1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC

22 1,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 802,72 KB

Nội dung

Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Tiểu luận Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA QUẢN TRỊ KINH TẾ QUỐC TẾ

MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

-   -

BÀI LUẬN CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA AEC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Chỉnh sửa, làm bài trình chiếu Tìm tài liệu mục tiêu của AEC Tìm tài liệu tổng quan về AEC Tìm tài liệu tác động của AEC Tổng hợp bài word

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

I Tổng quan về AEC 5

1 Giới thiệu chung 5

2 Lịch sử hình thành AEC 5

3 Bản chất AEC 6

4 Thực hiện AEC 7

II Mục tiêu của AEC 7

1 Một thị trường và nền tảng sản xuất duy nhất 7

2 Một khu vực kinh tế cạnh tranh 8

3 Phát triển kinh tế đồng đều 9

4 Hội nhập kinh tế toàn cầu 9

III Tác động của AEC đối với hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam 10

1 Tác động của AEC đối với thương mại Việt Nam 10

1.1 Tác động tích cực 11

1.2 Tác động tiêu cực 16

2 Định hướng và giải pháp để thương mại Việt Nam hội nhập AEC một cách hiệu quả 19

3 Kết luận 21

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành, đánh một

dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN Tuy nhiên,

đây không phải điểm khởi đầu của các cam kết trong AEC, cũng không phải là điểm hoàn

tất các công việc của Cộng đồng này Thực tế AEC đặt ra rất nhiều mục tiêu và việc hiện

thực hóa AEC là cả một quá trình lâu dài với hàng loạt Hiệp định, Thỏa thuận, Chương

trình, Sáng kiến, Tuyên bố…Những mục tiêu này đã được các nước ASEAN thực hiện từ

khi thành lập ASEAN cho đến nay, được đẩy nhanh trong thời gian gần đây, và sẽ còn

tiếp tục mạnh mẽ trong thời gian tới

Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, khái niệm “Cộng đồng kinh tế ASEAN -

AEC” có thể là còn mới mẻ Dù vậy, trên thực tế, nhiều nội dung của AEC đã được triển

khai thực hiện từ rất lâu ở Việt Nam thông qua các Hiệp định ASEAN về Hàng hóa, Dịch

vụ, Đầu tư, Lao động Theo một điều tra mới thực hiện tháng 4/2016 của Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam có tới 94% doanh nghiệp biết đến AEC nhưng chỉ chưa

đầy 17% biết rõ về các cam kết trong AEC Số doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội từ

AEC thời gian qua còn thấp hơn nữa Thiếu thông tin chính xác và toàn diện về AEC là

một trong những rào cản lớn nhất khiến các doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng

được các cam kết này

Vậy Việt Nam và các đối tác ASEAN đã cam kết những gì trong AEC? Liệu rằng

AEC có mở hoàn toàn thị trường Việt Nam cho hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động đến

từ các nước ASEAN hay không? Doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền cần làm gì

để tận dụng các cơ hội và thách thức từ AEC? Đề tài này sẽ giúp chúng ta có được câu trả

lời cơ bản cho những câu hỏi nói trên, qua đó giúp các tổ chức, cá nhân liên quan, đặc

biệt là các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, chính về AEC cũng như có định hướng

hành động thích hợp

Trang 5

I Tổng quan về AEC

1 Giới thiệu chung

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành năm 2015, với những thông tin

Cơ Cấu Dân số

2014: 53% dưới 30 tuổi so với 39% của

Đông Á và 34% của châu Âu

Các đối tác thương mại chính thương mại nội khối chiếm tỷ trọng lớn nhất năm

Năm 1992: Khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được đưa ra trong

Hiệp định khung về Thúc đẩy Hợp tác Kinh tế ASEAN ký tại Singapore Hiệp định này

nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp,

Trang 6

năng lượng và khoáng sản, tài chính và ngân hàng, thực phẩm, nông nghiệp và lâm

nghiệp, giao thông và truyền thông

Năm 1992: Hiệp định về Chương trình ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung

(CEPT) được ký kết, sau đó được thay thế bởi Hiệp định về Thương mại Hàng hoá

ASEAN 2010

Năm 1995 : Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN được ký kết

Năm 1998 : Hiệp định khung về Đầu tư ASEAN được ký kết, sau đó được thay

thế bởi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN 2012

Năm 2003 : Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 9, các nhà lãnh đạo ASEAN lần

đầu tiên tuyên bố mục tiêu hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Mục tiêu

này cũng phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua vào năm 1997 với mục tiêu

phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN

Năm 2006 : Tại cuộc họp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 38, Kế hoạch

tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) đã được đưa ra với các mục tiêu và lộ trình cụ

thể cho việc thực hiện AEC

Năm 2007 : Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà lãnh đạo

ASEAN đã đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm 2015 thay vì 2020 như kế

hoạch ban đầu

Ngày 22/11/2015 : Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo

ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC

3 Bản chất AEC

Mặc dù được gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế”, AEC thực chất chưa thể được

coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng châu Âu (EC) bởi AEC không có cơ

cấu tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, quy định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng như

EC AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa

dần dần 04 mục tiêu kể trên (trong đó chỉ mục tiêu 01 là được thực hiện tương đối toàn

diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định và thỏa thuận ràng buộc đã ký kết, các mục tiêu

còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình, khuôn khổ, thực hiện một số chương

trình và sáng kiến khu vực)

Trang 7

AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận

hay một

Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất Tham gia vào các mục tiêu của AEC là

hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố… giữa các

nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này Những văn bản này có thể bao gồm

những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố,

mục tiêu hướng tới (không bắt buộc) của các nước ASEAN

Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây (thông

qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các

nước ASEAN) và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện theo lộ

trình các Hiệp định, Thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có)

4 Thực hiện AEC

Để đánh giá việc thực hiện các biện pháp trong Kế hoạch tổng thể thực hiện AEC

(AEC Blueprint), các nước ASEAN đã xây dựng Biểu đánh giá thực hiện AEC – AEC

Scorecard

AEC Scorecard thực chất là một hệ thống danh sách kiểm tra dạng “có hay không”

để xác định một nước “có hay không” thực hiện các biện pháp trong AEC Blueprint

Ban đầu, danh sách các biện pháp trong AEC Scorecard bao gồm 316 biện pháp trong

AEC

Blueprint Nhưng danh sách này liên tục được rà soát và cập nhật để phù hợp hơn với tiến

trình thực hiện AEC Cho tới thời điểm hiện tại (tháng 12/2015), danh sách các biện pháp

trong AEC Scorecard đã lên tới 611 biện pháp

Đây là các biện pháp ưu tiên thực hiện nhằm nhanh chóng hình thành AEC Các

biện pháp này rất đa dạng, bao gồm từ việc ký và thông qua các hiệp định khu vực đến

các hoạt động hỗ trợ nhằm thực thi các cam kết khu vực Để được chấm điểm là thực hiện

đầy đủ thì một biện pháp phải được thực hiện bởi cả 10 nước thành viên ASEAN

II Mục tiêu của AEC

1 Một thị trường và nền tảng sản xuất duy nhất

Trang 8

Việc thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thị trường

và cơ sở sản xuất thống nhất, theo đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của

ASEAN AEC sẽ hỗ trợ hội nhập kinh tế của các khu vực ưu tiên, đồng thời cho phép tự

do chu chuyển nguồn nhân lực có trình độ cao trong kinh doanh Một thị trường và cơ sở

sản xuất thống nhất ASEAN bao gồm năm yếu tố cơ bản: chu chuyển tự do hàng hóa,

dịch vụ, lao động có tay nghề; chu chuyển tự do hơn nữa các dòng vốn và dòng đầu tư

Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bước bị xóa bỏ Các nhà đầu

tư ASEAN sẽ được tự do đầu tư vào tất cả mọi lĩnh vực trong khu vực Các chuyên gia

và lao động có tay nghề sẽ được luân chuyển tự do trong khu vực Những thủ tục hải

quan và thương mại khi đã được tiêu chuẩn hóa hài hòa và đơn giản hơn sẽ góp phần

làm giảm chi phí giao dịch

Một thị trường hàng hóa và dịch vụ thống nhất sẽ thúc đẩy phát triển mạng lưới

sản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực của ASEAN với vai trò là một trung tâm sản

xuất toàn cầu đáp ứng yêu cầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu

Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất mang lại lợi ích cho các ngành công

nghiệp ưu tiên tham gia hộinhập như: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằng

đường hàng không), ô tô, e-ASEAN, điện tử, ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su,

dệt may và thời trang, du lịch, nghành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistics khác…

• Lưu chuyển tự do hàng hóa

• Lưu chuyển tự do dịch vụ và lao động có kỹ năng

• Lưu chuyển tự do đầu tư

• Lưu chuyển tự do vốn

• Các khu vực hội nhập ưu tiên (PIS)

• Thực phẩm, Nông nghiệp và Lâm nghiệp

2 Một khu vực kinh tế cạnh tranh

Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế có

năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn định, theo đó khu vực này sẽ ưu tiên 6 yếu

Trang 9

tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát

triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và thương mại điện tử

ASEAN cam kết thúc đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc ban hành

các chính sách và luật cạnh tranh, đảm bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN và hiệu

quả kinh tế khu vực ngày càng cao

• Chính sách cạnh tranh

• Bảo vệ người tiêu dùng

• Quyền sở hữu trí tuệ

• Phát triển hạ tầng

3 Phát triển kinh tế đồng đều

Mục đích của hiệp định khung AEC đối với sự phát triển của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ (SME) là thúc đẩy năng lực cạnh tranh của khu vực này bằng cách lợi thế

hóa phương pháp tiếp cận thông tin, tài chính, kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực và

công nghệ Những động lực này là để lấp đầy khoảng cách giữa các quốc gia thành viên

ASEAN, thúc đầy hội nhập kinh tế của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cho

phép các nước thành viên cùng hướng tới một mục tiêu chung và đảm bảo tất cả các

quốc gia này đều có được lợi ích công bằng trong quá trình hội nhập kinh tế

• Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)

• Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI)

4 Hội nhập kinh tế toàn cầu

Với thị trường tương tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thể nói

ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trường toàn toàn cầu hóa ngày càng cao

Do đó, không chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy định trên

thế giới để hình thành chính sách cho chính mình, như chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh

nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ưu nhất Đây sẽ là động lực chính cho phép

ASEAN có thể cạnh tranh thành công với thị trường toàn cầu, đạt được mục đích sản

Trang 10

xuất, trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo thị

trường ASEAN có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài

Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào mạng

lưới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp AEC sẽ

trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA

ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực

• Tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác kinh tế

• Nâng cao năng lực tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu

III Tác động của AEC đối với hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam

Trong thời gian gần đây, hội nhập kinh tế ASEAN là vấn đề không chỉ được Việt

Nam mà hầu hết các nước trong khu vực hết sức quan tâm, thể hiện ở việc các quốc gia

ASEAN tích cực triển khai các hoạt động chuẩn bị thành lập AEC vào năm 2015 AEC ra

đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền

kinh tế Đông Nam Á, hướng tới mô hình một cộng đồng kinh tế - an ninh - xã hội theo

kiểu Liên minh Châu Âu (EU) Đồng thời, AEC cũng sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc

gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của

khu vực Điều đó sẽ có những tác động, ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế Việt Nam

nói chung và thương mại quốc tế Việt Nam nói riêng

1 Tác động của AEC đối với thương mại Việt Nam

Sau khi thành lập, AEC sẽ là một thị trường chung có quy mô lớn với hơn 600

triệu dân và tổng GDP hàng năm khoảng 2.000 tỷ USD qua sự liên kết về kinh tế trên cơ

sở sản xuất thống nhất như tự do thương mại về đầu tư, chu chuyển vốn, lao động, dịch

vụ… Với mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế công bằng trong khu vực, AEC sẽ tạo

ra một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn

cầu Do đó, lợi ích mà các thành viên có được khi AEC được hình thành là tăng trưởng

kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh

Trang 11

tranh Đặc biệt, AEC chú trọng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các

nước, cũng là lĩnh vực mà Việt Nam hết sức quan tâm

1.1.Tác động tích cực

Thứ nhất, tham gia AEC sẽ giúp Việt Nam tăng thêm khối lượng trao đổi thương

mại với các nước trong khu vực Một trong những trụ cột trong Kế hoạch tổng thể xây

dựng AEC là hình thành thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất Mục tiêu đưa

ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất đang được ASEAN thúc

đẩy mạnh, bao gồm năm yếu tố cơ bản:

(i) Tự do lưu chuyển hàng hóa;

(ii) Tự do lưu chuyển dịch vụ;

(iii) Tự do lưu chuyển đầu tư;

(iv) Tự do lưu chuyển vốn;

(v) Tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng

Năm yếu tố nêu trên sẽ là những động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN cũng như với các đối tác của

ASEAN

Từ lâu, ASEAN đã đẩy mạnh các nỗ lực chuẩn bị cho AEC thông qua việc gỡ bỏ

các rào cản chính về thuế quan, tự do hóa lĩnh vực dịch vụ và nới lỏng các quy định về

đầu tư nước ngoài Theo Lê Lương Minh (2012), đến cuối tháng 3/2013, ASEAN đã

hoàn thành 80% các giải pháp được nêu trong Kế hoạch xây dựng AEC trên tất cả các

lĩnh vực Tính đến thời điểm năm 2013, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN đã được triển

khai đầy đủ, Hiệp định ASEAN về di chuyển con người đã được ký kết; việc triển khai

thí điểm chương trình Cơ chế hải quan một cửa ASEAN nhằm cải thiện các điều kiện

thuận lợi cho thương mại khu vực đang được đẩy mạnh

Về tự do hóa thương mại khu vực, tính đến ngày 1/1/2010, các nước ASEAN-6 đã

hoàn thành mục tiêu xóa bỏ thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế ASEAN-4 (gồm

Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đã đưa 98,86% số dòng thuế tham gia Chương

Ngày đăng: 21/01/2018, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w