1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tư tưởng biện chứng trong triết học của heraclite

17 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 89,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Nền triết học Hy Lạp là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học Phương Tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống của triết học phương Tây sau này. Nền triết học Trung cổ là khoảng lặng của những phách nhạc thời gian trải qua hàng ngàn năm. Rồi mới được thăng hoa lên những nốt thăng cung bậc là thời kỳ phục hưng. Đây là giai đoạn quan trọng bừng dậy sau dấu lặng mà khoảng trắng quá dài. Từ những âm ba của những nốt nhạc thăng trầm đó mà ta có cả nền triết học cận và hiện đại như hiện nay. Trong bản nhạc giao hưởng đầy tính bác học của triết học phương tây, mà khúc dạo đầu lại rực rỡ âm sắc trang hoàng đó là những trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, nó bước ra khỏi những nốt nhạc trời đầy màu sắc thần linh để gảy lên bằng chính đôi tay của những người phàm tục. Những đôi tay vàng đó được phản ánh qua những triết gia dệt nên những trang bất hủ bởi thời gian, một trong số đó không thể không nhắc tới tên tuổi của Heraclite. Mà nhắc tới ông, người ta thường nhớ đến một nhà triết học với tư tưởng biện chứng độc đáo nhưng vô cùng sâu sắc. Heraclite sinh khoảng năm 540 TCN tại thành phố Ephes nằm ở trung tâm vùng Ionia – một trung tâm kinh tế, văn hóa nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại lúc bấy giờ. Ông xuất thân từ dòng dõi quý tộc chủ nô Crodrit, trong đó tổ tiên của ông là những nhà cầm quyền và tư tế tối cao ở Ephes –thành phố nổi tiếng nhờ một trong bảy kỳ quan của thế giới – Đền thờ Arthemida bị Heostratius đốt và sau đó được khôi phục. Song Heraclite không kế thừa cuộc đời và địa vị mà số phận dành cho ông. Ông đã khước từ quyền lực và địa vị sang trọng mà dành nó cho người em, còn bản thân ông dành toàn bộ cuộc đời của nình cho công việc nghiên cứu vũ trụ. Toàn bộ nhân cách của nhà triết học này được phản ánh trong quyết định này của ông. Ông cố ý bác bỏ các con đường mà thế giới đi theo, không chấp nhận cả cuộc sống con người, cả tư duy dưới diện mạo quen thuộc, vững chắc của nó. Chính vì những tư tưởng và hành động khác người này mà ông có hai biệt danh là: “Khó hiểu” và “Lè nhè”. Trong đó, biệt danh thứ nhất có nguồn gốc do những tác phẩm triết học quá khó hiểu của ông, thậm chí tên gọi của nó cũng không rõ ràng. Heraclite có thể là nhà tư tưởng mãnh liệt nhất thời cổ đại do vạch trần thói hư tật xấu. Ông không ngần ngại nói ra nhiều thứ từ trái tim cháy bỏng của mình với những lời lẽ thật gay gắt và bộc tệch. Nó vạch trần và kết tội, không chấp nhận sự yếu đuối ở nơi con người, không cam chịu quyền lực của thói quen và tập quán. Có thể coi các đòi hỏi của Heraclite đối với con người là thái quá, có thể hoài nghi lẽ phải của ông trong việc đưa ra những phán xét quá gay gắt, song không thể không thấy được tính chân thực của chúng. Tư duy của Heraclite được thúc đẩy không phải bởi sự căm thù con người, mà chỉ bởi nỗi đau buồn của trái tim không phải bao giờ cũng có đủ sức lực để kìm nén. Heraclite tự nói về bản thân mình rằng: ông không học ai một điều gì, tất cả đều do ông tự khám phá ra và ông là một nhà tư tưởng cô độc. Tư tưởng của ông không những xuất hiện bên ngoài một truyền thống tư tưởng nhất định mà sau đó còn đứng biệt lập, ông không tạo ra trường phái triết học riêng của mình. Ông đã và vẫn là một nhà tư tưởng cô độc. Sự cô độc này hoàn toàn được quy định bởi sự độc đáo sâu sắc tới mức không ai có thể kế tục. Heraclite tạo ra một tư tưởng rất độc đáo mà không thể biến thành một hệ thống, thành một học thuyết cân đối, có logic và phổ biến. Những tư tưởng này làm cho mọi người lo lắng nhưng lại bị cuốn hút vo tận, nó thể hiện tinh thần sống động của triết lý, hoàn trả cho trí tuệ sự quan tâm sống động đến tồn tại, đến con người và số phận con người, kích thích sở thích tư duy. Do vậy việc đi sâu vào khám phá tư tưởng của nhà triết học này sẽ mang lại cho chúng ta nhiều bất ngờ thú vị. Heraclite viết nhiều, phát biểu nhiều nhưng cho tới nay người ta vẫn không tìm thấy một tác phẩm nguyên vẹn nào của ông mà chỉ sưu tầm, ghi chép được khá nhiều đoạn trích (khoảng 130 đoạn). Đây là những đoạn ông viết về triết học tự nhiên và những quan niệm biện chứng được cho là khó hiểu nhưng lại có nhiều giá trị sâu sắc. Để thấy rõ điều đó, tôi đã chọn đề tài “tư tưởng biện chứng trong triết học của Heraclite” để làm rõ hơn sự đóng góp to lớn của những tư tưởng đó trong lịch sử tư tưởng biện chúng nói riêng và lịch sử triết học nói chung

Trang 1

MỞ ĐẦU

Nền triết học Hy Lạp là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học Phương Tây Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống của triết học phương Tây sau này Nền triết học Trung cổ là khoảng lặng của những phách nhạc thời gian trải qua hàng ngàn năm Rồi mới được thăng hoa lên những nốt thăng cung bậc là thời

kỳ phục hưng Đây là giai đoạn quan trọng bừng dậy sau dấu lặng mà khoảng trắng quá dài Từ những âm ba của những nốt nhạc thăng trầm đó mà ta có cả nền triết học cận và hiện đại như hiện nay Trong bản nhạc giao hưởng đầy tính bác học của triết học phương tây, mà khúc dạo đầu lại rực rỡ âm sắc trang hoàng đó là những trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, nó bước ra khỏi những nốt nhạc trời đầy màu sắc thần linh để gảy lên bằng chính đôi tay của những người phàm tục Những đôi tay vàng đó được phản ánh qua những triết gia dệt nên những trang bất hủ bởi thời gian, một trong số đó không thể không nhắc tới tên tuổi của Heraclite Mà nhắc tới ông, người ta thường nhớ đến một nhà triết học với tư tưởng biện chứng độc đáo nhưng vô cùng sâu sắc

Heraclite sinh khoảng năm 540 TCN tại thành phố Ephes nằm ở trung tâm vùng Ionia – một trung tâm kinh tế, văn hóa nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại lúc bấy giờ Ông xuất thân từ dòng dõi quý tộc chủ nô Crodrit, trong đó tổ tiên của ông là những nhà cầm quyền và tư tế tối cao ở Ephes –thành phố nổi tiếng nhờ một trong bảy kỳ quan của thế giới – Đền thờ Arthemida bị Heostratius đốt và sau đó được khôi phục Song Heraclite không kế thừa cuộc đời và địa vị mà số phận dành cho ông Ông đã khước từ quyền lực và địa vị sang trọng mà dành nó cho người em, còn bản thân ông dành toàn bộ cuộc đời của nình cho công việc nghiên cứu vũ trụ Toàn bộ nhân cách của nhà triết học này được phản ánh trong quyết định này của ông Ông cố ý bác bỏ các con đường mà thế giới đi theo, không chấp nhận cả cuộc

Trang 2

sống con người, cả tư duy dưới diện mạo quen thuộc, vững chắc của nó Chính vì những tư tưởng và hành động khác người này mà ông có hai biệt danh là: “Khó hiểu” và “Lè nhè” Trong đó, biệt danh thứ nhất có nguồn gốc do những tác phẩm triết học quá khó hiểu của ông, thậm chí tên gọi của nó cũng không rõ ràng

Heraclite có thể là nhà tư tưởng mãnh liệt nhất thời cổ đại do vạch trần thói

hư tật xấu Ông không ngần ngại nói ra nhiều thứ từ trái tim cháy bỏng của mình với những lời lẽ thật gay gắt và bộc tệch Nó vạch trần và kết tội, không chấp nhận

sự yếu đuối ở nơi con người, không cam chịu quyền lực của thói quen và tập quán

Có thể coi các đòi hỏi của Heraclite đối với con người là thái quá, có thể hoài nghi

lẽ phải của ông trong việc đưa ra những phán xét quá gay gắt, song không thể không thấy được tính chân thực của chúng Tư duy của Heraclite được thúc đẩy không phải bởi sự căm thù con người, mà chỉ bởi nỗi đau buồn của trái tim không phải bao giờ cũng có đủ sức lực để kìm nén

Heraclite tự nói về bản thân mình rằng: ông không học ai một điều gì, tất cả đều do ông tự khám phá ra và ông là một nhà tư tưởng cô độc Tư tưởng của ông không những xuất hiện bên ngoài một truyền thống tư tưởng nhất định mà sau đó còn đứng biệt lập, ông không tạo ra trường phái triết học riêng của mình Ông đã

và vẫn là một nhà tư tưởng cô độc Sự cô độc này hoàn toàn được quy định bởi sự độc đáo sâu sắc tới mức không ai có thể kế tục Heraclite tạo ra một tư tưởng rất độc đáo mà không thể biến thành một hệ thống, thành một học thuyết cân đối, có logic và phổ biến Những tư tưởng này làm cho mọi người lo lắng nhưng lại bị cuốn hút vo tận, nó thể hiện tinh thần sống động của triết lý, hoàn trả cho trí tuệ sự quan tâm sống động đến tồn tại, đến con người và số phận con người, kích thích sở thích tư duy Do vậy việc đi sâu vào khám phá tư tưởng của nhà triết học này sẽ mang lại cho chúng ta nhiều bất ngờ thú vị

Trang 3

Heraclite viết nhiều, phát biểu nhiều nhưng cho tới nay người ta vẫn không tìm thấy một tác phẩm nguyên vẹn nào của ông mà chỉ sưu tầm, ghi chép được khá nhiều đoạn trích (khoảng 130 đoạn) Đây là những đoạn ông viết về triết học tự nhiên và những quan niệm biện chứng được cho là khó hiểu nhưng lại có nhiều giá

trị sâu sắc Để thấy rõ điều đó, tôi đã chọn đề tài “tư tưởng biện chứng trong triết

học của Heraclite” để làm rõ hơn sự đóng góp to lớn của những tư tưởng đó trong

lịch sử tư tưởng biện chúng nói riêng và lịch sử triết học nói chung

1 Tư tưởng về tính thống nhất vật chất của vũ trụ, về sự vận động, biến đổi vĩnh viễn của thế giới.

Khi phát triển các yếu tố của phép biện chứng, bản thân các nhà triết học Hy Lạp cổ đại về mặt chủ quan đã không ý thức được nó, không gọi những tư tưởng

đó là biện chứng Do vậy, đã không tự giác xây dựng nó thành hệ thống, mà nhiệm

vụ đó lại giao cho những hậu thế sau khi nghiên cứu về những tư tưởng của họ Vì thế mà Ph.Ăngnghen đã, sử dụng thuật ngữ “phép biện chứng tự phát” để chỉ cho phép biện chứng của giai đoạn này Tri giác mang tính chất chỉnh thể về thế giới, trong đó bao hàm cả bản thân chủ thể của sự tri giác đó, về thực chất là biểu hiện đầu tiên của quan điểm biện chứng tự phát về thế giới và điều đó được thể hiện rõ ngay ở những nhà triết học đầu tiên của xứ Ionia, trong đó có Heralite

Tư tưởng về sự thống nhất thế giới ở cái đơn nhất

Trước Heraclite, Thales, Anaximandr và Anaximen cũng đã đưa ra tư tưởng

về sự thống nhất thế giới ở cái đơn nhất như với Thales đó là nước, Anaximandr là Apeiros, còn Anaximen là không khí Đến Heraclite đó là lửa

Trang 4

Cũng như các nhà triết học của trường phái Mile, hình ảnh lửa của Heraclite không phải là ngọn lửa của tự nhiên mà là một ẩn dụ triết học

Khi coi lửa là bản nguyên vật chất, là nguyên tố vật chất đầu tiên của mọi dạng vật chất Theo Heraclite, toàn bộ vũ trụ chẳng qua chỉ là sản phẩm biến đổi của Lửa, “hết thảy mọi sự vật đều chuyển hóa thành lửa, lửa cũng chuyển hóa thành hết thảy sự vật” Heraclite đã đi đến quan niệm về tính thống nhất của vũ trụ Ông cho rằng, vũ trụ - cái thế giới mà con người đang sống trong đó – thống nhất ở một cái duy nhất là ngọn lửa vĩnh hằng, bất diệt Ông viết như sau: “Thế giới là một chỉnh thể bao gồm vạn vật Thế giới ấy không do bất cứ vị thần nào sáng tạo ra, cũng không do bất cứ người nào sáng tạo ra Thế giới là một ngọn lửa sống bất diệt trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai Ngọn lửa ấy cháy sáng trong khoảnh khắc nhất định và cũng lụi tàn đi trong một khoảnh khắc nhất định theo quy luật của nó Với quan niệm như vậy về Lửa, Heraclite cho rằng từ Lửa và dưới tác động của Lửa mà vật chất chuyển hóa thành các thể hơi, thể lỏng, thể rắn và các dạng vật chất ấy lại chuyển hóa theo con đường ngược lại, quay trở

về với lửa Heraclite viết như sau: “Tất cả được trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả cũng như hàng hóa trao đổi với vàng và vàng trao đổi với hàng hóa” Theo ông tùy theo độ lửa (nhiệt độ) mà vật chất có thể chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hai cấp độ hay theo hai con đường: con đường thượng (hay con đường đi lên) và con đường hạ (hay con đường đi xuống) Ông cho rằng Lửa chẳng những là nguyên nhân sinh ra mọi vật mà cong là nguồn gốc của mọi

sự vận động Ông cho rằng: “Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh ra từ cái chết của không khí” và ngược lại

Dựa vào việc nghiên cứu tự nhiên bằng quan sát trực tiếp và căn cứ vào những kinh nghiệm cảm tính, Heraclite đã khái quát thành một kết luận nổi tiếng

về vật chất vận động: “mọi vật đều trôi đi, chảy đi, không có cái gì đứng nguyên

Trang 5

tại chỗ”; “Tất cả mọi vật đều vận động, không có cái gì tồn tại mà lại cố định”, và rằng “Không ai có thể đi xuống cùng một dòng sông hai lần, vì nước mới không ngừng chảy trên sông”, ngay cả “mặt trời cũng mỗi ngày một mới” Với quan niệm về vận động này, nhiều nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã coi Heraclite là nhà triết học vận động và học thuyết của ông là “học thuyết về dòng chảy”

Nếu như các nhà triết học thuộc trường phái Milê chú ý nhiều về kết cấu vật chất thì Heraclite lại chú ý nhiều về vấn đề vận động Hình ảnh ngọn lửa cũng là hình ảnh sống động Tuy nhiên quan niệm về sự vận động vĩnh viễn của vật chất hay học thuyết về dòng chảy chỉ là nguyên lý xuất phát trong quan niệm của Heraclite về vũ trụ, là học thuyết xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học của ông chứ không phải là cái làm nên nét độc đáo, sự khác biệt rõ ràng giữa Heraclite với các nhà triết học trước hoặc cùng thời với ông, thậm chí với cả những nhà triết học sau ông

Heraclite nhận thấy vận động ở mọi nơi, mọi lúc, ông cũng không tìm thấy nguồn gốc của vận động ở bên ngoài sự vật, mà ở ngay chính bản thân nó, coi mâu thuẫn

là cái tạo ra vận động Heraclite khẳng định: “Ở vào mọi thời điểm, vạn vật đều hội tụ trong nó tất cả những mâu thuẫn” Từ quan niệm về vận động và mâu thuẫn, Heraclite nhận thức theo một cách mới so với đương thời về tồn tại và thuộc tính của nó Tồn tại luôn vận động nên tồn tại và phi tồn tại là một thể thống nhất Cũng vậy, thời gian với tư cách là thuộc tính của vật chất, vận động cũng là một thể thống nhất Heraclite nói rằng: “Chúng ta vừa bước xuống vừa không bước xuống cùng một dòng sông Chúng ta vừ tồn tại vừa không tồn tại” Ăngghen đã đánh giá quan niệm về vận động của Heraclite như sau: “Cái thế giới quan ban đầu, ngay thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, và lần đầu tiên đã được Heraclite trình bày một cáchrõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi,

Trang 6

mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong”

Như vậy có thể tóm lại quan niệm về vật chất và vận động của Heraclite trong một số nhận định như sau:

• Vận động là vĩnh viễn, phổ biến

• Mâu thuẫn là động lực của vận động

• Thế giới vận động trong trạng thái vừa tồn tại, vừa không tồn tại

2 Tư tưởng về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập trong thế giới vật chất

Tư tưởng về sự hài hòa của các mặt đối lập

Vấn đề về các mặt đối lập đã được nêu ra từ các nhà triết học Milê đầu tiên như Thales, Anaximandr, Anaximen Họ dù không ý thức và một cách hết sức thơ ngây đã đưa ra tư tưởng về sự phân đôi của sự thông nhất thành các mặt đối lập với

tư cách là nguyên tắc chủ động về sự xuất hiện và diệt vong trong tự nhiên Những suy luận của các nhà triết học Milê được phát triển sâu sắc trong triết học Heraclite Và có thể nói, cái làm nên nét độc đáo, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Heraclite và các nhà triết học trước ông, thậm chí với cả những nhà triết học sau ông là quan niệm hết sức độc đáo của ông về sự hài hòa, thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong vũ trụ và tính thống nhất của Vũ trụ ấy – quan niệm được coi là phỏng đoán thiên tài của ông về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Khẳng định tính thống nhất của thế giới, của vũ trụ ở ngọn lửa sống duy nhất, vĩnh hằng, Heraclite cho rằng thế giới hiện thực hay vũ trụ đang tồn tại ấy là cái duy nhất đồng thời là cái bội đa Quan niệm này đã đưa Heraclite đến một trình

độ khái quát triết học cao hơn, trừu tượng hơn về sự thống nhất của các đối lập trong vũ trụ Ông cho rằng mọi cái đồng nhất đều luôn tồn tại trong sự khác biệt và

Trang 7

đó là cái hài hòa của những cái căng thẳng đối lập, cũng như sức căng của dây cung, dây đàn, rằng “thiện và ác chỉ là một”, “sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già trước sau cũng đều là một” Coi đó là sự “tương phản”, “tương thành” của sự vật trong vũ trụ, Heraclite khẳng định: “Đối lập tạo ra sự hài hòa, giống như dây cung

và chiếc đàn sáu dây” Hết thảy mọi sự vật trong vũ trụ đều tồn tại trong thể thống nhất của cái phân chia được – cái không phân chia được, cái toàn bộ - cái bộ phận, cái đồng nhất – cái không phân chia được, cái được sinh ra – cái không được sinh

ra, cái chết – cái không chết, … giống như “cây cung tên gọi của nó là sống, nhưng tác dụng của nó là chết” Trong vũ trụ này, hết thảy “những vật xung khắc lẫn nhau hợp thành một Những âm điệu khác nhau hợp lại thành một hòa âm đẹp đẽ nhất”

Để hiểu được quan niệm của Herclite về sự hài hòa cũng như quan niệm về

sự đấu tranh của các mặt đối lập phải đặt chúng trong quan hệ với quan niệm về logos của ông Khi lý giải quan niệm về logos của ông, trong lịch sử triết học đã có cách giải thích khác nhau, nhưng nói chung hầu hết các nhà triết học hiện đại đều cho rằng trong quan niệm của Heraclite Logos là tính tất yếu, là quy luật, là cái vĩnh hằng, cái chung, cái phổ biến của thế giới, là sự anh minh của trí tuệ, là cái vốn có ở con người

Trong quan niệm của Heraclite, Logos có nghĩa là sự thống nhất của mọi cái hiện hữu Sự thống nhất ở đây có nghĩa là sự đồng nhất trong đa dạng, là sự hài hòa của những mặt đối lập, bất đồng với nhau Tư tưởng đó được ông dẫn ra với toàn bộ tính kiên định và nhất quán vốn có ở ông

Heraclite phê phán gay gắt các bậc tiền bối vì họ không hiểu sự thống nhất (sự trùng hợp, đồng nhất) của các mặt đối lập Ông cho rằng: “Sự uyên bác không dạy cho Hexiôt và Pitago, Xenophan và Hêcatê sự sáng suốt Hexiôt, người được

Trang 8

mệnh danh “thầy giáo của đa số” đã bị ông quở trách vì không những không hiểu ngày và đêm, mà còn gọi chúng là cái thống nhất”

Theo Hercalite, ngày và đêm, thiện và ác,… không phải là một, điều đó thì

ai cũng biết Song còn điều ngày và đêm, thiện và ác, cũng như mọi sự đối lập tạo thành một chỉnh thể thống nhất thì điều ít ai biết Đương nhiên, dể hiểu được rằng các sự đối lập kiểu như ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, chiến tranh – hòa bình,

… là nối tiếp nhau, tạo ra tính chu kỳ và có sự lặp lại nhất định Nhưng người ta,

kể cả những người uyên bác lại không hiểu được rằng tính chu kỳ, tính lặp lại đó được quy định bởi sự thống nhất, sự hòa hợp, sự hài hòa giữa các mặt đối lập tức bởi logos phổ biến

Các hình ảnh cái cung và cái thiên cầm ở Heraclite là tượng trưng cho trạng thái phổ biến của các sự vật và bản thân vũ trụ Với tư cách là sự thống nhất của các mặt đối lập trực diện, là sự hòa hợp và hợp nhau của chúng, sự hài hòa trong học thuyết của Heraclite đã mang tính phổ biến Ông luôn nhấn mạnh sự hài hòa và hòa hợp phổ biến của các mặt đối lập trực diện Với quan niệm này, ông cho rằng:

“thiện và ác cùng một cái duy nhất”, “đường đi lên và đi xuống cũng là một”,

“sống và chết là một ở ta” Ông cũng nói như vậy về đường thẳng và đường cong,

về cái không phải chính thể, cái chung và cái riêng,…

Ở Heraclite sự đối lập là trùng hợp tức là đồng nhất Ông giải thích tư tưởng

đó qua thí dụ về đường tròn mà ở bất kì điểm nào trên đường tròn đó thì “điểm đầu

và điểm cuối đều trùng hợp” Tuy nhiên đây không phải là sự trùng hợp tuyệt đối,

mà khi nói tới sự trùng hợp (đồng nhất) của các mặt đối lập, Heraclite chỉ muốn nói rằng: các mặt đối lập giả định lẫn nhau và không thể có được nếu thiếu nhau Chẳng hạn, con người không thể cảm thấy sức khỏe là quý nếu không biết mặt đối lập của nó là bệnh tật: “Bệnh tật làm cho sức khỏe quý hơn, cái ác làm cho cái

Trang 9

thiện cao cả hơn, cái đói làm cho cái no dễ chịu hơn, mệt mỏi làm cho nghỉ ngơi thú vị hơn” Cũng có thể nói như vậy về các thuộc tính và các chất lượng của vật, chúng chỉ có thể vạch ra và được nhận thức không bằng cách nào khác ngoài thông qua các mặt đối lập của chúng

Nếu Pitago và các môn đệ của ông chỉ hạn chế số các mặt đối lập trực diện ở mười cặp, thì Heraclite cho rằng: không cần phải xác định số lượng cụ thể của các cặp đối lập và ông nhận thấy sự đồng nhất giữa các mặt đối lập không nhưng giữa các sự vật khác nhau, giữa các sự vật và hiện tượng, trạng thái khác nhau (ngày – đêm, sống – chết,…) mà còn ở ngay trong một sự vật Chẳng hạn như theo Heraclite, nước biển vừa sạch, vừa bẩn: “Đối với cá nước biển có thể uống được, đối với người, nước biển lại không thể dùng để uống được” hay “sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già, trước – sau cũng đều là một” Khi vạch ra sự đồng nhất (trùng hợp) giữa các mặt đối lập trong các thí dụ đó, Heraclite đồng thời cũng làm sáng tỏ tính chất tương đối của sự đồng nhất đó

Theo Heraclite, các thuộc tính của sự vật trực tiếp đối lập với nhau là tùy thuộc và việc chúng có quan hệ với chất nào hay vật nào Nói cách khác, bản chất của sự vật và hiện tượng, các thuộc tính và chất lượng đa dạng của chúng được vạch ra không phải tự chúng, mà được xác định trong mối liên hệ và quan hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng Heraclite nói: “Con vượn đẹp nhất nhưng xấu xí so với loài người”, “Con người sáng suốt nhất nhưng chỉ là con vượn so với Thượng

đế xét về sự anh minh, về sắc đẹp và về mọi thứ khác”

Tư tưởng về sự đồng nhất tương đối giữa các mặt đối lập và tính tương đối của các thuộc tính của sự vật của Heraclite đã ảnh hưởng tới các nhà triết học khác như phái Ngụy biện đã rút ra kết luận về tính chất ước lệ (chủ quan) trong những mặt đối lập của các phán đoán, còn Platon và Aristotes thì khẳng định Heraclite

Trang 10

phải chịu trách nhiệm về chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa hư vô của phái Ngụy biện

Theo Heraclite, cả mức độ xác thực trong những suy đoán của con người lẫn tính chân thực và tính công bằng của nó đều được xác định bởi mức độ liên quan của nó với Dike với tư cách là chuẩn mực cao nhất của sự thực (chân lý và công bằng) hay với toàn bộ tính tương đối của sự vật và công việc tốt đẹp, cũng như các quan niệm của con người về chúng, thì sự vượt trội của nó đối với sự hài hòa “hữu hạn” – sự hài hòa của những hiện tượng đơn nhất

Sự thống nhất (đồng nhất), biến đổi của các mặt đối lập còn thể hiện ở chỗ, mỗi sự vật, hiện tượng trong quá trình biến đổi đểu phải trải qua những trạng thái đối lập, đều chuyển thành các mặt đối lập của mình Chẳng hạn, sống trở thành chết, thức trở thành ngủ, trẻ thành già, và ngược lại Ông viết: “Cái lạnh nóng lên, cái nóng lạnh đi, cái ướt khô đi, cái khô ướt lại”, “tất cả là sự trao đổi của các mặt đối lập”, “Cùng một cái trong chúng ta – cái sống và cái chết, cái thức và cái ngủm trẻ và già – cái này mà biến đổi thì thành cái kia, và ngược lại, cái kia mà biến đổi thành cái này”

Tuy nhiên, theo Heraclite sự hài hòa của các sự vật là tương đối và nhất thời

và do vậy tính xác định, tính ổn định và tính bền vững của các sự vật cũng là tương đối và nhất thời, vì sự hài hòa sớm hay muộn cũng bị phá hủy bởi cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập

Như vậy có thể nói khi đưa ra quan niệm về các mặt đối lập trong sự vật, Heraclite đã nói đến “sự phân đôi của cái thống nhất” mà việc nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó – cái làm nên thực chất, bản chất, đặc trưng, đặc điểm cơ bản nhất trong tư tưởng biện chứng của ông – đã khiến cho nhà triết học Aristotle như nhận xét của Lênin luôn phải “nát óc” và đấu tranh để chống lại

Ngày đăng: 19/01/2018, 17:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w