1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp

45 509 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 430 KB

Nội dung

Trên cơ sở những kiến thức đã học tại nhà trường và qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp em đã lựa chọn đề tài : “Phân tích tình hình sử dụng tài sản

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tiến vào thế kỷ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tếthế giới Ngày nay, trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước,Đảng và nhà nước ta đang tập trung và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và vậntải được xem như là một ngành rất quan trọng trong hệ thống các ngành nghềkinh tế quốc dân Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, cuộcsống người dân ngày càng cao Nó kéo theo sự gia tăng về nhu cầu vận chuyển hànghóa cũng như nhu cầu đi lại Trước tình hình đó đòi hỏi ngành vận tải không ngừngphát triển và hoàn thiện về mọi mặt: quy mô, số lượng, tổ chức, chủng loạiphương tiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng là một vấn đề bức xúc đối với từngdoanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự tiến bộ nhanhchóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ, vốn cố định trong doanh nghiệp khôngngừng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh Vì vậy việc

sử dụng vốn cố định có hiệu quả được đặt ra như là yếu tố khách quan đối với cácdoanh nghiệp Khai thác và sử dụng vốn cố định hợp lý có hiệu quả sẽ góp phần tăngnăng suất lao động ,đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ,tăng khả năng cạnh tranh và điềuquan trọng là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trên cơ sở những kiến thức đã học tại nhà trường và qua quá trình thực tập tại

công ty Cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp em đã lựa chọn đề tài : “Phân tích

tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

cố định của công ty Cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp ’’

Báo cáo thực tập gồm 3 phần :

Phần 1 : Cơ sở lý thuyết

Phần 2 : Giới thiệu chung về công ty Cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp.Phần 3 : Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và kinhdoanh tổng hợp

Phần 4 :Nhận xét chung và một số kiến nghị đối với công ty

Trang 2

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Cơ sở lý thuyết :

1.1.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ của công ty :

1.1.1.1 Mục đích của việc phân tích :

- Đánh giá chung tình hình sử dụng TSCĐ của công ty thông qua việc đánh giá cácchỉ tiêu kinh tế

-Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng TSCĐ vào trong sản xuất kinhdoanh và tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích

- Đề xuất phương hướng và biện pháp tổ chức khai thác, sử dụng một cách tốt nhấtTSCĐ của công ty áp dụng trong thời gian tới giúp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐphục vụ hoạt đông sản xuất kinh doanh , đảm bảo các lợi ích của doanh nghiệp , củanhà nước , của người lao động

- Làm cơ sở cho việc hoạch địch chiến lược phát triển công ty Lập các kế hoạch đầu

tư TSCĐ phục vụ sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ , mang lại lợi íchcao nhất cho công ty và cho xã hội

1.1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích :

- Phân tích thường xuyên sẽ giúp các nhà quản trị công ty nhận thức đúng đắn tìnhhình sử dụng và quản lý TSCĐ của công ty, từ đó đưa ra các biện pháp tổ chức quản lýphù hợp

1.1.1.3 Nguyên tắc phân tích :

- Phân tích phải đi từ cái chung đến phân tích cụ thể

-Đảm bảo tính khách quan

- Đặt hiện tượng trong sự vận động không ngừng

- Phân tích phải toàn diện sâu sắc cụ thể

- Phân tích hiện tượng phải đặt trong mối quan hệ với tổng thể

- Linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp phân tích

1.1.2 Khái niệm và vai trò tài sản cố định :

1.1.2.1 Khái niệm:

- Để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, các doanh nghiệp phải có các yếu tố:Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động

Trang 3

- Khác với đối tượng lao động (Nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm ) các tư liệu lao động (Như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải )

là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng trong quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp là tài sản cố định Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được

sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp vào trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưmáy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc

- Các tư liệu lao động được xếp vào tài sản cố định phải có đủ 2 tiêu chuẩn sau:

+ Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên

+ Phải đạt giá trị tối thiểu ở mức quy định là : 10.000.000 vnđ trở lên

- Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định trên được coi là công cụ, dụng

cụ, được mua sắm bằng vốn lưu động của Doanh nghiệp Tuy nhiên trên thực tế việcxem xét tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định của Doanh nghiệp là phức tạp hơn.Trước hết việc phân biệt giữa đối tượng lao động là tài sản cố định của Doanh nghiệpkhông chỉ đơn thuần dựa vào tính hiện vật mà còn dựa vào tính chất và công dụng củachúng trong quá trình sản xuất kinh doanh Bởi vì có thể cùng một tài sản ở mộttrường hợp này được coi là tài sản cố định song ở trường hợp khác chỉ được coi là đốitượng lao động, ví dụ phương tiện vận tải dùng trong sản xuất kinh doanh vận tải làtài sản cố định song nếu nó là sản phẩm mới hoàn thành đang được bảo quản trong khothành phẩm chờ tiêu thụ thì chỉ được coi là đối tượng lao động

- Đặc điểm chung của tài sản cố định trong Doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳsản xuất sản phẩm Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầucủa tài sản cố định là không thay đổi Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dầntừng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thànhmọi yếu tố chi phí sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sảnphẩm được tiêu thụ

1.1.2.2 Vai trò của tài sản cố định : Tài sản cố định là một yếu tố không thể thiếuđược trong mọi quá trình sản xuất

1.1.3 Phân loại và kết cấu tài sản cố định

1.1.3.1 Phân loại tài sản cố định :

a Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:

Trang 4

- Tài sản cố định hữu hình : Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất

có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanhnhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc,thiết bị, phương tiện vận tải

- Tài sản cố định vô hình : Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụthể, thể hiện một lượng giá trị đã đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng,chi phí mua bằng sáng chế phát minh, bản quyền tác giả

b Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế:

- Tài sản cố định dùng trong sản xuất - kinh doanh : Là những tài sản cố định hữuhình và vô hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của Doanh nghiệp gồm : nhàcửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn máy móc thiết bị sản xuất,phương tiện vận tải và những tài sản cố định không có hình thái khác

- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất - kinh doanh : Là những tài sản dùng cho phúclợi công cộng, không mang tính chất sản xuất - kinh doanh như nhà cửa, phương tiệndùng cho sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, nhà ở, các công trình phúc lợi tập thể

c Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:

- Tài sản cố định đang sử dụng : Đó là những tài sản cố định của Doanh nghiệp đang

sử dụng cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh hay các hoạt động khác của Doanhnghiệp

- Tài sản cố định chưa cần dùng: đó là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt độngsản xuất - kinh doanh hay các hoạt động khác của Doanh nghiệp, song hiện tại chưacần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này

- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý : Là tài sản không cần thiết haykhông phù hợp với nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh hay các hoạt động khác của Doanhnghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư bỏ ra ban đầu

d Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:

- Tài sản cố định dành cho mục đích kinh doanh : Là những tài sản cố định do Doanhnghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của Doanh nghiệp

Trang 5

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng lànhững tài sản cố định do Doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sựnghiệp an ninh, quốc phòng trong Doanh nghiệp.

- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước là những tài sản cố địnhdoanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ nhà nước theo quyđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

e Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu :

- Tài sản cố định tự có : Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

- Tài sản cố định đi thuê : Là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp khác, bao gồm hai loại :

+ Đối với tài sản cố định thuê hoạt động :

+ Đối với tài sản cố định thuê tài chính :

f Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành :

- Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu

- Tài sản cố định từ các khoản nợ phải trả

+ Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ :

+ Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

+ Phương thức tổ chức sản xuất:

1.1.4 Nguyên giá tài sản cố định

- Là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để mua tài sản cố định chotới khi đưa tài sản cố định đó đi vào hoạt động bình

+ Xác định nguyên tài sản cố định hữu hình :

Trang 6

- Tài sản cố định loại mua sắm : (kể cả mua mới và mua cũ) bao gồm :

 Thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)

- Tài sản cố định loại đầu tư xây dựng : (kể cả tự làm hoặc thuê ngoài) là giá quyếttoán công trình xây dựng

- Tài sản cố định loại được cấp, được điều chuyển đến : bao gồm giá trị còn lại trên sổ

kế toán của tài sản cố định ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển…

-Tài sản cố định loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhậnlại vốn do phát hiện thừa bao gồm: Giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giaonhận, các chi phí tân trang, sửa chữa tài sản cố định, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ,lắp đặt, chạy thử, lệ phí hạ trước bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản chi ra trước khi đưatài sản cố định vào sử dụng

+ Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình :

- Chi phí về đất sử dụng : Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếptới đất sử dụng bao gồm : Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù giảiphóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí

- Chi phí thành lập doanh nghiệp : Là các chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới việcchuẩn bị cho sự khai sinh ra doanh nghiệp bao gồm : các chi phí cho công tác nghiêncứu, thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, chi phí thẩm định dự án, họpthành lập

- Chi phí bằng sáng chế, bằng phát minh, bản quyền tác giả, mua bản quyền tác giả,nhận chuyển giao công nghệ

1.1.5 Hao mòn và khấu hao :

1.1.5.1 Khái niệm hao mòn tài sản cố định :

Trang 7

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vàohoạt động kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạtđộng của tài sản.

a Hao mòn hữu hình của TSCĐ:

- Hao mòn hữu hình của tài sản cố định là sự hao mòn về vật chất, giá trị sử dụng vàgiá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng Về mặt vật chất đó là sự hao mòn cóthể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiếtTSCĐ dưới sự tác động của các điều kiện tự nhiên Về mặt giá trị sử dụng đó là sựgiảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuốicùng không còn sử dụng được nữa Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng của nó phải tiếnhành sửa chữa, thay thế Về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của tài sản cố địnhcùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sảnxuất

b Hao mòn vô hình :

- Hao mòn vô hình là sự hao mòn về giá trị của tài sản cố định do ảnh hưởng của tiến

độ khoa học kỹ thuật (được biểu hiện ra ở sự giảm sút về giá trị trao đổi của tài sản cốđịnh)

1.1.5.2 Khái niệm khấu hao tài sản cố định :

- Để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp phải chuyển dịch dần dần từng phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sảnphẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao tài sản cố định

- Khấu hao hợp lý là biện pháp quan trọng để thực hiện bảo quản vốn cố định, khiếncho doanh nghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hết thờihạn sử dụng

- Khấu hao hợp lý giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu hao

để có thể thực hiện kịp thời việc đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ

- Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố chi phí, việc xác định khấu hao hợp lý là mộtnhân tố quan trọng để xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.5.3 Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Trang 8

a Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (Hay còn gọi là khấu hao đường thẳng hoặc phương pháp tính khấu hao bình quân) : Đây là phương pháp khấu hao đơn giảnnhất, được sử dụng khá phổ biến để tính khấu hao các loại tài sản cố định có hình tháivật chất và không vật chất

-+ Mức trích khấu hao tài sản cố định trung bình hàng năm được xác định theocông thức sau :

Mkh =

Trong đó :

Mkh : Là mức khấu hao bình quân hàng năm của tài sản cố định

NG : Là nguyên giá trị tài sản cố định

Nsd : Thời gian sử dụng tài sản cố định(năm)

- Nhận xét về phương pháp khấu hao theo tuyến tính cố định :

+ Ưu điểm :

Cách tính này đơn giản dễ làm, chính xác đối với từng loại tài sản cố định, mức khấuhao được phân loại vào giá thành hoặc chi phí lưu thông một cách đều đặn làn cho giáthành vài chi phi lưu thông được ổn định Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ

lệ khấu hao bình quân tổng hợp cho tất cả các loại tài sản cố định của doanh nghiệp thìkhối lượng công tác tính toán sẽ giảm được đáng kể, thuận lợi cho việc lập kế hoạchkhấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp

+ Nhược điểm :

Khả năng thu hồi vốn chậm, không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của doanhnghiệp và không tránh khỏi hiện tượng hao mòn vô hình do không lường được hết sựphát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ

b Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần :

Nguyên giá TSCĐThời hạn sử dụng TSCĐ

Trang 9

Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được tính bằng cách lấy tỷ lệ khấuhao cố định nhân với giá trị còn lại của tài sản cố định có thể được xác định qua côngthức :

Mki = Tkh x GđiTrong đó :

Mki : Số tiền khấu hao TSCĐ năm thứ i

Gđi : Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ i

Tkh : Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ

c Phương pháp khấu hau giảm dần theo đường cong : Đây là phương pháp khấu haoquan trọng cần được áp dụng trong các doanh nghiệp Phương pháp khấu hao giảmdần theo đường cong đã tính đến các khấu hao vô hình TSCĐ

Trang 10

đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung,một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.

Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêngcủa các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt pháttriển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải phápnhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể Vì vậy, để tiến hành so sánh cầnphải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:

- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn

để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh Tuỳ theo mục đích nghiêncứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp Các gốc so sánh có thể là:

 Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướngphát triển của các chỉ tiêu

 Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giátình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức

 Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầuhoặc đơn đặt hàng của khách hàng nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp vàkhả năng đáp ứng nhu cầu

- Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳthực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được

b, Ðiều kiện so sánh:

- Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được

sử dụng trong so sánh phải đồng nhất Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thờigian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêukinh tế

- Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán vàphải thống nhất trên 3 mặt sau:

 Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế

 Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán

 Phải cùng một đơn vị đo lường

Trang 11

- Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải đượcquy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.

c, Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các

kỹ thuật so sánh sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối:

 Số tuyệt đối là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tếnào đó, ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế Nó là cơ sở để tính toán các loại sốliệu khác

 So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳphân tích so với kỳ gốc Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô củacác hiện tượng kinh tế

So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung là kếtquả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điềuchỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định quy môchung

Số tương đối hoàn thành kế hoạch = chỉ tiêu kỳ phân tích / chỉ tiêu kỳ gốc x 100%

 Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch

về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉtiêu phân tích Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu

 Số bình quân động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh

tế qua một khoảng thời gian nào đó Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân

Trang 12

tích với chỉ tiêu kỳ gốc Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mụcđích phân tích Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trongkhoảng thời gian dài nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tếqua 2 thời kỳ kế tiếp nhau.

1.1.6.2 Phương pháp thay thế liên hoàn:

- Với phương pháp này chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của từng nhân tốthông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêukhi nhân tố đó thay đổi Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc:

 Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ẩnh hưởng với chỉ tiêuphân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng;trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếptrước đến nhân tố thứ yếu

 Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tốchất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữnguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tính

ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó

ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lầnthay thế đầu tiên là so với kỳ gốc)

 Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phântích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc)

- Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước:

Bước 1 : Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu

kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc

Nếu Gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đốitượng phân tích được xác định là: A1 - A0 = ΔAA

Bước 2 : Thiết lập mối quan của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân

tích

Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phântích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đãtrình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: A = a.b.c

Trang 13

Kỳ phân tích: A1 = a1.b1.c1 và Kỳ gốc là: A0 = a0.b0.c0

Bước 3 : Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình

tự sắp xếp ở bước 2

- Thế lần 1: a1.b0.c0

- Thế lần 2: a1.b1.c0

- Thế lần 3: a1.b1.c1

- Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn

bộ nhân tố ở kỳ gốc Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lầnthay thế

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng

phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó taxác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lầnthay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:

- Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = ΔAaa

- Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 = ΔAab

- Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 = ΔAacTổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: ΔAAa + ΔAAb + ΔAAc = ΔAA

 Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1-a0) b0.c0

 Ảnh hưởng của nhân tố b: = a1.(b1 -b0) c0

 Ảnh hưởng của nhân tố c: = a1.b1.(c1-c0)

Trang 14

PHẦN 2 :GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP

2.1 Nét khái quát về công ty Cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :

- Công ty ra đời năm 1960 với tên gọi : Công ty hợp doanh vận tải ôtô Hải Phòng

- Đến năm 1970 đổi tên thành : Xí nghiệp vận tải ôtô Hải Phòng

- Năm 1985 theo nghị định 388 CP đổi tên thành : Công ty vận tải ôtô Hải Phòng

- Ngày 1/1/2000 : Thực hiện chủ trương cổ phần hoá của nhà nước Công ty đã cổ phầnhoá và đổi tên thành : Công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp

- Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành công ty : Th.S Phạm Văn Quang

- Trụ sở hoạt động của công ty : 341_ Đà Nẵng _ Ngô Quyền _ Hải Phòng

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp

2.1.2.1 Chức năng :

- Vận tải và dịch vụ vận tải hàng hoá bằng ôtô

- Thi công xây lắp công trình hạ tầng

- Kinh doanh dịch vụ kho bãi

2.1.2.2 Nhiệm vụ :

- Thực hiện quản lý, hoàn thành các công trình hạ tầng đúng theo hợp đồng tài chính

- Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ pháttriển của công ty và môi trường kinh doanh

- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước

- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng cho cán bộ, công nhân viên trên

cơ sở quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương đã đăng ký Thực hiện khen thưởng các cán

bộ, công nhân viên có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanhcủa công ty

- Thực hiện chinh sách BHXH, BHYT, luôn cải thiện điều kiện làm việc, trang bị bảo

hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi đảm bảo sức khoẻcho người lao động

Trang 15

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên vànâng cao tay nghề cho công nhân

- Kết hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn về người vàtài sản của công ty Làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng toàn dân

2.1.3 Bộ máy tổ chức công ty :

- Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp :

Trang 16

Phòng kinh doanh

Phòng kỹ thuật vật tư

Đoàn xe vận tải

Đội thi công công trình

Đội quản lý kho bãi

Trang 17

- Các phòng ban và chức năng chính :

+ Đại hội đồng cổ đông : bao gồm tất cả các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty, là

cơ quan cao nhât của công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của công tythông qua đại hội cổ đông Đại hội cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau :

 Quyết định cổ tức chia hàng năm

 Bầu, miễn nhiệm các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty

 Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty và định hướng pháttriển của công ty trong năm tiếp theo

+ Hội đồng quản trị : Là cơ quan do đại hội cổ đông bầu ra để đại diện cho công tythực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ :

 Quyết định chiến lược phát triển của công ty : Quyết định các phương ánđầu tư sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý

 Lập báo cáo tài chính trong năm trình lên đại hội đồng cổ đông

+ Ban kiểm soát : Do đại hội đồng cổ đông bầu ra để giám sát mọi hoạt động của công

ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông

+ Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồngquản trị của Tổng công ty và trước cơ quan pháp luật về việc quản lý và điều hành mọihoạt động của công ty Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhấttrong công ty

+ Phó giám đốc : Là người giúp giám đốc quản lý và chỉ đạo toàn bộ khâu kỹ thuật công nghệ sản xuất, các lĩnh vực kinh tế của công ty bao gồm phần tài chính, kế toán thống kê, khấu hao tài sản, tiêu thụ sản phẩm, lao động và tiền lương Được Giám đốc

ủy quyền ký thay Giám đốc khi vắng mặt

+ Phòng tổ chức hành chính : Có chức năng lập chương trình kế hoạch công tác củaGiám đốc, các phó Giám đốc Hàng tháng, hàng quí, hàng năm lập trình biểu theo dõithi hành các quyết định chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và công ty Chăm lo đến đờisống của cán bộ công nhân viên trong công ty

+ Phòng kế toán : Có nhiệm vụ giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc vềkhâu tài chính và kế toán Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy

Trang 18

thống kê cho phù hợp với cơ chế quản lý và mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinhdoanh của công ty Ghi chép, tính toán và phản ánh thực trạng, kịp thời đầy đủ toàn

bộ tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

+ Phòng kỹ thuật vật tư : Có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệmtrước giám đốc về toàn bộ công tác kế hoạch hóa sản xuất và quản lý vật tư kỹ thuật ,phối hợp với các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ xây dựng giá thành sản phẩm đểlàm cơ sở cân đối kế hoạch tài chính của công ty Theo dõi định kỳ việc sử dụng vật tư

và bảo quản vật tư hàng hóa, tổ chức thanh quyết toán và báo cáo kiểm kê định kỳ, thuhồi vật tư, phế liệu và giải quyết thanh lý vật tư ứ đọng

+ Phòng kinh doanh : Là nơi giao dịch trực tiếp với khách hàng Có nhiệm vụ khảo sát,thăm dò những yêu cầu cần thiết của khách hàng, của thị trường, lập kế hoạch sửachữa, lập đơn giá chi tiết cho từng loại sản phẩm do khách hàng yêu cầu Tìm kiếm,khai thác nguồn hàng hoá vận tải

+ Đoàn xe vận tải , đội thi công xây lắp công trình , đội quản lý kho bãi : là bộ phận

sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty

2.1.4 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty

- Mặt hàng sản xuất kinh doanh :

+ Vận tải và dịch vụ vận tải :

+ Kinh doanh dịch vụ kho bãi :

+ Sửa chữa phương tiện vận tải :

+ Kinh doanh dịch vụ xây lắp và thi công công trình :

Trang 19

2.2 Một số điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty

2.2.1 Điều kiện về tài chính:

- Cơ cấu vốn và tài sản tại thời điểm cổ phần hoá (1/1/2000) : Hệ thống TSCĐ làphương tiện tương đối lạc hậu gồn phương tiện vận tải có tải trọng nhỏ, tuổi đờiphương tiện cao, công nghệ áp dụng lạc hậu Tính đến ngày 1/1/2010, sau 10 năm cổphần hoá 100% vốn công ty chuyển thành cổ phần của các cổ đông cá nhân Cơ cấuvốn – tài sản thay đổi theo hướng tích cực : Tăng tỷ trọng TSCĐ là máy móc trangthiết bị trực tiếp phục vụ sản xuất, công ty tích cực đầu tư, ứng dụng công nghệ sảnxuất mới

Bảng 1 :

2.2.2 Điều kiện về nguồn nhân lực:

+ Tổng số cán bộ công nhân viên tại thời điểm cổ phần hoá khoảng 90 người + Tính đến thời điểm gần nhất (1/1/2010) tổng số cán bộ công nhân viênkhoảng 75 người có trình độ quản lý, tay nghê lao động cao

- Công ty sở hữu tài sản nhà cửa vật kiến trúc gồm :

+ Nhà cửa làm việc, bến bãi kèm theo kho tàng phụ trợ : 17.000 km2

Trang 20

Bảng 2 :

1.2 Doanh thu kinh doanh kho bãi 103đ

1.3 Doanh thu trong sửa chữa ptvt 103đ

1.4 Doanh thu trong xây lắp và thi

công công trình

103đ

2.2 Chi phí trong kinh doanh kho bãi 103đ

2.3 Chi phí trong sửa chữa ptvt 103đ

2.4 Chi phí trong xây lắp và thi công

công trình

103đ

2.2.3 Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty :

- Qua tình hình sản xuất kinh doanh và qua bảng doanh thu sản lượng của công ty Cổphần vận tải và kinh doanh tổng hợp ta thấy tất cả các chỉ tiêu của công ty trong 3 nămgần đây đều tăng cụ thể là :

+ Chỉ tiêu tổng doanh thu của công ty năm 2008 tăng 3.695.644.000 đ sovới năm 2007 tưong ứng tăng 132,98 % Năm 2009 tăng 13.335.260.000đ sovới năm 2008 tương ứng tăng 189,5% Tốc độ tăng doanh thu của 3 nămnhanh hơn tốc độ tăng chi phí và thế lợi nhuận của công ty cũng được tăng lên,

cụ thể là năm 2008 tăng 406.216.000đ tương ứng tăng 151,18 % Năm 2009tăng 233.013.000 đ tương ứng tăng 119,42 % Các chỉ tiêu trên tăng do khốilượng hàng hoá của vận chuyển của công ty tăng lên, một phần do nhu cầu vậnchuyển tăng, một phần do công ty đã khai thác được nhưng tuyến chuyển mới

và đầu tư phương tiện mới có tải trọng lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 21

+ Về chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước và chỉ tiêu thu nhập của người laođộng cũng tăng qua các năm Công ty đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm đónggóp vào ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho nhiều người lao động,không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên

- Đây là nhưng đánh giá tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Để

có thể đưa ra được giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực làm tăng nhưngchỉ tiêu nói trên ta đi sâu vào nghiên cứu thực trạng về tình hình quản lý, sử dụng tàisản cố định tại công ty

Trang 22

PHẦN 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP

3.1 Hiện trạng tài sản cố định ở Công ty : Hiện trạng TSCĐ của công ty tính đến ngày 31/12/2009 :

Bảng 2 :

Tổng giá trị phần phương tiện vận tải :6.311.640.010

Tổng giá trị phần Phương tiện vận tải phục vụ quản lý :1.127.813.388

Tổng giá trị phần nhà cửa, vật kiến trúc : 4.052.862

Tổng giá trị thiết bị, dụng cụ phục vụ quản lý : 141.830.374

Tổng giá trị máy móc thiết bị khác (búa, phao đóng cọc ): 8.184.053.788

3.2 Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ của công ty

3.2.1 Đánh giá chung về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty cổ phần vận tải và kinhdoanh tổng hợp :

3.2.1.1 Khấu hao TSCĐ

Ngày đăng: 07/05/2014, 17:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 : - phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp
Sơ đồ 1 (Trang 16)
Bảng 12 : Phương tiện vận - phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp
Bảng 12 Phương tiện vận (Trang 33)
Bảng 6 : Danh mục phương tiện đầu tư . - phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp
Bảng 6 Danh mục phương tiện đầu tư (Trang 39)
Bảng 7 : Cơ cấu vốn và nguồn vốn đầu tư . - phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp
Bảng 7 Cơ cấu vốn và nguồn vốn đầu tư (Trang 40)
Bảng 9 : Doanh thu khai thác 1 phương tiện 1 năm : - phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp
Bảng 9 Doanh thu khai thác 1 phương tiện 1 năm : (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w