1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu giá trị di tích Ngã Ba Đồng Lộc ở xã Đồng Lộc,huyện Can Lộc,tỉnh Hà Tĩnh

36 743 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 733,44 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụnghiên cứu. 2 4. Lịch sử nghiên cứu. 3 5. Giả thiết nghiên cứu. 3 6.Phương pháp nghiên cứu. 4 8.Cấu trúc của đề tài. 4 Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI TÍCH VÀ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH 5 1.1.Một số khái niệm. 5 1.1.1.Khái niệm di tích. 5 1.1.2.Khái niệm giá trị di tích. 6 1.1.3. Khái niệm bảo tồn di tích. 6 1.2. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn di tích. 6 1.2.1. Các nghị quyết của Đảng về bảo tồn di tích. 6 1.2.2. Các văn bản quản lý, bảo tồn di tích. 7 1.3. Vai trò của di tích. 7 1.3.1. Vai trò của di tích trong phát triển du lịch 7 1.3.2. Vai trò của di tích đối với phát triển kinh tế và đời sống xã hội 8 1.3.3. Vai trò của di tích đối với sự phát triển kinh tế 9 Tiểu kết 9 Chương 2: CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH 10 2.1. Giá trị lịch sử 10 2.2. Giá trị kiến trúc 14 2.3 Giá trị tâm linh 18 2.4 Giá trị giáo dục 19 2.5. Giá trị kinh tế,du lịch 20 2.6 Giá trị cố kết cộng đồng 22 Tiểu kết 22 Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN NAY. 23 3.1. Đánh giá thực trạng giá trị di tích Ngã Ba Đồng Lộc 23 3.1.1. Ưu điểm. 23 3.1.2. Nhược điểm. 23 3.2. Giải pháp bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di tích Ngã Ba Đồng Lộc 23 3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 23 3.2.2. Biện pháp trùng tu tôn tạo di tích 24 3.2.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch 24 3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích. 25 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di sản văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa. 25 Tiểu kết 26 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 PHỤ LỤC 30

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu về di tích Ngã Ba Đồng Lộc ở xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” là do tôi thu thập

thông tin, tư liệu và tự viết.Mọi thông tin,số liệu được đề cập trong bài nghiêncứu đều đã được kiểm chứng và đúng sự thật

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài nghiên cứu này,tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảngviên-TS.Lê Thị Hiền-Giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; các đồng chícán bộ của xã Đồng Lộc, Ban quản lý Di tích Ngã ba Đồng Lộc đã quan tâmgiúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài

Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm của tôi còn hạn chế nên trongquá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy,tôi rấtmong nhận được những nhận xét,đóng góp ý kiến đề bài nghiên cứu ngày cànghoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụnghiên cứu 2

4 Lịch sử nghiên cứu 3

5 Giả thiết nghiên cứu 3

6.Phương pháp nghiên cứu 4

8.Cấu trúc của đề tài 4

Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI TÍCH VÀ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH 5

1.1.Một số khái niệm 5

1.1.1.Khái niệm di tích 5

1.1.2.Khái niệm giá trị di tích 6

1.1.3 Khái niệm bảo tồn di tích 6

1.2 Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn di tích 6

1.2.1 Các nghị quyết của Đảng về bảo tồn di tích 6

1.2.2 Các văn bản quản lý, bảo tồn di tích 7

1.3 Vai trò của di tích 7

1.3.1 Vai trò của di tích trong phát triển du lịch 7

1.3.2 Vai trò của di tích đối với phát triển kinh tế và đời sống xã hội 8

1.3.3 Vai trò của di tích đối với sự phát triển kinh tế 9

Tiểu kết 9

Chương 2: CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH 10

2.1 Giá trị lịch sử 10

2.2 Giá trị kiến trúc 14

Trang 4

2.3 Giá trị tâm linh 18

2.4 Giá trị giáo dục 19

2.5 Giá trị kinh tế,du lịch 20

2.6 Giá trị cố kết cộng đồng 22

Tiểu kết 22

Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN NAY 23

3.1 Đánh giá thực trạng giá trị di tích Ngã Ba Đồng Lộc 23

3.1.1 Ưu điểm 23

3.1.2 Nhược điểm 23

3.2 Giải pháp bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di tích Ngã Ba Đồng Lộc 23

3.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách 23

3.2.2 Biện pháp trùng tu tôn tạo di tích 24

3.2.3 Bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch 24

3.2.4 Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích 25

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di sản văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa 25

Tiểu kết 26

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

PHỤ LỤC 30

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Hà Tĩnh mảnh đất địa linh nhân kiệt,giàu truyền thống cách mạng và vănhóa,nơi có nhiều tên đất,tên người đã gắn liền với những trang sử hào hùng củadân tộc.Trong đó,Ngã Ba Đồng Lộc là địa danh đã trở thành huyền thoại trongcuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, Ngã

Ba Đồng Lộc trở thành đường độc tuyến, điểm quyết chiến giữa ta và địch.Đồng Lộc “Cái túi đựng bom khổng lồ”, đó là danh từ mà người dân cả nước nói

về Hà Tĩnh những năm đánh Mỹ Cắt đứt được Hà Tĩnh có nghĩa là cắt đứt đượchoàn toàn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tuyền tuyến lớn ở miềnNam Nắm được điểm trọng yếu này đế quốc Mỹ điên cuồng ném các loại bomvới một cường độ vô cùng khốc liệt xuống những con đường

Hiện nay, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ,mảnh đất thiêngliêng,là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Ngã Ba Đồng Lộc đi vàolịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruộtthịt,vì độc lập tự do thống nhất Tổ Quốc,vì hòa bình

Ngã Ba Đồng Lộc được xếp hạng khu di tích lịch sử cấp quốc gia vàonăm 1989,được Đảng,Nhà nước,Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh,Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đầu tư xây dựng thành khu tưởng niệmthanh niên xung phong toàn cấp.Ngày 9/12/2013,khu di tích Ngã Ba Đồng Lộcđược thủ tướng Chính phủ ký quyết định trở thành khu di tích lịch sử cấp quốcgia đặc biệt trong hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Bản thân tôi là một người con của quê hương Hà Tĩnh, nên hơn ai hết tôihiểu rõ và cảm nhận được những khó khăn mà vùng đất này đã trải qua.Hơnnữa,tôi là người học tập về chuyên nghành quản lý văn hóa nên tôi nhận thấyvấn đề nghiên cứu này sẽ giúp tôi có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quátrình học tập cũng như góp phần nâng cao,bảo vệ và phát huy những giá trị tốtđẹp của dân tộc

Chính những thực tế đó,tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu giá trị di tích Ngã

Trang 7

Ba Đồng Lộc ở xã Đồng Lộc,huyện Can Lộc,tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài cho

bài tiểu luận của mình nhằm mục đích phát huy được giá trị lịch sử đặc biệt củakhu di tích này

Tôi hy vọng công trình nghiên cứu của mình sẽ tạo ra những hiệu quả hữuích cho khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc nói riêng và ngành du lịch của tỉnh HàTĩnh nói chung

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Các giá trị di tích Ngã Ba Đồng Lộc

- Phạm vi nghiên cứu: Di tích Ngã Ba Đồng Lộc ở xã Đồng Lộc,huyệnCan Lộc,tỉnh Hà Tĩnh

3 Mục tiêu và nhiệm vụnghiên cứu.

- Mục tiêu: Tìm ra giải pháp của các giá trị di tích Ngã Ba Đồng Lộc.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khu di tích những năm qua,BQL đã phát huy tối đa nội lực,tranh thủ sự quan tâm tạo điều kiện của cáccấp,nghành,các nhà hảo tâm để tôn tạo,xây dựng khu di tích ngày càng khangtrang

Để bảo tồn phát huy giá trị văn hóa di tích quốc gia đặc biệt,thời gia tớiBQL tiếp tục xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ ngày càngchuyên nghiệp hơn,làm tốt công tác vệ sinh cảnh quan môi trường và an ninhtrật tự,phát triển hệ thống dịch vụ,quầy hàng lưu niệm,chỉnh trang tổng thể khu

di tích,huy động nguồn vốn nâng cấp nhà truyền thống,sắp xếp,trưng bày có hệthống hiện vật,nâng cấp sa bàn điện tử,đầu tư xây dựng hệ thống đườngtránh,cảnh quan,tiếp tục vận động xã hội hóa nguồn vốn,xây dựng các công trìnhvăn hóa tâm linh như đền thờ Ngã Ba Đồng Lộc,phục dựng các công trình vếttích chiến tranh và nhiều công trình khác,kết nối các tour,chuyến du lịch vớiNgã Ba Đồng Lộc,tăng cường công tác xúc tiến,quảng bá hình ảnh, tiềm năng

du lịch của khu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoàinước

-Nhiệm vụ:

+ Những vấn đề lý luận chung về giá trị di tích

Trang 8

- Vầng trăng Đồng Lộc – tập thơ văn của nhiều tác giả

- Ngã Ba Đồng Lộc – Ngã ba anh hùng: tập sách giới thiệu khu di tíchlịch sử Ngã Ba Đồng Lộc và thanh niên xung phong toàn quốc

- Con đường của những vở sao: Trường ca Đồng Lộc,Nguyễn TrọngTạo,Nxb Thanh niên,1981

- Đài hoa tím: truyện ký, Nghiềm Văn Tân,Nxb Phụ Nữ,1978

Ba Đồng Lộc trong hoạt động du lịch Hà Tĩnh nói chung

Ngoài ra cũng rất nhiều bài thơ,bút ký,truyện ngắn khác viết về địa danhnày

Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm,vịthế của khu di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc như là một tài nguyên du lịch nhânvật trong mối tương quan với hoạt động du lịch Hà Tĩnh

5 Giả thiết nghiên cứu.

Từ việc nghiên cứu đề tài này,tôi hiểu thêm về những giá trị của di tíchNgã Ba Đồng Lộc.Từ đó đưa ra được những định hướng,giải pháp phù hợp đểbảo tồn và trùng tu di tích Ngã Ba Đồng Lộc

Trang 9

6.Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành bài nghiên cứu này,tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu

-Phương pháp phân tích thống kê

-Phương pháp nghiên cứu thực địa

7.Đóng góp đề tài.

Đề tài nghiên cứu giúp tôi tìm hiểu thêm về di tích và giá trị di tích Ngã

Ba Đồng Lộc.Hơn nữa,việc nghiên cứu còn giúp tôi hiểu rõ hơn về công tác bảotồn di tích trong nghành mà tôi đang được đào tạo tại trường

Trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về di tích Việt Nam nóichung và di tích Ngã Ba Đồng Lộc nói riêng

Các giải pháp được đề xuất có thể ứng dụng được vào thực tiễn góp phầnbảo tồn và phát huy giá trị di tích

8.Cấu trúc của đề tài.

Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo và phụ lục,bài tiểu luận cócấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận chung về di tích và giá trị của di tích

Chương 2: Các giá trị của di tích

Chương 3: Bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích Ngã Ba ĐồngLộc

Trang 10

và di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng

về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Di tích giúp cho conngười biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặctrưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hìnhthành nhân cách con người Việt Nam hiện đại

Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổvật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, vănhoá, khoa học Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quátrình dựng nước và giữ nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đềnHùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anhhùng dân tộc, danh nhân của đất nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại nàynhư Khu di tích lịch sử Kim Liên, Đền Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh thắngYên Tử, Lam Kinh, đền Đồng Nhân

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của cácthời kỳ cách mạng, kháng chiến Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu ditích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử cách mạngPắc Bó, Phòng tuyến Tam Điệp, Hành cung Vũ Lâm, Khu rừng Trần HưngĐạo Hệ thống di tích Việt Nam được phân thành 4 loại hình cơ bản là di tíchlịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh

Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng

Trang 11

góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc.

1.1.2.Khái niệm giá trị di tích.

Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng)nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trịtinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa lànguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khaithác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và

nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nộilực để phát triển

Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và

bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bứcchạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở nétchạm tinh xảo của những đồ thờ tự

1.1.3 Khái niệm bảo tồn di tích.

Bảo tồn di tích với tư cách là một bộ môn khoa học, hoạt động với mụcđích cao cả là giữ gìn, bảo lưu các tài sản văn hóa có giá trị của những thời đại

đã lùi vào dĩ vãng Song, bên cạnh đó, với cách nhìn nhận về sự lưu truyền giátrị công năng của di tích, sự gìn giữ môi trường thiên nhiên được tạo hóa bancho nhất là đối với hệ thống “di tích sống” ở Việt Nam, hoạt động bảo tồn ditích còn góp sức nuôi dưỡng cuộc sống đương đại, đặc biệt là trong lĩnh vực vănhóa tinh thần, để rồi tiếp tục chuyển giao cho các giá trị ấy cho thế hệ mai sau

Rõ ràng công tác bảo tồn di tích vừa mang tính khoa học vừa đậm chất nhânvăn, là một nhân tố hết sức quan trọng của sự phát triển bền vững

1.2 Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn di tích.

1.2.1 Các nghị quyết của Đảng về bảo tồn di tích.

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chitiết một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Di sản Văn hóa

Di sản quốc gia là những giá trị vật chất, phi vật chất… Nó là những bằngchứng vật chất có ý nghĩa quan trọng minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng

Trang 12

nước và giữ nước của dân tộc Các giá trị này được Đảng Nhà Nước quan tâm

và đưa ra những chủ trương chính sách để bảo tồn

Theo luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 9 thông qua khẳng định:

“Di sản văn hóa Việt Nam tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc ViệtNam và là một bộ phận di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sựnghiệp dựng nước và giữ nước của dân ta”

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TƯ Đảng khóa VII xác định 10nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huycác di sản văn hóa.Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tàisản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở đểsáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kếthừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóacách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể

Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định vềthẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ Văn hóa

và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phê duyệt Quy hoạchtổng thể bảo tồn, phát huy các di tích văn hóa-lịch sử và cảnh quan thiên nhiênđến năm 2020

1.2.2 Các văn bản quản lý, bảo tồn di tích.

Các văn bản quản lý, bảo tồn di tích được Nhà nước quy định thành cácvăn bản quy phạm pháp luật tại Điều 54, Điều 55, Điều 56 Luật Di sản văn hóa

số 28/2001/QH10

1.3 Vai trò của di tích.

1.3.1 Vai trò của di tích trong phát triển du lịch

Di tích là đối tượng nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch Hoạt độngcủa ditích là một khâu quan trọng trong dây chuyền hoạt động du lịch

Trang 13

Trong những năm qua nhiều di tích đã được phát huy giá trị một cách tíchcực dưới các mức độ khác nhau Các chương trình festival ở di tích Cố Đô Huế,Đêm rằm Phố cổ Hội An Hành trình du lịch về nguồn (các di tích cách mạng ởmiền Bắc, miền Trung) đã thu hút thêm nhiều khách tham quan và dần trở thànhnhững ngày hội văn hoá lớn của cả nước.

Du lịch văn hóa hiện đang là một trong những loại hình du lịch thu hút nhiều khách nhất trong thời gian gần đây, và điểm hấp dẫn khách du lịch của loại hình du lịch này là những nơi có bề dày lịch sử, có nhiều di vật có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, hoặc là nơi sinh ra và phát triển các tín ngưỡng, tôn giáo…Tài nguyên du lịch văn hóa được coi là một thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam bởi Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với những nét văn hóa đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước Nét văn hóa này được thể hiện dưới hình thái vật thể và phi vật thể khác nhau như các công trình kiến trúc, các đình làng, các lễ hội, các tập tục tôn giáo…Trong

đó các hoạt động lễ hội, tôn giáo là một hình thức biểu hiện nhiều nhất các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch

Một trong những khu di tích được nhiề người dân cả nước và quốc tế biếtđến là di tích Ngã Ba Đồng Lộc.Sự phát triển của du lịch Ngã Ba Đồng Lộc đãđóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, văn hóa huyện Can Lộc

1.3.2 Vai trò của di tích đối với phát triển kinh tế và đời sống xã hội

Để đẩy mạnh phát triển du lịch, Can Lộc đã tạo điều kiện cho các hộ dânsống quanh khu di tích đầu tư nâng cấp khu dịch vụ phục vụ du khách; nhân cấycác ngành nghề mới về địa phương để tận dụng số lao động nhàn rỗi, đặc biệt làcác nghề phục vụ du lịch như: Sản xuất bánh kẹo, hàng mây, giang đan, đồ lưuniệm

Bên cạnh đó một bộ phận cư dân địa phương tham gia kinh doanh dịch vụ

ăn theo như bán hàng lưu niệm, thuyết minh tham quan, bán giải khát…tại khutưởng niệm, những hoạt động này cũng mang lại nguồn thu nhập khá.Còn vềhướng dẫn viên du lịch, hầu hết là người địa phươngnên họ cũng phần nào nắm

Trang 14

được những truyền thuyết, những câu chuyện được các cụ truyền khẩu.

Di tích Ngã Ba Đồng Lộc không những tạo ra thu nhập cho người dân, màcòn tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, chặt chẽ giữa mọi người dân với nhau, đoàn kếtvới nhau

1.3.3 Vai trò của di tích đối với sự phát triển kinh tế

Nguồn nhân lực khá dồi dào với chi phí lao động thấp - Do quá trình pháttriển công nghiệp, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp và yêu cầu chuyển đổi ngànhnghề cho lao động là điều tất yếu và du lịch sẽ nhận được những ưu tiên và cóđiều kiện thuận lợi để chuyển đổi lao động khi các dự án du lịch đi vào hoạtđộng

Phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch trên địa bàn, huyện Can Lộc đã tạođiều kiện thông thoáng, minh bạch về đất đai, thủ tục hành chính nhằm khuyếnkhích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này

Tiểu kết

Chương 1 đề tài nghiên cứu mà tôi nghiên cứu đã giới thiệu chung về một

số khái niệm, đường lối chính sách của Đảng, nhà nước và vai trò của di tích.Qua đó, tôi thấy được những giá trị to lớn để tôi tiếp tục nghiên cứu về di tíchNgã Ba Đồng Lộc Chương 1 cũng là cơ sở lý luận để tôi tìm hiểu thực trạng về

di tích Ngã Ba Đồng Lộc ở chương 2

Trang 15

Chương 2: CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH 2.1 Giá trị lịch sử

Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, Huyện Can Lộc, tỉnh

Hà Tĩnh Làng Đồng Lộc trước năm 1945 thuộc hai làng Khiêm Ích,Điền Xá vàmột phần làng Khố Nội nay là Đồng Nữ của xã Nga Khê tổng Nga Khê, huyênCan Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc xã Cẩm Trà,Thượng Lộc Sau tháng 7/1954 sau giảm tô kết thúc mới tách ra xã ĐồngLộc.Đồng Lộc là xã miền núi ở ven phía tây núi Trà Sơn, phía Bắc giáp xãTrung Lộc, phía Nam giáp xã Mĩ Lộc, phía Tây giáp xã Thượng Lộc, phía Đônggiáp xã Xuân Lộc, bên kia núi Trà Sơn là địa phận huyên Hương Khê, do đógiữa Đồng Lộc và các xã lân cận trong huyện có mối giao lưu, tiếp cận kháthuận lợi thông suốt bằng đường bộ.Với vị trí đó thì tạo điều kiện thuận lợi choNgã Ba Đồng Lộc nói riêng và Đồng Lộc nói chung phát triển kinh tế và thu hútkhách du lịch đến với khu di tích

Cách đây gần 50 năm, Mĩ đánh phá ác liệt ở miền Bắc và Hà Tĩnh, Ngã

Ba Đồng Lộc trở thành đường độc tuyến, điểm quyết chiến giữa ta và địch, nhất

là khoảng từ Ngã ba Chợ Đình qua Cầu Tối đến Ngã ba Trường Thành dàikhoảng 800m Ngã Ba Đồng Lộc có vị trí rất quan trọng trong mạng lưới giaothông Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh, là giao điểm của đường 15 và các đườngliên tỉnh Từ đây có thể mở rộng ra các hướng phục tốt cho nhu cầu giao thôngvận tải khi các tuyến giao thông ở đồng bằng đã bị cắt đứt Đây cũng là nơi cóđịa hình phức tạp và hiểm yếu Toàn bộ khu vực xã Đồng Lộc nằm trên một khuđồi hẹp, thuộc phạm vi 4 xã: Đồng Lộc, Trung Lộc, Mĩ Lộc, và Thượng Lộc củahuyện Can Lộc Địa hình trống trải, một bên là đồi trọc, một bên là ruộng nướcsình lầy,mùa khô đường bụi đỏ,mùa mưa nước đọng Nếu bị địch phá thì khắcphục rất khó khăn

Đầu tháng 4/1968, địch tập trung đánh phá tuyến đường số 1 đoạn từ cầuThượng Gia đến Cổ Ngựa thuộc xã Tiến Lộc (Can Lộc) Ngày 20/4/1968, đường

số 1 bị cắt đứt tại đây, ta vận chuyển hướng vận tải sang tuyến đường 15 trênvùng rừng núi phía Tây của tỉnh Lúc đó, Ngã Ba Đồng Lộc là nơi duy nhất cho

Trang 16

con đường vận tải đi qua Nhận rõ vị trí quan trọng của Đồng Lộc, địch tập trungđánh phá ác liệt khu vực này ngay từ đầu.

Đồng Lộc “Cái túi đựng bom khổng lồ”, đó là danh từ mà người dân cảnước nói về Hà Tĩnh những năm đánh Mĩ Cắt đứt được Hà Tĩnh có nghĩa là cắtđứt được hoàn toàn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tuyền tuyếnlớn ở miền Nam Nắm được điểm trọng yếu này đế quốc Mĩ điên cuồng ném cácloại bom với một cường độ vô cùng khốc liệt xuống những con đường Nhữngvết thương dọc ngang trên thân mình quê hương, những con đường toả về baoxóm nhỏ có khói lam chiều chập chờn mái rạ đã bị băm nát không còn hìnhdạng, thay vào đó là những hố bom chồng chất, đen ngòm như những cái miệngcủa hàng ngàn quỹ dữ Đồng Lộc thông reo trở thành tử địa, thành bãi bom đêmngày không một bóng người qua Cầu Rác, Thượng Gia, Cổ Ngựa, Linh Cảm,Địa Lợi, Bến Thuỷ thường ngày nhộn nhịp những chuyến xe qua bổng trởthành những điểm đen trong toạ độ của máy bay Mĩ

Về sự khốc liệt của chiến trường Đồng Lộc lúc ấy không giấy bút nào tảnổi Bom đạn địch ném xuống như vãi Trấu,như mưa đá Không! Phải nói rằngnhư rây bột, những hạt bột khổng lồ có sức công phá ghê gớm Chỉ tính riêng 7tháng ném bom hạn chế, chúng đã đánh Đồng Lộc 1.864 lần với 49.000 quảbom, trong đó 12.000 quả bom TN (chưa kể bom bi, rốc két) Cung đường ngắn,điểm đánh hẹp nên lượng bom dồn lại nhiều Số lần đánh trọng điểm xấp xỉ sốlần đánh toàn tỉnh năm 1965 trung bình chúng đánh 20 ngày/ tháng, tháng 10suốt 30 ngày Riêng ngày 12/6/1968, chúng đánh tàn bạo nhất: 16 tốp, 45 chiếcném 600 quả bom các loại xuống Đồng Lộc Trời đất Đồng Lộc đen đặc, anhNguyễn Thế Linh, C trưởng C552 khi hồi tưởng lại đã bất giác thốt lên: “trời ơi”lúc đó không một phút nào ngớt bom vào ban ngày Bom bi, bom các loại, pháosáng dội suốt đem lúc chúng tôi nhận nhiệm vụ về, cả khu vực Đồng Lộc tanhoang, dân làng sơ tán cả, bom từ trường, bom nổ chậm đan kít không có chỗcho quân vào” Anh Thanh Bính – trưởng bộ phận kế hoạch của công ty giaothông kể: “trước lúc ra đi để làm nhiệm vụ, chúng tôi viết vào tờ giấytên, tuổi,tàisản có những gì, gửi cho ai, nợ ai, ai nợ, khi cần báo tin cho ai, kí vào giấp đưa

Trang 17

cho lao động tiền lương sẽ được phát một gói lương khô và ra đi Đó là tờ giấycuối cùng, có thể mai không về nữa”.

Bom đạn như thế, sống chết chỉ trong gang tấc như thế nhưng suốt nhữngnăm chiến tranh chống Mĩ và thời kì cao điểm tháng 5/1968 Đồng Lộc vẫn sống,trái tim Đồng Lộc vẫn đập mạnh mẽ hào hùng TNXP, bộ đội, công nhân giaothông, lái xe, dân quân du kích đã dồn sức lực, ý chí, và lòng quả cảm để giữvững mạch máu giao thông theo khẩu hiệu “thông tuyến, thông xe nhanh nhất”

Tỉnh uỷ, uỷ ban hành chính tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành,các địa phương, huy động lực lượng dồn sức cho Đồng Lộc để giải toả cho điểmchết, giữ vững mạch máu giao thông Lực lượng chiến đấu gồm: trung đoànpháo cao xạ 210 và tiểu đoàn 8 pháo cao xạ của tỉnh, một bộ phận của tiểu đoàn

30 công binh quân khu

Tháng 5/1965 ban đảm bảo giao thông tỉnh được thành lập do đồng chíTrần Quang Đạt, nguyên uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ, phó chủ tịch UBHC tỉnhlàm trưởng ban Khi địch tập trung đánh phá Đồng Lộc, ban đảm bảo giao thôngtỉnh trực tiếp chỉ đạo giải toả điểm Đồng Lộc Các tổ quan sát, đếm bom, cắmtiêu, tổ rà phá bom, bộ phận ứng cứu đường cùng với mạng lưới thông tin liênlạc, lực lượng điều hành,phương tiện giao thông giữ gìn trật tự an ninh khu vựcNgã Ba Đồng Lộc được hình thành 7/8 đại đội thuộc tổng đội TNXP P18 dotỉnh đoàn điều động và ngành giao thông vận tải gồm có: Tổ cơ giới giao thông

do Uông Xuân Lý làm tổ trưởng, 1/2 đại đội chủ lực giao thông (trong đó có anhhùng La Thị Tám), 3 đội công trình II,III và IV, tổ máy gạt I cục công trình I

Quá trình chiến đấu, đảm bảo giao thông vận tải ở Ngã Ba Đồng Lộc còn

có sự đóng góp rất to lớn của nhân dân và lực lượng dân quân du kích của PhúLộc, Sơn Lộc Hàng vạn người đã huy động ra mặt đường làm nhiệm vụ giảitoả giao thông, tiếp tế lương thực, đạn dược, chăm sóc thương binh Nhiều giađình đã nhường nhà, nhường vườn để làm khi mở đường tránh, đường xá, làmnơi cứu thương Nhiều gia đình đã sẵn sàng giở nhà, đưa ván lát đường, chốnglầy cho xe qua

Chỉ trong 5 tháng, chúng ta đã bắn rơi 14 máy bay Mĩ, trong 7 tháng năm

Trang 18

1968 ta đã phá 1780 quả bom, góp 974240 ngày công để thông tuyến, làmđường mới từ Khiêm Ích, Truông Kén, Bãi Dịa 6km Quân và dân các xã đã góp185.400 ngày công với 42.620 người phục vụ chiến đấu, đắp 95.209m3 đất đá,vận chuyển 45m3 gỗ, cung cấp 22.448 cọc tre, 24000 gánh bối chống lầy Tổngquân số toàn bộ mặt trận lúc cao điểm nhất là 16000 người Tại mảnh đất này đãlấy lòng dũng cảm, trí thông minh để chiến thắng vũ khí giết người tối tân, đãlấy ngọn lửa tình yêu tổ quốc để đốt cháy máy bay kẻ thù, làm phát nổ nhữngquả bom từ trường Đại đội trưởng C552 điều một tổ về phá bom, giải phóngmặt bằng vào tháng 5/1968 Anh Võ Xuân Tài hy sinh, xác tan cùng mảnh bom

và đất đá Cả tổ vẫn không nản lòng Theo dõi cách đánh của địch, ta theo dõitừng quả bom một Lực lượng TNXP và tổ phá bom cắm tiêu để thành đường đi,tránh những quả chưa nổ ( nếu hết cọc tiêu thì các cô TNXP mặc áo trắng làmcọc) Chỗ nào có hố bom, TNXP cào cuốc, lấp đường Nếu hố bom nhiều khôngthể chờ lấp phải tạo ra đường đi quanh mép hố bom Mỗi cô TNXP phải bámbên Ca bin mỗi xe để dẫn đường, khi có đường cắm cong cọc tiêu thì thôi Tốinay đường đi chỗ này, tối mai đường đi chỗ khác

Giờ đây chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống hồi sinh ngay trên “toạ độ chết”năm xưa Tuy vậy chiến thắng Ngã Ba Đồng Lộc vẫn còn vang mãi Hình ảnhĐồng Lộc quật khởi vươn lên vẫn còn ghi đậm mãi trong tâm khảm của ngườidân Hà Tĩnh là niềm tự hào của nhân dân cả nước, nhân dân yêu chuộng hoàbình thế giới

Biết bao di sản văn hoá từ xa xưa cũng như trong cuộc chiến tranh giữnước được bảo tồn để khắc đậm dấu ấn của một vùng đất với sự tích đã đi vàolòng người bằng sự tôn kính, ngưỡng mộ Có những kì tích do thiên nhiên tạo ra,

có những di tích văn hoá do các thế hệ để lại Tất cả đều ẩn chứa ý nguyện củađất trời, của lòng người, ấp ủ trong nó những giá trị lịch sử tiêu biểu, độc đáocủa một vùng đất,một dân tộc Ngã Ba Đồng Lộc là một di tích lịch sử văn hoáđặc biệt quan trọng, chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử văn hoá hết sức tolớn,vĩ đại

Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, lực

Ngày đăng: 23/01/2018, 14:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Can Lộc là một vùng địa linh nhân kiệt/ Đặng Ngọc Sơn, Phan Trung Hiếu, Vừ Hồng Huy – H.: Chính trị quốc gia, 2005 Khác
2. Đồng Lộc xưa và nay = Dong Loc past anh now/ Trần Bút, Lê Minh, Văn Quân… - H.: Lao động xã hội, 2008 Khác
3. Hà Tĩnh hướng tới năm 2010/ Nguyễn Thành Bang, H.: Thế giới, 2003 Khác
4. Lịch sử Hà Tĩnh/ Đặng Duy Báu, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lờ…- Chính trị quốc gia, 2000 Khác
5. Ngã Ba Đồng Lộc Ngã ba anh hùng/ Ban quản lý khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, 2004 Khác
6. Vầng trăng Đồng Lộc/ tập thơ – văn,Nhiều tác giả, 2007 Khác
7. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể Du Lịch Hà Tĩnh năm 2005- 2020 – Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam Khác
8. Đề án bộ máy ban quản lý khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc/ Ban quản lý khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, 2007 Khác
9. Tiềm năng du lịch văn hóa Hà Tĩnh/ Bùi Thị Hải Yến,khóa luận tốt nghiệp,khoa VHDL,ĐH Văn hóa Hà Nội, 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w