1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương phân tích chính sách đất đai

33 423 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 96,71 KB

Nội dung

Dưới góc độ nhà nước, chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên chủ thể kinh tế, xã hội nhằm giải quyết vấn đề, thực hi

Trang 1

5 Khái niệm, mục đích, nội dung phân tích chính sách đất đai

6 Quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 19-NQ/TW (Hội nghị lần thứ 6

BCHTW Khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai

7 Nội dung cơ bản đổi mới tại Luật đất đai năm 2013

8 Những nội dung cơ bản của chính sách đất đai hiện nay:

1- Chính sách giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất

2- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất3- Chính sách về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

4- Chính sách tài chính đất đai

Liên hệ thực tiễn về việc thực thi các chính sách nói trên

9.Tình hình xây dựng và thực thi chính sách đất đai hiện nay ở Việt Nam

Bài Làm

Câu 1 Các vấn đề cơ bản về chính sách (khái niệm, phân loại, cấu trúc, vai trò, chu trình chính sách)

*Khái niệm chính sách

Cụm từ “Chính sách” đã được dùng khá phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế

và xã hội Nhưng chưa có một định nghĩa tổng quát và đầy đủ về cụm từ này Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng có thể nói chính sách là tập hợp các chủ trương, quan điểm, giải pháp, công cụ nhằm đạt những mục tiêu nhất định Dưới góc độ nhà nước, chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên chủ thể kinh tế, xã hội nhằm giải quyết vấn đề, thực hiện những mục tiêu nhất định Theo cách tiếp cận này thì chính sách được hiểu là:

- Chính sách là phương thức tác động của chủ thể vào khách thể để đạt tới mục tiêu mà chủ thể mong muốn

Trang 2

- Chính sách là công cụ của quá trình quản lý mà người quản lý tác động lên đốitượng bị quản lý

Ở tầm vi mô, khái niệm chính sách được sử dụng để phản ánh chiến lược hay sách lược hành động của một chủ thể nào đó

Chính sách là một phạm trù khoa học quản lý, nó đề cập các giải pháp tác động của chủ thể đến khách thể, có phạm vi từ cấp vĩ mô tới các cấp địa phương

Điểm chung nhất trong khái niệm về chính sách dù ở cấp độ nào cũng là một trong các công cụ quản lý Phải có 3 nhóm yếu tố: chủ thể, khách thể và mục tiêu chính của nó

Khái niệm chính sách : Là những hành vi ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động và phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định

-Chính sách công: là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế-xã hội nhằm giải quyết vấn đề để đạt được nhưng mục tiêu nhất định

+Khái niệm phân tích chính sách:

Là quá trình đánh giá tính toàn vẹn thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh chính sách cho phù hợp với mục tiêu và thực tế

+Khái niệm chu trình chính sách:

Được hiểu là quá trình luân chuyển các bước từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách

Trang 3

+ phân loại chính sách theo mức độ quan trọng của mục tiêu cần đạt tới

- Chính sách có mục tiêu tạo ra sự thay đổi khởi đầu của đối tượng hưởng lợi

để triển khai các hoạt động tiếp theo

- Chính sách có mục tiêu trung gian: Là chính sách chỉ tác động vào những đối tượng ở một khâu nào đó trong tổng thể các khâu thuộc phạm vi điều chỉnh củachính sách

- Chính sách có mục tiêu cần đạt tới là cuối cùng: Là chính sách mà kết quả mong đợi do tác động của chính sách tạo ra được coi là kết thúc, hoàn tất các mongđợi đặt ra

+Theo tính chất tác động

-chính sách thúc đẩy- kìm hãm

-chính sách điều tiết-tạo lập môi trường

Trang 4

- chính sách đối vơi kinh tế gia đình

- chính sách đối vơi trang trại

+ Phân loại theo quy mô điều chỉnh của chính sách

- Chính sách kinh tế trong nước: Đối tượng ảnh hưởng của chính sách này làcác hoạt động kinh tế đa dạng tiền tệ , tài khóa…

- Chinh sách xã hội trong nước: đối tượng của chính sách là các hoạt động

+ Phân loại Chính sách theo cơ quan ban hành và cấp độ Chính sách

- Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng, Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết,

Cỉ thị của bộ chính trị…

- Văn bản của cấp Quốc hội và HĐND, gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết củaQuốc hội, HĐND các cấp

- Văn bản của chính phủ và cơ quan trực thuộc Chính phủ

- Các chế độ, quy định của nhà nước, của cơ quan chính quyền cấp địa phương cụ thể hóa luật và văn bản dưới luật

Như vậy có thể thấy hệ thống chính sách rất đa dạng và mang tính đa cấp theo quy định của pháp luật

Trang 5

-Các giải pháp và công cụ thực hiện.

Chính sách công= Mục tiêu + biện pháp

+Mục tiêu chính sách

- Mục tiêu Chính sách là những giá trị hướng tới phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài của nền kinh tế, xã hội Mục tiêu thể hiện những giá trị mà chủ thể banhành chính sách hướng tới đồng thời đây là các mục tiêu có tính định tính Mục tiêu là yếu tố quyết định đến Chính sách đó

- Cách ứng xử được thể hiện là thái độ đồng thuận hay phản đối của chủ thể với kết quả vận động của mỗi thực thể hay quá trình nào đó

- Những mục tiêu này là mong muốn của chủ thể về khả năng vận động của một hiện tượng hay quá trình nào đó đến kết quả nhất định, bởi vậy nó chỉ là

những mục tiêu hướng đạo và mang tính định tính cao

- Nguyên tắc thực hiện mục tiêu của chính sách là những quan điểm chỉ đạo hành vi của các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách

+Các giải pháp để thực hiện mục tiêu chính sách

- Là những phương thức hành động của nhà nước để đạt được mục tiêu

- Do mục tiêu của Chính sách mang tính định hướng cao nên các biện pháp của Chính sách cũng chứa đựng những động lực thúc đẩy, cân bằng hay kìm hãm theo yêu cầu của mục tiêu

- Các giải pháp phải chứa đựng những cơ chế nhằm quy định các nguyên tắctác động của chủ thể đến quá trình làm chúng vận động có hệ thóng theo một hành lang nhất định

- Các giải pháp phải thực hiện mục tiêu có tính chất như các cơ chế, quy phạm xử sự chung chứ không phải quyết định cá biệt, ngẫu nhiên

*Vai trò của chính sách

+Vai trò định hướng

Nhà nước làm nhiệm vụ định hướng phát triển cho xã hội, khuyến khích các lực lượng, các thành phần kinh tế cùng với nhà nước sử dụng nguồn lực vào các hướng phát triển hợp lý

Định hướng thông qua 2 thành phần cấu trúc của chính sách

-Mục tiêu chính sách

-Các biện pháp chính sách

Sự tham gia ủng hộ của công dân, tổ chức ngoài nhà nước là rất quan trọng đối với các chính sách loại này

Trang 6

VD:chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

Chính sách khuyến khích phát triển trang trại, +Vai trò khuyến khích

Nhà nước chủ động dùng nguồn lực của quốc gia để khuyên khích,tạo lực đẩy cho việc phát triển theo hướng mà nhà nước cho là đúng

+Vai trò kiềm chế và hạn chế các mặt tiêu cực trong đời sống kinh tế-xã hội

Chính sách chống độc quyền trong kinh doanh

Chính sách bảo hộ hang sản xuất trong nước

Chính sách chống gian lận thương mại

Chính sách hạn chế kinh doanh các ngành nghề nhạy cảm với tệ nạn xã hội.+Vai trò tạo lập các cân đối cho phát triển

Chính sách khuyến khích đầu tư ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người

Các chính sách nhằm cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu( cân bằng cán cân thanh toán

Các chính sách điều chỉnh tốc độ tăng dân số để cân đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế

+Vai trò kiểm soát và phân phối nguồn lực

-Nguồn tài nguyên

Vd: chính sách của nhà nước về kiểm soát khai thác nước ngầm

-Nguồn tài chính (ngân sách quốc gia)

Chính sách phân cấp chi thu ngân sách nhà nước

Chính sách xóa đói giảm nghèo-chương trình 135 giai đoạn 2020

2016 Nguồn nhân lực

Chính sách khuyến khích cán bộ khoa học-kỹ thuật đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa

Trang 7

Chính sách hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khan được theo học ở bậc cao hơn.

+Vai trò tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế-xã hội

Các chính sách nhằm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

Các chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài

+Vai trò dẫn dắt và hỗ trợ

Theo mục tiêu lựa chọn, các chủ thể mong muốn đối tượng cũng vận động hướng tới mục tiêu đề ra bằng cách ban hành chính sách phát triển chung

+Vai trò phối hợp và hoạt động

Phối hợp hoạt động của các chủ thể sẽ tạo nên tính hệ thống chặt chẽ trong quá trình vận động của các thực thể Kết quả đạt được của thực thể do nhiều loại hoạt động tạo thành theo một trình tự nhất định

+Vai trò điều chỉnh

Nhà nước dùng quyền lực nhà nước để răn đe, ngăn chặn, cưỡng chế, phòng ngừa các hiện tượng có thể ảnh hưởng xấu đến lợi ích công cộng

Duy trì trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia

Vd: chính sách phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là ma túy và tai nạn giao thông

Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân

Vd:Chính sách nghĩa vụ quân sự, chính sách thuế, chính sách bảo đảm duy trì sự công bằng về quyền lợi giữa các công dân và nhóm công dân,giữa các thành phần kinh tế

Vd: chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước

Bảo vệ sự phát triển bền vững của cộng đồng

Vd; chính sách về bảo vệ và cải thiện môi trường

Bảo hộ sở hữu trí tuệ

Trang 8

+Vai trò điều tiết.

Còn gọi là chính sách phân phối lại( lấy của người giàu trao cho người nghèo) nhằm điều tiết sự cân bằng, phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội

Vd: chính sách thuế thu nhập

Chính sách trợ giá nông sảnChính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng

Chữa sách viện phí, chính sách trợ giúp cho người nghèo được khám chữa bệnh

*Chu trình chính sách

Chu trình Chính sách là vòng luân chuyển các bước từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của Chính sách trong đời sống xã hội Thông thường chu trình Chính sách bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:

- Giai đoạn triển khai chính sách: Trong giai đoạn này thực hiện các biện pháp, quy định, chế độ đã lựa chọn của chính sách vào thực tiễn

- Đánh giá kết quả triển khai chính sách: Trong giai đoạn này, chủ thể của chínhsách tổ chức đánh giá, tổng kết các kết quả triển khai Chính sách so với mục tiêu

đề ra

Sự hình thành và vận hành Chính sách được mô phỏng qua 7 bước sau:

1 Xác định mục tiêu cần đạt tới của Chính sách : ngắn hạn và dài hạn

2 Xác định đối tượng hưởng lợi của chính sách ( cá nhân, tổ chức, cộng đồng)

3 Đề xuất và ra quyết định lựa chọn các giải pháp của chính sách

4 Triển khai các giải pháp Chính sách đã lựa chọn vào thực tiễn

5 Đánh giá các kết quả đã triển khai và so sánh kết quả đó với mục tiêu đề ra;

sự thay đổi của đối tượng hưởng lợi chính sách sau một thời gian chịu tác động củaChính sách

Trang 9

6 Tổng kết, rút ra những nguyên nhân thành công và chưa thành công trong triển khai từng giải pháp của Chính sách, những bài học và kinh nghiệm.

7 Nhấn mạnh những giải pháp tích cực cần phát huy và hạn chế những giải pháp không phù hợp, cần loại bỏ Bổ sung, hoàn thiện chính sách

Trong chu trình 7 bước cơ bản nói trên thì:

- Các bước từ 1 đến 3 thuộc về giai đoạn xây dựng Chính sách

- Các bước từ 4 đến 5 thuộc về giai đoạn triển khai chính sách

- Bước 6 và 7 thuộc về giai đoạn tổng kết, đánh giá

+Nhận xét: gồm 7 bước nhưng chỉ tương đối; tính khép kín, lặp lại khởi đầu từ phát hiện mẫu thuẫn, tính chất trình tự, vai trò phân tích chính sách

Câu 2 Khái niệm, căn cứ, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách nói chung và chính sách đất đai nói riêng Cho ví dụ.

*Khái niệm hoạch định chính sách

+Hoạch định chính sách: là các hoạt động xác định ra các mục tiêu cho tương lai

và các phương tiện, giải pháp thích hợp để hoàn thành các mục tiêu đó

+Hoạch định Chính sách là một quá trình bao gồm việc nghiên cứu đề xuất ra một chính sách với các mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm đạt tới mục tiêu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua và ban hành Chính sách đó dưới hình thức một văn bản quy phạm pháp luật Hoạch định Chính sách là giai đoạn lập kế hoạch, là căn cứ để đánh giá toàn bộ chu trình Chính sách, nó quyết định kết quả hoạt động thực tiễn

Hoạch định Chính sách là giai đoạn đầu tiên trong chu trình Chính sách, nó

có vị trí vô cùng quan trọng và quyết định phần lớn kết quả của Chính sách đó thông qua các mục tiêu, giải pháp mà Chính sách đó đề ra

*Những căn cứ hoạch định chính sách

+Dựa vào định hướng chính trị của đảng cầm quyền

Trong hàng loạt công cụ thông dụng thì chính sách tỏ ra là công cụ đắc lực nhất của nhà nước, chính sách do nhà nước ban hành, phải mang tính chính trị Mục tiêu của chính sách cũng là mục tiêu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ,như vậy có nghĩa là mục tiêu chính sách phải xuất phát từ đường lối phát triển của chế

độ xã hội do đảng khởi xướng

+Quan điểm phát triển của chủ thể

Tính toàn diện hợp quy luật từ ý thức giai cấp đến hành vi ứng xử của chủ thể đối với diễn biến trong thực tế hiện tại và trong tương lai chính là quan điểm phát triển của chủ thể Quan điểm phát triển có thể thay đổi giữa các thời kỳ tùy

Trang 10

theo nhận thức của người lãnh đạo, trong khi đường lối phát triển thì ổn định ít thay đổi, như vậy hoạch định chính sách phát triển của nhà nước trong từng thời kỳngoài việc căn cứ vào đường lối chính trị còn phải dựa vào quan điểm phát triển của đảng trong thời kỳ đó.

+Nguyên tắc hoạch định chính sách

Nguyên tắc hoạch định chính sách là những quy định bắt buộc mà có nhà hoạch định phải tuân theo trong quá trình làm chính sách của nhà nước, những nguyên tắc đó bao gồm:

-Nguyên tắc vì lợi ích công cộng là nguyên tắc hang đầu vì vai trò của chính sách

-Nguyên tắc hệ thống vì có những mục tiêu và biện pháp mới phù hợp

-Nguyên tắc thực hiện đó là tính khả thi

-Nguyên tắc quyết định đa số là để đảm bảo mang lại lợi ích cho cộng đồng+Năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách

Trình độ dân trí trong xã hội cao thuận lợi hơn trong việc hoạch định chính sách so với trình độ thấp

+Tình trạng pháp luật

Tình trạng pháp luật được hiểu là thực trạng về số lượng và chất lượng của

hệ thống pháp luật hiện có so với yêu cầu phát triển của xã hội và ý thức chấp hànhluật của mọi công dân Nếu tình hình pháp luật, pháp chế của xã hội làm tốt thì mục tiêu của chính sách có thể được đề cao hơn so với hệ thống biện pháp Như vậy dựa vào căn cứ này để lựa chọn mục tiêu và biện pháp chính sách cho thích hợp và hiệu quả

+Môi trường tồn tại của chính sách

Những căn cứ trên là cơ sở khoa học để nhà nước nghiên cứu ban hành chính sách phù hợp trong từng giai đoạn phát triển

*Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách.

Yếu tố về dân tộc

Có 3 yếu tố chủ đạo Yếu tố về văn hóa

Yếu tố về giáo dục

+yếu tố quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách Quyền lực ở đây được hiểu

là khả năng chi phối của một chủ thể đến một khách thể trong mối quan hệ nào đó,

Trang 11

nhằm đạt được mục tiêu nhất định mà sức mạnh quyền lực còn tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh và ẩn chất của chủ thể sử dụng quyền lực trong từng thời kỳ.Điều này có thể thấy rõ đó là chủ thể hoạch định chính sách và nhà nước thi có hiệu lực thực thi cao hơn các chủ thể khác.vì nhà nước ta trong thời kỳ hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi quyền lực đều thuộc về các nhân và phù hợp với ý chí nguyện vọng của người dân là người thực thi chính sách củ yếu.+Yếu tố năng lực của chủ thể hoạch định chính sách Để quản lý tốt xã hội thì nhà nước phải sử dụng đồng thời các biện pháp trong đó có cả chính sách để quản lý

và hiệu quả của các chính sách này sẽ phản ánh năng lực cảu chủ thể hoạch định qua các tiêu chí sau:

-năng lực phân tích và dự báo phát triển kinh tế xã hội

-năng lực phát triển các vấn đề chính sách

-năng lực lựa chọn các vấn đề phải giải quyết

-năng lực đề ra các mục tiêu, các biện pháp giải quyết mục tiêu đó, thuyết phục cho tính khả thi chính sách

Yếu tố năng lực nào càng cao thì chính sách được hoạch định càng khoa học và khả thi của chính sách

+Yếu tố tiềm lực của nhà nước tiềm lực ở đây được hiểu là nguồn lực thực có và tiềm tàng mà chủ thể có thể sử dụng trong quá trình quản lý của mình

Tiềm lực của nhà nước biểu hiện dưới dạng: sức mạnh về kinh tế, chính trị, thiết chế tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, tài nguyên thiên nhiên, tài sản nhà nước đối với nhà nước ta tiềm lực kinh tế hiện chưa mạnh nên có nhiều chính sách chưa đạt hiệu quả cao do thiếu điều kiện, như vậy có thể thấy tiềm lực này khá là quan trọng

+Yếu tố tiềm lực của đối tượng thực thi chính sách Sự tham gia của các đối tượng thực thi chính sách quyết định sự thành bại của chính sách, nếu có sự tích cực của các đối tượng thì chính sách sẽ thành công Nhưng mức độ tham gia của họ lại phụ thuộc vào tiềm lực của họ trong hiện tại và tương lai và điều này đã được thực tế chứng minh đối tượng thực thi có ảnh hưởng lớn đến hoạch định chính sách

Trang 12

*Sơ đồ về hoạch định chính sách công.

*Chính sách đất đai

Ví dụ:

Câu 3 Khái niệm thực thi chính sách, các nhân tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách nói chung và chính sách đất đai nói riêng Chi ví dụ

*Khái niệm thực thi chính sách

Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác

nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng

Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước

Chính sách cơ bản Quốc hội

Các ủy ban của quốc hội Các tổ

chức xã hội, kiến nghị hoạch định chính sách

Vấn đề

Kinh tế

Cơ quan

có thẩm quyền

dự thảo

Vấn đề

ngoại

giao

và các biện pháp cụ thể Vấn đề

xã hội

Trang 13

*Các nhân tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách nói chung và chính sách đất đai nóiriêng.

Trong quá trình thực thi chính sách sẽ có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố khách quan và chủ quan

+Yếu tố khách quan: là các yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thực thichính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý, các yếu tố này vận động theo quy luật khách quan nên ít tạo sự biến đổi do đó cũng khó gây sự chú ý của các nhà quản lý nhưng lại tác động lớn đến quá trình thực thi chính sách

đó là các yếu tố

Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách nó có tác động trực tiếp đến hoạch định và thực thi chính sách có nghĩa là nếu vấn đề chính sách đơn giản liên quan đến ít đối tượng thì thực thi sẽ dễ dàng và đơn giản hơn Như vậy tính chất của vấn đề có ảnh hưởng khách quan đến việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khan

Môi trường thực thi chính sách là yếu tố lien quan đến các hoạt động kinh tế,chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng điều này nói lên rằng một môi trường ổn định

ít biến đổi về chính trị sẽ đạt tới sự ổn định về hệ thống chính sách và thực thi thuận lợi nếu các bộ phân của môi trường ổn định thì nó sẽ tạo cho các hoạt động thực thi dễ dàng

Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách là sự thể hiện thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách Nếu mối quan hệ này có mâu thuẫn thì sẽ ảnh hưởng đến công tác tổ chức

Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và tiềm năng của các nhóm trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác Tiềm lực này thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội

Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng mà các đối tượng có được từ bản tính cổ hủ hoặc do môi trường sống tạo nên các đặc tính như tính tự giác, kỷ luật, sang tạo gắn liền với mỗi đối tượng thực thi chính sách do đó cần biết cách khơi dậy hay kiềm chế nó để có kết quả tốt nhất cho quá trình thực thi chính sách

+Yếu tố chủ quan: là các yếu tố thuộc về cơ quan công quyền, do cán bộ công chức chủ động chi phối đến quá trình thực thi chính sách nên nó ảnh hưởng lớn đến việc thực thi

Trang 14

Thực thi đúng đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách, các bước này được coi là nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, việctuân thủ quy trình là một nguyên tắc quản lý.

Năng lực thực thi chính sách của cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách công Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là các tiêu chí về đạo đức, công cụ, năng lực, nếu thiếu các điều kiện này thì việc thực thi sẽ không hiệu quả Còn nếu các cán bộ, công chức có năng lực mà kết hợp với các yếu tố khác thuận lợi sẽ mang lạo một kết quả thực sự

VD: nhờ có chính sách trồng mới 5 triệu ha rừng được mọi người ủng hộ

AA- Nhân tố bộ máy triển khai Chính sách

Một Chính sách khi đã được ban hành, muốn vận hành, đưa nó vào cuộc sống thì phải có bộ máy triển khai, đó là một tổ chức hoặc một nhóm người thực hiện đưa các nội dung của Chính sách đó vào thực tiễn

- Nhân tố công cụ triển khai Chính sách

Cùng với bộ máy triển khai thì nhân tố công cụ triển khai Chính sách có tác động mạnh mẽ đến kết quả thực thi Chính sách

Theo tính chất và đặc điểm có thể phân các công cụ triển khai Chính sách thành các nhóm: hạ tầng, tài chính và nhóm kỹ thuật

+ Nhóm hạ tầng gồm: các phương tiện để người triển khai Chính sách tiếp cận tới đối tượng hưởng lợi

+ Tài chính: Những khoản tài chính cần có để mua sắm những công cụ kỹ thuật phục vụ triển khai Chính sách, các khoản tài chính cần chi tiêu vào các hoạt động khác nhau của bộ máy

+ Kỹ thuật: Các phương pháp vận hành và điều chỉnh và tổng kết các hoạt động của Chính sách trong thời gian triển khai

- Nhân tố các nguồn lực để phục vụ triển khai Chính sách: Nguồn lực ở đây được hiểu là nguồn lực về vật chất và tinh thần của đối tượng hưởng lợi, được hình thành và nhân lên trong quá trình tiếp cận sự tác động của Chính sách

- Nhân tố lựa chọn đúng đối tượng hưởng lợi của Chính sách: Mỗi chính sách có đói tượng hưởng lợi và phạm vi tác động riêng, có giới hạn và không thể áp dụng tràn lan với những đối tượng khác

- Nhân tố giám sát, theo dõi, đánh giá kết quả triển khai và điều chỉnh chính sách

+ Trong quá trình triển khai mỗi Chính sách việc giám sát, theo dõi, đánh giá kết quả triển khai và điều chỉnh Chính sách cho phù hợp với khả năng thích ứng của mỗi loại đối tượng hưởng lợi là một trong những yêu cầu bắt buộc

Trang 15

+ Công tác giám sát, theo dõi, đánh giá kết quả triển khai và điều chỉnh chính sách làm càng thường xuyên bao nhiêu thì việc triển khai chính sách càng trởnên sát thực tiễn và có hiệu quả bấy nhiêu

+ Xác định đúng những nguyên nhân dẫn tới những thay đổi đã và đang diễn

ra ở đối tượng hưởng lợi và xác định đâu là nguyên nhân khách quan, đâu là

nguyên nhân chủ quan dẫn tới những kết quả và hạn chế trong sự tác động của chính sách vào đối tượng hưởng lợi

+ Đánh giá tác động của chín sách tới đối tượng hưởng lợi là yếu tố quan trọng, đồng thời cũng là một trong những công việc khó khăn, phức tạp nhất trong toàn bộ chu trình vận hành chính sách

Câu 4.Căn cứ và tiêu chí đánh gía chính sách nói chung và chính sách đất đai nói riêng Liên hệ thực tiễn.

+Tiêu chí đánh giá chính sách

-Tính hiệu lực của chính sách: phản ánh mức độ tác độn, ảnh hưởng của chính sách đó trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của chính phủ.đánh giá hiệu lực của chính sách trả lời cho câu hỏi ,chính sách có đạt được các kết quả có giá trị hay không,

-Tính hiệu quả của chính sách: việc đánh giá hiệu quả của một chính sách nhằm trả lời cho câu hỏi chính sách có đạt được các mục đích và mục tiêu đã đạt được xác định hay chưa, liệu chương trình này đạt được các kết quả hay tác động chinh sách được kỳ vọng hay chưa

-Tính hữu hiệu: phản ánh sự đạt được các mục tiêu của chương trình hay những lợi ích trong mối quan hệ với các chi phí Chi phí thấp nhất với 1 lợi ích đã biết hoặc tương đương lợi ích lớn nhất cho 1 phí tổn đã biết

-Tính công bằng:tính công bằng của chính sách có thể đúc kết lại thành các chi phí và lợi ích phân bố công bằng giữa những các nhân và các nhóm người khácnhay trong quá trình và kết quả của chính sách hay không

-Tính khả thi về chính trị và chấp nhận của xã hội: tính khả thi về chính sách thể hiện ở mức độ mà qua đó các nhà chính trị chấp nhận và ủng hộ 1 đề xuất chính sách Ngoài ra chính sách còn được công chúng chấp nhận , ủng hộ đề xuất chính sách Tuy nhiên cũng có nhiều chính sách không được sự đón nhận, ủng hộ của công chúng.vì thế 1 chính sách tốt cần nghiên cứu kỹ, dẫn truyền chính sách phù hợp và áp dụng vào đúng thời điểm phù hợp

Trang 16

-Tính khả thi về kỹ thuật: thể hiện ở mức sẵn có và mức độ tin cậy của công nghệ cần thiết cho việc thực thi chính sách.

+Căn cứ đánh giá chính sách công

- Căn cứ vào định hướng chính trị của Đảng cầm quyền Vì Nhà nước khi quản lý hay đặt ra các Chính sách đều phải dựa trên đường lối phát triển của Đảng cầm quyền, vì vậy khi hoạch định các Chính sách đều dựa trên đường lối phát triểncủa Đảng và lại được dùng để thực hiện từng bước mục tiêu theo đường lối ấy

- Căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ thể nghĩa là tùy vào từng thời kỳ

có những quan điểm khác nhau hay người lãnh đạo nhận thức khác nhau, qua đó cũng cần quan tâm tới đường lối của Đảng trong từng thời kỳ

- Căn cứ vào nguyên tắc hoạch định Chính sách là những quy định bắt buộc

mà các nhà hoạch định phải tuân theo trong quá trình làm Chính sách, tùy theo từng quốc gia hay điều kiện cụ thể mà có các nguyên tăc khác nhau

Câu 5.Khái niệm, mục đích, nội dung phân tích chính sách đất đai.

*Khái niệm phân tích chính sách đất đai:

Là quá trình phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn pháp lý, đánh giá tác động củachính sách đất đai theo các mục tiêu đã đề ra hoặc bổ sung sửa đổi, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chính sách trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định

*Mục tiêu

+Hỗ trợ để ra quyết định

+Nâng cao chất lượng

+Nâng cao minh bạch

-Phát huy dân chủ, huy động sự đóng góp trí tuệ của cộng đồng

-Tăng cường tính công khai , minh bạch

-Nâng cao chất lượng hoạch định chính sách với các kết quả nghiên

cứu,tham vấn, kiến nghị, có tính khoa học pháp lý và thực tiễn của dự thảo

-Nâng cao tính khả thi của chính sách đất đai mới ban hành hoặc sửa đổi.

*Nội dung phân tích chính sách đất đai.

+Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra các chính sách đất đai(lý luận là thế

giới, thực tiễn là ở nơi đó xảy ra cần điều chỉnh)

+Đánh giá tính toàn vẹn , thống nhất, khả thi của chính sách đất đai.

+Đánh giá tác nhân của chính sách đất đai.

+Đánh giá tác động của chính sách đất đai đến các chủ thể quản lý, sử dụng đất

đối với sự phát triển của xã hội

Ngày đăng: 23/01/2018, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w