1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tuần 1

12 129 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 361 KB

Nội dung

Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 TUẦN 1 Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008 Tập đọc TIẾT 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy lưu loát , đọc đúng các từ ngữ , câu trong bài . - Hiểu các từ ngữ . Nắm được Nội dung Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. HS sẽ kế tục sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam - Học thuộc lòng bài thơ. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết đoạn học thuộc lòng III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra sách vở của HS ( 3 phút ) B. Dạy bài mới ( 37 phút ) 1. Giới thiệu bài Dùng tranh trong SGK để giới thiệu 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc GV chia đoạn bài chia 2 đoạn Đ1: Từ đầu các em nghĩ sao Đ2: còn lại GV đọc mẫu lần 1 b, Tìm hiểu bài (GV hỏỉ) 1.Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? 2.Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì ? 3.HS có trách nhiệm NTN trong công kiến thiết đất nước? Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài c.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm(SGV/40) Chọn đoạn : Đoạn 2 Treo bảng viết đoạn 2.GV đọc mẫu d, Hướng dẫn HS học thuộc lòng 3.Củng cố dặn dò: Về học bài , chuẩn bị bài sau HS nghe Luyện đọc. 1HS đọc toàn bài L1 : 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn – Phát âm L2 : 2 HS đọc nối tiếp, nêu chú giải L3 : Đọc theo cặp HS đọc thầm Đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 - Ngày khai trường đầu tiên …đô hộ - Các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN - HS đọc to đoạn 2 trả lời câu hỏi 2,3 Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta để lại - HS phải siêng năng học tập ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn HS đọc diễn cảm chú ý nhấn giọng và ngắt nhịp theo sự HD của GV HS nhẩm học thuộc phần cần HTL. Thi đọc diễn cảm kết hợp HTL Đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa Toán TIẾT 1: ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số. - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. - Giáo dục HS ý thức ham học toán. II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút). Kiểm tra SGK của HS. B. Bài mới: (37 phút) 1. Giới thiệu – ghi bảng. 2. Dạy bài mới. Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 1 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 a. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. - Giáo viên cho HS quan sát tấm bìa rồi nêu: một băng giấy được chia thành ba phần bằng nhau, tô màu hai phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số: 3 2 đọc là : hai phần ba. - Gọi một số HS đọc lại. - Giáo viên lần lượt cho HS tìm ra và đọc các phân số ứng với những tấm bìa còn lại. - HS nêu: 100 40 ; 4 3 ; 10 5 ; 3 2 là các phân số. - Một số HS đọc lại. b. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số: - Giáo viên viết lên bảng các phép chia 1 : 3; 4 : 10; 9 : 2. - Yêu cầu HS viết thương đó dưới dạng PS gọi 2 HS lên bảng làm – GV nhận xét. - HS rút ra chú ý 1 SGK – 2 HS đọc lại. * Tương tự HS rút ra chú ý 2,3,4 trong SGK. - Gọi một số HS đọc lại chú ý trong SGK – Giáo viên chốt lại. 3. Luyện tập: Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu, đọc nối tiếp trước lớp nêu TS và MS của từng PS. - HS – Giáo viên nhận xét. Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nêu yêu cầu của bài. - Hai HS lên bảng làm, HS khác làm vở. HS nhận xét – GV chữa bài. Bài làm: Viết thương sau dưới dạng phân số: 7 9 7:9; 100 75 100:75; 5 3 5:3 === Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - HS chữa bài – Giáo viên nhận xét. Bài làm: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1. 1 1000 1000; 1 105 105; 1 32 32 === 4. Củng cố dặn dò: Về nhà học bài. Chuẩn bị bài “Tính chất cơ bản của PS” ----------------------------------------------- Chính tả ( nghe-viết) TIẾT 1: VIỆT NAM THÂN YÊU. I. MỤC TIÊU: - HS nghe- viết, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu. - HS làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ ngh/ , g/, gh, c/k. - Giáo dục hs yêu thích môn học, ý thức rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ, bút dạ, giấy khổ to. III.Hoạt động dạy – học: A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B.Dạy bài mới : ( 37 phút ) 1.Giới thiệu bài : Trong tiết học đầu tiên hôm nay chúng ta sẽ viết bài chính tả Việt Nam thân yêu. 2.Hướng dẫn chính tả. - Học sinh đọc bài chính tả trong SGK( 6 ) . - HS đọc thầm bài chính tả - GV hướng dẫn HS viết chính tả, chú ý viết đúng các từ:Việt Nam, dập dờn, Trường Sơn, đất nghèo, súng gươm. - Cho HS viết các từ khó ra nháp, gọi 1 HS lên bảng viết. - GV nhắc HS cách trình bày theo thể thơ lục bát, cách ngồi viết. 3. Học sinh viết chính tả. GV đọc cả bài . - HS theo dõi SGK đọc thầm bài chính tả. * GV nêu: Bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của Việt Nam. - GV đọc cho HS viết bài, đọc theo từng dòng thơ cho HS viết theo tốc độ quy định . - HS viết bài . - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. - HS soát bài, tự phát hiện và sửa lỗi. Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 2 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 - GV chấm chữa bài. - HS trao đổi vở soát lỗi cho nhau. GV nhận xét chung. 4.Học sinh làm bài tập chính tả. Bài tập 2 : 1HS nêu yêu cầu của bài tập . - GV hướng dẫn HS làm bài tập . - HS làm vào vở. Gọi HS lên bảng trình bày vào khổ giấy to. - Gọi HS đọc nối tiếp nhau đọc bài hoàn chỉnh của mình. - GV quan sát, nhận xét sửa sai Bài tập 3 : 1HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài cá nhân. Gọi HS chữa bài . - GV nhận xét, chữa. - HS nhẩm thuộc quy tắc –và nhắc lại . 4. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn dò về nhà viết lại những lỗi sai. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2008 Lịch sử TIẾT 1: "BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH I.Mục tiêu: Học xong bài này,HS biết: - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu ở của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì. - Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược. - Giáo dục HS tự hào và học tập tinh thần yêu nước ở Trương Định. II. Đồ dùng dạy – học: - Hình trong SGK phóng to. Bản đồ hành chính. Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy – học: 1.Giới thiệu bài: Trực tiếp (2p): - GV giới thiệu bài và chỉ trên bản đồ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. + Sáng 1-9-1858, TDP chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. + Năm sau, TDP phải chuyển hướng, đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định. - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS: + Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm Trương Định băn khoăn suy nghĩ? + Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 2. Dạy bài mới: (30p) Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV chia nhóm yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập, mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ trên. - Đại diện HS trình bày. - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời theo gợi ý SGV. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV đặt câu hỏi: + Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương định không tuân theo lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp? + Em biết gì thêm về Trương Định? + Em có biết đường phố nào mang tên Trương Định? Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: (3p) - Hệ thống bài: HS nhắc lại bài học. - Chuẩn bị bài sau. TOÁN Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 3 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 TIẾT 2:ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. - Biết vận dụng tính chất cơ bản của PS để rút gọn, quy đồng mẫu số các PS. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học: Phấn mầu, bộ phân số. III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) - Gọi một em lên bảng viết thương sau dưới dạng phân số 2: 3; 5:7; 7:10 - Hai HS nêu lại phần chú ý SGK. Giáoviên nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: (37 phút) 1. Giới thiệu bài – Ghi bảng. 2. Huớng dẫn HS ôn tập: a. Ôn tập tính chất cơ bản của phân số: * Giáo viên viết ví dụ 1 lên bảng: Viết số thích hợpvào ô trống: = × × = 6 5 6 5 - Giáo viên yêu cầu HS tìm số thích hợp để điềnvào ô trống( Lưu ý điền số nào vào ô trống trên tử số thì cũng phải điền số đó vào ô trống ở mẫu số và số đó khác 0) - Một HS lên làm, HS dưới lớp làm nháp. Giáo viên nhận xét. - HS rút ra nhận xét, một số HS nhắc lại. * Giáo viên viết ví dụ 2 lên bảng và cũng yêu cầu HS điền vào ô trống như VD1: :24 :20 24 20 = = - Một HS lên bảng làm, dưới lớp làm nháp. - HS nhận xét bài của bạn từ đó rút ra nhận xét qua ví dụ 2. - Giáoviên giúp HS qua VD 1 , VD 2 nêu được tính chất cơ bản của phân số. - Gọi một số HS nhắc lại. b. ứng dụng tính chất cơ bản của phân số: * Rút gọn phân số: - Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại thế nào là rút gọn phân số? Có mấy cách rút gọn phân số? - HS áp dụng rút gọn phân số 120 90 theo hai cách. - 2 HS lên bảng làm – GV nhận xét: 4 3 3:12 3:9 12 9 10:120 10:90 120 90 ==== hoặc: 4 3 30:120 30:90 120 90 == * Quy đồng mẫu số: - Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại thế nào là quy đồng mẫu số các phân số? Có mấy cách quy đồng mẫu số các phân số? - HS áp dụng quy đồng hai phân số sau: 5 2 và 7 4 ; 5 3 và 10 9 . - Hai HS lên bảng làm, HS khác làm nháp. 35 20 57 54 7 4 ; 35 14 75 72 5 2 = × × == × × = 5 3 và 10 9 vì 10 : 5 = 2 nên ; 10 6 25 23 5 3 × × = Giữ nguyên 10 9 - Gọi HS nhận xét. Giáo viên nhận xét bổ sung. 3. Luyện tập: Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 4 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. Một HS lên bảng làm, HS khác làm vở. - HS nhận xét. Giáo viên chữa bài. Bài làm: 16 9 4:64 4:36 64 36 ; 3 2 9:27 9:18 27 18 ; 5 3 5:25 5:15 25 15 ==== Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu. Một HS lên bảng làm, HS khác làm vở. - HS nhận xét. Giáo viên bổ sung. Bài làm: a. 3 2 và 24 15 38 35 8 5 ; 24 16 83 82 3 2 ; 8 5 = × × == × × = b. 4 1 và 12 3 34 31 4 1 ; 12 7 = × × = giữ nguyên 12 7 c. 6 5 và 8 3 ; Ta nhận thấy 24: 6 = 4; 24 : 8 = 3. Chọn 24 làm mẫu số chung ta có: 6 5 = 24 9 38 33 8 3 ; 24 20 46 45 = × × == × × Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu. HS làm vở. Giáo viên chấm bài Bài làm: Các phân số bằng nhau là: . 35 20 21 12 7 4 ; 100 40 30 12 5 2 ==== 4.Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học, HS nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài so sánh hai phân số. -------------------------------------------- Luyện từ và câu TIẾT 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU: 1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. 2. Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa. 3. Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ. III. Hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra bài cũ: (3 phút ). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B.Dạy bài mới: ( 37 phút) 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2.Hướng dẫn HS thực hiện phần nhận xét. Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc các từ GV viết trên bảng: + xây dựng - kiến thiết. + vàng xuộm- vàng hoe – vàng lịm. - Hướng dẫn HS so sánh các từ in đậm trong đoạn văn, sau đó tìm trong đoạn văn b và so sánh chúng. + Nghĩa của các từ này giống nhau. * GV chốt lại :Vậy qua ví dụ ta thấy những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa. Cho HS nói lại. Bài tập 2: 1HS đọc yêu cầu BT. Cho HS làm việc cá nhân - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng. * Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của các từ này giống nhau hoàn toàn. * Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau + Vàng xuộm chỉ màu vàng của lúa đã chín. + Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. + Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt. Vậy qua 2 BT em thấy từ đồng nghĩa có những nghĩa nào?( HS trả lời) GV gắn bảng phần ghi nhớ. Cho HS nhắc lại nhiều lần. 2.Phần luyện tập: Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 5 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS đọc những từ in đậm trong đoạn văn. - Cả lớp thực hiện theo yêu cầu BT. - HS phát biểu ý kiến . Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Lời giải : + nước nhà – non sông. + hoàn cầu – năm châu. Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu). - HS làm việc theo cặp. GV quan sát,hướng dẫn. - Cho HS đọc kết quả. GV nhận xét bổ sung ý kiến. Chốt lại lời giải đúng. * Lời giải : + Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn… + To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, vĩ đạị, to kềnh… + Học tập: học hành, học hỏi, học… Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu) - GV nhắc HS chú ý : Mỗi em đặt 2 câu như mẫu. - Cho HS làm vào vở. Gọi HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt. - Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. VD : + Em bắt được con cua càng to kềnh. Lan bắt được một con ếch to sụ. + Chúng em chăm chỉ học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn bè. 3.Củng cố dặn dò : Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.Chuẩn bị cho bài : Luyện tập từ đồng nghĩa --------------------------------------------------------------- Kể chuyện: TIẾT 1: LÝ TỰ TRỌNG I I. MỤC TIÊU: 1:Rèn luyện kỹ năng nói: -HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh ; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ; biết kết hợp lời kể với điệu bộ cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. HS yÕu kÓ ®îc 1 ®o¹n. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lí Tự Trọng giàu lòng yêu nước dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. 2: Rèn kỹ năng nghe: - Tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ truyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. 3: Giáo dục HS lòng yêu quí, kính trọng anh Lí Tự Trọng. II. Đồ dùng dạy - học : -GV: Bảng phụ ,tranh SGK. -HS:Tinh thần học tập. III: Các hoạt động dạy học:(40phút) A: Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B: Dạy bài mới: 1:Giới thiệu bài: (1phút) Trực tiếp. 2: Giáo viên kể chuyện . (10phút) - GV kể lần 1, viết bảng các nhân vật. HS lắng nghe. - GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh. - GV kể lần 3 3.Hướng dẫn HS kể chuyện:(23phút) Bài tập1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV cho HS dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ các em hãy tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh. Gọi học sinh trình bày. Gọi HS nhận xét, Gv nhận xét. * GV treo bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho sáu tranh. - Gọi 1 hs đọc lời thuyết minh cho sáu tranh. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. * GV nhắc nhở HS: + Kể đúng cốt truyện. + Kể xong các em trao đổi với bạn. * HS kể theo nhóm: + Cho HS kể theo từng đoạn. + HS kể cả câu chuyện. * HS thi kể chuyện trước lớp. GV nêu câu hỏi: HS trao đổi nội dung câu chuyện. - Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”? Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 6 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét. HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 4. Củng cố -dặn dò:(3phút) GV nhận xét giờ học Về nhà chuẩn bị bài cho buổi học lần sau tốt hơn. Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2008 Tập đọc Tiết 2 : Quang cảnh làng mạc ngày mùa I. Mục tiêu - Đọc lưu loát trôi chảy , đọc đúng các từ khó , đọc diễn cảm - Hiểu được các từ ngữ ; phân biệt được sắc thái các từ đồng nghĩa - Nắm được nội dung bài : Miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp sinh động và trù phú II. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ trong SGK - Sưu tầm thêm những bức ảnh có màu sắc về quang cảnh ở làng quê vào ngày mùa III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút ) B . Dạy bài mới ( 37 phút ) 1, Giới thiệu bài ( Trực tiếp ) 2, Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc: Chia đoạn : 4 đoạn Đ1 : Mùa đông …khác nhau Đ2 : Tiếp theo … bồ đề treo lơ lửng. Đ3 : Tiếp theo … mấy quả ớt đổ chói. Đ4 : Còn lại *GV đọc mẫu lần 1 b, Tìm hiểu bài ( Gv hỏi) 1, Kể tên sự vật trong bài và từ chỉ màu vàng đó. 2.Chọn một từ chỉ màu trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ? 3.Chi tiết nào về thời tiết và con ngườiđã làm cho bức tranh thêm đẹp và sinh động? 4, Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? HD rút ra nội dung, GV gắn bảng C, Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Treo bảng phụ. GV đọc mẫu 4 Củng cố dặn dò : Chuẩn bị bài sau HS đọc đoạn 2 trong bài: Thư gửi các HS Luyện đọc *1 HS đọc toàn bài * Đọc nối tiếp đoạn L1: 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn Phát hiện từ khó đọc HS đọc lại L2 : 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp với giải thích từ chú giải - HS đọc thầm ( hoặc đọc lướt) và trả lời Lúa – vàng xuộm, nắng – vàng hoe… VD lúa: vàng xuộm – màu vàng đậm . Lúa vàng xuộm là lúa đã chín.(SGV/52) - Quang cảnh không héo tàn . Trời không nắng không mưa - Không ai tưởng đến ngày hay đêm, cứ mải miết gặt… - Tác giả rất yêu quê hương HS đọc nội dung: SGV/ 50 - HS đọc diễn cảm theo HD của GV - HS thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn bạn đọc hay nhất Nghìn năm văn hiến -------------------------------------------------------------------- TIẾT 3: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ I. Mục tiêu: - HS nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. - Các em biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Phấn màu III. Các hoạt động dạy học: Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 7 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 A. Kiểm tra bài cũ: Gọi một HS lên bảng rút gọn phân số 27 36 ; 18 12 - Hai em nhắc lại tính chất cơ bản của phân số – Giáo viên nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài – ghi bảng 2. Hướng dẫn HS ôn tập cách so sánh hai phân số. a. So sánh hai phân số cùng mẫu số: - Giáo viên viết hai phân số lên bảng: 7 5 ; 7 2 và yêu cầu HS so sánh. - HS so sánh hai phân số: 7 2 7 5 ; 7 5 7 2 〉〈 - HS rút ra cách so sánh hai phân số cùng mẫu số – một số HS nhắc lại. b. So sánh hai phân số khác mẫu số: - Giáo viên viết hai phân số 4 3 ; 7 5 lên bảng và yêu cầu HS so sánh. - HS so sánh hai phân số đó và rút ra cách so sánh hai phân số khác mẫu số. ; 28 20 47 45 7 5 ; 28 21 74 73 4 3 = × × == × × = vì 28 20 28 21 〉 nên 7 5 4 3 〉 - Một số HS nhắc lại – Giáo viên kết luận. 3. Luyện tập: Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Hai HS lên bảng làm, HS khác làm vở - HS – Giáo viên nhận xét. Bài làm: 4 3 3 2 ; 14 12 7 6 ; 17 10 17 15 ; 11 6 11 4 〈=〉〈 Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu của bài. - HS làm vở – Giáo viên chấm điểm. Bài làm: a) Xếp như sau: 18 17 9 8 6 5 〈〈 . b) Xếp như sau: 4 3 8 5 2 1 〈〈 . 4. Củng cố – dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - HS nhắc lại nội dung bài. Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 8 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 - Về nhà học bài – Chuẩn bị bài Ôn tập so sánh hai phân số tiếp theo. TẬP LÀM VĂN Tiết 1: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: - Phân tích bài văn “Buổi sớm trên cánh đồng” HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. - Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý điều đã quan sát được. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II. Chuẩn bị - Tranh ảnh quang cảnh vườn cây, công viên đường phố, cánh đồng. III. Các hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ) HS nhắc lại ghi nhớ : cấu tạo bài văn tả cảnh. B . Dạy bài mới : ( 37 phút ) 1 Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học - ghi bảng. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1 : HS đọc nội dung - Cả lớp đọc thầm đoạn văn “ Buổi sớm trên cánh đồng” Làm việc theo nhóm đôi - HS nối tiếp trả lời GV chốt ý. - Câu a : Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? ( Tả cánh đồng : SGV / 61) - b, Tác giả quan sát sự vật bằng các giác quan nào ? ( Bằng cảm giác của làn da… bằng mắt … SGV / 61 ) - c. Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát của tác giả (Giữa những đám mây xám đục … giọt mưa loáng thoáng rơi ) Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập - HS quan sát tranh , dựa trên kết quả quan sát được lập dàn ý tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa , chiều) - HS nối tiếp nhau trình bày - Một HS làm bảng phụ – Nhận xét bổ sung * Phần gợi ý : Mở bài : Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm . Thân bài : ( Tả các bộ phận của cảnh vật ) - Cây cối , chim chóc, những con đường - Mặt hồ - Người tập thể dục, thể thao Kết luận : Em thích đến công viên vào buổi sớm mai?. 3. Củng cố dặn dò - Về nhà hoàn chỉnh dàn ý viết vào vở. Chuẩn bị tiết sau : Luyện tập tả cảnh Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2008 TOÁN ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập, củng cố về: - So sánh phân số với đơn vị. - So sánh hai phân số có cùng tử số, hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. - Giáo dục học sinh ý thức ham học tập. II. Chuẩn bị: Phấn màu, các mảnh bìa về phân số. Bộ phân số. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai HS lên bảng so sánh các phân số sau: 12 7 và 12 6 ; 3 2 và 5 4 - Gọi HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số. Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 9 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài Ghi bảng. 2. Hướng dẫn ôn tập. - Giáo viên hướng dẫn HS lần lượt làm từng bài tập để củng cố kiến thức. Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nêu lại yêu cầu. - Một HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở. Bài làm: a) 8 7 1;1 4 9 ;1 2 2 ;1 5 3 〉〉=〈 b) - Phân số lớn hơn 1 là phân số có tử số lớn hơn mẫu số. - Phân số bằng 1 là phân số có tử số bằng mẫu số. - Phân số bé hơn 1 là phân số có tử số bé hơn mẫu số. Bài tập 2:- Giáo viên gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 3 HS lên bảng làm – HS khác làm vở. - HS – Giáo viên nhận xét. Bài làm: 3 11 2 11 ; 6 5 9 5 ; 7 2 5 2 〉〈〉 . Nhận xét: Khi so sánh hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và phân số nào có mẫu số bé hơn là phân số lớn hơn. Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - 3 HS lên bảng làm, HS khác làm vở. - HS – Giáo viên nhận xét. Bài làm: a) 7 5 4 3 〉 b) 9 4 7 2 〈 c) 5 8 8 5 〈 Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - Giáo viên chữa bài. Bài giải: Mẹ cho chị 3 1 số quả quýt, tức là chị được 15 5 số quả quýt. Mẹ cho em 5 2 số quả quýt, tức là em được 15 6 số quả quýt. Mà 15 5 15 6 〉 nên 3 1 5 2 〉 . Vậy em được mẹ cho nhiều quýt hơn. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học Luyện từ và câu Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA. I I. MỤC TIÊU: - Giúp HS tìm được những từ dồng nghĩa với những từ đã cho. - Cảm nhận dược sự khác nhau giữa những từ đòng nghĩa không hoàn toàn. Từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ. III. Hoạt động dạy - học: A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Cho HS nhắc lại : + Thế nào là từ đồng nghĩa ? + Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Cho VD ? Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 10 [...]... 3 1 5 7 - Gọi hai HS lên bảng so sánh các phân số sau: và ; và 2 4 7 6 B Dạy bài mới: 1 Giới thiệu bài ghi bảng 2 Giới thiệu phân số thập phân: 3 5 17 ; ; ; và yêu cầu HS đọc - Giáo viên viết lên bảng các phân số 10 10 0 10 00 - HS đọc các phân số trên và nêu đặc điểm mẫu số của các phân số này Để nhận biết các phân số đó có mẫu số là 10 , 10 0, 10 00 - Giáo viên giới thiệu các phân số có mẫu số là 10 , 10 0,... thập phân 3 Luyện tập: Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu - Gọi HS đọc nối tiếp – Giáo viên nhận xét Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu 7 20 475 1 ; ; ; - 1 HS lên bảng viết, HS khác viết vào vở 10 10 0 10 00 10 0000 - HS – Giáo viên nhận xét Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu 4 17 ; - Gọi HS nêu – Giáo viên nhận xét 10 10 00 4 Củng cố dặn dò: - Nhận... Giáo viên giới thiệu các phân số có mẫu số là 10 , 10 0, 10 00 … gọi là các phân số thập phân - Một số HS nhắc lại 3 3 - Giáo viên nêu và viết trên bảng phân số rồi yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng 5 5 3 3×2 6 = = 5 5×2 10 7 × 25 17 5 20 = = ; 4 × 25 10 0 12 5 - HS lên bảng làm, HS khác làm nháp: - Tương tự với hai phân số 7 4 = 20 × 8 12 5 × 8 = 16 0 10 00 - HS rút ra kết luận qua 3 ví dụ – Giáo viên chốt... bài tập 1 - Nhắc lại yêu cầu của bài : Dựa vào dàn ý ,em hãy viết một đoạn văn ngắn tả cảnh một buổi sáng ( trưa, chiều ) trong vườn cây ( hay trong công viên , trên đường phố,trên cánh đồng , nương rẫy ) Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 11 Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 - GV nhắc mở bài hoặc kết bài cũng là một phần của dàn ý song nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài - Nhắc HS làm bài 1; 2 HS... phút ) 1, Giới thiệu bài : trực tiếp ( SGV / 76 ) 2, Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài tập - Hai HS đọc nối tiếp 2 đoạn văn bài tập 1( mỗi em đọc một bài ) - HS cả lớp đọc thầm hai bài văn , tìm những hình ảnh mà em thích - HS tự đưa ra ý kiến của mình - GV tôn trọng ý kiến HS Khen ngợi những em tìm được những hình ảnh đẹp - HS giải thích được lí do vì sao em thích Bài tập 2 - 1 HS...Giáo án lớp 5 năm học 2008-2009 + Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? Cho VD ? B.Dạy bài mới : ( 37 phút ) 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học 2.Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT GV phát bảng phụ - HS làm việc theo nhóm - Gọi đại diện các nhóm lên gắn bảng phụ và trình bày - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm... nhận xét, kết luận, tuyên dương em làm bài tốt * Lời giải: - Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt - Mẹ em từ trong bếp đi ra má đỏ lựng vì nóng - Búp hoa lan trắng ngần - Cống nước đen ngòm Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT và đoạn : Cá hồi vượt thác - Cả lớp đọc thầm đoạn văn - Cho HS làm việc cá nhân - Gọi HS phát biểu ý kiến - Cả lớp và GV nhận xết chốt lời giải đúng *Lời giải : Suốt đêm thác réo điên... hiện yêu cầu 4 17 ; - Gọi HS nêu – Giáo viên nhận xét 10 10 00 4 Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học – tuyên dương HS - Về nhà làm bài tập số 4, chuẩn bị bài Luyện tập Người soạn: Lê Nguyên Khang Trang 12 . HS khác làm vở - HS – Giáo viên nhận xét. Bài làm: 4 3 3 2 ; 14 12 7 6 ; 17 10 17 15 ; 11 6 11 4 〈=〉〈 Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. rút gọn phân số 12 0 90 theo hai cách. - 2 HS lên bảng làm – GV nhận xét: 4 3 3 :12 3:9 12 9 10 :12 0 10 :90 12 0 90 ==== hoặc: 4 3 30 :12 0 30:90 12 0 90 == * Quy

Ngày đăng: 29/07/2013, 01:27

Xem thêm

w