MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1 4. Lịch sử nghiên cứu : 2 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 6. Giả thuyết nghiên cứu: 4 7. đóng góp của đề tài: 4 8. Cấu trúc của đề tài: 4 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI TÍCH VÀ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH 5 1.1 Một số khái niệm 5 1.1.1 Khái niệm di tích 5 1.1.2 Khái niệm giá trị di tích và bảo tồn di tích 5 1.2 Lịch sử hình thành Hoàng thành Thăng Long 6 1.3 Vai trò của kiến trúc, điêu khắc 7 1.4 Chủ trương của Đảng, nhà nước về di tích và bảo vệ di tích 8 1.4.1 Nghị quyết về di tích và bảo vệ di tích 8 1.4.2 Luật di sản văn hóa 9 CHƯƠNG 2. CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 11 2.1. Giá trị lịch sử 11 2.2. Giá trị di sản 13 2.3. Giá trị kiến trúc 17 2.4. Giá trị du lịch 18 2.5 Giá trị kinh tế 20 2.6. Giá trị giáo dục 21 Chương 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH 22 3.1 Đánh giá thực trạng giá trị di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long 22 3.1.1 Ưu điểm 22 3.1.2 Hạn chế 22 3.2 Các giải pháp bảo tồn và phát huy di tích Hoàng thành Thăng Long 22 3.2.1 Bảo tồn di sản 22 3.2.2 Nghiêm cấm các hành vi làm ảnh hưởng đến giá trị di tích 26 3.2.3 Ttuyên truyền đến mọi người dân về việc giữ gìn bảo vệ di tích. 26 3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ viên chức về việc giữ gìn và phát huy di tích 26 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘIKHOA VĂN HÓA THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI
* * *
BÀI TIỂU LUẬNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chủ đề : Tìm hiểu giá trị di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long
Trang 2CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 3 LỚP QLVH 15A:
viên1
6
nghiên cứu
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan bài nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu giá trị di tích lịch
sử Hoàng Thành Thăng Long(Hà Nội)” là công trình nghiên cứu do nhóm chúng
tôi tự viết và được sự hướng dẫn khoa học của Ts Lê Thị Hiền Các nội dungnghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chính xác
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trongquá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sựquan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến cô Lê Thị Hiền đã tận tâmhướng dẫn qua từng buổi học trên lớp truyền đạt vốn kiến thức quý báu chochúng tôi trong suốt thời gian học tập, hoàn thành bài nghiên cứu này Nếukhông có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì chúng tôi nghĩ bài thu hoạchnày rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa,chúngtôi xin chân thành cảm ơn
cô
Do kiến thức của chúng tôi còn bỡ ngỡ và còn hạn chế Vì vậy, khôngtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báucủa quý thầy cô và độc giả
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1
4 Lịch sử nghiên cứu : 2
5 Phương pháp nghiên cứu: 3
6 Giả thuyết nghiên cứu: 4
7 đóng góp của đề tài: 4
8 Cấu trúc của đề tài: 4
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI TÍCH VÀ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH 5
1.1 Một số khái niệm 5
1.1.1 Khái niệm di tích 5
1.1.2 Khái niệm giá trị di tích và bảo tồn di tích 5
1.2 Lịch sử hình thành Hoàng thành Thăng Long 6
1.3 Vai trò của kiến trúc, điêu khắc 7
1.4 Chủ trương của Đảng, nhà nước về di tích và bảo vệ di tích 8
1.4.1 Nghị quyết về di tích và bảo vệ di tích 8
1.4.2 Luật di sản văn hóa 9
CHƯƠNG 2 CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 11
2.1 Giá trị lịch sử 11
2.2 Giá trị di sản 13
2.3 Giá trị kiến trúc 17
2.4 Giá trị du lịch 18
2.5 Giá trị kinh tế 20
Trang 62.6 Giá trị giáo dục 21
Chương 3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH 22
3.1 Đánh giá thực trạng giá trị di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long 22
3.1.1 Ưu điểm 22
3.1.2 Hạn chế 22
3.2 Các giải pháp bảo tồn và phát huy di tích Hoàng thành Thăng Long 22
3.2.1 Bảo tồn di sản 22
3.2.2 Nghiêm cấm các hành vi làm ảnh hưởng đến giá trị di tích 26
3.2.3 Ttuyên truyền đến mọi người dân về việc giữ gìn bảo vệ di tích 26
3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ viên chức về việc giữ gìn và phát huy di tích 26
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 7BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
Scientific and Cultural Organization, Tổchức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên hiệp quốc, là một trong những tổ chứcchuyên môn lớn của Liên hiệp quốc
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hà nội –“cái nôi của các vương triều” nên không có gì lấy làm khó hiểukhi nơi đây tồn tại rất nhiều di tích lịch sử.Như: Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc
Tử Giám, Chùa Trấn Quốc, Cột cờ Hà Nội, Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến
khu di tích Hoàng Thành Thăng Long Nơi đây đã được UNESCO công nhận là
di sản văn hóa thế giới vào ngày 1/8/2010 Hoàng Thành Thăng Long là côngtrình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử
và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam
Nó là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long Côngtrình kiến trức đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch
sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi ba đặc điểmnổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ;tính liên tục của di sản với tưcách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú
Nó vẫn luôn là di tích thu hút mọi người dẫu đã qua bao thăng trầm biến cố củalịch sử,tàn phá của thời gian Với những lí do trên nhóm tôi đã chọn đề tài "tìmhiểu giá trị di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long "làm đề tài nghiên cứu củanhóm mình
2 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực, chúng tôi không thể nghiên cứutoàn bộ giá trị di tích Hoàng Thành Thăng Long mà chỉ tập trung vào nghiên cứumột số giá trị nổi bật của di tích, trong phạm vi nghiên cứu toàn bộ khu di tíchHoàng Thành Thăng và hiện trạng di tích nơi đây.:
Về thời gian: tháng 1 năm 2017
Về không gian: Di Tích Trung Tâm Hoàng Thành Thăng Long
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu và khảo sát thực trạng giá trị di tích Hoàng Thành Thăng Longtrên cơ sở đề ra những giải pháp hữu ích thiết thực để lưu giữ cũng như bảo tồn
Trang 9nhằm phát huy những giá trị di tích nơi đây.
3.2 Mục tiêu cụ thể :
Đánh giá thực trạng giá trị di tích
Tìm hiểu sự ra đời cũng như phát triển giá trị
Phân tích giá trị khảo cổ và giá trị lịch sử của Hoàng Thành ThăngLong
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị di tích (nguyên nhân)
Đề xuất giải pháp bảo tồn Hoàng Thành Thăng Long
Đề xuất phương án nhằm phát huy giá trị di tích
4 Lịch sử nghiên cứu :
Trải qua 13 thế kỉ, song hành cùng những năm tháng lịch sử HoàngThành Thăng Long là nơi lưu giữ cũng như chứa đựng những giá trị của văn hóadân tộc nên không có gì làm lạ khi nơi đây được rất nhiều nhà khảo cổ, nhà văn,nhà thơ tìm đến để tìm hiểu lấy tư liệu Qua đó cho ra những tác phẩm lớn,những nghiên cứu mang giá trị quan trọng đối với không chỉ khu di tích HoàngThành Thăng Long mà còn đối với cá nhân người đọc những nhà quản lí nghiêncứu về nơi đây Cụ thể có thể nói đến các tác giả, tác phẩm như:
- Tám triều vua Lý ( 4 tập tiểu thuyết lịch sử ) được xuất bản năm 2003.Của Hoàng Quốc Hải Bộ 8 triều vua Lý có 4 tập như: Thiền sư dựng nước, conngựa nhà Phật, bình Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh- viết về nhà Lý từ khikhởi nghiệp đến khi kết thúc ( 1009-1225) trải dài 216 năm trong tiến trình lịch
sử Việt Nam Bộ 8 triều vua Lý là bộ sách gắn liền với lịch sử hình thành vàphát triển của Hoàng Thành Thăng Long
- Bão táp triều Trần ( gồm 4 tập ) được xuất bản năm 2003 của HoàngQuốc Hải Bộ bão táp triều Trần gồm 4 tập như: bão táp cung đình, thăng longnổi giận, huyền trân công chúa , vương triều sụp đổ Được xuất bản năm 2003
và được tái bản nhiều lần Lần tái bản này bộ tiểu thuyết bổ sung thành hai tậpmới là Đuổi quân Mông- thát và Huyết chiến Bạch Đằng vs hai tập mới này bộsách trở nên liền mạch từ khi nhà trần ra đời cho đến khi kết thúc sứ mạng lịch
sử 175 năm tồn tại Dưới ngòi bút của Hoàng Quốc Hải những phong ba bão táp
Trang 10của thời nhà Trần như được tái hiện lại, đây cũng được coi là một thời song giócủa Hoàng Thành ThăngLong.
-Cuốn Vũ trung tùy bút ( 1768-1839) của Phạm Đình Hổ Vũ trung tùybút theo hiểu theo nghĩa là tùy theo ngọn bút trong khi mưa Được viết khoảngthời Lê Mạt - Nguyễn Sơ, ghi lại nhiều sự kiện xảy ra vào cuối thời Lê đến đầuđời Tây Sơn Nhìn chung tác phẩm đã ghi lại được những hình ảnh chân thựccủa đoạn đường lịch sử với nhiều biến động xã hội chính trị phức tạp Cuốn sáchghi lại một cuộc hành trình đầy sóng gió và biến động của Hoàng Thành ThăngLong
- Cuốn Đại Việt sử kí toàn thư được xuất bản năm 1697 của Ngô sĩ liên
Là bộ quốc sử bằng chữ Hán và chữ Nôm Ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đạitruyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê GiaTông nhà Hậu Lê Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹnđến ngày nay Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên một sử quan làm việc cho sửquán dưới thời vua Lê Thánh Tông biên soạn dựa trên chỉnh lý bổ sung hai bộ sửtrước đó Bộ sử gồm 15 quyển ghi lại lịch sử Việt Nam từ thời huyên thoại lànăm 2879TCN đến năm 1427 nhà hận lên thành lập và mang tên là Đại Việt sử
ký toàn thư Cuốn Đại Việt sử kí toàn thư đã lưu giữ lại các giá trị lịch sử củaViệt Nam gắn liền với Hoàng Thành Thăng Long
Hiện nay vấn đề bảo tồn các giá trị di tích đang càng ngày được chú trọnghơn Trên cơ sở kế thừa các tác giả nêu trên vấn đề nghiên cứu của tôi có nhiềunét mới không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó và gắn liền với thực tếHoàng Thành Thăng Long mới
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
Phương pháp đọc tài liệu
Phương pháp phân tích -tổng hợp
Phương phápmô hình hoá
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
Phương pháp quan sát,
Trang 11 Phương pháp phỏng vấn, điều tra
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6 Giả thuyết nghiên cứu:
Qua nghiên cứu có thể cho thấy các giá trị to lớn mà Hoàng Thành ThăngLong đem lại, các mối quan hệ giữa nghệ thuật kiến trúc ,điêu khắc nơi đây.Từ
đó tạo ra những giá trị đặc sắc của di tích lịch sử lưu lại đến ngày nay và còn gìngiữ, bảo tồn đến mai sau
Nếu các biện pháp, phương pháp nghiên cứu thành công được áp dụngthực tiễn hiệu quả thì di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long sẽ phát huy tốthơn
7 đóng góp của đề tài:
Đề tài khái quát được lịch sử ra đời của giá trị lịch sử Hoàng ThànhThăng Long, qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự tồn tại của Hoàng ThànhThăng Long gắn với nét đẹp văn hóa, nét đẹp truyền thống của dân tộc
Sẽ trở thành tư liệu tham khảo cho các đề tài sau
Các giải pháp trong ứng dụng có thể đươc áp dụng trong thực tiễn
8 Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục bàitham khảo được chia thành ba chương :
Chương 1: Lý luận chung về di tích và giá trị của di tích
Chương 2: Các giá trị của di tích Hoàng Thành Thăng Long
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Hoàng Thành Thăng Long
Trang 12Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI TÍCH VÀ GIÁ TRỊ CỦA
DI TÍCH 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm di tích
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về di tích, Mỗi người lại có một cáchhiểu khác nhau theo bách khoa toàn thư mở: “Di tích là dấu vết của quá khứ cònlưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa lich sử.”[1,tr6]
Ngoài ra có người lại hiểu di tích lịch sử là tổng thể những công trình, địađiểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa đượclưu lại
Ở Việt Nam một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứtự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt
Tính đến năm 2014,Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó
có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7000 di tích được xếphạng cấp tỉnh.Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằngsong Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của việt Nam.trong số di tíchquốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới
1.1.2 Khái niệm giá trị di tích và bảo tồn di tích
Theo từ điển tiếng Việt “Gía trị có thể hiểu là cái làm cho một vật có íchlợi, có ý nghĩa và đáng quý về mặt nào đó” như: giá trị dinh dưỡng,giá trị nhânbản, giá trị nghệ thuật [2,tr6] …từ đó ta có thể hiểu Gía trị di tích là cái làm cho
di tích trở nên ý nghĩa, đóng góp to lớn về nhiều mặt, giá trị lịch sử,giá trị kiếntrúc, giá trị du lịch, giá trị tâm linh…
Có rất nhiều khái niệm , định nghĩa về thuật ngữ “Bảo tồn di tích” Chúng
ta có thể hiểu bảo tồn di tích là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của
di sản theo dạng thứ vốn có của nó
Trang 131.2 Lịch sử hình thành Hoàng thành Thăng Long
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý Tháng 7mùa thu năm 1010, nhà vua công bố chiếu dời đô để dời đô từ Hoa Lư (NinhBình) về thành Đại La Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xâydựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành
Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hìnhtam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành,bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông
Tô Lịch và sông Kim Ngưu Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư Vòngthành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc củacác quan lại trong triều Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉdành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ
Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếptục tu bổ, xây dựng các công trình mới Sang đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thànhcũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra Trong thời gian từ năm
1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê trung hưng, Kinh thành Thăng Long bịtàn phá nhiều lần Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, ThăngLong chỉ còn là Bắc thành Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thànhThăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xâydựng kinh thành mới Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làmhành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành
Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và choxây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy mô nhỏ hơn nhiều.Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã cho đổi tênThăng Long thành tỉnh Hà Nội Khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Phápchọn Hà Nội là thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp và Thành Hà Nội
bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp Từ năm 1954, khi bộđội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội trở thành trụ sở của
Bộ quốc phòng Như vậy khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gầnnhư là một "bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ
Trang 14của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đạingày nay
1.3 Vai trò của kiến trúc, điêu khắc
Hoàng thành Thăng Long là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ được các
triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọngbậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.Kiến trúc ở đây rất độc đáo vàriêng biệt đóng vai trò quan trọng tạo nên giá trị to lớn của di tích này
Ở bên trong Hoàng thành có một nơi được xây dựng theo kiến trúc vòmkhiến ta liên tưởng đến Tử cấm thành ngày xưa Đó chính là Đoan Môn nằm ởcổng thành phía nam của Cấm thành Đây là nơi ở của nhà vua và hoàng tộc,cung là nơi tập trung làm việc của triều đình Nhìn từ trên cao, Đoan Môn đượcxây dựng theo lối kiến trúc cổng thành hình chữ U xoay hướng chầu về triềuđình với thế đứng cực kỳ vững chắc
Kiến trúc Đoan Môn rất độc đáo bao gồm năm cổng thành được xây dựngtheo lối kiến trúc vòm qua “ trục thần đạo” Cổng thành được xây dựng theo lốikiến trúc này bởi lẽ nó tạo ra những đường con mềm mại, đẹp đẽ, và trên hết kếtcấu này chịu lực rất tốt Cổng chính là nơi nhà vua xuất giá, phía trên cổng chínhgiữa luôn có một tấm biển bằng đá ghi tên thành Ở Hoàng thành người ta cũngphát hiện tấm biển đá được lưu giữ ghi lại hai chữ Hán “ Đoan Môn” Ba cổngthành nằm ở chính giữa vạch thành ba đường hầm thẳng song song với “ trụcthần đạo” và ở hai bên hai đường hầm ngách Xây dựng theo kiến trúc nàykhông chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn giúp đoàn hộ giá nhà vua triển khai độingũ chỉnh tề hơn, bảo về vững chắc bên trong thành
Kiến trúc vòm trong hoàng thành là kiến trúc vô cùng tuyệt mỹ, nhữngnét cong mềm mại được tận dụng tối đa để tạo tác thành những chi tiết nhỏ nhấtcho tới những phần, những mảng lớn nhất,làm nên nét lộng lẫy đáng kinh ngạccho các công trình thường chỉ giành cho hoàng cung Điều này không chỉ đựơcthể hiện qua sử sách và các tác phẩm văn học, hội họa cổ nhân mà hậu thế còngiữ gìn được trong khu Hoàng thành Thăng Long
Bước chân qua cổng hành cung quay mặt ra đường Hoàng Diệu vào khu
Trang 15Vực xưa kia là nơi dựng những những cung điện nguy nga, tráng lệ, ai cũng cóthể nhận thấy hầu hết các công trình đều có sử dụng loại vật liệu đặc thù là đá.Đường đi lối lại nơi đây của nơi đây cũng được làm tueừ đá tự nhiên tạo hìnhthành gạch lát nền Những con đường lát gạch đá phiến rộng mạch xếp in khítkhông cần dùng đến vật liệu liên kết, hay những con đường lát gạch mặt vuôngnổi hằn những đường mạch xanh rêu phong làm cho nơi đây trở nên nổi bật.
Hiện vật còn xót lại tiêu biểu cho điêu khắc thời kì này là hai thềm rồngnằm ở phía trước và phía sau điện kính thiên Đôi rồng bằng đá được xây dựngvào năm 1467 Rồng được tạo tác trau chuốt, tạo khối kiểu tượng tròn có dạngkhỏe khoắn, đầu vươn cao, thân uốn khúc nhịp nhàng Đầu rồng lớn, miệngngậm ngọc, mũi nở, mắt lồi, râu và tóc kết thành đao bay về phía sau.Tai rồnglớn, sừng đơn vươn dài ra phía sauvà áp sát thân rồng, dọc sống lung đúc chạmhàng vây cá rất to Bên ngoài bậc thềm có 2 lan can hình rồng cách điệu dạngphù điêu (gọi là vân hóa rồng), mặt trong trang trí vân mây, bên ngoài thể hiệnhoa hoa cú dây.các hoa văn này được phủ kín mặt ngoài của thân rồng đá cáchđiệu
1.4 Chủ trương của Đảng, nhà nước về di tích và bảo vệ di tích
1.4.1Nghị quyết về di tích và bảo vệ di tích
Giữ gìn và bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của di tích làcông việc hết sức quan trọng, đòi phải phải có sự kết hợp giữa các cơ quan nhànước, các tổ chức và toàn thể mọi người dân Nhà nước đã đưa ra nhiều chủtrương, chính Sách để có thể thực hiện hiệu quả nhất việc bảo vệ và phát huy giátrị di tích Di tích lịch sử là nhưng công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu
và tác phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuậ,Mọi di tích lịch sử văn hóađều được xã hội bảo vệ
Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công bố sắc lệnh về
bảo tồn di tích trên toàn cõi Việt nam Khi đất nước ta giành được độc lập năm
1945 và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước rất quan tâm đếnviệc bảo tồn các giá trị lịch sử Đảng và nhà nước đã có những chủ trương thểhiện sự quan tâm, chăm lo bảo vệ các di tích, quan tâm đến việc giữ gìn các di
Trang 16sản văn hóa của dân tộc Sự quan tâm đó thể hiện qua pháp lệnh của nhà nước
về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnhngày 31/03/1984.
Pháp lệnh này được công bố vào thời điểm, hoàn cảnh cụ thể phù hợp với hoàncảnh lịch sử, kinh tế, xã hội thời kì này
Quyết định số 25/TTg của chính phủ 1/1993 quy định một số chính sánh
về xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật đặt ra nhiệm vụ cho toàndân và nhà nước phải tạo điều kiệnxây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩthuật, phương tiện nhằm phát triển văn hóa nghệ thuật mang bản sắc văn hóadân tộc
Hiến pháp năm 1992 của nhà nước ta cũng quy định tách nhiệm của nhà
nước, các tổ chức nhân dân về bảo vệ, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dântộc đã nhấn mạnh rõ nhà nước chủ trương bảo tồn phát triển nền văn hóa ViệtNam, các di sản văn hóa dân tộc, những giá trị của nền văn hiến dân dộc ViệtNam
Ngày 26/08/1994 Thủ tướng chính phủ đã cho phép Bộ văn hóa Thể thao
vad Du lịch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa thể hiện bước
đi đúng đắn của Đảng và nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy các giátrị văn hóa
Nghị quyết của hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành trung ương Đảng( khóa VIII ) đã khẳng định di sản văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc ta, nógiúp gắn kết cộng đồng các dân tộc, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa, tạo nênnhững giá trị văn hóa và góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa
1.4.2 Luật di sản văn hóa
Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc ViệtNam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sựnghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta
Luật di sản văn hóa có vai trò quan trọng góp phần bảo vệ và phát huy giátrị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu về văn hoá ngày càng cao của nhân dân, gópphần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới; tăng cường hiệu lực quản
Trang 17lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hoá.
Luật di sản văn hóa được quốc hội khóa X kỳ họp 9 ngày 14/6/2011 là cơ
sở pháp lý quan trọng và cao nhất nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy các di sảnvăn hóa ở Việt Nam Trong văn bản luật này quy định đến quyền và nghĩa vụcủa tổ chức, cá nhân đối với bảo vệ và phát huy di dản văn hóa; việc bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá trị vănhóa vật thể; việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa; khen thưởng và xử lý viphạm và các điều khoản thi hành
Ngòai ra văn bản luật còn đề cập đến các khái niệm, nội dung của di sảnvăn hóa; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; chinh sách, biện pháp chủ yếucủa nhà nước nhằm bảo vệ di sản Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức,
cá nhân và toàn xã hội trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc Đã giả thích rõcác từ ngữ vềdi sản văn hóa, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa Xácđịnh quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và các hình thức sởhữu khác đối với di sản văn hóa Những mục đích sử dụng và phát huy các giátrị di sản văn hóa, các điều cấm về bảo vệ di sản văn hóa…
Tiểu kết
Chương 1 của bài nghiên cứu đã hệ thông cơ sở lý luận một cách đày đủ,
khách quan về giá trị di tích Hoàng thành Thăng Long, các khái niệm về di tích,giá trị di tích và bảo tồn di tích; kiến trúc độc đáo của Hoàng thành Thăng Long.Hiểu biết thêm về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhà nước, luật di sản.Đây là cơ sở để chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc bảo tồn, giữ gìn vàphát huy các giá trị văn hóa của di tích
Trang 18CHƯƠNG 2 CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 2.1 Giá trị lịch sử
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ họcphát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, phản chiếu bề dày lịch sửgần như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ 7 - 9 thời thuộcĐường, đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trunghưng cuối thế kỷ 18, rồi thành Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ 19, quathời Pháp thuộc cho đến hiện nay
Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ gọi thành Đại La là “đô cũ của CaoVương” Đó là phủ thành An Nam do Tiết độ sứ Cao Biền xây dựng năm 866trên cơ sở các phủ thành trước “Thành mang tên La Thành, chu vi 1980 trượng
5 thước (6,139km), cao 2 trượng 6 thước (8,06m), chân thành rộng 2 trượng 6thước (8,06m), bốn mặt xây nữ tường cao 5 thước 5 tấc (1,70m), 55 địch lâu (lầuquan sát địch), 5 môn lâu (lầu cửa), 6 ủng môn (cửa ống), 3 cửa nước, 34 đường
bộ, lại đắp đê chu vi 2125 trượng 8 thước (6,589km), cao 1 trượng 5 thước(4,65m), chân đê rộng 3 trượng (9,30), lại dựng hơn 5000 gian nhà” [6]. Đấy là qui
mô một toà thành khá lớn, chu vi hơn 6km tức gấp 1,5 lần so với chu vi tườngthành bên trong của thành Hà Nội (4 km)
Trên diện tích 19,000m2 khai quật, khảo cổ học đã phát hiện ở tầng vănhoá lớp sâu nhất dấu tích kiến trúc và di vật thành Đại La gồm di tích bó nền,móng trụ, cống thoát nước, 3 giếng nước cùng các loại gạch, ngói màu xám,trong đó có gạch “Giang Tây quân", đầu ngói ống với những trang trí đặc trưngthời Đường Như vậy khu di tích hoàn toàn nằm bên trong thành Đại La Trênlớp di tích thành Đại La là lớp di tích Lý, trong đó có giếng nước Đại La bêntrên có hàng gạch màu đỏ thời Lý, chứng tỏ nhà Lý đã xây dựng thành ThăngLong tại thành Đại La và lúc đầu có sự dụng một số kiến trúc của Đại La
Giai đoạn Đinh (968 - 979) - tiền Lê (980 - 1009) cũng để lại dấu tích vớinhững đồ gốm thế kỷ 10 và loại gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” tạikinh đô Hoa Lư của hai vương triều này