MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG 5 DÂN SỰ VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 5 1.1. Thông tin chung 5 1.2. Quá trình hình thành và phát triển 5 1.3. Cơ cấu tổ chức 5 1.4. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 6 1.4.1. Khái niệm hòa giải 6 1.4.2. Đặc điểm của hòa giải trong tố tụng dân sự 9 1.4.3. Ý nghĩa của hòa giải trong tố tụng dân sự 11 1.4.3.1. Ý nghĩa đối với Tòa án: 11 1.4.3.2. Ý nghĩa đối với các đương sự: 12 1.4.3.3. Ý nghĩa đối với trật tự xã hội: 12 TIỂU KẾT 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 14 2.1. THỰC TIỄN HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 14 2.2. CÁCH THỨC THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM TIẾN HÀNH HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ 15 2.2.1. Hòa giải là một hoạt động tòa án phải tiến hành trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự 15 2.2.2. Thủ tục tiến hành hoà giải bao gồm các bước: 16 2.3. CÁC CHỦ THỂ TRONG HÒA GIẢI 17 2.3.1. Các chủ thể tiến hành hòa giải 17 2.3.2. Chủ thể tham gia hòa giải 18 2.3.3. Thủ tục hòa giải 18 2.4. Tổ chức phiên hòa giải 22 2.4.1. Hòa giải phải trên cơ sở sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự 22 2.4.2. Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không trái pháp luật và đạo đức xã hội 24 2.5. PHẠM VI CÁC VỤ VIỆC MÀ TÒA ÁN TIẾN HÀNH HÒA GIẢI 24 2.5.1. Những vụ án dân sự phải tiến hành hòa giải 24 2.5.2. Những vụ án dân sự không được hòa giải 25 2.5.3. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được 27 2.6. XỬ LÝ KẾT QỦA HOÀ GIẢI 28 2.6.1. Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải không thành 28 2.6.2. Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải thành 29 TIỂU KẾT 30 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 32 3.1. Ưu điểm 32 3.2. NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI 33 3.3 KIẾN NGHỊ 34 3.3.1. Kiến nghị về thực hiện pháp luật 34 3.3.2. Đối với Thẩm phán 35 3.3.3. Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân 36 3.3.4. Tăng cường hoạt động hòa giải ở cơ sở 38 TIỂU KẾT 38 KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Nguyễn Thị Hường, em cam đoan những số liệu và kết quảnghiên cứu trong bài cáo này là hoàn toàn trung thực
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài báo cáo này đã được cám ơn, vàmọi nguồn thông tin trích dẫn trong bài báo cáo đã được ghi nguồn gốc
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG 5
DÂN SỰ VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 5
1.1 Thông tin chung 5
1.2 Quá trình hình thành và phát triển 5
1.3 Cơ cấu tổ chức 5
1.4 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 6
1.4.1 Khái niệm hòa giải 6
1.4.2 Đặc điểm của hòa giải trong tố tụng dân sự 9
1.4.3 Ý nghĩa của hòa giải trong tố tụng dân sự 11
1.4.3.1 Ý nghĩa đối với Tòa án: 11
1.4.3.2 Ý nghĩa đối với các đương sự: 12
1.4.3.3 Ý nghĩa đối với trật tự xã hội: 12
TIỂU KẾT 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 14
2.1 THỰC TIỄN HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 14
2.2 CÁCH THỨC THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM TIẾN HÀNH HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ 15
2.2.1 Hòa giải là một hoạt động tòa án phải tiến hành trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự 15
2.2.2 Thủ tục tiến hành hoà giải bao gồm các bước: 16
2.3 CÁC CHỦ THỂ TRONG HÒA GIẢI 17
2.3.1 Các chủ thể tiến hành hòa giải 17
2.3.2 Chủ thể tham gia hòa giải 18
Trang 32.3.3 Thủ tục hòa giải 18
2.4 Tổ chức phiên hòa giải 22
2.4.1 Hòa giải phải trên cơ sở sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự 22 2.4.2 Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không trái pháp luật và đạo đức xã hội 24
2.5 PHẠM VI CÁC VỤ VIỆC MÀ TÒA ÁN TIẾN HÀNH HÒA GIẢI 24
2.5.1 Những vụ án dân sự phải tiến hành hòa giải 24
2.5.2 Những vụ án dân sự không được hòa giải 25
2.5.3 Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được 27
2.6 XỬ LÝ KẾT QỦA HOÀ GIẢI 28
2.6.1 Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải không thành 28
2.6.2 Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải thành 29
TIỂU KẾT 30
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 32
3.1 Ưu điểm 32
3.2 NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI 33
3.3 KIẾN NGHỊ 34
3.3.1 Kiến nghị về thực hiện pháp luật 34
3.3.2 Đối với Thẩm phán 35
3.3.3 Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân 36
3.3.4 Tăng cường hoạt động hòa giải ở cơ sở 38
TIỂU KẾT 38
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong dân gian đã có câu “vô phúc đáo tụng đình”; song lại có câu “dĩhòa vĩ quý” Vì vậy hòa giải đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, rất đángkhuyến khích để giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp trong đời sống xã hội.Trong pháp luật tố tụng dân sự, hòa giải đã trở thành hoạt động tố tụng có tínhbắt buộc đối với hầu hết các vụ án dân sự Thông qua hòa giải, Tòa án giúp đỡcác đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án phù hợpquy định của pháp luật, rút ngắn quá trình tố tụng, nâng cao hiệu quả giải quyếtcác vụ án dân sự
Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về hòa giải là Sắc lệnh số 13 ngày21/1/1946 về tổ chức Tòa án Sau đó, hòa giải tiếp tục được kế thừa và phát triểntrong hàng loạt các văn bản pháp luật sau đó: Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 vềcải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm1960; Thông tư số 25-TATC hướng dẫn việc hòa giải trong tố tụng dânsự PLTTGQCVADS năm 1989 và BLTTDS 2004
Kế thừa có chọn lọc các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự (PLTTGQCVADS) không thể phủ nhận về tính hoàn thiện và sự pháttriển đúng đắn của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) Tuy nhiên, quathực tiễn thi hành BLTTDS trong những năm qua cho thấy một số quy định củaBLTTDS nói chung và của chế định hòa giải nói riêng đã bộc lộ những hạn chế,bất cập; có những quy định còn thể hiện sự không thống nhất với các văn bảnquy phạm pháp luật khác; có những quy định chưa phù hợp (hoặc không cònphù hợp) với thực tiễn áp dụng, chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cáchhiểu khác nhau cần được sửa đổi
Qua quá trình nghiên cứu, em mong muốn tìm hiểu sâu sắc, rộng hơnnhững quy định của pháp luật, trên cơ sở đó mạnh dạn đưa ra những kiến nghịnhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của BLTTDS về hòa giải góp phần nângcao hiệu quả hòa giải trong tố tụng dân sự
Trang 61 Lý do chọn đề tài
Thời gian gần đây, huyện Lục Nam có tốc độ đô thị hoá nhanh, kinh tếphát triển, do đó các giao dịch dân sự, các tranh chấp mâu thuẫn trong nhân dânngày càng phát sinh và ngày càng phức tạp, bên cạnh đó tỷ lệ ly hôn cũng khôngngừng tăng cao Số lượng vụ việc dân sự toà án nhân dân huyện Lục Nam thụ lýgiải quyết năm sau luôn cao hơn so với năm trước Để thúc đẩy quá trình giảiquyết vụ án dân sự thì công tác hoà giải vô cùng quan trọng Hoà giải có vai tròtích cực làm giảm các vụ án oan sai, đỡ các chi phí tiền bạc tốn kém cho Nhànước và cho nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Tuy nhiên vai trò tíchcực của hoà giải có phát huy được hay không là phụ thuộc phần lớn vào nghànhtoà án Từ những suy nghĩ trên em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa
học là : “Hòa giải trong tố tụng dân sự tại Toà án nhân dân huyện Lục Nam” giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, không chỉ hiểu thêm về Tòa án
nhân dân và quy trình hòa giải trong tố tụng dân sự, mà em còn có thể tiếp xúc
và học hỏi trực tiếp từ Tòa án nhân dân huyện Lục Nam với những con ngườigiàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng, giúp em có nhiều kiến thức , không chỉhiểu về quy trình thủ tục mà có học hỏi được cách thức làm việc nó có thể giúpích trong quá trình tác nghiệp sau này của em Vậy nên em đã chọn đề tài nàylàm đề tài thi hết học phần
Với năng lực hạn chế còn nhiều thiếu sót Em kính mog sự chỉ bảo củacác thầy cô Em xin chân thành cảm ơn
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc tiến hành hoà giải trong tố tụngdân sự
- Phạm vi nghiên cứu: Em đã chọn địa điểm để thực hiện bài nghiên cứu
đó là tại Toà án nhân dân huyện Lục Nam và sẽ nghiên cứu về vấn đề hoà giảitrong tố tụng dân sự trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2017
3 Quy mô của đối tượng nghiên cứu
Quy trình tiến hành hoà giải trong tố tụng dân sự tại toà án nhân dân
Trang 7huyện Lục Nam.
4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện hơn thủ hoà giảitrong tố tụng dân sự tại Toà án nhân dân huyện Lục Nam
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hoá và phân tích lý luận chung về thủtục hoà giải trong tố tụng dân sự
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về thủ tục hoà giảitrong tố tụng dân sự
- Phân tích thực trạng hoà giải ở toà án nhân dân huyện Lục Nam
- Đề xuất quan điểm cá nhân và giải pháp nâng cao thủ tục hoà giải mộtcách đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mốiquan hệ tổng quan , được tiếp cận từ nhiều phía; cụ thể là tiếp cận từ tổng thểđến chi tiết; từ lý luận, phương pháp luận đến thực tiễn, từ pháp luật tới thực tếtriển khai thực hiện chính sách và thi hành theo đúng luật định
- Phương pháp điều tra khảo sát: Đây là phương pháp điều tra nhằm thuthập số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết cho mục đích đánh giá thực trạng hoàgiải trong tố tụng dân sự tại toà án huyện Lục Nam
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Sử dụng để phân tích làm rõthực trạng, tình hình hoà giải các vụ án trong địa bàn huyện Lục Nam từ đó đưa
ra những nhận xét và đánh giá
6 Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều bài nghiên cứu, các bài luận văn, bài báo, tạp chí đề cập đếnvấn đề hoà giải trong tố tụng dân sự trong thời gian qua như:
- Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự của toà án nhân dân địa phương của tácgiả Nguyễn Văn Hoan, Đại học Luật Hà Nội;
- Luận văn Th.S “ Hoà giải trong tố tụng dân sự về lý luận” của NguyễnVăn Bảo, đại học Luật Tp Hồ Chí Minh;
Trang 8Và nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác ở những phương diện vàcấp độ khác nhau về vấn đề hoà giải Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứunào về vấn đề hoà giải trong tố tụng dân sự tại địa bàn huyện Lục Nam.
7 Đóng góp của đề tài
Những giải pháp đóng góp của đề tài nghiên cứu góp phần nâng cao chấtlượng hiệu quả trong thủ tục hoà giải trong lĩnh vực dân sự trên cả nước nóichung và vấn đề của toà án nhân dân huyện Lục Nam nói riêng
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu của em sẽ trở thành tài liệu nghiên cứu giúpích cho quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của các nhóm tác giả, của các cán bộ,công chức và các bạn sinh viên sau này
8 Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kếtluận
Trong đó phần nội dung được cấu thành bởi 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về hoà giải trong tố tụng dân sự
Chương 2: Thực trạng hoà giải trong tố tụng dân sự tại toà án nhân dânhuyện Lục Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thủ tục hoà giải trong tố tụngdân sự tại Toà án nhân dân huyện Lục Nam
Ngoài ra, trong đề tài còn trình bày danh mục các tài liệu tham khảo, bảng
kí hiệu viết tắt
Trang 9CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
LỤC NAM 1.1 Thông tin chung
Tên cơ quan: Tòa án nhân dân huyện Lục Nam
Giấy phép kinh doanh số: 2400468597– cấp ngày 30/6/2009
1.3 Cơ cấu tổ chức
Biên chế được TAND huyện Lục Nam hiện tại có 14 người, trong đó có
06 Thẩm phán, 05 thư ký, 01 bảo vệ và 01 tạp vụ Cán bộ là nam có 07 người,cán bộ là nữ có 07 người
Trang 10phán phải giải quyết số lượng án là nhiều, cao hơn với mức trung bình mà Tòa
án nhân dân tối cao quy định; một thư ký có thể phải giúp việc cho 02 thẩmphán
Theo báo cáo mới nhất trong nhiệm kỳ 2012 – 2017 Toà án nhân dânhuyện Lục Nam đã thụ lý tổng số 2336 vụ án các loại, đã giải quyết được 2258
vụ việc, còn tồn 78 vụ việc Tỷ lệ giải quyết đạt 96,7%, án huỷ 34,5 vụ = 1,5%
Án hình sự: thụ lý được tổng số 576 vụ 1392 bị cáo giải quyết được 557vụ/1236 bị cáo đạt tỷ lệ 96,7%
Án hôn nhân và gia đình: thụ lý tổng số 1293 vụ đã giải quyết 1279 vụ đạttỷ lệ 98,9%
Án dân sự tranh chấp: thụ lý tổng số 316 vụ đã giải quyết xong 302 vụ đạttỷ lệ 95,6%
Án hành chính: thụ lý 96 vụ đã giải quyết xong 69 vụ đạt tỷ lệ 71,9%Án kinh doanh thương mại: thụ lý 16 vụ đãgiải quyết xong 13 vụ,đạt tỷ lệ81,3%
Ngoài ra số vụ án còn lại có những vụ được công nhận, đình chỉ vàchuyển lên toà cấp phúc thẩm
1.4 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.4.1 Khái niệm hòa giải
Tố tụng dân sự có thể được hiểu dưới hai góc độ: Dưới góc độ pháp lý làmột ngành luật tố tụng cụ thể còn dưới góc độ hoạt động tố tụng là những hoạtđộng do các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự thực hiện
Dưới góc độ pháp lý, tố tụng dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật
do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quátrình giải quyết vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại vàlao động tại Tòa án đảm bảo sự nhanh chóng, chính xác trong quá trình giảiquyết và thi hành án, đặt ra các chế tài bảo vệ quyền lợi của nhà nước, của côngdân
Dưới góc độ hoạt động tố tụng thì tố tụng dân sự là một quy trình các thủ
Trang 11tục do pháp luật quy định buộc mọi chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng phảithực hiện nhằm giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ án dân sự, bảo vệ đúngđắn quyền, lợi ích của nhà nước và của công dân.
Xuất phát từ hai cách tiếp cận đối với tố tụng dân sự nên hòa giải trong tốtụng dân sự cũng có thể nhìn dưới hai góc độ: (1) dưới góc độ hoạt động tố tụngthì hòa giải là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành và (2) dưới góc độ phápluật: Hòa giải là một chế định pháp lý
Để tìm hiểu khái niệm hòa giải trong tố tụng dân sự dưới hai góc độ này,trước tiên ta cần tìm hiểu khái niệm thuật ngữ “hòa giải”
Theo Từ điển tiếng việt thì hòa giải là “thuyết phục các bên đồng ý chấm
dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa” Khái niệm này đề cập đến hành
động và mục đích của hòa giải nhưng chưa nêu được các yếu tố như bản chất,nội dung và chủ thể của hòa giải
Trong Từ điển pháp lý của Rothenberg, hòa giải (reconciliation) là “hành
vi thỏa hiệp giữa các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộ một ít”
Còn Từ điển luật học của Black cho rằng, hòa giải là “sự can thiệp; sự làm
trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục dàn xếp hoặc tranh chấp giữa họ”.
Định nghĩa của Rothenberg đã nêu được bản chất của hòa giải nhưngchưa nêu được hành vi, vai trò trung gian của bên thứ ba trong hòa giải Điềunày đã được khắc phục trong Từ điển luật học của Black
Cả ba khái niệm nêu trên cho thấy hòa giải có ba yếu tố Thứ nhất là phải
có tranh chấp giữa hai bên Thứ hai là có sự thống nhất ý chí giữa các bên đểgiải quyết tranh chấp thông qua việc mỗi bên nhượng bộ một ít Thứ ba là trongquá trình hòa giải phải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập để cho ý kiến tưvấn đồng thời công nhận thủ tục hòa giải thành giữa các bên trong tranh chấp.Nếu không có sự tham gia của bên thứ ba thì quá trình này không gọi là hòa giải
mà là thương lượng giữa các bên Trong tố tụng dân sự bên thứ ba này chính làThẩm phán - đại diện cho Tòa án
Trong khoa học pháp lý cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hòa giải
Trang 12Có quan điểm cho rằng “hòa giải là quá trình giải quyết những tranh chấp, bất
đồng giữa các bên Trong quá trình hòa giải cần đến bên thứ ba với vai trò trung lập, làm trung gian giúp các bên tranh chấp giải quyết được những bất đồng và đạt được một thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức
xã hội và tự nguyện thực hiện những thỏa thuận đó” Theo quan điểm này, hòa
giải có mục đích giải quyết thành công tranh chấp Tuy nhiên, không phải tất cảcác trường hợp hòa giải đều thành công Khi đó, dù mâu thuẫn chưa được giảiquyết hoàn toàn nhưng các bên tranh chấp cũng có cơ hội hiểu rõ hơn nội dungtranh chấp, bày tỏ ý chí của mình với đối phương và cũng được nghe ý kiến củađối phương về vụ tranh chấp Từ đó, hai bên có thể phần nào tìm được tiếng nóichung và làm giảm mức độ mâu thuẫn
Có quan điểm cho rằng:“hòa giải là một biện pháp giải quyết các tranh
chấp, theo đó, với sự giúp đỡ của một bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội”.
Khái niệm này được nhiều người thừa nhận hơn cả, bởi đã thể hiện đượcbản chất, đặc điểm của hòa giải và vai trò của bên trung gian thứ ba trong hòagiải: Hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp; chủ thể trung tâm của hòagiải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về việcgiải quyết tranh chấp; sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp do chính các bêntranh chấp quyết định
Như vậy, xem xét ở mức độ chung nhất thì“hòa giải là biện pháp giải
quyết tranh chấp, mà theo đó các bên trong quá trình thương lượng có sự tham gia của bên thứ ba độc lập làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột, chấm dứt các tranh chấp, bất hòa”.
Hoạt động tố tụng dân sự là hoạt động của những người tiến hành tố tụng
và người tham gia tố tụng tiến hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.Theo Điều 1 BLTTDS thì quá trình tố tụng dân sự bao gồm việc khởi kiện, hòagiải, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án,
Trang 13quyết định của Tòa án Như vậy, dưới góc độ hoạt động tố tụng, hòa giải cũng làmột dạng hoạt động do pháp luật quy định cho Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡcác bên đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và hướng dẫn động viêncác đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc đang có
tranh chấp
Dưới góc độ pháp luật, hòa giải được coi là chế định pháp luật, bao gồmtổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quátrình hòa giải các vụ án dân sự Theo chế định này, hòa giải là một nguyên tắc,thủ tục giải quyết các vụ án dân sự do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương
sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án phù hợp với quy địnhcủa pháp luật và đạo đức xã hội Các vấn đề liên quan tới hòa giải được phápluật tố tụng dân sự quy định bao gồm: Nguyên tắc hòa giải, chủ thể hòa giải,phạm vi hòa giải và thủ tục tiến hành hòa giải
1.4.2 Đặc điểm của hòa giải trong tố tụng dân sự
Hòa giải là một nguyên tắc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự:
Hoạt động giải quyết vụ án dân sự của Toà án phải tuân theo nhữngnguyên tắc do pháp luật tố tụng dân sự quy định Tại chương II "Những nguyêntắc cơ bản" của BLTTDS có quy định về hoà giải trong tố tụng dân sự Theo đóhoà giải là trách nhiệm của Toà án nhằm giúp đỡ đương sự thoả thuận với nhau
Điều 180, Điều 220 và Điều 268 BLTTDS quy định hòa giải có tính bắtbuộc phải tiến hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, trừ những vụ án khôngđược tiến hành hòa giải hoặc không hòa giải được và ở các giai đoạn tố tụng tiếptheo, nếu thấy có khả năng hòa giải thành thì tòa án cũng tiến hành hòa giải
Hòa giải được pháp luật tố tụng dân sự quy định thuộc trách nhiệm củaTòa án, được Tòa án thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nhằmđảm bảo cho đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình Thực hiện hòagiải cũng là việc tận dụng tối đa cơ hội rút ngắn quá trình tố tụng, nâng cao hiệuquả hoạt động xét xử, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời còn mang ý nghĩa xã hội sâusắc trong việc củng cố tình tương thân, tương ái, giữ gìn khối đoàn kết cộng
Trang 14Hòa giải là hoạt động do Tòa án tiến hành:
Trong hoạt động hòa giải, Tòa án xuất hiện không phải với tư cách mộtbên tham gia hòa giải mà là người tổ chức, bố trí cho các đương sự thươnglượng, thỏa thuận với nhau Với vai trò của mình, Tòa án giải thích cho cácđương sự hiểu được quyền, nghĩa vụ pháp luật có liên quan đến tranh chấp cầnhòa giải Kết quả hòa giải do Tòa án tiến hành là những văn bản có tính chấtpháp lý (biên bản hòa giải thành hoặc không thành), là cơ sở để tiếp tục các hành
vi tố tụng tiếp theo
Sự có mặt của Tòa án trong hòa giải khẳng định vị trí trung gian của Tòa
án trong việc hòa giải các vụ án dân sự Đặc điểm này là dấu hiệu để phân biệthòa giải trong tố tụng dân sự với hòa giải ngoài tố tụng dân sự và trường hợp cácđương sự tự hòa giải, cụ thể là:
Trong tố tụng dân sự hòa giải do Tòa án chủ động tổ chức và trực tiếptham gia với vai trò giải thích, động viên các đương sự tự thỏa thuận Còn hòagiải ngoài tố tụng là việc hòa giải không do Tòa án tiến hành mà do các chủ thể
khác như ủy ban nhân dân, tổ hòa giải cơ sở thực hiện; hòa giải do Tòa án tiến
hành cũng khác trường hợp đương sự tự thỏa thuận Trường hợp đương sự tựthỏa thuận là việc các bên chủ động tự thương lượng, thỏa thuận mà không có sựtham gia của Tòa án
Buổi hòa giải được Thẩm phán lập biên bản về nội dung mà các đương sựthỏa thuận Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ nội dung vụ
án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Còntrong trường hợp các bên tự hòa giải và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyếtthì Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án
Hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự:
Mặc dù hòa giải là một hoạt động do Tòa án tiến hành nhưng về bản chấthòa giải vẫn là sự thỏa thuận của các đương sự Đương sự trong các vụ án dân
sự chính là các bên của tranh chấp mà Tòa án cần giải quyết Họ là người hiểu rõhơn ai hết mâu thuẫn của chính họ Vì lý do này mà pháp luật quy định chính
Trang 15đương sự là người có quyền tự định đoạt để giải quyết các mâu thuẫn đó
Việc thỏa thuận giữa các đương sự sẽ đạt được kết quả trung thực, hợptình hợp lý nếu quá trình thỏa thuận được diễn ra trên cơ sở tự nguyện, không bịmột ai với bất kỳ hình thức nào cưỡng ép, can thiệp vào thỏa thuận của cácđương sự Điều này đòi hỏi Tòa án không được dùng bất kỳ hình thức nào đểcưỡng ép, bắt buộc các đương sự phải hòa giải với nhau
Sự thỏa thuận của chính các đương sự là đặc trưng cơ bản của hòa giải,đồng thời cũng là điểm khác biệt giữa hòa giải và xét xử Khi xét xử, Tòa án sẽ
ra phán quyết và đương sự phải tuân thủ nghiêm chỉnh mọi phán quyết của Tòa
án Trong hòa giải, Tòa án chỉ có vai trò trung gian giúp đỡ các bên tranh chấpthỏa thuận với nhau mà không được can thiệp vào thỏa thuận đó
1.4.3 Ý nghĩa của hòa giải trong tố tụng dân sự
Hòa giải không chỉ mang lại ý nghĩa cho Tòa án, bản thân đương sự màcòn có ý nghĩa đối với trật tự xã hội
1.4.3.1 Ý nghĩa đối với Tòa án:
Trong trường hợp hòa giải thành, Tòa án sẽ giảm bớt được nhiều thờigian, công sức cho việc giải quyết vụ án Đặc biệt nếu hòa giải thành trong thờigian chuẩn bị xét xử thì Tòa án sẽ không phải mở phiên tòa sơ thẩm và khôngphải tiến hành các thủ tục xét xử tiếp theo mà nếu hòa giải không thành có thể sẽphải thực hiện như xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Mặt khác, nếulàm tốt công tác hòa giải thì không chỉ số lượng xét xử của Tòa án cấp sơ thẩmgiảm xuống mà số lượng án ở Tòa án cấp phúc thẩm cũng giảm một cách rõ rệt,
hệ quả là hiệu quả xét xử sẽ được nâng cao Điều này sẽ không chỉ có ý nghĩa vềkinh tế mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường uy tín của cơquan xét xử nói riêng cũng như cơ quan nhà nước nói chung
Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án cũng có điều kiện nắmvững nội dung tranh chấp, tâm tư, nguyện vọng của đương sự để xác định đườnglối xét xử đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ án
1.4.3.2 Ý nghĩa đối với các đương sự:
Hòa giải các vụ án dân sự giúp các đương sự hiểu biết và thông cảm với
Trang 16nhau, góp phần khôi phục lại tình đoàn kết giữa họ, giúp họ giải quyết tranhchấp với tinh thần cởi mở, giảm bớt mâu thuẫn, ngăn ngừa tội phạm có nguồngốc từ tranh chấp dân sự phát sinh Trường hợp không hòa giải thành thì quátrình hòa giải cũng giúp cho các đương sự ngồi lại với nhau, hiểu rõ hơn nguyênnhân tranh chấp, được bày tỏ ý chí của mình Từ đó, họ có thể phần nào tìmđược tiếng nói chung, hạn chế bớt mâu thuẫn
Hòa giải góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các đương sự Thôngqua việc giải thích pháp luật của Tòa án trong phiên hòa giải, các đương sự sẽphần nào hiểu được quy định của pháp luật về vấn đề mà họ đang tranh chấp Từ
đó, các bên có thể hiểu và tự quyết định về việc giải quyết tranh chấp, không tráivới quy định của pháp luật
1.4.3.3 Ý nghĩa đối với trật tự xã hội:
Thông qua hòa giải nhiều tranh chấp đã được giải quyết mà không cầnphải mở phiên tòa xét xử Hoặc nếu hòa giải không thành thì cũng giúp các bênđương sự hiểu rõ hơn về mâu thuẫn, giúp kiềm chế mâu thuẫn Như vậy, hòagiải góp phần vào việc giữ gìn an ninh, trật tự, công bằng xã hội, làm cho mốiquan hệ xã hội phát triển không phải bằng mệnh lệnh mà bằng giáo dục thuyếtphục và sự cảm thông của các thành viên trong xã hội
Mặt khác, hòa giải làm cho sự hiểu biết chính sách pháp luật của cácđương sự nói riêng và của người dân nói chung được nâng cao Qua đó, gópphần tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân
TIỂU KẾT
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác hoà giải trong tố tụngdân sự giúp chúng ta nhận thức được hoà giải là vấn đề rất quan trọng trong tố
tụng dân sự Giúp chúng ta hiểu rõ được bản chất của hoà giải đó là: “hòa giải
là biện pháp giải quyết tranh chấp, mà theo đó các bên trong quá trình thương lượng có sự tham gia của bên thứ ba độc lập làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột, chấm dứt các tranh chấp, bất hòa”.
Trang 17Hoà giải có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng dân sự,việc hoà giải thành công giúp làm giảm đáng kể các vụ án oan sai, đỡ được cácchi phí tốn kém cho Nhà nước và cả nhân dân, giữ gìn được quan hệ tình cảmcủa các cá nhân giữ gìn được bản sắc tốt đẹp.
Bản chất của hoà giải là sự tự nguyện thoả thuận thương lượng giữa cácbên về vấn đề cần giải quyết Chính vì vậy cần được tôn trọng sự thoả thuận củacác đương sự
Hiểu rõ được đặc điểm và trình tự thủ tục của một phiên hoà giải
Trang 18CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM
2.1 THỰC TIỄN HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM
Qua quan sát thực tế em đã rút ra được kết luận và cách thức Thẩm phántiến hành hoà giải theo bộ luật dân sự hiện hành, những thuận lợi và khó khăntrong quá trình hoà giải Các vụ án dân sự được Toà án thụ lý giải quyết baogồm án hôn nhân gia đình và tranh chấp dân sự Trong đó tranh chấp dân sự phổbiến là tranh chấp chia thừa kế, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp đòi nợ theo báo cáo tổng kết hàngnăm của Toà án nhân dân huyện Lục Nam thì số lượng các vụ án dân sự đượcthụ lý và giải quyết trong những năm gần đây như sau:
Năm 2014:
- Tranh chấp dân sự: thụ lý 57 vụ, xét xử 41 vụ, tỷ lệ giải quyết 71%
- Hôn nhân gia đình: thụ lý 300 vụ, xét xử 265 vụ, tỷ lệ giải quyết 80%Năm 2015:
- Tranh chấp dân sự: thụ lý 49 vụ, xét xử 37 vụ, tỷ lệ giải quyết 75,5 %
- Hôn nhân gia đình: thụ lý 403 vụ, xét xử 379 vụ, tỷ lệ giải quyết 94%Năm 2016:
- Tranh chấp dân sự: thụ lý 59 vụ, xét xử 42 vụ, tỷ lệ giải quyết 71,2%
- Hôn nhân gia đình: thụ lý 392 vụ, xét xử 361 vụ, tỷ lệ giải quyết 92,1%Năm 2017:
- Tranh chấp dân sự: thụ lý 51 vụ, xét xử 37 vụ, tỷ lệ giải quyết 72,5%
- Hôn nhân gia đình: thụ lý 394 vụ, xét xử 361 vụ, tỷ lệ giải quyết 91,6%.Qua các số liệu trên ta thấy số vụ án giải quyết ngày càng tăng, số vụ ántồn đọng ngày càng giảm nhất là các vụ án ly hôn Tỷ lệ giải quyết các vụ án lyhôn luôn ở mức trên 90% Trong khi đặc điểm các vụ án dân sự là rất phức tạp
và các số lượng vụ án ly hôn nhiều như trên để đạt được thành tích đó, các cán
bộ Toà án đã phải tích cực giải quyết các vụ án ngay từ khi hoà giải
Có rất nhiều các vụ án hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả
Trang 19thuận giữa các đương sự mà không cần phải tổ chức phiên toà.
2.2 CÁCH THỨC THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM TIẾN HÀNH HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
2.2.1 Hòa giải là một hoạt động tòa án phải tiến hành trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự
Điều 10 BLTTDS có quy định “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải
và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật” Theo quy định của điều luật
thì hòa giải là một hoạt động Tòa án phải tiến hành trong quá trình giải quyết các
vụ án dân sự Ở bất kỳ thời điểm nào, giai đoạn tố tụng nào, Tòa án cũng có thểtiến hành hòa giải, điều đó thể hiện ở hai điểm sau:
- Thứ nhất, Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải trước khi mở phiêntòa sơ thẩm, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giảiđược
Khoản 1 Điều 180 BLTTDS quy định “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được” Như vậy, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc
những vụ án không tiến hành hòa giải được, sau khi thụ lý vụ án đến trước khi
mở phiên tòa sơ thẩm, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải dù việc hòa giải
có khả năng thành hay không Tính bắt buộc phải tiến hành hòa giải trước khi
mở phiên tòa sơ thẩm thể hiện ở chỗ: Nếu Tòa án không tiến hành hòa giải thì bịcoi như vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự và là căn cứ kháng nghịphúc thẩm, giám đốc thẩm để hủy án và xét xử sơ thẩm lại
Việc bắt buộc tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm là hoàntoàn hợp lý, xuất phát từ mục đích của hòa giải là để các đương sự thỏa thuậnđược việc giải quyết tranh chấp một cách ổn thỏa, từ đó đem lại nhiều ý nghĩacho Tòa án và các đương sự Do vậy, mục đích của hòa giải sẽ thể hiện rõ nhất,đem lại nhiều ý nghĩa nhất khi các đương sự thỏa thuận được với nhau trước khi
mở phiên tòa sơ thẩm Vì khi đó Tòa án sẽ không phải mở phiên tòa xét xử, có
Trang 20thể không phải tiến hành thêm các giai đoạn tố tụng tiếp theo như phúc thẩm,giám đốc thẩm hay tái thẩm Với ý nghĩa như vậy nên pháp luật quy định Tòa ánphải tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm.
- Thứ hai, pháp luật khuyến khích hòa giải ở các giai đoạn tiếp theo
Tòa án khuyến khích hòa giải trong các giai đoạn tố tụng khác bằng việcluôn công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ở bất kỳ thời điểm nào, nếunhững thỏa thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội Ngoài
ra, việc khuyến khích hòa giải này còn thể hiện rất rõ trong phiên tòa sơ thẩm vàphúc thẩm, tòa án hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giảiquyết vụ án hay không Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giảiquyết vụ án thì Hội đồng xét xử sẽ ra bản án công nhận sự thỏa thuận của đương
sự Sở dĩ, Tòa án không bắt buộc phải tiến hành phiên hòa giải ở các giai đoạn tốtụng tiếp theo để tránh việc phải hòa giải vô ích nhiều lần vụ việc không còn khảnăng hòa giải giữa các đương sự
2.2.2 Thủ tục tiến hành hoà giải bao gồm các bước:
Thông báo cho đương sự về phiên hoà giải,
Tiến hành hoà giải và lập biên bản hoà giải thành hay không thành,
Ra quyết định công nhận sự thoả thuận giữa các đương sự
Tại toà án nhân dân huyện Lục Nam để chuẩn bị cho phiên hoà giải,Thẩm phán phụ trách sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án sẽ ra quyết định mở phiênhoà giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử Việc thông báo cho đương sự được Toà
án Tống đạt qua đường bưu điện hoặc trực tiếp do thư ký Toà án tống đạt Đốivới các đương sự là nguyên đơn, bị đơn trong vụ án Toà án giao giấy triệu tập.Đối với các đương sự là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, Toà án gửi giấymời
Trong giấy triệu tập, giấy mời đương sự, Thẩm phán thường ghi rõ thờigian địa điểm tiến hành phiên hoà giải và nội dung được hoà giải
Trong các vụ án hôn nhân gia đình, các vấn đề được đặt ra hoà giảithường là: hoà giải về vấn đề tình cảm vợ, chồng, vấn đề nuôi con chung và cấpdưỡng nuôi con chung, vấn đề tài sản và công nợ chung của vợ, chồng Tuỳ từng
Trang 21vụ án cụ thể Thẩm phán sẽ quyết định hoà giải tất cả các vấn đề trong cùng mộtbuổi hoặc tách ra từng vấn đề để hoà giải trong nhiều lần.
Với các vụ án dân sự, Thẩm phán cũng áp dụng cách thức hoà giải tương
tự Việc ghi rõ thời gian địa điểm tiến hành phiên hoà giải và nội dung cụ thểđược hoà giải trong giấy thông báo đương sự là một thủ tục đã được Thẩm phánToà án nhân dân huyện Lục Nam thực hiện nghiêm chỉnh Do đó các đương sự
có thời gian chuẩn bị cho nội dung hoà giải cùng các chứng cứ và tài liệu nhằmlàm sáng tỏ vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân Đồng thời các thẩmphán đã rút ngắn thời gian tố tụng, nhanh chóng giải quyết vụ án Sau khi tiếnhành thông báo cho đương sự về phiên hoà giải, Thẩm phán sẽ tiến hành hoàgiải
2.3 CÁC CHỦ THỂ TRONG HÒA GIẢI
2.3.1 Các chủ thể tiến hành hòa giải
Khoản 1 và 2 Điều 184 BLTTDS có quy định những người tiến hành hòagiải bao gồm Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, thư ký Tòa án ghi biên bản ghibên bản hòa giải Đây là điểm mới của BLTTDS, PLTTGQCVADS trước kiachưa có quy định cụ thể về những chủ thể tiến hành hòa giải Do đó, nhiều Tòa
án đã phân công thư ký tiến hành hòa giải Việc xác định cụ thể Thẩm phán thamgia hoạt động hòa giải với vai trò là người chủ trì đã khắc phục được thực tế này.Mặt khác, quy định này của BLTTDS là phù hợp với bản chất của hoạt động hòagiải, bởi hòa giải đòi hỏi người tiến hành phải có kinh nghiệm giải quyết cáctranh chấp cũng như những am hiểu nhất định về lĩnh vực cần hòa giải, hơn aihết Thẩm phán chính là người thỏa mãn các điều kiện đó
Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải: Khoản 1 và 2 Điều 184 BLTTDS cóquy định những người tiến hành hòa giải bao gồm Thẩm phán chủ trì phiên hòagiải, thư ký Tòa án ghi biên bản ghi bên bản hòa giải Đây là điểm mới củaBLTTDS, PLTTGQCVADS trước kia chưa có quy định cụ thể về những chủ thểtiến hành hòa giải Do đó, nhiều Tòa án đã phân công thư ký tiến hành hòa giải.Việc xác định cụ thể Thẩm phán tham gia hoạt động hòa giải với vai trò là ngườichủ trì đã khắc phục được thực tế này Mặt khác, quy định này của BLTTDS là