1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản

71 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY... Trong thời gian 3 tháng thực tập tại c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY

Trang 2

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY

SẢN SÀI GÒN

SVTH : Hoàng Thị Ngọc Ánh Lớp : ĐT2

Khóa : 34

TPHCM, Tháng 04 Năm 2012

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TP HCM, ngày……tháng……năm 2012

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

TP.HCM, ngày … tháng … năm 2012

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Qua 4 năm học tập và sinh hoạt tại trường Đại học Kinh Tế Thành PHố Hồ Chí Minh, sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô trong suốt thời gian qua đã cho em những kiến thức nền tảng đầu tiên, những hạt mầm quan trọng cho công việc sau này Lời đầu tiên cho em xin được chân thành cám ơn tất cả thầy cô thời gian qua

đã dạy dỗ và dìu dắt em đặc biệt là các thầy cô khoa kinh tế phát triển nói chung và các thầy cô bộ môn kinh tế kế hoạch đầu tư nói riêng, sau đó cho em xin được bày

tỏ lòng biết ơn đối với thầy Nguyễn Khánh Duy người đã tận tình chỉ dạy và giúp

đỡ em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này

Trong thời gian 3 tháng thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Sài Gòn SEPRODEX SÀI GÒN em đã nhận được sự chỉ dạy và giúp đỡ hết lòng của các anh chị tại công ty Tại đây em đã học được nhiều điều bổ ích, và đã tiếp thu được những kiến thức thực tế vô cùng quý báu, những kiến thức này mãi mãi là hành trang sẽ theo em trên con đường tương lai Em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến ban giám đốc và các anh chị trong công ty Seaprodex Sài Gòn đã cho em

cơ hội được thực tập tại công ty

Một lần nữa cho em được gửi lời cám ơn đến các quý thầy cô, ban giám đốc

và anh chị trong công ty Seaprodex Sài Gòn Chúc quý thầy cô, ban giám đốc và các anh chị luôn có nhiều sức khỏe gặt hái nhiều thành công và hạnh phúc trong cuộc sống

TP.HCM, ngày 29 tháng 3 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Ngọc Ánh

Trang 6

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

- C/O: (Certificate of Origin) Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan

có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ

- WTO: (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới

- XNK: Xuất nhập khẩu

- EU: (European Union) Liên minh kinh tế chính trị Châu Âu

- VASEP: (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers) Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

- SWOT: là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh sau: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 7

Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các thị trường

Bảng 2.6 Tỉ số thanh toán hiện hành

Bảng 2.7 Tỉ số thanh toán nhanh

Trang 8

Hình 2.7 Biểu đồ tỉ lệ lao động của công ty Seaprodex Sài Gòn

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SEAPRODEX SÀI GÒN 2

1.1 Khái quát về công ty cổ phần XNK Thủy Sản Sài Gòn 2

1.2 Sơ lược về công ty 3

1.2.1 Quá trình hình thành: 3

1.2.2 Quá trình phát triển 3

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 4

1.3.1 Chức năng 4

1.3.2 Nhiệm vụ 4

1.4 Hệ thống tổ chức và nguồn lực của công ty 5

1.4.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự 5

1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 6

1.5 Chức năng của các bộ phận, phòng ban 6

1.5.1 Đại hội đồng cổ đông 6

1.5.2 Hội đồng quản trị 7

1.5.3 Ban kiểm soát 7

1.5.4 Ban giám đốc 7

1.5.5 Bộ phận nghiên cứu và xây dựng chiến lược 8

1.5.6 Bộ phận quản lý sản xuất 8

1.5.7 Bộ phận kế hoạch và Đầu tư 8

1.5.8 Bộ phận Kế toán Tài chính 8

1.5.9 Bộ phận kinh doanh, thương mại, dịch vụ 9

1.5.10 Bộ phận quản lý nhân sự 9

1.6 Một số đặc điểm kinh doanh của công ty 9

Trang 10

1.6.1 Ngoại thương 9

1.6.1.1 Xuất khẩu: 9

1.6.1.2 Nhập khẩu 9

1.6.2 Nội thương 10

1.7 Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty 10

1.7.1 Phạm vi, lĩnh vực và các mặt hàng kinh doanh của công ty: 10

1.7.1.1 Phạm vi, lĩnh vực: 10

1.7.1.2 Các mặt hàng kinh doanh của công ty: 11

1.7.2 Các loại dịch vụ: 11

1.7.3 Các thị trường chính của Seaprodex Sài Gòn: 12

1.7.4 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của công ty từ 2008-2010: 12

1.8 Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 13

1.8.1 Mục tiêu phát triển 13

1.8.2 Định hướng phát triển sản phẩm 13

1.8.3 Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu 14

1.8.4 Định hướng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất 14

1.8.5 Tầm nhìn và sứ mệnh 14

1.8.5.1 Tầm nhìn 14

1.8.5.2 Sứ mệnh 15

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SEAPRODEX SÀI GÒN 16

2.1 Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến công ty 16

2.1.1 Môi trường vĩ mô 16

2.1.1.1 Ảnh hưởng kinh tế 16

2.1.1.2 Yếu tố chính phủ và luật pháp 18

2.1.1.3 Yếu tố xã hội 19

Trang 11

2.1.1.3.1 Về dân số 19

2.1.1.3.2 Về yếu tố xã hội 19

2.1.1.4 Yếu tố tự nhiên 19

2.1.1.5 Bối cảnh quốc tế 20

2.1.2 Môi trường vi mô 20

2.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh 20

2.1.2.2 Những khách hàng 21

2.1.2.3 Những nhà cung cấp 21

2.1.2.4 Sản phẩm thay thế 22

2.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 23

2.2 Phân tích môi trường hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex Sài Gòn 24

2.2.1 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Seaprodex Sài Gòn 24

2.2.1.1 Phân tích tình hình xuất khẩu theo sản lượng và kim ngạch 24

2.2.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 25

2.2.1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường 28

2.3 Phân tích môi trường bên trong của công ty 31

2.3.1 Quản trị 31

2.3.1.1 Hoạch định 31

2.3.1.2 Tổ chức 31

2.3.1.3 Lãnh đạo 32

2.3.1.4 Kiểm soát 32

2.3.2 Hoạt động Marketing 33

2.3.2.1 Sản phẩm 33

2.3.2.2 Giá cả 33

2.3.3 Hoạt động nhân sự 33

Trang 12

2.3.4 Hoạt động tài chính kế toán 35

2.3.4.1 Phân tích khả năng thanh toán 35

2.3.4.1.1 Tỉ số thanh toán hiện hành 35

2.3.4.1.2 Tỉ số thanh toán nhanh 35

2.3.4.2 Phân tích tình hình hoạt động 36

2.3.4.2.1 Vòng quay vốn lưu động 36

2.3.4.2.2 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 37

2.3.4.2.3 Tỉ số đòn cân nợ 38

2.3.4.3 Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh 38

2.3.4.3.1 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu 38

2.3.4.3.2 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 39

2.3.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển 41

2.3.6 Hoạt động hệ thống thông tin 41

2.3.7 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ 42

CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 43

3.1 Phân tích ma trận SWOT để đề xuất chiến lược 43

3.1.1 Phân tích các chiến lược đề xuất 44

3.1.1.1 Nhóm chiến lược S-O 44

3.1.1.2 Nhóm chiến lược S-T 45

3.1.1.3 Nhóm chiến lược W-O 45

3.1.1.4 Nhóm chiến lược W-T 46

CHƯƠNG 4 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 48

4.1 Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) 48

4.2 Các giải pháp để thực hiện chiến lược 51

4.2.1 Giải pháp về nhân sự 51

Trang 13

4.2.2 Giải pháp về tổ chức 51

4.2.3 Giải pháp về hệ thống thông tin 52

4.2.4 Giải pháp nghiên cứu phát triển 52

4.2.5 Giải pháp về Marketing 52

4.2.5.1 Giải pháp về sản phẩm 52

4.2.5.2 Giải pháp về giá 53

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

5.1 Kết luận 54

5.2 Kiến nghị 54

5.2.1 Đối với doanh nghiệp 54

5.2.2 Đối với nhà nước 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 15

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào nhiều tổ chức thương mại, kinh tế thế giới và đặc biệt là WTO- tổ chức thương mại thế giới- một sân chơi mới mà Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, hội nhập thương mại đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới đón nhận như một cơ hội phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất, đồng thời còn không ít những thách thức khó khăn cần phải vượt qua

Seaprodex Sài Gòn là một công ty chuyên nhập khẩu sản phẩm chế biến và xuất khẩu thủy sản ở miền Nam của Việt Nam Doanh thu trung bình trên 70.000.000 USD, và Seaprodex có quan hệ thương mại với nhiều đối tác trong và ngoài nước

Hoà chung nỗ lực phấn đấu của cả nước, Seaprodex Sài Gòn cũng cố gắng có những hoạt động thương mại quốc tế để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và dần xây dựng uy tín thương hiệu Seaprodex nói riêng và thương hiệu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới

Vì những lý do trên người viết đã đi sâu nghiên cứu đề tài:

“Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Sài Gòn”

Đây là một đề tài với phạm vi nghiên cứu rộng về các mặt của hoạt động xuất khẩu như thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu thủy sản…của Công ty SEAPRODEX SAI GON (2009-2011)

Mục đích chủ yếu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của SEAPRODEX SAI GON Từ đó tổng kết đánh giá những mặt thành công và những mặt còn tồn tại cần khắc phục trong hoạt động xuất khẩu Đồng thời nêu lên một vài giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

SEAPRODEX SÀI GÒN

1.1 Khái quát về công ty cổ phần XNK Thủy Sản Sài Gòn

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn

- Tên giao dịch quốc tế: SAI GON SEA PRODUCT IMPORT EXPORT COMPANY

- Tên viết tắt: SEAPRODEX SAIGON

- Địa chỉ: 87 Hàm Nghi Quận 1 TP.HCM

Tên đơn vị Địa chỉ

Xí nghiệp kho vận 3218C Âu Cơ, P.14, Q.Tân Bình

Xí nghiệp chế biến Thủy sản Phú

Viên– Hà Nội

Phường Bồ Đề, Long Biên, Tp Hà Nội

Xí nghiệp Vận tải biển

200 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, Tp.HCM

Chi nhánh Đà Nẵng

67 Hoàng Hoa Thám, Q.Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

Trang 17

1.2 Sơ lược về công ty

1.2.1 Quá trình hình thành:

Khi mới thành lập, Công ty cổ phần XNK Thủy Sản Sài Gòn có tên gọi công ty XNK Thủy sản TP Hồ Chí Minh, là thành viên trực thuộc của tổng công ty XNK Thủy sản Việt Nam

Công ty XNK Thủy sản thành phố Hồ Chí Minh được thành lập:

- Căn cứ theo thông báo: Số 09/TB ngày 29/03/1993 của Văn phòng Chính Phủ

- Quyết định số 243 TB/ QĐ-TC ngày 31/03/1993 của Bộ Thủy Sản

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 102547 do Sở Kế Hoạch – Đầu Tư cấp ngày 13/04/1993

- Công ty được thành lập trên cơ sở hợp nhất của 3 đơn vị:

 Trung tâm Thương Mại XNK Thủy sản

 Công ty kho vận

 Công ty vận tải biển

Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, chuyển đổi nên kinh tế từ

kế hoạch hóa chủ đạo sang cơ chế vận động và phát triển thị trường Ngày 07/12/2006, Công ty chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà Nước thành công ty Cổ phần Từ đó Công ty chính thức hoạt động với tên gọi Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn (SEAPRODEX SÀI GÒN)

 Huân chương Lao Động hạng III

 Cờ cho các đơn vị tốt nhất do Bộ Thủy Sản cấp

 Bằng khen cho các đơn vị xuất sắc do Bộ Thủy Sản cấp

 Bằng khen cho các đơn vị xuất sắc hoàn thành mục tiêu của Nhà Nước bằng Seaprodex Việt Nam

Trang 18

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

- Quản lý nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước và của tập thể nhằm đảm bảo nộp

đủ ngân sách Nhà nước, tặng quỹ phúc lợi tập thể cho Công ty và quỹ phát triển, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội theo quy định của pháp luật thuộc quản lý của Công ty

- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ phát triển theo kế hoạch và mục tiêu của Công ty Tổ chức nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quá trình sản xuất và kinh doanh để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ

- Chấp hành luật pháp của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản

lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo chỉ tiêu của Bộ thủy sản đề ra Chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ các chính sách của chế độ quản lý hành chính của Nhà nước

Trang 19

- Chăm lo đời sống và tạo điều kiện cho người lao động phát triển, giữ gìn trật

tự an ninh chính trị và an toàn xã hội theo quy định của phát luật thuộc quản lý của Công ty

1.4 Hệ thống tổ chức và nguồn lực của công ty

1.4.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự

Công ty được tổ chức theo cơ cấu mạng lưới, mỗi thành viên của công ty là một đơn vị cơ sở Một trong những nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động

có hiệu quả là việc sắp xếp bố trí công nhân viên phù hợp với năng lực và sở trường của họ

Bảng 1.1: Tình hình quản trị nhân sự của công ty giai đoạn 2009-2011

Năm 2009 2010 2011

SL % SL % SL % Tổng số lao động 1109 100 1172 100 1203 100 Lao động trực tiếp 966 87,11 1022 87,20 1101 91,52 Lao động gián tiếp 143 12,89 150 12,8 102 8,48 Đại học, cao đẳng 75 6,76 109 9,30 187 15,54 Ngoại ngữ 344 31,02 399 34,04 427 35,49

Vi tính 422 38,05 567 48,38 603 50,12

Nguồn: Báo cáo lao động của công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn

Nhận xét: Căn cứ bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động công ty tăng theo từng năm Trong đó số lao động trực tiếp chiếm tỷ trong lớn hơn trong tổng số lao động của công ty (trên 85%)

Nhân viên có trình độ Đại Học và Cao đẳng ngày càng tăng Đây là một sự chuyển dịch đáng kể về trình độ trong đội ngũ nhân viên của Công ty Mặc dù vậy

Trang 20

con số này cần được cải thiện nhiều hơn trong những năm kế tiếp để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty

Trình độ ngoại ngữ và vi tính của nhân viên cũng được nâng cao qua các năm Trong thời đại công nghệ thông tin, hợp tác thương mại quốc tế mở rộng thì yêu cầu

về ngoại ngữ và vi tính là cơ bản và quan trọng, quyết định đến thành công của công ty Do đó công ty cần tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao và bổ sung những

kỹ năng thiết yếu này

1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

1.5 Chức năng của các bộ phận, phòng ban

1.5.1 Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất Công ty, được họp thường niên mỗi năm một lần, có nhiệm vụ sau:

- Thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ

- Đánh giá tổng kết kết quả đạt được trong hoạt động của Công ty

- Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của HĐQT và của các kiểm toán viên

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNGHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN QUẢN LÝ NHÂN SỰ

VÀ HÀNH CHÍNH

BỘ PHẬN KD-TM-DV

PHÒNG XUẤT KHẨU

PHÒNG DỊCH VỤ

PHÒNG NHẬP KHẨU

BỘ PHẬN

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

BỘ PHẬN QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Trang 21

- Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phiếu

- Bổ nhiệm các vị trí trong HĐQT

1.5.2 Hội đồng quản trị

Số thành viên trong hội đồng quản trị của Công ty gồm 5 người, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT, có các nhiệm vụ sau:

- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty

- Quyết định những phương hướng, mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển

và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám soát hoạt động của Ban Giám Đốc

và chịu sự kiểm soát của Ban Kiểm Soát

- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức, xử lý lỗ trong quá trình kinh doanh

1.5.3 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành SX-KD của Công ty

- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình HĐQT

- Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát triển từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ

- Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi HĐQT chấp nhận

1.5.4 Ban giám đốc

Ban giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, có nhiệm vụ sau:

- Thực hiện các Nghị quyết của HĐQT và Đại HĐCĐ, kế toán kinh doanh và

kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và Đại HĐCĐ thông qua

- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động SX-KD và hoạt động khác của công ty

- Chuẩn bị các bảng dự toán dài hạn, hằng năm và hàng tháng của Công ty phục vụ hoạt động kinh doanh

Trang 22

1.5.5 Bộ phận nghiên cứu và xây dựng chiến lược

- Tiếp cận các thị trường mới, tìm kiếm khách hàng mới

- Xây dựng các mối quan hệ qua các Hiệp hội, diễn đàn đầu tư

- Cung cấp đầy đủ thông tin cho bộ phận kinh doanh thương mại dịch vụ trong việc bán hàng

- Hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc bán hàng, đàm phán để đạt được các thỏa thuận, hợp đồng bán hàng và đảm bảo chỉ tiêu thỏa mãn của khách hàng liên quan đến sản phẩm dịch vụ của Công ty

1.5.6 Bộ phận quản lý sản xuất

- Phân xưởng chế biến: có chức năng sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa theo kế hoạch hay theo đơn đặt hàng

- Phân xương kho lạnh: nơi cất giữ các sản phẩm đông lạnh

- Phân xưởng sản xuất các mặt hàng khác: có chức năng sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa theo kế hoạch hay đơn đặt hàng

1.5.7 Bộ phận kế hoạch và Đầu tư

- Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo định hướng chiến lược của Công ty, tham mưu cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực kinh doanh nội địa và XNK

- Thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa

- Làm thủ tục Visa xuất nhập khẩu cho khách hàng của Công ty

- Nghiên cứu thị trường, khai thác nguồn hàng XNK và kinh doanh nội địa

- Lập hợp đồng, thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng xuất nhập khẩu

- Xuất hóa đơn, theo dõi hàng xuất nhập khẩu

1.5.8 Bộ phận Kế toán Tài chính

- Lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty

- Thực hiện các công tác tín dụng, cân đối thu chi, thanh toán với khách và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước

- Tham gia xây dựng giá bán, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo chế độ của Luật kế toán

Trang 23

1.5.9 Bộ phận kinh doanh, thương mại, dịch vụ

- Phòng xuất khẩu: thực hiện hợp đồng XNK với nước ngoài, mua bán hàng hóa, làm các thủ tục XNK hàng hóa, vận chuyển và đóng hàng xuất khẩu

- Phòng nhập khẩu: Đảm trách mọi hoạt động liên quan đến nhập khẩu của Công ty

- Phòng kinh doanh, dịch vụ: kinh doanh, khai thác các dịch vụ, đại lý vận tải biển, kho bãi, đầu tư lĩnh vực xây dựng

1.5.10 Bộ phận quản lý nhân sự

- Quản lý nhân sự, lập kế hoạch tiền lương, thảo các quyết định về nhân sự

- Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…

- Theo dõi việc chấm công hàng ngày và thanh toán tiền lương cho Công ty

- Quản lý việc đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động

- Thông báo khi Công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động cũng như công ty có quyết định sa thải

1.6 Một số đặc điểm kinh doanh của công ty

Seaprodex Sài Gòn là một công ty xuất khẩu hải sản ở miền Nam của Việt Nam Doanh thu trung bình là hơn 70.000.000 USD, và Seaprodex có quan hệ thương mại với nhiều đối tác, trong và ngoài nước Chính sách kinh doanh của công ty được chủ động, linh hoạt, trên cơ sở lợi ích song phương

1.6.1 Ngoại thương

1.6.1.1 Xuất khẩu:

- Sản phẩm thủy sản tươi và đông lạnh: tôm, cá, mực, động vật thân mềm…

- Thực phẩm qua chế biến, thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp

- Sản phẩm nông nghiệp và trái cây

1.6.1.2 Nhập khẩu

- Máy móc, thiết bị, phụ tùng nông ngư cơ

- Phương tiện vận chuyển

Trang 24

- Sản phẩm hóa học (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), vật tư nông nghiệp (trừ thuốc bảo vệ thực vật), hàng tiêu dùng

- Sản xuất gia công linh kiện sắt, thép, cán sắt, zincified sắt, nhôm tấm, nhôm phôi, thép ống…

1.6.2 Nội thương

- Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ, vận tải biển

- Công nghệ khai thác cá và các thủy sản khác

- Đại lý vận tải biển

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

- Kinh doanh dịch vụ kho bãi và văn phòng làm việc (thực hiện theo đúng Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg ngày 24/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ)

- Kinh doanh bất động sản

- Luyện cán thép (không hoạt động tại trụ sở)

- Bạc nguyên chất (hàm lượng bạc trên 90%) dạng thoi hoặc bán thành phẩm

- Xây dựng công trình dân dụng công nghiệp

- Liên doanh: Khách sạn Hải Sơn (Đà Lạt), Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Việt Nam (Exim Bank), Công ty Cổ phần Tài Chính Seaprodex

Mười thị trường đầu tiên của Seaprodex Sài Gòn là: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonexia, và Úc Hiện tại, Seaprodex Sài Gòn đã có hơn 200 đối tác tại hơn 30 thị trường ở Châu Á, Châu Âu, Châu Úc và Bắc Mỹ

1.7 Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty

1.7.1 Phạm vi, lĩnh vực và các mặt hàng kinh doanh của công ty:

1.7.1.1 Phạm vi, lĩnh vực:

- Thu mua thuỷ hải sản, vận tải đường bộ, đường biển

- Hoạt động công nghiệp chế biến cá và các loại thuỷ sản khác

- Thích ứng với nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, công ty không ngừng nổ lực phấn đấu phát triển các loại hình sản phẩm kinh doanh:

Trang 25

- Kinh doanh vải sợi, hàng thực phẩm chế biến

- Kinh doanh làm đại lý vận tải biển và làm dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu

- Kinh doanh nông sản thực phẩm, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm hoá học, phương tiện vận tải và các mặt hàng tiêu dùng khác, thức ăn gia súc phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty

- Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vi lượng các loại, vật tư nông nghiệp

1.7.1.2 Các mặt hàng kinh doanh của công ty:

- Seaprodex Sài Gòn chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản ở khu vực phía Nam, có doanh số hàng năm khoảng trên 50 triệu USD, có mối quan hệ với nhiều tập đoàn thương mại trong và ngoài nước Các lĩnh vực hoạt động của công ty gồm:

- Xuất khẩu: các dạng thuỷ sản tươi sống, đông lạnh, chế biến, khô, đóng hộp

- Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, phụ tùng nông ngư cơ, sắt, thép, kim loại đen

và màu, các sản phẩm hoá học, vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty cũng như nhu cầu trong nước

- Các loại thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản

1.7.2 Các loại dịch vụ:

Kho đông lạnh trữ lượng trên 2000 tấn thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, nhiệt độ

từ -18 C đến -25 C phục vụ cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty, các hàng hoá khách gửi

Vận tải hàng thuỷ sản bằng đường bộ gồm đội vận chuyển 20 xe vận tải với sức chứa tối đa 20 tấn và các container dành cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu tiêu dùng nội địa

Chế biến hàng thủy sản xuất khẩu và phục vụ thị trường nội địa

Liên doanh liên kết với các đơn vị trong các lĩnh vực: nhà hàng, khách sạn, tham gia góp vốn với ngân hàng và tổ chức tín dụng, liên doanh với các đơn vị chế biến thuỷ sản xuất khẩu

Trang 26

1.7.3 Các thị trường chính của Seaprodex Sài Gòn:

- Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Brunei, Philippines, Lào và Kampodia

- Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Quatar, Ấn Độ

- Pháp, Anh, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Thuỵ Điển, Slovakia, Nga

- Mỹ, Canada

- Úc, New Zealand

1.7.4 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của công ty từ 2008-2010:

Bảng 1.2: Doanh thu của công ty trong giai đoạn từ 2008-2010

Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu hàng xuất khẩu 11,946 17,352 23,592 Doanh thu hàng nhập khẩu 6,260 7,728 8,684 Doanh thu khác 646 975 1,396 Tổng doanh thu 18,853 26,057 33,673

Nguồn: phòng kế toán – tài chính

Những mặt hàng đông lạnh là mặt hàng chủ lực của công ty Với đội ngũ nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm, năng động đã giúp công ty luôn có nguồn hàng xuất khẩu thông qua việc công ty ổn định và tăng đều qua các năm Qua bảng 1.2 ta

có thể thấy được điều đó Tổng doanh thu của công ty gia tăng đều hàng năm như ở năm 2009 đã tăng lên so với năm 2008 đáng kể từ 18,853 triệu lên 26,057 triệu năm 2010, tình hình nuôi thuỷ sản trong nước phát triển và rộng khắp, nhất là thị trường cá basa, tôm chính vì thế mà doanh thu 2010 lại gia tăng hơn từ 26,057 triệu lên 33,673 triệu so với năm 2009 mang lại cho công ty một kết quả kinh doanh tốt

Năm 2010 theo ước lượng từ số liệu 6 tháng đầu năm của công ty, doanh thu

Trang 27

thoái, lạm phát trên thế giới, Việt Nam cũng không tránh khỏi tuy năm 2010 công ty có thêm nhiều khách hàng, vị thế của công ty trong nước và thế giới được nâng cao nhưng cũng không thể phát triển mạnh được Đây cũng là tình hình chung của Seaprodex Sài gòn và các công ty giao nhận khác

1.8 Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới

1.8.1 Mục tiêu phát triển

Nâng cao tốc độc phát triển XNK cũng như hiệu quả kinh doanh XNK

Nâng cao tính cạnh tranh trong công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đối với các đối thủ trong và ngoài nước

Mở rộng thị trường và nâng cao thị phần của Công ty

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường hoàn thiện và hoạt động hiệu quả

Xây dựng các chiến lược Marketing có quy mô lớn để quảng bá thương hiệu Seaprodex Sài Gòn tới khách hàng trong và ngoài nước

Nâng cao tính hiệu quả của công tác chăm sóc khách hàng công ty

1.8.2 Định hướng phát triển sản phẩm

Công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, đáp ứng yêu cầu và thị hiếu tiêu dùng cho khách hàng Công ty đề ra kế hoạch kinh doanh, ưu tiên những đơn đặt hàng có giá trị lớn, ổn định trong thời gian dài để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm Công ty đang từng bước thay đổi cơ cấu hàng thủy sản XK, chú trọng phát triển các mặt hàng chế biến, thay thế cho các mặt hàng thô, chưa qua sơ chế

- Tôm: đông lạnh dạng block, đông IQF, Noboshi, tẩm bột chiên

- Cá: chủ yếu vẫn là cá basa

- Các loại nhuyễn thể: nghiêu, sò lông …

- Các loại bạch tuộc một da và hai da

Đồng thời, Seaprodex Sài Gòn cũng chú tâm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào nhằm sản xuất ra những chủng loại sản phẩm cao cấp, lượng thuốc kháng sinh nằm trong khuôn khổ cho phép, chất lượng dinh dưỡng cao

Trang 28

1.8.3 Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong giai đoạn sắp tới, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh xâm nhập và khai thác các thị trường tiềm năng như: Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc Bên cạnh việc tăng sản lượng XK ở các thị trường truyên thống như Nhật Bản, Hồng Kông,…các thị trường mới như Mỹ La Tinh, Trung Đông và Châu Phi cũng đang có mức tăng đáng kể nhu cầu tiêu thụ

1.8.4 Định hướng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất

Nhằm đảm bảo sự ổn định trong việc cung cấp hàng xuất khẩu, cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh Công ty tiếp tục hoàn thiện các dự án cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất như:

- Hệ thống kho lạnh 9000 tấn tại khu CN Sóng Thần, Bình Dương

- Nhà máy chế biến hải sản với công suất 40 tấn thành phẩm/ngày

- Kho vật tư 2700m2

- Đầu tư phương tiện vận chuyển hàng hóa

- Xây dựng thêm một số văn phòng công ty

Thống nhất chủ trương, trình tự đầu tư các dự án, tìm các đối tác liên doanh liên kết có năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện đầu tư

Tranh thủ các nguồn vốn cho vay ngắn hạn, dài hạn; liên doanh liên kết với các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính và thị trường để kinh doanh và đầu tư vào các

Seaprodex Sài Gòn luôn vì sự thuận lợi và hài lòng của khách hàng

Trang 29

1.8.5.2 Sứ mệnh

Sứ mệnh của Seaprodex Sài Gòn đối với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu cho các bà nội trợ như hải sản đông lạnh, hải sản đóng hộp Cung cấp các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thơm ngon, độc đáo để có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường nội địa và thế giới

Đối với sự tăng trưởng kinh tế, Seaprodex Sài Gòn đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước qua từng năm, từng giai đoạn, góp phần nâng cao đời sống vật chất Seaprodex Sài Gòn đã và đang cố gắng hết sức để nâng cao hơn nữa giá trị xuất khẩu của mình trong những năm qua cũng như trong tương lai Với cổ đông, sứ mệnh của Seaprodex sai gòn là cố gắng hết sức để mang lại mức lợi nhuận tối đa cho các cổ đông trong dài hạn Đồng thời thực hiện tốt việc quản lý rủi ro, tạo niềm tin cho các cổ đông vào công ty Từ đó các cổ đông có thể

an tâm hơn về các khoản đầu tư của mình

Với đối tác, sứ mệnh của Seaprodex Sài Gòn là cam kết mang lại giá trị bền vững cho các nhà cung cấp bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý Đảm bảo

sự ổn định trong việc cung cấp sản phẩm cho công ty, tạo niềm tin cho các nhà cung cấp Từ đó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng

Seaprodex Sài Gòn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của nhân viên Tư đó có thể phát huy tối đa tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên đối với công ty Vì vậy Seaprodex Sài Gòn có một đội ngũ nhân viên năng động sáng tạo, trung thành, có khả năng thích nghi tốt trước mọi sự đổi mới

Trang 30

PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SEAPRODEX SÀI GÒN

2.1 Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến công ty

2.1.1 Môi trường vĩ mô

Các ảnh hưởng của môi trường được chia thành 5 yếu tố: Ảnh hưởng về kinh tế; Ảnh hưởng về văn hóa, xã hội; Ảnh hưởng địa lý và nhân khẩu; Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ và chính trị; Ảnh hưởng của công nghệ; Ảnh hưởng cạnh tranh

Hình 2.1: Sơ đồ các ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

Trang 31

xử công bằng như các nước khác trên thế giới Điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường các hoạt động giao thương quốc tế Bên cạnh đó hệ thống giao thông đường bộ hoàn thiện một cách đồng bộ với

hệ thống cảng biển, nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho việc thông quan hàng hóa Với hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch tổng thể và tương đối toàn diện góp phần thúc đầy các hoạt động xuất khẩu cho Việt Nam

Theo thống kê hiện có 27 nước thuộc khối EU đã tiêu thụ khoảng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta Trong nhóm 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất Việt Nam, có 4 quốc gia thuộc khối EU là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia Do đó trong xu thế trong xu thế kinh tế vĩ mô có chiều hướng xấu đi của toàn khối EU thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ không tránh khỏi sự giảm sút mạnh Tuy nhiên so với thị trường Mỹ và Nhật thì EU vẫn là khu vực thị trường

có triển vọng đối với thủy sản Việt Nam Chẳng hạn các nước như Bulgaria, Rumania, Séc và một vài nước Bắc Âu với tỷ lệ tăng trên 40% trong năm 2009 Năm 2009, kinh tế của khối EU tuy đã rơi vào tình trạng suy thoái nhưng vẫn còn sáng sủa hơn so với Nhật Bản và Mỹ Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam đã khá chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tại châu Âu, tham gia nhiều hoạt động quảng bá, hội chợ triển lãm thủy sản Nhờ vậy, đã có thêm 30 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào EU, nâng tổng số các doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản vào thị trường này lên 330 doanh nghiệp Do vậy, trong năm 2009, xuất khẩu thủy sản sang EU không sụt giảm nhiều như xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản

Năm 2010, nền kinh tế của khối EU mặc dù đã có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại nhưng sự phục hồi là không đáng kể, thậm chí các quốc gia EU lại đang phải đối mặt với những thách thức to lớn hơn đó là vấn đề nợ công và tình trạng thất nghiệp

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, sự phục hồi kinh tế ở khu vực châu Âu vẫn còn mong manh, bởi Đức và Pháp sẽ phải chia sẻ gánh nặng lớn từ gói cứu trợ những thành viên khó khăn trong cộng đồng do vậy nguồn lực cho những chính sách tài khoá trong nước họ sẽ ít hơn Như vậy, triển vọng xuất khẩu thủy sản vào thị trường

Trang 32

EU trong trung hạn có thể gặp nhiều thách thức do thu nhập và tiêu dùng sẽ khó có thể được cải thiện dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cũng bị hạn chế

Lạm phát là vấn đề muôn thuở của các nền kinh tế đang phát triển, yếu tố lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của công ty Tỷ lệ lạm phát qua các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 6.8%, 11.75%, 18.6% (tổng cục thống kê Việt Nam) Khi lạm phát cao xảy ra, nội tệ mất giá làm cho giá cả các mặt hàng nguyên liệu sản xuất trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của công ty, không hoặc chậm đáp ứng theo, các hợp đồng đã ký kết, làm giảm uy tín của công ty với đối tác Năm 2009, cả thế giới gánh chịu hậu quả nặng nề của công khủng hoảng kinh

tế toàn cầu, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam và các nước đều ở mức thấp, sức mua ì ạch, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ở mức thấp tình trạng cạnh tranh bán hàng càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết

Tỷ giá hối đoái cũng tác động mạnh mẽ đến giá thành của doanh nghiệp Nó giữ vị trí trung tâm trong những tác động lên giá thành vá giá bán của sản phẩm của doanh nghiệp, vì vậy việc dự báo được biến động của tỉ giá hối đoái là rất quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty Trong những năm gần đây tỉ giá hối đoái có xu hướng liên tục biến động, đều này kiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo và chào giá sản phẩm, vừa phải đảm bảo giá cả cạnh tranh được hiệu quả và tránh được rủi ro ti giá

2.1.1.2 Yếu tố chính phủ và luật pháp

Ở góc độ kinh tế vĩ mô, để phát triến kinh tế xã hội Việt Nam theo nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã chỉ ra rằng con đường phát triển là nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt là khu vực nông lâm ngư nghiệp, chiển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Nhằm hỗ trợ và đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu thủy sản, Chính phủ Việt Nam đã cho ra đời nhiều tổ chức

để kịp thời cung cấp thông tin, hỗ trợ kĩ thuật cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước phát triển Điển hình như: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trung tâm Tin học thủy sản (FISTENET)…

Trang 33

Yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Nếu tình hình chính trị không ổn định và các quy định pháp luật không hỗ trợ thì sẽ không có nước nào làm ăn với Việt Nam Việt Nam tự hào

là nước có nên chính trị ổn định bật nhất trong khu vực và thế giới Bên cạnh sự ổn định về chính trị thì thủ tục hành chính của ta ngày một thông thoáng hơn giúp cho hoạt động làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả hơn

Vì vậy, với một nền chính trị ổn định và thủ tục hành chính đơn giản hy vọng các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn cùng toàn Đảng toàn dân xây dựng đất nước phát triển

2.1.1.3 Yếu tố xã hội

2.1.1.3.1 Về dân số

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có mật độ dân số đông nhất cả nước Là nơi tập trung nhiều lao động có tay nghề cao Với số lượng dân số đông, trình độ dân cư ngày càng được nâng cao Đặc biệt là lượng công nhân có tay nghề và nhân viên có trình độ ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp phát triển

2.1.1.3.2 Về yếu tố xã hội

Môi trường làm việc năng động, có nhiều điều kiện phát triển kỹ năng, nâng cao trình độ Tp Hồ Chí Minh là nơi đất lành chim đậu con người đến đây đều có ý chí, tinh thần và quyết tâm cầu tiến Điều này giúp cho các doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ có được một đội ngũ cán bộ và nhân viên tận tâm tận lực vì sự hưng thịnh của công ty Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh không dễ có của các doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1.4 Yếu tố tự nhiên

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác

mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính…

Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Về các ngành kinh

tế, dịch vụ chiếm tỷ trong cao nhất: 51,1% Phần còn lại là công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%

Trang 34

Tính đến giữa năm 2006, thành phố đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VNĐ Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nơi giao thương với thế giới dễ dàng nhất Thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là cầu nối giữa các nước trên thế giới với Việt Nam

2.1.1.5 Bối cảnh quốc tế

Kể từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa, thì trong thời gian vừa qua vị trí của Việt Nam mới được khẳng định, được thừa nhận như một nền kinh tế hàng hóa thực sự Năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đó là sự minh chứng cho sự đổi mới và phát triển kinh tế, có được điều này là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ Chính là chìa khóa mở ra cơ hội giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam

Mong rằng trong tương lai các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí và thương hiệu trên thị trường quốc tế

2.1.2 Môi trường vi mô

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngoài sự tác động các yếu tố vĩ mô, cái mà doanh nghiệp khó hoặc không thể kiểm soát được, thì doanh nghiệp phải chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố vi mô (môi trường tác nghiệp)

mà doanh nghiệp đang hoạt động Việc nhận dạng và phân tích sự tác động của các yếu tố trong môi trường này thật sự quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt định chiến lược của mình Năm yếu tố trong môi trường tác nghiệp này như sau

2.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cùng một dòng sản phẩm đáp ứng cùng nhu cầu khách hàng, nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn và dịch vụ cũng tốt hơn thì sẽ làm giảm thị phần của công ty, sản phẩm bán ra sẽ giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ cho ta một cái

Trang 35

nhìn khái quát về chiến lược kinh doanh của họ, xác định được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của đối thủ để từ đó có những chiến lược cạnh tranh hiệu quả Đối thủ cạnh tranh của Seaprodex sài gòn bao gồm các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh cùng nghề và các doanh nhiệp có tiềm năng trong tương lai Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cả nước có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thủy sản lớn là đối thủ trực tiếp của Seaprodex Bên cạnh đó lợi thế của các đối thủ so với công ty là công ty không có nhà máy chế biến thủy sản, hoạt động đơn thuần là môi giới thương mại

2.1.2.2 Khách hàng

Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Không có khách hàng các hoạt động giao dịch sẽ không diễn ra Khách hàng của công ty phần lớn là các doanh nghiệp ngoài nước thị trường lớn xuất khẩu lớn nhất của công ty hiện nay là Hàn Quốc với các loại mặt hàng như tôm, cá, nghêu, sò, điệp, ốc và bạch tuột Trong đó nghêu, sò, ốc, điệp có sản lượng xuất khẩu lớn nhất

Do cạnh tranh buộc các công ty phải đua nhau ra các quyết định giảm giá, sản lượng sản phẩm Seaprodex Sài Gòn cũng không nằm ngoài cuộc đua này, nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Seaprodex Sài Gòn đã thỏa mãn tốt nhu cầu của các khách hàng của mình, từng bước chinh phục các khách hàng bằng chất lượng hàng hóa với giá cả hợp lý

2.1.2.3 Những nhà cung cấp

Công ty hoạt động xuất khẩu chủ yếu là môi giới thương mại xuất khẩu các nhà cung cấp chủ yếu của công ty là Công ty TNHH Kinh doanh thủy sản xuất nhập khẩu Đại Nam, công ty TNHH Thương mại Hải Hòa Phát, và Xí nghiệp đông lạnh Thắng lợi Nhìn chung tình hình sản xuất thủy sản của các công ty cung cấp hiện nay rất ít, dẫn đến sản lượng cung cấp cho công ty cũng sút giảm đáng kể Do công

ty không có nhà máy sản xuất nên không chủ động được về nguồn hàng và chất

Ngày đăng: 06/01/2018, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Dương Ngọc Dũng (2006) Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter
Nhà XB: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
6. Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về quản trị chiến lược
Tác giả: Fred R.David
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
1. Báo cáo Đại hội cổ đông thường niên của công ty các năm 2009-2011 2. Báo cáo lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex Sài Gòn 2009-2011 Khác
3. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex Sài Gòn 2009-2011 Khác
4. Báo cáo xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex Sài Gòn 2009-2011 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w