1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

55 3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiSKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiSKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiSKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiSKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiSKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiSKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiSKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiSKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

Trang 1

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trang 9

Trang 2

ĐỀ TÀI:

LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC

HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC DẠY TRẺ 4 - 5 TUỔI

1 MỞ ĐẦU

1 1 Lý do chọn đề tài

Thực hiện Chỉ thị số 03 – CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ Chính Trị

“Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức HồChí Minh” thành nội dung hoạt động thường xuyên của cấp ủy đảng, của BanChấp hành, các tổ chức đoàn thể quần chúng và trong mỗi cán bộ, đảng viên,đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâurộng về ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, pháthuy tinh thần dân chủ, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, đấu tranhchống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chínhtrị, đạo đức, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hành tiết

kiệm, góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh "Là đạo đức

là văn minh" Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, nhiều kết quả thiết thực

khác đã được các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương tổng kết vàkhẳng định sự cần thiết tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày15/5/2016 nhằm tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên

Qua nhiều đợt phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chì Minh” đã mang lại những thay đổi rõ rệt, những tiến bộ mới

trong phong cách làm việc của mỗi cán bộ, người dân Với sức lan tỏa rộnglớn của nó, cuộc vận động ngày càng có ý nghĩa lớn lao với mọi thế hệ Đốivới các ban ngành trong nhà nước nói chung và đối với ngành Giáo dục vàĐào tạo nói riêng, ngành có nhiều cán bộ - giáo viên - học sinh thì các cuộcphát động phong trào học tập và làm tập và làm theo lời Bác học về tính cần

kiệm, liêm chính chí công vô tư như một luồng gió mới đã tác động mạnh mẽ

làm thay đổi tư duy, cách làm việc của mỗi thầy cô giáo trong toàn ngànhgiáo dục Với mỗi cán bộ - giáo viên trong toàn ngành đang nỗ lực đẩy mạnh

Trang 3

cuộc vận động bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm có hiệu quả nhất vàochính bản thân và mọi thế hệ học trò của mình.

Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, một danh nhân văn hóa thế giới,Bác là gương sáng cho tất cả mọi người noi theo học hỏi, người như một thầntượng trong lòng tôi, từ bé biết Bác trong câu hát “Đêm qua em mơ gặp BácHồ… Bác mỉm cười Bác khen em ngoan ” và lớn lên được học tập và tìmhiểu về Bác nhiều hơn Bản thân tôi tôi càng nhận thức được tấm gương đạođức Hồ Chí Minh như một ngọn đuốc soi sáng cho chính bản thân mình vàmọi thế hệ trẻ, để tôi luôn cố gắng vượt qua mọi thách thức khó khăn, nângcao tinh thần học hỏi, rèn luyện, sáng tạo học tập những đức tính cần kiệm,liêm chính chí công vô tư của người, để trở thành người công dân tốt gópphần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn

Bây giờ là một giáo viên mầm non, may mắn bản thân Tôi đã được họclớp về cảm tình Đảng, đồng thời hàng năm tôi được tham gia các chuyên đề,các buổi tập huấn, do ngành và trường tổ chức

Là một Giáo viên viên trẻ, qua nhiều đợt học tập tấm gương đạo đức củaBác Hồ, qua thời gian phấn đấu và tự rèn luyện bản thân theo tấm gương củaBác, tôi đã có nhiều tiến bộ rõ rệt trong việc làm cũng như cách suy nghĩ Bởivậy, tôi thiết nghĩ không chỉ người lớn học tập tấm gương của người mà cònđược áp dụng cho thế hệ trẻ đặc biệt là trẻ Mầm non, lứa tuổi đang hình thànhmầm móng nhân cách đầu tiên Chính vì vậy, tôi muốn ươm mầm đạo đức HồChí Minh cho trẻ ngay từ trường Mầm non để trẻ sau này trở thành con ngườivừa có tài và đức để tiếp tục thế hệ đi trước xây dựng đất nước Việt Nam giàuđẹp sánh vai cùng với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong muốn.Nếu thế hệ trẻ được học tấm gương đạo đức của Bác ngay ở môi trườngtrường Mầm non chắc chắn rằng trẻ sẽ có một nhân cách tốt hình thành conngười tốt góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn

Thực tế cho thấy rằng nhiều giáo viên cũng đã áp dụng lồng ghép giáodục trẻ, nhưng tôi thấy còn hời hợt, sơ sài, tính thực tiễn chưa cao, chưa phùhợp với trẻ, cũng do nhiều giáo viên cũng nghĩ tấm gương của Bác là những

gì lớn lao lắm, có một số giáo viên cũng chưa hiểu rõ được là học tập tấmgương của Bác là học tập những gì?

Trang 4

Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.

1 2 - Mục đích nghiên cứu

Tìm ra một số biện pháp để lồng ghép nội dung giáo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh vào việc giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

1 3 - Đối tượng nghiên cứu

- Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp chồi 1

- Trường Mầm Non Hoa Mai

1 4 - Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu (Phân tích, tổng hợp Internet, tập san, sáchbáo có liên quan đến đề tài)

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp quan sát: cho trẻ xem các hình ảnh

- Phương pháp điều tra: xử lý thông tin về nội dung này

- Phương pháp thực hành

1 5 - Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

- Phạm vi không gian: Lớp chồi - Trường Mầm non Hoa Mai xã ĐăkSôr- Huyện Krông Nô- Tỉnh Đăk Nông

- Phạm vi thời gian: Năm học 2015- 2016.

Trang 5

2 PHẦN NỘI DUNG

2 1 Cơ sở lý luận

Chủ Tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dântộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Lúcsinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc mở mang dân trí,chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dụcđối với sự hưng thịnh của đất nước Giáo dục hình thành nên nhân cách conngười mới nhằm đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là động lực của sựphát triển đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc nămchâu

Bác cũng luôn chú ý coi trọng đề cao vai trò của người thầy, Người cho

rằng: “Người thầy giáo cần phải có phẩm chất tốt” Bác nhắc nhở: “Giáo viên cần chú ý cả tài và đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị, muốn học sinh có đức thì thầy giáo phải có đức… cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu nhất là với trẻ con”

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càngcao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp củacon người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử tháchmới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức Hơn lúc nào hết, hiện naytoàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xâydựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáodục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân

Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng đểkhắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhândân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chínhtrị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững

Sinh thời, Bác Hồ là người luôn dành tình yêu thương đặc biệt dànhcho thiếu nhi, Bác dù bận trăm công nghìn việc có thời gian rảnh là Bác vuichơi với các cháu như vào ngày tết trung thu Bác phát bánh kẹo, cùng múahát với các cháu thiếu nhi hình ảnh Bác cho bé ăn… Với Bác luôn coi trọngthế hệ trẻ tình yêu của Bác dành cho thiếu nhi không thể kể hết được

Trang 6

Mong các cháu cố gắngThi đua học và hànhTuổi nhỏ làm việc nhỏTùy theo sức của mình

Các cháu hãy xứng đángCháu Bác Hồ Chí Minh

Có thể nói, tình yêu thương của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ, đối với thiếuniên, nhi đồng đã, đang và sẽ là hành trang cho bao thế hệ trẻ bước vào đời,góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ta đàng hoàng hơn, giàu đẹp hơn.Trước lúc người đi xa, cũng nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6/1969, Bác đã

có lời căn dặn toàn Đảng, toàn dân cần nâng cao trách nhiệm chăm sóc vàgiáo dục thiếu niên nhi đồng Trong di chúc của mình, Người khẳng định

“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rấtcần thiết”

Trải qua thời gian, những câu chuyện về Bác và các cháu thiếu nhi vẫncòn nguyên giá trị Bác luôn có một sự gắn bó mật thiết, một tình cảm trìumến, hiền hòa và chu đáo với thiếu nhi Đó là sự ấm áp vô cùng của một vịlãnh tụ vĩ đại

Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm củangười sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu nhi nói riêng và mỗi người dânViệt Nam nói chung

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập thế giới Bêncạnh những yếu tố tích cực cũng có cả những yếu tố tiêu cực tác động đến giátrị xã hội nói chung và giá trị đạo đức nói riêng

Đối với trẻ em hiện nay có nhiều việc làm, hành động không lành mạnhnhư: Đánh, chửi nhau, có những thái độ không phù hợp với lứa tuổi nơitrường học cũng như nhiều nơi vui chơi giải trí… Người lớn có những việclàm chưa đúng, chưa mẫu mực để cho trẻ noi theo Vì vậy việc giáo dục trẻsớm là cần thiết

Trong thực tế chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có chủ đề nói về

“Quê hương đất nước Bác Hồ” nhưng trong thực tế chúng ta dạy trẻ chủ yếu

là trò chuyện với trẻ về Bác, nói về tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếunhi… nhưng các cô chưa thực sự đi sâu sắc về tấm gương đạo đức của Người

Trang 7

vì mọi người nghĩ rằng học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một vấn

đề rộng lớn chỉ dành cho người lớn đó là một ý nghĩ sai lầm vì học tập theotấm gương của người là làm tốt các công việc của mình từ cái nhỏ nhất nhưtính lễ phép kính trọng người lớn, cần cù, tiết kiệm, thật thà, dũng cảm, biếtgiữ gìn vệ sinh, biết đoàn kết chia sẻ… đó là tấm gương của Bác những đứctính này người lớn cần phải có và trẻ nhỏ thì càng cần có hơn phải không?Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xongnền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ saunày vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội đạo tạo ra những thế hệ trẻ có

“Đủ tài và đức” đáp ứng sự phát triển của đất nước hiện nay

Do đó, cô cần sáng tạo tìm ra những biện pháp có những dẫn chứng cụthể, những việc làm cụ thể lồng ghép tấm gương đạo đức của người trong quátrình giảng dạy cho trẻ trong trường mầm non

2 2 Thực trạng của việc “Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”

* Thuận lợi:

- 100% trẻ của lớp học đúng độ tuổi

- Trẻ khoẻ mạnh, hồn nhiên thích được đến trường mầm non

- Giáo viên đứng lớp có trình độ trên chuẩn, nắm chắc phương pháp, cónhiều sáng tạo trong giảng dạy

- Phòng học rộng rãi, đủ diện tích cho trẻ hoạt động

- Trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho các hoạt động của trẻ ở trường mầm non

- Ban Giám hiệu tạo mọi điều kiện khi tôi thực hiện đề tài

- Bản thân Giáo viên được học lớp về cảm tình Đảng, đồng thời hàngnăm tôi được tham gia học các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh

* Khó khăn:

- Do đặc thù của công việc giáo viên mầm non phải ở trường cả ngày,nên thời gian sưu tầm tư liệu để dạy cho trẻ học và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế

- Trẻ ở tuổi mầm non còn nhỏ chưa hiểu nhiều những kiến thức về Bác

Hồ

Trang 8

- Đa số trẻ là dân tộc, cụ thể lớp tôi sĩ số 29 học sinh, trong đó 18 cháu

là dân tộc, phụ huynh chưa chú ý và quan tâm đến việc học của con em mình

- Trẻ có một số thói quen sống chưa tốt do ảnh hưởng nếp sống của giađình tiếp xúc thông tin không lành mạnh từ phim ảnh, cũng như một số phongtục tập quán của địa phương

- Đa số phụ huynh mới chỉ quan tâm đến việc nuôi trẻ, chưa nhiều phụhuynh quan tâm đến việc dạy trẻ

* Kết quả khảo sát đầu năm.

Để phát huy được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn và nhằm

nâng cao hiệu quả việc “Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ” ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát

trẻ trong các giờ hoạt động

Bước đầu khảo sát kết quả trên 29 trẻ lớp 4 - 5 tuổi cho thấy:

STT Nội dung tiêu chí khảo sát SL Đạt Tỷ lệ SL Chưa đạt Tỷ lệ

1 Trẻ hứng thú tham gia các hoạt

Từ những kết quả khảo sát đầu năm tôi nghĩ rằng mình phải cần có

những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng trong việc thực hiện “Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ” đạt hiệu quả nhất.

2.3 Một số biện pháp, giải pháp thực hiện

Trang 9

Từ một số thực trạng của vấn đề tôi đã tìm ra một số biện pháp cụ thểnhằm lồng ghép được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào công tác giảngdạy cho trẻ 4 - 5 tuổi nhằm giúp trẻ ngày càng hoàn thiện hơn cả về thể chấtlẫn tinh thần

Biện pháp 1: Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục ý thức tự rèn luyện thể dục, thể thao thông qua hoạt động giáo dục phát triển thể chất

Giáo dục thể chất là một trong những hoạt động quan trọng không thểthiếu trong trường mầm non Trong độ tuổi này hệ cơ của trẻ đang phát triểnhoạt động này giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất cũng nhưtinh thần, nó giúp trẻ được vận động linh hoạt từ vận động thô đến vận độngtinh, từ đơn giản đến phức tạp phát triển một cách có hệ thống

Việc tập luyện thường xuyên giúp cơ thể trẻ nâng cao hoạt động của các

cơ quan, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cốcác nhóm cơ của cơ thể Để giúp trẻ thấy được tầm quan trọng của thể dục thểthao và có ý thức tự rèn luyện cho bản thân tôi đã giáo dục trẻ vào một sốhoạt động thể dục cụ thể

Như ở trường chúng tôi từ thứ 2 đến thứ 6 sáng nào chúng tôi cũng tổchức cho trẻ thể dục buổi sáng, trẻ vừa được hít thở không khí trong lành vừađược tắm nắng buổi sáng để cung cấp vitamin D cho cơ thể trẻ, để tăng sựhứng thú thì chúng tôi thường xuyên thay đổi các bài tập, các bản nhạc mớiqua mỗi chủ để thu hút sự chú ý và tránh nhằm chán cho trẻ Ngoài ra trongtuần còn có những bài tập chính khóa chúng tôi cũng tích hợp với nhiều hìnhthức thông qua học mà chơi trẻ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú Ví dụ:Học vận động “Đi dích dắc qua 5 điểm” phần đầu trò chuyện, Cho trẻ xemphim về Bác Hồ đang tập thể dục

- Con nhìn thấy những gì trong phim?

- Bác Hồ đang làm gì?

- Vì sao phải tập thể dục thường xuyên?

- Bác Hồ là người luôn quan tâm đến sức khoẻ nên người thường xuyên

tự rèn luyện cho bản thân Cô mong rằng các con học tập Bác đức tính này

- Phần vận động cơ bản chúng ta có thể cùng nói là hôm nay đến thăm

Trang 10

nhà sàn Bác Hồ muốn đến được các con phải vượt qua các chướng ngại vật là

“Đi dích dắc qua 5 điểm” dạy như vậy trẻ sẽ có cảm giác mình đang đượcchơi, trò chơi vận động là kéo co, qua trò chơi giáo dục trẻ tính đoàn kết.Không chỉ có đề tài này mà còn nhiều đề tài khác nữa cô cũng có thể dẫn dắtlồng ghép một cách thích hợp để gây hứng thú với trẻ

Ngoài ra trường chúng tôi còn tổ chức các hoạt động phát triển vận chotrẻ như chơi trò chơi dân gian ném còn, đi cà kheo, đá cầu, đá bóng để trẻđược vận động sau hoạt động học Trường tổ chức tuần lễ sức khỏe 2 lần trênnăm học để cho trẻ trong trường có dịp giao lưu, học hỏi và rèn luyện sứckhỏe qua các lần tổ chức trẻ tham gia rất là hào hứng

Dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn các bộ phận, giác quan trên cơ thể, ănuống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục theo lời kêu gọi của Bác Hồ để mỗingày có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối Biết cách

ăn mặc gọn gàng, giản dị khi đến lớp Đó cũng là cách học tập phong cáchgiản dị của Bác dù ở nhà hay đi đâu

Biện pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào một số hoạt động khác

a Vận dụng phương pháp “Nêu gương” vào việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động sinh hoạt cuối tuần, nêu gương bé ngoan

Lúc sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng, đối với người Việt

Nam “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Tư tưởng này vẫn giữ nguyên giá trị và trở nên cần thiết trong tình

hình hiện nay và đặc biệt quan trọng với trẻ lứa tuổi mầm non

Với trẻ mầm non, nêu gương là một hoạt động không thể thiếu bởi hoạtđộng này mang tính tích cực, giúp trẻ hướng tới những điều tốt đẹp Đồngthời mang đến cho trẻ niềm vui, niềm phấn chấn thích được đến trường Đặc điểm của trẻ mầm non là dễ nhớ, mau quên nên không chỉ đổi mớihoạt động nêu gương mà còn phải tổ chức hoạt động này thường xuyên và cóhiệu quả nhằm giúp trẻ có động lực phấn đấu trở thành tấm gương cho bạnnoi theo

Để phát huy được tính nêu gương trong giáo dục trẻ mầm non tôi luônsuy nghĩ để ngày càng đổi mới giờ sinh hoạt nêu gương, làm cho trẻ thấyđược mình có thể noi theo gương tốt là bạn và cũng có thể làm được nhiều

Trang 11

việc tốt giống bạn

Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân đóng vaitrò quan trọng trong quá trình giáo dục, sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc điềuchỉnh nhận thức, thái độ và các biểu hiện hành vi của trẻ Thông qua việc nhậnxét sẽ giúp trẻ cung cấp thêm kinh nghiệm sống và biết điều chỉnh hành vi theonhững chuẩn mực yêu cầu chung, từ đó hình thành một số kỹ năng cần thiết chotrẻ

Từ những kết quả nhận xét đánh giá bạn trẻ đối chiếu với khả năng củabản thân từ đó có thái độ đúng đắn để tự điều chỉnh hành vi và cách ứng xửcủa mình cho phù hợp

Dạy trẻ phải trung thực trong lời nói và việc làm, tập cho trẻ tự nhận xét

hôm nay mình có ngoan hay không và lý do vì sao chưa ngoan (Làm theo lời dạy của Bác nhân lúc Bác ra

thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở

trại Kim Đồng – Thanh Hóa:

“Phải dũng cảm sửa chữa những

khuyết điểm, những thói hư tật

xấu để lớn lên làm người chủ của

đất nước, đừng để mình là cái

gánh nặng của xã hội”)

Sau đây tôi xin trình bày tóm

tắt một hoạt động nêu gương trong

giờ sinh hoạt cuối tuần

I Mục đích yêu cầu

- Giúp trẻ hiểu ý nghĩa của

buổi sinh hoạt cuối tuần

- Giúp trẻ có biểu hiện tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân

- Chuẩn bị lời dẫn cho chương trình văn nghệ chào mừng

Ảnh giờ nêu gương của bé

Trang 12

III Tiến hành:

* Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài hát “Cả tuần đều ngoan”

- Hỏi trẻ: Con biết hôm nay là thứ mấy không?

- Thứ sáu là ngày nào của tuần? Thường làm những việc gì đáng ghinhớ?

- Hôm nay cô tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần gồm 2 phần

Phần 1: Biểu dương những gương tốt, tiêu biểu trong tuần

- Gọi tổ trưởng của từng tổ nhận xét các thành viên trong tổ

- Tổ trưởng nói được lý do ngoan và chưa ngoan của mỗi trẻ

- Cô kiểm chứng bằng cách cho trẻ tự nhận xét bản thân

+ Con đã làm được những việc tốt gì trong tuần qua?

+ Con làm những việc đó như thế nào?

- Cô tổng hợp ý kiến và phân tích những việc làm tốt của trẻ để trẻ khácnoi theo

- Cho những trẻ tiêu biểu trong tuần cắm cờ bé ngoan và thưởng phiếu

bé ngoan cho trẻ

- Cô khuyến khích trẻ đăng ký cắm cờ vào tuần sau

Phần 2: Vui văn nghệ chào mừng

- Cô giới thiệu chương trình văn nghệ chào mừng

Cô nói nên suy nghĩ của mình là mong muốn tuần sau có nhiều gươngtốt và tiêu biểu hơn

Ngoài ra tôi còn tận dụng vào thời điểm này kể cho trẻ nghe một số câu

Trang 13

chuyện mà cô sưu tầm được về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để giáo dục

trẻ như: “Nhà Bác không có thỏ đâu”, “Ba chiếc ba lô”, “Bác có phải vua đâu”, “Chia quà”, “Quả táo của Bác Hồ”

b Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh

Hiện nay tình trạng không giữ gìn vệ sinh môi trường có rất nhiều biểuhiện khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là tình trạng vứt rác bừa bãi rađường hoặc nơi công cộng, nguyên nhân chính là do ý thức của mỗi conngười Vì mỗi cá nhân được tạo ra bởi môi trường gia đình và giáo dục, vậymột đứa trẻ không giáo dục ngay từ nhỏ về ý thích giữ gìn vệ sinh cá nhâncủa trẻ mà kém thì chắc rằng việc giữ gìn vệ sinh chung cũng không có Do

đó, để giáo dục ý thức vệ sinh của mỗi đứa trẻ phải có sự rèn luyện và phốihợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Ở trường hằng ngày các cô rèn chotrẻ các thói quen như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, luôn giữ đôitay sạch sẽ, ngoài ra áo quần tóc luôn gọn gàng sạch sẽ, đồng thời còn rèn chotrẻ tính ngăn nắp biết sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng biết bỏ rác đúng nơiquy định… Để xóa bỏ được thói quen xấu như vứt rác bừa bãi, ý thức tự giácchưa cao trong việc giữ gìn vệ sinh này không phải một sớm một chiều làmđược mà phải là cả một quá trình giáo dục cần phối hợp giữa nhà trường vàgia đình

Như chúng ta đã biết, trường mầm non là cái nôi đầu tiên của quá trìnhgiáo dục Ở đây mỗi giáo viên mầm non phải tạo cho trẻ những thói quen tốt,hành vi vệ sinh văn minh và có một số kỹ năng tự phục vụ: Giữ gìn vệ sinh cơthể sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp ở lớp cũng như trong gia đình Đặc biệt côgiáo là người hướng dẫn trẻ, người gần gủi trẻ hằng ngày như người mẹ thứhai của trẻ Cô luôn luôn gương mẫu trong mọi hành động của mình để trẻ noitheo, do đó, đồ dùng trong lớp cô sắp xếp gọn gàng, áo quần, đầu tóc luônsạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định, thường xuyên dọn lớp, sân trường cho trẻcùng tham gia để thấy được việc giữ gìn vệ sinh cần thiết cho cuộc sống củachúng ta

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức vệ sinh chotrẻ mầm non nhưng tôi không quá nóng vội truyền thụ những kiến thức xa vờivới trẻ làm cho việc giáo dục kém hiệu quả Tôi luôn nghĩ rằng cần giáo dục

từ từ mang tính chất “nhỏ giọt” nhằm khắc sâu và có hiệu quả hơn Đó là dạy

Trang 14

trẻ từ những việc làm rất nhỏ như: Biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệsinh, khi ăn không để rơi vãi thức ăn, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết giữ

áo quần đầu tóc gọn gàng…

VD: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam”

Hỏi trẻ: - Cô vừa kể chuyện gì?

- Ai đến thăm trường thiếu nhi miền nam và chuyện gì xảy ra ở đó?

- Tại sao bạn Tộ không dám nhận quà của Bác?

- Bác đã dạy các cháu điều gì?

Qua câu chuyện kể trên tôi giáo dục trẻ luôn giữ gìn vệ sinh thân thể vàphải rửa sạch tay trước khi ăn giống như lời căn dặn của Bác

Việc giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh không chỉ giáo dục trong giờ vệ sinh

mà Tôi đã giáo dục thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi nếu giáo viên thấy cóđiều kiện thuận lợi Và tôi cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh vềnhững ý thức vệ sinh tốt và những việc chưa tốt của trẻ với phụ huynh vàonhững giờ đón trẻ và trả trẻ để phụ huynh vừa giáo dục cho trẻ thêm ở nhà

Trang 15

Ảnh: Giờ vệ sinh của trẻ.

c Giáo dục tính thực hành tiết kiệm cho trẻ

Thực hành tiết kiệm chống lãng phí là một trong những phẩm chất đạođức tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh tiết kiệm là “Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” nhưng “tiết kiệm không phải là bủn xỉn” Đây là phẩm

chất mà mọi thế hệ phải noi theo nhất là thế hệ trẻ hiện nay Đối với trẻ mầmnon khái niệm tiết kiệm mới chỉ là mơ hồ, không thích có thể sẵn sàng bỏ đi.Chính vì vậy, giáo viên cần giúp trẻ hiểu thế nào là tiết kiệm? tiết kiệm đểlàm gì? tại sao phải tiết kiệm? bằng nhiều hình thức khác nhau

Với trẻ 4 - 5 tuổi để dạy trẻ không phải là chỉ giảng giải trên lý thuyết

mà phải gắn liền với những câu chuyện, những việc làm cụ thể hay nhữnghoạt động diễn ra thường xuyên trong ngày…

Giáo dục trẻ tính tiết kiệm không lãng phí trên cơ sở thực hành là chủyếu hay nói cách khác là những việc làm cụ thể mà trẻ thường gặp như: Tronghoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt động vui chơi, hoạt động vệsinh…

VD: Dạy trẻ tiết kiệm nước trong giờ vệ sinh:

- Dạy trẻ không lãng phí nước bằng cách xả nước vừa phải, đủ dùng,không vặn vòi nước quá to

- Khi dùng xong phải khoá vòi ngay, không để nước chảy tự do

Trang 16

- Khi uống nước thì rót vừa đủ nước để uống không nên quá nhiều rồi đổ

đi

* Trong giờ ăn:

Cô luôn nhắc nhở các cháu trong các giờ ăn của trẻ tôi luôn nhắc nhở,giáo dục trẻ ăn hết suất, không rơi vãi cơm xuống đất, xuống bàn… Qua đâyhình thành cho trẻ thói quen ăn uống có văn minh như:

- Biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

- Biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúngcách

- Có thói quen ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ khônggây tiếng ồn, không nói chuyện khi ăn, ăn hết suất

- Biết mời cô và các bạn trước khi ăn

- Biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp cô chuẩn bị giờ

+ Trong giờ vẽ: Nhắc nhở trẻ tô màu cẩn thận làm gẫy bút chì màu

- Với những cây bút chì khi dùng bị gẫy ta tận dụng gọt lại để dùng cholần sau

* Trong giờ hoạt động góc: nhắc trẻ khi chơi đồ chơi chúng ta cũng phảicẩn thận nhẹ nhàng, chơi xong cất gọn gàng ngăn nắp, để lần sau chơi nếuchúng ta vứt tung tung, làm mạnh tay thì hư hỏng lãng phí

+ Dạy trẻ tính tiết kiệm như những giấy loại mà bỏ đi không dùng nữa ta

có thể dùng cho trẻ chơi hoạt động chơi tự do như gấp máy bay, thuyền, cắtchúng ra làm những quả cầu giấy cho trẻ chơi…

Trang 17

Ngoài ra tôi còn luôn giáo dục trẻ tính tiết kiệm ở mọi lúc mọi nơi nhưthường xuyên nhắc nhở trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm trong sinh hoạthàng ngày:

- Không bật điện khi không cần thiết

- Tắt điện, quạt điện khi ra khỏi phòng

- Giúp trẻ hiểu và biết nhắc nhở người thân tắt những thiết bị điện khikhông cần thiết

d Giáo dục lòng kính trọng, lễ phép với người trên, đoàn kết yêu thương giúp đỡ bạn bè

Với Bác việc chăm lo cho thế hệ trẻ là quan trọng hàng đầu bởi các em làthế hệ tương lai của đất nước Chính vì vậy Bác luôn chăm lo, dặn dò tới trẻ

dù việc lớn hay việc nhỏ

“Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau” Bản thân tôi luôn học tập Bác ở câu nói này,

đồng thời tôi luôn nhắc nhở trẻ có thái độ lễ phép, kính trọng, yêu thương ông

bà cha mẹ, người lớn tuổi

Cụ thể: Như hoạt động đón trẻ, trả trẻ buổi sáng đến lớp nhắc nhở trẻchào bố, mẹ, ông, bà, chào cô giáo, chào khách đến lớp mình, khách đến nhàchơi…

Dạy trẻ một số câu ca dao tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện, bài hát cónội dung về tình cảm của ông bà cha mẹ như bài thơ “Lấy tăm cho bà”, “Mẹcủa em” bài hát “Có ông có bà có ba có mẹ” thông qua đó giáo dục trẻ phảibiết yêu thương kính trọng ông bà ba mẹ vì đó chính là người đã sinh ra mình,chăm lo cho mình được ngoan ngoãn, khỏe mạnh

VD: Câu chuyện: “Mừng cho các cháu Bác càng thương nhớ mẹ”

Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện này, trẻ sẽ thấy được Bác thương mẹ vàhiếu thảo với mẹ như thế nào? Qua đây giúp trẻ hiểu được là con cần phảihiếu thảo với cha mẹ của mình

Ngoài giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ tôi cònkhông quên dạy trẻ biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè thông qua một

số mẩu chuyện về Bác: “Ba chiếc ba lô” Tôi ấn tượng qua câu nói “Chỉ có

lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.” Qua câu chuyện này

Trang 18

giáo dục trẻ sự công bằng và biết chia sẽ khó khăn với đồng đội bạn bè việckhó khăn, nặng nhọc thì chia nhau ra mỗi người làm một tay thì sẽ nhanh hơn.Hoặc bước đầu cho trẻ làm quen với 5 điều Bác Hồ dạy

“Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Ngoài ra tôi còn giáo dục trẻ tính đoàn kết yêu thương của Bác qua câuchuyện “Hũ gạo tình thương” trong cuộc sống hằng ngày tôi giáo dục trẻ nhưnhà các bạn có điều kiện hơn các bạn được bố mẹ sắm nhiều quần áo, giàydép đẹp thì tôi nhắc trẻ đó nếu những quần áo, hay dép con đã mang rồi conkhông thích nữa thì các con đừng vứt đi mà hãy để dành lại đó để cho nhữngbạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình tuy cũ của mình nhưng mới với các bạnkhác Với cách giáo dục này tôi thấy mang lại những hiệu quả rõ rệt trongviệc dạy trẻ tính đoàn kết biết chia sẻ yêu thương với người khác, trong thực

tế lớp tôi đã làm được điều này gom những đồ các bạn có hoàn cảnh khá giảhơn chia sẻ cho những bạn khó khăn trong chính lớp tôi dạy

e Giáo dục lòng thật thà, dũng cảm cho trẻ

Đối với trẻ mầm non lòng thật thà, dũng cảm là một trong những đứctính quan trọng cần sớm quan tâm để giáo dục trẻ Tính thật thà, dũng cảmnhiều khi có sẵn trong một số trẻ, nhưng lại cũng chưa có trong một số trẻ Dovậy, việc giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi tính thật thà, dũng cảm càng sớm càng tốt.Muốn giúp trẻ có được tính này cần có nhiều hình thức giáo dục nhằm gâyđược hứng thú cho trẻ và đạt hiệu quả hơn Do vậy tôi đã suy nghĩ và lựachọn ra một số hình

thức cụ thể sau:

- Giáo dục thông qua một số buổi trò chuyện: Hình thức này tôi sửdụng một số câu chuyện để giáo dục trẻ như câu chuyện “Món quà của cô

giáo”, Truyện Bác Hồ “Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam” Qua những

mẫu chuyện này giáo dục trẻ có lỗi phải biết nhận lỗi

- Ngoài ra cần giáo dục cho trẻ lòng thật thà dũng cảm thông qua nhiềuhình thức khác như kể chuyện, đọc thơ giúp trẻ tự tin hơn như: Khi bị ngã tự

Trang 19

mình đứng dạy, khi có lỗi dũng cảm nhận lỗi dạy trẻ qua những tình huốngtrong thực tế dạy trẻ nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, qua những mẫu chuyện côgiáo giáo dục trẻ biết được hành vi đúng sai trong cuộc sống… Và có thể sử

dụng một trong những 5 điều Bác Hồ dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

để giáo dục trẻ

f Phát huy tính sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động của trẻ

Với Hồ Chủ Tịch tính sáng tạo của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng,Bác luôn kêu gọi đồng bào, chiến sỹ phải phát huy tính sáng tạo trong hoạtđộng cách mạng nói riêng và mọi việc làm trong cuộc sống nói chung Nhậnthức rõ được điểm mạnh của tính sáng tạo, là một giáo viên mầm non đangtrực tiếp giảng dạy tôi thiết nghĩ cần phải kích thích để phát huy tính sáng tạocho trẻ ở mọi hoạt động trong trường mầm non theo lời kêu gọi của Người Trước hết, muốn phát huy tính sáng tạo của trẻ thì chính giáo viên phải

là người sáng tạo Sáng tạo là một trong những đặc điểm quan trọng của giáoviên, giáo viên không nên cố áp đặt, cứng nhắc, khắt khe với những thànhphẩm của trẻ Tính sáng tạo của trẻ được thể hiện qua các hoạt động học,chơi… nhưng thể hiện nhiều nhất qua hoạt động tạo hình và hoạt động chơi tựdo

Chính vì vậy, tôi luôn sử dụng những câu hỏi nhằm kích thích tính sángtạo trong trẻ như: Để có cái này con phải làm thế nào? Hoặc dùng cái gì đểtạo ra thành phẩm đó? Con sẽ làm gì với vật liệu này?

VD: Trong giờ hoạt động góc: Hôm nay con định xây cái gì? Để xâyđược công viên con cần làm gì?

VD: Trong giờ trẻ chơi hoạt động dạo chơi khi trẻ chơi lá cây, xâuvòng… cô đặt ra câu hỏi gọi mở để kích thích sự sáng tạo của trẻ như con sẽlàm gì với những chiếc lá này? Con sẽ làm như thế nào? (vòng làm đeo cổ,đeo tay, làm con chuồn chuồn…) hay những câu hỏi con làm thế nào để xâunhững hạt này? Muốn vòng được đẹp con xâu màu như thế nào với nhau?Ngoài ra tôi luôn tạo ra môi trường có ý nghĩa, hài hòa có tính kích thíchnhằm phát triển tiềm năng sáng tạo trong trẻ như: Có đủ thời gian để trẻ tưduy sáng tạo, khen thưởng kịp thời những ý tưởng và sản phẩm sáng tạo,khuyến khích những xét đoán có tính mạo hiểm hoặc khi trẻ sử dụng nhữngcâu hỏi giả định…

Trang 20

Tôi xin trình bày một hoạt động lao động tập thể của lớp

Hoạt động trang trí lớp học nhân ngày sinh nhật Bác 19/5

* Mục đích: Giúp trẻ thể hiện lòng quan tâm, yêu quý, kính trọng đến

Bác Hồ, biết hợp tác với bạn hoàn thành công việc đến cùng, phát triển khảnăng sáng tạo, thẩm mĩ cho trẻ

* Địa điểm: Trong lớp, vào các buổi chiều trước ngày lễ 2 - 3 ngày (Thứ

2, thứ 3)

* Chuẩn bị: Cô có kế hoạch từ tuần trước như cho trẻ cắt dán hoa, cờ,

tranh ảnh… và một số vật dụng liên quan khác

* Tiến hành:

Buổi sáng thứ 2, 3 cô cho trẻ tìm hiểu, trò chuyện, hát múa về Bác Hồ

Cô gợi hỏi để trẻ nói về ngày sinh nhật Bác

Buổi chiều cô hướng trẻ vào hoạt động trang trí lớp nhân ngày sinh nhậtBác

Cô phân trẻ theo từng nhóm, phân công công việc cho từng nhóm

Các nhóm tự thảo luận, bàn bạc Sau đó các nhóm lựa chọn dụng cụ phù hợp với công việc được phân công

VD: Nhóm trang trí khung ảnh Bác, nhóm cắt hoa, nhóm làm quả cầu,nhóm cắt ngôi sao…

Khi các nhóm bắt tay vào công việc cô quan sát, gợi ý bằng cách đưa ranhững câu hỏi kích thích tính sáng tạo trong trẻ như: Làm như thế nào? Cócách gì làm được việc đó

không? Dùng vật liệu nào để

tiếp vào buổi chiều hôm sau

Hoạt động tiếp theo ngày

hôm sau là cùng múa hát mừng sinh nhật Bác

Hình ảnh trẻ đang trang trí khung ảnh Bác

Trang 21

Cô nhấn mạnh cho trẻ thấy rằng đây là những thành quả lao động sángtạo của tất cả các bạn trong lớp Qua những việc trẻ tự tay mình làm ra nhữngsản phẩm trẻ có cảm nhận hào hứng vui khi làm việc tốt để dâng ngày sinhnhật Bác.Từ công việc cô dạy ở trường trẻ sẽ biết làm những bông hoa, chuẩn

bị món quà tự tay mình làm để tặng người thân trong ngày sinh nhật giáo dụctrẻ tính sáng tạo và biết chia sẽ yêu thương

Biện pháp 3: Kết hợp với đồng nghiệp sưu tầm, xây dựng góc sách về Bác Hồ để cô và trẻ hoạt động

Do đặc thù của ngành học mầm non, giáo viên chúng tôi không cónhiều thời gian nhưng tôi cùng đồng nghiệp vẫn luôn động viên nhau quyếttâm hoàn thành biện pháp

Để có được số lượng tranh ảnh, đầu sách có nội dung về Bác, tôi phảimất rất nhiều thời gian, công sức và nhiều hình thức khác nhau:

- Tìm mua tại các nhà sách tại huyện và thành phố

- Vận động phụ huynh cùng tham gia xây dựng góc sách bằng cách vậnđộng mỗi phụ huynh đóng góp một tài liệu, sách có liên quan đến Bác Hồ

- Cô và trẻ cùng sưu tầm sách báo có hình về Bác Hồ, cắt dán thànhnhững tập ảnh về Bác

- Sưu tầm một số mẫu chuyện về

Bác, đánh máy đóng thành quyển để hàng

ngày đọc cho trẻ nghe

- Sưu tầm một số tranh ảnh về sự

nghiệp hoạt động cách mạng của Người

nhằm giúp trẻ hiểu thêm về một con người

vĩ đại Hồ Chí Minh

- Bài trí phù hợp, thuận lợi, khoa học

tạo điều kiện cho trẻ được thường xuyên

hoạt động

2.4 Kết quả

Với việc sử dụng các biện pháp trên

để “Lồng ghép nội dung giáo dục tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc

dạy trẻ” vào trong các hoạt động của trẻ

Ảnh: Góc sách về Chủ Tịch Hồ Chí

Minh của lớp.

Trang 22

một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú, nâng cao hiệu quả thu được kết quả hếtsức khả quan.

-Trẻ thích được tham gia vào hoạt động thể dục, trẻ biết chăm sóc và rènluyện cơ thể như: tham gia tập thể dục buổi sáng rất nghiêm túc, ăn uống đầy

đủ các chất dinh dưỡng

- Biết bảo vệ cơ thể bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân

- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia phát biểu ý kiến

- Trẻ mong chờ đến ngày nêu gương bé ngoan để được nhận xét mìnhvà

- Trẻ có thái độ đúng mực kính trọng, lễ phép với người trên

- Luôn hoà đồng, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, trẻ phát huy được tính sángtạo trong lao động và một số hoạt động khác

- Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp tôi

đã xây dựng được góc sách về Bác Hồ rất phong phú, đa dạng, phù hợp vớitrẻ

- Góc sách được bố trí ở nơi thuận lợi, thích hợp với trẻ

Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài “Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ” với 29 cháu ở lớp 4 - 5 tuổi

Trường Mầm non Hoa Mai thu được kết quả sau:

Trang 23

Khi nhìn vào bảng khảo sát ta thấy được sau khi thực hiện một số biệnpháp thì tỷ lệ các nội dung tiêu chí khảo sát của trẻ được tăng lên rõ rệt so vớikhảo sát đầu năm

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

3 1 Kết luận:

Sẽ là sai lầm khi cho rằng, trong tình hình hiện nay khi đời sống vậtchất và tinh thần ngày càng được nâng cao mà người lớn chúng ta quên điviệc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Thực tế cho thấy rằng: việc lồng ghépnội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào công tác giảng dạytrẻ mầm non là rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay Bởi sauthời gian áp dụng đề tài tại lớp mẫu giáo lớn 4 - 5 tuổi tôi thấy đạt hiệu quảrất cao Qua quá trình giáo dục giúp trẻ có một số kỹ năng sống đơn giản:Mạnh dạn, tự tin, dũng cảm, đoàn kết, yêu thương sáng tạo và có ý thức tựrèn luyện… Đặc biệt hình thành ở trẻ những thói quen sống tốt: Sạch sẽ, tiếtkiệm, thật thà, tốt bụng… những thói quen có lợi cho bản thân trẻ, nhữngchủ nhân tương lai của đất nước Với những đức tính này được giáo dục ởtrường mầm non sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời là hành trang rất cần thiết chotrẻ để sau này trẻ sẽ góp phần của mình vào công cuộc xây dựng đất nước tangày càng giàu đẹp và sánh vai được với các cường quốc năm châu như lờiBác dạy

Trang 24

Vận dụng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,mỗi người giáo viên, nhất là một giáo viên mầm non cần phải học tập vànghiên cứu những nội dung phù hợp nhằm áp dụng linh hoạt trong công tácgiảng dạy sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của lớp mình phụ trách Việc dạy trẻ cần phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên khôngngắt quãng vì trẻ ở độ tuổi này mau nhớ nhưng cũng mau quên Khi lồngghép cô nên tích hợp nội dung này vào các hoạt động của trẻ một cách nhẹnhàng để trẻ hứng thú, say mê, chủ động, linh hoạt, tự nhiên lĩnh hội kiếnthức điều quan trọng khi giáo dục trẻ giáo viên phải luôn lấy trẻ làm trungtâm

Giáo viên thường xuyên học tập, nghiên cứu tài liệu trau dồi bản thân,trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để ngày càng có kiến thức vững vàngtrong công tác giáo dục trẻ mầm non

3 2 Kiến nghị:

* Đối với nhà trường

- Để sáng kiến của tôi đạt hiệu quả cao hơn nữa, tôi mong muốn nhàtruờng có nhiều sách về Chủ Tịch Hồ Chí Minh dành cho cô và trẻ, để giáoviên chúng tôi tham khảo nhằm nâng cao hiểu biết về Người, có lượng kiếnthức phù hợp trong quá trình giáo dục trẻ mầm non

- Nhà trường nên tổ chức cuộc thi viết về tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh

- Đề nghị nhà trường có một số bài viết tuyên truyền về nội dung giáodục giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ mầm non tới các bậcphụ huynh trên hệ thống đài truyền thanh của xã

Trên đây là toàn bộ bản sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và

áp dụng trong suốt năm học 2015 – 2016, hiện tại tôi cũng đang áp dụng chonăm học 2016 – 2017, trẻ cũng đã thực hiện khá tốt Tôi rất mong hội đồngxét duyệt các cấp góp ý kiến xây dựng để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đăk Sôr, ngày 10 tháng 11 năm 2016

Người viết

Trang 25

Lỡ Thị Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2- Cuốn Hồ Chí Minh vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam - Nhà xuất bảndân trí

3- Tập thơ Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản văn học

4- Tập truyện cha và con tiểu thuyết về Bác Hồ và cụ phó bảng NguyễnSinh Sắc

5- Tuyên truyền giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh… - Nhà xuất bản đại học

sư phạm

6- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (4 - 5tuổi)

7- Tham khảo trên mạng

8- Các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trang 26

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

Trang 27

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TỈNH

Ngày đăng: 29/01/2018, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Khác
10- Cuốn Hồ Chí Minh vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam - Nhà xuất bản dân trí Khác
11- Tập thơ Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản văn học Khác
12- Tập truyện cha và con tiểu thuyết về Bác Hồ và cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Khác
13- Tuyên truyền giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh… - Nhà xuất bản đại học sư phạm Khác
14- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (4 - 5 tuổi) Khác
16- Các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w