bạc

ra ngoại thành đánh bạc nên H xin A được đi theo để bán trà A đồng ý cho H đi theo đám bạc để bán trà

đá mỗi ngày Tiền bán trà đá H không phải chung chi gì cho A, B Vụ việc bị phát giác Công an bắt giữ

được A, B, C, D, H và 10 người đánh bạc Công an đã thu giữ 4.500.000 đồng trên chiếu bạc; thu giữ

Trang 6

được 13.500.000 trên người của những người tham gia đánh bạc; thu giữ được 8.000.000 đồng trong bóp tiền của A.

1 Hãy xác định số tiền đánh bạc trong vụ án này Biết rằng, những người đánh bạc thừa nhận số tiền trên người của họ là để dùng để đánh bạc, A khai rằng số tiền 8 triệu trong bóp của A là tiền vợ đưa để mua xe Honda và A không dùng số tiền đó để đánh bạc Kết quả điều tra xác định lời khai của A là đúng

sự thật.

4.500.000 đồng trên chiếu bạc; thu giữ được 13.500.000 trên người của những người tham gia đánh bạc Theo quy định tại Tiểu mục 6.1, Mục 6, Phần I, Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP về Tiền dùng để đánh bạc:

“6.1 “Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc” bao gồm:

a Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;

c Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng

để đánh bạc”.

Do vậy, dựa vào quy định trên số tiền dùng để đánh bạc gồm:

- 4.500.000 đồng trên chiếu bạc (Điểm a)

- 13.500.000 trên người của những người tham gia đánh bạc (Điểm b)

 Tổng cộng là 18.000.000 đồng

Còn đối với số tiền 8 triệu trong bóp của A là tiền vợ đưa để mua xe Honda và A không dùng số tiền đó

để đánh bạc Kết quả điều tra xác định lời khai của A là đúng sự thật Do vậy, mặc dù số tiền này trên người nhưng không có căn cứ là sẽ dùng số tiền đó để đánh bạc nên đây không phải là tiền dùng để đánh bạc

2 Hãy xác định A, B, C, D và H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Tội danh mà A, B, C, D đã phạm là Tội tổ chức đánh bạc (Điều 322, BLHS) Còn đối với H không phạm tội vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm

Hành vi của A, B, C, D đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội tổ chức đánh bạc:

Dấu hiệu

Khách thể - Khách thể: xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội

Mặt khách

quan

- Hành vi: A, B góp vốn để thu hút người tới đánh bạc và mỗi người 3,5 triệu làm vốn để thuê xe, chi dùng cho kế hoạch đã bàn Để đối phó với cơ quan chức năng, địa điểm đánh bạc luôn được thay đổi Chúng đã thuê 01 xe ô tô để chở những người đánh bạc ra ngoại ô thành phố để đánh bạc Chúng thuê C và D đi theo đám bạc, canh

Trang 7

gác và nhận tiền chung chi của những người đánh bạc với tiền công 150.000 đồng/ngày Tại thời điểm bị bắt, chỗ đánh bạc có 10 người đánh bạc và số tiền dùng

để đánh bạc thu được là 18 triệu đồng Như vậy, A và B đã có hành vi tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên theo Điểm a, Khoản 1, Điều 322, BLHS

C và D trong trường hợp này được A và B thuê, có trả tiền công hằng ngày nên C

và D cũng là đồng phạm trong Tội tổ chức đánh bạc

Chủ thể A, B, C, D thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu đủ độ

tuổi luật định)

Mặt chủ

quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

3 Hành vi của những người tham gia đánh bạc có cấu thành tội phạm không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Tội danh mà những người tham gia đánh bạc đã phạm là Tội đánh bạc (Điều 321, BLHS)

Hành vi của những người tham gia đánh bạc đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội đánh bạc:

Dấu hiệu

Khách thể - Khách thể: xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội

Mặt khách

quan

- Hành vi: Những người này đã có hành vi đánh bạc và số tiền dùng để đánh bạc thu được là 18 triệu Như vậy, những người đánh bạc đã có hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên

Chủ thể Những người tham gia đánh bạc thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể

thường (nếu đủ độ tuổi luật định)

Mặt chủ

quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

Bài tập 12: A là gái mại dâm B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm Sau khi thỏa thuận giá cả là

200.000 đồng, A đưa B và C đến nhà D là người cho A thuê chỗ để hành nghề Sau khi hành lạc xong B giả quên tiền nên yêu cầu về nhà lấy tiền trả cho A và để lại giấy chứng minh nhân dân (CMND) làm tin

A chờ không thấy B và C đến nên đã đến địa chỉ ghi trong giấy CMND thì người có giấy CMND là một thanh niên khác và có nói anh bị mất giấy CMND A tìm kiếm, phát hiện ra chỗ ở của B, C và yêu cầu

công an giải quyết về hành vi của B và C Hãy xác định có tội phạm trong vụ việc này hay không với giả

định:

a A là người dưới 16 tuổi

Tội danh mà B và C trong tình huống này chia theo 2 trường hợp:

Trang 8

+ Trường hợp 1: A là người dưới 13 tuổi.

Tội danh của B và C trong trường hợp này là Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142, BLHS) Hành vi của B và C đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:

Dấu hiệu

Khách thể

- Khách thể: xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của người dưới 13 tuổi

- Đối tượng tác động: A – người dưới 13 tuổi

Mặt khách

quan - Hành vi: B và C đã có hành vi giao cấu với A - người dưới 13 tuổi

Chủ thể B, C thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật

định)

Mặt chủ quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

+ Trường hợp 2: A là người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Tội danh mà B và C đã phạm là Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329)

Hành vi của B và C đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội mua dâm người dưới 18 tuổi

Dấu hiệu

Khách thể

- Khách thể: xâm phạm đến trật tự xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên

- Đối tượng tác động: A – người dưới 18 tuổi

Mặt khách

quan

- Hành vi: B và C đã có hành vi dùng tiền bạc để thuyết phục A (người dưới 18 tuổi) thực hiện hành vi giao cấu

Chủ thể B và C là chủ thể của tội phạm này khi B, C thỏa mãn điều kiện về chủ thể của

tội này – người đủ 18 tuổi trở lên

Mặt chủ quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

Tội danh của D là Tội chứa mại dâm (Điều 327, BLHS)

Hành vi của D đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội chứa mại dâm:

Dấu hiệu

Khách thể - Khách thể: Xâm phạm nền văn hóa quan hệ nhân thân, an ninh, an toàn xã hội Mặt khách

quan

- Hành vi: D đa có hành vi cho A (là người bán dâm) thuê chỗ để hành nghề Như vậy, D đã có hành vi chứa chấp mại dâm

Chủ thể D thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật

định)

Mặt chủ quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

Trang 9

b A là người trên 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Tội danh mà B và C đã phạm là Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329)

Hành vi của B và C đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội mua dâm người dưới 18 tuổi

Dấu hiệu

Khách thể

- Khách thể: xâm phạm đến trật tự xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên

- Đối tượng tác động: A – người dưới 18 tuổi

Mặt khách

quan

- Hành vi: B và C đã có hành vi dùng tiền bạc để thuyết phục A (người dưới 18 tuổi) thực hiện hành vi giao cấu

Chủ thể B và C là chủ thể của tội phạm này khi B, C thỏa mãn điều kiện về chủ thể của

tội này – người đủ 18 tuổi trở lên

Mặt chủ quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

- Tội danh của D là Tội chứa mại dâm (Điều 327, BLHS)

Hành vi của D đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội chứa mại dâm:

Dấu hiệu

Khách thể - Khách thể: Xâm phạm nền văn hóa quan hệ nhân thân, an ninh, an toàn xã hội Mặt khách

quan

- Hành vi: D đa có hành vi cho A (là người bán dâm) thuê chỗ để hành nghề Như vậy, D đã có hành vi chứa chấp mại dâm

Chủ thể D thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật

định)

Mặt chủ quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

c A là người trên 18 tuổi

Trong trường hợp này B và C không phạm tội vì A là người trên 18 tuổi

Tội danh của D là Tội chứa mại dâm (Điều 327, BLHS)

Hành vi của D đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội chứa mại dâm:

Dấu hiệu

Khách thể - Khách thể: Xâm phạm nền văn hóa quan hệ nhân thân, an ninh, an toàn xã hội Mặt khách

quan

- Hành vi: D đa có hành vi cho A (là người bán dâm) thuê chỗ để hành nghề Như vậy, D đã có hành vi chứa chấp mại dâm

Chủ thể D thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật

định)

Mặt chủ quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

Trang 10

Bài tập 13: 23 giờ 20, Công an huyện K kiểm tra hành chính nhà nghỉ X do A làm quản lý đã bắt quả

tang tại phòng 301 có B (25 tuổi) và gái bán dâm T (sinh năm 1996) đang thực hiện hành vi mua bán dâm Qua đấu tranh, các đối tượng mua bán dâm khai nhận: B là khách nghỉ trọ tại nhà nghỉ X, khi biết

B có nhu cầu mua dâm thì A đã gọi cho T đến bán dâm tại phòng 301 A và T cũng khai nhận: khi khách

có nhu cầu mua dâm thì A liên hệ với gái bán dâm đến bán dâm tại nhà nghỉ X, mỗi lần bán dâm nếu về

liền thì gái bán dâm phải trả tiền môi giới cho A là 50.000 đồng, nếu ở qua đêm thì trả 70.000 đồng Anh

(chị) hãy xác định A, B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Trong trường hợp này chỉ có A phạm tội, B không phạm tội

Tội danh của A là Tội chứa mại dâm (Điều 327, BLHS)

Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội chứa mại dâm:

Dấu hiệu

Khách thể - Khách thể: Xâm phạm nền văn hóa quan hệ nhân thân, an ninh, an toàn xã hội

Mặt khách

quan

- Hành vi: A là quản lí nhà nghỉ X, khi khách có nhu cầu mua dâm thì A liên hệ với gái bán dâm đến bán dâm tại nhà nghỉ X, mỗi lần bán dâm nếu về liền thì gái bán dâm phải trả tiền môi giới cho A Như vậy, trong trường hợp này người quản

lý nhà nghỉ là A đã có hành vi gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại nhà nghỉ thuộc quản lý của mình gọi gái mại dâm nên A chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội chứa mại dâm” (Theo Điểm a, Khoản 1, Phần II, Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

Chủ thể A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật

định)

Mặt chủ quan Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

Bài tập 14: B (nghiện ma túy) đang chăm sóc con gà đá của mình thì ông M đi ăn sáng về mang theo một

ít thức ăn thừa vứt ra cho gà ăn Cho rằng cha mình cho gà ăn “bẩn” nên B lớn tiếng cự cãi với cha Thấy thái độ hỗn hào của con trai, ông M bực mình nói sẽ làm đơn bắt B đi cai nghiện ma túy tập trung,

vì thế xảy ra cuộc cãi vã ầm ĩ giữa B và M Tuy là con nhưng B tỏ ra hết sức hung hăng trong cả lời nói lẫn thái độ đối với cha ruột và dọa đánh cha mình, khiến rất nhiều người kéo đến để xem.

Nhận được tin báo lãnh đạo Công an phường đã cử X (một cán bộ Công an) kết hợp 2 thành viên Bảo

vệ dân phố xuống địa bàn giải quyết Trước thái độ hung hăng của B, X và 2 thành viên bảo vệ dân phố

đã yêu cầu B về Công an phường để giải quyết Không chấp hành yêu cầu, B chạy vào nhà lấy ra 1 dao nhọn và 1 cây tuýp sắt để tấn công lực lượng làm nhiệm vụ Khi được yêu cầu buông vũ khí và đến cơ quan Công an để giải quyết, B đã dùng tuýp sắt ném thẳng về phía tổ công tác nhưng không trúng ai B tiếp tục dùng dao chém vào người anh Y là thành viên tổ công tác, anh Y tránh né nên mũi dao chỉ sượt

Ngày đăng: 27/01/2018, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w