Khảo sát về quan niệm về nữ tính và nữ tính thể hiện trong văn học nhà nho nói chung qua các thời kì lịch sử, phân tích những yếu tố chính thống và phi chính thống trong cách hai tác giả
Trang 1Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung
oán ngân nhìn từ quan điểm giới
Tạ Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Nho Thìn
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Trình bày những khái niệm chung về nam tính - nữ tính và những quan
niệm cơ bản nhất của Nho giáo về nữ tính; những nội dung cốt lõi của cách tiếp cận
“cái nhìn đàn ông” và hiện tượng “mượn giọng” trong điện ảnh và văn học Khảo sát
về quan niệm về nữ tính và nữ tính thể hiện trong văn học nhà nho nói chung qua các thời kì lịch sử, phân tích những yếu tố chính thống và phi chính thống trong cách hai tác giả miêu tả nhân vật người chinh phụ và người cung nữ trong hai khúc ngâm
để thấy được sự ảnh hưởng của những quan niệm đa dạng về nữ tính của nhà nho; đồng thời, dựa trên những sự khảo sát về những đặc trưng của người phụ nữ trong thơ cung oán và khuê oán nói riêng của một số nhà nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề
về cái nhìn đàn ông của các tác giả đến việc miêu tả hai nhân vật nữ trong khúc ngâm; chỉ ra sự tiến bộ trong tư tưởng và nghệ thuật của hai tác giả so với các tác giả nhà nho thời kì trước trong việc thay đổi điểm nhìn đối với nhân vật nữ: từ điểm nhìn bên ngoài của người đàn ông sang điểm nhìn bên trong của nhân vật (đồng nhất điểm nhìn tác giả với điểm nhìn nhân vật); lý giải nguyên nhân thúc đẩy hai nhà thơ mượn giọng nhân vật nữ và phân tích vai trò của mặt nạ nữ giới trong việc giúp tác giả bày tỏ những quan niệm chính trị và nhân sinh mới mẻ của mình – hay chính là
một cách “chống đối cấm kị”
Keywords Văn học Việt Nam; Phụ nữ; Nghiên cứu văn học
Content
MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong văn học trung đại Việt Nam, người phụ nữ chỉ chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn Hầu như chỉ tới giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX người ta mới bắt đầu nghe thấy giọng nói của phái nữ cất lên, tuy không phải là quá đông đảo nhưng cũng đủ hợp thành một khuynh hướng trong thơ ca Và, thú vị hơn cả là hầu hết những tác phẩm đó lại có tác quyền rõ ràng (hoặc không rõ ràng) thuộc về nam giới
Những tác phẩm đi đầu cho xu trào này chính là hai ngâm khúc là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều… Trong đó, nhà thơ nam giới
mượn giọng nhân vật nữ để bày tỏ những ngụ ý phê phán chính trị và những quan điểm nhân
sinh phi chính thống chuyên chú ở con người cá nhân Với những tác phẩm viết theo khuynh
hướng này, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện một bộ phận văn chương nằm
Trang 2“ngoài lề” những vấn đề quốc gia đại sự, mục đích giáo huấn hoặc phô diễn đạo đức, và đặc biệt là được nói bằng giọng của người phụ nữ
Để phát biểu những quan điểm mới, trái với những tín điều đạo đức của Nho giáo chính thống, các tác giả nhà nho mới phải viện đến cách “ngụy trang” đã có tiền lệ hiển nhiên
từ trong văn học Trung Quốc Việc mượn giọng nữ giới chính là cơ hội để tác giả nam giới thoát ra khỏi những ranh giới gò bó về nam tính – nữ tính mà xã hội áp đặt lên họ, để họ được bày tỏ những gì mà họ bị cấm với tư cách là một người đàn ông Đồng thời, cách làm đó lại làm cho hình ảnh người phụ nữ với những đặc trưng nữ tính vừa truyền thống (nằm trong khuôn khổ “tàm tòng”, “tứ đức”) vừa mới mẻ (có các yếu tố thường bị phê phán trong văn học giai đoạn trước như “sắc”, “tình”) được ca ngợi và bênh vực công khai, tuy có bị biến dạng bởi sự thiếu trải nghiệm nữ giới và ảnh hưởng của tư tưởng phụ quyền còn nặng nề ở tác giả Đây là vấn đề thú vị thu hút sự quan tâm của chúng tôi trong luận văn này
Mục đích của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu về hiện tượng này là phân tích ảnh hưởng của các quan niệm về giới thời trung đại đến cách các tác giả miêu tả người phụ nữ và
sử dụng giọng nói của họ trong hai ngâm khúc tiêu biểu là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều Cụ thể hơn là chúng tôi muốn tìm hiểu xem nhân vật người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và người cung nữ (Cung oán ngâm) phản ánh
quan niệm về giới của bản thân các tác giả như thế nào; đồng thời, lí giải vai trò và ý nghĩa của mặt nạ nữ giới
Sự thành công với cách tiếp cận hai ngâm khúc Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm
từ góc độ giới của luận văn sẽ góp phần vào sự phát triển của cách đọc mới theo khuynh hướng phê bình nữ quyền đối với các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hai tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (bản dịch hiện hành) và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nho và các nhà
nghiên cứu văn học hiện đại
Nhiều nhà nho như Ngô Thì Sỹ, Phan Huy Ích, Phạm Đình Hổ, Phan Huy Chú đã nhiệt liệt khen ngợi văn tài của Đặng Trần Côn
Trước Cách mạng cũng có một số nhà phê bình quan tâm đến khúc ngâm nhưng thường thiên về bình giá nghệ thuật hay đạo đức, luân lý hoặc chia sẻ một vài sự đồng cảm với tâm lý nhân vật, tiêu biểu như Nguyễn Đỗ Mục, Dương Quảng Hàm, Nghiêm Toản, Hoàng Xuân Hãn…
Một nhà nghiên cứu khác có phương pháp tiếp cận hiện đại hơn, có tính khoa học hơn
đối với tác phẩm này là Đặng Thai Mai với chuyên luận Giảng văn Chinh phụ ngâm, giáo sư
Hà Như Chi với Việt Nam thi văn giảng luận, đều có nhận xét chung về sự mờ nhạt về cá tính
của nhân vật chinh phụ
Công trình khảo thích của Lại Ngọc Cang, Chinh phụ ngâm: Khảo thích và giới thiệu
lại tiếp cận từ góc độ phê bình Mác-xít và nhấn mạnh đến ý nghĩa phản chiến của hình tượng người chinh phụ
Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều được chú ý nhiều hơn ở phương diện nghệ
thuật và kết cấu Các nhà nho như Lí Văn Phức, Phan Kế Bính… thưởng chỉ nhận xét đại lược về nghệ thuật câu chữ của khúc ngâm
Nguyễn Lộc phân tích khúc ngâm từ quan điểm giai cấp, nhấn mạnh giá trị hiện thực
và tố cáo của tác phẩm Phạm Luận, trong công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX, chú ý đến vấn đề quan niệm nhân sinh mang màu sắc bi quan yếm
thế của tác giả gửi gắm qua lời của người cung nữ Đáng chú ý hơn cả là nhận xét của nhà
nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh, trong bài viết Người mẹ và phái đẹp phân tích về số phận
bi đát của người cung nữ khi bị thất sủng Đặng Thanh Lê có những phát hiện thú vị về hiện tượng “phân thân giữa tác giả và hình tượng trữ tình”
Trang 3Tóm lại, các nhà nho, các nhà phê bình, nghiên cứu, từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đều đã ít nhiều đề cập đến vấn đề đặc điểm và số phận người phụ nữ trong xã hội nam quyền thời trung đại, hiện tượng các tác giả nhà nho kí thác tâm sự của mình trong lời người phụ nữ, những quan niệm mới của các tác giả về người phụ nữ và hạnh phúc cá nhân… Những kiến giải đó tuy ở góc độ nào đó cũng đã là cách tiếp cận từ góc độ giới đối với tác phẩm nhưng đều chưa phải là những công trình khảo sát hoàn chỉnh và toàn diện về vấn đề này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đề xuất và vận dụng cách tiếp cận về giới từ ba góc độ: quan niệm về nam tính – nữ tính trong văn học nhà nho, lý thuyết về cái nhìn đàn ông và lý thuyết về hiện tượng mượn giọng để phân tích một cách toàn diện sự ảnh hưởng của các quan niệm giới thời trung đại tới cách nhìn nhận và sự xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong hai
ngâm khúc tiêu biểu Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm của Nguyễn
Gia Thiều
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn phân tích cách miêu tả người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều để chỉ ra sự ảnh
hưởng của cái nhìn đàn ông của tác giả tới việc miêu tả nhân vật nữ: biến phụ nữ thành đối tượng khơi gợi ham muốn dục tính, coi phụ nữ là người phụ thuộc toàn diện vào đàn ông
Ngoài ra, luận văn cũng muốn tìm hiểu hiện tượng “mượn giọng” khác giới (gender-cross ventriloquism) trong hai tác phẩm và hệ quả của nó là sự thay đổi điểm nhìn của các tác giả, từ điểm nhìn bên ngoài của người đàn ông sang điểm nhìn bên trong của chính nhân vật, khiến cho tác giả gần như đồng nhất hoàn toàn với nhân vật, nói bằng giọng nói của nhân vật Việc nhà nho-người đàn ông nhập vai người phụ nữ để hình dung và thể hiện khát vọng sâu kín về tình yêu và dục tính mà người phụ nữ trong không gian văn hóa truyền thống phương Đông vốn không được khuyến khích cũng là một vấn đề được luận văn quan tâm Bằng cách này, tác giả có thể bày tỏ quan điểm chính trị nhạy cảm (oán trách vua chúa) hay quan niệm nhân sinh phi chính thống của mình (bênh vực cho quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân, được thỏa mãn khát khao ái ân của người phụ nữ vốn bị bóp nghẹt suốt bao thế kỷ trước đó) một cách an toàn mà không sợ đụng chạm đến người cầm quyền và dư luận xã hội vẫn còn nặng thành kiến; đồng thời hé lộ phần nào đời sống nội tâm của những người phụ nữ thuộc tầng lớp trên trong xã hội
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luâ ̣n chung c ủa chúng tôi trong luận văn này là phương pháp văn hóa (criticism) Đây là một lý thuyết phê bình văn học có khuynh hướng bênh vực phụ nữ trước
sự đè nén của tư tưởng phụ quyền Đặc điểm cơ bản nhất của phương pháp này là khảo sát và phân tích sự bất bình đẳng giới xuất phát từ văn hoá, thể hiện trong ngôn ngữ và văn chương
Tuy nhiên, là một phương pháp tiếp cận từ góc độ văn hoá nên phê bình nữ quyền thường mang tính liên ngành Nó rất đa dạng và linh hoạt chứ không hẳn là một phương pháp luận với hệ thống các phương pháp cố định Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ quan tâm đến một số phương pháp tiếp cận văn học của phê bình nữ quyền là: quan niệm nam tính
- nữ tính (femininity - masculinity), cái nhìn đàn ông (male gaze) và hiện tượng mượn giọng vượt rào giới tính (gender-cross ventriloquism); đồng thời, cả sự ứng dụng của những phương pháp này đối với một số thực thể văn học, đặc biệt là văn học Trung Quốc
5 Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quan niệm nam tính - nữ tính, cái nhìn đàn ông và hiện tượng mượn giọng
Chương 2: Sự miêu tả người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm
Chương 3: Vấn đề cái nhìn đàn ông của tác giả và vai trò của mặt nạ nữ giới
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ QUAN NIỆM NAM TÍNH – NỮ TÍNH,
CÁI NHÌN ĐÀN ÔNG VÀ HIỆN TƯỢNG MƯỢN GIỌNG
- 1.1 Quan niệm về nam tính - nữ tính
Nữ tính (feminity) là những phẩm chất được xem là đặc trưng cho phụ nữ trong một
nền văn hóa của một giai đoạn lịch sử nào đó Theo nghiên cứu của nhiều học giả về giới
trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, nữ tính thường được gắn với sự tái sản sinh ra sự sống
(sinh nở) và những phẩm chất thuộc về sự chăm sóc, nuôi dưỡng như thiên chức làm mẹ, sinh
đẻ, sự nhã nhặn, dịu dàng, trực giác nhạy bén, tính sáng tạo, chu kỳ sinh học của cuộc sống
Nữ tính không xuất hiện và tồn tại độc lập mà dựa trên tương quan với định nghĩa và quan niệm về nam tính (masculinity) Nam tính được hiểu như một phản đề của nữ tính và
ngược lại Tức là, là một người đàn ông thì không giống như là một người phụ nữ Do đó,
nam tính được đánh giá dựa trên những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực xã hội hơn là trong gia đình và chức năng sinh học như nữ tính
Cả nam tính và nữ tính đều là những tập hợp các biểu hiện đặc trưng về giới (của nam giới hay phụ nữ) được tạo dựng, phố biến, thể chế hóa trong một nền văn hóa, một thời kỳ lịch sử nhất định Trong cơ sở hình thành nên nam tính và nữ tính, những yếu tố sinh học tuy cũng đóng một vai trò không nhỏ nhưng quan trọng hơn cả là vị trí có tính tương quan của
hai giới trong hệ thống chính trị - xã hội - kinh tế - văn hóa Vì thế, nam tính và nữ tính
không phải là những giá trị “nhất thành bất biến” mà có tính lịch sử, tính khu vực Chúng vừa
là những qui ước xã hội về giới áp đặt lên cá nhân từ bên ngoài vừa là ý thức và cách ứng xử theo giới của chính họ
1.2 Lý thuyết về cái nhìn đàn ông (male gaze)
Cái nhìn đàn ông là một lý thuyết điện ảnh xuất phát từ lý thuyết về Cái nhìn (gaze)
vốn là thuâ ̣t ngữ của phân tâm ho ̣c đư ợc phổ biến rộng rãi bởi Jacques Lacan Lý thuyết này cho rằng khi người ta nhìn vào một đồ vật, người ta không chỉ nhìn bản thân đồ vật đó mà còn đang nhìn cả mối liên hệ giữa nó và chính họ Ví dụ như trong hội họa, người phụ nữ khoả thân luôn được vẽ trong tư thế bất động, thường là đang nằm ngả người, hoặc thậm chí đôi khi còn đang ngắm nhìn và ngưỡng mộ hình ảnh của chính mình trong một tấm gương – tất cả những chi tiết này đều nhằm nuôi dưỡng ý thức về bản ngã và quyền sở hữu của người xem kiêm chủ sở hữu
Dựa trên lý thuyết về “cái nhìn” , Laura Mulvey đã đưa ra khái niê ̣m “Cái nhìn của đàn ông” (male gaze) như là mô ̣t đă ̣c trưng v ề sự bất cân xứng về quyền lực Bà chỉ ra rằng, trong điê ̣n ảnh , “cái nhìn đàn ông” xuất hiê ̣n khi khán giả được đă ̣t vào góc nhìn của mô ̣t người đàn ông có khuynh hướng tình du ̣c d ị giới (heterosexual), ví dụ như trong một cảnh quay nán la ̣i trên những đường cong cơ thể c ủa người phu ̣ nữ Theo bà việc làm cho phụ nữ trở nên gợi tình trên màn ảnh được hình thành trên cơ sở của ba cái nhìn đàn ông: cái nhìn của máy quay tiềm ẩn tính chất thị dâm vì người quay phim thường là nam giới; cái nhìn của những người đàn ông trong phim; và cuối cùng là cái nhìn của khán giả nam giới bắt chước theo (hoặc được đặt vào cùng vị trí với) hai cái nhìn trên
1.3 Lý thuyết về hiện tượng mượn giọng (ventriloquism)
Thuật ngữ ventriloquism vốn có nghĩa là kĩ thuật nói giọng bụng, tức là một người
đang nói đánh lừa người nghe như thể tiếng nói của mình đang phát ra từ một vật hay người khác, ví dụ như trong sân khấu kịch sử dụng các con rối được điều khiển bằng các diễn viên đứng sau tấm màn sân khấu Thuật ngữ này được vay mượn bởi một số nhà lí luận văn học dùng để đặt tên cho hiện tượng tác giả (thường là nam giới) mượn giọng nhân vật (người hoặc con/ đồ vật) để gián tiếp nói ra những suy nghĩ, quan điểm của bản thân mình Tuy nhiên, dù vô tình hay hữu ý, anh ta vẫn để lộ mình qua những phát ngôn của nhân vật thể hiện
ý thức của bản thân anh ta về sự phân biệt giới
Trang 5Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này chính là bởi sự áp đặt ý thức phân biệt về giới lên nam và nữ trong xã hội khiến các nhà thơ nam giới phải giả trang thông qua giọng nói nhân vật nữ nhằm đương đầu với sự hạn hẹp của những ranh giới tù túng của những định nghĩa về giới tính
CHƯƠNG 2
SỰ MIÊU TẢ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG CHINH PHỤ NGÂM VÀ CUNG OÁN NGÂM
- 2.1 Miêu tả người phụ nữ theo quan niệm lý tưởng về nữ tính của truyền thống văn học nhà nho
2.1.1 Quan niệm nữ tính trong văn học nhà nho
Quan niệm về nam tính và nữ tính trong văn học Trung Quốc trước hết chịu sự phối của
hệ thống quan niệm triết học dựa trên nguyên lý âm – dương trong Kinh Dịch
Âm và dương thể hiện những mối quan hệ có tính tôn ty, phụ thuộc lẫn nhau Dương cao âm thấp Dương có ý nghĩa tích cực, âm thì tiêu cực Vị thế của vua và bề tôi, cha và con, đàn ông và phụ nữ cũng được phân định theo trật tự âm dương Như vậy, âm/dương là một quan niệm đã bị chính trị hóa,
Mục bàn về hôn nhân trong Lễ kí qui định rằng hôn nhân đối với nam giới ở tầng lớp
thượng lưu là một bước quan trọng trên con đường vươn tới sự nghiệp ngoài xã hội rộng lớn hơn Đối với phụ nữ ở tầng lớp trên thì ngược lại, con đường đi đến hôn nhân dần dần thu hẹp phạm vi hoạt động của cô lại, giới hạn cô một cách nghiêm ngặt trong phạm vi gia đình từ lúc
đó trở đi
Thiên Quan thư trong Kinh thi ca ngợi đức hạnh của người thục nữ qua hình ảnh biết
“giữ gìn cách biệt” giữa con chim cái với con chim trống và lấy đó làm mẫu mực cho nữ tính của mọi người phụ nữ nói chung
Đời Hán, Ban Chiêu thảo hẳn một cuốn cẩm nang dành cho việc giáo dục phụ nữ: Nữ giới (Răn bảo các cô con gái) Về cơ bản Ban Chiêu vận dụng và hệ thống lại các quy phạm
đạo đức của Nho giáo đối với phụ nữ
Thế thuyết tân ngữ thời Ngụy – Tấn có chương Hiền viện gồm 32 mẩu truyện về những
người phụ nữ Tác giả của cuốn sách này coi cái đẹp có giá trị ở người phụ nữ cái đẹp bên
trong, cái đẹp của sự hi sinh, đức hạnh và thông thái trong vai trò làm vợ và làm mẹ được tôn
vinh và cổ súy bởi Nho giáo
Sang thời kỳ Nam - Bắc triều, Nho giáo suy vi, mối ràng buộc của đạo đức, cương
thường đối với con người trở nên lỏng lẻo hơn Trong bối cảnh đó, các nhà thơ Nam triều đã hình thành một trường phái văn học riêng, tách dần ra khỏi văn chương giáo huấn đạo đức
Đáng chú ý là họ đua nhau sáng tác những bài thơ theo phong cách cung thể thi, chủ yếu là những bài thơ tình nói bằng giọng các cung nữ hoặc khuê phụ, tiêu biểu là tập thơ Tân đài ngọc vịnh Trong đó, họ tạo ra hàng loạt những bức chân dung đáng thương của hàng trăm
người phụ nữ được mô tả như là những con người bị mất mát, bỏ rơi, thờ ơ, đau khổ, tổn thương v.v Đối với các nhà thơ đại đa số là nam giới này thì hình ảnh người phụ nữ là một cái gì đó yếu đuối, không có lý trí hay kỷ luật hay sự chừng mực Nàng bị khuất phục trước khao khát đối với người tình, không hề có số phận hay mục đích gì trong cuộc đời ngoài tình yêu Đối lập với người phụ nữ là những hình ảnh của người đàn ông tích cực và thắng thế trong tình yêu
Trong thể loại tiểu thuyết chí quái xuất hiện từ thời Tấn và phát triển mạnh mẽ ở thời kỳ
Tùy – Đường, nhân vật chính hầu hết là phụ nữ, không là hồn ma thì là hồ ly Còn nhân vật
nam thì là con người, hoặc là chàng học trò chưa đỗ đạt, đang đi xa gia đình (lên kinh thi hoặc tìm thày học) hoặc là thương nhân (loại người thường tạm thời cắt đứt với những mối quan hệ xã hội và cơ chế kiềm tỏa của xã hội) Mối quan hệ yêu đương nặng về sắc dục của
Trang 6họ luôn diễn ra trong bóng tối Cả nhân vật nam lẫn nhân vật nữ đều là đại diện cho nam tính
và nữ tính “ngoài lề” chứ không phải là nam tính “bá quyền” (hegemonic masculinity) và nữ tính “được nhấn mạnh” (emphasized femininity) bởi họ đã có quan hệ tình dục ngoài phạm vi hôn nhân và gia đình
Việc sử dụng cái phi chính thống để truyền đạt luân lí chính thống lại tạo ra ranh giới mập mờ của tiểu thuyết truyền kì, chí quái bởi vì yếu tố khiến cho nó trở nên hấp dẫn và lan truyền rộng rãi không phải là ngụ ý giáo huấn mà chính là những chi tiết miêu tả về quan hệ tình dục trong những câu chuyện Và chính những câu chuyện này lại trở thành tiền đề hợp pháp, theo nguyên tắc coi trọng và hướng tới quá khứ mẫu mực, cho những thể loại văn học diễm tình sau này
Tiểu thuyết tài tử giai nhân là sản phẩm độc đáo của văn học Minh – Thanh Nhân vật nam và nữ trong những tiểu thuyết này được xây dựng theo một hệ giá trị phái sinh, đi trệch khỏi khuôn vàng thước ngọc của đạo đức Nho giáo song không đến mức phá rào, đối kháng
do quan niệm về nam tính và nữ tính cũng có nhiều thay đổi với sự xuất hiện của quan niệm
trọng tình (tình cảm) chịu ảnh hưởng của tư tưởng của trường phái Vương Dương Minh (1472-1529) (coi tình là bản chất của con người và có mối quan hệ với nguyên lý phổ quát
của vũ trụ) và Phùng Mộng Long (1574-1645) (đã có hẳn một tuyên ngôn về sự tôn sùng tình
cảm khi viết lời tựa cho cuốn Tình sử)
Trong văn học Minh –Thanh, tình trở thành phẩm chất cốt lõi của kiểu nhân vật văn
học mới: tài tử - giai nhân Sự đa cảm, đa tình, và thậm chí có lúc đi trệch ra khỏi qui ước đạo đức chính thống về tình yêu và hôn nhân mới là điểm đáng chú ý ở kiểu người tài tử - giai nhân này Tuy nhiên, tính đa tình của người tài tử cũng không bao giờ vượt quá giới hạn mà những tín điều đạo đức chính thống có thể dung thứ [35,tr.38]
Tiêu biểu là cặp nhân vật Trương Sinh – Thôi Oanh Oanh trong vở kịch đời Nguyên
Tây sương kí Trương Sinh đã chọn để “bị khiến lầm đường lạc lối” bởi đàn bà không một
chút phân vân Như vậy, nhân vật này đã đặt việc theo đuổi tình yêu và đàn bà lên trên lý tưởng lập thân của nam nhi và sự mưu cầu danh vọng Điều này khiến cho nhân vật đi lạc ra khỏi khuôn mẫu truyền thống của người quân tử
Tuy nhiên, cái khiến cho tình trong kịch đời Nguyên, điển hình là Tây sương ký, khác với tình trong chủ nghĩa lãng mạn Minh – Thanh sau này là sự không thể tách rời giữa tình
cảm và tình dục của nó
Song Geng đi xa hơn khi chỉ ra rằng trong truyện Tây sương kí, dường như sự đền đáp
về nhục dục ít ra cũng là một mục tiêu, nếu không phải là mục tiêu duy nhất, trong việc Trương Sinh theo đuổi Oanh Oanh
Nội hàm của tình càng về sau càng xa rời yếu tố dục Trong tiểu thuyết Minh – Thanh, tình được hiểu như là bản tính đa cảm đối với mọi điều trong cuộc sống, không chỉ
bao gồm con người mà còn cả đối với những thực thể trong tự nhiên như sông, núi, chim, cỏ, v.v… Những nhân vật tiêu biểu cho quan niệm này là Giả Bảo Ngọc – Lâm Đại Ngọc trong
Hồng Lâu Mộng, Đỗ Lệ Nương trong Mẫu đơn đình
2.1.2 Miêu tả người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm theo quan
niệm chính thống và phi chính thống về nữ tính trong văn học nhà nho
2.1.2.1 Miêu tả người phụ nữ theo quan niệm chính thống
Về ngoại hình
Dáng vóc lí tưởng của người phụ nữ khuê các đã được mặc định từ trong thơ cổ Nó gợi lên những ấn tượng về sự đài các, yếu đuối, cần nơi dựa dẫm, che chở của phụ nữ và cuộc sống trong nhung lụa, nhàn tản dạo chơi chốn phòng khuê của nàng Còn nàng cung nữ thì được Nguyễn Gia Thiều miêu tả bằng hầu hết những tính ngữ được gán cho một “vưu vật” cung cấm
Đạo đức
Trang 7Miêu tả nàng chinh phụ, Đặng Trần Côn vẫn điểm qua một vài nét về đạo đức để bức chân dung của nàng vừa toàn vẹn hơn, vừa hợp với đạo lý truyền thống Điều đó cho thấy dấu
ấn của quan niệm truyền thống về vị trí, vai trò và bổn phận đạo đức (hiếu thảo, chăm sóc mẹ
chồng, con nhỏ) của người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn
Với bức chân dung nàng cung nữ, Nguyễn Gia Thiều không đề cập đến “tứ đức” như Đặng Trần Côn miêu tả nàng chinh phụ Nhưng dấu ấn của quan niệm nữ tính truyền thống được thể hiện qua sự giữ gìn trong chốn khuê các thuở còn con gái trong tình trạng cắt đứt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài và vị thế thấp kém của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngay từ khi sinh ra (qua biểu tượng “cân trất”) Khi được tuyển vào cung và được vua sủng ái rất mực nàng cung nữ còn tỏ ra rất hãnh diện, thậm chí đắc ý Khi bị thất sủng, trong tâm hồn nàng trỗi dậy niềm mơ ước về một hạnh phúc bình dị truyền thống với một gia đình
và những đứa trẻ Và, dù bị bỏ rơi hay bị lỡ hẹn, người cung nữ và người chinh phụ cũng vẫn một lòng một dạ ngóng đợi người đàn ông của mình Đây được coi là phẩm chất đạo đức rất hợp với đạo lý Nho giáo: sự trung thành tuyệt đối
Sự giới hạn về không gian sống
Cả hai khúc ngâm đều đặt nhân vật vào địa vị của người phụ nữ bị bỏ rơi với không gian hoạt động bị giới hạn và gắn liền với đời sống vợ chồng: chốn phòng the hoặc cung cấm Điều này xuất phát trước hết từ quan niệm nam ngoại - nữ nội Từ ngưỡng cửa trở vào là phạm vi hoạt động của người đàn bà, còn từ ngưỡng cửa trở ra là lãnh địa của người đàn ông
Đặc biệt, trong Chinh phụ ngâm, sự giới hạn về không gian sống của người chinh phụ
càng được nhấn mạnh khi tác giả miêu tả song song hai không gian buồng khuê / chiến địa, một bên thì rộng mở mênh mông, một bên thì hạn hẹp quanh quẩn Biểu tượng song đôi này được sử dụng như là một sự hoán dụ cho mối quan hệ trái ngược giữa một người đàn ông và một người đàn bà theo quan niệm vốn chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Nho giáo
Vị trí và vai trò giới
Nàng chinh phụ và nàng cung nữ trong hai khúc ngâm ý thức được rất rõ vị trí và vai trò của họ đối với người đàn ông của mình Họ thường tự ví mình như bông hoa (hoặc hang sâu), còn người đàn ông là vầng mặt trời Nàng cung nữ nhắc đến người tình quân vương của mình bằng một giọng điệu hết sức tôn kính, đề cao, ngay cả trong những lời oán trách (chúa xuân, đông quân, mặt rồng), và tự nói về mình bằng những lời lẽ rất nhún nhường, thậm chí
là hạ mình (cành hoa tàn nguyệt) Nó cho thấy thế chủ động, tuỳ ý của người đàn ông (đấng quân vương) và thế bị động, phụ thuộc của người phụ nữ (nàng cung nữ) Nàng chinh phụ thì nguyện làm chiếc bóng của chồng và tự ý thức được bổn phận của mình khi chồng ra trận
2.1.2.2 Miêu tả người phụ nữ theo quan niệm phi chính thống
Trong văn học trung đại Việt Nam trước thế kỷ XVIII, tiếng nói át trội trên thi đàn là tiếng nói của các anh hùng hào kiệt, các đấng trượng phu với tư thế “hoành sóc giang sơn”, khí thế “khí thôn ngưu, của người thánh nhân, quân tử dùng “chí” khuất phục “tình”
Bước sang thế kỷ XVII – XVIII, Nho giáo suy yếu, cương thường đảo lộn
khiến niềm tin vào các tín điều Nho giáo cũng vì thế mà suy giảm trầm trọng làm xuất hiện những kẽ hở để các tư tưởng “âm tính” vốn bị kiểm soát gắt gao và đè nén bấy lâu trỗi dậy
Sự xuất hiện của tầng lớp thị dân “tuy ít ỏi nhưng cũng đủ hình thành nên một xã hội thị dân, một môi trường kinh tế - văn hoá phi cổ truyền.”
Những thực tế này tác động tới quan niệm của nhiều nhà nho Trước hết là sự thay đổi
về quan niệm đối với sắc đẹp của người phụ nữ Trước kia, nhà nho luôn có ác cảm và xa lánh sắc Các sử gia Nho giáo của Trung Quốc cũng như Việt Nam từ lâu đã luôn tổng kết các mĩ nhân đã làm sụp đổ bao triều đại lừng danh trong lịch sử như Muội Hỉ nhà Hạ, Đát Kỉ
nhà Thương và Bao Tự nhà Chu Nguyễn Trãi dẫu mê Thị Lộ vẫn có bài thơ Nôm Răn sắc
Lê Thánh Tông trong tập thơ Cổ tâm bách vịnh coi Dương Quý Phi là yêu ma đã mê hoặc Đường Huyền Tông Những câu chuyện trong Truyền kì mạn lục thường miêu tả người phụ
nữ đẹp là yêu ma, hồ ly
Trang 8Nhưng tới Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm, các tác giả lại coi trọng và ca ngợi sắc
đẹp của người phụ nữ Đặng Trần Côn miêu tả dáng vóc “bồ liễu” của nàng chinh phụ, dùng những điển cố về các nhân vật đẹp để tả nàng Nguyễn Gia Thiều miêu tả nhan sắc của nàng cung nữ một cách cường điệu, khoa trương
Đáng chú ý hơn là sự ngợi ca sắc đẹp của người phụ nữ trong hai khúc ngâm lại gắn liền với miêu tả khao khát ái ân qua hàng loạt những mô típ dục tính, phần nhiều được tiếp thu từ kho tàng thơ cung oán, khuê oán của Trung Quốc, như miêu tả thân xác khơi gợi ham muốn được chiếm hữu, miêu tả vật dụng cá nhân kín đáo gợi nhắc đến những kí ức ái ân,
nhắc tới chiếc giường trống, mộng hợp hoan, những cặp đôi viên mãn trong trong thiên nhiên
để kín đáo đề cập tới sự thiếu thốn cũng như nỗi khát khao hơi ấm, tình yêu và ái ân của người đàn bà Điều này khiến cho nhân vật chinh phụ và cung nữ khác biệt so với các nhân vật nữ của văn học thời kì trước, vốn hầu như bị “hoạn” mất bản năng giới tính vì thường được miêu tả từ điểm nhìn quả dục, tiết dục đậm màu sắc Phật giáo hoặc Nho giáo của người đàn ông
2.2 Miêu tả người phụ nữ theo những qui ước của thơ khuê oán, cung oán Trung Quốc
2.2.1 Những đặc trưng của người phụ nữ trong thơ khuê oán, cung oán Trung Quốc
Trong công trình nghiên cứu theo khuynh hướng phê bình nữ quyền Người phụ nữ bị
bỏ rơi và thơ ca (Abandoned women and poetry), Lawrence Lipking đã chỉ ra rằng thời nào
và ở đâu cũng có những nhà thơ nam giới viết bằng giọng của người phụ nữ bị bỏ rơi Các tác
giả nam giới viết về kiểu nhân vật này là nhằm “nhắc nhở chính mình về cả quyền lực lẫn sự yếu ớt của bản thân” và để “ngẫm nghĩ xem nó giống và không giống tiếng nói của mình đến
đâu” [45-tr.xx] Thơ viết bằng giọng người phụ nữ bị bỏ rơi, theo ông, là “minh chứng cho sự hiện diện ở mọi nơi của quan niệm về uy quyền tối cao của đàn ông”, “một công cụ được tạo
ra để giữ người phụ nữ ở nguyên vị trí của họ.”
Maija Bell Samei vận dụng lí luận về người phụ nữ bị bỏ rơi đã được Lipking hệ
thống hóa cho công trình nghiên cứu của bà về một trường hợp điển hình: Nhân vật định giới
và Giọng nói trong thơ: Người phụ nữ bị bỏ rơi trong các tác phẩm Từ của Trung Quốc thời
kì đầu (Gendered Persona and Poetic Voice: The Abandoned Woman in Early Chinese Song
Lyrics) Trong công trình này, Maija đã làm một việc hết sức có ý nghĩa là khảo sát theo hệ
thống và toàn diện lịch sử của qui ước về người phụ nữ bị bỏ rơi từ Kinh thi cho đến khi từ
xuất hiện
Trong công trình này, bà đã chỉ ra rằng ngay từ trong Kinh Thi đã xuất hiện những bài
thơ tình yêu giọng nữ than vãn về nỗi mất mát trong tình yêu và cách viết phúng dụ chính trị
trong thơ ca viết về người phụ nữ bị bỏ rơi Những tác phẩm sau đó góp phần định hình dòng thơ này là Ly tao của Khuất Nguyên, Trường môn phú của Tư Mã Tương Như, Tự điệu phú của Ban Tiệp Dư, Cổ thi thập cửu thủ (trong Văn tuyển của Tiêu Thống) Tào Thực cũng góp
phần vào dòng thơ khuê oán này một số bài thơ được xem như là một trong những khuôn
mẫu về thơ phúng dụ chính trị sử dụng giọng nữ, tiêu biểu là bài Khí phụ thi (Người vợ bị bỏ
rơi) Nhà thơ dùng giọng của người phụ nữ gián tiếp khẩn nài anh trai mình, Tào Văn Đế (Tào Phi), để hòa giải quan hệ giữa hai anh em
Richard C Hessney, Robert E Hegel khảo sát tập thơ tiêu biểu nhất của văn học Nam
triều Ngọc đài tân vịnh sáng tác theo phong cách cung thể thi, chủ yếu là những bài thơ tình
nói bằng giọng các cung nữ hoặc khuê phụ, và khái quát nên bốn qui ước chung nhất đối với nghệ thuật miêu tả người phụ nữ trong thơ tình Nam như sau:
Thứ nhất là qui ước về ngoại hình Bất kể địa vị xã hội của những người phụ nữ được
miêu tả trong thơ tình Nam triều như thế nào nhưng ít ra ngoại hình của họ cũng thuộc về tầng lớp giàu có và quí tộc
Trang 9Thứ hai là nhóm xã hội Người phụ nữ được cấp cho vẻ ngoài của tầng lớp quí tộc
giàu có, trình độ văn hóa cao đặc biệt là có nhiều tài năng nghệ thuật, và đang ở độ tuổi trăng
rằm (10-16) bắt đầu biết yêu hoặc đã “toan về già”, khi nhan sắc đã bắt đầu tàn phai (từ 25 - ngoài 30)
Thứ ba là môi trường Môi trường của người phụ nữ trong thơ tình Nam triều là chốn
khuê các hoặc cung cấm, vắng mặt người đàn ông và chứa đầy những đồ vật xa hoa gợi liên
tưởng đến tình dục Đó là một thế giới dục tính khép kín với thế giới bên ngoài Việc đặt nhân vật phụ nữ trong môi trường phòng khuê và cung cấm nằm trong ý đồ của tác giả nhằm tập trung miêu tả, khắc sâu những cảm xúc đối với người tình của người phụ nữ trong thế giới riêng tư của họ
Những hoạt động của người phụ nữ đang yêu ở chốn phòng khuê luôn có mối liên hệ đặc biệt với người tình: ăn mặc, điểm trang, làm thơ, đánh đàn tiêu sầu, lên lầu ngóng trông,
thao thức bên ngọn đèn tàn dưới ánh trăng sáng…
Thứ tư, các nhà thơ Nam triều cũng đặt ra những qui ước về thái độ đối với người
tình của người phụ nữ bị bỏ rơi Nàng luôn ám ảnh về người tình: từ sự chăm chút hay thờ ơ với ngoại hình, môi trường cho đến, các hoạt động của người phụ nữ đều hướng tới người tình Nàng phụ thuộc vào sự cam kết về tình cảm của người đàn ông Chính vì thế, người phụ
nữ thường có xu hướng than vãn về đạo đức đối với tư cách đạo đức của người tình Gắn với
ý thức về sự phụ thuộc tình cảm là nỗi lo sợ sự già nua sẽ khiến họ không giữ được người
đàn ông
Như vậy nguyên tắc là phụ nữ trở thành nạn nhân của những thất vọng trong tình
yêu Phần lớn các nhà thơ thời kì này miêu tả phụ nữ như những con người yếu đuối, bị hạn chế: yếu đuối vì họ không có sự tự chủ, bị hạn chế vì họ có khuynh hướng liên hệ với cuộc đời thông qua người đàn ông, và vì họ nhận thức về chốn buồng khuê như là trung tâm của cả thế giới rộng lớn Bị buộc phải sống trong thế giới khép kín nơi buồng khuê, nơi môi trường
và trí tưởng tượng củng cố quan niệm của họ về bản thân và về thực tại, họ luôn được mô tả
là chìm đắm trong những ký ức về hạnh phúc trong quá khứ
Khi được kế thừa và phát triển trong Đường thi và Tống từ, thơ khuê oán và cung oán được phát triển lên một cấp độ mới Nhiều nhà thơ nổi tiếng thời Đường viết về đề tài này, như Lý Bạch, Vương Xương Linh, Bạch Cư Dị, Ôn Đình Quân… Vấn đề nhục cảm và tình dục vẫn được miêu tả nhưng ở mức độ tinh tế và kín đáo hơn
2.2.2 Sự tiếp thu của hai khúc ngâm đối với thơ khuê oán, cung oán Trung Quốc
Thơ khuê oán và cung oán bắt đầu xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thời kì Lý –
Trần với Khuê oán (Trần Nhân Tông), Đồ mi (Nguyễn Ức)… Đông - Lê Thánh Tông Hiệu Đường cung nhân (Bài từ làm thay cung nữ đời Đường) của Thái Thuận So sánh với những tác phẩm cùng viết về đề tài này cả thời kì trước lẫn sau, Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm
đã đạt đến trình độ kết tinh của dòng thơ này ở Việt Nam
Viết về một đề tài đã có lịch sử hàng nghìn năm trong văn học Trung Quốc nên việc các tác giả vay mượn cả về nội dung và nghệ thuật cũng là điều khó tránh khỏi Sự vay mượn không đồng đại, khi đề tài và thể loại được vay mượn đã định hình và phát triển đến đỉnh cao trong văn học Trung Quốc, là một hiện tượng không xa lạ trong văn học trung đại Việt Nam
Vì thế, độc giả sẽ bắt gặp trong những tác phẩm kiểu này hầu hết những đặc trưng tiêu biểu của thể loại được vay mượn
Chính vì thế, chúng tôi sẽ thử khảo sát sự tương đồng trong cách miêu tả người phụ
nữ ở hai tác phẩm với thơ ca cung oán và khuê oán Trung Quốc thông qua mô hình nữ tính của Robert E Hegel và Richard C Hessney đã được trình bày ở trên
Ngoại hình
Người chinh phụ và người cung nữ là họ cùng thuộc về tầng lớp trên, không phải là
xa hoa vương giả thì cũng sung túc, đủ đầy Người chinh phụ có một vẻ đẹp đài các nhưng mong manh, gợi liên tưởng tới môi trường xuất thân nhàn nhã trong chốn khuê phòng Còn
Trang 10người cung nữ thì có địa vị cao sang bậc nhất: vợ vua Nhan sắc của nàng, vì thế, được tác giả cực tả bằng những hình ảnh của các trang giai nhân tuyệt sắc bậc nhất
Ngoại hình của họ cũng được nhà thơ trang hoàng thêm bằng những đồ vật xa hoa, lộng lẫy và những không gian quí tộc, vương giả như lầu hoa, cung quế, phòng tiêu, gác nguyệt, đền phong…
Điều đó cho thấy Đặng Trần Côn và Nguyễn Gia Thiều đã tiếp thu quan niệm đề cao nhan sắc và sự hấp dẫn của nhan sắc khi được tô điểm và đặt trong khung cảnh xa hoa, lộng lẫy của người phụ nữ
Nhóm xã hội
Cả hai nhân vật đều thuộc về tầng lớp quí tộc giàu có Nàng cung nữ thì địa vị và thân phận quá rõ ràng: là một trong những người vợ của vua Còn nàng chinh phụ thì ta cũng có thể đoán được xuất thân cao sang của nàng qua địa vị của người chồng (chàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt) không gian sống và những hoạt động văn hóa, giải trí quí tộc, đặc biệt là các
tài năng nghệ thuật (đàn hát, làm thơ) Họ đều còn đang ở độ tuổi thanh xuân nhưng đã bước
vào cuộc sống hôn nhân Khác với những cô gái trẻ háo hức chờ đợi tình yêu, họ đã từng được nếm trải vị ngọt của ái tình và vị đắng của tình trạng bị bỏ rơi cùng những nỗi lo âu đến
ám ảnh về tuổi già
Môi trường
Hai nhân vật chinh phụ và cung nữ cũng bị đặt trong những môi trường hạn hẹp mang tính qui ước: khuê phòng hoặc thâm cung, cho thấy các nhà thơ tuân thủ qui ước của thơ khuê oán và cung oán khi lấy chốn phòng the làm trung tâm của sự tồn tại của người phụ nữ Các tác giả không miêu tả nhân vật của mình trong những công việc hoặc hoạt động thường nhật, thực tế mà chỉ khắc họa hình ảnh của nàng trong những thú vui nhàn nhã mang tính giải trí thêu thùa, trang điểm, uống rượu, ngắm hoa, đàn hát, lên xuống lầu, đi dạo trong sân
Qui ước về sự vắng mặt của người chồng hoặc người tình cũng được tuân thủ Chốn khuê phòng tuy quạnh vắng, lạnh lẽo nhưng lại khơi gợi khao khát ái ân một cách nhức nhối
Nó chứa đầy những vật dụng cá nhân xa hoa của người phụ nữ quý tộc, gắn với những kỷ niệm về hạnh phúc lứa đôi ân ái, như trâm, xiêm, hương trầm, gương, đàn, gối chăn, dải đồng… Mỗi đồ vật đều gợi lên một ký ức về tình yêu trong quá khứ và sự trống vắng, chia ly
trong hiện tại Người phụ nữ bị cầm tù trong môi trường khoái lạc đó, nhìn đâu cũng thấy
những đồ vật gợi nhớ tới ái ân xưa cũ
Mọi hoạt động của nàng chinh phụ và cung nữ ở chốn phòng khuê cũng luôn có mối liên hệ đặc biệt với người đàn ông vắng mặt của họ, như: đàn, hát, uống rượu, đốt hương, làm thơ, trang điểm… Tuy nhiên, các hoạt động đó không diễn ra theo chiều hướng tích cực mà theo chiều hướng tiêu cực, thường bị cắt ngang, phá hỏng Cách miêu tả như vậy là nhằm làm nổi bật lên nỗi thất vọng có gốc rễ là sự thiếu thốn tình cảm của người đàn ông
Khung cảnh thiên nhiên cũng là yếu tố nền không thể thiếu trong bức tranh người chinh phụ hoặc cung nữ Mỗi yếu tố thiên nhiên được lựa chọn miêu tả đều truyền tải một thông điệp tương đồng (lẻ loi, chia li) hoặc đối lập (giao hoan quấn quít) với tình cảnh cô đơn, lẻ loi của nhân vật nữ
Thái độ đối với người tình
Nhân vật chinh phụ và cung nữ tự nguyện canh giữ hoặc bị giam cầm trong chốn ái ân
cũ và chỉ biết mòn mỏi ngóng trông người đàn ông quay lại
Mọi hoạt động của họ luôn liên hệ tới người đàn ông đã bỏ rơi họ Người chinh phụ tìm tới nơi người chinh phu hẹn gặp, nàng cung nữ ngóng trông lên nơi quân vương đang ngự
Những việc họ thường làm và muốn làm khi có người đàn ông ở bên đều bị ngừng trệ
vì không còn đối tượng thưởng thức