Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định công ty tnhh mtv dệt may 7
Trang 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSCĐ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TSCĐ1.1 Khái niệm
- Tài sản cố định ( TSCĐ): là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và được sử dụng được trong thời gian dài,bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH và TSCD9VH phải thõa mãn tất cả bốn tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Trang 21.4 Nhiệm vụ kế toán TSCĐ
- Ghi chép, phản ánh kịp thời (biến động tăng giảm của TSCĐ trong doanh nghiệp trên các mặt số lượng, chất lượng, giá trị, kết cấu đồng thời kiểm soát chặt việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.
- Lập dự toán chi phí sửa chữa lớn và phản ánh đầy đủ chi phí sửa chữa thực tế phát sinh Tham gia vào việc đôn đốc đưa TSCĐ được sửa chữa vào sử dụng nhanh chóng.
- Theo dõi, ghi chép chính xác, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
- Lập các báo cáo liên quan đến TSCĐ, tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ.
Loại 5:Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm
Loại 6:Các loại TSCĐ khác : gồm các loại TS chưa được xếp vào các loại TSCĐ nói trên như tác phẩm nghệ thuật, sách báo chuyên môn kỹ thuật,
2.1.2 TSCĐ vô hình
- Chi phí về đất sử dụng- Quyền phát hành
- Bản quyền, bằng sáng chế
- Nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính- Giấyphép và giấy phép nhượng quyền - Các loại TSCĐ vô hình khác
2.2 Phân loại theo mục đích sử dụng và công dụng kinh tế
Là cơ sở để kế toán phân bổ khấu hao vào các đối tượng:- TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng.- TSCĐ chờ xử lý.
- TSCĐ cất giữ, bảo quản, giữ hộ cho Nhà Nước
Trang 32.3 Phân loại theo tính chất sở hữu
(1) TSCĐ tự có(2) TSCĐ đi thuê
2.4 Phân loại theo nguồn hình thành
(1) TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu.(2) TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả
3 ĐÁNH GIÁ TSCĐ3.1 Khái niệm nguyên giá
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điẻm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
3.2 Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
3.2.1 TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐHH mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như chi phí vận chuyển,…(trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
3.2.2 TSCĐ hữu hình do đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu:
Nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
3.2.3 TSCĐ hữu hình mua trả chậm:
Nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐHH theo quy định của chuẩn mực “chi phí đi vay”.
3.2.4 TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế:
Nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng chi phí lắp đặt, chạy thử Mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó Các chi phí không hợp lý như, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐHH.
Trang 43.2.5 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH không tương tự được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐHH nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền, tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH tương tự sẽ không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐHH nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐHH đem trao đổi.
3.2.6 TSCĐ được cấp, được diều chuyển đến :
Nguyên giá được xác định là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng.
Riêng TSCĐHH điều chuyển giữa các thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên gía phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với hồ sơ của TSCĐ đó.
3.2.7 TSCĐ được cho, biếu, tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, phát hiện thừa:
Nguyên giá bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang, sữa chữa TSCĐ; các chi phí vận chuyển, bốc dở, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)…mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.
3.3 Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình
Nguyên giá TSCĐVH là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐVH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
3.3.1 TSCĐ vô hình do nua sắm:
Nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (nếu có), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Nếu mua theo hình thức trả chậm nguyên giá là giá mua trả ngay tại thời điểm mua.
3.3.2 TSCĐ vô hình dưới hình thức trao đổi:
Nếu trao đổi ngang giá thì nguyên giá là giá trị còn lại của TSCĐVHđó.
Nếu trao đổi không ngang giá thì nguyên giá được tính bằng giá trị tài sản đem trao đổi cộng các thuế (nếu có) và các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
3.3.3 TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
Trang 5Nguyên giá là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử ngiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
3.3.4 TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng:
Nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội dồng giao nhận cộng các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
3.3.5 Quyền sử dụng đất: (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và lâu dài)
Nguyên giá bao gồm tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (nếu có)
Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm.
3.4 Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê bao gồm: giá mua thực tế; các chi phí vận chuyển, bốc dở; các chi phí sữa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)…
3.5 Xác định nguyên giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Đánh giá theo giá trị còn lại cho biết năng lực sản xuất hiện còn của TSCĐ qua đó xác định được vốn cố định hiện có và có phương hướng bổ sung hiện đại hoá TSCĐ của doanh nghiệp.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn hoặc: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Số khấu hao lũy kế
Nguyên giá TSCĐ của công ty trách nhiêm hữu hạn, công ty cỗ phần mà không còn hóa đơn, chứng từ là giá trị hợp lý do doanh nghiệp tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh.
Trường hợp giá trị TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn so với giá bán thực tế của TSCĐ trên thị trường, thì doanh ngiệp phải xác định lại giá trị hợp lý của TSCĐ nếu giá trị TSCĐ vẫn chưa phù hợp thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu doanh nghiệp xác định
Trang 6lại giá trị của TSCĐ thông qua Hội đồng định giá ở địa phuơng hoặc tổ chức có thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
• Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật • Nâng cấp TSCĐ
• Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.
Việc phản ánh tăng, giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại lúc tăng, giảm TSCĐ.
4 KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ4.1 Thẻ TSCĐ
Để theo dõi, quản lí từng tài sản kế toán sử dụng thẻ TSCĐ Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ.
Căn cứ lập thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
- Quyết định thanh lý, nhượng bán kèm theo biên bản định giá TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán.
Trang 7Căn cứ vào tài liệu gốc của TSCĐ, phòng kế toán đánh số ký hiệu vào biên bản giao nhận, lý lịch và các tài iệu gốc khác của TSCĐ, đồng thời sao lục các tài liệu kỹ thuật cần thiết cho công tác hạch toán và kiểm tra sau này.
Căn cứ vào hồ sơ kế toán, phòng kế toán mở thẻ tài sản cố định để hạch toán chi tiết từng đối tượng tài sản riêng biệt theo mẫu quy định thống nhất của nhà nước
Thẻ TSCĐ được lập cho phòng kế toán theo dõi, ghi chép những diễn biến trong quá trình sử dụng TSCĐ như tình hình trích khấu hao, tình hình sửa chữa lớn Thẻ TSCĐ sau khi lập xong được đăng ký vào sổ TSCĐ.
Toàn bộ thẻ TSCĐ phải được bảo quản tập trung trong hòm thẻ Hòm thẻ TSCĐ chia thành nhiều ngăn để sắp xếp thẻ phù hợp với yêu cầu phân loại TSCĐ.
5.1.3 Tài khoản sử dụng: TK 211, TK 213, TK 214
TK 211 “TSCĐ hữu hình” phản ánh tình hình hiện có và biến động của TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá.
• Kết cấu TK 211, 213
Bên nợ:- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do các nguyên nhân.
- Điều chỉnh tăng nguyên giá do xây lắp, trang bị thêm hoặc cải tại nâng cấp - Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại.
Bên có :- Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do các nguyên giá.
- Điều chỉnh giảm nguyên giá do tháo dỡ bớt bộ phận TSCĐ - Điều chỉnh nguyên giá do đánh giá lại
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp
• TK 211 có 6 TK cấp 2:
TK 2112 “Nhà cửa, vật kiến trúc”TK 2113 “Máy móc, thiết bị”
TK 2114 “Phương tiện vận tải, truyền dẫn”TK 2115 “Thiết bị, dụng cụ quản lý’
TK 2116 “Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”TK 2118 “Tài sản cố định khác”.
• TK 213 có 7 TK cấp 2
TK 2131 “Quyền sử dụng đất”TK 2132 “Quyền phát hành”
TK 2133 “Bản quyền, bằng sáng chế”TK 2134 “Nhãn hiệu hàng hoá”TK 2135 “Phần mềm máy vi tính”
TK 2136 “Giấy phép và giấy phép nhượng quyền”TK 2138 “TSCĐ vô hình khác”
TK 214 “hao mòn TSCĐ” phản ánh giá trị tài sản hao mòn cố định trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng giảm hao mòn khác của TSCĐ.
• Kết cấu TK 214:
Bên nợ: giá trị hao mòn TSCĐ giảm do giảm giá TSCĐBên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do:
Trang 8- Trích khấu hao TSCĐ- Đánh giá lại TSCĐ
- Di chuyển TSCĐ đã có hao mòn giữa các đơn vị thành viên thuộc “tổng công ty hoặc công ty”
Dư có: Giá trị hao mòn TSCĐ có ở đơn vị
• TK 214 có 3 TK cấp 2
TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình”TK 2142 “Hao mòn TSCĐ đi thuê”TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình”
5.2 Kế toán trường hợp trăng, giảm TSCĐ
5.2.1 Kế toán trường hợp tăng TSCĐ
Truờng hợp 1:TSCĐ tăng do mua sắm:
Mua theo phương thức trả ngay.
- Phản ánh tiền mua TSCĐ và thuế GTGT khi mua Nợ TK 211, (213) :Giá mua chưa có thuế
Nợ TK 133 :Thuế GTGT phải nộp (nếu có)Có TK 111,112,331…Số tiền thanh toán- Phản ánh các khoản chi phí trước khi sử dụng TSCĐ Nợ TK 211, (213):
Nợ TK 133(nếu có) Có TK 111,112
• Nếu TSCĐ mua sắm phải có một quá trình lắp đặt lâu dài, phát sinh nhiều chi phí thì chi phí về mua sắm TSCĐ và các khoản chi phí khác khi phát sinh phải tập hợp trước.
Nợ TK 2411 “Mua sắm TSCĐ”Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 3333”Thuế xuất nhập khẩu”
- Khoản thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu nhưng được khấu trừ sẽ ghi:
Trang 9Nợ TK 133
Có TK 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu”
- Nếu TSCĐ được mua sắm từ các quỹ chuyên dùng thì kế toán căn cứ vào NG để chuyển các quỹ này thành nguồn vốn kinh doanh.
Nợ TK 414 “Quỹ đầu tư phát triển”
Nợ TK 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản”Nợ TK 4312 “Quỹ phúc lợi”
Có TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
TSCĐ mua theo phương thức trả chậm, trả góp.
Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá ghi theo giá mua trả tiền ngay)Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 331- Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán)- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 111,112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm).- Đồng thời tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 142- (Nếu có sự kết chuyển chi phí trả trước dài hạn thành chi phí trả trước ngắn hạn)
TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi
- Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi
Nợ TK 214: Giá trị đã khấu hao Có TK 211,213: nguyên giá
- Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:
Trang 10Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 711: Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổiCó TK 3331 : (Nếu có)
- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:
Nợ TK 211,213 : Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi Nợ TK 133:(Nếu có)
Có TK 131: Tổng giá thanh toán
+ Trường hợp thu thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 111,112: số tiền đã thu thêmCó TK 131: phải thu khách hàng
+ Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhở hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 131
Có TK 111,112,
Mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử
dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 211 : Nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúcNợ TK 213: Nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đấtNợ TK 133:(Nếu có)
Có TK 111,112,331,
Trường hợp 2: Kế toán tăng TSCĐ do tự xây dựng, tự chế.
- Tập hợp chi phí :
Nợ TK 2412: Chi phí hợp lýNợ TK 133: (nếu có)
Có TK 152,153,111,112,331, - Khi TSCĐ hoàn thành:
Nợ TK 211,213: Nguyên giáCó TK 2412
- Kết chuyển nguồn:
Trang 11Nợ TK 414,441,431Có TK 411- Khi đưa vào sử dụng:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (ghi theo nguyên giá)
Có TK 155- Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)
Có TK 154- Chi phí SXKDDD(Nếu đưa vào sử dụng ngay,không qua kho)- Đồng thời ghi tăng TSCĐ:
Nợ TK 211,(213)
Có TK 512- Doanh thu nội bộ (Doanh thu là giá thành thực tế sản phẩm)
Trường hợp 3: TSCĐ tăng do đầu tư XDCB
- Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành NGTSCĐ, ghi: Nợ TK 241
Nợ TK 441,414,413 Có TK 411
Trường hợp 4: TSCĐVH được hình thành từ nội bộ DN trong giai đoạn triển khai:
- Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai thì tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ hoặc tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn, ghi:
Nợ TK 242 :(Trường hợp giá trị lớn)Hoặc Nợ TK 642
Trang 12- Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí thực tế phát sinh hình thành NG TSCĐ, ghi:
Nợ TK 213
Có TK 241 – XDCB dở dang
Trường hợp 5: TSCĐ tăng do đơn vị chính cấp, kế toán ghi
Nợ TK 211,(213): Nguyên giáCó TK 214 – Giá tri hao mònCó TK 411- Giá trị còn lại
- Các khoản chi phí phát sinh trước khi đưa vào sử dụng không tính vào nguyên giá mà được hạch toán vào chi phí SXKD.
Trường hợp 6: Kế toán tăng TSCĐ do được tài trợ, biếu tặng (đưa vào hoạt động
Có TK 1361: Ghi theo nguyên giá
Trường hợp 10: Nhận lại TSCĐ trước đây mang đi thế chấp
Nợ TK 211
Trang 13Trường hợp 1:TSCĐ giảm xuống do doanh nghiệp nhượng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn(nếu TSCĐ đã cũ)Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Có TK 211 (213): Nguyên giá- Khoản thu được do nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 711: Giá chưa có thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (Nếu có)
- Các khoản chi phí phát sinh để thực hiện công việc nhượng bán:Nợ TK 811
Nợ TK 133 (nếu có)Có TK 111,112,
Trường hợp 2:TSCĐ giảm xuống do được thanh lý, kế toán phản ánh các nội dung:
+ Nếu TSCĐ đã khấu hao đủ, kế toán ghi:Nợ TK 214
Có TK 211(213)
+ Nếu khấu hao chưa đủ thì kế toán ghi:Nợ Tk 214
Nợ TK 811 : Giá trị còn lạiCó TK 211,213
- Các khoản chi phí phát sinh để thực hiện công việc thanh lý:Nợ TK 811
Có TK: 111,112,141,152, 153 - Khoản thu được do thanh lý TSCĐ
Nếu thu được phế liệu, phụ tùng nhập kho sẽ ghi:
Trang 14Có TK liên quan: Số hao mòn mà DN bù đắp
Trường hợp 5: Khi kiểm kê phát hiện có TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên
nhân, kế toán căn cứ vào nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại để phản ánh:Nợ TK 1381: Giá trị còn lại
Nợ TK 214 : Giá trị hao mònCó TK 211: Nguyên giá
Sau đó căn cứ vào quyết định xử lý phần giá trị còn lại để phản ánh.Nợ TK 1388 - Bắt người chịu trách nhiệm bồi thường
Nợ TK 811 – Tính vào chi phí khác
Có TK 1381
Trường hợp 6:TSCĐ giảm do đem góp vốn liên doanh
- Trường hợp đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, kế toán ghi:Nợ TK 128,222 : Giá do HĐLD định giá
Nợ TK 214 : Số khấu hao đã trích (nếu TSCĐ đã cũ)
Nợ TK 811 : Số chênh lệch giá trị còn lại của TSCĐ- giá góp vốnCó TK 211,(213) : Nguyên giá
Trang 15- Trường hợp đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, kế toán ghi:Nợ TK 128,222: Giá do HĐLD định giá
Nợ TK 214 : Số khấu hao đã trích (nếu TSCĐ đã cũ) Có TK 211,(213) : Nguyên giá
Có TK 711: Số chênh lệch (GTVG-GTCL)
Trường hợp 7:Khi chuyển TSCĐ thành công cụ, dụng cụ.
Trường hợp TSCĐ cũ, đã qua sử dụng, kế toán ghi:
- Nếu TSCĐ có giá trị còn lại nhỏ thì tính hết vào chi phí của đối tượng sử dụng trong kỳ kế toán :
Nợ Tk 627,641,642: Giá trị còn lạiNợ TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 211: Nguyên giá
- Nếu TSCĐ có giá trị còn lại lớn thì phải chuyển thành chi phí trả trước để phân bổ dần vào chi phí của các đối tượng sử dụng:
Nợ TK 1421(242) : Giá trị còn lạiNợ TK 214: Giá trị hao mòn
Ghi chú: Kế toán TSCĐ vô hình trong trường hợp chi phí nghiên cứu, lợi thế thương
mại, chi phí thành lập, đã được hạch toán vào TSCĐ vô hình trước khi thực hiện chuẩn mực kế toán:
+ Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ vô hình này nhỏ, kết chuyển một lần vào chi phí SXKD trong kỳ, ghi:
Nợ TK 627,641,642: Giá trị còn lạiNợ TK 241: Số đã trích khấu hao
Có TK 213: Nguyên giá
Trang 16+ Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ vô hình này lớn, được kết chuyển vào chi phía trả trước dài hạn để phân bổ dần, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạnNợ TK 214: Số đã trích khấu hao
Có TK 213: Nguyên giá
Trường hợp 8:Khi đem TSCĐ đi cầm cố, thế chấp, kế toán ghi:
Nợ TK 144Nợ TK 214
Có TK 211
Trang 175.3 Kế toán khấu hao TSCĐ
5.3.1 Nguyên tắc hạch toán
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật, trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ: Là sự phân bố một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
5.3.2 Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và tính vào chi phí khác.
Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao:- TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
- TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn, được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
- Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục cho doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
- Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.
Thời điểm tính khấu hao: Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh
5.3.3 Phương pháp tính khấu hao
• Phương pháp khấu hao đường thẳng.
MK=NG/T
Trang 18MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐNG: Nguyên giá TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.Mức KH hàng = giá trị còn lại * tỷ lệ khấu
năm TSCĐ của TCSĐ hao nhanh
• Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Mức KH TSCĐ Mức KH TSCĐ Mức KH tăng Mức KH giảmTrích = trích + do tăng TSCĐ _ do giảm TSCĐ
hàng tháng tháng trước tháng này tháng này
5.3.4 Tài khoản sử dụng: TK 214
• Kết cấu TK 214:
Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do giảm TSCĐ.
Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ hoặc do điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên.
Dư có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có ở doanh nghiệp.• TK 214 có 2 tài khoản cấp hai
TK 2142 “Hao mòn TSCĐ hữu hình”TK 2143 “hao mòn TSCĐ vô hình”
5.3.5 Phương pháp kế toán
Hàng tháng (hoặc định kỳ) tính trích khấu hao TSCĐ và chi phí SXKD, đồng thời phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ tăng, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642Có TK 214
Trường hợp cuối năm tài chính nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao TSCĐ mà mức trích KH TSCĐ vô hình tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch tăng được ghi:
Nợ TK 627, 641, 642Có TK 214
Trường hợp cuối năm tài chính nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian KH TSCĐ mà mức trích KH TSCĐ vô hình giảm so với số đã trích trong năm số chênh lệch KH giảm được ghi:
Trang 19Nợ TK 466Nợ TK 4312
Có TK 214
Đối với TSCĐ đi thuê tài chính khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ KH thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí chờ phân bổ (Nếu giá trị còn lại lớn) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ (Nếu giá trị còn lại nhỏ)
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Nợ TK 627,641,642: Giá trị còn lại
Có TK 212 :Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
5.4 Kế toán sửa chữa TSCĐ
5.4.1 Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ5.4.1.1 Đặc điểm
- Mức độ hư hỏng nhẹ công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện.
- Thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sữa chữa phát sinh ít nên được hạch toán toàn bộ một lần vào chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ.
Có TK :111,112,224,228,152, - Chi phí sửa chữa
5.4.2 Kế toán sữa chữa lớn TSCĐ5.4.2.1 Đặc điểm
Trang 20Mức độ hư hỏng nặng nên kỹ thuật sửa chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do DN tự thực hiện hoặc phải thuê ngoài
- Thời gian sửa chữa lâu và TSCĐ phải ngưng hoạt động
- Chi phí sữa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết 1 lần vào chi phí của đối tượng sử dụng mà phải sử dụng phương pháp phân bổ thích ứng
5.4.2.2 Phương pháp kế toán
Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ không có kế hoạch
- Khi doanh nghiệp tiến hành chữa lớn TSCĐ thì chi phí sửa chữa thực tế:Nợ TK 2413
Nợ TK 142: Chi phí phân bổ cho niên độ kỳ này
Nợ TK 242: Chi phí còn phân bổ cho các niên độ tiếp theoCó TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
- Hàng tháng khi phân bổ vào chi phí của các đối tượng sẽ ghi: Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
- Hàng tháng khi phân bổ vào các đối tượng sử dụng sẽ ghi:Nợ TK 627,641,642
Có TK 142: Mức phân bổ
Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ có kế hoạch
Trang 21- Khi tiến hành trích trước để tính vào chi phí của đối tượng sử dụng sẽ ghi:Nợ TK 627,641,642
Nợ TK 335: Mức trích trước Nợ TK 627,641,642: Số thiếu
Có TK 2413:Chi phí sửa chữa lớn
+ Nếu số trích trước > chi phí sửa chữa thực tế thì khoản chênh lệch trích thừa phải hoàn nhập để ghi giảm chi phí của đối tượng.
Trang 22- Nếu việc nâng cấp được đầu tư bằng các quỹ chuyên dùng thì chuyển các quỹ này thành nguồn vốn kinh doanh.
Nợ TK 414Nợ TK 441
5.5 Kế toán TSCĐ thuê và cho thuê5.5.1 Kế toán TSCĐ thuê tài chính5.5.1.1 Chứng từ sử dụng
Hợp đồng thuê tài chính
Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính,
Bên cho thuê thực hiện dịch vụ cho thuê tài chính sử dụng chứng từ “hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính”
5.5.1.2 Tài khoản sử dụng
TK 212 “TSCĐ thuê tài chính” và TK 342 “Nợ dài hạn”• Kết cấu và nội dung TK 212:
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng
Bên có: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi
hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Dư nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có tại doanh nghiệp
- Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 212
Có TK 142 Có TK 11
Trang 23- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi;
Có TK 111,112
+ Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 635Nợ TK 133
Có TK 315
• Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt đông SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:
+ Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê ghi:Nợ TK 635
Nợ TK 315
Nợ TK 623, Tk 627, TK 642 , TK 641Có TK 111,112.
• Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
+ Khi nhận TSCĐ thuê tài chính , kế toán ghi:Nợ TK 212
Nợ TK 138
Có TK 315Có TK 342
Trang 24- Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính ghi: Nợ TK 212
Có TK 142Có TK 111,112
- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342
Có TK 315
- Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
+ Khi chi tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê,ghi;Nợ TK 635
Nợ TK 315Có TK 111,112
+ Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kỳ, ghi:
Nợ TK 627,641,642Nợ TK 133
Trang 25- Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi:Nợ TK 211
Trường hợp DN trả trước tiền thuê TSCĐ hoạt động
- Khi nhận TSCĐ căn cứ vào giá trị của TSCĐ ghi trên hợp đồng thuê để ghi đơn bên Nợ TK 001 “TS thuê ngoài”
Khi hết hạn thuê trả lại tài sản sẽ ghi đơn bên Có TK 001.
- Khi xác định chi phí tiền thuê TSCĐ hoạt động phải trả trong kỳ, ghi: Nợ TK 623,627,641,642
Có TK 111,112
- Định kỳ, phân bổ tiền thuê tài sản là thuê hoạt động đã trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 623,627,641,642 Có TK 142,242
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
A.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY 71.ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG
- Tên công ty : Công ty YNHH MTV Dệt may 7
- Tên giao dịch quốc tế : TEXTILE AND GARMENT COMPANY N7 - Tên viết tắt : TEGACO
- Điạ chỉ : 148 Đường số 7, Hoàng Hoa Thám_ Phường13_Q.Tân Bình_ TP.Hồ Chí Minh
Ngày 13/03/1996, xí nghiệp được nâng cấp lên thành Doanh Nghiệp Nhà Nước theo thông báo số 119/ĐMDN của Chính Phủ và quyết định số 493/QĐ ngày 18/4/1996 của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng với tên gọi chính “ Công ty Dệt May 7”
Như vậy, sau gần 20 năm tồn tại và phát triển, đến nay công ty Dệt May 7 đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Sản phẩm của công ty không những chỉ phục vụ cho quân đội mà con tham gia tích cực vào thị trường nội địa, và hướng tới thị trường quốc tế.
Ngày 01/01/2011 công ty Dệt Nay 7 đổi tên thành công ty TNHH MTV Dệt May 7 theo quyết định số 419/QĐQP.
1.2 Chức năng
Sản xuất kinh doanh các loại vải may quân phục, các loại sản phẩm quân trang phục vụ cho quân đội theo chỉ tiêu pháp lệnh của Tổng cục hậu cần thông qua ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị bạn như Công ty may 28,Công ty may 20, Công ty may 32
Dệt, nhuộm, in hoa các mặt hàng tham gia thị trường sản xuất, gia công may mặc.
Trang 27Kinh doanh hàng hoá, vật tư ngành dệt.
Trang 281.3 Nhiệm vụ
Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, tuân thủ pháp luật, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vải may mặc quân phục cho khu vực phía Nam và một phần phía Bắc, tham gia sản xuất hàng cung cấp thị trường nội địa trên cơ sở toàn năng lực sản xuất quốc phòng có tích luỹ, đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh Thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách cho Nhà nước
- Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn “bền đẹp” của quân trang phục vụ quân đội, tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chỉ tiêu cho ngân sách quốc phòng.
- Có trách nhiệm bảo vệ và quản lý tài sản của Nhà nước theo quy định của luật pháp và của Bộ quốc phòng Mọi sổ sách kế toán được thực hiện theo chế độ thống kê kế toán của Nhà nước; thanh toán, báo cáo trung thực cho cấp trên chủ quản.
2 TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH2.1 Đặc điểm cơ cấu sản xuất
Công ty Dệt may 7 là một Công ty quốc phòng nên sản xuất của Công ty có hai loại- Sản phẩm quốc phòng: Bán ra theo chỉ lệnh của Tổng cục hậu cần.
- Sản phẩm kinh tế: Gồm sản phẩm bán ra trên thị trường và hoạt động gia công căng, sấy, dệt, nhuộm, in hoa.
2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Tại Công ty Dệt may 7 để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất thì mỗi xí nghiệp trong Công ty cũng có một quy trình riêng Cụ thể như sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ của Công ty :
Sợi Dệt Vải mộc
Nhuộm Vải đãnhuộm
In bông Vải thànhphẩmNhập
kho
Trang 29 Quy trình sản xuất ở xí nghiệp dệt:
Quy trình công nghệ dệt của công ty tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo đúng các chỉ tiêu chất lượng như:
• Khổ vải mộc :147 + 2cm
• Vải khổ dọc : 486 10sợi/10cm• Mật độ ngang : 260 +10sợi/19cm• Trọng lượng : 2200 + 10/m
Quy trình sản xuất ở xí nghiệp nhuộm :
Sợi dọcMắc
DệtKiểu mộc
Bắt thước
Nhập khoSợi ngang
Chuẩn bị vải mộc
Định hình
Bắt
tâm
Nhuộm cocoKiểm tra
thành phẩm
Đóng kiện
Nhập kho
Trang 30 Quy trình sản xuất ở xí nghiệp in:
Chế bản làm filmVải thành
phẩmQuy trình
sắc màu
Đóng kiện kkiệnkieen
Nhập kho
Trang 31Chuẩn bị giấy thiết
CắtMayNhóm chi tiết Nhóm trang
Trang 323 TỔ CHỨC QUẢN LÝ3.1 Đặc điểm cơ cấu quản lý
Cơ cấu tổ chức,quản lý của công ty Dệt May TNHH MTV 7 được sắp xếp theo mô hình trực tiếp chức năng gồm:
Ban giám đốc Khối tham mưu Khối sản xuất
Các hội đồng của công ty Các tổ chức đoàn thể
3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
hành chính
Phòng Tài chính- Kế toán
Phòng kỹ thuật Phòng Kinh doanh, XNKĐội QCS
PXMùng
XNNhuôm,
XN May
Xưởng cơ điện
Tổ bảo
Tổ hậu
Tổ khoTổ
tiếp thịTổ xe
con
Trang 33Giám đốc: là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty Giám đốc cũng là
người trực tiếp chịu trách nhiệm trước tư lệnh QK7, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và Nhà Nước về con người, tài sản được giao, bảo toàn vốn của cty, chỉ huy và lãnh đạo cty họat động theo quy định của pháp luật hiện hành, có trách nhiệm xây dựng và củng cố cty ngày càng ổn định và phát triển toàn diện.
Phó giám đốc: Là người tham mưu giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước
giám đốc và cấp trên về việc phân công theo trách nhiệm
• Phó giám đốc chính trị : Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện công tác Đảng, công tác tư tưởng chính trị toàn cty Phó giám đốc chính trị là người chỉ đạo trực tiếp phòng tổ chức hành chính.
• Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất : Tham mưu cho giám đốc điều hành các hoạt động thuộc các lĩnh vực kỹ thuật sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, lãnh đạo trực tiếp phòng kỹ thuật – sản xuất.
• Phó giám đốc kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu : Tham mưu cho giám đốc công ty điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh – xuất nhập khẩu, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về những kế hoạch có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm…
Kế toán trưởng: Là người giúp cho giám đốc thực hiện pháp lệnh thống kê kế toán
trong hoạt động sản xuất kinh doanh do pháp lệnh thống kê quy định Kế toán trưởng chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức bộ máy thống kê kế toán – tài chính cũng như giám sát việc hạch toán, thực hiện công tác kế toán của công ty theo chế độ kế toán thống nhất.
Phòng tổ chức hành chánh
• Tham mưu giúp giám đốc về mô hình tổ chức bộ máy sản xuất - kinh doanh, quản lý nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo tuyển dụng và phân công lao động.
• Thực hiện tốt công tác văn thư, bảo mật theo quy định.
• Thực hiện tốt công tác chính trị nội bộ, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, duy trì an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp toàn công ty.
Phòng tài chính kế toán
• Tổ chức hạch toán kế toán về sản xuất kinh doanh của công ty Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm phản ánh đầy đủ tình hình sử dụng vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh; tình hình biến động lao động, vật tư…, tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất để tính giá
Trang 34thành sản phẩm; xác định kết quả kinh doanh; phân phối thu nhập một cách công bằng và hợp lý theo đúng chế độ quy định của Nhà Nước; thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với Ngân sách.
• Thực hiện các chức năng về quản lý.
• Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về mọi hoạt động.
Phòng kế hoạch kinh doanh – xuất nhập khẩu
• Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều độ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
• Quyết định cung ứng và quản lý phụ tùng, vật tư, nguyên liệu, từng loại hàng hóa.• Thực hiện các hoạt động kinh doanh – xuất nhập khẩu, phụ trách đầu ra cho các sản phẩm của công ty.
• Xí nghiệp may : Tổ chức may đo các loại quân trang và sản phẩm may mặc dân dụng theo chỉ thị của giám đốc công ty giao; đảm bảo sản lượng, chất lượng và tiến độ của kế hoạch sản xuất.
Trang 35Bộ phận sản xuất phụ
• Xưởng cơ điện : Sản xuất cơ khí, gia công sửa chữa máy móc thiết bị, hàn – tiện, tự chế một số bộ phận thay thế; đảm bảo vận hành, bảo trí, bảo dưỡng, sữa chữa hệ thống điện nước theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
• Xưởng mùng tuynh : Sản xuất mùng tuynh phục vụ quân đội
Bộ phận phục vụ
• Tổ xe con : - Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vật tư cho công ty
- Phục vụ cho các chuyến công tác của giám đốc, phó giám đốc hay các nhân viên quản lý trong công ty.
• Tổ bảo vệ : - Duy trì an ninh trật tự cho công ty
- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với việc ra vào trong công ty• Tổ hậu cần :- Thực hiện móc go, âu lược, kẻ trục, suốt chỉ, vệ sinh công nghiệp.
- Tổ chức phục vụ bữa ăn công nghiệp cho các nhân viên, công nhân trong công ty.
• Tổ tiếp thị: - Thực hiện việc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của công ty ra thị trường.• Tổ kho : - Bảo quản vật tư, hàng hóa trong kho, tránh thất thoát, hư hỏng.
- Kiểm soát quá trình ra vào kho
4 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP4.1 Tổ chức công tác kế toán
4.1.1Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty Dêt may 7 áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung toàn bộ công tác kế toán, được thực hiện tại phòng kế toán của công ty Tại các xí nghiệp thành viên có các nhân viên thống kê, ghi chép, theo dõi chi tiết các hoạt động cụ thể.
Căn cứ vào các chứng từ được chuyển lên từ các bộ phận của xí nghiệp, phòng kế toán thực hiện công tác kế toán theo chế độ hiện hành Công việc chủ yếu như sau:
• Kiểm tra chứng từ ban đầu.• Phân loại chứng từ.
• Định khoản, theo dõi chi tiết và tổng hợp
• Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.• Cuối kỳ, lập báo cáo tài chính.
Trang 36- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành- Bảng chấm công
4.1.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
• Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 năm X đến 31/12 nam X
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ (Việt Nam đồng).• Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ
• Phương pháp kế toán TSCĐ: khấu hao TSCĐ theo quyết định số 166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999.
• Phươn pháp kế toán hang tồn kho:
- Xác định hàng tồn kho cuối kỳ bằng phương pháp bình quân gia quyền (tính vào cuối tháng).
- Hạch toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.- Chi phí được tập hợp theo khoản mục.
- Tính giá thành theo phương pháp phân bước, có tính giá thành bán thành phẩm.
Trang 374.2 Tổ chức bộ máy kế toán
4.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
4.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán4.2.2.1 Kế toán trưởng
Tổ chức, xây dựng bộ máy thống kê kế toán toàn công ty Giám sát việc thực hiện hạch toán theo chế độ kế toán thống nhất.
Giám sát thực hiện công tác quản lý, bảo toàn và sử dụng vốn phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả cho việc sử dụng vốn.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật Nhà Nước.
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán do Nhà Nước quy định.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và Nhà Nước về các chế độ, chính sách tài chính do Nhà Nước ban hành…
4.2.2.2 Kế toán tổng hợp
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán vật tư
Kế toán
giá thành
Kế toán tổng hợp, kế
toán TSCĐ
Kế toán thanh
Thủ quỹ
Nhân viên thống kê ở các xí nghiệp
Trang 38 Lập các báo cáo kế toán, thống kê tổng hợp theo yêu cầu của công ty, Nhà Nước.
Ghi chép, giữ sổ cái, bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán thống kê, thông tin kinh tế.
Theo dõi công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Theo giõi tình hình tăng giảm, sử dụng TSCĐ; tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ, trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ Lập bảng tính khấu hao TSCĐ vào cuối tháng.
4.2.2.3 Kế toán giá thành
Cuối tháng tập hợp các báo cáo (báo cáo phân bổ tiền lương, báo cáo trích khấu hao TSCĐ, báo cáo sử dụng hóa chất, điện nước, báo cáo sản xuất sản phẩm dở dang tại các xí nghiệp, phân xưởng, các phiếu xuất kho…) để tổng hợp chi phí theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng Tóm lại, công việc chính của kế toán giá thành là theo dõi các loại chi phí sản xuất chính, sản xuất phụ và tính giá thành các loại sản phẩm mà công ty sản xuất ra.
Giữ các sổ chi tiết có liên quan
Lập các báo cáo thống kê về phần công việc của mình khi có yêu cầu.
Tiến hành công tác phân tích biến động doanh thu, lợi nhuận và tình hình sử dụng nguyên vật liệu.
4.2.2.4 Kế toán vật tư
Theo dõi cả về mặt giá trị và số lượng xuất, nhập, tồn các loại nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, hàng hoá, thành phẩm Cuối tháng kế toán vật tư gửi hoá đơn, chứng từ cho kế toán giá thành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu Giữ các sổ chi tiết có liên quan.
Lập các báo cáo thống kê về phần công việc của mình khi có yêu cầu.
4.2.2.5 Kế toán thanh toán
Theo dõi vốn bằng tiền, vốn đi vay và các khoản thanh toán.
Trang 39 Theo dõi các khoản chi phí phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty như điện, nước và các chi phí bằng tiền khác …Cuối tháng, kế toán thanh toán chuyển các chứng từ liên quan cho kế toán giá thành tập hợp, phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí.
Theo dõi các khoản thanh toán công nợ trong và ngoài công ty.
Lập các báo cáo thống kê phần hành công việc của mình khi có yêu cầu.
4.2.2.6Thủ quỹ
Thực hiện công việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ.
Sử dụng các sổ chi tiết để quản lý quỹ. Lập các báo cáo về quỹ khi có yêu cầu.
4.2.2.7Nhân viên hạch toán tại các xí nghiệp
Chấm công, tính lương cho công nhân ở bộ phận mình.
Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn các loại vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm tại các xí nghiệp.
Lập các báo cáo định kỳ, các chứng từ liên quan gửi lên phòng kế toán.
B THỰC TRẠNG VỀ TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY 71 Một số vấn đề chung về TSCĐ tại doanh nghiệp
1.1 Đặc điểm về TSCĐ
Công ty TNHH MTV Dệt May 7, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô khá lớn xét trên mặt bằng chung của ngành dệt may Việt Nam, TSCĐ không chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của công ty (xấp xỉ 40%) mà còn khá phong phú về số lượng và chủng loại
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Dệt May 7 sản xuất theo chỉ tiêu phân cấp của cục quân khu và gia công cho các công ty lớn của ngành dệt may nên toàn bộ TSCĐ của công ty đều là TSCĐ hữu hình, bao gồm nhiều loại như: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị sản xuất, vật kiến trúc, phương tiện vận tải…được phân bổ ở các xí nghiệp trực thuộc và các phòng ban trong công ty.
Trang 402 Phân loại và đánh giá TSCĐ tại doanh nghiệp2.1 Phân loại TSCĐ
TSCĐ tại công ty dệt may 7 có nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm khác nhau về công dụng, tính năng kiểu dáng, nguồn hình thành.
Để thuận tiện cho việc quản lý, hạch toán và phân bổ khấu hao vào từng đối tượng chịu chi phí thì việc phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý chặt chẽ TSCĐ trong doanh nghiệp Dựa trên thực tế tình hình trang bị TSCĐ tại Công ty Dệt May 7, TSCĐ được phân theo những loại sau:
2.1.1 Phân loại căn cứ vào hình thái hiện hữu và kết cấu TSCĐ
- Nhóm 1 : Nhà cửa, vật kiến trúc:Bao gồm nhà xxưởng của các xí nghiệp dệt, xí
nghiệp may, xí nghiệp nhuộm in, căn tin, hội trường, nhà để xe, nhà kho, bồn hoa
- Nhóm 2 : Máy móc, thiết bị:Là toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động
SXKD như máy xếp vải, máy nhuộm, máy dệt, máy suốt, máy kansai, máy vắt sổ, máy in bông, máy điều hòa nhiệt độ
- Nhóm 3 : Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:Gồm xê tải 3,5tấn, xe vận tải nhẹ
KIA 1,4tấn, xe ô tô phục vụ cho việc giao dịch với khách hành, hệ thống điện động lực, đường ống cấp nước, hệ thống xử lý nước
- Nhóm 4 : Thiết bị dụng cụ quản lý: Gồm máy photo, máy fax, hệ thống máy vi tính,
tủ lạnh,két sắt
Bảng phân loại TSCĐ theo kết cấu tính đến ngày 31/04/2011
2.1.2 Phân loại căn cứ vào mục đích và tình hình sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọngNhóm 1 11.911.012.426 29,28% 6.572.462.098 38,57%Nhóm 2 25.563.750.289 62,84% 8.768.364.769 51,45%Nhóm 3 2.363.664.499 5,32% 1.358.292.635 7,97% Nhóm 4 989.376.899 2,56% 342.955.536 2,01%