MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA SINH VIÊN 6 1.1. Cơ sở lý luận về đời sống văn hóa sinh viên 6 1.2. Cơ sở thực tiễn 18 1.3. Những nhân tố tác động đến đời sống văn hóa sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà nội 22 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 31 2.1. Môi trường vật chất phục vụ nhu cầu học tập và hoạt động văn hóa 31 2.2. Các phong trào học tập, văn hóa và hoạt động xã hội 43 2.3. Tiêu dùng sản phẩm văn hóa 50 2.4. Các mối quan hệ xã hội 56 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 66 3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức 66 3.2. Nhóm hoàn thiện về thể chế 69 3.3. Các giải pháp khác 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA SINH VIÊN 6
1.1 Cơ sở lý luận về đời sống văn hóa sinh viên 6
1.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.3 Những nhân tố tác động đến đời sống văn hóa sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà nội 22
Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 31
2.1 Môi trường vật chất phục vụ nhu cầu học tập và hoạt động văn hóa 31
2.2 Các phong trào học tập, văn hóa và hoạt động xã hội 43
2.3 Tiêu dùng sản phẩm văn hóa 50
2.4 Các mối quan hệ xã hội 56
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 66
3.1 Nhóm giải pháp về nhận thức 66
3.2 Nhóm hoàn thiện về thể chế 69
3.3 Các giải pháp khác 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăm lo cho công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng quá trình hộinhập và phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhànước trong giai đoạn hiện nay Thanh niên mà chủ yếu là học sinh, sinh viên lànguồn nhân lực của đất nước trong tương lai Hiện nay, nhiều trường đại học, caođẳng đầu tư kinh phí lớn để xây dựng cơ sở vật chất: giảng đường, nhà văn hoá,sân thể thao, phòng học, thư viện, khu ký túc xá và các trang thiết bị phục vụgiảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, nghiên cứu và hưởngthụ văn hoá đáp ứng nhu cầu về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quốc gia
Trong xu thế hội nhập quốc tế, sinh viên đang đứng trước những thời cơ,thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn Việc tiếpthu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới và mở rộng giaolưu hội nhập quốc tế đã giúp sinh viên có nhận thức, tư duy phát triển, thị hiếuthẩm mỹ nâng lên, sống có văn hoá và biết tôn trọng kỷ cương xã hội Nhưngmặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến môi trường sống củatoàn xã hội, đặc biệt là đời sống văn hoá của sinh viên Trên cơ sở đó, nhu cầuhưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động văn hóa của thanh niên, học sinh,sinh viên cũng có rất nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực và cả tiêu cực
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có bề dày 45 năm lịch sử, nơi đây đãđào tạo ra hàng chục ngàn sinh viên có đủ năng lực, phẩm chất, kiến thức gópphần đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước Sinh viên của trường luôn giữ đượctruyền thống văn hoá dân tộc, phẩm chất tốt đẹp của cha ông ta từ xưa, như:
“tôn sư trọng đạo”, “hiếu học”, “kính thầy yêu bạn”, lối sống giản dị, chăm
chỉ… Trong định hướng phát triển của nhà trường vấn đề nâng cao chất lượngđời sống văn hóa cho sinh viên luôn được quan tâm, cơ sở vật chất phục vụ chohọc tập và sinh hoạt thường xuyên được bổ sung Các thiết chế văn hóa dần dầnđược hoàn thiện và nâng cấp đáp ứng được nhu cầu hoạt động của sinh viên
Trong xu thế toàn cầu hoá, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những thiết
bị thông tin, khoa học hiện đại từ đó bổ sung kiến thức, tự khẳng định mình và
Trang 3hoàn thiện bản thân phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước Tuy nhiên,còn một bộ phận sinh viên chỉ quan tâm đến bản thân và nhu cầu trước mắt,sống thực dụng, kém ý chí vươn lên, học đòi lối sống xa hoa, hưởng thụ, thiếutrung thực trong học tập, tha hoá nhân cách, sa vào các tệ nạn xã hội khiến chogia đình, nhà trường và toàn xã hội lo lắng, cản trở sự phát triển của đất nước,cần được giáo dục, định hướng Mặt khác, các hoạt động định hướng cho sinhviên cũng gặp không ít khó khăn, điều kiện ăn ở, sinh hoạt trong quá trình họctập còn thiếu thốn.
Mục tiêu đặt ra là, chúng ta cần tăng cường việc giáo dục nếp sống, lốisống văn hóa và đạo đức cho sinh viên, giúp sinh viên tham gia xây dựng đờisống văn hóa lành mạnh, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, định hướng
để học sinh, sinh viên phấn đấu rèn luyện theo chuẩn mực“vừa hồng, vừa
chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Từ thực tế trên, chúng ta nhận thấy vị tr í quan trọng của sinh viên nóichung và sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng đối với sự nghiệpphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đời sống văn hoá là một yếu tố khôngthể thiếu trong việc phát triển nhân cách, bồi dưỡng kỹ năng sống của sinh viên
Trên cơ sở đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Đời sống văn hoá của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời kỳ hội nhập - Thực trạng
và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Giáo dục thanh niên và xây dựng đời sống văn hoá thanh niên trong đó cótầng lớp sinh viên được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, trong đó có thể kể đếnmột số công trình:
- “Văn hoá với thanh niên, thanh niên với văn hoá Một số vấn đề về lý
luận và thực tiễn” của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), tập trung đề
cập một số vấn đề: nhu cầu, thị hiếu và năng lực văn hoá của thanh niên; nhữngtác động của văn hoá đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của thanh niên
- Tác giả Dương Tự Đam: “Văn hoá thanh niên và thanh niên với văn hoá
dân tộc”, Nxb Hà Nội, 2001
Trang 4- Tác giả Phạm Đình Nghiệp: “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh
viên hiện nay”, Nxb Thanh niên, 2001.
- TS Đinh Thị Vân Chi: “Nhu cầu giải trí của thanh niên”, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2002
- Chương trình KX-07HN 1994, của tác giả Thái Duy Tiên chủ biên, đềcập đến vấn đề thị hiếu nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật trong thanh niên
hiện nay với một số bài viết: “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt
Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”.
- GS.TS Đặng Cảnh Khanh: “Thanh niên và văn hoá thanh niên” (Báo điện
tử Nhandan.com.vn) đã đề cập đến văn hoá thanh niên với những mặt tích cực vàtiêu cực như là “một tiểu văn hoá với văn hoá chung và với xã hội”
- PGS.TS Phạm Hồng Tung:“Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập” (diendankienthuc.net) đề cập
đến lối sống và các xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trongbối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa
- Tác giả Thanh Hùng: “Muôn màu đời sống sinh viên” (Báo Thanh niên
online), bài báo đặt ra những vấn đề trong đời sống sinh viên như: việc làm thêmngoài giờ học, sống thử và những tệ nạn sinh viên thường mắc phải
- GS.TS Đặng Cảnh Khanh Ngăn chặn những sai lệch chuẩn và giá trị
xã hội lối sống của thanh thiếu niên (Tuyengiao.vn)
- Tác giả Đỗ Huy “Một số vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên” Tạp
chí Văn hoá nghệ thuật
Tác giả các công trình nghiên cứu, các cuốn sách, bài viết trên đã đề cậpđến những vấn đề cốt lõi liên quan đến đời sống văn hoá trong sinh viên hiệnnay, như: môi trường văn hoá, lối sống văn hoá, thị hiếu thẩm mỹ, điều kiện sinhhoạt vật chất, đời sống tinh thần, các mối quan hệ trong xã hội, đời sống văn hoátrong thanh niên nói chung Đây là nguồn tư liệu tốt, gợi mở quan trọng về lýluận và thực tiễn để nhóm tác giả tiến hành khảo sát và nghiên cứu đề tài Tuynhiên, trong những năm qua, chưa có đề tài nào tìm hiểu về đời sống văn hóacủa sinh viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Đây vừa là thách thức vừa là
Trang 5cơ hội cho nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu tại đơn vị của mình.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đời sống văn hóa của sinh viên
- Khảo sát, đánh giá đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ
Hà Nội trong thời kỳ hội nhập
- Đề xuất các giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống văn hóacho sinh viên trong thời kỳ hội nhập
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đời sống văn hoá của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trang 65 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp phỏng vấn sâu;
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp điều tra xã hội học
6 Đóng góp mới của đề tài
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị đề tài được cấu trúc thành 3chương:
Chương 1 Lý luận về đời sống văn hóa và Khái quát về sinh viên trườngĐại học Nội vụ Hà Nội
Chương 2 Thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội
vụ Hà Nội
Chương 3 Giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của sinh viên trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội trong thời kỳ hội nhập
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA SINH VIÊN 1.1 Cơ sở lý luận về đời sống văn hóa sinh viên
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm đời sống văn hóa
Nói đến văn hóa và đời sống văn hóa các nhà khoa học trên thế giới vàtrong nước đã từng ghi nhận rất nhiều quan niệm, khái niệm và định nghĩa khácnhau
Năm 1988, UNESCO phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá
(1988-1997), ông Federico Mayor (nguyên Tổng Giám đốc UNESCO) đã đưa ra
khái niệm: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá
nhân và cộng đồng, trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành tạo nên hệ thống giá trị, các truyền thống, thị hiếu - đặc trưng riêng của mỗi dân tộc” Như vậy, có thể hiểu văn hóa bao gồm văn hóa vật
chất và tinh thần; văn hóa là sự sáng tạo của con người hướng tới giá trị Chân –Thiện – Mỹ và là một trong những căn cứ phân biệt dân tộc này với dân tộc khác;văn hóa có chức năng điều tiết xã hội, chức năng giáo dục, giao tiếp; v ăn hóa
về bản chất là một quá trình phát triển mang tính đặc trưng cho một nhóm ngườidân tộc
Khái niệm “đời sống văn hóa” liên quan chặt chẽ và là biểu hiện bản chất của “văn hoá” trong quá trình vận động biến đổi của nó Là một khái niệm
rộng để chỉ toàn bộ các thành tựu có ý nghĩa văn hóa do con người sáng tạo racùng các phương thức, cách thức mà con người sử dụng chúng trong đời sống
hàng ngày Đời sống văn hóa là toàn bộ những giá trị văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần được tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực của con người [8 Tr.156]
Trong cuốn sách Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở
nước ta, tác giả Hoàng Vinh cho rằng:
Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội Đời sống xã hội là
Trang 8một phức thể những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu củacon người Trong đó các hoạt động văn hoá đáp ứng nhu cầu tinh thần, làm chocon người tồn tại với tư cách là một sinh thể xã hội, tức là con người tồn tại nhưmột nhân cách văn hoá Xã hội càng tiến hoá, nhu cầu văn hoá và sự đáp ứng
nhu cầu đó càng cao, thể hiện trình độ phát triển Người Các hoạt động nhằm
đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, đó chính là hoạt động văn hoá… [22tr.162-163]
Từ khái niệm đó có thể hiểu đời sống văn hoá chính là tổng thể sống độngcác hoạt động văn hoá trong quá trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ biến,tiêu dùng các sản phẩm văn hoá và sự giao lưu văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầutinh thần của cá nhân và cộng đồng người
Khi nói đến các giá trị văn hóa chúng ta muốn nói đến văn hóa ở thể tĩnhcủa nó, thì khi nói đến đời sống văn hóa có nghĩa là nhằm để chỉ văn hóa ở thểđộng của nó, tức biểu hiện của văn hóa trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc, mọinơi Từ đó có thể nói, xuất phát từ các nhu cầu văn hóa của con người, đời sốngvăn hóa bao gồm toàn bộ những hoạt động sản xuất và tiêu thụ, sáng tạo vàhưởng thụ các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, thông qua các thiết chế vănhóa và các thể chế văn hóa Như vậy, nói đến đời sống văn hóa là nói đến mốiquan hệ tương tác giữa các yếu tố: nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và sảnphẩm văn hóa trong môi trường văn hóa
1.1.1.2 Khái niệm về đời sống văn hóa
Năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc, với bút danh Tân Sinh, Bác Hồ đã viết
tác phẩm "Đời sống mới" Những vấn đề Người nêu ra thực chất là những vấn đề
về đời sống văn hoá “Đời sống mới” là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách
đi lại, cách làm việc; xây dựng tư tưởng yêu nước; đạo đức, tác phong cáchmạng; nếp sống văn hoá cho mỗi người và cộng đồng Như vậy, có thể coi “Đờisống mới” là bài viết đầu tiên đặt cơ sở lý luận cho việc xây dựng đời sống vănhoá ở cơ sở ra đời sau cách mạng tháng Tám năm 1945
Cụm từ “đời sống văn hoá” xuất hiện nhiều trên báo chí vào những năm
80 của thế kỷ XX Đến năm 1999, tác giả Hoàng Vinh cho rằng: “Đời sống văn
Trang 9hoá” là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hoá tĩnh tại (cácsản phẩm văn hoá vật thể, các thiết chế văn hoá) cũng như các yếu tố văn hoáđộng thái (con người và các dạng hoạt động văn hoá của nó) [20, tr.32].
Có thể hiểu đời sống là hoạt động của con người; đối với cá nhân là hoạtđộng của bản thân người đó từ khi sinh ra cho tới khi vĩnh biệt cuộc sống; đốivới cộng đồng là hoạt động của cộng đồng người trong thời khắc mọi ngườiđang sinh sống Đời sống là quá trình diễn ra sự trao đổi các yếu tố vật chất vàtinh thần cung ứng cho hoạt động sản xuất và tái tạo sức sản xuất của con người.Đời sống có đời sống cá nhân và đời sống xã hội Đời sống cá nhân luôn chịu sựchi phối của đời sống xã hội và đời sống cá nhân cũng có tác động tích cực đếnđời sống xã hội Mục tiêu của hoạt động đời sống là nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống con người [20, tr.32-33]
Đời sống đó thể hiện ở ba mặt sau:
Đời sống vật chất: Đảm bảo yếu tố cho con người đó sinh tồn
Đời sống tinh thần: Nhằm thoả mãn nhu cầu ý thức về tình cảm, lý trí,nghị lực, tư tưởng của người đó
Đời sống xã hội: Hình thành nhân cách con người Mỗi người đều thôngqua cộng đồng để chứng minh, khẳng định phẩm chất của mình và hoàn thiệnbản thân
Đời sống văn hoá có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con ngườitác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng conngười vươn lên theo quy luật cái đẹp, của chuẩn mực giá trị Chân - Thiện - Mỹ,đào thải những biểu hiện tiêu cực, tha hoá con người [21, tr.19]
Đời sống văn hoá luôn có tính kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp, tạo
ra sự ổn định và là tiền đề phát huy, khẳng định những giá trị mới
Đời sống văn hoá luôn có tính đổi mới, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao về vật chất và tinh thần của con người
Đời sống văn hoá được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh độngcác hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạosản phẩm văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực
Trang 10xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đápứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người [21, tr.20].
Trong văn kiện Đại hội V của Đảng ta cũng đã nêu rõ: Một nhiệm vụ
cách mạng tư tưởng và văn hoá là đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàngngày của nhân dân Đặc biệt chú trọng đời sống văn hoá cơ sở, bảo đảm cho mỗinhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, mỗi đơn vị của lực lượng vũtrang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã,hợp tác xã, phường, ấp, đều có đời sống văn hoá
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIIIxác định: Xây dựng môi trường văn hoá, tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình,làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường,trường học, đơn vị bộ đội ) các vùng dân cư đô thị, nông thôn, miền núi đờisống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên củacác tầng lớp nhân dân
Vậy đời sống văn hoá là những hoạt động của con người trong môi trườngsống nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất, tinh thần của cá nhân, cộng đồng hướngtới những giá trị chuẩn mực Những nhu cầu đó không ngừng tăng lên phục vụchất lượng sống ngày càng cao của con người, cộng đồng và toàn xã hội
* Về nội dung đời sống văn hoá sinh viên
Từ cơ sở lý luận về đời sống văn hóa nói chung, chúng ta soi chiếu vàođời sống văn hóa sinh viên Nội dung đời sống văn hoá sinh viên có thể đượchiểu là hoạt động của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, bao gồm:
- Các điều kiện sinh hoạt vật chất (môi trường, cảnh quan, khu ký túc xá,sân luyện tập thể thao, thư viện, giảng đường )
- Các điều kiện sinh hoạt tinh thần (câu lạc bộ, các chương trình giao lưu,tham quan, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao )
- Việc tiêu dùng các sản phẩm văn hóa (văn hóa đọc, văn hóa nghe nhìn,văn hóa mạng internet….)
- Các mối quan hệ trong xã hội (thầy cô giáo, bạn bè trong nhà trường,ngoài xã hội ) Đời sống văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành
Trang 11và phát triển nhân cách của sinh viên, hướng sinh viên vươn đến những giá trịChân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống
Sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng là thế hệ tương lai của đấtnước Sự phát triển, hoàn thiện các giá trị của thanh niên, sinh viên là yếu tốquyết định sự phát triển tương lai của mỗi quốc gia Để xây dựng đời sống vănhoá sinh viên cần chú trọng những vấn đề sau:
- Xây dựng thế hệ sinh viên có văn hoá chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức,lối sống
- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong các trường đại học
- Xây dựng nếp sống văn hoá, quan hệ xã hội trong sinh viên
- Củng cố xây dựng các thiết chế văn hoá của các trường cao đẳng, đạihọc và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá cho sinh viên
Như vậy, xây dựng đời sống văn hóa sinh viên là yếu tố quan trọng đểphát triển nhân cách, hình thành các giá trị đạo đức và lối sống trong sinh viên.Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa trong các trường đại học, cao đẳng là tạo ramột môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa để ở đó sinh viên học tập, vui chơigiải trí lành mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ
1.1.1.3 Thời kỳ hội nhập
Theo TS.Phạm Quốc Trụ thì thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt
có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”,tiếng Pháp là “intégration internationale”) Đây là một khái niệm được sử dụngchủ yếu trong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từkhoảng giữa thế kỷ trước ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trườngphái thể chế chủ trương thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựngCộng đồng châu Âu
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động
và quan hệ giữa con người Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan
hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng Nhiều cộng đồng liên kết với nhautạo thành xã hội và các quốc gia - dân tộc Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo
Trang 12thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới
Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hộinhư: kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.,nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi
và hình thức rất khác nhau
Hội nhập về văn hóa - xã hội là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với cácnước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trịvăn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc; thamgia vào các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa - giáo dục và xã hội khu vực vàhợp tác chặt chẽ với các nước thành viên hướng tới xây dựng một cộng đồngvăn hóa - xã hội rộng lớn hơn trên phạm vi khu vực và toàn cầu; ký kết và thựchiện các hiệp định song phương về hợp tác - phát triển văn hóa - giáo dục - xãhội với các nước
Hội nhập văn hóa - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sâu sắcquá trình hội nhập, thực sự gắn kết các nước với nhau bằng chất keo bền vữnghơn cả Quá trình này giúp các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng gầngũi và chia sẻ với nhau nhiều hơn về các giá trị, phương thức tư duy và hànhđộng; tạo ra sự hài hòa và thống nhất ngày càng cao hơn giữa các chính sách xãhội của các nước thành viên; đồng thời tạo điều kiện để người dân mỗi nướcđược thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại, các phúc lợi xã hội đadạng; đặc biệt, hình thành và củng cố tình cảm gắn bó thuộc về một cộng đồngchung rộng lớn hơn quốc gia của riêng mình
Sự hội nhập quốc tế đã đưa đến sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa, vănminh Vì vậy, xuất hiện các dự báo về xung đột giữa các nền văn minh Nhiềunhà nghiên cứu dự đoán rằng, nguồn gốc xung đột trong thế giới mới không còn
là hệ tư tưởng và kinh tế nữa, mà là văn hóa vì văn hóa là cơ sở của các nền vănminh Như vậy, phải chăng văn hóa trong hội nhập quốc tế đang phải đảm nhậnmột chức năng mới, chức năng giải tỏa xung đột văn hóa và liên kết văn hóa,làm cơ sở, “dẫn đường” cho hội nhập kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnhvực khác? Đó là vấn đề đang tranh luận trong giới học giả, các chính trị gia trên
Trang 13khắp thế giới và Việt Nam.
Toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ tới giới trẻ, trong đó có sinh viên,những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảmnhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước ta và thế giới Họtrước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người Nhưng bên cạnh
đó, họ còn mang những đặc điểm riêng: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạycảm với các vấn đề chính trị - xã hội Với những đặc điểm trẻ tuổi, có trình độ
và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghikịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên toàn cầu hoá đãtác động không nhỏ tới đối tượng này
1.1.2 Đặc điểm văn hóa của sinh viên
Từ điển Tiếng Việt (2001) định nghĩa, sinh viên là người học ở bậc Đạihọc Theo quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo của BộGiáo dục và đào tạo thì “người đang học trong hệ Đại học và Cao đẳng thì gọi làsinh viên” Nhìn chung, khái niệm sinh viên nên hiểu theo nghĩa chung nhất: làtất cả những người đã tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương đangtheo học tại các trường Đại học và Cao đẳng thuộc mọi loại hình đào tạo
Sinh viên là một bộ phận của thanh niên ở độ tuổi trưởng thành, chủ yếu
từ 18 đến 25 tuổi, đang học tập nghiên cứu và rèn luyện trong các trường đại học
và cao đẳng Họ là một nhóm xã hội đặc thù, năng động, sáng tạo, nhạy cảm vớicái mới, ham hiểu biết, đang trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để hìnhthành nhân cách chuẩn bị gia nhập đội ngũ trí thức, đội ngũ lao động, kỹ thuậtcao của đất nước Độ tuổi từ 18 đến 25 nằm ở giai đoạn hai của tuổi thanh niên(giai đoạn một từ 14, 15 đến 18 tuổi) Đây là độ tuổi mà con người đã có nhữngbước trưởng thành nhất định cả về mặt tâm sinh lý lẫn quan hệ xã hội
Về mặt sinh học, đây là giai đoạn phát triển gần như hoàn chỉnh về sứclực, thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân đặc biệt là bộ não phát triển làm chokhả năng hoạt động trí tuệ đã nảy sinh những nhu cầu
Về mặt xã hội, sinh viên là những thanh niên đã được chọn lọc về nhiềumặt, do vậy họ có năng lực và phẩm chất của mình và vận mệnh của dân tộc, đã
Trang 14ý thức được trách nhiệm công dân, nghĩa vụ của mình với Tổ quốc Trong khihọc tập, người sinh viên ý thức được vị trí của mình qua các chủ trương, chínhsách, quy định, quy chế hiện hành, vậy phải có sự tự điều chỉnh, tự rèn luyện, sựvươn lên trong môi trường Đại học.
Về mặt tâm lý, là một bộ phận được tuyển chọn trong thanh niên, do đó,sinh viên có những ưu điểm của thanh niên, hăng hái, giàu tinh thần xungphong, thích cái mới và nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, dễ thích nghi đượcvới hoàn cảnh và muốn được thể nghiệm mình trong cuộc sống Tuy nhiên, sinhviên cũng có những khuyết điểm của sinh viên như ham chuộng hình thức, thiếuthực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng
Phương thức hoạt động cơ bản của sinh viên là học tập có tính chấtnghiên cứu dưới sự điều khiển của giảng viên, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹnăng, kỹ xảo có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai của mình
Hệ thống tri thức khoa học mà sinh viên tiếp cận ở nhà trường bao gồm:tri thức cơ bản, tri thức cơ sở của chuyên ngành, tri thức chuyên ngành và trithức công cụ cùng với hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về mặt lĩnh vực khoahọc, kỹ thuật, văn hóa nhất định nào đó Hệ thống tri thức khoa học này được bổsung, tăng dần theo hướng phát triển đồng thời thỏa mãn cả ba yêu cầu: cơ bản,hiện đại và thiết thực, nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội Quá trình học tập của sinh viên là quá trình vận động, lớn lên về nhiềumặt cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là năng lực trí tuệ, tư duy độc lập, sángtạo ngày càng phát triển, khả năng khái quát học, trừu tượng hóa được nâng lên,khối lượng ghi nhớ không ngừng tăng lên theo thời gian và cách ghi nhớ cũngbiến đổi
* Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hàng năm tuyển sinh đào tạo khoảng gần
2000 sinh viên Cho 06 ngành học gồm: Quản trị Nhân lực, Quản trị Văn phòng,
Lưu trữ học, Quản lý Nhà nước, Quản lý Văn hóa, Khoa học Thư viện Khóa
học 2012 – 2016, Nhà trường tuyển sinh 4 ngành học, số lượng SV đăng ký học
các ngành được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là: ngành Quản trị nhân lực
Trang 15(chiếm 46%), ngành Quản trị Văn phòng (chiếm 32%), ngành Lưu trữ học
khoảng 15% và ngành Khoa học Thư viện (7%) Khóa học 2013 - 2017, số
lượng SV trúng tuyển vào trường có sự gia tăng cùng với sự mở rộng ngành đàotạo, trong đó, hai ngành đào tạo Quản trị Văn phòng và Quản trị Nhân lực có sốlượng SV theo học chiếm 28% và 26%, tiếp đến là ngành Quản lý Nhà nước
(20%), Lưu trữ học (19%) và 7% SV học ngành Khoa học Thư viện Khóa học
2014 – 2018, trường tiếp tục mở rộng thêm ngành đào tạo về Quản lý văn hóa
song tổng số SV không tăng hơn so với khóa học 2013 - 2017 Các ngành Quản
lý Nhà nước, Lưu trữ học, Quản trị Nhân lực, Quản trị Văn phòng chiếm tỷ lệ
SV tương đối cao và đồng đều nhau, sau đó là ngành Quản lý Văn hóa và Khoa
học Thư viện Khóa học 2015 – 2019, trường tuyển sinh được tổng số 1299 SV
hệ đại học trong đó số SV ngành Quản lý Nhà nước chiếm 26,2 %, tiếp đó làngành Quản trị Nhân lực là 20,3%, ngành Quản trị Văn phòng chiếm 19,3%,ngành Lưu trữ học chiếm 14,3%, ngành Quản lý Văn hóa chiếm 12,2%, ngànhKhoa học Thư viện chiếm 7,7%/ tổng số SV toàn khóa
Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội có sự chênh lệnh rất lớn về giớitính, nữ chiếm hơn 70%, trong khi đó, nam chiếm khoảng hơn 20%/ tổng số sinhviên toàn khóa Tỷ lệ SV thuộc các dân tộc thiểu số được đào tạo ở Trường cũngchiếm khá lớn, chiếm khoảng ¼ tổng số SV hệ đại học chính quy trên toàn
trường (Khóa học 2012 - 2016, SV là người thuộc các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 19%; Khóa học 2013 - 2017, SV là người thuộc các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 25% Riêng hai khóa học là Khóa học 2014 – 2018 và Khóa học
2015 – 2019, SV dân tộc thiểu số chiếm 15%, giảm xuống 10% so với các năm
học trước đó) Về cơ cấu, SV người dân tộc Kinh chiếm 68,0%; SV người dân
tộc thiểu số chiếm 32,0%/ Đa số SV dân tộc thiểu số là người dân tộc Tày,Hmông, Mường, Thái, Dao…
Về mặt sinh lý, cũng như sinh viên của các trường đại học khác, sinh viên
Đại học Nội vụ Hà Nội đang phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức, có những đặcđiểm tâm sinh lý đặc trưng của lứa tuổi Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là người đangtrong giai đoạn phát triển nhanh về thể lực, định hình về nhân cách, tăng cường học
Trang 16tập tiếp thu những tri thức, kỹ năng xã hội Đây là thời kỳ lứa tuổi sinh viên pháttriển tư duy trừu tượng, đặc biệt là sự phát triển thế giới quan, nhân sinh quan, chứađựng hoài bão vươn tới lý tưởng cao đẹp, phát triển hứng thú nghề nghiệp… Sựdần trưởng thành về thể chất của sinh viên cho phép họ có đủ sức khoẻ để tiến hànhđồng thời nhiều hoạt động học tập, lao động, thể thao, vui chơi, tham gia các hoạtđộng văn hóa, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa và các hoạt động xã hội khác mộtcách thoải mái.
Về mặt tâm lý, sinh viên là giai đoạn lứa tuổi hình thành và phát triển
mạnh mẽ những phẩm chất nhân cách có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáodục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá, lòngtự trọng, tự tin, ý thức… Tâm trạng của lứa tuổi sinh viên tuy đã ổn định và có ýthức hơn nhiều so với lứa tuổi trước đó song còn rất mới mẻ, non nớt và cónhững biểu hiện phức tạp, mâu thuẫn Một bộ phận sinh viên còn thụ động, chưathích nghi với môi trường thay đổi Sinh viên dễ nhạy cảm với cuộc sống, nhất
là những cái mới lạ, cộng với tâm lý chưa thật sự ổn định, lại ham thích và chạytheo cái mới, chịu ảnh hưởng của lối sống đua đòi, thực dụng, hay thay đổi.Thêm vào đó, sinh viên thường có tâm lý vội vàng, dễ bị kích thích, thiếu tựchủ, chủ quan nên nếu không được định hướng đúng đắn, kịp thời thì sự lựachọn trong tiếp nhận cái mới dễ dẫn tới sai lầm, thái quá, ảnh hưởng đến sự lựachọn các giá trị văn hóa đúng đắn trong đời sống văn hóa của mình
Về mặt xã hội, sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội có khát vọng được cống
hiến, mong muốn được xã hội ghi nhận Họ cũng muốn được khẳng định vai trò, vịtrí của mình trong gia đình, trong tập thể, trong công việc, trong các mối quan hệ.Các phẩm chất tâm lý cá nhân dần phát triển, tư tưởng và hành vi ngày càng có tínhđộc lập
Như vậy, sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội bên cạnh những yếu tốthuận lợi của giới trẻ là có sức khỏe, ham hiểu biết thì cũng còn gặp nhiều khókhăn trong cuộc sống Do vậy, rất cần thiết trong việc quan tâm định hướng giúp
đỡ thanh niên trong quá trình xây dựng nếp sống lành mạnh, có văn hóa cũngnhư khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động văn hóa có tính giáo dục
Trang 17cao để góp phần nâng cao hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần cho sinh viên
1.1.3 Vai trò của đời sống văn hóa sinh viên trong việc xây dựng chất lượng nguồn nhân lực trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.1.3.1 Xây dựng đời sống văn hoá góp phần nâng cao chất lượng học tập và sinh hoạt của sinh viên
Xây dựng đời sống văn hóa trong trường đại học Đại học Nội vụ là tạo ramột trật tự trong sinh hoạt, nề nếp trong học tập Đồng thời, xây dựng đời sốngvăn hóa là tạo ra một môi trường hoạt động ngoài giảng đường cho sinh viên mà
ở đó sinh viên có thể hiểu nhau hơn, từ đó có sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡnhau trong học tập
Những hoạt động văn nghệ, thể thao, giải trí lành mạnh ngoài thời gianhọc tập giúp các em thêm gắn bó với trường, lớp, với bạn bè và có thời gian thưgiãn sau những giờ học căng thẳng, tạo động lực thúc đẩy sự hưng phấn tronghọc tập, sinh hoạt của sinh viên
Xây dựng đời sống văn hóa trong nhà trường là phát huy tính chủ động,sáng tạo trong sinh viên, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động đoànthể, công đoàn, đồng thời, định hướng cho sinh viên những quan điểm, nhậnthức đúng đắn khi hưởng thụ các hoạt động văn hóa tinh thần và hình thànhnhững chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử xã hội
Công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá cho sinh viên là một bộphận hữu cơ, quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên,góp phần xây dựng thế hệ con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹptheo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Đặc biệt, trong suốt quá trình học tập, sinh viên được tiếp xúc với nghệthuật, tham gia các chương trình biểu diễn đã giúp các em xây dựng thẩm mỹnghệ thuật tốt Với những hoạt động vui mà học lành mạnh, bổ ích đã giúp sinhviên thêm hăng say học tập, nhận thức được nâng lên, nâng cao ý thức cảnh giácvới các tệ nạn trong xã hội
Trang 181.1.3.2 Xây dựng đời sống văn hoá góp phần bồi dưỡng lý tưởng và hình thành đạo đức, lối sống lành mạnh trong sinh viên
Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là mục đích sống của thanh niên,
là ước vọng của tuổi trẻ muốn vươn tới cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ trong cuộcsống Lý tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới, vừa là động lựcthúc đẩy con người hành động Lý tưởng là sức mạnh diệu kỳ giúp thanh niênvượt qua mọi khó khăn, thách thức Nếu không có lý tưởng, con người mấtphương hướng, thiếu niềm tin, cuộc sống không có ý nghĩa Bác Hồ đã từng nói:
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cầnthiết” Thực tế cho thấy, sự dưỡng dục của gia đình, nhà trường; sự định hướngcủa các tổ chức đoàn thể và một môi trường lao động, học tập vui chơi, giải trílành mạnh là yếu tố quyết định việc hình thành lý tưởng, đạo đức cách mạng chothanh niên, sinh viên Nhà trường là nơi chủ yếu để hình thành nhân cách, trang
bị kiến thức cơ bản, là môi trường rèn luyện tốt nhất cho thanh niên, học sinh,sinh viên
Giáo dục lý tưởng, nhân cách là một nội dung hết sức quan trọng bằngviệc đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, và phương phápluận Mác - xít vào trong nhà trường thông qua các hoạt động đoàn thể, xã hộinhằm mục tiêu giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng, lý tưởngnghề nghiệp cho sinh viên, giúp để sinh viên hăng hái phấn đấu trong học tập vàrèn luyện Vì vậy, xây dựng đời sống văn hoá sẽ góp phần trong việc bồi dưỡng
lý tưởng và hình thành đạo đức, lối sống lành mạnh trong sinh viên trường Đạihọc Nội vụ hà Nội
1.1.3.3 Xây dựng đời sống văn hoá góp phần giữ gìn an ninh, trật tự trong trường học
Ở bất cứ môi trường nào, tầm vĩ mô như trên toàn thế giới, trong mỗiquốc gia hay tầm vi mô như ở một khu phố, một trường học thì việc giữ gìn anninh trật tự là việc rất quan trọng nó đảm bảo cho mỗi cá nhân trong đó đượcsống an toàn và có điều kiện phát huy hết khả năng của mình Đặc biệt trongmôi trường giáo dục là các trường học thì việc đảm bảo an ninh, trật tự lại càng
Trang 19cần được quan tâm chú trọng hơn bởi đây chính là nơi ươm mầm những thế hệtương lai của đất nước
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là nơi tập trung đông sinh viên từ nhiềuvùng, miền khác nhau nên dễ nảy sinh nhiều vấn đề gây mất trật tự, an ninh xãhội… Nhu cầu cá nhân của sinh viên mở rộng quan hệ, giao lưu kết bạn cùngvới sự du nhập của văn hoá ngoại lai dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp, như: lạmdụng tình dục, sống thử, cờ bạc, rượu chè, ma tuý, tự tử… khiến công tác quản
lý sinh viên rất khó khăn
Xây dựng đời sống văn hoá trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gắn vớiviệc giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, định hướng giáo dục thẩm mỹ đểcho sinh viên nhận thức đúng những giá trị tốt đẹp thông qua những hành động
và việc làm thiết thực, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội
Việc giữ gìn an ninh trật tự trong nhà trường, ký túc xá được thực hiện tốtgóp phần làm giảm đáng kể những hiện tượng tiêu cực như: sống thử, cờ bạc,rượu chè, trộm cắp , nâng cao đời sống văn hóa cho sinh viên Cùng với việcđầu tư kinh phí, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho các khu ký túc xá,nhà văn hoá, sân thể thao, căng tin…và các hoạt động văn hoá, câu lạcbộ thường xuyên dưới sự quản lý của nhà trường chính là đáp ứng nhu cầuhưởng thụ văn hoá của sinh viên, giữ gìn an ninh, trật tự trong trường học, khu
ký túc xá
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa sinh viên của ngành Văn hóa, ngành giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh lần thứ X nêu rõ:
“Góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xãhội, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng vàlối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên, có tri thức,sức khoẻ, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệhiện đại Tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết
Trang 20tập hợp thanh niên; phát huy vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toànquân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần đưanước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.”[13, tr.78-79].
Ngày 19/8/2008, Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Văn hoá Thể thao & Dulịch - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng ký kế hoạchliên tịch Số: 7575/KHLN/BGDĐT - BVHTTDL – TƯĐTN, Kế hoạch liênngành triển khai Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” với mục đích: Ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Văn hóa, Thể thao
và Du lịch và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huy động nhân lực và hệthống cơ sở vật chất của mình để phối hợp thực hiện và huy động sự tham gia,đóng góp của toàn xã hội triển khai Phong trào thi đua “Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường, qua đó ngành Giáo dục vàĐào tạo, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh có điều kiện hoàn thành toàn diện và hiệu quả hơn nhiệm vụ củangành mình, tổ chức mình
Hưởng ứng phong trào do Ban chỉ đạo Trung ương phát động, ngành giáodục đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước với nhiều hoạt động thiết thực,lồng ghép các nội dung cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hoá” với các phong trào khác hiện có, các hoạt động văn hoá trongcác nhà trường, xây dựng các nhà trường thành các điển hình văn hoá trong khuvực Xây dựng các trường học có đời sống văn hóa tốt, tạo sự chuyển biến quantrọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nhằm phát triển nguồnlực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tiếp tụcphối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua trong ngành giáo dục, nhằm xây dựngđời sống văn hóa trong các nhà trường, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, vănminh, lịch sự, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong trường học Nội dungchính như sau:
- Giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống yêu nước cách mạng và đạo
Trang 21đức cho học sinh, sinh viên các bậc học.
- Tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành giáo dụcnhằm tạo những chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho học sinh, sinh viên
- Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện trường học
- Phối hợp chặt chẽ trên lĩnh vực xuất bản sách, báo, tài liệu, đồ dùng học tập
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cùng với Bộ Văn hóa - Thông tin ký kếtChương trình phối hợp về việc thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Số 2723/CTCT ngày 12-4-2001) Thựchiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đơn vị đều thành lập Ban chỉ đạophong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đơn vị mình và có báocáo về Bộ những hoạt động triển khai cuộc vận động phong trào ở cơ sở Hầu hếtcác trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã thành lập ban chỉ đạo của đơn vịmình theo mô hình: Bí thư đảng uỷ (hoặc Phó hiệu trưởng) làm Trưởng ban,phòng Công tác chính trị học sinh - sinh viên làm Phó ban trực gồm các thành viênđại diện: công đoàn, đoàn thanh niên, phòng hành chính, ban quản lý ký túc xá…Hầu hết các ban chỉ đạo cấp trường đều có kế hoạch phối hợp với địa phương thựchiện tốt phong trào
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có nhiều chương trình hoạt động thiết thựchưởng ứng cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa”, đưa các nội dung cuộc vận động vào đời sống văn hóa trong nhàtrường, xây dựng trường học, các cơ sở giáo dục thành những đơn vị có đời sốngvăn hóa tốt, thành lập các điểm sáng trong địa bàn dân cư Nhiều hoạt động vănhóa, thể thao cho cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên trong toàn ngành đã đượctăng cường, các cuộc vận động và phong trào hiện có của ngành giáo dục tiếptục được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu và lồng ghép với nội dung của phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” như phong trào “Trường học cóđời sống văn hóa tốt”, “Xây dựng nhà trường văn hóa, học sinh văn minh, thanhlịch, hiện đại”, “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” hưởng ứng thựchiện “Năm giao thông, kỷ cương và văn minh đô thị” Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 22phối hợp với nhiều bộ, ngành tổ chức nhiều chương trình hoạt động nhằm nângcao đời sống văn hóa tinh thần cho học sinh, sinh viên như phối hợp với ĐàiTruyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, phối hợpvới Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức “Liên hoan tiếng hát học sinh sinh viên”thường kỳ… Nhiều đơn vị đã linh hoạt trong chỉ đạo thực hiện vừa đảm bảođược yêu cầu chung của phong trào, vừa gắn được với các hoạt động tại địaphương.
Bước đột phá trong công tác giáo dục toàn diện, nâng cao đời sống văn hoácho học sinh, sinh viên là Thông tư Số: 16/2015/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người
học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy” Trong đó đánh giá về ý thức và
kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao,phòng chống các tệ nạn xã hội, đánh giá về ý thức công dân và quan hệ cộng đồng.Thông qua quy chế, việc đánh giá mặt rèn luyện học sinh, sinh viên đã được lượnghoá bằng các tiêu chí cụ thể về hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, cáchoạt động phong trào trong nhà trường Quy chế đã tạo sự chuyển biến trong côngtác quản lý học sinh, sinh viên đối với lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường vàcùng với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thanh niên, hội sinh viên, đãtạo được không khí dân chủ, khách quan, nâng cao ý thức tự giác tham gia cáchoạt động văn hoá cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường
Ngày 17/6/2004 Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, BộVăn hóa Thể thoa & Du lịch đã ký kết chương trình (Số 65/CTPH/ĐTN-BVHTT)phối hợp đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động văn hoá trong thanh thiếu nhi… đápứng nhu cầu ngày càng cao về học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hoá vănnghệ, vui chơi giải trí, xây dựng lối sống, nếp sống lành mạnh Mục đích củachương trình nhằm tạo điều kiện để phát huy vai trò của đoàn thanh niên các cấptham gia có hiệu quả vào việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, thực hiện phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá…”
Những năm qua, nhiều văn bản hướng dẫn công tác triển khai đời sốngvăn hóa sinh viên đã ra đời, như: Quy định về công tác giáo dục phẩm chất
Trang 23chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học, caođẳng, trung cấp chuyên nghiệp (2007); Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện củahọc sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp hệchính quy (2007); Quy định về tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinhviên trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, banhành kèm theo quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 5/11/2008 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Chỉ thị số 46 CT/TW của Ban Bí thư (7/2010)
về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức
Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường vànhững hệ lụy của nó Kinh tế thị trường tác động và chi phối về mặt giá cả cácsản phẩm hàng hóa từ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày như
đồ ăn uống, đồ tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày… đến sản phẩm phục vụ các nhucầu văn hóa như: thiết bị công nghệ, đồ điện tử, điện thoại di động… Bởi vậy,với mức sống và điều kiện vật chất của đa phần sinh viên trường Đại học Nội vụ
Hà Nội không đủ để đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày bởi cáckhoản chi phí tăng cao Sinh viên muốn đáp ứng được nhu cầu vật chất phải cóđiều kiện kinh tế gia đình khá giả, mức chu cấp sẽ tăng theo giá cả thị trườnghoặc sinh viên phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập
Khi nhu cầu vật chất cho đời sống hàng ngày chưa đủ đáp ứng, sinh viên
Trang 24trường không thể có điều kiện để đáp ứng các nhu cầu khác như các hoạt độngvui chơi giải trí, du lịch, sử dụng các thiết bị số, các thiết bị điện tử công nghệcao…
1.3.2 Tác động của chính trị
Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước, đi đôi với xây dựng hìnhảnh con người Việt Nam năng động, tự tin, có nếp sống văn minh, hiện đại, phùhợp với xu thế phát triển của thời đại, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng côngtác bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ
Bồi dưỡng, giáo dục nhân cách, tâm hồn thanh niên, sinh viên là một trongnhững yếu tố cơ bản để hình thành nền tảng giá trị đạo đức của thế hệ trẻ Vì vậyBáo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI tại Đại hội Đại biểu Đảngtoàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh:
“Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong phú,
đa dạng Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vàochiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hoá trong các gia đình,khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hoá thấm sâuvào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệhằng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sảnphẩm độc hại Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống cóvăn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn vàđẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn
và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam, nuôidưỡng, giáo dục thế hệ trẻ Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người ViệtNam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế [9]
Cụ thể hóa các đường lối, chủ trương đó vào từng phong trào, nội dung hoạtđộng của học sinh, sinh viên là điều mà các ban ngành liên quan và toàn xã hội
luôn hướng đến “Đối với thế hệ trẻ, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giảitrí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi
Trang 25dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệhiện đại Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành
và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọngvào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhiđồng vào các tổ chức do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt
và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sửdụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo Phấn đấuđến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.” [9]
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triểnđất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do vậy, phải tạo chuyểnbiến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêunước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòngnhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp,không cam chịu nghèo hèn
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh,
Trang 26sinh viên Cải tiến việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề [9]
Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học,sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, máy tính nối mạng internet, thiết bị giảngdạy và học tập hiện đại, thư viện, ký túc xá ) [9]
Mục tiêu cụ thể trong những năm tới và nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng ta xác định:
- Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanhniên, nhất là học sinh, sinh viên Tập trung giáo dục, định hướng, cổ vũ thanhniên thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” tạo chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hànhđộng của thanh niên, học sinh, sinh viên
- Xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh để thanh niên, họcsinh, sinh viên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành
- Có chính sách mang tính đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ chấtlượng cao đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcgắn với hưởng thụ văn hoá, vui chơi, giải trí của thanh niên, học sinh, sinh viên
Như vậy, Nghị quyết XII của Đảng ta đã khẳng định lực lượng thanhniên, sinh viên chính là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triểncủa đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển Các quan điểm của Đảngnhấn mạnh thanh niên, sinh viên phải được phát triển toàn diện; vai trò, vị trícủa văn hóa trong xây dựng nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước Do
đó, cần bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên đặcbiệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoácon người Việt Nam Tạo điều kiện để thanh niên, sinh viên được học tập, laođộng giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước” đã đề ra nhiệm vụ có tầm quan trọng tới đời sống văn
Trang 27hóa con người đó là chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện,trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lốisống và nhân cách Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọngpháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử,
văn hóa dân tộc Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi
người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm
việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tíchcực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân,gia đình và xã hội Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, caothượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cáixấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnhhưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người Có giải pháp khắcphục những mặt hạn chế của con người Việt Nam Mỗi địa phương, cộng đồng,
cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáodục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống Gắn kết xây dựng môi trường vănhóa với bảo vệ môi trường sinh thái Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người,đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội…[2, tr3-4]
Bởi vậy, khi nghiên cứu đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại họcNội vụ Hà Nội dễ dàng nhận thấy sự tác động về mặt chính trị đến đời sống văn
hóa của con người Theo quan điểm của Đảng, việc “xây dựng con người Việt
Nam phát triển toàn diện” và “xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” là
những nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển đất nước
Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã được học tập phổ biến nộidung của Nghị quyết Qua học tập Nghị quyết, sinh viên trường đã thấm nhuầnviệc phát triển con người Việt Nam với đầy đủ thể chất và tinh thần, tích cựctham gia các hoạt động thể dục thể thao; nâng cao ý thức bản thân về bảo vệ môitrường xanh - sạch - đẹp trong trường học, ký túc xá; sống làm việc theo Hiếnpháp và Pháp luật; kiên quyết đẩy lùi những tệ nạn xã hội trong môi trường họctập… Đây chính là động lực để thúc đẩy sinh viên trường Đại học Nội vụ HàNội tự hoàn thiện và nâng cao đời sống văn hóa của bản thân
Trang 281.3.3 Tác động của văn hóa - xã hội
Có thể nhận thấy đời sống văn hóa - xã hội có sự tác động đến sinh viênĐại học Nội vụ Hà Nội qua cả mặt tích cực và mặt tiêu cực
Sinh viên với tiền thân là các học sinh được gia đình dạy dỗ và bao bọctrong suốt thời thơ ấu và thời học sinh; mang đầy đủ những ý thức, hệ tư tưởng
với các lễ giáo của gia đình, lối sống “kính trên nhường dưới”, “tôn sư trọng
đạo”… ý thức được những lễ giáo với thầy cô, gia đình, bạn bè… Khi rời xa gia
đình đi học chuyên nghiệp, đa phần các sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nộivẫn giữ được những nét đẹp, các giá trị văn hóa của một người con, một ngườitrò Đa phần các sinh viên mới đi học (năm thứ nhất) vẫn chăm chỉ học tập;dành thời gian lên thư viện đọc sách, báo, tạp chí; tham gia các hoạt động vănhóa một cách tích cực, nhiệt tình; giữ cho mình lối sống lành mạnh; không đuađòi theo các xu hướng mới hoặc các trào lưu không tốt của giới trẻ hiện nay
Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên (năm thứ hai, năm thứ ba) bắtđầu có những sự thay đổi trong ý thức, suy nghĩ, lối sống; các hệ tư tưởng hay cáclễ giáo dần phai mờ Sinh viên dành nhiều thời gian rỗi vào các hoạt động văn hóakhác nhau Một số sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội bắt đầu bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố văn hóa - xã hội, tiêu biểu như các xu hướng “toàn cầu hóa văn
hóa” và sự xâm nhập của “văn hóa ngoại lai”.
Toàn cầu hóa về văn hóa và tính độc lập văn hóa của mỗi quốc gia thểhiện qua sự giao lưu và hội nhập văn hóa Giao lưu văn hóa vốn từ xa xưa đã làmột quy luật phát triển của mọi dân tộc, trong mấy thập kỷ gần đây càng diễn ratrên một quy mô chưa từng có Trong bối cảnh hiện nay, dân tộc nào đứng ngoàicuộc giao lưu văn hóa và không chủ động trong giao lưu văn hóa thì sự suy thoái
là tất yếu Cũng có nhiều người cùng chia sẻ quan điểm cho rằng giao lưu vănhóa không chỉ tạo điều kiện cho sự hiểu biết và học hỏi lẫn nhau mà còn gópphần làm mất đi những khác biệt về văn hóa và tạo ra những tiêu chuẩn văn hóachung để nhân loại cùng chung sống hòa bình Chính sự khác biệt về văn hóa đãhạn chế rất nhiều khả năng hợp tác giữa các dân tộc, do đó giao lưu văn hóa -một hoạt động tự nhiên của cuộc sống - sẽ đào thải những gì cản trở sự giao lưu
Trang 29và gắn bó giữa các quốc gia về mặt văn hoá
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tinđại chúng không ngừng đem lại cho con người những lượng thông tin ngày mộtnhiều hơn về thế giới bên ngoài Sự hấp thụ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dântộc, các khu vực, các nền văn hóa đã khiến cho những tinh hoa văn hóa từ cácmiền khác nhau trên hành tinh đươợc kết tụ lại thành những yếu tố cấu thànhnền văn hóa chung của nhân loại
Điều này có nghĩa là nền văn hóa chung sẽ tiếp nhận những nhân tố tốtđẹp của mọi nền văn hoá, phản ánh những thành tựu mà loài người đã đạt được
từ các lĩnh vực khác nhau Nền văn hóa chung ấy chỉ có thể phát triển trên cơ sởcủa sự phát triển ngày một tốt đẹp và phong phú của mỗi nền văn hóa dân tộctrên thế giới
“Toàn cầu hóa về văn hóa” là bản sắc văn hóa dân tộc Nếu tính độc lập
văn hóa nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị của văn hóa thì bản sắc văn hóa nhấnmạnh đến khía cạnh truyền thống của nó Bản sắc văn hóa là những đặc điểm đểphân biệt dân tộc này với dân tộc khác và nó được hình thành tự nhiên bởi sự tácđộng của nhiều yếu tố khác nhau như địa lý, lịch sử và cả những yếu tố ngẫunhiên Bản sắc văn hóa dân tộc đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thầncũng như vật chất của con người
Có thể thấy rằng văn hóa hay là bản sắc chính là dấu hiệu để phân biệtngười này với người kia, cộng đồng này với cộng đồng kia, quốc gia này vớiquốc gia kia và là kết quả của cộng đồng đó hay con người đó tương tác vớichính mình và tương tác với các cộng đồng khác
Văn hóa thể hiện nhân cách xét về mặt cá nhân và bản sắc dân tộc xét vềmặt cộng đồng Chính bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc làm cho con người khácnhau chứ không làm cho con người đối lập với nhau vì bản thân văn hóa đượchình thành nên bởi một cộng đồng chứ không phải một cá nhân Văn hóa chính
là thông điệp chung sống vì vậy nó có giá trị chung sống
Không thể phủ nhận sự bành trướng và xâm nhập của “văn hóa ngoại lai”
mà cụ thể là của văn hóa phương Tây, văn hóa Hàn Quốc, văn hóa Nhật Bản trên
Trang 30thế giới trong vòng hơn một thế kỷ qua cũng như sự tất yếu của giao lưu giữa vănhóa phương Đông và phương Tây Trong quá trình toàn cầu hóa về văn hóa nhưhiện nay không ít người lo ngại về sự mất mát bản sắc dân tộc.
“Toàn cầu hóa văn hóa” và “văn hóa ngoại lai” là những xu hướng có
tác động tiêu cực to lớn đến đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội
vụ Hà Nội khi những xu thế trên có thể gây ra một số hậu quả Một số sinhviên mải mê với sự giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khác trên thế giới,đặc biệt là văn hóa Phương tây qua các thể loại phim hành động, phim tâm lýtình cảm sẽ ảnh hưởng đến hành động bạo lực; phong cách ăn mặc hở hang, táobạo; lối sống phóng túng, tự do “sống thử” trước hôn nhân; đi ngược lại vớithuần phong, mĩ tục của người Việt Nam
Một số sinh viên còn chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Nhật Bản với phongcách thời trang của các nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình, ca múa nhạc…hay ảnh hưởng văn hóa Hàn Quốc với phong cách ăn mặc, ăn uống… của cácthần tượng âm nhạc, điện ảnh hoặc từ những bộ phim tình cảm sướt mướt, làmảnh hưởng đến tâm lý các bạn trẻ
Sự tác động văn hóa - xã hội này có thể gây ảnh hưởng, thậm chí chi phốiđến cách ứng xử với gia đình, thầy cô, xã hội, phong cách thời trang, ăn uống,lối sống, quan điểm về tình yêu, cuộc sống… Nguyên nhân chủ yếu là do sựthiếu chọn lọc của sinh viên trong việc tiếp nhận văn hóa mới, với tâm lý thíchcái hay, cái mới lạ…
Bởi vậy, có thể nhận thấy, sự tác động của văn hóa - xã hội có ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trang 31TIẾU KẾT
Có thể khẳng định việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội nơi cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội là một trong nhữngchủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp đào tạo một nguồn lựcvăn hóa mới, lối sống mới và con người mới, phù hợp với tiến trình phát triểncủa đất nước của Đảng bộ và Ban Giám hiệu nhà trường Điều đó có một vai trò,
ý nghĩa rất lớn, khẳng định quan điểm của Đảng về xấy dựng đời sống văn hóatrong nhà trường là giúp con người phát triển toàn diện
Xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh cho sinh viên trường Đại họcNội vụ Hà Nội luôn là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Ban Giám hiệu BộNội vụ cũng đã quan tâm, chỉ đạo nhà trường tạo những điều kiện thuận lợi về
hạ tầng cơ sở, trang thiết bị để sinh viên học tập, trưởng thành Xây dựng đờisống văn hóa sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của các sinh viên; bồidưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng; giữ gìn an ninh trật tự, đẩy lùi các hiện tượngphản văn hóa trong đời sống sinh viên, đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh đểnhà trường phát triển
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Trong xu thế của công cuộc đổi mới của đất nước, hệ thống các trườngđại học không chỉ chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đượctrang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghiệp vụ và hệ thống thái
độ đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu xã hội, mà còn quan tâm mạnh mẽ đến chất lượngđời sống văn hóa cho sinh viên, xem đây là một trong những con đường giáodục quan trọng hướng đến đào tạo nguồn nhân lực đủ cả đức và tài Để có những
cơ sở khách quan và khoa học đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đờisống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, chúng tôi tiến hànhkhảo sát thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên thông qua phương pháp điềutra bằng bảng hỏi và phiếu phỏng vấn sâu Nhóm tác giả tiến hành điều tra ngẫunhiên 400 sinh viên hệ chính quy các khóa, bậc đào tạo đến từ các Khoa trongtoàn trường Bên cạnh đó, để thông tin mang tính đa chiều, chúng tôi tiến hànhphỏng vấn sâu sinh viên và 30 cán bộ giảng viên và cố vấn học tập trong nhàtrường Kết quả khảo sát trên nhiều mặt, cụ thể kết quả như sau:
2.1 Môi trường vật chất phục vụ nhu cầu học tập và hoạt động văn hóa
2.1.1 Cơ sở vật chất phục vụ học tập và hoạt động văn hóa
Hoạt động học tập và văn hóa của sinh viên được thiết lập và duy trì bởisự tổng hòa nhiều yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau như: mục tiêu, nộidung, phương pháp, giảng viên, sinh viên và cơ sở vật chất Điều này, được thểhiện bằng sơ đồ dưới đây
Nội dung
Cơ sở
vật chất
Phương pháp
Giảng viên
Mục tiêu
Sinh viên
HĐ học tập, văn hóa
Trang 33Các cặp yếu tố tương ứng đều có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lạilẫn nhau và có sự tương hỗ, gắn bó mật thiết với tất cả các yếu tố còn lại Kếtquả học tập và hoạt động văn hóa của sinh viên được tạo ra bởi sự vận hành từmối quan hệ phức hợp giữa tất cả các yếu tố nêu trên Trên cơ sở đó, chúng tathấy cơ sở vật chất (bao gồm phòng học, trang thiết bị phục vụ học tập và thưviện) là một trong những điều kiện không thể thiếu và có vai trò quan trọngkhông kém các yếu tố còn lại đối với việc duy trì và tạo nên chất lượng của họctập và hoạt động văn hóa
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo, quan tâm của BộNội vụ, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội luôn nỗ lực xây dựng hệthống cơ sở vật chất, từng bước đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập, nghiên cứu vàhoạt động văn hóa của sinh viên Hiện nay (4/2017), Nhà trường đã có một hệthống phòng học tương đối hoàn thiện với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại,phục vụ hiệu quả nhu cầu học tập cho khoảng 1.500 sinh viên
Tất cả các phòng học đều được trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập Ngoài bàn ghế sinh viên, bàn ghế giáo viên, bảng viết phấn là các thiết
bị trợ giảng hiện đại như hệ thống âm thanh, đèn chiếu sáng, quạt máy, máy chiếu luôn được theo dõi, quản lý và luôn được đảm bảo trong tình trạng sử dụng bình thường Dưới đây
là kết quả kiểm kê tài sản Phòng học A 701 của Ban Kiểm kê - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, năm 2016
Số lượng
sổ sách
Số lượng kiểm kê
Tình trạng
sử dụng
Phòng học
Bảng kiểm kê trang thiết bị phục vụ học tập tại Phòng học A701
Hệ thống phòng học không chỉ phục vụ tốt hoạt động học tập chính khóa
mà còn liên tục mở cửa phục vụ nhu cầu tự học tập của sinh viên, nhất là vàomùa thi Các điều kiện thuận lợi được tạo ra từ hệ thống phòng học này mà thái
độ, ý thức và tinh thần học tập và tự học tập không ngừng được nâng cao Đó là
Trang 34Bên cạnh hệ thống phòng học, Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tácphát triển Trung tâm Thông tin Thư viện Hằng năm các tài liệu, sách, báo, đặcbiệt là giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập liên tục được bổ sung, khônggian học tập và nghiên cứu rộng rãi, thoáng mát với đầy đủ các tiện nghi đãkhông ngừng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và nghiên cứu tại chỗcũng như mượn về nhà của sinh viên.
Những điều kiện mà Trung tâm Thông tin - Thư viện có được còn giúpcho sinh viên có thể tiếp cận một cách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả cácnguồn thông tin điện tử từ các webside, sách điện tử Đây cũng là nơi sinh viên
có thể tiếp cận với các nguồn thông tin văn hóa, giải trí lành mạnh, nâng cao đờisống văn hóa của mình
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã thựchiện tốt các vai trò quan trọng của mình là:
- Cung cấp các dịch vụ học tập, sách, giáo trình và các tài liệu truyềnthống và điện tử; tạo điều kiện cho thuận lợi nhất cho giảng viên và sinh viênnâng cao hiệu quả, chất lượng nhu cầu học tập và nghiên cứu của mình
- Hướng dẫn người đọc sử dụng sách và khai thác các nguồn thông tinkhác, từ các xuất bản phẩm đến tài liệu điện tử, cả tại chỗ lẫn truy cập từ xa
- Bên cạnh giảng viên, cố vấn học tập, Trung tâm Thông tin - Thư viện đã
và đang góp phần tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao kỹ năng đọc, viết, nghiêncứu, giải quyết vấn đề, các kỹ năng khai thác thông tin và sử dụng công nghệthông tin
Các công trình xây dựng khác như Hội trường, sân khấu ngoài trời, sânbóng đá, bóng chuyền cũng có vai trò quan trọng trong quá trình học tập và sinhhoạt văn hóa của sinh viên Tuy vậy, trong những năm gần đây với sự lớn mạnhkhông ngừng trên nhiều phương diện, đặc biệt là về quy mô đào tạo mà số lượngsinh viên không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng Do hạn chế về khônggian đất đai của Nhà trường mà hệ thống cơ sở vật chất không thể phát triển theokịp sự lớn mạnh về quy mô đào tạo dẫn đến tình trạng quá tải đối với hệ thốngphòng học, hội trường, sân học giáo dục thể chất, sân khấu ngoài trời, thư viện Mặc dù thường xuyên được bổ sung, nâng cấp như Trung tâm Thông tin Thưviện của Nhà trường vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi tìn trạng quá tải do nhu
Trang 35cầu của sinh viên lớn.
2.1.2 Cơ sở vật chất phục vụ đời sống, sinh hoạt (điều kiện ăn - ở)
Bên cạnh cơ sở vật chất phục vụ học tập và hoạt động văn hóa thì cơ sởvật chất phục vụ đời sống, sinh hoạt của sinh viên cũng được Nhà trường luônquan tâm xây dựng và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng Mặc dùgặp phải rất nhiều khó khăn về quỹ đất nhưng hiện nay Tất cả các phòng ởtrong Ký túc xá Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đều được trang bị đầy đủ cáctiện nghi cần thiết như: giường tầng, đèn chiếu sáng, quạt điện, tivi Các yêucầu về chất lượng nguồn điện, nước, mạng internet luôn trong tình trạng tốt.Điều này tạo ra tâm lý yên tâm, thoải mái cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên từcác tỉnh, thành phố xa về học tập tại Trường Từ đó, sinh viên có thể toàn tâm toàn
ý tập trung vào việc học tập và rèn luyện nhằm đạt kết quả cao nhất.
STT Tên công cụ dụng cụ, vật tư
hàng hóa Mã
Đơn
vị tính
Số lượng
sổ sách
Số lượng
Tình trạng sử dụng
Phòng
Bảng thống kê tài sản phòng 103A – Ký túc xá (Nguồn Ban kiểm kê năm 2016)
Đời sống tinh thần của sinh viên trong ký túc xá cũng được đảm bảo vàduy trì tốt với các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, giao lưu họchỏi Bên cạnh đó là môi trường xã hội, trật tự an toàn kỷ cương, nội quy ký túc
xá luôn được đảm bảo tốt giúp cho sinh viên ổn định cuộc sống và yên tâm họctập, hoạt động văn hóa, tham gia nghiên cứu khoa học
Căng tin được đặt ngay trong khuôn viên của Nhà trường tạo điều kiện
Trang 36thuận lợi cho nhu cầu ăn, uống của sinh viên Với hệ thống cơ sở vật chất, trangthiết bị và dụng cụ chuyên dụng cùng với tinh thần, trách nhiệm của cán bộ,người lao động làm việc tại đây mà chất lượng phục vụ luôn đảm bảo cả về chấtlượng, số lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện nay, Căng tin Trường Đại họcNội vụ Hà Nội vẫn tiếp tục được đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng phục
vụ cho Giảng viên, sinh viên trong nhà trường
Tuy nhiên, với số lượng sinh viên, học viên ngày càng đông, hoạt độnghọc tập và nghiên cứu diễn ra liên tục các ngày trong tuần, trong tháng dẫn đếntình trạng cơ sở vật chất dù đã được đầu từ mở rộng, nâng cấp và xây mới nhưngvẫn chưa phục vụ hết nhu cầu đời sống, sinh hoạt của sinh viên, nhất là vấn đềchỗ ở trong Ký túc xá Đây thực sự là bài toán khó cần được tính toán kỹ lưỡngtrong quỹ đất không quá nhiều của nhà trường
Tiến hành khảo sát cơ sở vật chất trong nhà trường năm 2016, với câu hỏi
“Trường anh (chị) có phong trào xây dựng giảng đường văn hóa, ký túc xá vănhóa không?” Kết quả cho thấy như sau:
Bảng 2.1 Nhận thức của sinh viên về phong trào xây dựng giảng đường văn hóa, ký túc xá văn hóa
Kết quả từ bảng số liệu cho thấy sinh viên có những hiểu biết khác nhau
về phong trào xây dựng giảng đường văn hóa và ký túc xá văn hóa Nếu như có44% sinh viên trả lời “có” phong trào xây dựng giảng đường văn hóa thì có đến36% sinh viên “không biết” về phong trào này, trong khi đó tỉ lệ không nhỏ 20%sinh viên trả lời “không” Tỉ lệ này thực sự đáng lo ngại khi tỉ lệ sinh viên khôngnắm được phong trào này trong Nhà trường là không nhỏ Theo nghiên cứu củanhóm tác giả, phong trào xây dựng giảng đường văn hóa được BGH nhà Trường
và Đoàn Thanh niên phát động từ rất lâu và trở thành phong trào thường niêntrong nhà trường Nội dung của phong trào cũng được lồng ghép trong các buổisinh hoạt chính trị đầu khóa, trong các hoạt động đoàn Như vậy, phong trào vẫnđược thực hiện nhưng sinh viên vẫn không biết nhiều về nó, điều này quả là mẫuthuẫn lớn cần được giải quyết Đi sâu tìm hiểu sự mâu thuẫn này, chúng tôi traođổi với cô Vũ Hoàng Y - Giảng viên lâu năm của nhà trường, Cô cho biết:
Trang 37“phong trào xây dựng giảng đường văn hóa được Nhà trường và Đoàn Thanhniên phát động từ lâu và được phát động mạnh mẽ từ khi trường được nâng cấp
từ trường cao đẳng lên đại học, đến nay vẫn được duy trì rất tốt Sinh viên cáckhối ngành đều tích cực tham gia phong trào này bằng các hoạt động thiết thựcnhư giữ gìn vệ sinh chung, không viết vẽ bậy lên tường, đeo thẻ khi vào lớp, giữgìn tài sản chung… Những hành động này của sinh viên trở thành nếp sống hằngngày, bởi vậy có thể sinh viên đang trực tiếp tham gia xây dựng giảng đườngvăn hóa mà bản thân các em nhiều khi không để ý”
Đồng quan điểm này, sinh viên Nguyễn Ngọc Hà Tr (khoa QTVP) chobiết thêm: “Chúng em được tiếp cập phong trào này từ đầu năm thứ nhất và vẫnthực hiện rất tốt cho đến bây giờ, ý thức tham gia của các bạn sinh viên lớp em,khoa em cũng rất cao Tuy nhiên, vì phong trào này thực hiện nhiều năm vàkhông có các cuộc ra quân rầm rộ như các phong trào Hiến máu, phong trào mùa
hè xanh… nên nhiều bạn không biết đến hoặc nghĩ rằng nó không tồn tại”
Chính vì những lý do đó, chúng tôi nhận thấy, xây dựng giảng đường vănhóa là nét đẹp trong Nhà trường cần được nhân rộng, phong trào này cũng cần
có những cuộc “ra quân” rầm rộ, mạnh mẽ hơn để thông điệp và ý nghĩa của nóđến được với nhiều hơn sinh viên trong toàn trường Là động lực cho mỗi sinhviên nỗ lực hơn nữa trong nâng cao ý thức và phát huy những hành động đẹpxây dựng nếp sống văn hóa, giảng đường văn hóa để “mỗi ngày đến trường làmột ngày vui”
Cùng với phong trào xây dựng giảng đường văn hóa, đa số sinh viên
“không biết” về phong trào xây dựng ký túc xá văn hóa (chiếm 46%), chỉ có28% sinh viên trả lời “có” và 26% sinh viên trả lời “không” Sở dĩ có những sốliệu này đều có những nguyên do của nó Thứ nhất, theo thống kê về cơ sở vậtchất cho thấy, số lượng chỗ ở trong Ký túc xá nhà trường rất có hạn, chỉ dànhcho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc đối tượng ưu tiên, điều nàyđồng nghĩa với việc ký túc xá nhà trường không đáp ứng được nhu cầu chỗ ởcủa sinh viên Chính vì lẽ đó, đa số sinh viên đều tìm phòng trọ bên ngoài, vìvậy, đa số sinh viên không biết đến phong trào xây dựng Ký túc xá văn hóa cũng
là điều dễ hiểu Thứ 2, ký túc xá nhà trường được xây dựng tại địa điểm khácngoài khuôn viên học tập và những sinh viên bên ngoài cũng không được tự do
Trang 38ra vào ký túc xá nên đã hạn chế phần lớn sinh viên bên ngoài tiếp cận các hoạtđộng bên trong của ký túc xá Có lẽ vì thế, phong trào này không đến được vớinhiều sinh viên Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn những sinh viên tham gia ký túc
xa cho thấy: phong trào này được thực hiện rất tốt trong ký túc xá, chính vì thếnhiều năm nay, ký túc xá không xảy ra các vụ việc như đánh nhau, ăn cắp vặt…chính vì thế phong trào này ngoài những bạn trực tiếp ở KTX thì cũng có rấtnhiều sinh viên khác biết về phong trào này
Với những nhận thức không giống nhau của sinh viên về phong trào xâydựng giảng đường văn hóa và KTX văn hóa, sinh viên cũng có những nhìn nhậnđánh giá khác nhau về tác dụng của hai phong trào này trong nhà trường Kếtquả thể hiện qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 2.1 Đánh giá của sinh viên về việc tổ chức phong trào xây dựng giảng đường văn
hóa, ký túc xá văn hóa.
Kết quả biểu đồ cho thấy sự đánh giá của sinh viên về việc tổ chức phongtrào xây dựng giảng đường văn hóa, ký túc xá văn hóa tương đối phù hợp vớikết quả đã khảo sát và phân tích ở trên Kết quả cho thấy 44% sinh viên cho rằngcác phong trào trên chỉ “tác dụng có mức độ” và 32% sinh viên đánh giá “chưa
có tác dụng”, chỉ có 24% sinh viên đánh giá “Tác dụng tốt”, tỉ lệ này một lầnnữa khẳng định tính phổ quát của các phong trào xây dựng giảng đường văn hóa
và ký túc xá văn hóa chưa thật sự đến được với số đông sinh viên Chính vì lẽ
Trang 39đó, tỉ lệ sinh viên không biết hoặc khẳng định không có các phong trào này là rấtlớn cũng vì thế đa số sinh viên chưa đánh giá cao tác dụng của các phong tràonày Số liệu này chính là một trong những cơ sở, cũng là lý do để Nhà trường,Đoàn Thanh niên cần có những kế hoạch truyền thông mạnh mẽ hơn nữa, hiệuquả hơn nữa để phong trào xây dựng giảng đường văn hóa, ký túc xá văn hóahiệu quả hơn, đến được với tất cả sinh viên trong toàn trường
2.1.3 Về các thiết chế văn hóa
Biểu đồ 2.2 Thiết chế văn hóa phục vụ đời sống văn hóa của sinh viên trong nhà trường.
Hệ thống thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng trong quá trình học tập,hoạt động ngoại khóa, rèn luyện nhân cách, đạo đức và các kỹ năng mềm củasinh viên Đây là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần, tổ chức các hoạt động tuyêntruyền, giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội của Nhà trường, các đoànthể Cùng với sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của Nhà trường cácthiết chế văn hóa cũng được quan tâm xây dựng mở rộng và bổ sung các hạngmục đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ của sinh viên trong nhàtrường Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có những nhận thức vàghi nhận sự tồn tại của các loại hình thiết chế văn hóa trong nhà trường với các
tỉ lệ không giống nhau Cụ thể, Thư viện 92%, câu lạc bộ 59%, Hội trường nhà
Trang 40văn hóa 51%, phòng họp đoàn hội 54%, nhà truyền thống 11%, nhà đa chứcnăng 8%, khu vui chơi giải trí 6%, Nhà thi đấu thể thao 6% Có thể thấy ý kiếnlựa chọn các loại hình văn hóa trong nhà trường là khách quan và công tâm
Các thiết chế văn hóa gắn liền với đời sống văn hóa của sinh viên chínhlà: Thư viện, Hội trường, Sân khấu ngoài trời, Ký túc xá, Văn phòng ĐoànThanh niên, Nhà thi đấu thể thao, Câu lạc bộ Đây là những điểm sinh hoạtcộng đồng và cá nhân không thể thiếu trong học tập và đời sống văn hóa củasinh viên Nhìn nhận một cách tổng thể thì thấy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đã xây dựng được đầy đủ và tương đối tốt các thiết chế văn hóa kể trên nhưngnếu so sánh với quy mô đào tạo, đặc biệt là tổng số sinh viên học tập tại trườnghằng năm sẽ thấy một thực trạng rõ ràng là các thiết chế văn hóa này chưa đápứng được đầy đủ nhu cầu trong đời sống văn hóa của sinh viên
Thiết chế thư viện không thể thiếu đối với các cơ sở đào tạo Trong hệ
thống cơ sở vật chất, thư viện được xem là kho tàng tri thức của nhân loại bởivậy Trường ĐHNVHN rất chú trọng xây dựng hệ thống thư viện với đầy đủ cácphòng đọc sách tự chọn, phòng nghiên cứu chuyên đề, phòng sách báo và tạpchí, phòng mượn sách, phòng internet… nhằm đáp ứng và khuyến khích sinhviên năng động tìm tòi sáng tạo, tự học tập và nghiên cứu, bổ sung lượng kiếnthức từ những gợi mở trong bài giảng của thầy Thiết chế này rất thiết thực, phục
vụ nhu cầu học tập, tra cứu của mỗi sinh viên Tất cả sinh viên đều được tiếp cậnvới thư viện một cách dễ dàng Mặc dù các thư viện trong các trường hiện nay
đã đầu tư một số trang thiết bị hiện đại như: máy chiếu, máy vi tính, đầu DVD song vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tra cứu thông tin của người học,quy mô của Trung tâm Thông tin Thư viện vẫn còn hạn chế so với quy mô đàotạo Việc tra cứu tài liệu đã được hỗ trợ bằng công nghệ thông tin, ngoài phòngđọc truyền thống còn có phòng đọc trực tuyến nhưng số lượng máy vi tính vẫncòn thiếu Chính vì thế, thời gian tới, BGH nhà trường cần có những giải phápđầu tư mạnh mẽ cho Thư viện Để thiết chế thư viện phát huy tốt hơn vai trò củamình trong xu thế hội nhập và phát triển của Nhà trường
Loại hình câu lạc bộ cũng được coi là một thiết chế văn hóa quan trọng