MỤC LỤC MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO LÝ THUYẾT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM) 15 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 15 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 15 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 17 1.2. Một số khái niệm cơ bản 18 1.2.1. Chất lượng 18 1.2.2. Quản lý chất lượng 20 1.2.3. Hệ thống quản lý chất lượng 20 1.2.4. Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 21 1.2.5. Khoa học, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực nghiên cứu khoa học 23 1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa họcnhiệm vụ quan trọng của trường đại học 24 1.3.1. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học với bản thân trường đại học 24 1.3.2. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học với xã hội 26 1.4. Thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 27 1.4.1. Triết lý quản lý chất lượng TQM 27 1.4.2. Bản chất của thuyết quản lý chất lượng tổng thể 28 1.4.3. Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của thuyết quản lý chất lượng tổng thể 29 1.4.4. Vai trò của quản lý chất lượng TQM đối với các chủ thể áp dụng và đối với nhà nước 31 1.5. Lược sử quy trình, nội dung và mô hình tiêu chuẩn của TQM 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 37 2.1. Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 37 2.1.1. Lịch sử hình thành 37 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 39 2.2. Thực trạng quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 40 2.2.1. Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội 40 2.2.2. Thực trạng nhận thức về chất lượng và cam kết chất lượng trong nghiên cứu khoa học 42 2.2.3. Thực trạng công tác thiết kế, xây dựng tiêu chí, công cụ kiểm soát chất lượng nghiên cứu khoa học 44 2.3. Hiệu quả của quản lí chất lượng nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội 48 2.3.1. Hiệu quả về mặt khoa học 48 2.3.2. Hiệu quả về mặt tài chính 50 2.3.3. Hiệu quả về mặt tâm lí xã hội 54 2.4. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong chất lượng nghiên cứu khoa học và quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Phân tích SOWT) 55 2.5. Tính cấp thiết của áp dụng mô hình quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học theo quan điểm của thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội 61 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO TIẾP CẬN TQM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 64 3.1. Xác lập nguyên tắc triển khai TQM trong nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 64 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 64 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 66 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 66 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục cải tiến 67 3.2. Xác lập mô hình quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) phù hợp với điều kiện của trường Đại học Nội vụ Hà Nội 68 3.2.1. Xác định các hoạt động chính trong quản lý chất lượng NCKH ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 68 3.2.2. Xác lập yếu tố cấu thành chất lượng NCKH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 69 3.2.3. Cấu trúc mô hình quản lý chất lượng NCKH của trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 71 3.3. Các nhóm biện pháp triển khai ứng dụng quản lý chất lượng NCKH theo thuyết TQM 75 3.3.1. Xây dựng quy trình, kế hoạch chiến lược NCKH của Nhà trường theo thuyết TQM 75 3.3.2. Quản lý, lựa chọn chất lượng các nhân tố đầu vào của NCKH 78 3.3.3. Xây dựng môi trường văn hóa nhận thức chất lượng và công cụ thực thi TQM 79 3.3.4. Củng cố vai trò, tác động, vị thế, quan điểm của Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học trường Đại học Nội vụ Hà Nội với việc ứng dụng thuyết TQM vào công tác quản lý khoa học 80 3.3.5. Quản lý chất lượng hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên theo TQM 83 3.4. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp triển khai ứng dụng TQM vào công tác nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 85 3.4.1. Đảm bảo tính khoa học ứng dụng trong giáo dục và đào tạo 85 3.4.2. Đảm bảo lợi ích kinh tế 86 3.4.3. Đảm bảo tính đáp ứng nhu cầu xã hội. 86 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUYẾT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA
Trang 2HÀ NỘI - 2017 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO LÝ THUYẾT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM) 15 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 15
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 15
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 17
1.2 Một số khái niệm cơ bản 18
1.2.1 Chất lượng 18
1.2.2 Quản lý chất lượng 20
1.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng 20
1.2.4 Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 21
1.2.5 Khoa học, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực nghiên cứu khoa học 23
1.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học-nhiệm vụ quan trọng của trường đại học 24
1.3.1 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học với bản thân trường đại học 24
1.3.2 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học với xã hội 26
1.4 Thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 27
1.4.1 Triết lý quản lý chất lượng TQM 27
1.4.2 Bản chất của thuyết quản lý chất lượng tổng thể 28
1.4.3 Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của thuyết quản lý chất lượng tổng thể 29
1.4.4 Vai trò của quản lý chất lượng TQM đối với các chủ thể áp dụng và đối với nhà nước 31
1.5 Lược sử quy trình, nội dung và mô hình tiêu chuẩn của TQM 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 37
2.1 Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 37
2.1.1 Lịch sử hình thành 37
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 39
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 40
2.2.1 Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội 40
2.2.2 Thực trạng nhận thức về chất lượng và cam kết chất lượng trong nghiên cứu khoa học 42
2.2.3 Thực trạng công tác thiết kế, xây dựng tiêu chí, công cụ kiểm soát chất lượng nghiên cứu khoa học 44
2.3 Hiệu quả của quản lí chất lượng nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội 48
2.3.1 Hiệu quả về mặt khoa học 48
2.3.2 Hiệu quả về mặt tài chính 50
2.3.3 Hiệu quả về mặt tâm lí xã hội 54
Trang 32.4 Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong chất lượng nghiên cứu khoa học và quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Phân
tích SOWT) 55
2.5 Tính cấp thiết của áp dụng mô hình quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học theo quan điểm của thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội 61
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO TIẾP CẬN TQM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 64
3.1 Xác lập nguyên tắc triển khai TQM trong nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 64
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 64
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 66
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 66
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục cải tiến 67
3.2 Xác lập mô hình quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) phù hợp với điều kiện của trường Đại học Nội vụ Hà Nội 68 3.2.1 Xác định các hoạt động chính trong quản lý chất lượng NCKH ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 68
3.2.2 Xác lập yếu tố cấu thành chất lượng NCKH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 69
3.2.3 Cấu trúc mô hình quản lý chất lượng NCKH của trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 71
3.3 Các nhóm biện pháp triển khai ứng dụng quản lý chất lượng NCKH theo thuyết TQM 75
3.3.1 Xây dựng quy trình, kế hoạch chiến lược NCKH của Nhà trường theo thuyết TQM 75
3.3.2 Quản lý, lựa chọn chất lượng các nhân tố đầu vào của NCKH 78
3.3.3 Xây dựng môi trường văn hóa nhận thức chất lượng và công cụ thực thi TQM 79 3.3.4 Củng cố vai trò, tác động, vị thế, quan điểm của Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học trường Đại học Nội vụ Hà Nội với việc ứng dụng thuyết TQM vào công tác quản lý khoa học 80
3.3.5 Quản lý chất lượng hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên theo TQM 83
3.4 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp triển khai ứng dụng TQM vào công tác nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội 85
3.4.1 Đảm bảo tính khoa học ứng dụng trong giáo dục và đào tạo 85
3.4.2 Đảm bảo lợi ích kinh tế 86
3.4.3 Đảm bảo tính đáp ứng nhu cầu xã hội 86
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KH& CN Khoa học và công nghệ
NCKH Nghiên cứu khoa học
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ Các quan điểm khác nhau về chất lượng 19
Hình 2: Mô hình TQM theo tác giả Business Edge 22
Hình 3: Sơ đồ các cấp độ trong quản lý chất lượng 22
Hình 4: Sơ đồ khái quát mô hình tiêu chuẩn TQM 36
Hình 5: Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động NCKH ở trường ĐH 61
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tiêu chuẩn 7-Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 34 Bảng 2 Kết quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 2011 – 2015 của Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội 41 Bảng 3: Các ngành đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 51 Bảng 4: Các ngành đào tạo Đại học giai đoạn 2011 – 2015 và dự kiến đến năm 2020 52 Bảng 5: So sánh đặc điểm ISO 9000 và TQM 63
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặcbiết đến sự phát triển KHCN, giáo dục và đào tạo coi giáo dục và đào tạo,KHCN là quốc sách hàng đầu Nghị quyết TW2 (Khóa VIII) của Đảng vềKHCN đã khẳng định vai trò nền tảng và động lực của KHCN đối với sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết dã chỉ rõ “Các trường đạihọc phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứngdụng công nghệ vào sản xuất và đời sống…” và “…đảm bảo kết hợp giữa việnnghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu triển khai với sản xuất kinhdoanh”
Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 3/11/2013 Hội nghị Trung ương 8khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo định hướng tiếp tục
được đưa ra là “Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ” Như vậy, đối với giáo dục đại học cần có nhiều giải pháp để
nâng cao chất lượng, không chỉ quan tâm đến đảm bảo các yếu tố cơ bản đểgiảng dạy đạt chất lượng cao, mà còn quan tâm tạo dựng môi trường nghien cứukhoa học đạt trình độ tiên tiến
Tuy nhiên, trong quản lý chất lượng NCKH hiện nay vẫn chủ yếu đượcthực hiện theo kinh nghiệm truyền thống, chưa được soi sáng bằng một tư tưởngquản lý khoa học và bằng một hệ thống các phương pháp quy trình quản lý chấtlượng mang tính khoa học Để đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ đó, vấn đề quản lý chấtlượng NCKH của các trường đại học đã và đang đặt ra cần phải có phương thứcquản lý chất lượng NCKH một cách hiệu quả, hợp lý và khoa học để đạt đượccác mục tiêu trước mắt và lâu dài
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy mô hình quản lý chấtlượng tổng thể - Total quality management (TQM) là mô hình quản lý chấtlượng đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng, tuy nhiên tùy từng quốc giatrên mỗi lĩnh vực, nội dung cụ thể triển khai cách quản lý khác nhau Ở ViệtNam tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong giáo dục đã được áp
Trang 8dụng rộng rãi, TQM có thể vấn dụng vào quản lý bất kỳ một hoạt động nàotrong giáo dục như quản lý nhà trường, quản lý chương trình đào tạo hay mộtkhóa học, khóa đào tạo Bởi vì, TQM là triết lý quản lý chất lượng phổ biến vàhiện đại nhất và đỉnh cảo của TQM chính là một hệ thống quản lý chất lượngđược xây dựng trên nền tảng của “văn hóa chất lượng” Mô hình TQM vớiphương châm cải tiến liên tục, hướng vào khách hàng sẽ cho ta chất lượngNCKH đáp ứng theo yêu cầu của xã hội.
Xuất phát từ thực tế và những yêu cầu của công tác quản lý chất lượngnghiên cứu khoa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nhóm tác giả lựa chọn
vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
* Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Theo Feighbaum trong cuốn “Total Quality Control” thì SQC xuất hiệnnăm 1960, nhưng theo Harrison M.Wadsorth, Kenneth S.Stephens và A.BlantonGodfrey trong các phương pháp hiện đại để điều khiển chất lượng và cải tiếnchất lượng và một số tài liệu khác thì SQC xuất hiện từ những năm 20 của thế
kỷ này Tuy nhiên, có thể kể ra việc nghiên cứu về vấn đề quản lý chất lượngtrong giáo dục ở một số nước
Ở Úc, Cơ quan chất lượng đại học Úc AUQA (2002) cho rằng: Chất lượngđào tạo một phần là do các chính sách, thái độ, hành động và quy trình cần thiết
đảm bảo cho chất lượng được duy trì và nâng cao (Astralia University Quality Agency 2001 (July 2002), Australian University Quality).
Ở Thái Lan, những nghiên cứu về chất lượng giáo dục tổng thể được giớithiệu và áp dụng thông qua hệ thống kiểm tra chất lượng nhà trường, kiểm địnhchất lượng bên ngoài và kiểm định công nhận, nhằm vào các mục tiêu giáo dụcđại học, sự thực hiện, các kết quả học tập hay các chỉ số và sự phát triển
Ở Indonesia, kết quả nghiên cứu về đảm bảo chất lượng được xác định vàthực hiện thông qua kiểm tra nội bộ các chương trình học, các quy định củachính phủ, cơ chế thị trường và kiểm định công nhận Tuy nhiên, cho đến nay,
Trang 9chưa có nước nào nghiên cứu về vấn đề ứng dụng lý thuyết quản lý chất lượngtổng thể trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học.
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Tác giả Phạm Thành Nghị đã tổng hợp vấn đề quản lý chất lượng tổng thể
và đưa ra ba trường pháp lý thuyết: Lý thuyết về sự khan hiếm trong chất lượng;
lý thuyết về sự gia tăng giá trị và lý thuyết về chất lượng xem xét theo nhiệm vụ
và mục tiêu đào tạo
Năm 2000, nhóm tác giả do Trần Khánh Đức làm chủ nhiệm đã nghiêncứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo chất lượng đào tạođại học và trung học chuyên nghiệp” Trong đó, nhóm tác giả đã nghiên cứukinh nghiệm quốc tế về đề xuất mô hình tổng thể quá trình đào tạo đại học và bộtiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học theo quan điểm quản lý chất lượngcủa ISO và TQM
Luận án tiến sĩ của tác giá Hoàng Mạnh Dũng (2002), với đề tài “Hoànthiện hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại họctại Việt Nam”, đề tài đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng, quy trình tựđánh giá, kiểm định, công nhận chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam
Năm 2004, nhóm tác giả do Phan Văn Kha làm chủ nhiệm đề tài: “Nghiêncứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam”, đề tài
đã đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam, xácđịnh những quan điểm trong quản lý chất lượng và thiết kế mô hình quản lý chấtlượng sau đại học ở Việt Nam
Luận án tiến sĩ Giáo dục học: “Vận dụng lý thuyết quản lý chất lượngtổng thể vào quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông dân lập” năm 2007,của tác giả Lê Đức Ánh Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục: “Biện pháp quản lýnhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non nông thôn theo quanđiểm TQM” năm 2007 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm Các tác giả đi đếnnhận định trên thế giới và Việt Nam hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào
về vấn đề ứng dụng lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể trong quản lý chấtlượng hoạt động nghiên cứu khoa học
Trang 10Đề tài “Vận dụng lý thuyết quản lý chất lượng vào quản lý quá trình dạyhọc các môn chuyên nghành ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng”,
do Nguyễn Quang Giao làm chủ nhiệm, năm 2011 Tác giả đã xây dựng khung
cơ sở lý luận về quản lý chất lượng vào quá trình dạy học, thực trạng và đề xuấtnhững kiến nghị liên quan đến việc vận dụng lý thuyết quản lý chất lượng đểnâng cao hiệu quả quản lý quá trình dạy học các môn học chuyên ngành ởTrường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, một số nghiên cứu liên quan đếnquản lý chất lượng tổng thể còn được thể hiện qua các sách: “Quản lý chất lượnggiáo dục đại học”, tác giả Đặng Ứng Vận đã đưa ra khung lý thuyết về đảm bảochất lượng giáo dục đại học và khuyến nghị áp dụng hệ thống đảm bảo chất
lượng vào các trường đại học ở Việt Nam (Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) Cuốn “Quản lý và
kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM”, tác giả Trần KhánhĐức đã giới thiệu các mô hình quản lý chất lượng , đảm bảo chất lượng và các
mô hình quản lý chất lượng theo ISO và TQM (Trần Khánh Đức (2004), Quản
lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM, Nxb Giáo dục
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ứng dụng lý thuyết quản lý chất lượngtổng thể (TQM) trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp ứng dụng lý thuyết quản lýchất lượng tổng thể trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong giaiđoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 11Quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học theo thuyết quản lý chất lượngtổng thể (TQM)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Khách thể: Cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên thuộc các đơn vịthuộc và trực thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
5 Giả thuyết nghiên cứu
Việc quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng còn bộc lộ một số hạn chếnhư thiếu mô hình cụ thể để ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, các tiêuchí, yêu cầu, nguyên tắc đánh giá…Những hạn chế này thuộc về cả nguyên nhânkhách quan và những nguyên nhân chủ quan Nếu phát hiện được thực trạng và
đề xuất được các biện pháp ứng dụng lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể trongquản lý chất lượng nghiên cứu khoa học, thì sẽ góp phần nâng cao chất lượngquản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận về lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể(TQM)
6.2 Thực trạng quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại họcNội vụ Hà Nội
6.3 Xác lập mô hình quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học theo quanđiểm của thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) phù hợp với điều kiện củaTrường Đại học Nội vụ Hà Nội
6.4 Đề xuất biện pháp triển khai thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM)vào quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Cơ sở phương pháp luận
Trang 12thuyết quản lý chất lượng tổng thể trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoahọc phải phù hợp với quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường.7.1.2 Nguyên tắc quản lý chất lượng theo quan điểm tổng thể
TQM là phương pháp quản lý của một tổ chức, dựa trên sự đồng thuậntham gia của các thành viên với sự cam kết đảm bảo không ngừng nâng cao chấtlượng và sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Quan điểm TQM có thể vận dụng vào việc ứng dụng lý thuyết quản lýchất lượng tổng thể trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, văn bản
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hoa các nguồn tài liệu lýluận, các văn bản và các công trình nghiên cứu khoa học về ứng dụng lý thuyếtquản lý chất lượng tổng thể trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học
7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a Phương pháp điều tra viết bằng phiếu trưng cầu ý kiến
Là phương pháp chủ yếu được sử dụng nhằm điều tra, thống kê về thựctrạng quản lý chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuấtnâng cao hiệu quả ứng dụng lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể trong quản lýchất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
b Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu hồ sơ quản lý, văn bản chỉ đạo thực hiện và các hồ sơ đánhgiá chất lượng các công trình, đề tài khoa học đã được nghiệm thu trong quản lýchất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
c Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý
Nghiên cứu lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể đã ứng dụng trong quản
lý chất lượng nghiên cứu khoa học, khái quát những vấn đề lý luận, nhằm cungcấp cơ sở cho thực tiễn trong việc đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng tổngthể trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Nội vụ HàNội
Trang 13d Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên đang công táctại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, qua đó tìm hiểu quan điểm và đánh giá vềthực tế quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học, tiếp thu các ý kiến đó để đưa racác biện pháp ứng dụng lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể trong quản lý chấtlượng nghiên cứu khoa học
7.2.3 Phương pháp phân tích thống kê kế toán
Các kết quả nghiên cứu được phân tích bằng thống kê toán học trên phầnmềm SPSS 16.0 Đây là phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xứ lý thống kêchuyên dụng Các kết quả thu được sẽ được xử lý theo điểm trung bình, độ lệchchuẩn, tương quan giữa các biến
Để so sánh ý kiến đánh giá của các nhóm khách thể, nếu có sự so sánh kếtquả đánh giá giữa hai nhóm khách thể, nhóm tác giả sử dụng phương pháp kiểmđịnh T-test cho các mẫu độc lập, mục đích nhằm chỉ ra giữa hai nhóm khách thể
có sự khác biệt hay không khác biệt về ý kiến đánh giá Tương tự, khi so sánh sựkhác biệt giữa ba nhóm khách thể trở lên, nhóm tác giả sử dụng phương phápkiểm định F-test
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO LÝ THUYẾT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM)
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Từ những năm cuối của thế kỷ XX trở lại đây, khoa học công nghệ trênthế giới phát triển như vũ bão Sự phát triển này đã tác động mạnh mẽ đến mọimặt của đời sống xã hội, làm thay đổi nhiều triết lý, quan niệm và cách thức tổchức quản lý của hầu hết các lĩnh vực trong đó có hoạt động nghiên cứu khoahọc
Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm triển khai sự nghiệp đổi mới giáo dục vànhất là trong thời gian thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và chiến lượcphát triển khoa học công nghệ 2011-2020, công tác nghiên cứu khoa học giáodục ở nước ta bước đầu đã được quan tâm Để phục vụ công tác này đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu luận bàn về các giải pháp để phát triển giáo dụcViệt Nam nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trải qua 45 năm hình thành và phát triểnđến nay đã trở thành một trong những cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục
đại học ở Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp “đào tạo, nghiên cứu khoa học, truyền thông, cải cách, phê bình, văn hóa và xã hội, lưu trữ tri thức cho toàn nhân loại”1 Trong suốt quá trình đào tạo, có thể nói công tác quản lý chấtlượng đào tạo nói chung và quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học nói riêng có
ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần phát huy thế mạnh sẵn có, tạo tiền đề xâydựng một môi trường giảng dạy chất lượng và hiện đại, mỗi thầy cô là một nhàkhoa học chân chính
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Đầu thế kỷ XX, Walter A.Shewhart (1891-1967) đã đề xuất thuyết Kiểmsoát chất lượng (Quality Control) nhằm kiểm soát sản phẩm cuối cùng để pháthiện các khuyết tật và đề ra biện pháp xử lý đồng thời sáng tao ra biểu đồ kiểmsoát chất lượng trong quản lý;
1 Thực tế bên trong của giáo dục đại học thế kỷ XXI, www.lypham.net
Trang 15Vào những năm 50 của thế kỷ XX, quản lý chất lượng bắt đầu được quantâm trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh Một số nhà nghiên cứu tiêu biểu củathời kỳ này đã bắt đầu nghiên cứu về quản lý chất lượng từng công đoạn của sảnphẩm như Winslow Taylor (Mỹ), Karl Friedrich Ben (Đức)…
Năm 1951, C J.M.Juran (Hoa Kỳ) - nhà tư vấn nổi tiếng về quản lý chất
lượng đã xuất bản chuyên luận “Sổ tay về quản lý chất lượng”, công trình này đã khẳng định chắc chắn danh tiếng của J.M Juran là chuyên gia về lĩnh
vực chất lượng, là tác giả và người đi đầu trong lĩnh vực quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) xuất phát từ kiểm soát chất lượngtổng thể (TQC-Total Quality Control) do A Feigenbaum xây dựng (1945) kếthợp kiểm soát quá trình làm việc hiệu quả bằng thống kê (SPC- StatisticalProcess control) do E.W Deming đề xuất (1950) và QLCL (QM- QualityManagement) do J.Juran đề xuất (1951)
Quản lý chất lượng tổng thể trong nghiên cứu khoa học bắt đầu được đềcập rộng rãi từ những năm cuối của thế kỷ XX đến nay, đặc biệt là ở các quốcgia phát triển Mục đích của quản lý chất lượng tổng thể trong nghiên cứu khoahọc nhằm tạo ra chất lượng cho các sản phẩm nghiên cứu, phát huy tối đa tráchnhiệm của mỗi thành viên trong các tổ chức khoa học – giáo dục
Năm 1992, West Burnham công bố công trình nghiên cứu của mình về
“Quản lý chất lượng trong nhà trường”; năm 1993 Dorothy Myers và Robert Stonihill “Quản lý chất lượng lấy nhà trường làm cơ sở”, Taylor và A.F.Hill trong đề tài “Quản lý chất lượng trong giáo dục” đã đưa ra những quan điểm và
phương pháp vận dụng lý thuyết quản lý chất lượng trong sản xuất vào quản lýchất lượng trong giáo dục
Năm 1993, Sallis, trong tác phẩm “Total Quality Management inEducation” coi chất lượng như là phương tiện để đánh giá các sản phẩm dịch
vụ trong đó có sản phẩm nghiên cứu khoa học ở các trường đại học
Với bề dày các công trình nghiên cứu, các lý thuyết đã được công bốtrên thế giới về quản lý chất lượng trong lĩnh vực giáo dục, trong đó bao hàm
cả hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, Việt Nam cần khôngngừng học tập, ứng dụng các lý thuyết của thế giới vào quá trình tồn tại và
Trang 16phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung cũng như hoạt động nghiên cứukhoa học trong các trường đại học nói riêng.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Để đảm bảo việc quản lý chất lượng giáo dục nói chung và hoạt độngnghiên cứu khoa học trong trường đại học nói riêng, từ đầu những năm 2000 trởlại đây, các nhà nghiên cứu trong nước đã công bố một số công trình khoa học
có giá trị về quản lý chất lượng, từ kiểm soát chất lượng đến đảm bảo chất lượng
Năm 2004, tác giả Nguyễn Đức Chính (chủ biên) đã ra mắt giới nghiên
cứu cuốn sách chuyên khảo về “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học.
Trên cơ sở các quan niệm về giáo dục đại học và các mô hình quản lý chấtlượng giáo dục đại học ở Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện cụ thể của Đạihọc Quốc gia Hà Nội Tác giả đã trình bày bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáodục của Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các điều kiện bảo đảm để triển khaiứng dụng Bộ tiêu chí này;
Cũng trong năm 2004, GS.TS khoa học Phan Văn Kha bảo vệ thành công
để tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chấtlượng đào tạo đại học ở Việt Nam” Từ việc đánh giá thực trạng quản lý chấtlượng đào tạo đại học ở Việt Nam, tác giả đã xây dựng mô hình quản lý chấtlượng đào tạo theo ISO 9000;
Năm 2009, Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, 25 (2009) đăng tải bài viết “Vận dụng lý thuyết quản lý chất lượngtổng thể (TQM) trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Đại học Quốcgia Hà Nội” của tác giả Lê Yên Dung – Đại học Quốc gia Hà Nội Bài viết tậptrung phân tích thực trạng quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở Đại họcQuốc gia Hà Nội, từ đó đưa ra những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn hiện
Trang 17nay để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, tiến tới xâydựng văn hóa chất lượng trong quá trình quản lý.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Lộc, trong bài viết “TQM hay là Quản lý chất lượng toàn thể trong giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dục (số 54), 2010
đã nêu tầm quan trọng của quản lý chất lượng đào tạo, đưa ra các chỉ số vàchuẩn trong đào tạo, phương thức đánh giá, quản lý chất lượng đào tạo phù hợpvới thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, với tư cách là một Trường chuyên đào tạo
về lĩnh vực nội vụ, hướng tới đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực đã và đang rất quantâm đến quản lý chất lượng đào tạo Ngày 28/9/2016, ThS Nguyễn Đức Hạnh –Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cùng nhóm thực hiện đề tài đã
bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp bộ về “Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội: Thực trạng và giải pháp" Thông qua
đề tài nhóm nghiên cứu đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý
chất lượng đào tạo ở trường đại học hiện nay, thực trạng quản lý chất lượng đàotạo ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, từ đó đề xuất những phương hướng và giảipháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Nội vụ HàNội
Như vậy, việc nghiên cứu ứng dụng lý thuyết quản lý chất lượng nóichung và quản lý chất lượng tổng thể nói riêng hiện nay ở Việt Nam và trên thếgiới không phải là vấn đề quá mới Tuy nhiên, việc nghiên cứu quản lý chấtlượng tổng thể thường được nghiên cứu áp dụng trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh hoặc trong quản lý giáo dục nói chung Việc ứng dụng lý thuyết quản lýchất lượng tổng thể trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học chưa có nhiềucông trình nghiên cứu được ghi nhận Đặc biệt đối với việc ứng dụng thuyếtquản lý chất lượng tổng thể trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ởtrường Đại học Nội vụ Hà Nội lại càng là vấn đề hết sức mới mẻ và cần thiếtđược đưa ra nghiên cứu
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Chất lượng
Trang 18Chất lượng là khái niệm quen thuộc trong quá trình tồn tại và phát triểncủa xã hội loài người Tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà người ta cócác cách định nghĩa khác nhau về chất lượng
Theo European Organization for Quality Control “Chất lượng là mức phùhợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng” Ttrong khi đó, Philip B.Crosby lại cho rằng “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”
Khi hiểu theo nghĩa rộng “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của mộtthực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhucầu tiềm ẩn”
Khi hiểu theo nghĩa hẹp, chất lượng có thể được hiểu là khả năng của tậphợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêucầu của khách hàng và các bên có liên quan2
Hình 1: Sơ đồ Các quan điểm khác nhau về chất lượngNguồn: Luận án Tiến sĩ ngành CNTT – Tác giả: Ngô Xuân Bính
Như vậy, có thể hiểu, chất lượng là sự thỏa mãn một nhu cầu cụ thể, cóthể áp dụng cho một hệ thống hay một quá trình
2 Dự thảo DIS 9000:2000 Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO
Quan điểm của người sử dụng lao động và SV
Ngưỡng:
Quan điểm của người thẩm định
Giá trị gia tăng: Quan điểm của sinh viên
Trang 191.2.2 Quản lý chất lượng
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, việc tiêu chuẩn hóa, dự báo chất lượngsản phẩm đã được quan tâm ở các nước Châu Âu Trải qua quá trình phát triển,ngày nay Quản lý chất lượng đã trở thành phạm trù được quan tâm nghiên cứu
và ứng dụng có hiệu quả ở nhiều vùng lãnh thổ, nhiều ngành nghề và lĩnh vực
P.Crosby (Mỹ) đã chỉ ra trong cuốn sách “Chất lượng không nước mắt”
Quản lý chất lượng là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động;
Theo ISO 9000: 2000: Quản lý chất lượng là các hoạt động phối hợp với nhau để điều hành và kiểm soát một số tổ chức về mặt chất lượng;
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 – 1994 (Quản lý chất lượng và
đảm bảo chất lượng thuật ngữ và định nghĩa) quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp: lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, quản lý chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng
Như vậy, có thể thấy quản lý chất lượng là một khái niệm được phát triển,
mở rộng và hoàn thiện liên tục Đây không chỉ là khái niệm dành riêng cho lĩnhvực kinh doanh hay sản xuất mà bao gồm cả hoạt động điều hành, tổ chức vàkiểm soát hoạt động của một tổ chức
1.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống quản lý để định hướng và kiểmsoát một tổ chức về mặt chất lượng Có nhiều phương pháp xây dựng hệ thốngquản lý chất lượng trong một tổ chức tùy theo quy mô, khả năng và tình trạngcủa tổ chức
Theo ISO 9000:2000: Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống quản
lý và kiểm soát một tổ chức về chất lượng Theo đó, hệ thống quản lý là một hệ
thống thiết lập chính sách và mục tiêu để đạt được kết quả cuối cùng Chínhsách và mục tiêu đảm bảo hiệu quả, chất lượng là căn cứ quan trọng nhất để đạtđược hiệu quả của một hệ thống quản lý chất lượng
Trang 20Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm 6 nội dung cơ bản: Xác định mụctiêu; Các phương pháp đạt mục tiêu; Đào tạo và huấn luyện; Tổ chức thực hiện;Kiểm tra; Cải tiến.
1.2.4 Quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management) viết tắt là TQM,
là mô hình quản lý chất lượng được kế thừa và phát triển từ hệ thống kiểm soátchất lượng tổng hợp -TQC (Total Quality Control) do Faygenbao xây dựng từnăm 1950 khi ông làm việc ở hãng General Electric
Faygenbao đưa ra quan điểm Người chịu trách nhiệm về chất lượng
không phải là cán bộ kiểm tra mà chính là những người làm ra sản phẩm, người đứng máy, đội trưởng, khâu giao nhận hàng, cung ứng v.v tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở những đúc kết trao đổi kinh nghiệm quản lý chất lượng
hàng năm đã dẫn tới hình thành phương thức quản lý chất lượng tổng thể TQM
Theo Histoshi Kume: “TQM là một dụng pháp quản lý đưa đến thành công, tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững của một tổ chức thông qua việc huy động hết tâm trí của tất cả các thành viên nhằm tạo ra chất lượng một cách kinh tế theo yêu cầu của khách hàng”.
Theo John L Hradesky: “TQM là một triết lý, là một hệ thống các công
cụ và là một quá trình mà sản phẩm đầu ra của nó phải thỏa mãn khách hàng
và cải tiến không ngừng Triết lý và quá trình này khác với các triết lý và quá trình cổ điển ở chỗ là mỗi thành viên trong tổ chức đều có thể và phải thực hiện nó TQM là sự kết hợp giữa các chiến thuật làm thay đổi sắc thái văn hóa của
tổ chức với các phương tiện kỹ thuật được sử dụng nhằm mục tiêu là thỏa mãn các nhu cầu nội bộ, và từ đó thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng bên ngoài”.
Theo Armand V Feigenbaum: "TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của nhiều nhóm trong một tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học
kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thoả mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất".
Trang 21Theo Business Edge, TQM được hiểu theo mô hình dưới đây:
Hình 2: Mô hình TQM theo tác giả Business Edge
Như vậy, Business Edge cho rằng, TQM là sự đòi hỏi mọi thành viên của
tổ chức tham gia vào một quá trình cải tiến không ngừng, nhằm mục đích thoả mãn những mong muốn, kỳ vọng đa dạng và linh hoạt của khách hàng để nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong tương lai.
Quản lý chất lượng tổng thể là quá trình phát triển khá lâu dài, trải qua bagiai đoạn phát triển từ hành chính tập trung sang hình thức phi tập trung Quátrình này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Khách hàng
Trang 22Hình 3: Sơ đồ các cấp độ trong quản lý chất lượngNguồn: Luận án tiến sĩ CNTT – Tác giả Ngô Xuân BínhTrong 3 cấp độ nêu trên, kiểm soát chất lượng được coi là tiền đề nềntảng, tuy nhiên để phát huy hiệu quả chất lượng tổng thể cần chú trọng việc đảmbảo chất lượng của từng công đoạn cũng như chú trọng đến vai trò của nhân tốcon người Muốn như vậy, người tham gia quá trình TQM phải là những ngườihiểu rõ bản chất và các nguyên tắc quản lý chung, mỗi người cần được đặt đúng
vị trí và xác định đúng nhiệm vụ của mình Cần thực hiện thường xuyên côngtác đào tạo, tập huấn cho các thành viên trong tổ chức nhằm nâng cao khả năngnhận thức cũng như kỹ năng thực hiện công việc, thiết lập các mục tiêu, yêu cầu
về chất lượng Xác định rõ hoạt động của các nhóm chất lượng là một bộ phận
Trang 23cấu thành quản lý chất lượng tổng thể, kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả kế hoạch đề
ra, cách thức thực hiện và hoạt động kiểm tra đánh giá
Như vậy, quản lý chất lượng tổng thể là cách tiếp cận về quản lý chấtlượng ở tất cả các công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung củacủa tổ chức Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lý khác nhau của nhiều tác giảnhư đã trình bày ở trên, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu, các tổ chức vàdoanh nghiệp đều cho rằng TQM là sự lưu tâm đến chất lượng trong tất cả cáchoạt động, là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong tổchức, đặc biệt là ở các cấp lãnh đạo
1.2.5 Khoa học, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực nghiên cứu khoa học
Khoa học là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự
vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy” 3
Theo đó, hệ thống tri thức được hiểu là hệ thống tri thức khoa học Khoahọc, trong trường hợp này được hiểu như một hệ thống tĩnh tại các tri thức, xemkhoa học như một sản phẩm trí tuệ được tích lũy từ trong hoạt động tìm tòi, sángtạo của nhân loại 4
Nghiên cứu khoa học, là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận
thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người 5
Nói đến nghiên cứu khoa học là nói đến hoạt động tìm kiếm, xem xét,điều tra hoặc thử nghiệm Căn cứ vào những kết quả tìm kiếm đạt được người takhám phá và khai thác những cái mới của sự vật Sản phẩm của nghiên cứu khoahọc là hệ thống tri thức khoa học với tư cách là những hiểu biết của con ngườiđược tích lũy một cách có hệ thống thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học -những hoạt động được thực hiện trên các cơ sở thực tiễn, các căn cứ khoa học cụthể và được thể hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học Tri thứckhoa học khác với các tri thức kinh nghiệm, nó là sản phẩm của các nhà khoahọc, đi sâu vào bản chất của sự vật, sự việc, được tổ chức trong khuôn khổ cácngành và các bộ môn khoa học
Lĩnh vực nghiên cứu khoa học là những vùng kiến thức khoa học được
khai thác nhằm khám phá ra những học thuyết mới, những sản phẩm khoa học
3 Pierre Auger: Tendences actuelles de la recherche scientifique, UNESCO, Paris 1961, tr 17 - 19
4 Vũ Cao Đàm, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 12
5 Vũ Cao Đàm, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 35
Trang 24mới Những sản phẩm hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dầnnhững cái cũ, không còn phù hợp Sự phân chia các lĩnh vực nghiên cứu khoahọc có thể có sự khác nhau giữa các quốc gia Tùy điều kiện, thế mạnh cụ thể,mỗi quốc gia hoặc nhà nghiên cứu để có thể ưu tiên lựa chọn những lĩnh vựcnghiên cứu khoa học khác nhau để đầu tư nghiên cứu.
Ở Việt Nam, căn cứ Quyết định số 12/2008/QĐ – BKHCN ngày 4/9/2008của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 4/9/2008, Quyết định số 37/QĐ – BKHCNngày 4/01/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ đính chính quyết định12/2008/QĐ – BKHCN, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia phânloại các lĩnh vực khoa học công nghệ gồm 6 lĩnh vực như sau:
- Khoa học nhân văn
1.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học-nhiệm vụ quan trọng của trường đại học
1.3.1 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học với bản thân trường đại học
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố quan trọng gópphần nâng cao chất lượng và tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa xã hội Hoạt động nghiên cứu khoa học không những góp phần nâng caochất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho
sự phát triển của nhân loại Để khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàngđầu, Nghị quyết đại hội 2, Ban chấp hành TW khóa VIII của Đảng cộng sản Việt
Nam đã nêu: "Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất vào đời sống"
Việc NCKH và tổ chức các hội nghị khoa học công nghệ là một trongnhững nhiệm vụ đào tạo của trường đại học Giảng viên và sinh viên là nhữngngười có nhiệm vụ thực hiện công tác nghiên cứu khoa học để vừa phục vụ cho
Trang 25công tác đào tạo, vừa tham gia giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ đểđáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Đối với giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao côngnghệ góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của giảng viên,nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trườngvới xã hội Theo điều 1, Quyết định số 64/2008/QÐ-BGDÐT ngày 28 tháng 11năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc đối với giảng viên
“Chế độ làm việc đối với giảng viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học,bao gồm: nhiệm vụ của giảng viên; định mức thời gian làm việc; giờ chuẩngiảng dạy, quản lý, sử dụng và áp dụng thời gian làm việc” đã cho thấy vị trí, vaitrò quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên
Đối với người học, hoạt động nghiên cứu khoa học được đánh giá làphương pháp hiệu quả để người học mở rộng vốn kiến thức cũng như vốn kỹnăng mềm của bản thân; là cơ hội để người học áp dụng những kiến thức lýthuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn
Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học ở các trường đại học đượcthực hiện nhằm ba mục đích cơ bản: Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; tiếpcận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; giải quyết một số vấn
đề khoa học và thực tiễn
Đối với các trường đại học, cùng với hoạt động giảng dạy, hoạt độngnghiên cứu khoa học là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế của nhàtrường Theo tiêu chí của bảng xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam đượccác chuyên gia độc lập công bố vào đầu tháng 9 năm 2017, việc xếp hạng cáctrường đại học dựa trên 3 tiêu chí: nghiên cứu khoa học; giáo dục đào tạo; cơ sởvật chất và quản trị, trong đó, riêng tiêu chí về nghiên cứu khoa học chiếm tới40% tổng số các tiêu chí Như vậy, trong bảng xếp hạng này, các trường có thứhạng cao chủ yếu là những trường có nhiều thành tích nghiên cứu khoa học, đặcbiệt là có các công trình công bố quốc tế
Do lĩnh vực đào tạo ở các trường đại học là khác nhau, Bảng xếp hạngthường niên do Quacquarelli Symonds (QS) – Công ty giáo dục và du học ở Anh
đã xây dựng và chuẩn hóa bộ tiêu chí xếp hạng các trường đại học Theo đó, có
03 tiêu chí được xác định trong bảng xếp hạng: Danh tiếng học thuật (40%),
Trang 26danh tiếng của sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng (10%), tỷ lệ giảng viên /sinh viên (20%)
Như vậy, ở Việt Nam cũng như các quốc gia phát triển trên thế giới, hoạtđộng nghiên cứu khoa học luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định vịthế của một trường Đại học
Đối với Trường đại học Nội vụ Hà Nội, hoạt động nghiên cứu khoa họcđược xác định là tiêu chí hàng đầu trong đánh giá chất lượng giảng viên và vịthế của Nhà trường trong quá trình phát triển và hội nhập Giai đoạn 2011 –
2015 là cột mốc đánh dấu 05 năm Nhà trường vận hành theo cơ chế của trườngđại học Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, hoạt động nghiêncứu khoa học của Nhà trường đã và đang được triển khai ngày càng có hiệu quả,từng bước xứng tầm với vị thế mới của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triểncủa xã hội Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học,trong thời gian tới Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiếp tục hoàn thiện và đẩymạnh hoạt động nghiên cứu khoa học
1.3.2 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học với xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của một quá trình pháttriển lâu dài không ngừng nghỉ Con người càng văn minh càng ý thức được tầmquan trọng của những đóng góp khoa học công nghệ trong quá trình tồn tại vàphát triển của mình Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn luôn được đề cao, đó
là nguồn lực quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng năng suất laođộng, bảo vệ cuộc sống của con người trước sự đe dọa của thiên nhiên hay ứngphó với những biến đổi trong tự nhiên và xã hội do chính con người tạo ra
Khi nhắc đến những nền văn minh rực rỡ từng tồn tại trong lịch sử pháttriển của xã hội loài người, người ta thường gắn chúng với những thành tựukhoa học nhất định, điển hình như văn minh Ai Cập gắn liền với thành tựu vềxây dựng kim tự tháp, khoa học ướp xác; đế chế Macedonia gắn liền với thànhtựu về khoa học quân sự; đế chế Ba Tư gắn liền với khoa học về hệ thống số,toán học, hóa học …Trong giai đoạn phát triển sau này, xã hội loài người cũngtiến thêm được những bước tiến rất dài nhờ những phát minh khoa học như:động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, máy laser, thuốc kháng sinh, máy in, máytính điện tử, internet…Chính vì vậy, các nhà khoa học toàn cầu đã có chungnhận định rằng những phát minh vĩ đại đã làm thay đổi thế giới
Trang 27Như vậy, không có khoa học thì không có tri thức, không có nền vănminh Không có hoạt động nghiên cứu khoa học thì con người mãi mãi sốngtrong tăm tối Một quốc gia muốn phát triển vững mạnh, quốc gia ấy nhất thiếtphải đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
1.4 Thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
1.4.1 Triết lý quản lý chất lượng TQM
Như trên đã trình bày, quản lý chất lượng TQM là bước phát triển hoànthiện của TQC (Total Quality Control), trong quá trình hình thành, TQM luôncoi trọng các triết lý tồn tại và phát triển
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong quy trình quản lý chất lượngtổng thể Chất lượng của sản phẩm theo quy trình quản lý chất lượng tổng thểphụ thuộc vào chất lượng của con người Vì vậy, đào tạo người làm việc có vaitrò cực kỳ quan trọng trong quy trình thực hiện TQM
Người lãnh đạo là người có trách nhiệm cao nhất đối với chất lượng sảnphẩm TQM đặt yêu cầu cao đối với năng lực và cách thức lãnh đạo của ngườiđứng đầu Để TQM đạt hiệu quả, cá nhân hoặc nhóm đứng đầu cần phải có sựthống nhất lãnh đạo chất lượng Để đạt được điều này bản thân họ phải nắmvững và thực hành tốt hoạt động quản trị chuyên môn, quản trị hành chính vàcác hoạt động hỗ trợ khác
Tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều có vai trò quan trọng trong TQM
Vì vậy, việc xây dựng TQM phải xây dựng trên cơ sở sự thông hiểu lẫn nhau,gắn bó cam kết vì mục tiêu chung Đây là cơ sở để hình thành các nhóm chấtlượng hoạt động trong tổ chức, lôi cuốn các thành viên phát huy tinh thần sángtạo trong quá trình làm việc và nâng cao chất lượng; hoạt động của các nhómchất lượng là một phần cấu thành của quản lý chất lượng tổng hợp
Quản lý chất lượng phải đi từ quản lý từng khâu cụ thể cho đến quản lýbao trùm, tác động lên toàn bộ quá trình TQM, ưu tiên sử dụng vòng tròn quản
lý P-D-C-A (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra quá trình thực hiện, vàhành động điều chỉnh cho phù hợp hơn);
Trong quá trình quản lý cần quán triệt nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu,tránh mắc sai lầm, nếu vi phạm nguyên tắc này cần tìm ra nguyên nhân và giải
Trang 28pháp khắc phục sớm, tránh lặp lại sai lầm làm giảm hiệu quả quản lý, gây tổnthất kinh tế và giảm uy tín của tổ chức.
1.4.2 Bản chất của thuyết quản lý chất lượng tổng thể
Quản lý chất lượng tổng thể TQM, hiểu căn bản nhất là cách tiếp cận quản
lý chất lượng không chỉ ở quá trình mà đi vào từng công đoạn nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của tổ chức TQM đặc biệt quan tâm đến yếu tố chất lượngtrong tất cả các hoạt động, chú trọng đầu tư nâng cao sự hiểu biết của toàn thểnhân lực trong tổ chức, quan tâm đến năng lực điều hành của lãnh đạo, sự camkết, thấu hiểu và hợp tác cùng nhau trong ban lãnh đạo cũng như toàn thể tổchức
- T (Total): đồng bộ, toàn diện, tổng hợp, bao gồm tất cả các công việctrong chu trình, quản trị từ việc nhỏ đến việc lớn, mỗi người đều có vai trò nhấtđịnh trong chu trình đó với yêu cầu chất lượng cao TQM coi trọng sự cam kết
và tham gia của mọi thành viên trong tổ chức trong việc đảm bảo chất lượngcông việc; 6
- Q (Quality): chất lượng quản lý quyết định chất lượng sản phẩm Chấtlượng được thể hiện qua 03 khía cạnh: hiệu năng, độ tin cậy, an toàn; giá thànhhợp lệ; đáp ứng nhu cầu khách hàng;7
- M (Management): quản lý với 04 chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổchức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm soát, điều hành quá trình TQMchú trọng phương pháp quản lý theo quá trình, bắt đầu từ đầu vào đến quátrình, cuối cùng là đầu ra đều thông qua tiêu chuẩn hóa chất lượng và qui trìnhhóa hoạt động đảm bảo chất lượng.8
Theo đó, các đặc trưng bản chất của TQM được thể hiện tập trung quamột số nội dung sau:
Làm đúng ngay từ đầu là một đặc điểm nổi bật của TQM Đặc điểm nàychi phối sự chính xác của từng khâu trong quá trình quản lý chất lượng tổng thể
6 Ngô Xuân Bính, Luận Án Tiên sĩ Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM, tr 55
7 Ngô Xuân Bính, Luận Án Tiên sĩ Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM, tr 56
8 Ngô Xuân Bính, Luận Án Tiên sĩ Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM, tr 56
Trang 29Như vậy, muốn đạt được sự chính xác tuyệt đối, các nhà quản lý phải có kỹ năng
và sự chuẩn bị lập kế hoạch cụ thể, chi tiết, lấy phương châm làm đúng ngay từđầu hơn là làm sai và sửa chữa
Chất lượng là trên hết trong kết quả cuối cùng của một chu trình TQM.Chất lượng được đảm bảo trong từng khâu và trong cả quá trình Chất lượng là
cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm và tạo uy tín cho tổ chức Nhà lãnhđạo được xác định là người có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo chấtlượng của tổ chức vì vậy họ cần được tuyển chọn chặt chẽ và đánh giá lâu dài
Con người là yếu tố cơ bản của TQM Chất lượng nguồn nhân lực là nhân
tố quyết định sự thành công hay thất bại của TQM Có hai yêu cầu đối với nhânlực trong TQM, một là yêu cầu đối với nhà lãnh đạo, hai là yêu cầu đối với toàn
bộ nhân viên trong tổ chức Sự kết nối chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên trong
tổ chức là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của TQM
Sự kết hợp hài hòa cả hệ thống là điểm nổi bật của TQM so với các môhình quản lý khác Sự thành công hay sai sót ở bất cứ khâu nào đều là thànhcông hoặc thiếu sót của toàn hệ thống Lợi ích của mỗi thành viên nằm trong lợiích của toàn hệ thống, ngược lại, lợi ích của cả hệ thống được đánh giá bởi lợiích của mỗi thành viên
Như vậy, quản lí chất lượng tổng thể TQM mang đầy đủ những đặc trưngcủa một phương pháp quản lí hiện đại và hiệu quả Phương pháp này tấn côngchủ yếu vào tổ chức bằng việc định hướng chất lượng, dựa vào sự cam kết củanhà lãnh đạo, sự hợp tác của tất cả mọi thành viên, liên tục cải tiến chất lượngsản phẩm, dịch vụ thông qua hệ thống chính sách chất lượng hiệu quả
1.4.3 Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của thuyết quản lý chất lượng tổng thể
Trong quá trình hình thành, các đặc điểm của TQM cũng được định hìnhqua từng giai đoạn phát triển của nó Có thể khái quát một số đặc điểm cơ bảncủa TQM như sau:
Một là, TQM có đặc điểm và yêu cầu riêng so với một số mô hình quản lýchất lượng tổng thể khác vì vậy, khi áp dụng TQM doanh nghiệp hoặc tổ chứcphải nắm rõ các khái niệm và yêu cầu của nó
Trang 30Hai là, sự thành công của TQM chịu tác động lớn của việc sắp xếp nhân
sự Các nhà tổ chức cần sắp xếp đúng vị trí của các nhân sự trong tổ chức hoặcdoanh nghiệp, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong tổchức
Ba là, cần có sự cam kết lãnh đạo của các cấp quản lý cũng như tinh thầnđoàn kết của toàn thể nhân viên trong tổ chức, thực hiện thường xuyên việc đàotạo và đào tạo lại cho đội ngũ nhân sự trong tổ chức
Bốn là, thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng cũng như việc thựchiện các biện pháp để đảm bảo chất lượng trong quá trình quản lý
Năm là, đo lường được chất lượng thông qua đánh giá định lượng nhữngcải tiến của chất lượng sản phẩm
Sáu là, xây dựng chính sách chất lượng, các phương pháp, thủ tục và quytrình để quản lý các quá trình hoạt động của tổ chức, theo dõi chặt chẽ quá trìnhhoạt động và sự vận hành của hệ thống chất lượng
Bảy là, việc thực hiện TQM có thể áp dụng từng phần để thích nghi dầnsau đó chuyển dần sang tiếp cận và thực hiện tổng thể
Tám là, TQM luôn đề cao sự cải tiến về chất lượng, thực hiện liên tục vàthường xuyên quá trình cải tiến chất lượng Với sự cải tiến liên tục này doanhnghiệp hay tổ chức sẽ có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt đượchiệu quả cao trong quá trình hoạt động
Về nguyên tắc:
Nguyên tắc nổi tiếng về TQM của E W Deming gồm:
- Tạo sự kiên định về mục đích cải tiến;
- Chấp nhận triết lý mới;
- Không phụ thuộc vào thanh tra;
- Dừng việc khen thưởng chỉ dựa vào hiệu quả tiền bạc;
- Không ngừng cải tiến hệ thống tổ chức để nâng cao chất lượng sản phẩm
và dịch vụ;
- Thể chế hóa việc đào tạo tại nơi làm việc;
- Thể chế hóa lãnh đạo;
Trang 31- Loại bỏ rào cản để mọi người trở nên tự hào về trình độ lành nghề củamình;
- Phá vỡ rào cản giữa các phòng, ban;
- Xóa bỏ các khẩu hiệu, lời hô hào;
- Loại bỏ các chuẩn việc làm và quản lý theo số lượng;
- Cho phép nhân viên được tự hào về tay nghề của bản thân;
- Khuyến khích học tập và tự hoàn thiện;
- Cam kết của cấp lãnh đạo cao nhất
1.4.4 Vai trò của quản lý chất lượng TQM đối với các chủ thể áp dụng và đối với nhà nước
Vai trò của chất lượng và quản lý chất lượng đã bắt đầu được quan tâmnghiên cứu và phát triển ngay từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX Những ứngdụng đầu tiên đã được triển khai trong các cơ sở quân sự ở Mỹ, sau đó mở rộngsang lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Nhật Bản, tiếp đó phát triển ra nhiềunước trên thế giới vào những năm 70 của thế kỷ XX
Quản lý chất lượng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các chủ thể ápdụng đặc biệt là quản lý chất lượng theo TQM Quản lý chất lượng góp phầnnâng cao chất lượng cho các chủ thể Giúp chủ thể đánh giá được khả năng cụthể của mình đến đâu, kiểm soát được những hạn chế của tổ chức
Quản lý chất lượng theo TQM giúp tổ chức nói “không” với những sailầm, và có cơ hội cải tiến liên tục trong quá trình thực hiện Thông qua quản lýchất lượng, mọi người trong tổ chức sẽ chia sẻ trách nhiệm và tham gia vào việchình thành chính sách và hoàn thành trách nhiệm, mục tiêu hàng năm
Các nhà lãnh đạo theo dõi và đánh giá kết quả quản lý xem xét các mụctiêu đã cam kết có được thực hiện đúng hay không Cần điều chỉnh và bổ sungnhững điều kiện cụ thể như thế nào trong quá trình thực hiện
1.4.5 Vai trò của TQM đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội và với lĩnh vựcnghiên cứu khoa học
Tiếp thu tinh thần Nghị quyết số 37-2004/QH11 của Quốc hội khoá XIthông qua ngày 3/12/2004 "Lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng
Trang 32tâm; thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm", Đại học Nội vụ
Hà Nội coi việc đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo là yêu cầuđặc biệt quan trọng Nhà trường xác định cùng với giáo dục đào tạo, hoạt độngnghiên cứu khoa học, công nghệ là lĩnh vực quan trọng hàng đầu Nhờ khôngngừng nỗ lực ứng dụng các phương pháp cải tiến vào nghiên cứu và phát triểnnghiên cứu khoa học đến nay hoạt động khoa học, công nghệ ở Đại học Nội vụ
Hà Nội được nâng cao cả về số lượng và chất lượng
Trong bài viết đăng kỷ yếu 45 năm Xây dựng và phát triển của Nhàtrường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ– Hiệu trưởng Nhà trường đánh giá: “Các côngtrình nghiên cứu có tính lý luận và thực tiễn cao, gắn kết chặt chẽ với công tácđào tạo và hợp tác quốc tế, nhằm chủ động hội nhập và tiếp thu các thành tựukhoa học tiên tiến về những lĩnh vực có liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhànước của ngành Nội vụ Đảm bảo chất lượng các hội thảo, hội nghị khoa họccấp trường, cấp Bộ, cấp Nhà nước Xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứumạnh về lĩnh vực Nội vụ…”9 Có được thành công này là nhờ sự nỗ lực rất lớncủa toàn thể nhà trường cũng như bản thân phòng Quản lý khoa học và sau đạihọc (QLKH và SĐH) - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Tuy nhiên quá trình quản lý khoa học và sau đại học theo TQM của Nhàtrường vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn và thách thức Có thể nói TQM
là khái niệm còn tương đối mới mẻ với cán bộ giảng viên Nhà trường nói chung
và phòng QLKH và SĐH nói riêng Vì vậy, việc áp dụng TQM vào hoạt độngQLKH và SĐH còn gặp những khó khăn điển hình như chưa xây dựng được môhình quản lý chất lượng tổng thể phù hợp, đội ngũ cán bộ quản lý và viên chứcchưa đồng đều về chất lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưađáp ứng được yêu cầu phát triển
Bên cạnh những khó khăn còn tồn tại, với những lợi thế sẵn có về nguồnnhân lực chuyên môn cao, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc đặc biệt là tinhthần đoàn kết, nhất trí của toàn trường cùng các thành viên của phòng QLKH vàSĐH trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị, việc áp dụng mô hình quản lýTQM trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ở trường đại học Nội vụ HàNội được dự báo rất phù hợp với đặc thù trường, phù hợp với xu hướng phát
9 PGS.TS Triệu Văn Cường, Kỷ yếu 45 năm Xây dựng và phát triển Đại học Nội vụ Hà Nội, Hà Nội 2016, tr 174
Trang 33triển của các trường đại học hiện nay ở Việt Nam và thu được hiệu ứng xã hộitốt
1.5 Lược sử quy trình, nội dung và mô hình tiêu chuẩn của TQM
Trong lĩnh vực giáo dục, năm 2004 - 2005, một bước ngoặt quan trọngtrong quản lý chất lượng đào tạo đại học Việt Nam với nhiều văn bản quản lýnhà nước được ban hành, điển hình như Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáodục đại học; Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN về việc ban hành “Quy địnhđánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước; Quyết định số:
24/2005/QĐ-BGD&ĐT Về việc ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học
và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định rõ chủ trươngđổi mới quản lý bằng cách áp dụng kiểm định chất lượng,
Ngày 01/11/2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định banhành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học Từ đóđến nay Việt Nam đã có đã có bộ tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch về đánh giá vàquản lý chất lượng giáo dục đại học trên cơ sở điều chỉnh bộ tiêu chuẩn về đánhgiá chất lượng giáo dục đại học năm 2004 Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượnggiáo dục đại học mới gồm 10 tiêu chuẩn - 61 tiêu chí thay cho bộ tiêu chuẩn cũvới 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí Bộ tiêu chuẩn cơ bản xác định được các yêucầu chất lượng liên quan đến sứ mạng, mục tiêu, cơ cấu, điều kiện nguồn lực,các mặt hoạt động của một trường đại học của Việt Nam Trong số 10 tiêu chuẩn,
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dành riêng tiêu chuẩn 07 để bàn về nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ với 07 tiêu chí:
Trang 34Tiêu chí Nội dung
Tiêu chí 07.01 Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công
nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển củatrường đại học
Tiêu chí 07.02 Có các đề tài, dự án được thực hiện và nghiệm thu theo kế
hoạch
Tiêu chí 07.03 Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong
nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoahọc và phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triểncủa trường đại học
Tiêu chí 07.04 Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của trường đại
học có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứngdụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển KT-XH củađịa phương và cả nước
Tiêu chí 07.05 Đảm bảo nguồn thu từ kinh phí khoa học và chuyển giao
công nghệ không ít hơn kinh phí của trường đại học dànhcho các hoạt động này
Tiêu chí 07.06 Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
của trường đại học gắn với đào tạo, gắn kết với các việnnghiên cứu khoa học, các trường đại học khác và các doanhnghiệp Kết quả của các hoạt động KH&CN đóng góp vàophát triển nguồn lực của nhà trường
Tiêu chí 07.07: Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức
trong các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định;
có các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ
Bảng 1: Tiêu chuẩn 7-Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Việc ban hành bộ tiêu chuẩn để quản lý chất lượng trường đại học là mộtbước đột phá trong tư duy quản lý giáo dục Việt Nam, cho thấy quyết tâm hộinhập của ngành giáo dục đào tạo sẽ đem lại những thay đổi tích cực cho vấn
đề chất lượng giáo dục đào tạo đại học trong thời gian tới
Về nội dung:
Trang 35TQM đặc biệt quan tâm đến việc quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụqua từng khâu của quá trình, đề cao tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong quátrình phát triển Quan điểm này được thể hiện qua một số nội dung cụ thể:
Một là, người tham gia vào quá trình quản lý chất lượng tổng thể phải
hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò,
vị trí của quản lý chất lượng tổng thể trong tổ chức;
Hai là, tất cả thành viên của tổ chức phải cam kết thực hiện tốt các nhiệm
vụ được giao, đặc biệt là sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý, tiếp đó làcam kết của toàn thể nhân viên trong việc theo đuổi các mục tiêu chất lượng đã
đề ra;
Ba là, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp cho các lãnh đạo và nhân viên của
tổ chức sao cho mỗi người có điều kiện phát huy hết khả năng và sức mạnh vốncó
Bốn là, xây dựng các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, hoạch định các biện
pháp áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng vào quá trình vận hành của tổ chức;
Năm là, xác định khả năng thực hiện các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng
trong quá trình thực hiện TQM, đánh giá các khả năng có thể gây biến độngtrong quá trình thực hiện, tìm ra nguyên nhân và các biện pháp né tránh, đảmbảo không ảnh hưởng đến chất lượng của cả quá trình;
Sáu là, xây dựng mô hình quản lý chất lượng tổng thể phù hợp với tổ chức; Bảy là, triển khai áp dụng mô hình và đánh giá kết quả thực hiện.
Về mô hình tiêu chuẩn TQM: Có thể khái quát mô hình tiêu chuẩn TQMthông qua sơ đồ sau đây:
Trang 36Hình 4: Sơ đồ khái quát mô hình tiêu chuẩn TQMNhìn vào sơ đổ có thể thấy, mô hình tiêu chuẩn TQM bao trùm toàn bộ
quá trình hoạt động từ đầu vào, tiến trình và đầu ra Trách nhiệm về chất lượng
phải thuộc về lãnh đạo cao nhất của tổ chức, thể hiện qua chiến lược chất lượng,cam kết và chính sách chất lượng Mô hình hướng về ba mục tiêu : đáp ứng nhucầu xã hội, lợi nhuận của tổ chức và đạt được các giá trị nhân văn vì sự pháttriển của con người Tất cả các thành viên của tổ chức đều có trách nhiệm camkết chất lượng công việc, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ đặt ra, cam kết chấtlượng, phòng ngừa sai lầm trong quá trình thực hiện
Tiểu kết chương 1: Thông qua việc tìm hiểu các cơ sở lý luận về quản
lý chất lượng nghiên cứu khoa học theo lý thuyết quản lý chất lượng tổng thểTQM, đề tài bước đầu đặt nền móng lý luận cho tính cấp thiết áp dụng mô hìnhquản lý chất lượng tổng thể trong quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học ởtrường Đại học Nội vụ Hà Nội
tổ chức
Các quyết định chuẩn - Quy trình tác nghiệp
Đầu vào Tiến trình đào tạo Đầu raHoạch định
chương trình Công cụ, cách thức vận hành Điều chỉnh, phát huy, uốn nắn
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có lịch sử 45 năm hình thành và pháttriển Dù trải qua nhiều thăng trầm và biến cố nhưng Nhà trường vẫn khôngngừng vươn dậy, trưởng thành và phát triển
Giai đoạn 1971 – 2005 (Trường Trung cấp) Năm 1971 Trường Trung họcVăn thư Lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, theo quyết định, Trường có nhiệm vụ đào tạocán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; bồi dưỡng, huấnluyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ởcác cơ quan nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ trung học chuyênnghiệp ngành Văn thư, Lưu trữ tại các tỉnh, thành phố miền Nam
Tổ chức bộ máy của Nhà trường giai đoạn này được thể hiện theo Quyếtđịnh 208/TCCB ngày 25 tháng 11 năm 1972 của Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng,
tổ chức bộ máy của Trường gồm: Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và Phó hiệutrưởng), 03 phòng, ban chức năng, 03 Tổ bộ môn Với sự phát triển của tổ chức
bộ máy, đến cuối năm 2004 Trường đã có 05 phòng chức năng, 05 khoa chuyênmôn và 02 trung tâm với lực lượng cán bộ giáo viên là 107 người
Giai đoạn 2005 – 2011 (Trường Cao đẳng), ngày 15/6/2005 Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT – TCCB
về việc thành lập trường Cao đẳng văn thư lưu trữ Trung ương I trên cơ sởtrường Trung học Văn thư lưu trữ Trung ương 1, trường trự thuộc Bộ Nội vụ,chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt độngtheo điều lệ trường Cao đẳng
Chức năng chính của Trường trong giai đoạn này là tổ chức đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực có tri thức trong lĩnh vực văn thư lưu trữ và các ngànhkhác có liên quan, nghiên cứu khoa học và phát triển áp dụng tiến bộ khoa họcphục vụ phát triển kinh tế xã hội
Trang 38Ngày 21/4/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số2257/QĐ- BGDDT đổi tên trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ trung ương 1thành trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội
Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ Nội
vụ, có chức năng: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ caođẳng và thấp hơn trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác cóliên quan, nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học côngnghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội; tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học,công nghệ, sản xuất phù hợp với ngành nghề đào tạo của Trường theo quy địnhcủa pháp luật; tổ chức và thực hiện công tác hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiêncứu khoa học theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Nhànước
Giai đoạn này cơ cấu tổ chức của Trường bao gồm Ban Giám hiệu (Hiệutrưởng và các Phó Hiệu trưởng) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tưvấn khác, 06 phòng chức năng, 06 khoa và 02 trung tâm Cơ sở Đà Nẵng đượchình thành trong giai đoạn này là đơn vị trực thuộc trường, có con dấu và tàikhoản riêng, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho miền Trung và Tâynguyên
Giai đoạn 2011 – 2016 (Trường Đại học): Đứng trước yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhucầu về nguồn nhân lực có trình độ cao bám sát yêu cầu phát triển của Bộ Nội
vụ, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Nội vụ đã chủ trương sớm thành lập trường Đạihọc để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuậtnghiệp vụ, bám sát nhiệm vụ quản lý của Bộ Chủ trương của Ban cán sự Đảngsớm được hiện thực hóa thông qua Quyết định số 1121/QĐ – BNV ngày4/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt đề án “Quy hoạch Trường Caođẳng Nội vụ Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020” trong đó có việc nâng cấptrường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội thành trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Ngày 22/4/2011, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký văn bản số 1369/BNV –TCCB gửi Bộ Giáo dục – đào tạo cho phép Trường làm các thủ tục để thànhlập trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trang 39Quyết định 347/QĐ – BNV ngày 19/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụquy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trường cơ bản như sau:
Về chức năng: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục công lậpthuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ có chức năng: Tổchức, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại họctrong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tácquốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệphục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Về nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể pháttriển trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm; tổ chức đào tạonguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học các ngành và lĩnh vực quản
lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các ngành nghề khác theo nhu cầu xã hội khiđược các cơ quan có thẩm quyền cho phép; Xây dựng và triển khai các chươngtrình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhậpquốc tế …Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển vàchuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội củađịa phương và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theoquy định của pháp luật….10
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của Trường đại học Nội vụ Hà Nội được quy định cụ thểtrong Quyết định số 347/QD – BNV ngày 19/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ Cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức gồm có:
- Ban Giám hiệu, gồm: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng
- Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn khác
- Các phòng chức năng (09 phòng)
- Các khoa (09 khoa)
- Các tổ chức khoa học, công nghệ và dịch vụ.(06 tổ chức)
- Cơ sở đào tạo trực thuộc (03)
- Đảng bộ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Công đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội
10 Bộ Nội vụ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, 45 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội 2016, tr 13 - 21
Trang 40- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Hội cựu chiến binh Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
để đáp ứng yêu cầu công tác nghiên cứu khoa học, Nhà trường đã tập trungkiện toàn tổ chức và tăng cường nhân sự quản lý hoạt động nghiên cứu khoahọc thông qua việc thành lập Phòng Quản lý khoa học và sau đại học (QLKH
và SĐH); thành lập Viện Nghiên cứu và phát triển; thành lập Hội đồng Khoahọc và Đào tạo theo đúng quy định của điều lệ trường đại học; thành lập Tạpchí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ Để tăng cường năng lực nghiên cứu khoahọc Nhà trường thường xuyên tổ chức các diễn dàn khoa học như Hội thảo, hộinghị, tọa đàm…cho cán bộ, giảng viên và người học
Nhà trường không ngừng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các
kế hoạch khoa học và công nghệ Các kế hoạch khoa học – công nghệ đượcxây dựng theo từng năm trên cơ sở chiến lược phát triển chung, phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh của Nhà trường
Hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệgiai đoạn 2011 – 2015 và đề ra phương hướng đến năm 2020 đã đánh giá thựctrạng nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu khoa học giai đoạn
2011 – 2015 như sau:
11 Bộ Nội vụ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, 45 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội 2016, tr