1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC điểm GIẢI PHẪU của CHÂN RĂNG cối lớn THỨ NHẤT hàm dưới LIÊN QUAN đến nội NHA và PHẪU THUẬT KHẢO sát TRÊN PHIM CBCT

132 860 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC BẢNG

    • Sự phân bố răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo giới tính và theo vị trí.

    • Sự phân bố tần suất số chân răng và số ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo theo giới tính.

    • Tần suất và tỉ lệ số chân răng và số ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo theo giới tính và theo vị trí.

    • Tần suất và tỉ lệ số ống tủy ở mỗi chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân.

    • Tần suất và tỉ lệ số ống tủy ở mỗi chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân.

    • Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân theo phân loại của Vertucci (1984).

    • Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo phân loại của Vertucci (1984).

    • Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới hai chân.

    • Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ba chân.

    • Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới hai chân theo giới.

    • Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ba chân theo giới.

    • Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới hai chân theo nhóm tuổi.

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới là một trong những răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên trong miệng, vào khoảng sáu tuổi, đánh dấu sự khởi đầu của bộ răng hỗn hợp. Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới mang đặc điểm cơ bản đặc trưng cho các răng cối lớn, có vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn và giữ kích thước tầng dưới mặt.

    • Trên lâm sàng, răng cối lớn thứ nhất hàm dưới là một trong các răng có tỉ lệ sâu mất trám cao nhất, kể cả ở lứa tuổi còn trẻ [2], [4], [131]. Những hiểu biết về hình thái chân răng, số lượng và vị trí ống tủy rất quan trọng và cần thiết trong quá trình điều trị nha khoa như điều trị nội nha, phẫu thuật cắt chóp, nhổ răng. Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hình thái chân răng và ống tủy khá phức tạp, đa số có hai chân răng và ba ống tủy [29], [115]. Tuy nhiên, ở các chủng tộc Mongoloid, tỉ lệ răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân (thêm một chân ở phía xa trong) tương đối cao, chiếm khoảng 20%, trong đó tỉ lệ ở người Nhật là 17,8% - 25,9% [30], [57], người Trung Quốc là 8% - 21,1% [21], [33], [113], [118], người Thái là 12,7% [50], nguời Eskimo là 12,5% - 19% [24], [26]; trong khi đó tỉ lệ này ở người châu Âu khá thấp, chỉ từ 0,9% - 4,3% [30], [100]. Số lượng ống tủy thay đổi khi răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân. Do đó, việc nghiên cứu về hình thái chân răng, số lượng và vị trí ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới sẽ giúp các nhà lâm sàng có thêm cơ sở khi điều trị nội nha răng này và tránh được sai lầm bỏ sót ống tủy, một nguyên nhân thường gặp gây thất bại trong điều trị nội nha.

    • Răng thường được điều trị nội nha nhiều nhất là răng cối lớn thứ nhất hàm dưới [101], [122], vì đây là răng vĩnh viễn mọc đầu tiên trên cung hàm và có hệ thống ống tủy phức tạp và cũng là răng có chức năng ăn nhai quan trọng cần được bảo tồn nhất [60]. Mặc dù tỉ lệ thành công của điều trị nội nha không phẫu thuật ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới khá cao nhưng vẫn có khoảng 26% trường hợp các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới cần phẫu thuật cắt chóp vì tổn thương quanh chóp còn tồn tại dai dẳng sau điều trị nội nha thông thường [40]. Tuy nhiên, đường vào của phẫu thuật cắt chóp ở các răng cối lớn hàm dưới khá khó khăn do vị trí sinh lý của răng, do vách xương ngoài dày và do mối liên quan giữa chóp các răng sau với ống thần kinh răng dưới. Trong thực hành nha khoa, ống răng dưới, nơi chứa bó mạch thần kinh xương ổ dưới, là một cấu trúc sống có thể bị xâm phạm khi tiến hành các thủ thuật can thiệp ở vùng răng sau hàm dưới như phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới [68], [76], điều trị tuỷ [43], [83], phẫu thuật cắt chóp răng [74], cấy ghép răng (implant) [61], [72], phẫu thuật chỉnh hình xương hàm dưới [112], [126], [127]. Tổn thương ống răng dưới là một biến chứng tuy hiếm gặp trong điều trị nội nha thông thường và phẫu thuật nội nha, nhưng lại là biến chứng nghiêm trọng và khó hồi phục, thường gây khó chịu nhất cho bệnh nhân với triệu chứng từ dị cảm nhẹ đến mất cảm giác hoàn toàn, tạm thời hoặc vĩnh viễn ở môi dưới, cằm và các răng hàm dưới tương ứng vùng phân bố cảm giác của thần kinh, có thể kèm theo đau. Tổn thương thần kinh làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do gây rối loạn các hoạt động chức năng như ăn, uống, phát âm, giao tiếp [61]. Điểm khác biệt giữa chấn thương thần kinh xương ổ dưới với những chấn thương thần kinh cảm giác ngoại biên khác là chấn thương này phần lớn gây ra do sự thiếu thận trọng trong quá trình điều trị và thường khó chữa khỏi hoặc cần thời gian khá lâu mới hồi phục [61]. Do vậy những thông tin về bề dày vách xương, các số đo khoảng cách quanh ống răng dưới theo vị trí từng chóp răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới là rất quan trọng trong một số lĩnh vực điều trị răng hàm mặt.

    • Chính vì các lý do nêu trên, nhiều nghiên cứu trên thế giới tập trung khảo sát những đặc điểm giải phẫu vùng răng cối lớn thứ nhất hàm dưới bao gồm hình thái chân răng, đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy chân răng, mối liên quan giữa chóp chân răng và cấu trúc giải phẫu quan trọng như ống răng dưới, với mong muốn tạo ra một bộ cơ sở dữ liệu về vùng giải phẫu quan trọng này, nhằm giúp các nhà lâm sàng đưa ra kế hoạch điều trị tối ưu nhất cũng như dự đoán được tiên lượng trước khi tiến hành điều trị phục hồi và bảo tồn răng này. Trong đó, nhiều nghiên cứu sử dụng phương tiện chủ yếu là Phim cắt lớp điện toán chùm tia hình nón (CBCT). Đây là công cụ tốt nhất hiện nay để khảo sát mô cứng vùng răng hàm mặt, theo ba chiều trong không gian với ưu điểm cho hình ảnh rõ nét, giảm thiểu độ biến dạng và kỹ thuật ít xâm lấn. Phim CBCT có thể cung cấp thông tin toàn diện về số lượng, vị trí chân răng, giải phẫu hệ thống ống tủy, kích thước các vách xương ổ răng, tương quan giữa các chóp răng với ống răng dưới của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới.

    • Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào khảo sát toàn diện và đồng thời các đặc điểm giải phẫu của chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ở người Việt bao gồm số lượng chân răng, đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy, bề dày vách xương ngoài và mối tương quan của các chóp chân răng này với ống răng dưới.

    • Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm giải phẫu của chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới liên quan đến nội nha và phẫu thuật: khảo sát trên phim CBCT” với các mục tiêu nghiên cứu sau:

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1 Các đặc điểm của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

      • Răng cối lớn (RCL) thứ nhất hàm dưới hay còn gọi là răng số 6, răng 6 hàm dưới thường có hai chân: một gần, một xa. Thân răng có chiều gần xa lớn hơn chiều ngoài trong. RCL thứ nhất hàm dưới có kích thước gần xa lớn nhất trong toàn thể bộ răng. RCL thứ nhất được xem như là neo chặn của bộ răng dưới. Mặt nhai có nhiều múi, chân răng vững chắc, vị trí của răng so với khớp thái dương hàm làm cho răng rất thích hợp với chức năng nhai nghiền. RCL thứ nhất hàm dưới có mặt nhai lớn nhất trên cung răng, có vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn, ổn định khớp cắn và giữ kích thước dọc tầng mặt dưới [6].

      • 1.1.1 Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân

        • RCL thứ nhất có nhiều biến thể về hình dạng giải phẫu, một trong những biến thể chính của răng này là có thêm chân răng phụ ngoài hai chân gần và chân xa. Điều này được mô tả lần đầu tiên trong y văn bởi Carabelli (1844) [18]. Chân răng phụ này có thể xuất hiện ở bất kì RCL hàm dưới nào. Bolk (1915) [16] đặt tên chân răng phụ của các RCL hàm dưới với thuật ngữ “radix entomolaris” khi chân răng phụ này “mọc” ra từ phía trong của chân xa (chân xa trong) và dùng thuật ngữ “radix paramolaris” để chỉ chân răng phụ “mọc” ra từ phía ngoài của chân gần (chân gần ngoài). RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân với chân phụ nằm ở phía ngoài (radix paramolaris) rất hiếm và ít gặp hơn nhiều so với RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân với chân phụ nằm ở phía trong (radix entomolaris). Theo Visser (1948) [116], tỉ lệ chân răng phụ nằm ở phía ngoài (radix paramolaris) ở RCL thứ nhất hàm dưới là 0%, ở RCL thứ hai hàm dưới là 0,5% và RCL thứ ba hàm dưới là 2%. Chân răng phụ xa trong (radix entomolaris) thường gặp hơn ở các RCL hàm dưới, trong đó gặp nhiều nhất ở các RCL thứ nhất hàm dưới (7,4%), ít gặp nhất ở các RCL thứ hai hàm dưới (0%) và các RCL thứ ba hàm dưới (3,7%).

        • Chân răng phụ xa trong thường nhỏ hơn chân xa ngoài và thường cong, có thể gây khó khăn khi điều trị nội nha hoặc dễ bị gãy trong quá trình nhổ răng. De Moor (2004) [28] phân loại chân răng này theo độ cong của chân răng theo hướng ngoài trong (Hình 1.1).

        • Loại I: chân răng thẳng.

        • Loại II: chân răng cong từ 1/3 cổ đến 1/3 giữa và thẳng ở 1/3 chóp.

        • Loại III: chân răng cong ở 1/3 cổ đến 1/3 giữa và tiếp tục cong ở 1/3 chóp.

          • Song (2010) [106] nghiên cứu RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân trên hình ảnh CBCT của 1775 người Hàn Quốc và phân loại hình thái răng này thành 5 loại, trong đó loại I, II, III giống De Moor và thêm 2 loại mới (Hình 1.2)[97]. Phân loại của Song bao gồm:

        • Loại I: chân răng thẳng.

        • Loại II: chân răng cong ở 1/3 cổ và phần còn lại đến chóp thẳng.

        • Loại III: chân răng cong 1/3 cổ đển 1/3 giữa và tiếp tục cong từ 1/3 giữa đến 1/3 chóp.

        • Loại IV: loại chân răng nhỏ, chiều dài chân răng nhỏ hơn 1/2 chiều dài chân xa ngoài.

        • Loại V: chân răng hình nón, rất nhỏ và không có ống tủy.

          • Theo kết quả nghiên cứu, tỉ lệ loại II chiếm 47,5% và loại III chiếm 40,5%.

          • Hình1.2. Phân loại RCL thứ nhất HD có ba chân theo Song (2010). [106]

      • 1.1.2. Các nghiên cứu về tỉ lệ răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân trên thế giới

        • Các nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện ở nhiều vùng lãnh thổ trên nhiều chủng tộc khác nhau. Kết quả cho thấy sự hiện diện của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân liên hệ trực tiếp tới chủng tộc. Ở người Mongoloid (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Eskimo) sự hiện diện của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân tương đối phổ biến, chiếm từ 13% - 32% [21], [24], [30], [33], [50], [57], [113], [118], trong khi tỉ lệ này ở người châu Âu (Caucasian), người châu Mĩ và người châu Phi (Negroid) là khá thấp, chỉ từ 0% - 5,2% [30], [97], [100].

        • Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu về tỉ lệ RCL thứ nhất HD có ba chân của các chủng tộc trên thế giới.

    • 1.2. Đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

      • 1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu hình thái ống tủy chân răng

        • Nhiều phương pháp khác nhau đã được các tác giả khác nhau thực hiện để nghiên cứu hình thái hệ thống ống tủy chân răng như:

        • Nội nha và chụp phim với các trâm đặt trong ống tủy.

        • Đánh giá hồi cứu trên phim tia X: phim quanh chóp.

        • Làm sạch răng và bơm chất nhuộm ống tủy.

        • Cắt răng và quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính hiển vi điện tử.

        • Dùng phương tiện tia X: CT, micro-CT (µCT).

        • Khảo sát trên phim CBCT.

      • 1.2.2. Phân loại giải phẫu hệ thống ống tủy

        • Hình thái hệ thống ống tủy được phân loại bởi nhiều nhà nghiên cứu: Weine (1969) [123], Pineda và Kuttler (1972) [92], Vertucci (1984) [115], trong đó phân loại của Vertucci được sử dụng khá phổ biến cho tới ngày nay khi nghiên cứu về hình thái hệ thống ống tủy chân răng. Vertucci và c.s. (1984) [115] nghiên cứu số lượng ống tủy, hình thể, sự phân nhánh ống tủy chính, sự thông nối ống tủy và vị trí lỗ chóp trên 2400 răng vĩnh viễn vừa nhổ, trong đó có 100 RCL thứ nhất hàm dưới. Sau khi nhổ, răng được khử khoáng, nhuộm và làm sạch. Răng được ngâm cố định trong dung dịch formalin 10%, khử khoáng với HCl 5%, rửa sạch với nước trong 12 giờ, đặt trong dung dịch KOH 5% trong 24 giờ. Sau đó, hematoxylin được bơm vào buồng tủy để nhuộm hệ thống ống tủy. Các mẫu được khử nước bằng cách ngâm trong cồn 70%, 95%, 100% (mỗi loại trong 5 giờ), sau đó cố định mẫu trong khối nhựa trong trong 24 giờ và quan sát dưới kính hiển vi. Tác giả đưa ra phân loại Vertucci gồm 8 loại, giúp các nhà lâm sàng có thêm cơ sở khi điều trị nội nha. Tác giả cho rằng nguyên nhân thường gây thất bại trong nội nha là do nhà lâm sàng bỏ sót ống tủy và hệ thống ống tủy không được trám bít hoàn toàn. Việc nắm rõ giải phẫu hệ thống ống tủy của tất cả các răng sẽ giúp tránh được điều này. Phân loại Vertucci được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu của các tác giả khác sau này về hệ thống ống tủy.

        • Phân loại ống tủy theo Vertucci gồm 8 loại (Hình 1.3):

        • Loại I: chỉ có một ống tủy từ buồng tủy đến lỗ chóp chân răng.

        • Loại II: có hai ống tủy xuất phát từ buồng tủy tạo thành hai ống tủy riêng biệt nhưng gặp nhau ở gần chóp để tạo thành một ống tủy và ra khỏi chân răng bằng một lỗ chóp.

        • Loại III: có một ống tủy xuất phát từ buồng tủy nhưng sau đó chia hai và gặp nhau ở gần chóp để tạo thành một ống tủy và ra khỏi chân răng bằng một lỗ chóp.

        • Loại IV: có hai ống tủy riêng biệt kéo dài từ buồng tủy tới chóp chân răng.

        • Loại V: một ống tủy xuất phát từ buồng tủy, sau đó tách ra tạo thành hai ống tủy và ra khỏi chân răng bằng hai lỗ chóp riêng biệt.

        • Loại VI: hai ống tủy xuất phát từ buồng tủy, kết hợp lại thành một ống tủy và sau đó lại chia hai và ra khỏi chân răng bằng hai lỗ chóp riêng biệt.

        • Loại VII: một ống tủy xuất phát từ buồng tủy, chia hai sau đó kết hợp lại thành một ống tủy và lại chia hai ở chóp với hai lỗ chóp riêng biệt.

        • Loại VIII: có ba ống tủy riêng biệt kéo dài từ buồng tủy đến chóp chân răng.

      • 1.2.3. Các nghiên cứu hình thái ống tủy răng cối lớn thứ nhất hàm dưới trên phim CBCT

        • Kỹ thuật thường dùng để nghiên cứu về định lượng và định tính của hệ thống ống tủy là nhuộm hốc tủy và làm trong răng [50], [115]. Những hiểu biết về hình thái hệ thống ống tủy rất cần thiết cho quá trình điều trị nội nha. Phim quanh chóp chỉ cho thấy hình ảnh hai chiều trong không gian nên không thể hiện đầy đủ số lượng ống tủy thật sự của răng trên phim. Neelakantan [85] báo cáo rằng mức độ chính xác của CBCT trong việc nghiên cứu và nhận biết hình thái ống tủy là tương đương với phương pháp nhuộm và làm trong răng. Ưu điểm của CBCT là không xâm lấn, cho hình ảnh ba chiều, quan sát được giải phẫu bên trong và bên ngoài của răng.

        • Wang và c.s. (2010) [120] đánh giá hình thái chân răng và ống tủy RCL thứ nhất hàm dưới của 558 người Trung Quốc bằng CBCT và phân loại hệ thống ống tủy theo Vertucci. Kết quả có 51,4 % RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy, 25,8% RCL thứ nhất hàm dưới có thêm một chân phụ (chân xa trong). Trong các RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy có 51,9 % là các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân và 48,1% là các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Đối với các RCL thứ nhất hàm dưới hai chân có 93,9% các ống tủy ở chân gần thuộc loại IV và 62,9% ống tủy ở chân xa thuộc loại I theo phân loại của Vertucci. Ở các RCL thứ nhất hàm dưới ba chân có 94,4% các ống tủy ở chân gần thuộc loại IV, 98,6% ống tủy ở chân ngoài xa và 100% các ống tủy chân trong xa đều thuộc loại I theo phân loại của Vertucci. Tác giả kết luận tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân và tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy ở người Trung Quốc là khá cao.

        • Miloglu và c.s. (2013) [82] đã khảo sát RCL thứ nhất hàm dưới của 323 đối tượng người Thổ Nhĩ Kỳ. Các yếu tố được quan sát gồm số lượng chân răng, số lượng ống tủy của mỗi chân răng và hình thể ống tủy của mỗi chân răng theo phân loại của Vertucci. Kết quả cho thấy tỉ lệ xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới ba chân ở người Thổ Nhĩ Kỳ là 2,4%. Tỉ lệ răng có hai ống tủy, ba ống tủy, bốn ống tủy, năm ống tủy lần lượt là 0,4%, 69,9%, 28,7% và 1%. Loại ống tủy thường gặp nhất ở chân gần là loại IV (59,5%), loại II (32,8%). Loại ống tủy thường gặp nhất ở chân xa là loại I (74,7%), loại II (12,3%) và loại IV (9,7%). Tác giả kết luận số lượng chân răng và số lượng ống tủy đều có thể nhìn thấy khá rõ ràng trên các mặt phẳng ngang (Axial) và cả ba mặt phẳng trong CBCT là công cụ hữu ích để nghiên cứu giải phẫu hệ thống ống tủy mà không cần can thiệp đến răng.

    • 1.3. Bề dày xương mặt ngoài và khoảng cách từ chóp mỗi chân răng đến ống răng dưới của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

      • 1.3.1. Các nghiên cứu xác định bề dày xương mặt ngoài và khoảng cách từ chóp mỗi chân răng đến ống răng dưới của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

        • Trên thế giới có hai nguồn tư liệu thường được sử dụng để nghiên cứu vị trí các cấu trúc giải phẫu này trong xương hàm là đo đạc trực tiếp trên xương khô hay trên xác và qua các hình ảnh chụp từ các phương tiện chẩn đoán hình ảnh ba chiều hiện nay như CT hay CBCT.

      • 1.3.2. Ứng dụng của các nghiên cứu xác định bề dày xương mặt ngoài và khoảng cách từ chóp mỗi chân răng đến ống răng dưới của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

        • Ống răng dưới là một cấu trúc hình ống chạy trong xương hàm dưới, bắt đầu từ lỗ hàm dưới ở mặt trong cành lên, sau đó chạy bắt chéo xuống dưới và ra trước. Ở vùng răng cối lớn, ống thường nằm sát mặt trong xương hàm dưới, sau đó chạy ra trước theo hướng lên trên và thoát ra ngoài ở lỗ cằm. Các thành phần chứa trong ống răng dưới gồm thần kinh, động mạch, tĩnh mạch nên gọi là bó mạch thần kinh xương ổ dưới [5].

        • Khi thực hiện điều trị nội nha và phẫu thuật cắt chóp cần lưu ý về mặt giải phẫu, đánh giá các cấu trúc giải phẫu quan trọng có liên quan như thần kinh xương ổ dưới đối để phòng ngừa tổn thương thần kinh. Các tác động tổn hại đến thần kinh xương ổ dưới sẽ đưa đến những dấu hiệu rõ nét về rối loạn cảm giác vùng môi dưới và vùng cằm. Các tác giả đã có nhiều báo cáo về điều trị nội nha, phẫu thuật cắt chóp và phẫu thuật chỉnh hàm ở vùng răng sau gây ra những tổn thương thần kinh xương ổ dưới lâu dài ở bệnh nhân bao gồm tê, dị cảm, loạn cảm, [74], [43], [83], [112]. Vì vậy xác định vị trí ống răng dưới so với các chóp RCL thứ nhất hàm dưới giữ vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch điều trị ở vùng răng này.

        • Phẫu thuật nội nha là biện pháp xử trí hay phòng ngừa các bệnh lý ở vùng chóp chân răng theo hướng tiếp cận phẫu thuật. Phẫu thuật nội nha bao gồm nhiều loại phẫu thuật khác nhau trong đó thông dụng nhất là phẫu thuật cắt chóp. Phẫu thuật cắt chóp thông qua đường niêm mạc nướu để lấy đi toàn bộ mô viêm ở vùng quanh chóp, một phần chóp răng liên quan đến mô viêm và trám ngược ở phần chóp để bít kín hệ thống ống tủy. Mở xương là một giai đoạn quan trọng trong phẫu thuật cắt chóp, cần hạn chế mở rộng xương quá mức để giảm triệu chứng sưng đau hậu phẫu và tránh làm tổn thương chóp chân răng kế cận. Phẫu thuật cắt chóp răng cối lớn hàm dưới có thể gặp khó khăn trong việc mở xương, nhất là trong trường hợp răng cối lớn hàm dưới có ba chân (hai chân ngoài và thêm một chân phụ ở phía xa trong). Ngay cả khi việc mở xương thuận lợi thì thất bại vẫn có thể xảy ra nếu việc trám ngược không thích hợp do phẫu trường hẹp, ống tủy eo thắt. Trong trường hợp này nên tạo ra một “cửa sổ xương” để việc cắt chóp và trám ngược được thực hiện dễ dàng và thuận lợi [65], [73]. Bề dày vách xương phía ngoài là một yếu tố quan trọng mà các phẫu thuật viên quan tâm.

    • 1.4. Tổng quan về CBCT trong nha khoa

      • Phim cắt lớp điện toán (CT) được giới thiệu đầu tiên bởi Godfrey Hounsfield năm 1972. Phát minh này của Hounsfield đã tạo ra ảnh hưởng rõ rệt đến lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh trong y học. Năm 1987, phim CT được ứng dụng nhằm khảo sát xương để điều trị cấy ghép Implant, sau đó việc sử dụng CT trong lĩnh vực răng hàm mặt tiếp tục phát triển và được xem như một bước tiến vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh. Kĩ thuật hình ảnh CT-scan hiện nay có nhiều dãy đầu dò xếp song song, cho phép cắt nhiều lớp cùng một lúc, dẫn đến thời gian chụp nhanh hơn và giảm thiểu phơi nhiễm tia cho bệnh nhân. Những lát cắt sau đó có thể được tổng hợp và xây dựng hình ảnh ba chiều trong không gian (3D). Khoảng cách giữa các lát cắt cũng có thể thay đổi, lát cắt càng gần thì hình ảnh trong không gian càng chính xác nhưng cũng làm tăng mức độ nhiễm xạ cho bệnh nhân. Nhược điểm của CT-scan là giá thành cao, lượng tia X nhiều so với X quang thông thường, thiết bị cồng kềnh nên thường chỉ được trang bị cho các bệnh viện, ít được sử dụng trong nha khoa thực hành nói chung.

      • CBCT là kỹ thuật tạo ảnh dựa trên một chùm tia X hình nón đặt chính giữa bộ cảm biến hai chiều không gian (2D) (Hình 1.4). Hệ thống nguồn – cảm biến này sẽ xoay một vòng quanh vật thể cần chụp và tạo ra một loạt ảnh hai chiều không gian, những hình ảnh này sau đó được tái hiện lại thành hình ảnh trong ba chiều không gian (3D) bằng bộ biến đổi thuật toán do Felfkamp và c.s. xây dựng năm 1984 [37]. Song song với sự phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học khác, CBCT chuyên biệt cho vùng răng hàm mặt tiến bộ nhanh chóng cuối những năm 1990, tiên phong là Arai và c.s. (Nhật), Mozzo và c.s. (Ý) [11], [84] sau đó là giai đoạn bùng nổ của CBCT trong răng hàm mặt với hàng loạt nghiên cứu về ứng dụng của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này [31].

      • Hình 1.4. Chùm tia X hình nón quay xung quanh vật cần chụp, hình ảnh được thu thập bởi một bảng đầu dò.

      • (Nguồn: http://www.en.wikipedia.org/wiki/Cone_beam_computed _tomography)

      • Các hệ thống CBCT nhanh chóng được cải tiến về chất lượng hình ảnh, thời gian chụp, liều lượng tia. CBCT kỹ thuật số sau khi chụp sẽ chuyển dữ liệu được chụp thành dạng DICOM và lưu trữ trên máy tính hay đĩa CD. Sau đó, phần mềm chuyên dụng dựng lại hình ảnh có thể quan sát được. CBCT rất phù hợp chẩn đoán hình ảnh vùng sọ mặt, với ưu điểm hình ảnh rõ nét, độ tương phản giữa các cấu trúc cao, và đặc biệt hữu ích trong đánh giá xương. CBCT khác với kĩ thuật CT trong y khoa ở đặc điểm liều lượng tia ít hơn, được điều chỉnh phù hợp vùng giải phẫu cần chụp. Chùm tia X có dạng hình nón và tạo nên khối dữ liệu có hình trụ hay hình cầu, gọi là vùng khảo sát - field of view (FOV). Liều tia có hiệu quả của máy quét CBCT khá thay đổi nhưng thường chỉ tương đương với một phim toàn cảnh và thấp hơn phim CT ở hàm trên hay hàm dưới [89]. Điều này sẽ giúp bệnh nhân giảm được lượng tia xạ bị nhiễm. Tuy vậy, CBCT vẫn còn những hạn chế khi xem xét mô mềm và các nhà khoa học vẫn đang tìm cách phát triển kỹ thuật, phần mềm để làm tăng độ tương phản hình ảnh [99].

      • 1.4.1 Ứng dụng của CBCT trong nha khoa

        • CBCT là một công cụ hữu ích phục vụ cho việc chẩn đoán trước, lên kế hoạch điều trị và theo dõi, đánh giá sau cấy ghép implant.

        • Trong chỉnh hình răng mặt, CBCT cung cấp các hình ảnh sọ nghiêng và toàn cảnh cho phép chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị và theo dõi tiến trình điều trị.

        • Khảo sát khớp thái dương hàm: trên ảnh 2D và 3D khớp thái dương hàm, phần mềm tự động phân đoạn, đo đạc, có thể xem lồi cầu và hõm khớp độc lập, khảo sát chuyển động của lồi cầu.

        • Đánh giá khiếm khuyết ở xương hàm, u nang, chấn thương hàm mặt…

        • Khảo sát các cấu trúc giải phẫu quan trọng như ống thần kinh răng dưới, xoang hàm, hố mũi, trước khi can thiệp điều trị.

        • Đánh giá răng khôn lệch ngầm hay các bất thường răng khác (thiếu răng bẩm sinh, thừa răng, mầm răng lạc chỗ…).

        • Đánh giá tình trạng bệnh nha chu.

        • Khảo sát hình dạng đặc điểm ống tủy khó, hình dạng bất thường…

      • 1.4.2 Ứng dụng của CBCT trong lĩnh vực nội nha [88]

        • CBCT là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh các cấu trúc của vùng răng hàm mặt theo ba chiều, chất lượng cao, chính xác, có thể cung cấp những vùng hình ảnh nhỏ với liều tia thấp đủ để phân tích vùng không gian cần thiết, ứng dụng trong chẩn đoán nội nha, hướng dẫn điều trị và đánh giá kết quả sau điều trị. CBCT cung cấp nguồn tham khảo quý giá để thiết lập kế hoạch phẫu thuật nội nha.

        • Trong nội nha, CBCT giúp các nhà lâm sàng xác định cấu trúc giải phẫu hệ thống ống tủy, chẩn đoán nội, ngoại tiêu hay những bất thường về cấu trúc giải phẫu răng, phát hiện sai đường, thủng ống tủy hay nứt gãy chân răng mà trên phim quanh chóp khó thấy được.

        • CBCT đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và đã có nhiều ứng dụng thiết thực trong lĩnh vực nha khoa với nhiều ưu điểm hơn các kĩ thuật hình ảnh khác. Tuy nhiên, việc ứng dụng CBCT vào lĩnh vực nội nha, đặc biệt là nội nha lâm sàng, vẫn còn những khó khăn nhất định (giá thành cao, lượng tia bị nhiễm nhiều hơn so với phim tia X thông thường). Vì thế CBCT vẫn còn chưa được phổ biến trong điều trị nội nha nói chung, đặc biệt là ở nước ta. Trong tương lai, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng CBCT sẽ được ứng dụng ngày một rộng rãi hơn trong lĩnh vực nội nha, phối hợp với phim trong miệng thường quy giúp cho công việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

    • 1.5. Tại Việt Nam

      • Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào khảo sát toàn diện và đồng thời các đặc điểm giải phẫu của chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ở người Việt bao gồm số lượng chân răng, đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy, bề dày vách xương ngoài và mối tương quan của các chóp chân răng này với ống răng dưới. Một số công trình nghiên cứu tuy có đề cập nhưng không đi sâu vào mối liên quan giữa các chóp chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới với ống răng dưới vì đối tượng của các nghiên cứu này chủ yếu là tập trung khảo sát đặc điểm hình thái, vị trí ống răng dưới và cỡ mẫu nhỏ như nghiên cứu hình thái ống răng dưới qua phim toàn cảnh có bơm chất cản quang trên 21 xương khô hàm dưới của Nguyễn Thị Bích Thu và c.s. (2006) [3], nghiên cứu đánh giá ống răng dưới ở vùng các răng cối lớn trên CBCT quét từ 10 mẫu xương khô có đối chứng với đo trực tiếp của Nguyễn Ngọc Hải và c.s. (2008) [86], nghiên cứu mô tả các đặc điểm lỗ cằm và ống răng dưới vùng liên quan với các răng sau trên hình ảnh MSCT trên 67 cá thể của Cao Thị Thanh Nhã (2012) [1]. Vì vậy, chúng tôi mong muốn thực hiện nghiên cứu khảo sát các đặc điểm giải phẫu của chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới nhằm cung cấp thêm thông tin cần thiết giúp cho các nhà lâm sàng có cái nhìn khái quát khi tiến hành các điều trị phục hồi và bảo tồn ở vùng răng quan trọng này.

    • 1.6. Tóm tắt tổng quan tài liệu

      • Qua các nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu của chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

      • Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành, nhằm xác định các đặc điểm hình thái chân răng vùng răng quan trọng này. Trong các nghiên cứu đó, phương pháp nghiên cứu có thể giống nhau hay khác nhau và kết quả được công bố cũng có thể tương đồng hay khác biệt tùy chủng tộc, cách thức chọn mẫu. Cần có một đánh giá khách quan, chính xác, toàn diện và đồng thời các đặc điểm giải phẫu của chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới bao gồm số lượng chân răng, đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy, bề dày vách xương ngoài và mối tương quan của các chóp chân răng này với ống răng dưới riêng cho mỗi dân tộc. Từ đó xây dựng một bộ dữ liệu dùng làm cơ sở chẩn đoán và lên kế hoạch trong điều trị nha khoa phục hồi và bảo tồn vùng răng ăn nhai có chức năng quan trọng này.

      • Tại Việt Nam, cần thiết có một nghiên cứu xác định các đặc điểm về hình thái và giải phẫu hệ thống ống tủy của chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, giá trị trung bình các số đo khoảng cách quanh ống răng dưới và bề dày vách xương theo vị trí từng chóp răng tương ứng sử dụng phương tiện là CBCT. Tuy bước đầu nghiên cứu chưa thể đại diện cho toàn thể người Việt nhưng có thể tạo cơ sở để các nhà thực hành lâm sàng có sự đánh giá đúng khi lựa chọn phương án để điều trị phục hồi và điều trị phẫu thuật ở vùng răng này. Ngoài ra, đây là tiền đề cho những nghiên cứu qui mô lớn hơn với mẫu nghiên cứu trải rộng toàn lãnh thổ Việt Nam để có sự so sánh giữa các vùng miền.

  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ

  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 2.1.1. Mẫu nghiên cứu

        • Mẫu nghiên cứu gồm phim CBCT xương hàm dưới của 166 cá thể thỏa điều kiện chọn mẫu được chụp theo chỉ định của bác sĩ tại Trung tâm CT nha khoa Nguyễn Trãi – địa chỉ 132 An Bình – Quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016.

      • 2.1.2. Cỡ mẫu: tính theo công thức:

        • Trong đó:

        • N: cỡ mẫu nghiên cứu.

        • α: xác suất sai lầm loại I (α = 0,02). Độ tin cậy 98%.

        • Z1-α/2 : trị số phân phối chuẩn (Z1-α/2 = 2,32).

        • p: tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở người Thái Lan (p = 0,127).

        • d: độ chính xác mong muốn (d = 0,06).

        • Dựa vào tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở người Thái Lan (nghiên cứu của Gulabivala và c.s. (2002) [50]) p = 0,127. Trong nghiên cứu này tính được cỡ mẫu tương ứng là n = 166.

      • 2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu

        • Hình ảnh CBCT xương hàm dưới của người Việt Nam có đủ hai răng cối lớn thứ nhất hàm dưới (răng 36 và răng 46). Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới thỏa điều kiện: răng phát triển đầy đủ và đã đóng chóp. Các răng khảo sát không có bất thường về vị trí, không có tiêu ngót chân răng, bệnh lý nha chu, nhiễm trùng chóp ảnh hưởng đến việc đánh giá vách xương, ống thần kinh răng dưới.

        • Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới không có điều trị nội nha. Thân và chân răng không bị các tổn thương (sâu răng, mòn răng, nứt) hay miếng trám lớn ảnh hưởng đến hốc tủy.

        • Có đầy đủ thông tin về năm sinh, giới tính, ngày chụp.

        • Phim đạt chuẩn, hình ảnh rõ nét, độ sáng đủ, độ tương phản rõ.

      • 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ

        • Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới đã chữa tủy, có trám bít ống tủy chân răng.

        • Răng có sang thương quanh chóp, có phục hình cố định đặt chốt trong chân răng.

        • Răng có phẫu thuật vùng chóp hay mất chất chân răng.

        • Răng bị ngoại tiêu hay nội tiêu, canxi hóa ống tủy chân răng.

        • Có răng mất ở vùng răng sau hàm dưới đã được thay thế bằng Implant.

        • Có bệnh lý ở xương hàm dưới làm ảnh hưởng đến vị trí ống răng dưới vùng liên quan tới các răng cần khảo sát.

    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả.

      • 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu

        • Đĩa CD lưu lại hình ảnh chụp CBCT của từng bệnh nhân dưới dạng dữ liệu DICOM.

        • Phần mềm EzImplant CD viewer cho phép khảo sát và đo đạc mô cứng và mô mềm từ dữ liệu phim CBCT của bệnh nhân.

          • Chức năng phần mềm EzImplant CD viewer: xem hình ảnh theo các mặt phẳng cắt có thể điều chỉnh được, quay hình ảnh theo 3 chiều trong không gian, phóng to, thu nhỏ, đo đạc, chỉnh độ sáng tối. Khoảng cách giữa các lát cắt có thể điều chỉnh đến 0,1 mm.

          • Ứng dụng: chẩn đoán trong phẫu thuật lấy răng ngầm, dị vật, khảo sát các bệnh lý u nang vùng xương hàm, phân tích để xác định vị trí và kích thước đặt Implant, khảo sát và lưu trữ dữ liệu cho điều trị, nghiên cứu.

        • Máy chụp CBCT tại trung tâm CT Nguyễn Trãi (Hình 2.5):

          • Máy CBCT Picasso Trio của Công ty Ewoo Vatech – Hàn Quốc, với các thông số kỹ thuật như sau:

          • Nguồn: 110/220V, 50/60Hz, 1,3kW

          • Hiệu điện thế: 85 Kvp

          • Cường độ dòng điện: 4,8 mA

          • FOV: 8 x 5 cm (chỉ chụp hàm trên hay hàm dưới)

          • Chiều dày mỗi lát cắt: 0,1 mm

          • Khoảng cách giữa hai lát cắt: 1 mm

          • Kích thước voxel: 0,2 mm

          • Thang độ xám (greyscale): 12 bit

          • Thời gian chụp: 15 giây

          • Quay 1 vòng duy nhất 360º

          • Thời gian dựng ảnh 3D: 29 giây

          • Tất cả phim CBCT đều chụp bằng một máy CBCT Picasso Trio bởi cùng một kỹ thuật viên đã được huấn luyện định chuẩn.

          • Chuẩn bị bệnh nhân chụp:

          • Bệnh nhân tháo bỏ trang sức vùng đầu mặt, mặc áo chì.

          • Bệnh nhân đứng thẳng lưng, hai tay nắm hai thanh vịn trên máy.

          • Mặt phẳng dọc giữa thẳng góc với sàn nhà.

          • Mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà.

          • Cằm đúng vị trí trên tựa cằm.

          • Răng cửa cắn đúng vị trí trên thanh cắn bằng nhựa.

          • Cong lưỡi lên chạm vòm khẩu.

          • Gài dây cố định đầu bệnh nhân.

          • Bệnh nhân không di chuyển trong quá trình chụp phim.

          • Lưu trữ và chuyển hình ảnh vào máy tính.

            • Hình 2.5. Máy CBCT Picasso Trio (Ewoo) sử dụng trong nghiên cứu.

            • Dữ liệu được xem trên máy chủ nếu đạt tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được lưu trên đĩa CD dưới dạng DICOM và chuyển sang máy tính có phần mềm EzImplant CD viewer để đo đạc. Máy tính để đọc phim có màn hình phẳng 14 inch, độ phân giải 1366 x 768 pixel.

      • 2.2.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu

        • Bước 1: Chọn lựa mẫu

        • Hình ảnh CBCT thu thập từ trung tâm CT đạt tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được quan sát trên máy tính màn hình phẳng 14 inch, độ phân giải 1366 x 768 pixel với phần mềm EzImplant CD viewer.

          • Bước 2: Tiến hành đo đạc và ghi nhận kết quả

          • Hình 2.6. Điều chỉnh các mặt phẳng trên phần mềm EzImplant CD viewer.

        • Ghi nhận mã số phim, giới tính, tuổi, ngày chụp, tên bệnh nhân (viết tắt) vào phiếu thu thập (phụ lục 1).

        • Khi tiến hành đo phần thông tin của bệnh nhân trên phim và trên phiếu thu thấp kết quả được che đi.

        • Phim cần đo được chuyển về chế độ xem gốc ban đầu (thao tác Reset all), với độ phóng đại 1,5 lần (Hình 2.6).

        • Ghi nhận vị trí răng (răng 36 và răng 46), sự xuất hiện của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân, răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân ở mỗi cá thể. Xác định số lượng chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới bằng cách: trong mặt phẳng ngang (Axial), di chuyển các lát cắt trên thiết diện ngang của chân răng từ đường nối men xê-măng đến chóp. Quan sát số lượng chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo ba mặt phẳng.

        • Khảo sát các đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới trên hình ảnh CBCT: trong mặt phẳng ngang (Axial), di chuyển các lát cắt trên thiết diện ngang của ống tủy từ sàn tủy đến chóp. Quan sát theo thiết diện ngang ở những mức sau: miệng ống tủy, phần ba giữa chân răng, phần ba chóp chân răng. Quan sát ống tủy của từng chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo ba mặt phẳng. Xác định số lượng ống tủy và phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo Vertucci (1984). (Hình 2.7).

          • Hình 2.7. Các lát cắt trên mặt phẳng ngang (Axial).

        • Xác định các kích thước ở vùng răng cối lớn thứ nhất hàm dưới:

          • Phim cần đo được chuyển về chế độ xem gốc ban đầu (thao tác Reset all), với độ phóng đại 1,5 lần.

          • Trong mặt phẳng ngang (Axial) di chuyển gốc trục tọa độ đến chính giữa mỗi chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới cần đo, đường cắt đứng dọc theo hướng ngoài – trong, chia chân răng thành hai phần tương đối bằng nhau.

          • Trong mặt phẳng đứng dọc (Sagittal) điều chỉnh đường cắt đứng dọc theo trục mỗi chân răng cần đo.

          • Tiến hành vẽ và đo đạc trong mặt phẳng đứng ngang (Coronal) (độ phóng đại 2 lần). Xác định các kích thước tại vị trí mỗi chân răng (Hình 2.8):

            • Hình 2.8. Xác định các kích thước tại vị trí mỗi chân răng.

            • Khoảng cách 1: bề dày xương từ mặt ngoài xương hàm dưới tới chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, ở vị trí cách chóp chân răng 3 mm.

            • Khoảng cách 2: bề dày xương từ mặt trong xương hàm dưới tới chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, ở vị trí cách chóp chân răng 3 mm.

            • Khoảng cách 3: bề rộng xương hàm dưới ở vị trí cách chóp chân răng 3 mm.

            • Khoảng cách 4: khoảng cách từ ống răng dưới tới bờ ngoài xương hàm dưới.

            • Khoảng cách 5: khoảng cách từ ống răng dưới tới bờ trong xương hàm dưới.

            • Khoảng cách 6: bề rộng xương hàm dưới đi ngang qua ống răng dưới.

            • Khoảng cách 7: khoảng cách giữa ống răng dưới so với chóp chân răng theo chiều đứng (là khoảng cách giữa đường tiếp tuyến với chóp chân răng và đường tiếp tuyến với bờ trên ống răng dưới).

      • 2.2.4. Biến số nghiên cứu

      • 2.2.5. Thu thập và xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm Excel 2010, và SPSS 18.0 for Windows.

        • Đánh giá độ tin cậy:

          • Chọn ngẫu nhiên 33 phim CBCT để xác định lại điểm mốc và đo lại lần thứ hai sau lần thứ nhất trên 2 tuần.

          • Đối với biến định lượng, so sánh giữa hai lần đo bằng hệ số tương quan nội lớp ICC ( Intraclass correlation coefficient).

          • Đối với biến định tính: dùng chỉ số Kappa để đo lường độ kiên định của người đo.

        • Thống kê mô tả:

          • Dùng số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất để mô tả các biến định lượng.

          • Dùng tần số, tỉ lệ phần trăm để mô tả các biến định tính.

        • Thống kê phân tích:

          • Dùng kiểm định t cho hai mẫu độc lập với phương sai đồng nhất hay không đồng nhất để so sánh các trị số trung bình đo đạc của các biến định lượng theo tuổi, giới và giữa hai bên hàm (hay dùng phép kiểm Mann-Whitney khi biến định lượng có phân phối không chuẩn).

          • Dùng kiểm định chi bình phương để so sánh tỉ lệ phần trăm của từng biến định tính theo tuổi, giới và giữa hai bên hàm.

          • Dùng kiểm định ANOVA để so sánh sự khác biệt giữa các số đo trung bình giữa 3 nhóm độc lập với nhau. Nếu có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 3 nhóm thì sử dụng kiểm định Bonferroni để so sánh xem sự khác biệt xảy ra giữa các cặp nào.

        • Tất cả phép kiểm đều được sử dụng với độ tin cậy 95% và kết luận dựa vào giá trị p:

          • p < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

          • p > 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

      • 2.2.6. Kiểm soát sai lệch thông tin

        • Để khắc phục sai lệch trong đo đạc, tất cả số đo đều được đo đạc bởi tác giả dưới sự tập huấn về cách dựng mặt phẳng cắt và cách đo bởi một bác sĩ chuyên về chẩn đoán hình ảnh trên CBCT, những trường hợp khó ghi nhận đều được thông qua ý kiến của chuyên gia này.

    • 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

      • Nghiên cứu của chúng tôi không vi phạm y đức vì

      • Phim CBCT hiện được xem là phương tiện chẩn đoán tốt nhất, với hình ảnh chi tiết có thể khắc phục nhược điểm của phim hai chiều và được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán.

      • Nghiên cứu chỉ thu thập phim của bệnh nhân có chỉ định chụp CBCT tại phòng CT Nguyễn Trãi theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

      • Các thông tin của BN được bảo mật hoàn toàn và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

      • Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh (tháng 10 / 2015).

  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

    • Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 06/2016 tại trung tâm CT Nguyễn Trãi, 132 An Bình, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh. Sau khi khảo sát hình ảnh CBCT của 166 cá thể, chúng tôi ghi nhận một số kết quả như sau:

    • 1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

      • Mẫu nghiên cứu gồm phim CBCT của 166 người, trong đó nam chiếm 56,6% và nữ chiếm 43,4%. Xét theo nhóm tuổi có 83 đối tượng từ 30 – 50 tuổi, cao hơn gấp đôi so với đối tượng dưới 30 tuổi (41 người) và trên 50 tuổi (42 người).

      • Mỗi đối tượng trong mẫu nghiên cứu được khảo sát 2 răng cối lớn thứ nhất hàm dưới gồm răng 36 và răng 46, tổng cộng có 332 răng được nghiên cứu.

    • 2 Đặc điểm sự phân bố của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân

      • 3.1.1. Tỉ lệ phân bố của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân

        • Sau khi tiến hành khảo sát hình ảnh CBCT của 166 người nêu trên với 332 RCL thứ nhất hàm dưới, chúng tôi nhận thấy phần lớn (87,7%, 291/332) các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân. Tổng số RCL thứ nhất hàm dưới ở 166 người là 332 răng, trong đó có 291 RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, 41 RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân tính theo số răng là 12,3% (Bảng 3.6).

        • Trong 166 người có 27 người có ít nhất một RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, 139 người còn lại có RCL thứ nhất hàm dưới hai chân ở cả hai bên phần hàm. Như vậy tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở người Việt là 16,3%.

      • 3.1.2. Sự phân bố của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo vị trí (bên xuất hiện)

        • Tỉ lệ người có cả hai RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở cả hai bên hàm là 8,5%. Số người chỉ có RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở một bên hàm chiếm 7,8 % trong số 166 người. Trong đó, tỉ lệ người chỉ có một RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở bên phải chiếm 6,6%, cao hơn so với tỉ lệ người chỉ có một RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở bên trái là 1,2% (Bảng 3.7).

        • Trong 166 người, tỉ lệ người có RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở bên trái là 9,7%, tỉ lệ này ở bên phải là 15,1%. Tuy nhiên sự phân bố của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân theo vị trí (bên xuất hiện) khác biệt không có ý nghĩa (kiểm định Chi bình phương p > 0,05).

        • Trong 27 người có ít nhất một RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, tỉ lệ người có RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở cả hai bên và tỉ lệ người có RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở một bên xấp xỉ 1:1 (Bảng 3.8). Như vậy sự xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân có thể đối xứng hoặc không đối xứng.

      • 3.1.3. Sự phân bố của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo giới

        • Trong 166 người tham gia vào nghiên cứu, có 94 nam và 72 nữ. Tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới hai chân ở nữ là 87,5% cao hơn ở nam là 80,9%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).Tỉ lệ nam có RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân là 19,1%, cao hơn so với tỉ lệ này ở nữ là 12,5% (Bảng 3.9). Đặc điểm RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, sự phân bố này theo giới khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

        • Hình 3.9. Lát cắt trên mặt phẳng ngang (Axial): BN Nguyễn C., nam, 47 tuổi, có RCL thứ nhất HD ba chân bên (P) và RCL thứ nhất HD hai chân bên (T).

        • Hình 3.10. Lát cắt trên mặt phẳng ngang (Axial): BN Võ Thị Trúc L., nữ, 31 tuổi, có RCL thứ nhất HD ba chân ở hai bên.

        • Bảng 3.9. Sự phân bố răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo giới tính.

        • Bảng 3.10. Sự phân bố răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo giới tính và theo vị trí (bên xuất hiện).

    • 3 Đặc điểm sự phân bố của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo số lượng chân răng và số lượng ống tủy

      • Tỉ lệ phân bố RCL thứ nhất hàm dưới theo số lượng chân răng và số lượng ống tủy được liệt kê trong Bảng 3.11 và Bảng 3.12. Tần suất các RCL thứ nhất hàm dưới có hai ống tủy, ba ống tủy, bốn ống tủy lần lượt là 4,5%, 66,6% và 28,9%. Sự phân bố này theo giới tính và theo vị trí khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

      • Ở các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, tỉ lệ răng có hai, ba, bốn ống tủy lần lượt là 4,5%, 66%, 17,2%. Hầu như tất cả các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân đều có bốn ống tủy, chỉ có 2 răng là có ba ống tủy.

      • Bảng 3.11. Sự phân bố tần suất số chân răng và số ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo theo giới tính.

      • Bảng 3.12. Tần suất và tỉ lệ số chân răng và số ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo theo giới tính và theo vị trí.

      • Trong các RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy thì có đến 40,6% (39/96) là RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân.

      • Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phổ biến nhất là RCL thứ nhất hàm dưới hai chân và có ba ống tủy (66%), kế đến là RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, bốn ống tủy (17,2%) và RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, bốn ống tủy (11,7%). Các RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, hai ống tủy (4,5%) và các RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, ba ống tủy (0,6%) rất ít gặp, chiếm tỉ lệ khá nhỏ.

    • 4 Phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo phân loại của Vertucci (1984)

      • 3.1.4. Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo phân loại của Vertucci (1984)

        • Mẫu nghiên cứu gồm 332 RCL thứ nhất hàm dưới: 291 RCL thứ nhất hàm dưới hai chân và 41 RCL thứ nhất hàm dưới ba chân. Chúng tôi khảo sát hình thái ống tủy mỗi chân răng của các răng này.

        • Bảng 3.13 thể hiện tần suất và tỉ lệ số ống tủy ở mỗi chân răng của RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân. Trong 291 chân gần của RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, có 275 chân răng (94,5%) có hai ống tủy, còn lại (5,5%) là có một ống tủy. Trong 291 chân xa có 235 chân răng (80,8%) có một ống tủy, còn lại (19,2%) là có hai ống tủy.

        • Bảng 3.14 thể hiện tần suất và tỉ lệ số ống tủy ở mỗi chân răng của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Trong 41 chân gần RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, có 38 chân răng (92,7%) có hai ống tủy, các chân răng còn lại (7,3%) có một ống tủy. Trong 41 chân xa ngoài, có 40 (97,6%) chân răng có một ống tủy, chỉ có 1 chân răng (2,4%) là có hai ống tủy. Tất cả các chân xa trong đều chỉ có một ống tủy.

        • Tần suất và tỉ lệ các ống tủy chân răng phân loại theo Vertucci được thể hiện trong Bảng 3.15. Trong 291 RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, ở chân gần, ống tủy loại IV chiếm đa số với 60,8% (177/291). Ống tủy loại II, I, III, VI lần lượt là 30,6%, 5,5%, 2,1%, 1%. Trong khi đó ở chân xa, ống tủy loại I phổ biến nhất với tỉ lệ 80,8% (235/291), loại IV, III, II, V, VI lần lượt là 6,5%, 5,5%, 5,2%, 1,7%, 0,3%.

        • Đối với nhóm 41 RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, ở chân gần, ống tủy loại IV chiếm ưu thế với tỉ lệ 68,3% (28/41), sau đó là là ống tủy loại II và loại I lần lượt là 24,4% và 7,3%. Ở chân xa ngoài, ống tủy loại I chiếm cao nhất với 97,6%, còn lại là ống tủy loại III với 2,4%. 100% chân xa trong là ống tủy loại I theo phân loại Vertucci.

        • Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phân loại ống tủy của Vertucci, chủ yếu ghi nhận các dạng ống tủy loại I, loại II và loại IV, các biến thể còn lại không có hoặc rất ít.

        • Như vậy, đối với các RCL thứ nhất hàm dưới, ống tủy loại IV (2-2) là biến thể ống tủy thường gặp nhất ở chân gần. Ở chân xa của RCL thứ nhất hàm dưới, ống tủy loại I (1-1) là dạng đa số với tỉ lệ gần 100%. Khi RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân thì 100% chân xa trong là ống tủy loại I.

        • Bảng 3.13. Tần suất và tỉ lệ số ống tủy ở mỗi chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân.

        • Bảng 3.14. Tần suất và tỉ lệ số ống tủy ở mỗi chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân.

        • Bảng 3.15. Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

        • theo phân loại của Vertucci (1984).

        • Phép kiểm Chi bình phương.

      • 3.1.5. Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân theo phân loại của Vertucci (1984)

        • Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân theo phân loại của Vertucci theo giới được liệt kê trong Bảng 3.16. Tuy nhiên, sự phân bố các biến thể ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân theo phân loại của Vertucci theo giới khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

        • Bảng 3.16. Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

        • có hai chân theo phân loại của Vertucci (1984).

        • Phép kiểm Chi bình phương.

      • 3.1.6. Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo phân loại của Vertucci (1984)

        • Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo phân loại của Vertucci theo giới được liệt kê trong Bảng 3.17. Tuy nhiên, sự phân bố các biến thể ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo phân loại của Vertucci theo giới khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

        • Bảng 3.17. Tỉ lệ phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo phân loại của Vertucci (1984).

    • Phép kiểm Chi bình phương.

    • 5 Bề dày vách xương tại vị trí cách chóp răng 3 mm và vị trí ống răng dưới so với một số mốc giải phẫu

      • Bề dày vách xương tại vị trí cách chóp răng 3 mm:

        • Đối với các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, khoảng cách từ mặt ngoài xương hàm dưới tới chóp chân gần, chân xa tại vị trí cách chóp 3mm lần lượt có giá trị trung vị (GTNN - GTLN) là 2,1 mm (0,1 – 5,6), 2,9 mm (1,1- 5,2). Khoảng cách từ mặt trong xương hàm dưới tới chóp chân gần, chân xa tại vị trí cách chóp 3mm lần lượt là 4,61±1,15 mm, 5,03±1,14 mm. Bề rộng xương hàm dưới tại vị trí cách chóp 3 mm của chân gần là 12,58±1,51 mm, của chân xa là 13,26±1,59 mm (Bảng 3.18).

        • Đối với các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, khoảng cách từ mặt ngoài xương hàm dưới tới chóp chân gần, chân xa ngoài, chân xa trong tại vị trí cách chóp 3mm lần lượt là 2,41±1,09 mm, 2,22±0,98 mm, 8,66±1,23 mm. Khoảng cách từ mặt trong xương hàm dưới tới chóp chân gần, chân xa ngoài, chân xa trong tại vị trí cách chóp 3mm lần lượt là 4,76±1,23 mm, 7,69±1,08 mm, 2,08±0,80 mm. Bề rộng xương hàm dưới tại vị trí cách chóp 3 mm của chân gần, chân xa ngoài, chân xa trong lần lượt là 12,92±1,53 mm, 14,09±1,60 mm, 13,37±2,37 mm (Bảng 3.19).

        • Bề dày vách xương và bề rộng xương hàm dưới tại vị trí cách chóp răng 3 mm xét theo giới được thể hiện trong Bảng 3.20 và Bảng 3.21. Nhìn chung các kích thước của nam đều lớn hơn của nữ, trong đó có một vài kích thước khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ (p < 0,05).

        • Bề dày vách xương và bề rộng xương hàm dưới tại vị trí cách chóp răng 3 mm xét theo nhóm tuổi được thể hiện trong Bảng 3.22. Các khoảng cách đo được trong nghiên cứu đều không khác biệt giữa các nhóm tuổi (p > 0,05).

      • Vị trí ống răng dưới so với một số mốc giải phẫu:

        • So với vỏ xương ngoài

          • Đối với nhóm RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân: Khoảng cách từ bờ ngoài ORD đến bờ ngoài vỏ xương ngoài tại vị trí chóp chân gần, chân xa lần lượt là 4,9±1,43 mm, 5,66±1,49 mm. Không có sự khác biệt về khoảng cách này theo tuổi, giới (p > 0,05). (Bảng 3.18), (Bảng 3.20), (Bảng 3.22).

          • Đối với nhóm RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân: Khoảng cách từ bờ ngoài ORD đến bờ ngoài vỏ xương ngoài tại vị trí chóp chân gần, chân xa ngoài, chân xa trong lần lượt là 4,88±1,32 mm, 5,66±1,52 mm, 5,83±1,28 mm. Không có sự khác biệt về khoảng cách này theo giới (p > 0,05). (Bảng 3.19), (Bảng 3.21).

        • Vị trí ORD so với vỏ xương trong

          • Đối với nhóm RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, khoảng cách từ bờ trong ORD đến bờ ngoài vỏ xương trong tại vị trí chóp chân gần, chân xa lần lượt là 2,74±1,23 mm, 2,66±1,34 mm. Như vậy, theo chiều ngoài trong, ống răng dưới nằm gần về phía mặt trong xương hàm dưới hơn và càng ra sau ống răng dưới càng nằm gần vỏ xương trong (Bảng 3.18).

          • Khi so sánh theo giới, có sự khác biệt về khoảng cách này tại vị trí chóp chân gần và chân xa của RCL thứ nhất hàm dưới, trong đó khoảng cách này ở nam cao hơn so với ở nữ (p<0,05) (Bảng 3.20).

          • Khi so sánh theo tuổi, không có sự khác biệt về khoảng cách giữa ống răng dưới và vỏ xương trong tại vị trí chóp chân gần và chân xa của RCL thứ nhất hàm dưới (Bảng 3.22).

          • Đối với nhóm RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, khoảng cách từ bờ trong ORD đến bờ ngoài vỏ xương trong tại vị trí chóp chân gần, chân xa ngoài, chân xa trong lần lượt có giá trị trung vị (GTNN – GTLN) là 2,8 mm (1,2 – 6,0), 2,5 mm (1,0 – 6,0), 2,5 mm (1,0 – 4,8) (Bảng 3.19).

          • Khi so sánh theo giới, không có sự khác biệt về khoảng cách giữa ống răng dưới và vỏ xương trong tại vị trí chóp chân gần, chân xa ngoài và chân xa trong của RCL thứ nhất hàm dưới (Bảng 3.21).

        • Khoảng cách ống răng dưới - chóp chân răng

          • Đối với nhóm RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, khoảng cách từ bờ trên ORD đến chóp chân gần, chân xa lần lượt là 6,41±2,67 mm, 5,82±2,79 mm (Bảng 3.18).

          • Khi so sánh theo tuổi và giới, có sự khác biệt về khoảng cách này tại vị trí chân gần và chân xa của RCL thứ nhất hàm dưới (Bảng 3.20 và Bảng 3.22).

          • Đối với nhóm RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, khoảng cách từ bờ trên ORD đến chóp chân gần, chân xa ngoài, chân xa trong lần lượt là 7,02±2,16 mm, 6,89±2,26 mm, 8,02±2,33 mm (Bảng 3.19).

          • Khi so sánh theo giới, có sự khác biệt về khoảng cách này tại vị trí chân gần và chân xa ngoài, chân xa trong của RCL thứ nhất hàm dưới (Bảng 3.21).

      • Ống răng dưới nằm gần hoặc tiếp xúc với chân răng

        • Đối với nhóm RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, khi khảo sát những trường hợp ống răng dưới nằm gần chóp răng (trong vòng 2mm so với chóp) thì tỉ lệ này ở vị trí chân gần là 3,44% (10/291), ở chân xa là 8,93% (26/291). Như vậy tỉ lệ ống răng dưới nằm gần chân răng RCL thứ nhất hàm dưới hai chân khoảng 12,37% và tỉ lệ ống răng dưới nằm gần chóp răng ở chân xa là cao nhất (Biểu đồ 3.1).

        • Đối với nhóm RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, tỉ lệ những trường hợp ống răng dưới nằm gần chóp răng (trong vòng 2 mm so với chóp) ở vị trí chân gần là 4,88% (2/41), ở chân xa ngoài là 2,44% (1/41), ở chân xa trong là 2,44% (1/41). Tỉ lệ ống răng dưới nằm gần chân răng RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân khoảng 9,76% (Biểu đồ 3.1).

        • Trong số những trường hợp ống răng dưới nằm gần chân răng, tỉ lệ phần trăm những trường hợp có khoảng cách từ ORD đến chân răng bằng 0 theo chiều đứng ở chóp chân gần, chân xa của các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân lần lượt là 1,37% (4/291), 2,41% (7/291). Đối với các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân không có trường hợp nào khoảng cách từ ORD đến chân răng bằng 0 theo chiều đứng.

        • Vì số người có răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân trong nghiên cứu là khá thấp, chỉ có 27 người (18 nam và 9 nữ) không đủ để chia theo nhóm tuổi nên chúng tôi không thể khảo sát được sự khác biệt bề dày vách xương tới chóp chân răng và khoảng cách từ chóp răng của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân đến ống răng dưới theo nhóm tuổi.

      • Sự khác biệt về khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới theo giới và theo nhóm tuổi:

        • Sự khác biệt về khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới theo giới và theo nhóm tuổi của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân được thể hiện trong Bảng 3.23. Khi xét theo giới, khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của mỗi chân răng ở nam lớn hơn ở nữ khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Khi xét theo nhóm tuổi, khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của mỗi chân răng giữa các nhóm tuổi khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05), cụ thể là khoảng cách này ở các nhóm tuổi dưới 50 (nhóm dưới 30 tuổi và nhóm từ 30 – 50 tuổi) ngắn hơn so với nhóm tuổi trên 50 (p < 0,05). Khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới càng tăng khi tuổi càng lớn.

        • Bảng 3.18. Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới hai chân (đơn vị: mm).

        • ** : có phân phối chuẩn

        • Bảng 3.19. Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ba chân (đơn vị: mm).

        • ** : có phân phối chuẩn

        • Bảng 3.20. Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới hai chân theo giới (đơn vị: mm).

        • Kiểm định t-test khi biến định lượng có phân phối chuẩn (hay phép kiểm Mann-Whitney khi biến định lượng có phân phối không chuẩn).

        • * : p < 0,05

        • Bảng 3.21. Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ba chân theo giới (đơn vị: mm).

        • Kiểm định t-test khi biến định lượng có phân phối chuẩn (hay phép kiểm Mann-Whitney khi biến định lượng có phân phối không chuẩn).

        • * : p < 0,05

        • Bảng 3.22. Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới hai chân theo nhóm tuổi (đơn vị: mm).

        • Kiểm định ANOVA khi biến định lượng có phân phối chuẩn (hay phép kiểm Kruskal -Wallis khi biến định lượng có phân phối không chuẩn).

        • *: p < 0,05

        • Bảng 3.23. Khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới hai chân theo giới và nhóm tuổi (đơn vị: mm).

        • Kiểm định ANOVA khi so sánh giữa các nhóm tuổi (*). Nếu có sự khác biệt giữa 3 nhóm tuổi thì dùng kiểm định Bonferroni để so sánh sự khác biệt xảy ra giữa các cặp nào.

        • Kiểm định t-test cho 2 mẫu độc lập khi so sánh giữa hai giới (**).

  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

    • 4.1. Phương pháp nghiên cứu

      • 4.1.1. Về mẫu nghiên cứu

        • Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu phim CBCT của 166 người trong kho phim CBCT lưu trữ tại trung tâm CT Nguyễn Trãi. Trong 166 người đưa vào nghiên cứu, có 94 nam và 72 nữ, tỉ lệ nam : nữ tương đương 3 : 2. Xét sự phân bố theo tuổi, 50% số cá thể trong mẫu nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 30 đến 50. Các cá thể còn lại phân bố khá đồng đều vào hai nhóm tuổi còn lại (41 người dưới 30 tuổi và 42 người trên 50 tuổi). Sự phân bố không đều do tiêu chuẩn chọn mẫu yêu cầu bệnh nhân có nguyên vẹn hai RCL thứ nhất hàm dưới, không có phục hồi, miếng trám, điều trị tủy và không có bệnh lý nha chu nghiêm trọng trong khi đó RCL nhất hàm dưới lại là răng có tỉ lệ sâu mất trám cao nhất ở hầu hết các lứa tuổi [2], [4], [131]. Sự không tương đồng về giới tính và tuổi của mẫu nghiên cứu làm cho việc so sánh giữa các nhóm không thuận lợi.

        • Việc chia mẫu nghiên cứu thành ba nhóm tuổi như trên là phù hợp với từng giai đoạn phát triển hệ xương của cơ thể và do đó phù hợp để khảo sát bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của các cá thể.

      • 4.1.2. Phương tiện nghiên cứu

        • Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là khảo sát một số đặc điểm giải phẫu của chân RCL thứ nhất hàm dưới, của hệ thống ống tủy và mối liên quan với các cấu trúc giải phẫu trong xương hàm dưới. Để khảo sát hình thái (số lượng, vị trí) chân RCL thứ nhất hàm dưới, phương tiện nghiên cứu thường dùng là phim quanh chóp, răng khô, CBCT. Các phương pháp phổ biến được dùng để tìm hiểu giải phẫu hệ thống ống tủy là nhuộm hốc tủy, làm trong răng, chụp phim với các trâm nội nha đặt trong răng, phim quanh chóp và CBCT. Gần đây, với sự phát triển của khoa học, một phương tiện hiện đại là micro-CT đã được các nhà nghiên cứu ứng dụng để khảo sát chi tiết hình thái chân răng và giải phẫu của hệ thống ống tủy [46].

        • Trên thế giới có hai nguồn tư liệu thường được sử dụng để nghiên cứu vị trí các cấu trúc giải phẫu trong xương là đo đạc trực tiếp trên xương khô hay trên xác và đo đạc gián tiếp qua các hình ảnh chụp từ các phương tiện chẩn đoán hình ảnh ba chiều hiện nay như CT hay CBCT. Những nghiên cứu trên xương khô hay trên xác [32], [39], [75] tuy là xem trực tiếp nhưng bị hạn chế về số lượng và chất lượng mẫu cũng như thất lạc thông tin của bệnh nhân nên không phân tích được sự liên quan vị trí, kích thước của các cấu trúc giải phẫu với tuổi và giới tính.

        • Kết hợp các bằng chứng khoa học đã có với mục tiêu nghiên cứu cũng như điều kiện nghiên cứu hiện tại, chúng tôi nhận thấy CBCT là phương tiện tối ưu và hữu ích nhất giúp nghiên cứu và khảo sát toàn diện, đồng thời các đặc điểm giải phẫu của chân RCL thứ nhất hàm dưới bao gồm số lượng, vị trí chân răng, giải phẫu hệ thống ống tủy, bề dày vách xương tại vị trí chóp răng, tương quan giữa các chóp răng với ống răng dưới ở người Việt. Dữ liệu CBCT được lưu trữ khá dồi dào, hình ảnh rõ ràng, có ghi nhận họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, ngày chụp giúp chúng tôi xác định được giới tính và tuổi của các cá thể tại thời điểm chụp. Các nghiên cứu trước đây thường chọn nguồn phim lưu trữ sẵn. Điều này rất thuận tiện để nghiên cứu một cỡ mẫu lớn trong một thời gian ngắn. Đây là thuận lợi của phương pháp nghiên cứu sử dụng dữ liệu chẩn đoán hình ảnh sẵn có.

        • Sự xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu với răng sau khi nhổ hoặc phim quanh chóp. Tuy nhiên, RCL thứ nhất hàm dưới có thể bị gãy chóp trong quá trình nhổ răng, hình ảnh chân xa trong của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới trên phim quanh chóp có thể bị chồng và không rõ ràng. Do đó, phương pháp phân tích dữ liệu trên hình ảnh cắt lớp điện toán nha khoa CBCT với ưu điểm cung cấp thông tin theo ba chiều trong không gian, hình ảnh rõ nét, chính xác, cung cấp thông tin toàn diện về hình thái, số lượng, vị trí chân răng của RCL thứ nhất hàm dưới.

        • Những hiểu biết về hình thái hệ thống ống tủy rất cần thiết cho quá trình điều trị nội nha. Kỹ thuật thường dùng để nghiên cứu về định lượng và định tính của hệ thống ống tủy là nhuộm hốc tủy và làm trong răng [50], [115]. Một số tác giả còn sử dụng kỹ thuật chụp phim với các cây trâm nội nha đặt trong ống tủy [62], [60], [22] hoặc chụp phim quanh chóp trong điều trị nội nha [9], [35], [130] để khảo sát hình thái ống tủy. Các nghiên cứu về hình thái ống tủy thực hiện trên răng khô (nhuộm hốc tủy, làm trong răng hoặc chụp phim với các trâm nội nha đặt trong răng) có hạn chế là khó ghi nhận được những thông tin về tên tuổi, giới tính, thời điểm nhổ răng, việc thu thập và bảo quản răng đã nhổ cũng mất nhiều thời gian, công sức hơn. Trước đây, khi kĩ thuật hình ảnh CBCT còn chưa phổ biến trong lĩnh vực nha khoa, một số nghiên cứu sử dụng phim quanh chóp trong quá trình điều trị nội nha để nghiên cứu về hệ thống ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới như nghiên cứu của Fabra-Campos và c.s. (1985) [35], Zaatar và c.s. (1997) [130], Al-Nahzan và c.s. (1999) [9]. Tuy nhiên việc theo dõi quá trình nội nha từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc mất rất nhiều thời gian và công sức. Thêm vào đó, việc lưu giữ phim và bảo quản chất lượng phim trong thời gian nghiên cứu cũng không hề dễ dàng. Phim X quang quanh chóp thông thường có hạn chế là chất lượng hình ảnh không rõ nét, dễ bị biến dạng do cách đặt phim, giải phẫu của bệnh nhân, hạn chế về góc nhìn, khó quan sát được đầy đủ hệ thống ống tủy của RCL thứ nhất hàm dưới... So với kĩ thuật chụp phim quanh chóp thường quy, hình ảnh CBCT có những ưu điểm vượt trội: cho chất lượng rõ nét hơn, quan sát được cả ba chiều trong không gian, có thể xử lý hình ảnh và dựng lại hình không gian ba chiều (3D), cũng có thể cắt lớp theo ý muốn để khảo sát ống tủy ở những mức khác nhau, điều mà phim quanh chóp thông thường không thể thực hiện được. Việc lưu giữ hình ảnh CBCT cũng dễ dàng và đơn giản hơn nhiều so với phim quanh chóp thông thường. Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát định lượng và định tính hệ thống ống tủy của RCL thứ nhất hàm dưới bằng phương tiện CBCT. Độ chính xác của CBCT trong việc nghiên cứu và nhận biết hình thái ống tủy là tương đương với phương pháp nhuộm và làm trong răng [85]. Phim quanh chóp chỉ cho thấy hình ảnh hai chiều trong không gian nên không thể hiện hoàn toàn chính xác biến thể ống tủy thật sự của răng trên phim. Trong nghiên cứu chúng tôi, số lượng ống tủy và các biến thể ống tủy đều có thể nhìn thấy khá rõ ràng trên các mặt phẳng ngang axial. Cả ba mặt phẳng trong CBCT là công cụ hữu ích để nghiên cứu giải phẫu hệ thống ống tủy mà không cần can thiệp đến răng.

        • Để quan sát được thuận lợi và chính xác, chúng tôi đã loại khỏi mẫu những trường hợp hình ảnh không rõ ràng, khó quan sát. Những yếu tố như miếng trám Amalgam, mão răng bằng kim loại, có răng mất ở vùng răng sau đã được thay thế bằng implant và một số yếu tố kĩ thuật khác ảnh hưởng chất lượng hình ảnh CBCT; cũng như những trường hợp hình thái ống tủy có thể bị thay đổi như răng cối lớn thứ nhất hàm dưới chưa đóng chóp hoàn toàn, răng có bệnh lý quanh chóp mãn tính, tiêu ngót hay phá hủy chóp chân răng, răng đã nội nha, có phục hình hay đặt chốt trong chân răng; bệnh lý tủy gây nội tiêu hay ngoại tiêu, canxi hóa ống tủy đều không được chọn vào mẫu nghiên cứu này.

        • Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng hình ảnh CBCT có sẵn của bệnh nhân, được chụp vì lí do chẩn đoán và điều trị bệnh lý vùng hàm mặt, do đó không gây thêm bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe tổng quát của người bệnh. Đây cũng là phương tiện được nhiều nghiên cứu dùng để khảo sát các đặc điểm giải phẫu của chân RCL thứ nhất hàm và các cấu trúc liên quan sử dụng trong những năm gần đây.

        • Cũng có nhiều nghiên cứu không sử dụng phim quanh chóp thông thường mà sử dụng kĩ thuật chụp phim micro-CT như nghiên cứu của Gu và c.s. (2009) [46], Gu và c.s. (2010) [47]. Micro-CT là một kĩ thuật hình ảnh hiện đại, cho phép khảo sát những vùng giải phẫu rất nhỏ, cũng như xây dựng hình ảnh 3D cực kỳ chi tiết nhờ có độ phân giải cao. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các lát cắt nhỏ làm cho thời gian chụp phim kéo dài, mức độ nhiễm xạ của bệnh nhân tăng lên (Patel và c.s. 2007 [88]). Do đó, micro-CT thường được sử dụng trong các nghiên cứu in vitro. Các nghiên cứu về hình thái ống tủy sử dụng kĩ thuật chụp phim micro-CT nêu trên cũng đều là những nghiên cứu in vitro thực hiện trên răng khô. Việc thu thập đủ số lượng răng khô và xử lý trước khi cắt lớp tốn khá nhiều thời gian và công sức, khó thu thập thông tin về giới tính, độ tuổi bệnh nhân, có thể nhầm lẫn với các răng cối lớn hàm dưới khác... CBCT tuy có độ phân giải không cao như micro-CT nhưng thời gian chụp nhanh, rẻ tiền hơn, không phá hủy mẫu, bệnh nhân ít nhiễm tia hơn nên được sử dụng nhiều hơn trong nha khoa và nghiên cứu lâm sàng.

        • Một số nghiên cứu cũng sử dụng răng khô nhưng không quan sát trên phim micro-CT mà quan sát trực tiếp. Gulabivala [50] thực hiện phương pháp làm trong răng để quan sát hệ thống ống tủy. Sau khi loại bỏ mô mềm và vôi răng bằng dụng cụ siêu âm, răng được mở tủy ngâm trong dung dịch sodium hypochloride 3% qua đêm để hòa tan hoàn toàn mô tủy, sau đó đặt vào máy rửa siêu âm, tiếp tục rửa nước trong 2 giờ và để khô qua đêm. Lúc này tiến hành nhuộm màu hệ thống ống tủy với mực Ấn Độ. Răng sau khi nhuộm màu sẽ được khử khoáng trong dung dịch axit nitric 10% trong thời gian từ 5 đến 14 ngày, loại nước bằng cách ngâm răng trong ethanol 3 ngày và cuối cùng làm trong răng bằng cách ngâm trong dung dịch metyl salicylate trong thời gian 2 ngày. Một số nghiên cứu khác sau khi xử lý răng khô lại tiến hành cố định và cắt lớp để khảo sát hình dạng ống tủy như nghiên cứu của Skidmore và Bjorndal (1971) [104].

        • Những phương pháp này có quy trình thu thập, xử lý mẫu quá phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức, mẫu nghiên cứu bị phá hủy hoàn toàn. Trong khi đó, CBCT có thể ứng dụng trên nội nha lâm sàng bằng việc chụp phim trước, trong hay sau điều trị để khảo sát hình dạng ống tủy trong những trường hợp phức tạp, hay đánh giá kết quả trám bít, phát hiện sai đường ống tủy khá hiệu quả.

        • Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu sử dụng hình ảnh CBCT mà chúng tôi thực hiện so với các phương pháp sử dụng răng khô khác đó là có thể khảo sát đặc điểm hệ thống ống tủy của RCL thứ nhất hàm dưới theo giới tính, tuổi và vị trí răng (bên xuất hiện), vì các thông tin này được lưu trữ một cách hệ thống trong máy tính, giúp cho việc tra cứu thuận lợi và dễ dàng. Hầu hết các phương pháp thực hiện trên răng khô đều không khảo sát được đặc điểm theo giới tính và tuổi vì gặp khó khăn trong việc ghi nhận các thông tin này.

        • Ngoài ra, một số tác giả còn sử dụng kính hiển vi với độ phóng đại 40 lần để quan sát giải phẫu hệ thống ống tủy của RCL thứ nhất hàm dưới như Arora và Tewari (2009) [12], Marroquin và c.s. (2004) [79]. Tuy nhiên phương pháp này thường không phổ biến.

      • 4.1.3. Độ tin cậy của phép đo

        • Để đánh giá độ tin cậy của nghiên cứu, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 33 phim không phân biệt nam nữ, tuổi tác và đo lại sau 2 tuần.

        • Biến định tính phân loại RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, ba chân và phân loại ống tủy chân răng theo Vertucci (1984) được đánh giá độ kiên định giữa hai lần đo bằng cách sử dụng chỉ số Kappa. Tất cả hình ảnh CBCT sẽ được khảo sát bởi hai quan sát viên. Mọi số liệu thu thập đều thông qua sự nhất trí và đồng thuận của cả hai. Chỉ số Kappa được dùng để đánh giá độ kiên định của người quan sát. Từ mẫu nghiên cứu, chúng tôi rút ngẫu nhiên 33 hình ảnh CBCT và thực hiện quan sát lại các thông tin cần ghi nhận và tính chỉ số Kappa giữa hai lần quan sát. Chỉ số Kappa trong nghiên cứu này là K = 1 (K ≥ 0,85 có nghĩa quan sát viên có độ kiên định cao) chứng tỏ độ kiên định cao của người đánh giá.

        • Hệ số tương quan nội lớp (ICC- intraclass correlation coefficients) được tính để đánh giá độ tin cậy của các biến định lượng giữa hai lần đo. Hệ số tương quan giữa 2 lần đo trên 0,8 cho thấy phương pháp đo có độ tin cậy cao. Độ chính xác và tin cậy của các nghiên cứu trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tuỳ thuộc vào chất lượng hình ảnh chụp cắt lớp và việc người đánh giá nhận định đúng cấu trúc ống răng dưới trên các hình ảnh CBCT. Về phương diện người đo, để giảm thiểu sai lệch thông tin, tất cả các hình ảnh CBCT đều được đo bởi cùng một người (là tác giả) đã được tập huấn nhận diện đúng cấu trúc ống răng dưới và được đánh giá độ kiên định qua việc đo lập lại một số trường hợp. Người đứng ra tập huấn và định chuẩn là một chuyên viên về đọc CBCT và có hơn 15 năm kinh nghiệm về đo đạc các khoảng cách liên quan với ORD trên những hình ảnh CBCT trước khi cấy ghép Implant ở xương hàm. Ngoài ra, trong quá trình đo đạc, những trường hợp khó thấy ORD do chất lượng xương kém làm khó phân biệt với bè xương hay có những khác thường như ORD chẻ đôi đều được ghi nhận sau khi có sự nhất trí giữa người đo với với chuyên viên về đọc CBCT nêu trên. Hệ số tương quan nội lớp (ICC- intraclass correlation coefficients) giữa 2 lần đo trên 0,89 cho thấy phương pháp đo có độ tin cậy cao.

        • Bảng 4.24. Độ tin cậy của phép đo.

    • 4.2. Đặc điểm số lượng chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

      • 4.2.1. Tỉ lệ răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân

        • Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có nhiều biến thể về giải phẫu. Một trong những biến thể chính của răng này là sự xuất hiện thêm một chân phụ, gọi là chân xa trong. Điều này lần đầu tiên được đề cập trong y văn bởi Carabelli (1844) [18] và sau đó được Bolk (1915) [16] mô tả bằng thuật ngữ “radix entomolaris”, có nghĩa là một chân phụ, “mọc” ra từ phía trong của chân xa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận được tỉ lệ xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân là 87,7% và tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở người Việt là 12,3%. Chúng tôi không ghi nhận được xự xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới chỉ có một chân dạng hình nón hay RCL thứ nhất hàm dưới một chân với ống tủy hình C vì đây là những biến thể của RCL thứ nhất hàm dưới khá hiếm gặp, tỉ lệ xuất hiện chỉ khoảng 0,67% [67]. Kết quả này cao tương tự các nghiên cứu thực hiện trên dân số ở một số nước trong khu vực như Thái Lan 12,7% [50], Ấn Độ 13,3% [19], Nhật Bản 11,4% [38]. Một số nước Châu Á có tỉ lệ này cao hơn như Trung Quốc 29% - 31,97%, Tây Trung Quốc 25,8% [120], Đài Loan 22,1% [54], Hàn Quốc 25,82% [67]. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn là khá cao so với các nước ở các châu lục khác như Ai Cập chỉ có 0,7%, Ả Rập 2,3% [129], Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 2,4% [82], Mĩ (người Mĩ gốc châu Âu) là 2,2% [104], Anh là 3,3% [25], Đức chỉ có 0,7% [100]. Như vậy, tần suất xuất hiện RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân thay đổi khác nhau theo chủng tộc, RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân gặp nhiều ở người Mongoloid (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Eskimo, thổ dân châu Mỹ), ít gặp ở người da trắng và người Châu Phi.

        • Nguồn gốc của sự xuất hiện RCL thứ nhất hàm dưới ba chân vẫn chưa rõ ràng. Midtbo và Halse (1994) [81] đã báo cáo rằng khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể giới tính X ảnh hưởng đến sự hình thành chân răng. Curzon (1974) [26] cho rằng sự xuất hiện RCL thứ nhất hàm dưới ba chân có thể là đặc điểm di truyền trội vì tác giả thực hiện hai nghiên cứu ở người Eskimo và người Eskimo lai người châu Âu thì tỉ lệ này đều bằng nhau. Một nghiên cứu gần đây của Song và c.s. (2010) [106] còn cho thấy sự xuất hiện chân xa trong ở các RCL thứ hai hàm dưới kết hợp với chân răng có ống tủy hình C của các răng này. Tác giả giải thích sự hiện diện của chân răng phụ này là do sự hình thành ống tủy hình C của chân răng không liên tục, tạo ra những đoạn rời rạc dẫn đến sự hình thành một chân răng riêng rẽ.

        • Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm sáng tỏ nguồn gốc của sự hình thành chân răng thứ ba này là do yếu tố gen hay yếu tố khác quyết định. Nhưng tất cả các nghiên cứu đều khẳng định biến thể RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân liên quan với yếu tố chủng tộc.

        • Nhìn chung, RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân ở người Việt chiếm tỉ lệ cao tương tự các chủng tộc Mongoloid khác.

      • 4.2.2. Sự phân bố của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân theo giới và theo vị trí (bên xuất hiện)

        • Chúng tôi chọn mẫu là các cá thể còn đủ hai RCL thứ nhất hàm dưới để khảo sát sự phân bố theo vị trí (bên xuất hiện) của RCL thứ nhất hàm dưới hai chân và RCL thứ nhất hàm dưới ba chân. Trong 332 RCL thứ nhất hàm dưới của 166 người, phần lớn (87,7%, 291/332) các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân. Tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới hai chân ở nữ (87,5%, 63/72) cao hơn ở nam (80,9%, 76/94), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

        • Trong 166 người có 27 người có ít nhất một RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Trong đó, tỉ lệ người có cả hai RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân là 8,5% (14/166) và tỉ lệ người chỉ có RCL thứ nhất hàm dưới ba chân ở một bên là 7,8% (13/166). Tỉ lệ người có RCL thứ nhất hàm dưới ba chân ở bên trái là 9,7% và ở bên phải là 15,1%. Tỉ lệ nam có RCL thứ nhất hàm dưới ba chân là 19,1% và tỉ lệ nữ có RCL thứ nhất hàm dưới ba chân là 12,5%. Tuy nhiên, các sự khác biệt này đều không có ý nghĩa thống kê.

        • Sự xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân có thể đối xứng (51,9%) hoặc không đối xứng (48,1%). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Yew và c.s. (1993) [125], Steelman (1986) [108] báo cáo rằng RCL thứ nhất hàm dưới ba chân có thể xuất hiện ở một bên (50% - 33%) hoặc hai bên phần hàm (50% - 67%). Nhiều nghiên cứu báo cáo tỉ lệ xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới ba chân ở hai bên khoảng 37,14% - 67% [19], [30], [113].

        • Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự phân bố của RCL thứ nhất hàm dưới ba chân ở nam và nữ là như nhau, tương đồng với các nghiên cứu của Tu và c.s. (2007, 2009) [113], [114], Pattanshetti và c.s. (2008) [90], Schafer và c.s. (2009) [100], Garg và c.s. (2010) [42], Wang và c.s. (2010) [120]. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng không có sự khác biệt về tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân theo giới tính. Trước đây có một vài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới ba chân ở nam nhiều hơn ở nữ (Steelman (1986) [108], Song (2009) [105]). Những kết quả mâu thuẫn trên có thể được giải thích do sự khác nhau trong cách chọn mẫu.

        • Về vị trí (bên xuất hiện) của RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần giống kết quả của một số nghiên cứu của Tu (2007), (2009) [113], [114], Song (2009),( 2010) [105], [106] báo cáo rằng RCL thứ nhất hàm dưới ba chân xuất hiện ở bên phải nhiều hơn bên trái. Trong khi một số tác giả khác như Curzon (1973) [25], Loh (1990) [78], Gulabivala và c.s. (2002) [50], Wang và c.s. (2010) [120] lại cho rằng răng này xuất hiện ở bên phần hàm trái nhiều hơn. Hai nghiên cứu khác của Peiris và c.s. (2008) [91] và Schafer và c.s. (2009) [100] đã cho thấy không có sự khác biệt về vị trí xuất hiện của răng này. Sự khác biệt về kết quả này có thể được giải thích do sự khác nhau trong cách chọn mẫu và phương pháp nghiên cứu tùy theo từng tác giả.

      • 4.2.3. Ý nghĩa của việc nhận biết răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân trên lâm sàng

        • Mục đích của điều trị nội nha là làm sạch, tạo dạng và trám bít hệ thống ống tủy của răng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân không cao nhưng cấu trúc giải phẫu của chân răng thứ ba này cũng như ống tủy tương ứng khá phức tạp gây khó khăn cho việc điều trị trên lâm sàng, theo báo cáo của nhiều tác giả. Chân xa trong là chân cong nhất và ngắn nhất trong ba chân răng [7], [28], [49].

        • Tỉ lệ người Việt có RCL thứ nhất hàm dưới ba chân vào khoảng 16,3% và tỉ lệ xuất hiện này có ý nghĩa và mối liên hệ trực tiếp với yếu tố chủng tộc. Ở người Mongoloid thì RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân là một biến thể của giải phẫu thường gặp. Sự xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân có thể đối xứng hoặc không đối xứng. Không có sự khác biệt về giới cũng như vị trí (bên xuất hiện) liên quan đến tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân.

        • Nghiên cứu của Song và c.s. (2010) [106] ghi nhận chân thứ ba của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân này thường cong, 47,5% chân răng này cong ở 1/3 cổ và 40,5% cong 1/3 cổ đển 1/3 giữa và tiếp tục cong từ 1/3 giữa đến 1/3 chóp.

        • Hai tác giả Chen G (2009) [20] và Chen YC (2009) [21] đã đo độ cong của chân răng này trên phim tia X bằng phương pháp Schneider. Kết quả cho thấy hầu hết các chân răng xa trong này cong theo chiều ngoài trong (36,35o ± 9,38o) hơn chiều gần xa (9,24o ± 6,10o) và có đến 28,6% các chân răng xa trong cong ở 1/3 chóp, điều này có khả năng dẫn đến nguy cơ gãy trâm khá cao khi điều trị nội nha chân răng này.

        • Gu và c.s. (2010) [47] đã xác định khoảng cách trung bình từ ống tủy xa trong đến ống tủy xa ngoài và gần trong lần lượt là 2,93 mm, 2,86 mm. Chen YC và c.s. (2009) [21] đã nghiên cứu 293 RCL thứ nhất hàm dưới và nhận thấy có 29 RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, chiếm tỉ lệ 9,9%. Chiều dài trung bình từ chẽ đến chóp của chân xa ngoài là 7,8 ± 1,8 mm, của chân xa trong là 6,3 ± 1,6 mm và hai chiều dài này khác biệt có ý nghĩa.

        • Gần đây Ikram và c.s. (2009) [56], Gu và c.s. (2011) [49] đã sử dụng phương tiện micro-CT với độ phân giải cao, không xâm lấn để nghiên cứu hình thái của RCL thứ nhất hàm dưới ba chân và kết quả cũng cho thấy chân xa trong ngắn hơn đáng kể so với chân gần và chân xa ngoài.

        • Gu và c.s. (2010) [48] nghiên cứu RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân thì xa trong là chân cong nhất trong các chân răng và độ dài của phần ống tủy cong khá dài.

        • Các nhà lâm sàng cần lưu ý khi điều trị nội nha chân răng này ở RCL thứ nhất hàm dưới để giảm nguy cơ đi sai hướng, tạo khấc, thủng ống tủy, gãy dụng cụ và đưa dụng cụ đi quá chóp trong quá trình sửa soạn ống tủy.

        • Thất bại thường gặp trong điều trị nội nha là bỏ sót ống tủy, vì vậy việc nhận biết RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân trên lâm sàng rất cần thiết. Nếu khi kiểm tra RCL thứ nhất hàm dưới, trên thân răng thấy có thêm một củ/thùy/múi trên mặt nhai ở phía xa trong nhô lên hoặc thăm dò hình thái vùng cổ răng bằng cây đo nha chu có thể gợi ý nhà lâm sàng phát hiện RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Tuy nhiên điều này cũng ít gặp trong thực tế do bệnh nhân thường đến điều trị nha khoa khi RCL thứ nhất hàm dưới sâu hoặc vỡ lớn. Do đó bác sĩ nha khoa cần chỉ định chụp phim quanh chóp với đầu côn dịch chuyển về phía gần một góc 25o có thể giúp bác sĩ đánh giá về hình thái và biến thể chân răng của RCL thứ nhất hàm dưới trong trường hợp nghi ngờ răng này có ba chân [7], [28].

        • Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát hiện ống tủy xa trong là sự canxi hóa lan tỏa trong hốc tủy, sạn tủy, sự lắng đọng ngà thứ cấp do tích tuổi và những biến thể giải phẫu. Khả năng phát hiện và tạo dạng ống tủy xa trong trên thực tế còn phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của nhà lâm sàng.

        • Theo Souza-Flamini và c.s. (2014) [107], hầu hết (85%) lỗ ống tủy tương ứng với chân răng phụ của các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân đều nằm ở phía xa trong và lỗ ống tủy này cách lỗ ống tủy xa ngoài / lỗ ống tủy gần trong lần lượt là 3,20±0,85 mm, 3,74±0,44 mm (Hình 4.12). Nghiên cứu còn cho thấy rằng lỗ ống tủy của chân răng phụ này thường bị che phủ bởi một lớp ngà lắng đọng, điều này gây khó khăn cho việc định vị lối vào ống tủy này. Do đó, lối mở vào tủy hình tam giác thường dùng cho RCL thứ nhất hàm dưới cần phải được biến đổi thành lối vào tủy có dạng hình thang để có thể định vị ống tủy xa trong và tất cả những ống tủy hiện diện trên RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân (De Moor (2004) [28], Gu (2010) [47], Abella (2011) [7], Souza-Flamini (2014) [107]). (Hình 4.11).

        • Hình 4.12. Mặt phẳng cắt ngang thể hiện sàn tủy của RCL thứ nhất HD có ba chân và khoảng cách giữa các lỗ ống tủy. MB: lỗ ống tủy gần ngoài. ML: lỗ ống tủy gần trong. D: lỗ ống tủy xa ngoài. R: lỗ ống tủy xa trong. [107]

        • Quy luật đối xứng của Krasner và Rankow (2004) [71] rất có giá trị trong việc xác định vị trí chính xác của lỗ ống tủy trong trường hợp này. Krasner và Rankow (2004) [71] cho rằng chúng ta không thể biết trước số lỗ tủy của các chân răng, mặc dù trên phim có thể cho biết số lượng chân răng nhưng số lượng lỗ ống tủy thì hầu hết không thể biết trước được. Vậy làm thế nào để xác định được số lỗ ống tủy? Chỉ có một cách hiệu quả và an toàn đó là phải thấy được toàn bộ sàn tủy và dùng các mốc giải phẫu khác để xác định. Có thể sử dụng các luật dưới đây (Hình 4.13):

        • Luật đối xứng thứ nhất:

          • Các lỗ tủy nằm cách đều đường vẽ theo hướng gần xa ngang qua trung tâm sàn tủy (ngoại trừ RCL hàm trên).

        • Luật đối xứng thứ hai:

          • Các lỗ tủy nằm trên một đường vuông góc với đường vẽ theo hướng gần xa ngang qua trung tâm sàn tủy (ngoại trừ RCL hàm trên).

          • .Hình 4.13. Định vị các lỗ ống tủy dựa vào luật đối xứng thứ nhất và luật đối xứng thứ hai. A. Sàn tủy. B. Mặt nhai. [71]

          • Nếu sau khi bộc lộ sàn tủy mà vẫn không thấy rõ lỗ ống tủy xa trong thì có thể dùng các phương tiện hỗ trợ thị giác như như kính lúp, kính hiển vi nội nha và các phương tiện hỗ trợ tìm kiếm như dụng cụ nội nha siêu âm (Yoshioka và c.s. (2002) [128], Plotino và c.s. (2007) [93]).

          • Gu và c.s. (2011) [49] nhận thấy chẽ phía xa (chẽ giữa chân xa ngoài và chân xa trong) ở vị trí thấp hơn so với chẽ phía gần (chẽ tạo ra bởi hai chân gần và hai chân xa) khoảng 1mm. Điều này không thể nhận biết được trên phim quanh chóp, do đó các nhà lâm sàng cần lưu ý để tránh làm thủng sàn tủy khi mở lối vào tủy hoặc khi khoan ống mang chốt.

          • Gu và c.s. (2011) [49] báo cáo rằng vách xa của ống tủy gần ngoài / ống tủy gần trong và vách gần của ống tủy xa ngoài / ống tủy xa trong là những vùng mỏng nhất. Ở ngay mức giữa của ống tủy xa trong, cách chóp khoảng 4mm bề dày trung bình của vách gần chỉ khoảng 1,5mm. Do đó, các nhà lâm sàng cần lưu ý để tránh làm thủng ống tủy này trong quá trình sửa soạn.

          • Theo Chen YC và c.s. (2009) [21] ở các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, việc tìm và sửa soạn các ống tủy gần và xa ngoài thường không khó, thậm chí trên các răng này ống tủy xa ngoài còn rộng và thẳng hơn bình thường. Tuy nhiên, ống tủy xa trong tương ứng với chân răng phụ lại là một thách thức lớn do ống tủy này thường nhỏ và cong, hướng vào rất gắt, và có đoạn gập góc (Hình 4.14, Hình 4.15). Do đó việc làm loe lỗ ống tủy quá mức hoặc lấy đi nhiều ngà ống tủy trong quá trình sửa soạn sẽ làm suy yếu chân răng và có thể dẫn đến nứt dọc chân răng.

          • Với đặc điểm ống tủy nhỏ, tròn, rất cong, chẽ phía xa ở mức thấp, các nhà lâm sàng cần lưu ý khi điều trị nội nha ống tủy xa trong trên các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân. Đó là mở lối vào tủy hình thang, không mở lối vào ống tủy rộng quá mức để tránh thủng sàn, không sửa soạn ống tủy quá nhiều lấy đi nhiều ngà chân răng vì có thể dẫn đến suy yếu chân răng hoặc thủng ống tủy. Việc sử dụng trâm có độ thuôn 0.04 là thích hợp để sửa soạn và trám bít ống tủy này. Hiểu rõ những nguyên nhân chính gây gãy trâm là sự mỏi theo chu kỳ của kim loại và ứng suất xoắn, bác sĩ lâm sàng có thể có chiến lược chủ động để hạn chế làm gãy trâm khi điều trị nội nha răng này.

          • Bên cạnh những lưu ý khi điều trị nội nha RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, thì chân răng thứ ba làm cho vùng chẽ của RCL thứ nhất hàm dưới trở nên phức tạp hơn và là yếu tố góp phần cho sự phá hủy mô nha chu tại chỗ khi răng này bị viêm nha chu.

          • Các nhà lâm sàng cũng cần lưu ý khi nhổ răng này vì chân răng xa trong thường nhỏ, cong và dễ gãy chóp ngay cả đối với những bác sĩ có kinh nghiệm [48], [114], [42].

          • Những thách thức này cho thấy các nhà lâm sàng cần phải nỗ lực để tăng tỉ lệ thành công khi điều trị nha khoa cho RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân.

    • 4.3. Sự phân bố của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo số lượng ống tủy

      • Tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có hai ống tủy, ba ống tủy, bốn ống tủy lần lượt là 4,5%, 66,8% và 28,9%. Sự phân bố này khác biệt không có ý nghĩa theo giới tính và theo vị trí (bên trái và bên phải). Kết quả cho thấy RCL thứ nhất hàm dưới có ba ống tủy và RCL thứ nhất hàm dưới bốn ống tủy chiếm đa số, trong đó tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới ba ống tủy là cao nhất . Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Huang CC và c.s. (2010) [52] ở người Đài Loan với tỉ lệ răng có hai ống tủy, ba ống tủy, bốn ống tủy lần lượt là 3,4%, 56,1%, 40,5%. Tương tự, nghiên cứu về số lượng ống tủy RCL thứ nhất hàm dưới của Yew và c.s. (1993) [125] ở người Đài Loan cho thấy tỉ lệ răng có hai ống tủy, ba ống tủy, bốn ống tủy lần lượt là 6%, 62,5%, 31,5%.

      • Ở các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, tỉ lệ răng có hai ống tủy, ba ống tủy, bốn ống tủy lần lượt là 4,5%, 66%, 17,2%. Ở các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, tỉ lệ răng có ba ống tủy, bốn ống tủy lần lượt là 0,6%, 11,7%. Trong các RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy thì có đến 40,6% (39/96) là RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, bốn ống tủy là 59,4% (57/96). Hầu như tất cả các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân đều có bốn ống tủy, chỉ có 2 răng là có ba ống tủy. Kết quả này tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Huang R và c.s. (2010) [54], Yew và c.s. (1993) [125] trên người Đài Loan cho thấy trong các RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy thì tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới ba chân/RCL thứ nhất hàm dưới hai chân có tỉ lệ xấp xỉ 1:1.

      • Skidmore và Bjorndal (1971) [104] là những nhà nghiên cứu đầu tiên quan tâm đến tỉ lệ xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy. Trong mẫu nghiên cứu, họ ghi nhận tỉ lệ này là 29%, chiếm gần 1/3 tổng số răng trong nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận kết quả tương tự với tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy là 28,9%.

      • Theo nghiên cứu của Yew và c.s. (1993) [125], Al-Nazhan và c.s. (1999) [9], Sert và c.s. (2009) [102], Al-Qudah và c.s. (2009) [10], Chen G và c.s. (2009) [20], tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy khoảng 26% đến 57,7%. Trong nghiên cứu này tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy khá phổ biến, chiếm 28,9%, gần 1/3 toàn bộ mẫu. Kết quả này thấp hơn của Wang (2010) là 51,4%, của Yew và c.s. (1993) [125] là 31,5% khi nghiên cứu về tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy ở người Trung Quốc. Tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy ở Thổ Nhĩ Kỳ trong nghiên cứu của Miloglu (2012) là 28,7%, Sert (2004) [102] là 46%.

      • Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 28,9% các RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy, 66,6% các RCL thứ nhất hàm dưới có ba ống tủy.

      • Kim và c.s. (2013) [67] nghiên cứu số lượng và hình thái ống tủy của 1952 RCL thứ nhất hàm dưới. Kết quả cho thấy tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có hai ống tủy, ba ống tủy, bốn ống tủy, năm ống tủy lần lượt là 1,18%, 48,62%, 49,23%, 0,3%. Nghiên cứu còn ghi nhận được một tỉ lệ khá nhỏ (0,67%) RCL thứ nhất hàm dưới chỉ có một chân răng với ống tủy hình C hoặc hình chóp nón. Tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy là cao nhất, trong đó các RCL thứ nhất hàm dưới hai chân có bốn ống tủy là 24,33% và các RCL thứ nhất hàm dưới ba chân có bốn ống tủy là 24,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có một số điểm tương đồng và một số điểm khác với kết quả nghiên cứu của Kim và c.s. (2013) [67]. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận được RCL thứ nhất hàm dưới có hai ống tủy, ba ống tủy và bốn ống tủy, không ghi nhận sự xuất hiện của các RCL thứ nhất hàm dưới có một ống tủy hoặc năm ống tủy. Điều này có thể được giải thích là do các RCL thứ nhất hàm dưới có một ống tủy hoặc năm ống tủy là các biến thể về số lượng ống tủy khá hiếm gặp của RCL thứ nhất hàm dưới. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba ống tủy chiếm đa số với 66,6%, kế đến là RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy với tỉ lệ 28,9%. Trong khi đó, nghiên cứu của Kim và c.s. (2013) [67] lại cho thấy RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy (49,23%) chiếm ưu thế hơn so với RCL thứ nhất hàm dưới có ba ống tủy (48,62%). Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Kim ở kết quả trong tất cả các RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy thì có gần 1/2 các răng đó là RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Và hầu hết tất cả các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân đều có bốn ống tủy.

      • Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân và ba ống tủy là phổ biến nhất ở người Việt (66%), kế đến là RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, bốn ống tủy (17,2%) và RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, bốn ống tủy (11,7%). Các RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, hai ống tủy (4,5%) và các RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, ba ống tủy (0,6%) rất ít gặp, chiếm tỉ lệ khá nhỏ.

      • Như vậy, trong các RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy thì có đến gần 1/2 là các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Hầu như tất cả các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân đều có bốn ống tủy, chỉ có 2 răng là có ba ống tủy.

      • Những kết quả trên lưu ý các nhà lâm sàng khi điều trị nội nha RCL thứ nhất hàm dưới và phát hiện có bốn ống tủy thì khả năng các răng này có thêm chân răng xa trong là khá cao, chiếm khoảng 50% số ca.

      • Kỹ thuật chụp phim quanh chóp thông thường chỉ cung cấp hình ảnh hai chiều và phim bị nhiễu nếu răng kế cận có mão răng, miếng trám, đặt chốt hoặc cắm implant. Vì vậy phim CBCT có thể được chỉ định trong trường hợp tìm thấy bất thường trên phim quanh chóp hoặc nhà lâm sàng nghi ngờ hệ thống ống tủy phức tạp hơn bình thường. Matherne và c.s. (2008) [80] đã nghiên cứu và thấy rằng khi chụp phim quanh chóp kỹ thuật số hai chiều, các bác sĩ lâm sàng bỏ sót ít nhất 1 ống tủy của 40% số răng được điều trị nội nha. Neelakantan và c.s. (2010) [85] báo cáo rằng mức độ chính xác của CBCT trong việc nghiên cứu và nhận biết hình thái ống tủy là tương đương với phương pháp nhuộm và làm trong răng. Ưu điểm của CBCT là không xâm lấn, cho hình ảnh ba chiều, quan sát được giải phẫu bên trong và bên ngoài của răng.

      • Trong nghiên cứu chúng tôi, số lượng chân răng và số lượng ống tủy đều có thể nhìn thấy khá rõ ràng trên các mặt phẳng ngang (Axial). Cả ba mặt phẳng trong CBCT là công cụ hữu ích để nghiên cứu giải phẫu hệ thống ống tủy mà không cần can thiệp đến răng.

      • Hiểu biết về hình thái chân răng và hốc tủy là điều kiện tiên quyết cho thành công của chẩn đoán và điều trị nội nha. RCL thứ nhất hàm dưới là một răng thường được điều trị nội nha nhất, kiến thức giải phẫu chân răng và hệ thống ống tủy răng này vì thế có ý nghĩa quan trọng khi yêu cầu bảo tồn chức năng răng này ngày càng cao. Chúng tôi mong muốn từ kết quả cụ thể của nghiên cứu này đưa ra bằng chứng để các bác sĩ RHM có cái nhìn chi tiết hơn về giải phẫu ống tủy của RCL thứ nhất hàm dưới, răng có tỉ lệ điều trị nội nha cao nhất, luôn ghi nhớ rằng ngoài RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, ba ống tủy thường gặp còn có RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy trong đó các RCL thứ nhất hàm dưới bốn ống tủy, ba chân với ống tủy xa trong khá cong và nhỏ.

    • 4.4. Tỉ lệ phân loại ống tủy theo Vertucci (1984) của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

      • Sau khi khảo sát hình thái ống tủy của 332 RCL thứ nhất hàm dưới, chúng tôi nhận thấy, trong 291 RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, ở chân gần, ống tủy loại IV chiếm đa số với 60,8% (177/291). Ống tủy loại II, I, III, VI lần lượt là 30,6%, 5,5%, 2,1%, 1%. Trong khi đó ở chân xa, ống tủy loại I phổ biến nhất với tỉ lệ 80,8% (235/291), tỉ lệ các loại IV, III, II, V, VI lần lượt là 6,5%, 5,5%, 5,2%, 1,7%, 0,3%. Chúng tôi thực hiện so sánh tỉ lệ phân loại ống tủy của RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân trong nghiên cứu này và một số nghiên cứu trên các chủng tộc khác trên thế giới (Bảng 4.25).

      • Đối với 41 RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, ở chân gần, ống tủy loại IV chiếm ưu thế với tỉ lệ 68,3% (28/41), sau đó lần lượt là ống tủy loại II (24,4%) và loại I (7,3%). Ở chân xa ngoài, ống tủy loại I chiếm cao nhất với 97,6%, còn lại là ống tủy loại III với 2,4%. 100% chân xa trong là ống tủy loại I theo phân loại Vertucci. Chúng tôi so sánh tỉ lệ phân loại ống tủy của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân trong nghiên cứu này và một số nghiên cứu khác trên thế giới (Bảng 4.26).

      • Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phân loại ống tủy của Vertucci, chủ yếu ghi nhận các dạng ống tủy loại I, loại II và loại IV, các biến thể còn lại không có hoặc rất ít. Tỉ lệ các biến thể ống tủy của RCL thứ nhất hàm dưới thay đổi tùy theo dân số nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố các biến thể ống tủy. Các yếu tố đó bao gồm sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật nghiên cứu (in vitro, in vivo, CBCT, phương pháp nhuộm làm trong răng) hoặc do yếu tố chủng tộc [82]. Nhìn chung, ở chân gần của cả RCL thứ nhất hàm dưới hai chân và RCL thứ nhất hàm dưới ba chân thì hai biến thể ống tủy loại IV và loại II là thường gặp, trong đó loại IV là thường gặp nhất.

      • Ở các RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, tỉ lệ ống tủy loại IV ở chân gần trong nghiên cứu của Vertucci và c.s. (1984) [115] ở Mĩ là 43%, nghiên cứu của Caliskan và c.s. (1995) [17] ở Thổ Nhĩ Kỳ là 44,07%, nghiên cứu của Gulabivala và c.s. (2002) [50] ở Thái Lan là 58,3%, nghiên cứu của Miloglu và c.s. (2013) [82] ở Thổ Nhĩ Kỳ là 76,86%, nghiên cứu của Kim và c.s. (2013) [67] ở Hàn Quốc là 76,86%.

      • Ở các RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, tỉ lệ ống tủy loại IV ở chân gần trong nghiên cứu của Gulabivala và c.s. (2002) [50] ở Thái Lan là 66,7%, Gu và c.s. (2010) [47] ở Trung Quốc là 65%, Miloglu và c.s. (2013) [82] ở Thổ Nhĩ Kỳ là 46,2%, Kim và c.s. (2013) [67] ở Hàn Quốc là 72,96%. Đặc biệt, trong nghiên cứu của Wang và c.s. (2010) [120] trên các chủng tộc ở phía Tây Trung Quốc cho thấy ở chân gần của cả RCL thứ nhất hàm dưới hai chân và ba chân thì ống tủy loại IV đều chiếm tới 94%. Dù các nghiên cứu thực hiện trên nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới đều cho thấy tỉ lệ cao ống tủy loại IV (50% đến hơn 90%) ở chân gần của cả RCL thứ nhất hàm dưới hai chân và RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, tuy nhiên sự phân bố biến thể này có khác nhau giữa các dân tộc.

      • Trong nghiên cứu của chúng tôi, loại ống tủy phổ biến nhất là ống tủy loại I chiếm 80,8% ở các chân xa RCL thứ nhất hàm dưới hai chân và chiếm 97,6% các chân xa ngoài và 100% các chân xa trong ở RCL thứ nhất hàm dưới ba chân.

      • Hình thái ống tủy ở chân xa ngoài phổ biến nhất là loại I theo nghiên cứu của Sert và c.s. (2004) [102], Gu và c.s. (2010) [47], Vertucci và c.s. (1984) [115], Al-Qudah và c.s (2009) [10].

      • Gu và c.s. (11) [49] đã khảo sát bằng micro-CT trên 20 RCL thứ nhất hàm dưới ba chân đã nhổ của người Trung Quốc cho thấy hầu hết các chân xa ngoài và xa trong đều là ống tủy loại I. Điều này tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi.

      • 100% chân xa trong của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân đều là ống tủy loại I. Kết quả này tương tự với nhiều nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Gulabivala và c.s. (2002) [50] ở Thái Lan, Gu và c.s. (2010) [47] ở Trung Quốc, Wang và c.s. (2010) [120] ở Trung Quốc, Miloglu và c.s. (2013) [82] ở Thổ Nhĩ Kỳ, Kim và c.s. (2013) [67] ở Hàn Quốc.

      • De Pablo và c.s. (2010) [29] đã thực hiện một tổng quan nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả và thống kê được loại ống tủy phổ biến nhất của chân gần RCL thứ nhất hàm dưới (bất kể là RCL thứ nhất hàm dưới hai chân hay ba chân) là loại IV với tỉ lệ 52,3%, sau đó là ống tủy loại II với 35%. Đối với chân xa RCL thứ nhất hàm dưới thì ống tủy loại I là phổ biến nhất với 62,7%, ống tủy loại II và loại IV lần lượt chiếm 14,5% và 12,4%.

      • Bảng 4.25. So sánh các nghiên cứu về phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân.

      • Bảng 4.26. So sánh các nghiên cứu về phân loại ống tủy của RCL1 HD có ba chân.

      • Như vậy, trong nghiên cứu này, đối với các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, ống tủy loại IV (2-2) là biến thể ống tủy thường gặp nhất ở chân gần. Ở chân xa của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, ống tủy loại I (1-1) là dạng đa số với tỉ lệ gần 100%. Khi răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân thì 100 % chân xa trong là ống tủy loại I.

      • Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phân loại ống tủy của Vertucci, chủ yếu ghi nhận các dạng ống tủy loại I, loại II và loại IV, các biến thể còn lại không có hoặc rất ít. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phân loại ống tủy Vertucci (1984) với nhiều phân loại có thể đánh giá được những răng có hình thái ống tủy phức tạp. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy đặc điểm hình thái ống tủy răng cối lớn thứ nhất hàm dưới rất đa dạng và phức tạp. Thậm chí, theo nhiều nghiên cứu của các tác giả như Gulabivala và c.s. (2002) [50], Gu và c.s. (2010) [47], Wang và c.s. (2010) [120], Miloglu và c.s. (2013) [82], Kim và c.s. (2013) [67] có một số răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hình thái ống tủy phức tạp hơn ngoài 8 phân loại của Vertucci nhưng tỉ lệ này chiếm không nhiều.

      • Việc sửa soạn và trám bít ống tủy loại I và loại IV theo phân loại Vertucci thường đi theo hướng thẳng vì mỗi ống tủy là riêng biệt và tách hẳn với nhau từ miệng ống tủy đến chóp. Đối với các ống tủy loại II (2-1), loại III (1-2-1), trên đường đi từ miệng ống tủy đến chóp có sự hợp nhất của hai ống tủy thành một ống chung, tạo thành một góc hội tụ hình nón hơi nhọn thì việc sửa soạn và trám bít sẽ khó khăn hơn. Đối với các ống tủy loại VI (2-1-2), loại VII (1-2-1-2), trên đường đi từ miệng ống tủy đến chóp có những đoạn thông nối, kết hợp giữa hai ống tủy, có thể gây khó khăn trong việc làm sạch mô tủy và loại bỏ các chất kích thích ở những vị trí này.

      • Điều trị nội nha với các ống tủy như vậy đòi hỏi kỹ thuật đúng, dụng cụ thích hợp, kỹ năng lâm sàng và quan trọng nhất là việc chẩn đoán đúng loại ống tủy [10], [50].

      • Susin và c.s. (2010) [109] đã chứng minh rằng một trong những thách thức khó khăn nhất khi làm sạch và tạo dáng hệ thống ống tủy là các vị trí các ống tủy thông nối với nhau trên đường đi của chúng. Tỉ lệ thông nối giữa các ống tủy của RCL thứ nhất hàm dưới theo nghiên cứu của De Pablo và c.s. (2010) [29] khá cao, từ 23% đến 77,4% ở chân gần, 8% đến 55% ở chân xa. Trong một nghiên cứu lâm sàng sử dụng kính hiển vi để đánh giá, Von Arx và c.s. (2005) [117] báo cáo tỉ lệ này là 83% ở chân gần (trong đó 29% ống tủy loại V có sự thông nối) và 36% ở chân xa (trong đó 21% ống tủy loại V có sự thông nối). Điều này cho thấy sự thông nối giữa các ống tủy với nhau của RCL thứ nhất hàm dưới là một hiện tượng thường gặp. Do dụng cụ cơ học không thể tiếp cận những vùng thông nối ống tủy này nên chúng ta cần bơm rửa hiệu quả để chất bơm rửa có thể tiếp xúc những vị trí này và tác động loại bỏ mô tủy cũng như vi khuẩn và các chất kích thích có thể gây nhiễm trùng ở vùng này. Sự phức tạp của giải phẫu hệ thống ống tủy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị nội nha. Ống tủy phụ có thể xuất hiện và kéo dài ở các mức khác nhau của cả chân gần và chân xa RCL thứ nhất hàm dưới và là một đường vào cho vi khuẩn xâm nhập, có thể dẫn đến thất bại trong điều trị nội nha và cần sự can thiệp của phẫu thuật nội nha. Sự chia ống tủy ở vị trí sâu bên dưới hoặc có nhiều lối ra ở phần chóp răng đặt ra một thách thức đối với điều trị nội nha.

    • 4.5. Bề dày vách xương và khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

      • Trong nghiên cứu này, đối với các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, chúng tôi ghi nhận được khoảng cách từ mặt ngoài XHD đến chóp chân gần và chân xa tại vị trí cách chóp 3 mm lần lượt là 2,31±0,99 mm, 3,22±1,77 mm. Khoảng cách từ chóp chân gần và chân xa đến ống răng dưới lần lượt là 6,41±2,67 mm, 5,82±2,79 mm. Đối với các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, khoảng cách từ mặt ngoài XHD đến chóp chân gần và chân xa ngoài và chân xa trong tại vị trí cách chóp 3 mm lần lượt là 2,41±1,09 mm, 2,22±0,98 mm, 8,66±1,23 mm. Khoảng cách từ chóp chân gần, chân xa ngoài và chân xa trong đến ống răng dưới lần lượt là 7,02±2,16 mm, 6,89±2,26 mm, 8,02±2,33 mm. Bề rộng xương hàm dưới theo chiều ngoài trong ở mức cách chóp răng 3 mm ở nữ nhỏ hơn so với nam. Bề rộng xương hàm dưới ở mức ngang ống răng dưới thì không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Khoảng cách từ ống răng dưới đến chóp răng (ở cả chân gần và chân xa) của nữ ngắn hơn so với nam có ý nghĩa. Khoảng cách giữa ống răng dưới và các chóp chân răng của RCL thứ nhất hàm dưới phụ thuộc vào tuổi và giới: khoảng cách này ở nữ ngắn hơn so với nam và ở các nhóm tuổi dưới 50 (nhóm tuổi dưới 30 và nhóm tuổi từ 30-50 tuổi) ngắn hơn so với nhóm tuổi trên 50 (biểu đồ 4.2). Theo chiều ngoài trong, ống răng dưới nằm gần bản xương mặt trong hơn. Ngoài ra, chúng tôi không so sánh bên phải và bên trái vì nhiều nghiên cứu không ghi nhận sự khác biệt các số đo quanh ống răng dưới giữa hai bên [1], [3], [86].

      • Theo Littner và c.s. (1986) [75] bờ trên ống răng dưới cách chóp các RCL thứ nhất, RCL thứ hai hàm dưới từ 3,5 đến 5,4 mm và chóp các răng khôn là gần ống răng dưới nhất. Denio và c.s. (1992) [32] xác định khoảng cách từ bờ trên ống răng dưới đến chóp RCL thứ hai hàm dưới là 3,7 mm và khoảng cách này ở RCL thứ nhất hàm dưới xa hơn, khoảng 6,9 mm. Các tác giả đều cho rằng khoảng cách từ chóp răng đến ống răng dưới thay đổi khá nhiều, tuy nhiên có nhiều trường hợp chóp các RCL nằm khá sát ống răng dưới. Điều này có thể làm cho các bệnh lý vùng quanh chóp ảnh hưởng đến ống răng dưới.

      • Fudalej và c.s. (2007) [41] đã nghiên cứu rằng sự tăng trưởng mặt theo chiều đứng ở nữ tiếp tục đến 17 tuổi trong khi ở nam sự tăng trưởng này diễn ra đến 21 tuổi. Sự tăng chiều cao tầng mặt trước (AFH: anterior facial height) của nam lớn hơn 1,2 lần so với nữ trong giai đoạn từ 12 đến 50 tuổi. Điều này giải thích vì sao khoảng cách từ chóp các chân răng để ống răng dưới ở nam lớn hơn ở nữ.

      • Khi so sánh theo tuổi, chúng tôi ghi nhận sự khác biệt về khoảng cách từ ống răng dưới đến các chóp chân gần và chân xa của các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, trong đó khoảng cách này ở nhóm tuổi trên 50 tuổi cao hơn so với nhóm tuổi dưới 50 (nhóm dưới 30 tuổi và nhóm từ 30-50 tuổi). Điều này có thể được lý giải do quá trình mọc răng suốt đời, nên các răng có khuynh hướng trồi dần lên phía mặt nhai và như vậy tuổi càng tăng thì chân răng càng nằm xa ống răng dưới hơn.

      • Biểu đồ 4.2. Trung bình khoảng cách từ ống răng dưới đến chóp chân răng của RCL thứ nhất HD theo tuổi và giới.

      • Tóm lại, các số đo khoảng cách quanh ống răng dưới hay bề dày xương nếu có sự khác biệt đều cho thấy các số đo khoảng cách ở nam lớn hơn ở nữ như nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác [1], [95], [103]. Ở giai đoạn trưởng thành, tỉ lệ và tốc độ tăng trưởng ở nam cao hơn ở nữ, do vậy các kích thước vùng sọ mặt của nam lớn hơn từ 5-9% so với nữ. Sự tăng trưởng xương ở giai đoạn người trưởng thành có thể bị kiểm soát bởi nhiều yếu tố trong đó các nội tiết tố như estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xương trong thời kì này, góp phần tạo nên sự khác biệt hình thái sọ mặt giữa nam với nữ. Hơn nữa, sự căng của cơ được xem như là yếu tố kích dẫn sự hình thành xương, và ở hàm dưới, sự co của các cơ nâng hàm trong suốt quá trình nhai sẽ tạo sức căng lên vùng cành đứng. Nói chung, cơ nhai của nam hoạt động mạnh hơn ở nữ. Và hai yếu tố đề cập trên có thể giúp giải thích sự khác biệt theo giới tính, cụ thể là ở nam cao hơn so với ở nữ trong các số đo mà được ghi nhận có sự khác biệt trong nghiên cứu.

      • Về phương diện điều trị, các số đo khoảng cách quanh ống răng theo vị trí từng chóp răng có thể là dữ liệu tham khảo có giá trị cho các nhà lâm sàng khi tiến hành điều trị can thiệp liên quan tới các răng này như nhổ răng tiểu phẫu, cấy ghép răng, nội nha, phẫu thuật vùng chóp răng, phẫu thuật chỉnh hình xương hàm tạo đường cắt ngang qua vùng các răng này.

      • Biến chứng chấn thương thần kinh xương ổ dưới tuy hiếm gặp nhưng lại khó hồi phục, có thể gây ra tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn thần kinh xương ổ dưới và hậu quả tất yếu là làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do vậy nghiên cứu để đưa ra những thông tin chỉ là bước đầu nhưng không kém phần quan trọng trong một số lĩnh vực điều trị răng hàm mặt có can thiệp đến vùng RCL thứ nhất hàm dưới. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá yếu tố tuổi và giới có phải là những yếu tố liên quan đến tương quan giữa ống răng dưới và chóp răng hay không.

      • RCL thứ nhất hàm dưới là răng thường được điều trị nội nha nhất [101], [122]. Dị cảm thần kinh và dị cảm thần kinh xương ổ dưới do bệnh lý quanh chóp đã được báo cáo bởi Giuliani và c.s. (2001) [44]. Thần kinh xương ổ dưới là một nhánh của thần kinh xương hàm dưới dễ bị tổn thương do chấn thương, u bướu và các thủ thuật phẫu thuật ở xương hàm dưới. Tổn thương ống răng dưới là một biến chứng có thể gặp trong điều trị nội nha thông thường và điều trị nội nha phẫu thuật. Các nguyên nhân liên quan đến nội nha gây ra dị cảm hoặc tổn thương thần kinh xương ổ dưới bao gồm các nhiễm trùng, sang thương quanh chóp, gây tê tại chỗ, quá trình sửa soạn, bơm rửa và trám bít ống tủy. Các sang thương quanh chóp có thể gây ra dị cảm thần kinh xương ổ dưới do áp lực cơ học gây ra bởi quá trình viêm, tích tụ dịch do sự thiếu máu cục bộ. Áp lực tại chỗ lên dây thần kinh tại vị trí có sang thương quanh chóp răng tăng do sự tích tụ dịch, mủ cũng như các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn có độc tính hoặc các chất chuyển hóa của quá trình viêm được phóng thích bởi sự phá hủy mô quanh chóp.

      • Gây tê tại chỗ là kĩ thuật được các bác sĩ răng hàm mặt sử dụng khá phổ biến trong thực hành điều trị nha khoa hằng ngày. Một biến chứng có thể xảy ra sau khi gây tê tại chỗ đó là bệnh nhân vẫn còn tê kéo dài nhiều tuần, nhiều ngày sau đó. Trong trường hợp này, bác sĩ nha khoa cần xem xét lại các dấu hiệu dị cảm thần kinh của bệnh nhân.

      • Lọ thuốc tê còn dính cồn hoặc thuốc sát trùng có thể xâm nhập trong khi gây tê có thể làm tổn thương thần kinh gây ra dị cảm thần kinh ở bệnh nhân và kéo dài nhiều tháng cho đến một năm [83].

      • Kim gây tê đi quá sâu có thể gây ra tổn thương vỏ bao ống thần kinh răng dưới, trong trường hợp này bệnh nhân sẽ có cảm giác như giống như bị điện giật, xuất huyết xung quanh vỏ bao thần kinh có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh và gây ra dị cảm [83].

      • Theo Rowe và c.s. (1983) [98], sự sửa soạn ống tủy với dụng cụ đi quá chóp có thể gây tổn thương trực tiếp ống răng dưới. Trong quá trình điều trị nội nha nếu bác sĩ chưa có kinh nghiệm hoặc không cẩn thận, không làm đúng quy trình hoặc thiếu phương tiện có thể gây ra biến chứng tổn thương thần kinh ống răng dưới của bệnh nhân. Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ chóp chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới nằm gần ống răng dưới (trong vòng 2 mm so với chóp) chiếm khoảng 9,76% - 12,37%.

      • Khi bị biến chứng tổn thương thần kinh do điều trị nội nha, bệnh nhân có thể bị nhiễm độc thần kinh do tác động hóa học của các thành phần trong thuốc trám tủy hoặc do áp lực cơ học gây ra khi vật liệu trám bít ống tủy bị đẩy vào trong ống răng dưới khiến bệnh nhân bị loạn cảm, dị cảm thần kinh. Ngoài ra, trong những trường hợp lỗ chóp mở rộng hay sửa soạn quá mức làm tiêu nút chặn chóp, dung dịch bơm rửa ống tủy NaOCl có thể ra khỏi chóp và gây dị cảm thần kinh sau đó theo cơ chế chấn thương hóa học. Bởi vì buồng tủy gần như kín hoàn toàn nên việc bơm rửa với áp lực mạnh có thể đẩy một lượng lớn chất bơm rửa đi về phía chóp và tiếp xúc với mô quanh chóp. Khả năng làm tan rã, phân hủy mô của NaOCl sẽ làm hoại tử mô quanh chóp [55]. Quá trình làm sạch và tạo dạng ống tủy có thể làm tổn thương thần kinh bên dưới nếu đẩy dụng cụ nội nha đi quá chóp. Một biến chứng khác có thể xảy ra là bệnh nhân bị nhiễm trùng thông qua các dụng cụ nội nha hay dung dịch bơm rửa đi quá chóp, đưa vi khuẩn vào ống răng dưới. Tổn thương thần kinh xương ổ dưới sau điều trị nội nha là biến chứng tuy hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây rối loạn cảm giác như đau, loạn cảm, dị cảm, giảm cảm giác, tê môi dưới và cằm. Muốn xác định thuốc trám tủy có bị đẩy vào ống răng dưới hay không, bác sĩ cần chỉ định chụp phim tia X cho bệnh nhân để kiểm tra. Để ngăn chặn biến chứng này, trước khi chữa tủy cho bệnh nhân cần chụp phim để kiểm tra độ gần giữa ống răng dưới và các chóp chân răng. Đồng thời khi điều trị nội nha cần chụp phim đo chiều dài làm việc để ngăn ngừa dụng cụ quá chóp, có thể gây thủng ống răng dưới gây tổn thương thần kinh xương ổ dưới.

      • Trong quá trình trám bít những ống tủy gần sát với ống răng dưới, nếu vật liệu trám bít ống tủy đi quá chóp thì độc tính của các vật liệu này có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh xương ổ dưới, với các biểu hiện từ đau, dị cảm cho đến loạn cảm và có thể không hồi phục được. Gutta percha được biết đến khoảng trên 150 năm và là vật liệu được chọn lựa nhiều nhất để trám bít ống tủy. Thành phần của côn gutta percha chứa 20% gutta percha, 60-70% oxit kẽm, sáp, resin, bari sulfate, chất màu và một lượng rất ít kim loại. Gutta percha có độc tính thấp vì vậy khi côn bị đẩy xuống quá chóp trong một giới hạn nhất định, dưới áp lực gutta percha trở nên mềm và biến dạng mà không đè ép lên thần kinh. Do đó, gutta percha hiếm khi gây ra dị cảm thần kinh [64]. Ngoài ra gutta percha là vật liệu khá trơ và không gây ra phản ứng hóa học nào khi tiếp xúc với các bó mạch thần kinh [110]. Độc tính của gutta percha đã được đánh giá trên nhiều loại tế bào khác nhau và mức độ độc tính cho kết quả từ không có tới rất thấp và khác nhau giữa các tế bào [58]. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu in vivo trên cả mô cứng và mô mềm cho thấy độc tính còn phụ thuộc vào loại gutta percha được sử dụng: phản ứng thay đổi từ không có đến phản ứng viêm mãn tính. Phản ứng viêm mãn tính tại chỗ này là do các oxit và chất chống oxi hóa có trong thành phần của gutta percha [58] và chưa có phản ứng toàn thân nào với gutta percha được ghi nhận [64]. Một nguyên nhân khác có thể gây ra dị cảm ống răng dưới là việc đưa xi-măng trám bít ống tủy qua chóp theo cơ chế chấn thương hóa học. Xi-măng oxit kẽm và eugenol thường được dùng nhiều nhất trong nội nha. Độc tính của eugenol khi tiếp xúc trực tiếp với ống răng dưới có thể gây tổn thương tế bào thần kinh, gây ra dị cảm hay loạn cảm [64], [70], [94]. Ozeki và c.s. (1975) [87] báo cáo rằng eugenol với nồng độ 200ppm có thể gây ra dị cảm thần kinh. Trowbridge và c.s. (1982) [111] cũng thấy rằng eugenol oxit kẽm ức chế hoạt động của thần kinh chi phối răng. Một loại xi măng trám bít ống tủy khác với chất nền là Ca(OH)2 cũng khá phổ biến. Boiesen và Bodrin (1991) [15], Ahlgren và c.s. (2003) [8] nhận thấy Ca(OH)2 có thể gây tổn thương không hoàn nguyên đối với tế bào thần kinh trong thực nghiệm và điều này đã được kiểm chứng lâm sàng [124].

      • Liên quan tới tổn thương thần kinh do nhiệt, Blanas và c.s. (2004) [14] đã báo cáo một trường hợp bị dị cảm ống răng dưới do trám bít với gutta percha lỏng quá chóp. Phương pháp làm gutta percha nóng chảy và bơm vào ống tủy được Yee và c.s. (1977) [134] và Marlin và c.s. (1981) [133] đề nghị. Phương pháp này dựa trên sự nóng chảy của gutta percha đựng trong những capsule và sử dụng ống bơm để bơm gutta percha nóng chảy vào ống tủy. Tuy nhiên, có một số trở ngại trên lâm sàng như thiếu sự kiểm soát, hướng dẫn vật liệu gutta percha và xi-măng trám dư khỏi chóp, thiếu sự đo lường, kiểm soát về nhiệt độ nóng chảy để theo dõi tiến trình trám bít. Các trường hợp không chắc chắn như thủng, tiêu ngót, gutta percha có thể ra khỏi chóp, vào mô hoặc các cấu trúc giải phẫu quan trọng như: xoang hàm, ống răng dưới. Như đã biết, gutta percha là vật liệu không tiêu, có tính tương hợp sinh học nhưng gutta percha chỉ nên giới hạn trong khoang tủy. Việc các nhà lâm sàng không thể kiểm soát gutta percha ra khỏi chóp là hạn chế quan trọng nhất của phương pháp này. Việc trám dư là nguyên nhân chung gây tổn thương chóp do điều trị hay bệnh lý. Các nhà nghiên cứu và lâm sàng đều thống nhất rằng việc đẩy vật liệu ra khỏi chóp đều bị xem là trám dư. Nhiệt độ nóng chảy côn gutta percha từ 53,5oC đến 57,5oC [23] nhưng nhiệt độ trong ống tủy có thể từ 50oC đến 100oC do không kiểm soát được [36]. Chỉ cần nhiệt độ thay đổi khoảng 10oC có thể gây phá hủy và hoại tử xương trong khi mô thần kinh nhạy cảm với nhiệt độ hơn mô xương [34], [36]. Do đó các nhà lâm sàng cần lưu ý về kiểm soát nhiệt độ và vật liệu dư, quá chóp khi trám bít ống tủy với gutta percha dạng nóng chảy.

      • Điều trị nội nha đa số là thành công, tuy nhiên có khoảng từ 10% đến 15% các trường hợp mà các triệu chứng vẫn còn tồn tại hay tái phát [45], [63]. Mặc dù tỉ lệ thành công của điều trị nội nha không phẫu thuật ở RCL thứ nhất hàm dưới khá cao nhưng vẫn có khoảng 26% trường hợp các RCL thứ nhất hàm dưới cần phẫu thuật cắt chóp vì thấu quang quanh chóp còn tồn tại dai dẳng sau điều trị nội nha thông thường [40]. Ví dụ như xuất hiện lỗ dò, tăng kích thước sang thương thấu quang quanh chóp biểu hiện trên phim X quang. Nhiều thất bại trong nội nha xuất hiện sau khi điều trị tủy, răng đã được bọc mão, là thành phần của cầu răng. Từ lâu phẫu thuật đã trở thành một truyền thống lâu đời, xuất hiện trên 150 năm, là một phần quan trọng của việc điều trị nội nha.

      • Mở xương là một giai đoạn quan trọng trong phẫu thuật cắt chóp, cần hạn chế mở rộng xương quá mức để giảm triệu chứng sưng đau hậu phẫu và tránh làm tổn thương chóp chân răng kế cận. Phẫu thuật cắt chóp RCL hàm dưới có thể gặp khó khăn trong giai đoạn mở xương, nhất là trong trường hợp răng cối lớn hàm dưới có ba chân (hai chân ngoài và thêm một chân phụ ở phía xa trong). Ngay cả khi việc mở xương thuận lợi thì thất bại vẫn có thể xảy ra nếu việc trám ngược không thích hợp do phẫu trường hẹp, ống tủy eo thắt. Trong trường hợp này nên tạo ra một “cửa sổ xương” để việc cắt chóp và trám ngược được thực hiện dễ dàng và thuận lợi [65], [73]. Bề dày vách xương phía ngoài là một yếu tố quan trọng mà các phẫu thuật viên quan tâm. Trong nghiên cứu này, đối với các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân, chúng tôi ghi nhận được khoảng cách từ mặt ngoài XHD đến chóp chân gần và chân xa tại vị trí cách chóp 3 mm lần lượt là 2,31±0,99 mm, 3,22±1,77 mm. Đối với các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân, khoảng cách từ mặt ngoài XHD đến chóp chân gần và chân xa ngoài và chân xa trong tại vị trí cách chóp 3 mm lần lượt là 2,41±1,09 mm, 2,22±0,98 mm, 8,66±1,23 mm. Frankle và c.s. (1990) [39] đo khoảng cách từ bờ ngoài xương hàm dưới tới chóp chân gần RCL thứ nhất và thứ hai hàm dưới trên 33 xương khô hàm dưới lần lượt là 4,18mm và 7,35mm. Jin va c.s. (2005) [59] xác định khoảng cách từ mặt ngoài xương hàm dưới tới mỗi chóp chân gần, chân xa của các RCL hàm dưới hai chân lần lượt là 4,09±1,25 mm, 5,18±1,68 mm. Khoảng cách từ mặt ngoài xương hàm dưới tới mỗi chóp chân gần, chân xa ngoài và chân xa trong của các RCL hàm dưới ba chân lần lượt là 4,19±1,10 mm, 4,28±1,62 mm, 9,52±2,26 mm. Theo một nghiên cứu của De Deus và c.s. (1975) [27], Harris và c.s. (2013) [51], phần lớn các ống tủy bên và sự phân nhánh ống tủy nằm nhiều nhất ở vùng chóp, trong khoảng 3 mm của chóp chân răng. Vì vậy, khi cắt chóp nhỏ hơn 3 mm có thể không loại bỏ hết các ống tủy bên và các phân nhánh, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng lại thậm chí là thất bại. Do đó các nghiên cứu thường khảo sát bề dày vách xương ngoài tại vị trí cách chóp răng 3 mm.

      • Ngày nay, CBCT được sử dụng ngày càng phổ biến đối với các trường hợp lâm sàng trong việc chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị trước khi thực hiện phẫu thuật. Đặc biệt trong các trường hợp răng có liên quan đến các cấu trúc giải phẫu quan trọng như ống thần kinh xương ổ dưới, thần kinh cằm, xoang hàm trên. Sự ra đời của CBCT giúp ích rất nhiều cho các nhà lâm sàng trong việc chẩn đoán, xác định vị trí, kích thước sang thương quanh chóp, những thay đổi mật độ xương ở vùng chóp cũng như mối liên hệ rõ ràng hơn trong không gian ba chiều của chân răng với các cấu trúc giải phẫu lân cận. CBCT hạn chế việc chập các hình ảnh cấu trúc với nhau ví dụ như trụ xương gò má, xương ổ răng, xoang hàm trên, các chân răng khác với nhau và xác định chính xác hơn lối vào xương giúp giảm thiểu độ xâm lấn của phẫu thuật. Trong một nghiên cứu của Lofthag-Hansen và c.s. ( 2007) [77] cho thấy 70% bệnh nhân có hình ảnh trên CBCT cho những thông tin về mặt lâm sàng chính xác hơn mà phim quanh chóp không thấy.

    • 4.6. Ý nghĩa của đề tài

      • Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy CBCT là phương tiện tối ưu và hữu ích giúp nghiên cứu và khảo sát toàn diện, đồng thời các đặc điểm giải phẫu của chân RCL thứ nhất hàm dưới bao gồm số lượng, vị trí chân răng, giải phẫu hệ thống ống tủy, bề dày vách xương tại vị trí chóp răng, tương quan giữa các chóp răng với ống răng dưới ở người Việt, điều mà các kỹ thuật chụp phim trong miệng thông thường không thể thực hiện được. Chất lượng hình ảnh phim CBCT đủ để quan sát những biến thể của chân răng và những biến thể có thể có của ống tủy để phục vụ cho nghiên cứu hình thái chân răng, hình thái ống tủy và cho điều trị nha khoa như nội nha, phẫu thuật nội nha, nhổ răng. Bên cạnh đó, CBCT còn là công cụ đo đạc về hình thái đảm bảo độ chính xác cao và các ứng dụng của CBCT có thể sẽ là xu hướng nghiên cứu được phát triển mạnh trong tương lai. Và chúng tôi cũng hy vọng CBCT sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn trong điều trị nha khoa nói chung và trong điều trị nội nha nói riêng giúp cho công việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên trong thực hành nội nha hằng ngày, chúng ta cũng cần chú ý nguy cơ nhiễm xạ không cần thiết, giảm tối đa nguy cơ nhiễm xạ cho bệnh nhân, tuân thủ nguyên tắc ALARA (as low as reasonably achievable). Do đó, trong điều trị nội nha chỉ nên sử dụng CBCT trong những trường hợp có nghi ngờ bất thường trên phim quanh chóp hay ống tủy có hình dạng bất thường gây khó khăn cho công việc điều trị.

      • Mặc dù còn tồn tại một số giới hạn nhưng nghiên cứu này bước đầu đã ghi nhận được một số đặc điểm giải phẫu khá đa dạng của RCL thứ nhất hàm dưới. Đây là những dữ liệu có ích không chỉ cho các nhà thực hành lâm sàng trong lĩnh vực điều trị mà còn góp phần làm phong phú thêm những đặc điểm hình thái của người Việt.

    • 4.7. Hạn chế của đề tài

      • Vì tất cả bệnh nhân đến chụp CBCT tại trung tâm Nguyễn Trãi do bác sĩ chỉ định chụp với mục đích chẩn đoán hỗ trợ cho điều trị như phẫu thuật răng khôn, chỉnh hình, chuẩn bị cấy ghép răng (implant) nên việc chọn lựa mẫu không thể đại diện cho toàn bộ người Việt Nam và không có được sự phân bố đồng đều theo từng độ tuổi nên kết quả nghiên cứu có độ suy lý không cao. Do vậy, cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đảm bảo cho những kết quả tìm thấy trong nghiên cứu mang tính đại diện cho người Việt Nam. Song kết quả nghiên cứu với nhiều đặc điểm giải phẫu đa dạng của RCL thứ nhất hàm dưới có thể được xem là những kiến thức tham khảo có giá trị cho các nhà lâm sàng trong điều trị nội nha thông thường, phẫu thuật nội nha và các điều trị can thiệp liên quan tới vùng răng quan trọng này.

  • KẾT LUẬN

    • Qua nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới trên hình ảnh chụp CBCT của 166 người Việt Nam, bước đầu, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

    • Ở người Việt, RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân chiếm đa số với tỉ lệ 83,7%. Tỉ lệ người có RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân là 16,3%.

    • Nếu xét theo tổng số răng thì tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân và RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân lần lượt là 87,7% và 12,3%.

    • Sự xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân có thể đối xứng (51,9%) hoặc không đối xứng (48,1%). Không có sự khác biệt về giới, vị trí (bên xuất hiện) liên quan đến tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân.

    • Tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có hai ống tủy, ba ống tủy, bốn ống tủy lần lượt là 4,5%, 66,8% và 28,9%. Sự phân bố này khác biệt không có ý nghĩa theo giới tính và theo vị trí (bên xuất hiện).

    • RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân và ba ống tủy (hai ống tủy gần và một ống tủy xa) là phổ biến nhất (66%). Các RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, bốn ống tủy (17,2%) và RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, bốn ống tủy (11,7%) cũng khá thường gặp. Các RCL thứ nhất hàm dưới hai chân, hai ống tủy (4,5%) và các RCL thứ nhất hàm dưới ba chân, ba ống tủy (0,6%) rất ít gặp, chiếm tỉ lệ khá nhỏ.

    • Trong các RCL thứ nhất hàm dưới có bốn ống tủy thì có đến gần 1/2 là RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Hầu như tất cả các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân đều có bốn ống tủy, chỉ có 2 răng là có ba ống tủy.

    • Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phân loại ống tủy của Vertucci, chủ yếu ghi nhận các dạng ống tủy loại I, loại II và loại IV, các biến thể còn lại không có hoặc rất ít.

    • Biến thể ống tủy loại IV là biến thể ống tủy thường gặp nhất ở chân gần của các RCL thứ nhất hàm dưới với tỉ lệ khoảng 60,8% - 68,3%, kế đến là biến thể ống tủy loại II với tỉ lệ khoảng 24,4% - 30,6%.

    • Ở chân xa của RCL thứ nhất hàm dưới , ống tủy loại I chiếm ưu thế với tỉ lệ 80,8% - 97,6%.

    • Khi RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân thì 100% chân thứ ba này là ống tủy loại I.

    • Đối với các RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân:

      • Khoảng cách từ chóp chân gần và chân xa đến ống răng dưới lần lượt là 6,41±2,67 mm, 5,82±2,79 mm.

      • Khoảng cách từ mặt ngoài XHD đến chóp chân gần và chân xa tại vị trí cách chóp 3 mm lần lượt là 2,31±0,99 mm, 3,22±1,77 mm.

      • Khoảng cách giữa ống răng dưới và các chóp chân răng của RCL thứ nhất hàm dưới phụ thuộc vào giới: khoảng cách này ở nữ ngắn hơn so với nam.

      • Khoảng cách giữa ống răng dưới và các chóp chân răng của RCL thứ nhất hàm dưới phụ thuộc vào tuổi: khoảng cách này ở các nhóm tuổi dưới 50 (nhóm tuổi dưới 30 và nhóm tuổi từ 30-50 tuổi) ngắn hơn so với nhóm tuổi trên 50.

      • Càng lớn tuổi, ống răng dưới càng nằm xa các chóp chân răng.

    • Đối với các RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân:

      • Khoảng cách từ chóp chân gần, chân xa ngoài và chân xa trong đến ống răng dưới lần lượt là 7,02±2,16 mm, 6,89±2,26 mm, 8,02±2,33 mm.

      • Khoảng cách từ mặt ngoài XHD đến chóp chân gần và chân xa ngoài và chân xa trong tại vị trí cách chóp 3 mm lần lượt là 2,41±1,09 mm, 2,22±0,98 mm, 8,66±1,23 mm.

    • Có sự khác biệt về khoảng cách giữa ống răng dưới so với một số mốc giải phẫu như mặt trong xương hàm dưới, mặt ngoài xương hàm dưới theo giới, trong đó các kích thước ở nam lớn hơn ở nữ.

  • KIẾN NGHỊ

    • Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng CBCT để đồng thời đưa ra các đặc điểm giải phẫu chân răng, giải phẫu hệ thống ống tủy cũng như các giá trị định lượng của vách xương, các số đo quanh ống răng dưới của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ở một nhóm dân số tại thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu tạo cơ sở để các nhà thực hành lâm sàng có sự đánh giá đúng khi lựa chọn phương án để điều trị can thiệp ở vùng răng ăn nhai có chức năng quan trọng này. Nghiên cứu có thể tiến hành tiếp với cỡ mẫu lớn và trải khắp các vùng miền để tăng tính đại diện cho người Việt

    • Phim CBCT đang ngày càng phát triển và trở thành công cụ chẩn đoán hiệu quả nhất khi đánh giá đặc điểm mô cứng vùng hàm mặt. Dùng CBCT để nghiên cứu có nhiều ưu điểm như độ chính xác, rõ nét, dễ dàng lặp lại. Kết quả trong nghiên cứu khi so sánh các nghiên cứu khác trên thế giới thể hiện đặc trưng riêng của người Việt. Một số giá trị đưa ra có độ biến thiên lớn, nên trong tình huống lâm sàng cụ thể cần có đánh giá riêng cho từng người.

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • Tài liệu Tiếng Việt

    • Tài liệu Tiếng Anh

    • 1. PHẦN HÀNH CHÁNH

    • Họ và tên (viết tắt):

    • Năm sinh:

    • Giới tính:

    • Mã số phim:

    • 2. DỮ LIỆU THU THẬP

    • Xác định các giá trị và kích thước ở vùng RCL thứ nhất hàm dưới bao gồm:

    • Vùng răng khảo sát

    • Số lượng ống tủy

    • Phân loại ống tủy chân gần (theo Vertucci 1984)

    • Phân loại ống tủy chân xa (theo Vertucci 1984)

    • Răng 36

    • Vùng răng khảo sát

    • Số lượng ống tủy

    • Phân loại ống tủy chân gần (theo Vertucci 1984)

    • Phân loại ống tủy chân xa ngoài (theo Vertucci 1984)

    • Phân loại ống tủy chân xa trong (theo Vertucci 1984)

    • Răng 46

    • PHỤ LỤC 2

    • XÁC NHẬN CỦA TRUNG TÂM CT NGUYỄN TRÃI

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y T Ế ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _ _ LÊ HOÀNG LAN ANH ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA CHÂN RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI LIÊN QUAN ĐẾN NỘI NHA VÀ PHẪU THUẬT: KHẢO SÁT TRÊN PHIM CBCT CHUYÊN NGÀNH: RĂNG HÀM MẶT MÃ SỐ: 60 72 06 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: TS PHẠM VĂN KHOA Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y T Ế ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _ _ LÊ HOÀNG LAN ANH ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA CHÂN RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI LIÊN QUAN ĐẾN NỘI NHA VÀ PHẪU THUẬT: KHẢO SÁT TRÊN PHIM CBCT CHUYÊN NGÀNH: RĂNG HÀM MẶT MÃ SỐ: 60 72 06 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: TS PHẠM VĂN KHOA Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng Các liệu kết nêu luận văn trung thực chưa cơng bố cơng trình khác LÊ HOÀNG LAN ANH MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH STT 1.1 1.2 1.3 1.4 2.5 2.6 2.7 2.8 3.9 3.10 4.11 4.12 4.13 4.14 4.15 Tên hình Phân loại RCL thứ HD có ba chân theo De Moor (2004) Phân loại RCL thứ HD có ba chân theo Song (2010) Phân loại ống tủy theo Vertucci (1984) Chùm tia X hình nón quay xung quanh vật cần chụp, hình ảnh thu thập bảng đầu dò Máy CBCT Picasso Trio (Ewoo) sử dụng nghiên cứu Điều chỉnh mặt phẳng phần mềm EzImplant CD viewer Các lát cắt mặt phẳng ngang (Axial) Xác định kích thước vị trí chân Lát cắt mặt phẳng ngang (Axial): BN Nguyễn C., nam, 47 tuổi, có RCL thứ HD ba chân bên (P) RCL thứ HD hai chân bên (T) Lát cắt mặt phẳng ngang (Axial): BN Võ Thị Trúc L., nữ, 31 tuổi, có RCL thứ HD ba chân hai bên Hình thể giải phẫu bên bên RCL thứ HD có ba chân dựng phần mềm 3D Mặt phẳng cắt ngang thể sàn tủy RCL thứ HD có ba chân khoảng cách lỗ ống tủy Định vị lỗ ống tủy dựa vào luật đối xứng thứ luật đối xứng thứ hai A Sàn tủy B Mặt nhai BN Chung Mẫn N., nữ, 17 tuổi, có RCL thứ HD ba chân hai bên Hình thể giải phẫu RCL thứ HD có ba chân dựng phần mềm 3D nhìn từ phía Trang 15 22 23 24 25 33 33 63 64 65 66 66 DANH MỤC BẢNG STT 1.1 1.2 2.3 2.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 3.15 3.16 3.17 STT 3.18 3.19 Tên bảng Tổng hợp nghiên cứu tỉ lệ RCL thứ HD có ba chân chủng tộc giới Tóm tắt nghiên cứu xác định bề dày xương mặt khoảng cách từ chóp chân đến ống RCL thứ hàm Các biến số nghiên cứu Các biến số nghiên cứu Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tần số tỉ lệ cối lớn thứ hàm có hai chân cối lớn thứ hàm có ba chân 166 người Sự phân bố theo vị trí cối lớn thứ hàm có ba chân 166 người Sự phân bố theo vị trí cối lớn thứ hàm có ba chân 27 người có cối lớn thứ hàm có ba chân Sự phân bố cối lớn thứ hàm theo giới tính Sự phân bố cối lớn thứ hàm có ba chân theo giới tính theo vị trí Sự phân bố tần suất số chân số ống tủy cối lớn thứ hàm theo theo giới tính Tần suất tỉ lệ số chân số ống tủy cối lớn thứ hàm theo theo giới tính theo vị trí Tần suất tỉ lệ số ống tủy chân răng cối lớn thứ hàm có hai chân Tần suất tỉ lệ số ống tủy chân răng cối lớn thứ hàm có ba chân Tỉ lệ phân loại ống tủy cối lớn thứ hàm theo phân loại Vertucci (1984) Tỉ lệ phân loại ống tủy cối lớn thứ hàm có hai chân theo phân loại Vertucci (1984) Tỉ lệ phân loại ống tủy cối lớn thứ hàm có ba chân theo phân loại Vertucci (1984) Trang Tên bảng Bề dày vách xương khoảng cách từ chóp đến ống răng cối lớn thứ hàm hai chân Bề dày vách xương khoảng cách từ chóp đến ống răng cối lớn thứ hàm ba chân Trang 46 11 26 26 30 31 32 32 34 34 35 35 37 38 38 39 40 47 3.20 3.21 3.22 3.23 4.24 4.25 4.26 Bề dày vách xương khoảng cách từ chóp đến ống răng cối lớn thứ hàm hai chân theo giới Bề dày vách xương khoảng cách từ chóp đến ống răng cối lớn thứ hàm ba chân theo giới Bề dày vách xương khoảng cách từ chóp đến ống răng cối lớn thứ hàm hai chân theo nhóm tuổi Khoảng cách từ chóp đến ống răng cối lớn thứ hàm hai chân theo giới nhóm tuổi Độ tin cậy phép đo So sánh nghiên cứu phân loại ống tủy RCL1 HD có hai chân So sánh nghiên cứu phân loại ống tủy RCL1 HD có ba chân 48 49 50 50 57 74 75 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 3.1 Tỉ lệ phần trăm ống nằm gần chóp chân RCL thứ hàm 44 4.2 Trung bình khoảng cách từ ống đến chóp chân RCL thứ HD theo tuối giới 79 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt BN CBCT CT c.s DICOM ĐLC GTLN GTNN HD KC Micro-CT (µCT) MSCT ORD PP Phim QC R RCL RCL1 HD TB XHD (T) (P) Viết đầy đủ Bệnh nhân Phim cắt lớp điện tốn chùm tia hình nón Cắt lớp điện tốn Cộng Ảnh số truyền thông y tế Độ lệch chuẩn Giá trị lớn Giá trị nhỏ Hàm Khoảng cách Vi cắt lớp điện toán Chụp cắt lớp điện toán nhiều lớp cắt Ống Phân phối Phim quanh chóp Răng Răng cối lớn Răng cối lớn thứ hàm Trung bình Xương hàm Bên trái Bên phải 10 BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ Tiếng Việt Tiếng Anh Bề dày vách xương mặt ngồi Buccal bone thickness Cắt lớp điện tốn nhiều lớp cắt Multislice Computed Tomography Cắt lớp điện toán chùm tia hình nón Cone beam computed tomography Chân xa Distolingual root Chân phụ phía cối lớn Radix entomolaris Dị cảm thần kinh Paresthesia Giải phẫu chân ống tủy Root and canal anatomy Ống tủy xa Distolingual canal Ống thần kinh Inferior alveolar nerve Phẫu thuật nội nha Endodontic surgery Răng cối lớn thứ hàm có ba chân Three-rooted mandibular first molar Vi cắt lớp điện tốn Micro-ComputedTomography (µCT) 51 Harris S P., Bowles W R., Fok A., et al (2013), "An anatomic investigation of the mandibular first molar using micro-computed tomography" J Endod, 39(11), pp.1374-1378 52 Huang C C., Chang Y C., Chuang M C., et al (2010), "Evaluation of root and canal systems of mandibular first molars in Taiwanese individuals using cone-beam computed tomography" J Formos Med Assoc, 109(4), pp.303-308 53 Huang R Y., Lin C D., Lee M S., et al (2007), "Mandibular disto-lingual root: a consideration in periodontal therapy" J Periodontol, 78(8), pp.1485-1490 54 Huang R Y., Cheng W C., Chen C J., et al (2010), "Three-dimensional analysis of the root morphology of mandibular first molars with distolingual roots" Int Endod J, 43(6), pp.478-484 55 Hulsmann M ,Hahn W (2000), "Complications during root canal irrigation literature review and case reports" Int Endod J, 33(3), pp.186-193 56 Ikram O H., Patel S., Sauro S., et al (2009), "Micro-computed tomography of tooth tissue volume changes following endodontic procedures and post space preparation" Int Endod J, 42(12), pp.1071-1076 57 Ishii Namiko, Sakuma Ayaka, Makino Yohsuke, et al (2016), "Incidence of three-rooted mandibular first molars among contemporary Japanese individuals determined using multidetector computed tomography" Legal Medicine, 22, pp.9-12 58 JE Dahl (2005), "Toxicity of endodontic filling materials" Endod Top, 12(1), pp.39-43 59 Jin G C., Kim K D., Roh B D., et al (2005), "Buccal bone plate thickness of the Asian people" J Endod, 31(6), pp.430-434 60 Jung I Y., Seo M A., Fouad A F., et al (2005), "Apical anatomy in mesial and mesiobuccal roots of permanent first molars" J Endod, 31(5), pp.364-368 61 Juodzbalys G., Wang H L ,Sabalys G (2011), "Injury of the Inferior Alveolar Nerve during Implant Placement: a Literature Review" J Oral Maxillofac Res, 2(1), pp.e1 62 Kartal N ,Cimilli H K (1997), "The degrees and configurations of mesial canal curvatures of mandibular first molars" J Endod, 23(6), pp.358362 63 Kerekes K ,Tronstad L (1979), "Long-term results of endodontic treatment performed with a standardized technique" J Endod, 5(3), pp.83-90 64 Khabbaz M G ,Papadopoulos P D (1999), "Deposition of calcified tissue around an overextended gutta-percha cone: case report" Int Endod J, 32(3), pp.232-235 65 Khoury F ,Hensher R (1987), "The bony lid approach for the apical root resection of lower molars" Int J Oral Maxillofac Surg, 16(2), pp.166170 66 Kim S Y ,Yang S E (2012), "Cone-beam computed tomography study of incidence of distolingual root and distance from distolingual canal to buccal cortical bone of mandibular first molars in a Korean population" J Endod, 38(3), pp.301-304 67 Kim S Y., Kim B S., Woo J., et al (2013), "Morphology of mandibular first molars analyzed by cone-beam computed tomography in a Korean population: variations in the number of roots and canals" J Endod, 39(12), pp.1516-1521 68 Koong B., Pharoah M J., Bulsara M., et al (2006), "Methods of determining the relationship of the mandibular canal and third molars: a survey of Australian oral and maxillofacial surgeons" Aust Dent J, 51(1), pp.64-68 69 Kovisto T., Ahmad M ,Bowles W R (2011), "Proximity of the mandibular canal to the tooth apex" J Endod, 37(3), pp.311-315 70 Kozam G (1977), "The effect of eugenol on nerve transmission" Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 44(5), pp.799-805 71 Krasner P ,Rankow H J (2004), "Anatomy of the pulp-chamber floor" J Endod, 30(1), pp.5-16 72 Lamas Pelayo J., Penarrocha Diago M ,Marti Bowen E (2008), "Intraoperative complications during oral implantology" Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 13(4), pp.E239-243 73 Lasaridis N., Zouloumis L ,Antoniadis K (1991), "Bony lid approach for apicoectomy of mandibular molars" Aust Dent J, 36(5), pp.366-368 74 Lauber R., Bornstein M M ,von Arx T (2012), "Cone beam computed tomography in mandibular molars referred for apical surgery" Schweiz Monatsschr Zahnmed, 122(1), pp.12-24 75 Littner M M., Kaffe I., Tamse A., et al (1986), "Relationship between the apices of the lower molars and mandibular canal a radiographic study" Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 62(5), 595-602 76 Loescher A R., Smith K G ,Robinson P P (2003), "Nerve damage and third molar removal" Dent Update, 30(7), pp.375-380, 382 77 Lofthag-Hansen S., Huumonen S., Grondahl K., et al (2007), "Limited cone-beam CT and intraoral radiography for the diagnosis of periapical pathology" Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 103(1), pp.114-119 78 Loh H S (1990), "Incidence and features of three-rooted permanent mandibular molars" Aust Dent J, 35(5), pp.434-437 79 Marroquin B B., El-Sayed M A ,Willershausen-Zonnchen B (2004), "Morphology of the physiological foramen: I Maxillary and mandibular molars" J Endod, 30(5), pp.321-328 80 Matherne R P., Angelopoulos C., Kulild J C., et al (2008), "Use of conebeam computed tomography to identify root canal systems in vitro" J Endod, 34(1), pp.87-89 81 Midtbo M ,Halse A (1994), "Root length, crown height, and root morphology in Turner syndrome" Acta Odontol Scand, 52(5), pp.303314 82 Miloglu Ozkan, Arslan Hakan, Barutcigil Cagatay, et al (2013), "Evaluating root and canal configuration of mandibular first molars with cone beam computed tomography in a Turkish population" Journal of Dental Sciences, 8(1), pp.80-86 83 Mohammadi Z (2010), "Endodontics-related paresthesia of the mental and inferior alveolar nerves: an updated review" J Can Dent Assoc, 76, pp.a117 84 Mozzo P., Procacci C., Tacconi A., et al (1998), "A new volumetric CT machine for dental imaging based on the cone-beam technique: preliminary results" Eur Radiol, 8(9), pp.1558-1564 85 Neelakantan P., Subbarao C ,Subbarao C V (2010), "Comparative evaluation of modified canal staining and clearing technique, conebeam computed tomography, peripheral quantitative computed tomography, spiral computed tomography, and plain and contrast medium-enhanced digital radiography in studying root canal morphology" J Endod, 36(9), pp.1547-1551 86 Nguyen N.H Scott A.M., Coombs M.I., Simpson A (2008), "The mandibular canal at the region of the molar teeth: An evaluation of cone beam volumetric tomography", A treatise submitted in fulfillment of the requirements for the degree of Master of Science in Dentistry, University of Sydney 87 Ozeki M (1975), "The effects of eugenol on the nerve and muscle in crayfish" Comp Biochem Physiol C, 50(2), pp.183-191 88 Patel S., Dawood A., Ford T P., et al (2007), "The potential applications of cone beam computed tomography in the management of endodontic problems" Int Endod J, 40(10), pp.818-830 89 Patel S (2009), "New dimensions in endodontic imaging: Part Cone beam computed tomography" Int Endod J, 42(6), pp.463-475 90 Pattanshetti N., Gaidhane M ,Al Kandari A M (2008), "Root and canal morphology of the mesiobuccal and distal roots of permanent first molars in a Kuwait population a clinical study" Int Endod J, 41(9), pp.755-762 91 Peiris H R., Pitakotuwage T N., Takahashi M., et al (2008), "Root canal morphology of mandibular permanent molars at different ages" Int Endod J, 41(10), pp.828-835 92 Pineda F ,Kuttler Y (1972), "Mesiodistal and buccolingual roentgenographic investigation of 7,275 root canals" Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 33(1), pp.101-110 93 Plotino G., Grande N M., Melo M C., et al (2010), "Cyclic fatigue of NiTi rotary instruments in a simulated apical abrupt curvature" Int Endod J, 43(3), pp.226-230 94 Poveda R., Bagan J V., Fernandez J M., et al (2006), "Mental nerve paresthesia associated with endodontic paste within the mandibular canal: report of a case" Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 102(5), pp.e46-49 95 Rashid S.A Ali J (2011), "Morphometric analysis of mandibular canal course and position in relation to gender and age of Iraqi sample using digital panoramic imaging" J Bagh College Dentistry, 23(sp issue), pp.92-99 96 Reichart P A ,Metah D (1981), "Three-rooted permanent mandibular first molars in the Thai" Community Dent Oral Epidemiol, 9(4), pp.191192 97 Rocha L F., Sousa Neto M D., Fidel S R., et al (1996), "External and internal anatomy of mandibular molars" Braz Dent J, 7(1), pp.33-40 98 Rowe A H (1983), "Damage to the inferior dental nerve during or following endodontic treatment" Br Dent J, 155(9), pp.306-307 99 Scarfe W C., Farman A G ,Sukovic P (2006), "Clinical applications of cone-beam computed tomography in dental practice" J Can Dent Assoc, 72(1), pp.75-80 100 Schafer E., Breuer D ,Janzen S (2009), "The prevalence of three-rooted mandibular permanent first molars in a German population" J Endod, 35(2), pp.202-205 101 Serene T P ,Spolsky V W (1981), "Frequency of endodontic therapy in a dental school setting" J Endod, 7(8), pp.385-387 102 Sert S ,Bayirli G S (2004), "Evaluation of the root canal configurations of the mandibular and maxillary permanent teeth by gender in the Turkish population" J Endod, 30(6), pp.391-398 103 Simonton J D., Azevedo B., Schindler W G., et al (2009), "Age- and gender-related differences in the position of the inferior alveolar nerve by using cone beam computed tomography" J Endod, 35(7), pp.944949 104 Skidmore A E ,Bjorndal A M (1971), "Root canal morphology of the human mandibular first molar" Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 32(5), pp.778-784 105 Song J S., Kim S O., Choi B J., et al (2009), "Incidence and relationship of an additional root in the mandibular first permanent molar and primary molars" Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 107(1), pp.e56-60 106 Song J S., Choi H J., Jung I Y., et al (2010), "The prevalence and morphologic classification of distolingual roots in the mandibular molars in a Korean population" J Endod, 36(4), pp.653-657 107 Souza-Flamini L E., Leoni G B., Chaves J F., et al (2014), "The radix entomolaris and paramolaris: a micro-computed tomographic study of 3-rooted mandibular first molars" J Endod, 40(10), pp.1616-1621 108 Steelman R (1986), "Incidence of an accessory distal root on mandibular first permanent molars in Hispanic children" ASDC J Dent Child, 53(2), pp.122-123 109 Susin L., Liu Y., Yoon J C., et al (2010), "Canal and isthmus debridement efficacies of two irrigant agitation techniques in a closed system" Int Endod J, 43(12), pp.1077-1090 110 Tilotta-Yasukawa F., Millot S., El Haddioui A., et al (2006), "Labiomandibular paresthesia caused by endodontic treatment: an anatomic and clinical study" Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 102(4), pp.e47-59 111 Trowbridge H., Edwall L ,Panopoulos P (1982), "Effect of zinc oxideeugenol and calcium hydroxide on intradental nerve activity" J Endod, 8(9), pp.403-406 112 Tsuji Y., Muto T., Kawakami J., et al (2005), "Computed tomographic analysis of the position and course of the mandibular canal: relevance to the sagittal split ramus osteotomy" Int J Oral Maxillofac Surg, 34(3), pp.243-246 113 Tu M G., Tsai C C., Jou M J., et al (2007), "Prevalence of three-rooted mandibular first molars among Taiwanese individuals" J Endod, 33(10), pp.1163-1166 114 Tu M G., Huang H L., Hsue S S., et al (2009), "Detection of permanent three-rooted mandibular first molars by cone-beam computed tomography imaging in Taiwanese individuals" J Endod, 35(4), pp.503-507 115 Vertucci F J (1984), "Root canal anatomy of the human permanent teeth" Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 58(5), pp.589-599 116 Visser JB (1948), " Contribution to the knowledge of human dental root forms" Rotting, 29, pp.49-72 117 Von Arx T (2005), "Frequency and type of canal isthmuses in first molars detected by endoscopic inspection during periradicular surgery" Int Endod J, 38(3), 160-168 118 Walker R T ,Quackenbush L E (1985), "Three-rooted lower first permanent molars in Hong Kong Chinese" Br Dent J, 159(9), pp.298299 119 Wang Q., Yu G., Zhou X D., et al (2011), "Evaluation of x-ray projection angulation for successful radix entomolaris diagnosis in mandibular first molars in vitro" J Endod, 37(8), pp.1063-1068 120 Wang Y., Zheng Q H., Zhou X D., et al (2010), "Evaluation of the root and canal morphology of mandibular first permanent molars in a western Chinese population by cone-beam computed tomography" J Endod, 36(11), pp.1786-1789 121 Wasti F., Shearer A C ,Wilson N H (2001), "Root canal systems of the mandibular and maxillary first permanent molar teeth of south Asian Pakistanis" Int Endod J, 34(4), pp.263-266 122 Wayman B E., Patten J A ,Dazey S E (1994), "Relative frequency of teeth needing endodontic treatment in 3350 consecutive endodontic patients" J Endod, 20(8), pp.399-401 123 Weine F S., Healey H J., Gerstein H., et al (1969), "Canal configuration in the mesiobuccal root of the maxillary first molar and its endodontic significance" Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 28(3), pp.419-425 124 Yatsuhashi T., Nakagawa K., Matsumoto M., et al (2003), "Inferior alveolar nerve paresthesia relieved by microscopic endodontic treatment" Bull Tokyo Dent Coll, 44(4), pp.209-212 125 Yew S C ,Chan K (1993), "A retrospective study of endodontically treated mandibular first molars in a Chinese population" J Endod, 19(9), pp.471-473 126 Ylikontiola L., Kinnunen J ,Oikarinen K (2000), "Factors affecting neurosensory disturbance after mandibular bilateral sagittal split osteotomy" J Oral Maxillofac Surg, 58(11), pp.1234-1239; discussion pp.1239-1240 127 Ylikontiola L., Moberg K., Huumonen S., et al (2002), "Comparison of three radiographic methods used to locate the mandibular canal in the buccolingual direction before bilateral sagittal split osteotomy" Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 93(6), pp.736-742 128 Yoshioka T., Kobayashi C ,Suda H (2002), "Detection rate of root canal orifices with a microscope" J Endod, 28(6), pp.452-453 129 Younes S A., al-Shammery A R ,el-Angbawi M F (1990), "Three-rooted permanent mandibular first molars of Asian and black groups in the Middle East" Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 69(1), pp.102-105 130 Zaatar E I., al-Kandari A M., Alhomaidah S., et al (1997), "Frequency of endodontic treatment in Kuwait: radiographic evaluation of 846 endodontically treated teeth" J Endod, 23(7), pp.453-456 131 Zadik Y., Sandler V., Bechor R., et al (2008), "Analysis of factors related to extraction of endodontically treated teeth" Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 106(5), pp.e31-35 132 Zhang R., Wang H., Tian Y Y., et al (2011), "Use of cone-beam computed tomography to evaluate root and canal morphology of mandibular molars in Chinese individuals" Int Endod J, 44(11), pp.990-999 133 Marlin Jay, Krakow Alvin Arlen, Desilets Roger P., et al (1981), "Clinical use of injection-molded thermoplasticized gutta-percha for obturation of the root canal system: a preliminary report" J Endod, 7(6), pp.277281 134 Yee Fulton S., Marlin Jay, Arlen Krakow Alvin, et al (1977), "Threedimensional obturation of the root canal using injection-molded, thermoplasticized dental gutta-percha" J Endod, 3(5), pp.168-174 PHỤ LỤC 1 PHẦN HÀNH CHÁNH Họ tên (viết tắt): Năm sinh: Giới tính: Mã số phim: DỮ LIỆU THU THẬP Xác định giá trị kích thước vùng RCL thứ hàm bao gồm: Tên biến Phân loại RCL thứ HD theo số lượng chân Định tính Số lượng ống tủy KC từ bờ ngồi XHD tới chóp vị trí cách chóp 3mm KC từ bờ XHD tới chóp vị trí cách chóp 3mm Bề rộng XHD vị trí cách chóp 3mm KC từ ORD tới bờ ngồi XHD vị trí chóp KC từ ORD tới bờ XHD vị trí chóp Bề rộng XHD ngang qua ORD KC từ chóp tới ORD theo chiều đứng KC Định lượng Định lượng Đơn vị tính / Giá trị biến số RCL1 HD có hai chân RCL1 HD có ba chân ống tủy milimet KC Định lượng milimet KC Định lượng milimet KC Định lượng milimet KC Định lượng milimet KC Định lượng milimet KC Định lượng milimet Vùng khảo sát Răng 36 Kí hiệu Số lượng ống tủy Loại biến Phân loại ống tủy chân gần (theo Vertucci 1984) Phân loại ống tủy chân xa (theo Vertucci 1984) Vùng khảo sát Răng 46 Số lượng ống tủy Phân loại ống tủy chân gần (theo Vertucci 1984) Phân loại ống tủy chân xa (theo Vertucci 1984) Phân loại ống tủy chân xa (theo Vertucci 1984) PHỤ LỤC STT Họ Tên Tuổi 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Huỳnh Thanh Trần Thị Nguyễn Văn Ngô Ngọc Bùi Đức Trần Thị Bùi Ngọc Bùi Quốc Bùi Thanh Bùi Thị Kỳ Bùi Xuân Cam Vĩnh Chế Trung Nguyệt Nguyễn Thị Chu Đức Chung Mẫn Nguyễn Cùn Thế Thiện Đặng Hoa Duy Đặng Hoàng Anh Đào Đức Đinh Đinh Thị Tiên Đoàn Minh Đoàn Ngọc Đoàn Văn Dương Anh Dương Ngọc Dương Thị Dương Thị Thu Giang Quốc Hồ Lê Phước Hồ Ngọc Hoàng Anh Hoàng Nữ B M P K T T H V T D H C T N H N C T N Đ T K V H T C T K T V T L T T H 46 37 52 65 46 38 25 35 31 21 61 66 48 38 56 17 47 33 41 19 61 33 27 39 39 65 25 30 45 40 22 15 69 28 41 Giới tính Nam Nữ Nam Nam Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nữ Mã số phim 190915-02 250915-02 110915-08 180915-01 200915-01 130915-02 121015-04 160915-01 140915-02 071015-04 081115-06 240915-02 171115-02 151015-01 271015-04 090915-01 041015-03 131115-06 311015-06 100915-01 110915-05 120915-06 191215-01 240915-03 191215-04 181015-06 201015-03 290915-07 290915-02 250915-04 091115-05 180915-07 280915-02 170915-02 091215-03 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 Hoàng Phi Hồng Văn Huỳnh Huỳnh Hoàng Huỳnh Phước Huỳnh Quang Huỳnh Văn Nguyễn La Gia La Tuấn Lại Bá Võ Lan Lê Hùng Lê Hữu Lê Minh Lê Ngọc Lê Thanh Lê Thị Ngọc Lê Thị Phương Lê Thị Thanh Lê Xuân Lưu Gia Lưu Thị Kiều Mạc Đoàn Đăng Mai Đức Mai Văn Ngô Huỳnh Cúc Trần Ngọc Nguyễn Anh Nguyễn Duy Nguyễn Hà Nguyễn Hoàng Nguyễn Mai Anh Nguyễn Mạnh Nguyễn Ngọc Nguyễn Phương Nguyễn Thanh Nguyễn Thị Nguyễn Thị V K T N H M H T N V O A L T T H T K Đ L K L O V X H T M Q T P S T T T L V N N 41 63 43 20 55 15 55 33 24 25 59 37 65 28 51 26 31 32 23 43 47 40 29 17 57 60 32 56 31 33 32 40 33 21 32 29 38 41 53 Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ 060915-03 071015-04 171215-03 090915-05 161015-02 291015-06 121115-10 311015-03 180915-01 170915-02 171115-02 061115-06 011215-03 221115-01 251215-04 141015-03 081015-05 041115-08 041115-07 141015-03 161015-05 011115-02 221215-07 101215-01 251115-04 211115-03 241215-07 241115-01 271015-05 261115-03 091215-02 031215-04 051115-01 091115-01 101215-01 061215-05 041215-09 190915-02 250915-02 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 Nguyễn Thị Nguyễn Thị Hoàng Nguyễn Thị Hồng Nguyễn Thị Hồng Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Phương Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Thị Thu Nguyễn Thị Thúy Nguyễn Tiến Nguyễn Trần Thiện Nguyễn Trung Nguyễn Vân Nguyễn Văn Nguyễn Văn Nguyễn Văn Nguyễn Văn Nguyễn Xuân Phạm Phạm Đình Phạm Minh Phạm Ngọc Phạm Phú Phạm Quang Phạm Quốc Phạm Tế Phạm Thanh Phạm Thanh Phạm Thanh Phạm Thị Phạm Thị Phạm Trung Phạm Vĩnh Phan Hoàng Thanh Phan Hữu Phan Kim Phan Nhất Phạm Thanh Phan Trà X Y H T A T N T H M P K A Đ H K U T T T T C V T H T B P T H N H L T H B D B M 46 29 41 45 28 36 40 49 31 58 15 42 48 45 56 55 41 82 27 56 56 34 34 40 32 33 39 52 61 50 23 48 57 26 25 48 34 39 40 Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nữ 110915-08 180915-01 200915-01 130915-02 121015-04 160915-01 140915-02 071015-04 081115-06 240915-02 171115-02 151015-01 271015-04 090416-01 040516-03 210416-03 240516-07 240316-01 270416-05 260116-03 090516-02 030516-04 050616-01 090416-01 100516-01 060516-05 040516-09 190416-02 250516-02 110516-08 180516-01 160316-05 110316-07 130316-01 200316-01 180316-09 050316-02 090316-03 200516-04 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 Phùng Phùng Ngọc Phùng Xuân Quách Kim Quách Lâm Tăng Thanh Thích Minh Tố Tơ Hồng Tơ Trung Tơ Trần Trần Bạch Trần Bảo Minh Trần Công Trần Đặng Thu Trần Đình Trần Hồng Un Trần Khắc Trần Ngọc Trần Nguyễn Nhật Trần Ni Trần Quang Trần Quốc Trần Thị Trần Thị Hoài Trần Thị Thu Trần Thị Thúy Trần Trọng Trần Tú Trần Văn Trần Xuân Trần Xuân Trịnh Hoàng Vương Tiểu Trương Hồng Trương Văn Trương Văn Võ Thị Thu Q H V P T S N Q T H L T K T T T T V T M M N M A B T H H M P N N T T L Q M T L 27 37 36 21 39 41 39 40 57 60 53 40 50 25 56 24 64 31 55 56 19 26 56 20 33 40 49 29 50 28 38 23 42 24 37 27 64 54 41 Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nam Nữ 190516-05 070516-03 120516-08 020416-05 030416-03 060416-05 110416-02 110416-04 190516-07 160516-04 100316-05 100316-07 020216-08 040216-03 200116-05 240516-07 240316-01 270416-05 260616-03 090416-02 030516-04 050616-01 090416-01 100516-09 060516-05 040516-09 190516-02 250316-02 110616-08 180116-01 160116-05 110116-07 130316-01 200316-01 200316-01 180316-09 050316-02 090316-03 030516-04 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 Võ Thị Trúc Vũ Huy Trúc Vũ Thị Kim Vũ Thị Minh Vũ Thị Mỹ Vũ Văn Đỗ Quang Hồng Thị Huỳnh Chăm Huỳnh Thị Mỹ Ngơ Minh Nguyễn Đức Nguyễn Thị Hồng Trần Quốc L T D T H T H L B N T L H T 31 42 32 72 29 58 36 63 48 22 44 57 45 58 Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nữ Nam 050616-01 090516-01 140316-03 160416-05 010516-02 220316-07 100316-01 250416-04 210416-03 240516-07 240316-01 270416-05 260516-03 090616-02 XÁC NHẬN CỦA TRUNG TÂM CT NGUYỄN TRÃI ... Đặc điểm giải phẫu chân cối lớn thứ hàm liên quan đến nội nha phẫu thuật: khảo sát phim CBCT với mục tiêu nghiên cứu sau: Xác định tỉ lệ xuất cối lớn thứ hàm có ba chân (hai chân ngồi thêm chân. .. DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y T Ế ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _ _ LÊ HOÀNG LAN ANH ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA CHÂN RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI LIÊN QUAN ĐẾN NỘI NHA VÀ PHẪU THUẬT: KHẢO SÁT... lệ cối lớn thứ hàm có hai chân cối lớn thứ hàm có ba chân 166 người Sự phân bố theo vị trí cối lớn thứ hàm có ba chân 166 người Sự phân bố theo vị trí cối lớn thứ hàm có ba chân 27 người có cối

Ngày đăng: 19/01/2018, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w