1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO đề tài KINH tế CHÍNH TRỊ, PHÁT HUY VAI TRÒ của các DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG TRONG sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa HIỆN NAY

31 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã đánh dấu đưa nước ta bước vào thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kể từ đó đến nay, với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hương hiện đại, thì yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn đã và đang trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong suốt thời kỳ quá độ

Trang 1

I Một số vấn đề lý luận và thực trạng về vai trò doanh

nghiệp công nghiệp quốc phòng trong công nghiệp hóa,

hiện đại hóa

6

1.1 Quan niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp công

nghiệp quốc phòng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

6

1.2 Thực trạng và nguyên nhân trong phát huy vai trò doanh

nghiệp công nghiệp quốc phòng trong công nghiệp hóa,

hiện đại hóa

12

II Giải phát huy vai trò doanh nghiệp công nghiệp quốc

phòng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

hiện nay

19

2.1 Thực hiện tốt quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp

quốc phòng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước

19

2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước

23

2.3 Đa dạng hóa các nguồn vốn cho phát triển các doanh

nghiệp công nghiệp quốc phòng đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

26

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 2

Công nghiệp quốc phòng CNQP

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn chuyên đề

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã đánh dấuđưa nước ta bước vào thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Kể từ đó đến nay, với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta đếnnăm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hương hiện đại, thìyêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn đã và đang trở thànhnhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong suốt thời kỳ quá độ Thực hiện nhiệm vụnày đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân của các thành phần kinh

tế, mà trước hết là các doanh nghiệp công nghiệp nói chung, trong đó có cảdoanh nghiệp CNQP Đặc biệt khi đất nước đang trong điều kiện hòa bình,với đặc điểm và tiềm năng của mình, việc phát huy vai trò của các doanhnghiệp CNQP là vấn đề hết sức cấp thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng hiện nay

Đồng thời, trước tình hình thực tế hiện nay, trong điều kiện thực hiệnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên ngoài mục tiêu côngích, doanh nghiệp CNQP phải tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế,

xã hội để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Theo đó, các doanh nghiệpCNQP cần phát huy tốt vai trò, nâng cao năng lực để tham gia có hiệu quảvào công cuộc phát triển kinh tế đất nước

Mặt khác, hiện nay, hầu hết các nước phát triển đều có xu hướngchuyển hướng chiến lược, xác định rõ mục tiêu phát triển doanh nghiệpCNQP; cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp CNQP theo hướng tập đoàn lớn,nhằm khai thác nguồn lực của các thành phần kinh tế để tăng cường kết hợpsản xuất quân sự với dân sự Phần lớn các nước ưu tiên phát triển công nghệlưỡng dụng, đẩy mạnh xuất khẩu và hợp tác quốc tế trong phát triển cácdoanh nghiệp CNQP, đồng thời tăng cường kinh phí cho nghiên cứu, triểnkhai đổi mới trong lĩnh vực quản lý Nhiều quốc gia đã sử dụng một phần

Trang 4

nguồn năng lực hiện có của các doanh nghiệp CNQP để tham gia sản xuất,phát triển kinh tế đất nước.

Ở Việt Nam, doanh nghiệp CNQP được xây dựng từ khá sớm và đạtđược những thành tựu quan trọng Đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổimới đến nay, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển CNQP nói chung vàcác doanh nghiệp CNQP nói riêng, thể hiện rõ trong văn kiện các kỳ Đại hộicủa Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, Nghị quyết 27 - NQ/TW của Bộchính trị (khóa IX) và Nghị quyết 06 - NQ/TW của Bộ chính trị (khóa XI) về

“ Xây dựng và phát triển CNQP đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, doanhnghiệp CNQP đã có những bước phát triển quan trọng, bước đầu khẳng định

vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gópphần phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng Tuy nhiên,thực tiễn cũng cho thấy, vai trò của các doanh nghiệp CNQP trong nhữngnăm qua chưa được phát huy đầy đủ do nhiều nguyên nhân cả khách quan vàchủ quan, chưa phát huy hết lợi thế, nguồn lực sẵn có để tham gia vào quátrình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, việc làm rõvai trò của các doanh nghiệp CNQP trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,đánh giá đúng thực trạng để đề xuất những giải pháp nhằm phát huy tốt vaitrò của doanh nghiệp CNQP hiện nay là rất cấp thiết

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” làm chuyên đề nghiên cứu khoa học năm 2014

2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu

2.1 Mục tiêu: Luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai

trò của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong CNH, HĐH; trên cơ

sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệpCNQP trong CNH, HĐH ở nước ta hiện nay

Trang 5

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vềmối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và chiến tranh; chủ trương, chínhsách của Đảng, nhà nước ta về doanh nghiệp nhà nước, về xây dựng và pháttriển CNQP; đồng thời kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của một sốcông trình liên quan đến đề tài

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở sửdụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Ngoài ra, tác giảcòn sử dụng một số phương pháp như: thống kê, so sánh, phân tích, tổnghợp, khảo sát

4 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 6

1.1.1 Quan niệm về doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng

Quan niệm về doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchthực hiện các hoạt động kinh doanh

Theo Từ điển Bách khoa quân sự: Công nghiệp quốc phòng là bộphận của kinh tế quân sự và của nền công nghiệp đất nước, có chức năng sảnxuất, sửa chữa vũ khí trang bị và sản xuất các vật tư, trang bị hậu cần cần thiếtcho lực lượng vũ trang CNQP gồm các xí nghiệp quốc phòng và các cơ sởnghiên cứu khoa học – công nghệ Sự phát triển CNQP phụ thuộc vào chế độchính trị, tình hình kinh tế - xã hội, sự phát triển khoa học, công nghệ mỗinước CNQP còn sản xuất mặt hàng dân dụng

Doanh nghiệp quốc phòng là doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốcphòng trực tiếp quản lý để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theopháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng Doanh nghiệp quốc phòng là mộtpháp nhân kinh tế, bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước khác

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng là bộ phận đặc thù của doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân,

có tài sản, có tên riêng, có trụ sở ổn định, do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản

lý có chức năng chủ yếu sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị, sản xuất các vật

tư, trang bị hậu cần cho lực lượng vũ trang và tham gia sản xuất kinh tế

Trang 7

trong cơ chế thị trường trên cơ sở tận dụng nguồn lực hiện có ở các doanh nghiệp.

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp CNQP là bộ phận đặc thù của doanh nghiệp nhà nước,thuộc loại hình doanh nghiệp quốc phòng – an ninh Doanh nghiệp CNQP vừa cóđặc điểm chung của doanh nghiệp Việt Nam, vừa có đặc điểm rất đặc thù đó là:

- Theo ngành nghề chủ yếu, các doanh nghiệp CNQP được chia thành

ba nhóm chính:

+ Nhóm I là các doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí - hoá nổ Các mặthàng kinh tế chủ yếu do các doanh nghiệp này sản xuất là vật liệu nổ côngnghiệp và một số sản phẩm cơ khí khác Khả năng cung ứng các sản phẩmkinh tế chủ yếu trong lĩnh vực vật liệu nổ, các doanh nghiệp này đã cung ứng80% nhu cầu tiêu dùng trong nước (cả về số lượng và chủng loại), tiến tớiđảm bảo nhu cầu trong nước, không phải nhập khẩu

Đánh giá chung, do vật liệu nổ công nghiệp là một trong những mặthàng Nhà nước độc quyền quản lý, kết hợp với điều kiện tỷ trọng hàng quốcphòng hàng năm tương đối cao (khoảng trên 50% trong tổng doanh thu) nêncác doanh nghiệp thuốc nhóm này có nhiều thuận lợi, sản xuất không phải lođầu ra, sản phẩm ít bị cạnh tranh, đời sống ổn định và quy mô sản xuất ngàycàng phát triển

+ Nhóm II là các doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí, điện dân dụng,điện tử Các mặt hàng kinh tế chủ yếu do doanh nghiệp này sản xuất ra vàcung cấp trên thị trường là đồ dùng gia đình (bếp dầu men, xoong nồi nhômcác loại), đồ điện gia dụng (quạt điện, ổn áp, chấn lưu ), phụ tùng xe đạp, rènđúc phôi gang thép các loại Khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường củadoanh nghiệp CNQP trên lĩnh vực hàng tiêu dùng là rất lớn

+ Nhóm III là các doanh nghiệp thuộc ngành nhựa, cao su Đây lànhóm các doanh nghiệp có đặc thù công nghệ chuyên sâu, nên việc đầu tư đổi

Trang 8

mới công nghệ có nhiều thuận lợi hơn các doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí.Trên thực tế nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm này đã mạnh dạn vay vốn đểmua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất ra các mặt hàng chất lượng cao,

đủ sức cạnh tranh trên thị trường Đặc biệt là các sản phẩm thay thế hàngnhập ngoại Kết quả đã tạo ra sự phát triển ổn định, doanh thu và hiệu quảkinh tế đạt cao

- Về chức năng, nhiệm vụ: Các doanh nghiệp CNQP vừa thực hiệnnhiệm vụ trọng tâm là sản xuất quốc phòng vừa phải tham gia sản xuất kinh tếtrong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển Do đó, trong quá trình sảnxuất, hướng đầu tư bị chi phối, mục tiêu đầu tư không tập trung Đây là mộttrong những khó khăn rất lớn, ảnh hưởng tới quá trình tham gia sản xuất, mởrộng thị trường của các doanh nghiệp CNQP

- Về cơ sở hạ tầng: phần lớn các doanh nghiệp CNQP phải đứng chântrên địa bàn khó khăn ở các tỉnh trung du, miền núi, xa các khu dân cư, đôthị đã hạn chế khả năng giao lưu và tiếp cận thị trường xã hội, thông tinchậm và thiếu Nhiều doanh nghiệp được thành lập trong kháng chiến chống

Mỹ, mặc dù ban đầu được xây dựng tương đối cơ bản, nhưng sau thời giandài không được nâng cấp nên hiệu quả sản xuất thấp

- Về trang thiết bị: Phần lớn hệ thống trang thiết bị ở các doanh nghiệpCNQP là thiết bị chuyên dùng cho sản xuất quốc phòng nên khi sản xuất kinh tế,hàng hóa dân dụng không phù hợp, hiệu quả thấp

- Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp CNQP đã có sự cách biệtvới sự phát triển của đất nước, nhất là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường vàtham gia vào sản xuất hàng hoá đã có những hạn chế và bất cập nhất định nhưchất lượng, số lượng sản phẩm còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường,hàm lượng khoa học trong từng loại sản phẩm chưa cao

Trang 9

- Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả; kinh nghiệm quản trịdoanh nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường không nhiều làm ảnhhưởng đến kết quả tham gia sản xuất kinh tế.

- Về Nguồn nhân lực: đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp đông về

số lượng, vững vàng về chính trị nhưng một bộ phận không nhỏ được đượcđào tạo trong thời kỳ trước, chậm tiếp thu cái mới và chưa theo kịp với trình

độ phát triển chung của quân đội và đất nước

- Về vốn trong doanh nghiệp CNQP được sử dụng chia thành hai mục

đích khác nhau: vốn sản xuất CNQP và vốn sản xuất kinh tế Cơ cấu vốn cónhững mặt chưa hợp lý Đồng thời, hầu hết các tài sản trong doanh nghiệpCNQP là sở hữu nhà nước do quân đội quản lý, do đó các doanh nghiệpkhông thể mang đi thế chấp để vay vốn

- Các doanh nghiệp CNQP phải chịu tác động của hai nhóm quy luật

là nhóm các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường và nhóm các quy luậtquốc phòng và chiến tranh Cả hai quy luật đó cùng tác động tới quá trình sảnxuất đã làm hạn chế sự năng động trong sản xuất, kinh doanh của các doanhnghiệp CNQP

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ nhất, doanh nghiệp CNQP nòng cốt là lực lượng quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, ngoài chức năng sản xuất,sửa chữa, bảo quản sản phẩm quân sự cho nhu cầu quốc phòng, doanh nghiệpCNQP còn trực tiếp tham gia thực hiện mục tiêu CNH, HĐH, giữ vai trò nhưmột mắt xích kết nối giữa xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng Với tiềmnăng về khoa học và công nghệ, về kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp CNQP còn

là nguồn lực quan trọng tham gia một số chương trình mũi nhọn như: công

Trang 10

nghiệp hóa nông - lâm - ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng kếtcấu hạ tầng, nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ mới góp phần đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là một chủ thể trong thànhphần kinh tế nhà nước hoạt động công ích, doanh nghiệp CNQP nòng cốt còntham gia trực tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là:

Về cơ cấu theo sở hữu: Việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành

phần đã đưa lại những chuyển biến tích cực trong cơ cấu thành phần kinh tếcủa nền kinh tế quốc dân Đối với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cực kỳ quan trọng

Do đó, việc duy trì độc quyền nhà nước đối với doanh nghiệp CNQP là yếu tốgóp phần tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa

Về cơ cấu theo tăng trưởng: Doanh nghiệp CNQP chiếm một vị trí

quan trọng hiện nay trong nền kinh tế quốc dân Đây vừa là doanh nghiệp sảnxuất ra sản phẩm tất yếu cho một nhu cầu tiêu dùng đặc biệt - tiêu dùng quânsự; vừa là doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dân dụng của đờisống kinh tế - xã hội Trong thời gian qua, nhờ kết hợp kinh tế với quốcphòng mà khu vực doanh nghiệp CNQP có đóng góp không nhỏ vào tốc độtăng trưởng chung của công nghiệp quốc gia và nền kinh tế quốc dân

Về cơ cấu lãnh thổ: Doanh nghiệp CNQP trên các địa bàn chiến lược

ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo là những hạt nhân phát triển đểNhà nước đầu tư xây dựng các khu vực này thành các trung tâm công nghiệp,dịch vụ tiểu vùng, khơi dậy tiềm năng kinh tế - xã hội tại chỗ và thu hẹp sự tụthậu so với các vùng trọng điểm ưu tiên khác theo phương châm “Kết hợp pháttriển các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng khác, tạo điều kiện cho cácvùng đều phát triển, phát huy được lợi thế của mỗi vùng, tránh chênh lệch quá

xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng”, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 11

Thứ hai, là một chủ thể của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, doanh nghiệp CNQP nòng cốt đã khắc phục tình trạngkhép kín biệt lập bằng việc tận dụng năng lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụdân dụng góp phần đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống Để hoà nhậpvào nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp CNQP đã kịp thời chuyển đổi theohướng phát triển công nghệ lưỡng dụng và tham gia sản xuất sản phẩm dândụng phục vụ nhu cầu dân dụng Phát triển công nghệ lưỡng dụng đã trởthành nội dung chiến lược quan trọng trong xu hướng xây dựng và phát triểndoanh nghiệp CNQP của nhiều nước Hiệu quả có ý nghĩa về quốc phòng của

sự chuyển hướng là: nhờ tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ dân dụng,không chỉ tiết kiệm ngân sách nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp CNQP nòngcốt, mà doanh nghiệp CNQP còn có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển

kinh tế - xã hội Nhờ sản xuất sản phẩm dân dụng, năng lực sản xuất quân sự

được bảo toàn, phát triển; trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhântrong doanh nghiệp CNQP được giữ gìn và tái trang bị nhiều công nghệ hiệnđại để mở rộng sản xuất, tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường Trên cơ

sở đó, doanh nghiệp CNQP đã khẳng định là bộ phận năng lực sản xuất củakhối doanh nghiệp công nghiệp quốc gia và trở thành một trong các chủ thểcủa nền kinh tế, được Nhà nước đầu tư và bình đẳng trong hoạt động sản xuất,kinh doanh theo Luật doanh nghiệp

Thứ ba, doanh nghiệp CNQP là một bộ phận cấu thành quan trọng trong doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp CNQP là ngành công nghiệp

thiết yếu không chỉ với quốc phòng, an ninh, mà có mối quan hệ hữu cơ, tácđộng không nhỏ đối với phát triển khoa học và công nghệ cũng như nền kinh

tế quốc dân Do chiếm giữ vị trí quan trọng mà nhiều nước coi doanh nghiệpCNQP là một ngành ưu tiên đặc biệt, tập trung đầu tư và triển khai các

Trang 12

chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ mũi nhọn, vừa đáp ứng nhucầu quốc phòng, an ninh, vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Hiệu quả mà các doanh nghiệp CNQP mang lại đã khẳng định đầu tưxây dựng và phát triển CNQP là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việcphát triển đất nước, là phương tiện điều tiết nền kinh tế, nơi sản sinh ra độtphá khoa học và công nghệ, giữ vai trò cầu nối giữa kinh tế quân sự với kinh

tế nói chung, mắt xích liên kết trực tiếp giữa phát triển kinh tế - xã hội vớităng cường sức mạnh quốc phòng

Thứ tư, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng là lực lượng nòng cốt trong sản xuất sản phẩm quân sự Xây dựng và phát triển doanh nghiệp

CNQP bảo đảm tính tự chủ và tạo điều kiện để chủ động bảo đảm sản phẩmquân sự bắt kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hỗ trợ cho sựphát triển kinh tế - xã hội Ngày nay, mỗi quốc gia không chỉ có lực lượng vũtrang với số lượng thích hợp, được huấn luyện tốt, mà phải sẵn sàng có cácphương tiện chiến đấu đủ về số lượng, cơ số dự trữ cần thiết, hiện đại về tínhnăng, phù hợp với con người, cách đánh và điều kiện địa lý Đó là những vấn

đề có tính quy luật mà doanh nghiệp CNQP có chức năng bảo đảm

1.2 Thực trạng và nguyên nhân trong phát huy vai trò doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng

1.2.1 Thực trạng về vai trò doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng

Trong nhiều năm trở lại đây, hệ thống các doanh nghiệp CNQP đã đượctích cực sắp xếp, điều chỉnh lại một bước cho phù hợp với tình hình mới Từnăm 1986, để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, Đảng, Nhà nước và BộQuốc phòng đã chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp quân đội theo hướnggọn, nhẹ, đủ sức kinh doanh trong cơ chế mới Đặc biệt sau năm 1996, từ 317doanh nghiệp với 12 tổng công ty, qua nhiều lần bố trí, điều chỉnh lại đến nayquân đội còn khoảng trên một trăm doanh nghiệp với 4 tổng công ty Riêng đốivới các doanh nghiệp chuyên sản xuất, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn, cải tiến,

Trang 13

hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật, vật tư thiết bị hậu cần do Bộ Quốc phòngquản lý tính đến năm 2009 có trên 50 doanh nghiệp Các doanh nghiệp CNQPnước ta hiện nay có khả năng sửa chữa vừa, sửa chữa lớn được hầu hết các loại

vũ khí trang bị kỹ thuật có trong biên chế và sản xuất được một số chủng loại vũkhí Các sản phẩm quốc phòng mà doanh nghiệp có thể sản xuất, sửa chữa đượcquy tụ theo 10 nhóm chủ yếu (phụ lục 2) Trong 5 nhóm sản phẩm đầu tiên, cácdoanh nghiệp có thể làm chủ công nghệ để chế tạo loại lớn hoặc đang xúc tiếnnghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ chế tạo và công nghệ sửa chữa lớn.Tuy nhiên, vật tư và phụ tùng thay thế về cơ bản vẫn phải phụ thuộc vào ngoạinhập Đối với 5 nhóm sản phẩm sau, các doanh nghiệp CNQP mới chỉ có thể sửachữa vừa, một số cửa chữa lớn

Cùng với sự điều chỉnh, sắp xếp hệ thống doanh nghiệp, các doanhnghiệp CNQP đã cố gắng duy trì và phát triển năng lực sản xuất quốc phòngtrong điều kiện mới Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ chế quản lýcác doanh nghiệp CNQP theo hướng hạch toán kinh doanh, trao quyền tự chủcho các doanh nghiệp, bước đầu đã phát huy được tính chủ động của cácdoanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, góp phần giữ gìn năng lực sản xuấtquốc phòng Tỷ trọng hàng quốc phòng từ năm 1989 trở lại đây giảm mạnh,chỉ chiếm từ 10-12 % giá trị doanh thu hàng năm Song các doanh nghiệpCNQP cũng đã sản xuất và đưa vào trang bị cho lực lượng vũ trang hàng loạtsản phẩm mới như: súng ĐKZ82, B10VN; súng và đạn chống tăng kiểu mới;súng phòng không cỡ nhỏ, đại liên, ngòi đạn cao xạ các loại; kính ngắm chỉhuy, thùng dầu mềm cho máy bay MIC; cáp thông tin các loại; lưới ngụytrang, tổng đài kỹ thuật số PMC 512, tàu chở dầu TD 01, giường cấp cứubệnh nhân nặng chạy điện, bàn phẫu thuật lưu động, xuồng ba lá bằng nhựatổng hợp Nhiều mặt hàng kinh tế đã chiếm lĩnh được thị trường như: quạtđiện, xi măng chịu mặn, vật liệu nổ công nghiệp, pháo hoa Một số đã thaythế được hàng nhập ngoại như: phụ tùng cao su thay thế cho dầu khí, vật liệu

Trang 14

nổ công nghiệp Xu hướng sản xuất để xuất khẩu đang triển khai ở các ngành

cơ khí, cao su, nhựa, vũ khí Những năm gần đây, tuy đơn đặt hàng quốcphòng giảm, nhưng nhờ chuyển hướng sản xuất hàng kinh tế nên hầu hết cácdoanh nghiệp có đủ việc làm, đời sống người lao động cơ bản bảo đảm

Tuy nhiên để đảm bảo vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang sẵn sànggiành thắng lợi nếu chiến tranh công nghệ cao xảy ra, cũng như phát huy vaitrò trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, doanh nghiệp CNQP ở nước ta vẫncòn có những hạn chế nhất định Các doanh nghiệp CNQP nước ta chưa cókhả năng sản xuất nhiều phương tiện tác chiến mới như: trang bị trinh sát pháthiện với độ chính xác cao, các phương tiện phòng tránh vũ khí hóa học, sinhhọc, tên lửa hành trình ; chưa sản xuất được các loại vũ khí cần thiết hiệnnay (tên lửa phòng không tầm thấp, tên lửa chống tăng vác vai, nhiều loại đạnpháo chiến dịch, cao xạ phòng không các loại, vũ khí cho hải quân, cácphương tiện cơ động chất lượng cao )

Trong sản xuất các mặt hàng kinh tế, số lượng, chủng loại chưa nhiều,chất lượng một số mặt hàng còn hạn chế, chưa chiếm lĩnh được thị trường

Đối với tiềm lực của các doanh nghiệp CNQP, thời gian qua đã có sựchuyển biến tích cực Tốc độ tăng trưởng và mức độ đóng góp của các doanhnghiệp CNQP vào GDP của đất nước liên tục tăng Các doanh nghiệp CNQPvới sự phát triển của trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và tác phongquản lý công nghiệp hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều Nhiều lĩnh vực côngnghệ lưỡng dụng đã và đang được triển khai tạo tiền đề cho việc kết hợp kinh

tế với quốc phòng ngày càng chặt chẽ như: công nghệ thông tin và viễn thông;công nghệ hàng không; công nghệ đóng tàu; công nghệ lọc, hóa dầu; côngnghệ điện tử, tin học; công nghệ vật liệu mới; Tuy nhiên, thực trạng cũngcho thấy, năng lực nghiên cứu của các doanh nghiệp CNQP so với yêu cầucủa thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH vẫn còn nhiều hạn chế Tiềm lực của cácdoanh nghiệp CNQP trong thời gian qua chủ yếu mới phát triển theo bề rộng,

Trang 15

tập trung vào các lĩnh vực gia công xuất khẩu, công nghiệp chế biến, lắp ráp,khai thác tài nguyên Những nền móng của công nghiệp nặng và các ngành

có trình độ công nghệ cao chưa được chú ý thỏa đáng Trong lĩnh vực côngnghệ lưỡng dụng như: gia công cơ khí chính xác, tự động hóa, vật liệu mới,luyện kim, hóa chất cơ bản tuy đã có những tiến bộ nhất định nhưng chưatạo ra những đột phát trong sản xuất và nghiên cứu Ngay trong ngành cơ khí,luyện kim là một trong những nền tảng quan trọng để thúc đẩy phát triểndoanh nghiệp CNQP nói chung và yêu cầu CNH, HĐH đất nước, nhưng trình

độ, khả năng của các doanh nghiệp CNQP vẫn rất lạc hậu Ngành sản xuấtthép tuy có tăng trưởng khá, nhưng chủ yếu mới sản xuất được thép xây dựng.Trình độ công nghệ trong các doanhh nghiệp CNQP còn lạc hậu từ hai đếnnăm thế hệ so với các nước tiên tiến trung bình trên thế giới Trang bị máymóc không đồng bộ, mức tiêu hao nguyên vật liệu cao, tỉ lệ công nghệ hiệnđại chỉ chiếm dưới 20% Khả năng đồng hóa và thích nghi với công nghệnhập ngoại và phát triển công nghệ nội sinh còn yếu Sức cạnh tranh hàng hóacủa các doanh nghiệp CNQP chưa cao; năng lực công nghệ không đồng đềugiữa các ngành, chưa tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và sản xuất

Đối với nguồn nhân lực của các doanh nghiệp CNQP, hiện đang tồntại một lực lượng khá đông đảo, gồm: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và côngnhân có tay nghề ở nhiều lĩnh vực khác nhau:“Tính đến năm 2012 trong toànquân có hàng vạn lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp CNQP, trong

đó có gần ½ được biên chế tại các doanh nghiệp thuộc Tổng cục CNQP, sốcòn lại phân bố ở nhiều đầu mối khác trực thuộc Bộ Quốc phòng” [21, tr.1]

Kể từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, chất lượng nguồn nhânlực trong các doanh nghiệp CNQP đã có nhiều chuyển biến tiến bộ cả về trình

độ năng lực, cơ cấu ngành nghề cũng như phẩm chất chính trị, lòng yêungành, yêu nghề Thực trạng và đặc điểm trên được phản ánh rõ nét trongthực trạng lao động tại các doanh nghiệp CNQP thuộc Tổng cục CNQP Theo

Ngày đăng: 26/01/2018, 17:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w