Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
302,5 KB
Nội dung
Lời mở đầu : Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví tài sản lưu động – vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Tài sản lưu động – vốn lưu động được ví như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của tài sản lưu động – vốn lưu động đối với "cơ thể" doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và tài sản lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh từ: dự trữ, sản xuất đến lưu động. Tài sản lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru, hiệu quả. Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tài sản lưu động – vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này,trong thời gian đi thực tế tại Công ty Cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ phòng Tài Chính em đã “ Nghiên cứu tình hình sử dụng Tài sản lưu động-vốn lưu động của Công ty Cổ phần vận tải và Kinh doanh tổng hợp”. Song do thời gian có hạn,bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót,em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy.Em xin chân thành cảm ơn! 1 Chương I GIỚI THIỆU CHUNG I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1/Sơ lược về sự hình thành và phát triển: Tên Công ty : Công ty cổ phần vận tải và kinh doanh tổng hợp Địa chỉ : Số 341 đường Đà nẵng quận Ngô quyền thành phố Hải Phòng Số điện thoại:031.3766419-3766410-Fax:031.3766573 Công ty cổ phần vận tải và Kinh doanh tổng hợp tiền thân là một Công ty hợp danh ô tô vận tải Hải Phòng,được thành lập ngày 20/9/1960 theo quyết định số 369Q Đ/UB của UBND thành phố Hải Phòng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước,Công ty được quốc doanh hóa toàn bộ đến ngày 21/12/1980 UBND thành phố ra Quyết định số 1010 Q Đ/TCCQ đổi tên thành Xí nghiệp ô tô vận tải Hải Phòng.Với những cố gắng phấn đấu của mình Xí nghiệp đã đảm bảo kinh doanh có hiệu quả,nhiều năm là lá cờ đầu của ngành Giao thông vận tải.Đến ngày 14/01/1993 được công nhận là đơn vị kinh tế quốc doanh và được đổi tên thành Xí nghiệp ô tô Vận tải Hải Phòng theo quyết định số 74/Q Đ TCCQ của UBND Thành phố Hải phòng với ngành nghề kinh doanh là : Kinh doanh vận tải,kinh doanh sửa chữa xe cơ giới,đại lý và dịch vụ vận tải. Với chức năng này Công ty cổ phần hoạt động đa dạng hơn,nhưng đứng trước nguy cơ đe dọa của môi trường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt các công ty vận tải trên toàn quốc,số lượng đầu xe vận tải hoạt động trong cả nước nhìn chung tăng lên rất nhiều trong khi lượng hàng hóa cần vận chuyển trên thị trường có xu thế giảm.Tình hình hàng hóa vận tải trở lên khó khăn,dẫn đến các đơn vị vận tải càng cạnh tranh nhau gay gắt.Vì vậy mà ngành vận tải nói chung và Công ty nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết những khó khăn trên qua nhiều năm xây dựng phương án sản xuất và tìm biện pháp tháo gỡ những hạn chế.Kể từ ngày 29/06/1988 có Quyết 2 định số 44/CP Công ty thấy rõ sự cần thiết khách quan phải tiến hành cổ phần hóa Công ty vận tải ô tô Hải Phòng. Ngày 16/11/1999 UBND Thành phố Hải phòng quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà Nước Công ty vận tải ô tô Hải phòng theo quyết định 2042/Q Đ UB thành “Công ty cổ phần vận tải và Kinh doanh tổng hợp”,chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2000. Tại thời điểm cổ phần hóa Vốn điều lệ của Công ty là 3.770.000.000 Đồng,được chia thành 37.700 cổ phần,giá trị 1 cổ phần là 100.000 Đồng;Cổ đông Nhà nước nắm giữ 26.600 cổ phần chiếm tỷ lệ 70,56%;Cổ dông là người lao động của Công ty nắm giữ 26.600 cổ phần,chiếm tỷ lệ 29,44%.Tuy nhiên cơ cấu vốn khi đó rất bất hợp lý,tài sản cố định là phương tiện vận tải quá cũ nát,tải trọng nhỏ,sắp hết niên hạn sử dụng,tài sản cố định nhà cửa vật kiến trúc đã xuống cấp nghiêm trọng,giá trị còn lại không đáng kể;vốn bằng tiền còn lại khoảng 1 tỷ đồng không đủ đầu tư cho các phương án sản xuất. Công ty khi đó là một doanh nghiệp vận tải nhưng khả năng tổ chức và khai thác vận tải rất kém,đó cũng là kết quả của quá trình chưa có kinh nghiệm nên làm thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp tính nhiều đến yếu tố giải quyết các chế độ con người lao động là chính mà chưa tính đến việc tạo thế và lực cho doanh nghiệp để ngay sau khi cổ phần hóa có thể bắt tay vào cạnh tranh trên thị trường vận tải hàng hóa. Phương pháp làm việc trong công ty,cách thức tổ chức sản xuất,quan hệ sản xuất trong DN khi đó rất hạn chế,trong khai thác và tổ chức vận tải Công ty chủ yếu áp dụng cơ chế khoán phương tiện cho lái xe,một phương pháp quản lý khi đó đã lạc hậu không còn phù hợp với đòi hỏi của sản xuất. Đối với TSCĐ là phương tiện vận tải,Công ty đã mạnh dạn đầu tư 18 đầu xe,chủ yếu là chủng loại xe có trọng tải lớn và xe chuyên dùng sơ mi rơ mooc với tổng tải trọng thiết kế là 300 tấn và tổng giá trị đầu tư là 6,3 tỷ đồng.Hệ thống phương tiện cũ lạc hậu đã dần dần được chuyển đổi và thay thế. Đối với TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc,Công ty đã chỉnh trang lại nhà cửa kho tàng bến bãi và đặc biệt năm 2005 Công ty đã đầu tư xây dựng Trụ sở văn 3 phòng làm việc mới với tổng giá trị đầu tư hơn 2 tỷ đồng.Năm 2008 H ĐQT- Ban Giám đốc đã quyết định đầu tư Phao đóng cọc bằng nguồn vốn liên doanh và vốn vay ngân hàng với tổng giá trị 6.620.172.010 Đồng.Qua 6 tháng đưa vào khai thác đã có hiệu quả cao,tạo thêm việc làm cho gần 20 lao động. Đối với lực lượng lao động Công ty đã tuyển dụng mới gần 40 lao động,trong đó có trên 10 lao động có trình độ Đại học và cao đẳng để bổ sung vào lực lượng lao động của Công ty. Đối với việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất : Trong những năm qua Công ty đã 4 lần tổ chức sắp xếp lại sản xuất để tìm tòi nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình quản lý phù hợp và có hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể của Công ty.Đi đôi với việc sắp xếp tổ chức lại sản xuất,công tác cải cách tiền lương đã thực hiện nhiều lần song đến nay thu nhập của người lao động vẫn còn thấp,cần phải có những tính toán và điều chỉnh phù hợp hơn trong thời gian tới. Đối với công tác chấp hành điều lệ Công ty: Trong những năm qua Điều lệ Công ty đã được chấp hành đầy đủ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực,công tác kiểm tra giám sát được tiến hành thường xuyên liên tục,nhất là công tác kiểm tra trong lĩnh vực tài chính DN.Việc thực hiện Nghị Quyết của các Đại Hội Cổ Đông thường niên và Nghị quyết H ĐQT được tiến hành nghiêm túc.Công tác chia và chi cổ tức hàng năm cho các cổ đông được tiến hành đầy đủ,kịp thời,và đúng quy định.Trong những năm qua H Đ QT chưa nhận được bất kì một khiếu nại nào từ phía các Cổ đông về vấn đề cổ phiếu cổ phần cổ tức. 2/Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: + Vận tải hàng hóa,dịch vụ và đại lý vận tải. + Kinh doanh vật tư thiết bị giao thông,kinh doanh bến bãi. + Cho thuê máy móc,thiết bị xây dựng. + Xây dựng công trình giao thông đường bộ,đường sắt. + Xây dựng các công trình dân dụng : Công trình giao thông đường sông,cầu cảng. + Bán buôn máy móc,thiết bị,phụ tùng máy khai khoáng xây dựng. 4 3/Cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý bộ máy của Công ty HĐQT Công ty có 5 thành viên;BKS : 3 thành viên. Công ty có 1 Giám đốc,2 phó Giám đốc. Có 6 đơn vị nghiệp vụ :Phòng Tổ chức-Hành chính,Phòng Kế toán,phòng kinh doanh vận tải,phòng Kỹ thuật vật tư,Đoàn xe vận tải và đội thi công công trình. GHI CHÚ : TC-HC : Tổ chức - hành chính KDVT : Kinh doanh vận tải KTVT : Kĩ thuật vật tư TCCT : Thi công công trình HĐQT BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KDVT PHÒNG KTVT ĐOÀN XE VẬN TẢI ĐỘI TCCT 5 PHÒNG TC- HC Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận của công ty : 1/Phòng Tổ chức – Hành chính : + Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. +Tổ chức thực hiện các quy chế và các quy định về tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT cho người lao động. +Cập nhật và phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động. +Tổ chức các chương trình lễ kỷ niệm, hội nghị/ hội thảo, tham quan nghỉ mát +Tổ chức giám sát công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, cung cấp dịch vụ văn phòng cho các Phòng ban. +Quản lý, điều hành công việc của nhân viên trong phòng, đảm bảo hoàn thành mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của phòng. +Tham mưu Ban giám đốc xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp chế doanh nghiệp. +Có thể tư vấn chiến lược về nhân sự cho Ban giám đốc. +Phối hợp và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban giám đốc. 2/Phòng tài chính kế toán : +Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. +Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Tổng công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vịthực hiện kế hoạch tài chính được giao. +Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độkế 6 toán Nhà nước ban hành đối với kế toán các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị hạch toán phụ thuộc. +Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo Tổng công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của các đơn vị thành viên cũng như toàn Tổng công ty. +Tham mưu đề xuất việc khai thác. Huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của Nhà nước. +Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị trong Tổng công ty (tự kiểm tra hoặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra). +Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty. Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của Nhà nước ), đồng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên. +Phối hợp các phòng ban chức năng trong Tổng công ty nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của Văn phòng cũng như công tác chỉ đạo quản lý của lãnh đạo Tổng công ty với toàn ngành. 3/Phòng kinh doanh vận tải : +Tìm kiếm và kí kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa 4/Phòng kỹ thuật vật tư : +Lập và tổng hợp tình hình hàng tồn kho, hàng chậm luân chuyển để đưa ra phương án xử lý và đề xuất kế hoạch dự trữ an toàn. +Lập dự báo, báo cáo sản xuất. 7 +Các công việc khác theo sự phân công của Ban lãnh đạo Công ty. 5/Đoàn xe : +Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa +Báo cáo tình hình vận chuyển hàng hóa với phòng kinh doanh vận tải 6/Đội thi công công trình : +Thực hiện thi công các công trình 8 4/Lực lượng lao động của Công ty STT Chức năng Tổng số Trình độ nhân viên Trình độ lái xe Sau Đại học Đại học Trung cấp Sơ cấp Khô ng bằn g cấp B ậ c 7 B ậ c 6 B ậ c 5 B ậ c 4 B ậ c 3 B ậ c 2 B ậ c 1 L Đ phổ thông 1 Giám đốc 01 1 2 Phó Giám đốc 02 2 3 Kế toán 04 4 4 Tổ chức- Hành chính 12 12 5 Kinh doanh vận tải 9 9 6 Kĩ thuật vật tư 7 7 7 Đoàn xe 24 2 4 Lực lượng lao động của Công ty phù hợp với qui mô sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 9 5/Tài sản và nguồn vốn của Công ty: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 200 Stt Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kì Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) I Tổng giá trị tài sản 11.230.267.74 1 100 16.855.417.749 100 1 Tài sản ngắn hạn 4.138.899.637 36,85 5.197.645.501 30,83 2 Tài sản dài hạn 7.091.368.104 63,15 11.657.772.24 8 69,17 II Tổng nguồn vốn 11.230.264.74 1 100 16.855.417.749 100 1 Vốn chủ sở hữu 9.131.600.945 81,31 11.924.883.51 3 70,74 2 Nợ phải trả 2.098.666.796 18,69 4.930.534.236 29,26 Nhận xét về tình hình tài sản nguồn vốn của công ty : *Tổng tài sản : Đầu năm tổng giá trị tài sản của Công ty là 11.230.267.741 đồng trong đó tài sản ngắn hạn là 4.138.899.637 đồng chiếm 36,85% tổng ,Tài sản dài hạn chiếm 63,15 %,.Đến cuối kì tổng giá trị tài sản là 16.855.417.749 Tăng hơn 50% so với giá trị tài sản ban đầu. Trong đó Tài sản ngắn hạn là 5.197.645.501 đồng chiếm 30,83%,Tài sản dài hạn là 11.657.772.248 đồng chiếm 69,17%. *Tổng nguồn vốn Đầu năm tổng nguồn vốn là 11.230.267.741 đồng trong đó Vốn chủ sở hữu chiếm là 9.131.600.945 đồng chiếm 81,31% tổng nguồn vốn,Nợ phải trả là 2.098.666.796 đồng chiếm 18,69 % tổng nguồn vốn.Đến cuối kì tổng nguồn vốn là 16.855.417.749 tăng hơn 50% so với số vốn ban đầu của Công ty. Trong đó Vốn chủ sở hữu là 11.924.883.513 đồng chiếm 70.74% tổng nguồn vốn,Nợ phải trả là 4.930.534.236 đồng chiếm 29,26%. 10 [...]... hoạt động kinh doanh vận tải của công ty đang phát triển tốt Phương hướng cải thiện cơ cấu Tài sản lưu động – Vốn lưu động của Công ty : Để đảm bảo tính chính xác trong xác định nhu cầu tài sản lưu động – vốn lưu động công ty nên phân công việc tính nhu cầu tài sản lưu động- vốn lưu động cho toàn công ty Phương pháp được sử dụng để tính nhu cầu tài sản lưu động vốn lưu động phân loại tài sản lưu động. .. 16 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TSLĐ-VLĐ CỦA CÔNG TY I.LÝ THUYẾT VỀ TSLĐ –VLĐ VÀ QUẢN LÝ TSLĐ-VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP 1/Khái niệm và đặc điểm của tài sản lưu động – vốn lưu động Tài sản lưu động của 1 doanh nghiệp là tập hợp toàn bộ các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông dùng trong Doanh nghiệp,chúng là những đối tượng lao động và những khoản vốn trong quá trình lưu thông thanh... cấu Tài sản lưu động – Vốn lưu động của Công ty là hợp lý,tỷ trọng của từng loại Tài sản lưu động – Vốn lưu động là thích hợp với loại hình kinh doanh của Công ty, hướng đầu tư trong những năm qua là đúng Tiền mặt : Đầu năm chiếm tí trọng 5,64 % giá trị VLĐ ,đến cuối năm chiếm 4,41 % giá trị TSLĐ – VLĐ của Công ty, sự giảm dần tỉ trọng của tiền mặt trong tổng giá trị TSLĐ- VL Đ của Công ty chứng tỏ Công. .. vốn lưu động theo công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để tính nhu cầu cho từng khâu sau đó tổng hợp sẽ được nhu cầu toàn bộ tài sản lưu động trong kỳ 3/Cơ cấu tài sản lưu động- vốn lưu động theo phương pháp quản lý Mục đích nghiên cứu : Nhằm hiểu rõ hơn cách phân loại Tài sản lưu động. .. liệu ,công cụ dụng cụ,phụ tùng thay thế,hàng hóa thành phẩm,chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,chi phí trả trước,phế liệu,phế phẩm) -Tài sản lưu động khác ( Tạm ứng,đặt cọc ) b.Phân loại theo quá trình sản xuất kinh doanh - Tài sản lưu động- vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất.Bao gồm nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ,nhiên liệu ,công cụ dụng cụ,phụ tùng thay thế - Tài sản lưu động- vốn lưu động. .. công ty đã cho em cái nhìn trực quan sinh động về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động – vốn lưu động tại công ty Có thể thấy trong Những năm qua hiệu quả sử dụng tài sản lưu động – vốn lưu động của công ty thấp nhưng để đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, công ty luôn cố gắng tích cực vươn lên, công tác quản lý và sử dụng vốn đã được chú trọng hơn trước, đã... Trong quá trình sử dụng quá trình phân tích cũng cho ta thấy đây là một đề tài hết sức phức tạp và không thể áp dụng các biện pháp máy móc để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong mọi doanh nghiệp Với thời gian thực tập quý báu tại công ty cổ phần Vận tải và kinh doanh tổng hợp bằng việc so sánh, đánh giá những kiến thức lý thuyết, áp dụng chúng vào điều kiện cụ thể của công ty đã cho em... số tiền nợ để đẩy nhanh tốc độ - luân chuyển tài sản lưu động - 2/Cơ cấu tài sản lưu động- vốn lưu động theo quá trình sản xuất kinh doanh : - Mục đích nghiên cứu : - Thông qua việc nghiên cứu sẽ giúp em hiểu biết sâu sắc hơn về cách phân loại TSLĐ – VLĐ theo quá trình sản xuất kinh doanh Cơ Cấu TSLĐ –VLĐ Của Công Ty Năm 2008 22 (Theo quá trình sản xuất kinh doanh) STT Tiền mặt Đầu năm Tỷ trọng Giá trị... Nhà nước thì đề tài này lại càng mang tính thời sự đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của bản thân các doanh nghiệp 31 Qua quá trình nghiên cứu cho ta thấy rõ vai trò của tài sản lưu động, mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty Rõ ràng một doanh nghiệp không thể được coi là hoạt động có hiệu quả khi tài sản lưu động bị ứ đọng,... cáo tài chính với cơ quan chức năng, Kế Toán Trưởng và Ban Tổng Giám Đốc của công ty +Kiểm tra các Báo cáo tài chính của các Chi nhánh và hướng dẫn kiểm kê hàng tồn kho, tiền mặt, TSCĐ, IV.NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY Tính nhu cầu vốn cho từng nhóm tài sản lưu động ở các khâu của quá trình sản xuất.mỗi nhóm tính cho từng loại vốn theo cách tính riêng phù hợp với sự vận động của . bộ phòng Tài Chính em đã “ Nghiên cứu tình hình sử dụng Tài sản lưu động- vốn lưu động của Công ty Cổ phần vận tải và Kinh doanh tổng hợp . Song do thời gian có hạn,bài viết của em không tránh khỏi. doanh nghiệp Nhà Nước Công ty vận tải ô tô Hải phòng theo quyết định 2042/Q Đ UB thành Công ty cổ phần vận tải và Kinh doanh tổng hợp ,chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty Cổ phần. vốn lưu động Tài sản lưu động của 1 doanh nghiệp là tập hợp toàn bộ các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông dùng trong Doanh nghiệp,chúng là những đối tượng lao động và những