Sự phát triển của nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng đất có hiệu quả hay không nguồn lực đất đai và những chính sách có liên quan đến đất đai như thị trường đất đai, các đầu và
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
CHUYÊN ĐỀ Phân tích chính sách nông nghiệp
“PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH PHỦ”
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hoà Nguyễn Thị Phương
Lớp: K44 KTNN Nhóm: N01
Trang 2I Đ ặt v ấn đ ề :
Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông nghiệp Là một ngành cực kỳ quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của cả nước Vì vậy, việc phát triển tốt một nền nông nghiệp hiện đại sẽ đóng góp vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đồng thời giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân
Đất đai là cội nguồn và điều kiện cơ bản cho sự phát triển nông
nghiệp, nông thôn, đồng thời luôn được coi là vấn đề nhạy cảm và nóng bỏng trong những năm gần đây Thực tế cho thấy không thể phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết được vấn đề nông dân nếu không có một chính sách đất đai phù hợp Việc phát triển nền nông nghiệp tiên tiến, bên cạnh những nguồn lực của người nông dân thì những chính sách của nhà nước đóng vai trò rất lớn Vì vậy, việc phân tích chính sách đất đai của chính phủ nhằm tìm ra những mặt hạn chế và những mặt tích cực của chính sách này như thế nào từ đó đưa ra được các định hướng và các chính sách mới của nhà nước trong tương lai
II Nội dung:
1 Cơ sở ra đời và mục tiêu của chính sách đất đai:
Đất đai là một nguồn lực quan trọng nhất của Việt Nam Sự phát triển của nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng đất có hiệu quả hay không nguồn lực đất đai và những chính sách có liên quan đến đất đai như thị trường đất đai, các đầu vào và nguồn lực tương ứng Để nông nghiệp phát triển tương xứng với các ngành kinh tế khác, những chính sách những thay đổi trong cấu trúc hay quyền sở hữu đất đai là một điều cần thiết Do đó, nhà nước luôn thay đổi và đưa ra các chính sách mới trong việc sử dụng và quản lý đất đai nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất từ
đó phát triển nông nghiệp
Kinh nghiệm lịch sử, kể cả ở Việt Nam và các nước khác, cho thấy rằng việc sử dụng, phân bổ, quy hoạch và quản lý đất luôn là những vấn
đề nhạy cảm nhất, được tranh cãi nhiều nhất và chịu áp lực chính trị nhiều nhất ở bất cứ xã hội nào Những điều này cũng đúng ngay cả trong thời đại ngày nay Vì vậy, chính sách về đất đai ra đời nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến đất đai một cách dễ dàng và phù hợp nhất
và đảm bảo được mục tiêu phát triển “tam nông”
Trang 32 Những thay đổi cơ bản của chính sách đất đai sau thời kỳ đổi mới đến nay:
Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị (Khóa VI) đã ban hành Nghị quyết
10/NQ - TW về nông nghiệp, quyết định giao quyền tự chủ ruộng đất cho
hộ nông dân và cho phép tự do hóa lưu thông nông sản hàng hóa Đây là một trong những đổi mới chính sách đất đai quan trọng, tạo ra bước phát triển lớn cho nông nghiệp
Bước tiến mới tiếp theo về chính sách đất đai đối với “tam nông” là luật đất đai năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 64/1993/NĐ-CP quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp với 5 quyền: quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền cho thuê, quyền thừa kế và quyền thế chấp Người có nhu cầu sử dụng được giao đất trong thời hạn
20 năm đối với cây hàng năm và ngư nghiệp, 50 năm đối với cây lâu năm Luật đất đai cũng quy định mức hạn điền đối với hộ nông dân, cụ thể đối với cây hàng năm là 2ha ở miền Bắc và miền trung, 3ha đối với các tỉnh miền Nam Với cây lâu năm tối đa là 10ha đối với các xã vùng đồng bằng và 30ha đối với trung du và miền núi
Năm 1998, người nông dân được thêm 2 quyền sử dụng nữa là quyền cho thuê lại và quyền được góp vốn đầu tư kinh doanh bằng đất đai
Năm 2001, những sửa đổi bổ sung Luật đất đai năm 1993 cho phép người sử dụng được tặng đất cho họ hàng, bạn bè và được đền bù nếu bị thu hồi
Luật Đất đai năm 2003 ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách tài chính đất đai bằng hàng loạt các tư tưởng đổi mới mang tính tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường Các nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã từng bước phát huy trong cuộc sống, đặc biệt là các chính sách tài chính đất đai như: Chính sách thu tiền sử dụng đất (Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004); Chính sách thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/10/2005); Chính sách về giá đất (Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004); Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004); Chính sách về đấu giá quyền
sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất (Quyết định số
216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005)
3 Những vấn đề về đất đai hiện nay:
- Đất đai sử dụng chư hợp lý dẫn đến lãng phí nguồn lực tương lai:
Nguồn lực đất đai chưa thực sự được huy động hiệu quả nhất để trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Các khu công
Trang 4nghiệp, cụm công nghiệp phát triển tràn lan nhưng tỷ lệ lấp đầy thấp, sử dụng lãng phí Tình trạng đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện
dự án đầu tư nhưng chậm sử dụng hoặc không đưa vào sử dụng vẫn còn diễn ra khá phổ biến Ngành lâm nghiệp với diện tích lớn, gần 14 triệu ha, nhưng có đóng góp rất nhỏ cho nền kinh tế quốc dân khoảng 1% GDP Diện tích lớn đất giao cho các nông, lâm trường quản lý, sử dụng kém hiệu quả So với doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong cùng lĩnh vực Đất trống đồi núi trọc vẫn còn chưa đưa vào khai thác phổ biến tại các vùng trên cả nước.Theo số liệu của Viện quy hoạch rừng thì đến năm
2005 nước ta vẫn còn gần 6,5triệu héc ta đất trống đồi núi trọc, tập trung chủ yếu ở hai khu vực là Đông Bắc (1,3 triệu ha) và Tây Bắc (1,7 triệu ha) trong khi trữ lượng rừng tại khu vực này thấp Đây không những là lãng phí về đất đai mà còn gây mối quan ngại cho hiểm họa về môi
trường
Ruộng đất manh mún, người sử dụng hiệu quả không có điều kiện tích
tụ đất:
Ruộng đất phân tán khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất của nông dân thấp cản trở quy mô sản xuất, cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật
để tăng năng suất Số liệu điều tra cho thấy hộ nông dân càng có nhiều mảnh đất thì lại nhuận trung bình thu được từ mảnh đất đó càng giảm và chi phí càng tăng
Hoạt động thị trường thuê đất ở nông thôn cũng rất hạn chế Rất nhiều nông dân sản xuất không hiệu quả, kiếm thu nhập chủ yếu từ các hoạt động phi nông nghiệp, phi chính thức nhưng vẫn muốn giữ đất để bảo hiểm rủi ro do thiếu hệ thống an sinh xã hội chính thức tại nông thôn Trong khi đó, với nguồn tích lũy hạn chế và thiếu hỗ trợ tín dụng nên rất khó cho các nông dân giỏi có đủ khả năng mua hoặc thuê lại đất của các nông dân khác Kết quả là rất nhiều đất nông nghiệp, đặc biệt tại khu vực ven đô được các nhà đầu tư thành thị mua hoặc thuê để đầu cơ
Hệ số quay vòng đất giảm:
Hiện nay, lao động nông thôn di cư ra làm việc tại đô thị, nhưng vẫn giữ đất ở quê mà không chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho những người ở lại nên không tăng được hiệu quả sử dụng đất Đất bị bỏ hoang hóa hoặc không chăm sóc, đất nhận khoán bị nông dân trả lại cho chính quyền tạo ra sự lãng phí rất lớn
Quy hoạch chồng chéo, ngắn hạn, bị phá vỡ thường xuyên:
Chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn thấp, quy hoạch ngành không gắn kết, trình tự quy hoạch không đi từ tổng thể đến chi tiết, và nhiều kế
Trang 5hoạch không phù hợp quy hoạch mà vẫn thực hiện Quy hoạch ngắn hạn, kém hiệu quả dẫn tới sự lãng phí về tài nguyên đất Sự phát triển ồ ạt của các sân golf, sân bay, cảng biển… không tính đến hiệu quả, mức độ cần thiết của từng dự án
Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai hiện nay được ban hành quá nhiều, thay đổi thường xuyên, thiếu tính thống nhất, chồng chéo làm cho việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn; gây thiệt hại cho nhà đầu tư, khiến nhiều nhà đầu tư không yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài
4 Tác động tích cực của chính sách đất đai đối với nông nghiệp nông thôn:
Tác động của chính sách đất đai đối với sự chuyển biến quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Một trong những thành tựu nổi bật, khởi sắc của nông nghiệp Việt Nam trong thập kỷ vừa qua là sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn
đã thực sự được giải phóng Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhịp độ tăng trưởng khá: giai đoạn 1986 – 2004, nông nghiệp tăng trưởng
3,905%, đặc biệt giai đoạn 1996-2000 tăng trưởng cao 4,47% là mức tăng trưởng lý tưởng để đảm bảo kinh tế phát triển và bảo đảm an ninh lương thực của đất nước Nhiều vùng nông thôn bước đầu đã được đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện Mức sống về vật chất tăng lên tỷ lệ hộ nghèo giảm Sự biến đổi về quan hệ ruộng đất cũng đã tạo ra cơ sở và động lực cho sự tự chủ của người nông dân và trên cơ sở đó góp phần dân chủ hóa đời sống kinh tế-xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới
Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từng bước được hoàn thiện, tăng cường phân cấp cho địa phương, đáp ứng được ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý đất đai phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt đối với phát triển sản xuất nông nghiệp
Tác động của chính sách đất đai đến sản xuất và đời sống của nông
dân hiện nay:
- Chính sách đất đai đã tạo điều kiện cho nông dân chủ động lao động, sản xuất, kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập
So với các tầng lớp dân cư khác, nông dân Việt Nam được hưởng 3 lợi ích từ chính sách đất nông nghiệp: được giao đất nông nghiệp không mất tiền; được quyền chủ động sắp xếp kế hoạch canh tác và bán nông sản theo nguyên tắc thị trường để cải thiện cuộc sống; được chuyển nhượng quyền sử dụng đất như một tài sản Nhờ đó, cuộc sống của nông dân được cải thiện
Trang 6- Chính sách đất nông nghiệp tạo điều kiện để nông dân chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Chế độ giao đất cho hộ nông dân và coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ cho phép họ lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi nhất trên đất được giao đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình, nhiều xã, nhiều huyện, tỉnh lựa chọn cơ cấu sản xuất thích hợp Trong cả nước, số hộ độc canh lúa giảm đi Đã xuất hiện nhiều hộ, nhiều trang trại chuyên canh nông sản hàng hóa
- Chính sách đất nông nghiệp hỗ trợ nông dân tiếp cận tín dụng ngân
hàng Việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng cách cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân đã hỗ trợ
họ không chỉ trong thực hành giao dịch quyền sử dụng đất an toàn, nhất
là cho thuê, góp vốn sản xuất, mà còn giúp họ thế chấp quyền sử dụng đất
để vay vốn ngân hàng
- Chính sách đất nông nghiệp đã bước đầu khuyến khích nông dân tích
tụ, tập trung đất để kinh doanh hiệu quả hơn
Về mặt pháp lý, có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp, được Nhà nước bảo hộ, nên nông dân có thể chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho nhau hoặc thuê mướn để có diện tích đất nông nghiệp liền khoảnh, quy mô lớn thích hợp với cơ giới hóa, từ đó thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật và thâm canh Những người không có khả năng làm nông nghiệp hiệu quả cũng có thể nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác để có tiền chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp Nhờ đó, quá trình chuyên môn hóa ngành nghề và “sàng lọc” để tìm ra người làm nông nghiệp giỏi được thúc đẩy nhanh hơn
- Chính sách đất nông nghiệp kích hoạt thị trường bất động sản ở nông thôn, tạo điều kiện phân bổ đất nông nghiệp hiệu quả, hình thành nhiều ngành nghề mới ở nông thôn
Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nông thôn được kích hoạt đã tạo điều kiện cho giao dịch quyền sử dụng đất thuận lợi hơn, chi phí giao dịch giảm Do có thể chuyển nhượng dễ dàng quyền sử dụng đất nông nghiệp nên đất đai cũng được sử dụng hiệu quả hơn theo tín hiệu của thị trường, nhờ đó thúc đẩy quá trình phân bổ lại đất đai giữa trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi, đồng thời góp phần khôi phục và phát triển nhiều làng nghề truyền thống
5 Những hạn chế của chính sách đất đai:
Trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã bộc
lộ những hạn chế, bất cập Có thể nêu lên những hạn chế, yếu kém chủ yếu trong quản lý, sử dụng đất đai là:
Trang 7- Quy hoạch đất đai còn thiếu, chưa đồng bộ Quy hoạch đất đai chưa được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, khoa học với các loại quy hoạch phát triển khác có liên quan Nông thôn đang được đô thị hóa và công nghiệp hóa trong bối cảnh chưa có quy hoạch tổng thể, rõ ràng về sử dụng đất Bình quân mỗi năm cả nước mất khoảng 74.000 ha đất nông nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp, chủ yếu xây dựng hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp và đô thị, trong đó 82,5% là đất canh tác loại tốt Ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nếu chuyển 1 ha đất nông nghiệp thành khu công nghiệp thì sẽ làm mất một tài sản sinh kế và ảnh hưởng đến ít nhất 12-25 người dân sống ở nông thôn
- Một số chính sách quan trọng còn mang tính kêu gọi khó thực thi, thậm chí có phần mâu thuẫn với nhau giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như chủ trương về bảo đảm đất đai cho người sản xuất nông nghiệp đi liền với vấn đề giao đất ổn định lâu dài, chủ trương có hạn mức và yêu cầu tăng quy mô canh tác, phát triển kinh tế trang trại, giữa tích tụ, tập trung ruộng đất và giải quyết việc làm cho người lao động
- Sử dụng đất còn nhiều lãng phí Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn Đất nông nghiệp mới quan tâm về mặt số lượng, chưa chú trọng đúng mức đến việc giữ gìn, nâng cao độ phì nhiêu của đất đai; nhiều đất tốt trồng lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng tùy tiện, tự phát, lãng phí; đặc biệt là các vùng ven đô thị lớn Diện tích mặt nước, nhất là mặt nước biển rất lớn, nhưng hầu như chưa được đầu tư khai thác
- Chưa có những quy định tạo môi trường pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường đất đai và thể chế hóa sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác) về các quyền sử dụng đất đai theo luật Trong thời gian qua chính sách đất đai mới chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thuê đất, còn các doanh nghiệp tư nhân trong nước thuê đất gặp rất nhiều khó khăn, nhiều thủ tục
và chi phí tốn kém
- Chưa có quy hoạch đất đai tập trung để phát triển ngành nghề trong nông thôn, chính sách về mặt bằng, cơ sở hạ tầng…chưa được giải quyết một cách đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng phát triển ngành nghề và dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trong nông thôn, nên đã hạn chế đến việc phát triển ngành nghề nông thôn Đất đai bị phân chia quá nhỏ lẻ, phân tán, manh mún gây cản trở khó khăn cho các hộ kinh doanh nông nghiệp Bình quân đất canh tác/người thấp
- Quy định mức hạn điền ở Việt Nam là rất cần thiết, nhưng mức hạn điền còn cứng nhắc, rất thấp hạn điền 3 ha là quá nhỏ, hạn chế sức sản xuất và phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phân công lại
Trang 8lao động trong nông thôn Mức hạn điền quá nhỏ và tính chung cho tất cả các loại cây trồng, vật nuôi là không hợp lý Điều này đã gây khó khăn cho việc tích tụ ruộng đất, thu hút lao động nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn
- Thời hạn giao đất 20 năm là quá ngắn, với thời hạn này sẽ không kích thích người dân đầu tư lâu dài vào đất đai, cải tạo đất và thâm canh Hiện nay, có hàng vạn trang trại và hàng triệu hộ nông dân băn khoăn bởi
20 năm sẽ không đủ thời gian vật chất để phát triển các trang trại sản xuất hàng hóa có hiệu quả Do vậy, khi quyền này bị bó hẹp trong thời gian quá ngắn, sẽ cản trở người dân dùng đất đai để tiếp cận tới vốn tín dụng, góp vốn với các doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường
- Cách phân loại đất hiện nay theo Luật Đất đai gây ra những bất cập cho Nhà nước khi thực hiện đăng ký, thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vừa khó khăn trong quản lý, vừa làm cho người sử dụng đất không xác định được quyền và nghĩa vụ của mình trong sử dụng đất
- Giá bồi thường đất nông nghiệp không sát và thường thấp hơn so với giá thị trường Mặc dù Luật Đất đai quy định người dân có quyền chuyển nhượng và trao đổi, nhưng lại không có quyền quyết định giá đất khi Nhà nước chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất ổn xã hội đã và đang diễn ra
6 Giải pháp khắc phục hạn chế của chính sách đất đai:
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp hợp lý theo lợi thế của từng vùng
từng lãnh thổ để khai thác cơ chế thị trường, đảm bảo tăng trưởng ổn định bền vững, bảo vệ an ninh lương thực quốc gia, để nhà nước hôc trợ phát triển cơ sở hạ tầng
- Tổ chức quản lý chặt chẽ, tăng cường giám sát việc thực hiện
những chính sách của nhà nước, tranh quan liêu tham nhũng, tắc trách
trong công việc cải cách thủ tục hành chính quản lý đất nhằm kích hoạt
thị trường đất nông nghiệp
- Công khai hóa và tinh giản thủ tục quản lý đất để quyền sử dụng
đất nông nghiệp trở thành hàng hóa và có thể lưu thông dễ dàng, nhất là
ổn định và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước
Bên cạnh đó Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển thị trường chuyển nhượng, cho thuê đất nông nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, được Nhà nước bảo hộ
Trang 9- Đẩy nhanh việc thu hồi các dự án treo, cẩn thận trong việc phê
duyệt các dự án mới, đưa ra những quy định rõ ràng về việc sử dụng đất nông nghiệp để tránh lãng phí đất mà nông dân lại không có đất để canh tác
- Đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng tăng vị thế của
nông dân trong giao dịch đất Cần vận dụng cơ chế thị trường trong việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, giá bồi thường đất nông nghiệp phải sát với thị trường Cần chấp nhận thị trường đất đai một cách đầy đủ.Thay đổi chính sách giá quyền sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi theo hướng coi trọng hơn lợi ích của người dân thuộc diện thu hồi đất, tạo điều kiện để nông dân tham gia thỏa thuận giá đất đền bù, phân bổ lợi ích hợp lý giữa đơn vị nhận đất và nông dân thuộc diện thu hồi đất
- Về lâu dài, cần có chính sách bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, hạn chế
chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị, nhà ở, công sở Hạn chế xây dựng các khu công nghiệp xen kẽ với các diện tích canh tác nông nghiệp để giảm thiểu tác động ô nhiễm không mong muốn, cũng như không được phá vỡ hệ thống thủy lợi đã xây dựng
- Thúc đẩy thị trường đất đai trong nông nghiệp và nông thôn phát
triển thông qua các giải pháp sau:
+ Một là, thực hiện việc quy hoạch tổng thể trong sử dụng đất đai cho
phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khu công nghiệp và đô thị Cần thận trọng hơn trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị và khu công nghiệp
+ Hai là, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng
đất cho các hộ và trang trại;
+ Ba là, tiếp tục hoàn thiện các văn bản dưới luật quy định cụ thể về
chuyển nhượng, mua, bán đất đai, góp vốn bằng đất vào kinh doanh các hoạt động này cần được bảo vệ bởi một hành lang pháp lý phù hợp;
+ Bốn là, chấp nhận một nhóm nông dân không có đất để trở thành
những người làm công hay tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp hay làm dịch vụ
+ Năm là, việc dồn điền, đổi thửa để giảm sự manh mún về đất đai
phải được dựa theo nguyên tắc thị trường, nghĩa là phải từ giá trị thu được trên đơn vị diện tích của từng loại đất để trao đổi, không nên dựa vào sự phân hạng đất theo chỉ số nông hóa thổ nhưỡng để làm hệ số quy đổi
- Cần nới rộng hạn điền một cách phù hợp và phải tính đến yếu tố
hiệu quả Hạn điền quá nhỏ sẽ dẫn đến làm cho sản xuất manh mún, quá
Trang 10lớn sẽ dẫn đến tình trạng đầu cơ về ruộng đất, bất ổn về mặt xã hội Bởi vậy, hạn điền của ta cần được nghiên cứu lại một cách khoa học và thực tiễn cho từng vùng, từng nhóm cây trồng, vật nuôi cụ thể để có thời hạn giao đất hợp lý
- Việc đổi mới chính sách đất đai phải phù hợp với thời kỳ chuyển
đổi nền kinh tế, nghĩa là phải thực hiện điều tiết các quan hệ cung-cầu của nền kinh tế thị trường và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản Sự phù hợp này phải được thể hiện trên các mặt: lợi ích kinh tế của người dân, của doanh nghiệp và quản lý hiệu quả của Nhà nước.Chính sách, pháp luật về đất đai phải mang tính chiến lược thể hiện tầm vóc của một chính sách lớn; không nên tùy tiện thay đổi thường xuyên và nhiều ban ngành quản lý ra quyết định, quy định chồng chéo như hiện nay
III K ết lu ận :
Chính sách đất đai Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế đến nay
là phù hợp với tiến trình phát triển và đổi mới kinh tế của đất nước Các chính sách này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn, cải thiện đời sống của người dân Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được thì chính sách vẫn còn nhiều mặt hạn chế
và gây ra các tiêu cực không mong muốn
Vì vậy, Nhà Nước cần thực hiện các giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế của chính sách, những yếu kém về mặt quản lý và trong các khâu thực hiện các chính sách Từ đó, hoàn thiện bộ luật đất đai và làm cho nông nghiệp phát huy được các vai trò quan trọng của ngành đối với nền kinh tế của đất nước
Tài liệu tham khảo:
1 tailieu.vn
2 vnexpress.net
3 nongnghiep.vn
4 tapchicongnghiep.vn