1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾM

24 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 13,94 MB

Nội dung

SKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾMSKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾM

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI

TRƯỜNG MẦN NON CỰ KHÊ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN

KỸ NĂNG ĐẾM

Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy

Chức vụ: Giáo viên lớp 5 tuổi

NĂM HỌC 2017 - 2018

Trang 3

2 Khuyến nghị 21

ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN

KỸ NĂNG ĐẾM

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế phát triển, xã hội lớn mạnh về mọi mặt trong đó có sự đổi mới của ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục mầm non nói riêng đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đại trà, để trẻ tích cực tham gia các hoạt động Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cần thiết vì đó chích là cơ hội tốt để hình thành phẩm chất năng lực hoạt động cho mình như : Tìm tòi, quan sát… Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, để sau này trẻ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán học ở giaiđoạn tiếp theo Bằng những kiến thức dạy trẻ khi làm quen với toán là kỹ năng đếm, kỹ năng đó giúp trẻ phát ttriển tư duy gắn với hành động để phát triển khái niệm biểu tượng về số lượng, tập hợp từ đó là cơ sở để trẻ có kỹ năng so sánh và phát triển các kỹ năng tư duy khác

Để phù hợp với su hướng đổi mới của ngành giáo dục và sự nhận thức của trẻ trong giai đoạn hiện nay Qua tham khảo tài liệu và các tiết dự giờ đồng nghiệp cùng với sự theo dõi lớp 5 tuổi tôi phụ trách từ đó bản thân tôi nhận thấy kỹ năng đếm của trẻ chưa rõ ràng còn lúng túng, thiếu tự tin khi học môn toán.Vì vậy tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo lớn kỹ năng đếm” là đề tài nghiên cứu trong năm học này

2 Mục đích nghiên cứu:

Trang 5

Mục đích thực hiện đề tài này giúp trẻ có kỹ năng tập hợp, số lượng, số thứ tựđếm, so sánh thành thạo để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày và tích cực mạnh dạn, tự tin khi học môn toán trong các giai đoạn tiếp theo.

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 5 tuổi khu A truờng mầm non cự khê

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trên các hoạt động sau: hoạt động có chủ đích, các hoạt động khác, phối kết hợp với phụ huynh, nhằm nâng cao kỹ năng đếm cho trẻ:

5 Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài:

Nghiên cứu về nội dung tập hợp, số lượng, số thứ tự đếm, so sánh, thực hiện trên các hoạt động có chủ đích và các hoạt động khác của trẻ 5- 6 tuổi trong thời gian từ tháng 9/2012 đến hết tháng 3/2013

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 6

1.Cơ sở lý luận:

Đối với trẻ mầm non, môn làm quen với toán là môn học rất quan trọng và cần

thiết với trẻ, cũng là vốn kiến thức ban đầu để trẻ bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống sau này của trẻ Môn toán đã mang lại cho trẻ sự phát triển tư duy, đồng thời thông qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu khám phá thêm về thế giới xung quanh mình Đến với môn toán trẻ trở nên tích cực nhanh nhẹn hơn, trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn ít hơn, trẻ biết tách gộp chia nhóm… Như vậytrẻ đã dần hình thành những nét sơ đẳng biểu tượng ban đầu của môn toán là tiền đề để trẻ tiếp tục thu gom kiến thức khó hơn ở các bậc học trên

Đặc điểm nhận thức của lứa tuổi mầm non là nhận biết thông qua hoạt động họcbằng chơi, chơi để học Trong chương trình giáo dục mầm non, lĩnh vực phát triển nhận thức: Khám phá khoa học, khám phá xã hội và làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán Trong đó làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng thì nội dung “Tập hợp, số tự nhiên, thứ tự đếm” là những ký năng đầu tiên để trẻ

thực hiện các nhiệm vụ của toán học của các cấp sau này.

Đối với trẻ 5 – 6 tuổi nội dung “ tập hợp, số lượng, thứ tự đếm” bao gồm: Đếmtrong phạm vi 10 và đếm theo khả năng, nhận biết các số và thứ tự đếm trong phạm

vi 10 gồm các đối tượng đếm, so sánh, tách 1 nhóm thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau Nhận biết đếm thứ tự sử dụng trong cuộc sống hằng ngày Tuy nhiên trong quá trình tiếp cận lớp mới năm học 2012 – 2013 tôi thấy trẻ đếm vẹt nhiều hơn, kỹ năng đếm thứ tự còn lúng túng thiếu tự tin, thao tác còn chậm khi học môn toán Vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu trong năm học 2012 – 2013

2.Thực trạng.

* Thuận lợi:

Trang 7

- Trong những năm gần đây các bậc phụ huynh học sinh đã nhận thức một cách đúng đắn về việc cho con đi học qua trường mầm non, cũng vì lẽ đó lớp mẫu giáo ngày một đông hơn, trẻ đi học cũng đều hơn.

- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi, tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp chuyên đề

- Bộ học toán của lớp chưa theo chủ đề

- Về phía phụ huynh quan tâm đến con nhưng chưa đúng mức, chưa đúng cách

* Số lượng điều tra:

Năm học 2012 - 2013 tôi được phân công dạy lớp lớn, sĩ số lớp tương đối tổng số là 34 trẻ, lĩnh vực phát triển nhận thức và các hoạt động chung không đồng đều, nhiều cháu rất lanh lẹ, hoạt bát, thông minh nhưng cũng không ít cháu chậm chạp, ít vận động, ít nói đặt biệt với bộ môn toán lại còn nhiều điểm yếu, cháu chỉ biết đếm từ 1-10 theo quán tính, chưa biết so sánh, phân tích, thêm bớt theo quy trình, chưa biết tách gộp, chưa biết số chẵn số lẻ các nhóm số lượng, thậm chí cách dùng từ cho bộ môn toán hầu như các cháu cũng không biết, mọi hoạt động về nề nếp xếp hàng, phải trái, trên dưới, trước sau, còn lẫn lộn, nhất là quy trình đếm, đếm từ trái sang phải, đây là một khó khăn của lớp trong những ngày đầu trẻ mới đến trường

Từ thực trạng trên ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát và phân loại chất lượng học sinh, trên cơ sở đó tôi tìm ra biện pháp phù hợp để giúp trẻ học tốt, tôi đầu tư nhiều hơn về bộ môn toán vì đây là môn làm nền móng cho lớp vào lớp một

Trang 8

Khảo sát đầu năm

Nội dung Số lượng %

Trẻ có kỹ năng 11/34 32,4%

Trẻ chưa có kỹ năng 23/34 67,6%

Theo số liệu điều tra khi nhận lớp tôi đã phát hiện ra trẻ chưa có kỹ năng đếm

là 67,6%, trẻ có kỹ năng biết đếm là 32,4 %, điều tôi nhận thấy học năm cũ lớp nhỡ chuyển lên diện tích cho trẻ hoạt động quá trật, số trẻ lại đông mỗi khi thực hiện giảng dạy cô và trẻ chuẩn bị mất nhiều thời gian nên phần rèn kỹ năng cho trẻ đếm còn hạn chế và làm mất đi các hoạt động ngoài giờ để trẻ ôn luyện

Về phía phụ huynh quan tâm đến con nhưng con chưa đúng mức, chưa đúng cách

3 BIỆN PHÁP.

Đối với môn “ Làm quen với toán” đòi hỏi giáo viên phải chịu khó tìm tòi, khám phá, nghiên cứu những gì thiết thực và đơn giản nhất để thu hút trẻ vào hoạt động tích cực và nắm vững được những kiến thức đơn giản, chính xác cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1

BP1: Dạy trẻ đếm trong các hoạt động có chủ đích:

* Hoạt động làm quen với toán:

Với lớp học có diện tích trật các cháu động nên tôi cho trẻ thực hiện lấy đồ dùng học tập hay từ khi trẻ đến lớp

Ví dụ1 : Ở chủ điểm thực vật với bài số 8 tiết 1,tiết 2, tiết 3 Khi trẻ đến lớp là cô

giao luôn nhiệm vụ lấy cho cô 8 bông hoa, 8 quả và số từ 1- 8 vào trong rổ rồi để vào nơi quy định của tổ mình, cứ như vậy trẻ nào cũng được thực hiện đếm và lấy

số của mình, khi vào tiết học cô có thể cho trẻ kiểm tra bằng cách nghe tiếng vỗ tayxếp số hoa, quả… ra thành hàng ngang và đếm, lúc này trẻ nào lấy thiếu thì tự đi lấy thêm cho đủ 8

Trang 9

Với cách này cô có thể đánh giá được kỹ năng đếm lấy đủ của trẻ trong giờ đếm.

Ngoài cách đếm và lấy đủ số lượng cô yêu cầu ra tôi còn chú trọng đến kỹ năng đếm từ trái sang phải vì ở nhiệm vụ này trẻ hay đếm nhầm từ phải sang trái lẫn lộn tôi thực hiện theo cách sau

Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp và các năm trước tôi nhận thấy khi tổ chức tiết học toán của năm cũ các cô thường là cho trẻ ngồi hình chư u nên trẻ không xácđịnh được rõ phía phải và trái Do vậy sang năm nay tôi đã thay đổi cách ngồi của trẻ khi học môn toán như sau: Tất cả trẻ ngồi đối diện với cô giáo theo hàng ngang

so le nhau

Ví dụ 2: Cô yêu cầu trẻ đếm từ bên trái sang phải bằng cách đặt tay chỉ vào hình

ảnh bên trái và lần lượt đếm đến hết số lượng cùng hàng, dùng hình ảnh trên

powerponit để hướng dẫn trẻ đếm và đi đến từng trẻ để xem cách đếm từ trái sang phải rồi sửa sai luôn cho trẻ

Để trẻ có thể đếm và hiểu được cách đếm, cách thêm bớt, chia nhóm thì rất cần

hệ thống câu hỏi để yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ Vì vậy tôi thường xây dựng hệthống câu hỏi như sau:

Đối với loại tiết 1 khi có số lượng trẻ xếp thành hàng ngang như hình ảnh trên rồi đàm thoại:

Hình ảnh sử dụng khi học tiết toán

Trang 10

Con có nhận xét gì về 2 nhóm này?, nhóm nào nhiều hơn?, nhiều hơn mấy, nhóm nào ít hơn?, ít hơn mấy? muốn cho nhóm cà rốt bằng su hào con làm thế nào?

Đối với loại tiết 2 tôi thường dùng một số câu hỏi sau: Để cho 2 nhóm có số lượng bằng nhau con phải làm gì? Còn có cách nào khác không?

Ví dụ: 7 thêm 1 là mấy, 7 bớt 2 còn mấy, 6 thêm 1 là mấy…

Đối với loại tiết 3 tôi hỏi trẻ sau: Ví dụ: 9 bông hoa chia làm 2 nhóm mỗi nhóm

có mấy? hoặc bên trái có mấy? bên phải có mấy? Hai nhóm gộp lại thành mấy? (Cho trẻ đếm các nhóm mỗi khi nhận xét đúng, sai)Tất cả có mấy cách chia? Ngoài ra tôi còn sử dụng các trò chơi để củng cố kiến thức trẻ vừa thu nhận được, với diện tích lớp chật tôi thường sử dụng trò chơi bằng cơ thể của trẻ như trò chơi tạo nhóm, trò chơi tập tầm vông, hái quả, về đúng nhà, alibaba, pha nước cam…

* Hoạt động “ làm quen với chữ cái”

Trang 11

Với môn làm quen với chữ cái tôi cho trẻ tích hợp với môn toán là đếm chữ cái trong từ.

Ví dụ 1; Tiết giới thiệu chữ cái h, k trong từ “hoa loa kèn” cho trẻ đọc từ rồi đếm

chữ cái trong từ, cô chỉ đến đâu trẻ đếm đến đó và nói tất cả chữ cái trong từ có mấy chữ

Ngoài ra tôi còn hỏi trẻ chữ cái đứng thứ mấy

Ví dụ 2: Trong từ “hoa loa kèn” bạn nào biết chữ cái đứng thứ nhất là chữ cái gì?

Chữ cái đứng thứ 7 là chữ cái gì? Hoặc ngược lại chữ cái đứng thứ nhất và chữ cái đứng 7 là chữ gì?

Với cách này tôi còn đưa vào trò chơi với tranh lô tô để trẻ đang học chữ cái nhưng vẫn có thể ôn cả toán

* Hoạt động “làm quen với văn học”

Khi dạy trẻ đọc thơ không chỉ đơn thuần dạy cho trẻ biết đọc thuộc bài thơ mà con dạy trẻ đọc bài thơ từ đâu….bằng cách khi cô đọc lần 2 cô đọc bài thơ bằng tranh có lời phía dưới hình ảnh khi cô đọc đến đâu cô chỉ vào từ và đọc đến đó Sau

đó cô giảng giải và đàm thoại về nội dung bài thơ, rồi cô hỏi thêm để tích hợp ôn toán khi cô đọc bài thơ tay cô chỉ như nào? Xong cô khái quát: đúng rồi khi cô đọc

cô chỉ từ bên trái sang bên phải đấy! (Khi chúng ta đọc hoặc đếm thì chúng ta đọc, đếm từ bên trái sang phải và từ trên xuống dưới) vậy các con đếm xem bài thơ này

có bao nhiêu hàng nào?

Ngoài ra cô còn dạy trẻ cách phát hiện ra thể loại thơ lục bát, Cô cho trẻ đếm các từ trong mỗi hàng chữ của bài thơ:

Ví dụ: Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu ( có bao nhiêu từ)

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng ( Có bao nhiêu từ)

Thông qua đếm trẻ biết được dòng trên có 6 từ, dòng dưới có 8 từ, vậy người ta gọi Dòng trên có 6 từ gọi là lục, dòng dưới có 8 từ gọi là bát Đó là những bài thơ thuộcthể thơ lục bát

Trang 12

Đó là các cách ôn luyện ở thể loại thơ còn với thể loại truyện cô có thể cho trẻ đếm các nhân vật trong truyện….

* Hoạt động “ tạo hình”

Với những bài nặn, vẽ, xé dán, cắt dán cô đều động viên khuyến khích trẻ làm được nhiều sản phẩm đẹp

Ví dụ : Trong giờ “nặn các loại quả” Cô tạo hứng thú cho trẻ và cho trẻ quan sát

bằng cách cô chuẩn bị một giỏ quả thật, màu sắc đẹp cô cho trẻ quan sát giỏ quả vàđàm thoại rồi cho trẻ đếm xem trong giỏ có bao nhiêu quả…

Ở giờ nhận xét sản phẩm cô cho trẻ đếm quả trong bài nặn được của trẻ và đưa ra bạn nào nặn được nhiều quả hơn, bạn nào nặn được ít quả hơn Rồi cho trẻ

so sánh bài của 2 bạn nhiều hơn mấy ít hơn mấy

* Hoạt động “ Khám phá khoa học”

Đối với môn học này đếm giúp trẻ hiểu cái nhiều hơn, ít hơn

Ví dụ 1: Với chủ điểm gia đình cô có thể cho trẻ kể, đếm các thành viên trong gia

đình trẻ Ở tiết phân loại đồ dùng cô cho trẻ đếm các đồ dùng mà trẻ phân loại được

Những tiết khác cô cho trẻ đếm những sản phẩm mà trẻ làm được trong trò chơi luyện tập củng cố của tiết học

Ví dụ 2: Trong bài “ Cây xanh và môi trường sống” cô giáo đưa trò chơi “trồng

cây” sau trò chơi cô cho trẻ đếm kết quả mà các đội vừa thực hiện được, so sánh xem đội nào nhiều hơn, đội ít hơn, để có kết quả thắng cuộc

* Hoạt động “ Âm nhạc”

Khi dạy môn âm nhạc tôi tích hợp môn toán vào các bài hát có số lượng như :“Cả tuần đều ngoan”.Phần giảng nội dung bài hát nói về các ngày trong tuần, đầu tuần là thứ 2, cô hỏi trẻ rồi đến thứ mấy cứ như vậy đến hết tuần, một tuần có mấy ngày? Bài“Quà 8/3” trong bài hát có số mấy? là ngày gì?

Bài “ Tập đếm” trong bài hát các bạn đếm đến số mấy? ở bài “gánh gánh gồng gồng”, “dềnh dềnh dàng dàng”…cô cũng hỏi như vậy

Trang 13

Với cách tổ chức tiết dạy cô mời trẻ lên thể hiện bài hát theo cá nhân, nhóm, tổ mỗi khi trẻ lên cô cho trẻ đếm số bạn lên thực hiện hoặc cô mời 1 trẻ lên thể hiện

và mời bạn khác cùng thực hiện với mình cho đủ số 7

Ở trò chơi môn “âm nhạc” : ví dụ: như trò chơi “ Ai nhanh nhất” cô đưa ra 6 chiếc vòng và nói cô muốn số bạn chơi nhiều hơn số vòng là 1 khi mời tới bạn số 6

cô hỏi đủ chưa, trẻ trả lời, chưa đủ thì thêm mấy bạn nữa, cứ như vậy mỗi một vòngchơi cô lại bớt đi số vòng cô hỏi trẻ còn mấy chiếc vòng

* Hoạt động “ Thể dục”

Sau khi khởi động và tách hàng như thể dục sáng, vận động cơ bản vào phần trẻ thực hiện cô mời trẻ lên thực hiện và đếm số trẻ lên thực hiện

Ngoài ra khi trẻ thể hiện lần 2 tôi thường kết hợp khó hơn:

Ví dụ : Với tiết “bò thấp chui qua cổng”, “ bò theo đường dích dắc” với chủ điểm

nghề nghiệp, cô lồng GD trẻ biết giúp đỡ các chú thợ xây vận chuyển gạch về xây nhà để cho trẻ thi đua giữa các đội với nhau sau cuộc chơi cô cho trẻ đếm kiểm tra xem đội nào vận chuyển được nhiều gạch hơn, đội nào được ít gạch hơn để phân thắng cuộc

Ví dụ : Với tiết “ Đi trên ghế băng đầu đội túi cát” cô cho trẻ thi đua giữa các đội

xem đội nào được nhiều túi cát hơn, đội nào được ít túi cát hơn cứ như vậy ở các tiết khác cũng vậy kết hợp lồng ôn toán để khắc sâu kỹ năng ghi nhớ về môn toán đếm hơn , tôi thấy cách này hiệu quả rất tốt mà nhẹ nhàng không gò bó, trẻ cảm thấy thích thú khi được tham gia

Trang 14

trẻ trong tổ trẻ cuối cùng nói to tất cả 9 hết, cô gọi 1 trẻ lên nói tổ mình hôm nay

có bao nhiêu bạn, vắng mấy bạn Cuối cùng cô cho trẻ tổng hợp số trẻ vắng của các

tổ lại và hỏi trẻ tất cả lớp mình vắng bao nhiêu bạn

Đối với giữa năm, cuối năm tôi cho trẻ đếm tất cả các bạn trong lớp liền 1 lần

và nói tổng số trẻ trong lớp là mấy, hôm nay vắng những bạn nào, tất cả vắng bao nhiêu bạn cả lớp cùng nói

Tiếp đến cô cho lần lượt các tổ điểm danh và báo cáo sĩ số của tổ mình

Ví dụ 1: Trẻ đứng đầu hàng đếm 1 rồi quay sang trẻ đứng phía sau, trẻ đứng phía

sau đếm 2 rồi quay sang trẻ phía sau mình, cứ như vậy đến trẻ cuối cùng nói to 11 hết, sau đó cô nói các bạn có số chẵn 2,4,6,8,10,12 bước sang phải 1 bước

Ví dụ2: Với cách sử dụng tập hợp hàng ngang khi nghe hiệu lệnh, kí hiệu cô dang

2 tay trẻ đứng thành hàng ngang theo 3 tổ, sau đó lần lựợt cho từng tổ điểm danh từtrẻ đừng bên trái đến hết hàng trẻ cuối hàng nói to 11 hết lúc này cô ra hiệu lệnh bằng tiếng sắc xô thì các bạn có số lẻ bước lên phía trước 1 bước

Với cách làm trên cô giáo rèn được kỹ năng đếm từ trái sang phải ,đếm nối tiếp

và biết được số nào chẵn, số nào lẻ ngoài ra còn luyện cho những trẻ chưa biết đếm

sẽ đếm theo các bạn và có khái niệm đếm từ trái sang phải không nhầm lẫn

* Hoạt động ngoài trời:

Trong thời gian hoạt động ngoài trời, kết hợp chơi các trò chơi tôi nhận thấy trẻ rất thích thú với hoạt động này vì thế tôi thường xuyên kết hợp ôn luyện các môn học khác để giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu các kỹ năng đã lĩnh hội nhất là môn toán, trẻ sẽ nhớ lâu hơn bài học của mình,

Ngày đăng: 25/01/2018, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w