1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xã phúc lâm, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (tt)

30 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 527,18 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN MẠNH CƯỜNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÃ PHÚC LÂM, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN MẠNH CƯỜNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ QUY HOẠCH

XÃ PHÚC LÂM, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2017

Trang 2

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN MẠNH CƯỜNG KHOÁ 2015-2017

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ QUY HOẠCH

XÃ PHÚC LÂM, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị & Công trình

Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2017

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN MẠNH CƯỜNG KHOÁ 2015-2017

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ QUY HOẠCH

XÃ PHÚC LÂM, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸChuyên ngành: Quản lý đô thị & Công trình

Mã số: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

Hà Nội - 2017

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân thành đến thầy, cô giáo trong Khoa sau Đại học, ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS.Nguyễn Thị Lan Phương đã dành rất nhiều thời gian và công sức hướng dẫn cho tôi trong quá trình

nghiên cứu và hoàn thành thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng khoa học đã có những lời khuyên cung như cho tôi nhiều tư liệu quý giúp tôi hoàn thành Luận văn

Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc, cung cấp tài liệu, khích lệ và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 02 năm 2017 Tác giả Luận văn

Trần Mạnh Cường

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Tác giả Luận văn

Trần Mạnh Cường

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục hình ảnh minh họa Danh mục các bảng, biểu Danh mục sơ đồ minh họa MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài……… ……… …….…… 1

* Mục tiêu nghiên cứu……… …… ……… ….3

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… ……… 3

* Phương pháp nghiên cứu……….……… 3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……….….…… … 4

* Một số khái niệm dùng trong luận văn……….…… ………… … 4

* Cấu trúc luận văn……….…….… 6

* Các thuật ngữ và khải niệm……… … … 7

NỘI DUNG ……….……… ………

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÃ PHÚC LÂM……… ……….11

1.1 Tổng quan về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch …….… …… 11

1.1.1 Quản lý xây dựng theo quy hoạch các xã, phường tại Việt Nam…… 11

1.1.2 Quản lý xây dựng các xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội…….12

1.2 Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội……… ………… ……14

Trang 7

1.2.1 Điều kiện tự nhiên, thực trạng về kinh tế xã hội……… 14 1.2.2 Công tác quy hoạch xây dựng……… 25

1.2.3 Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch……….28 1.3 Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội……… …………30 1.3.1 Thựctrạng công tác quy hoạch nông thôn mới………… ……30 1.3.2 Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch………… ……30 1.3.3 Thực trạng đầu tư thực hiện xây dựng theo quy hoạch……… ………31 1.3.4 Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng theo quy hoạch 311.4 Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu trong việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức……… ……….35 1.4.1 Quản lý xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng……… …35 1.4.2 Quản lý đầu tư xây dựng………36

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÃ PHÚC LÂM……… … 37

2.1 Cơ sở lý luận trong công tác quản lý……… …… ……37

2.1.1 Nội dung công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch……… 37 2.1.2 Các thành phần tham gia trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch …41 2.1.3 Nguồn nhân lực trong công tác quản lý……… …44 2.1.4 Sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch và quản lý đô thị 45

2.2 Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch……… 45

2.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật……….45 2.2.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn……… ……49 2.2.3 Các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt……….49

Trang 8

2.3 Cơ sở thực tiễn………59

2.3.1 Bài học trong nước……… 59

2.3.2 Bài học các nước trên thế giới……….60

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÃ PHÚC LÂM……….………64

3.1 Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý……… ……64

3.2 Đề xất các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch xã Phúc Lâm… 69

3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách……….69

3.2.2 Nhóm giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng……… 71

3.2.3 Nhóm giải pháp về quản lý cấp phép trong xây dựng……… 73

3.2.4 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng……….…… 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………88

1 Kết luận……….88

2 Kiến nghị ……….……….…… 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC……….……… …… ………

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA

Sơ đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xã Phúc Lâm 34

Trang 11

bảng, biểu

Bảng 2.1 Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất xã Phúc Lâm đến

năm 2020

50 - 51

Bảng 2.2 Tổng hợp tuyến giao thông nội bộ 53 - 54

Bảng 2.3 Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt 55

Bảng 2.4 Thống kế vật liệu phần cấp nước 55- 56

Bảng 2.5 Dự kiến nhu cầu điện sinh hoạt 58

Bảng 2.6 Quy hoạch các trạm biến áp 58 - 59

DANH MỤC SƠ ĐỒ MINH HỌA

Số hiệu sơ

đồ, đồ thị

Tên sơ đồ, đồ thị Trang

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 57

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu vực kiểm dịch

động vật

57

Sơ đồ 3.1 Mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng 86

Sơ đồ 3.2 Hệ thống quản lý quy hoạch – xây dựng 87

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Huyện Mỹ Đức nằm ở phía Tây Nam thủ đô Hà Nội, bao gồmcó 21 xã

và 1 thị trấn Đại nghĩa với diện tích: 22.619,93ha, dân số khoảng 177,020 người Trong quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt được xác định là khu vực không gian đô thị - nông thôn phát triển trên cơ sở thế mạnh về du lịch, từng bước chuyển dịch nông thôn sang hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Xã Phúc Lâm là xã thuộc khu vực đồng bằng, nằm ở phía Bắc huyện

Mỹ Đức, cách trung tâm huyện Mỹ Đức 18km về phía Bắc Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền Thành phố

và huyện, kinh tế xã hội của xã đã có những bước phát triển tiến bộ Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng xây dựng nông thôn trong những năm qua còn hạn chế, như đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, không đồng bộ dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao Phát triển nông thôn chưa toàn diện, chưa chú ý tới bảo vệ môi trường cũng như cảnh quan nông thôn truyền thống Trong hoàn cảnh đó, chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển nông thôn mới ra đời nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trên

Với mục tiêu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch về điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn Phát triển nông thôn theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Trong xây dựng và phát triển đô thị hiện nay, công tác quy hoạch, quản

lý quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng, đây là vấn đề vừa mang tính chiến lược nhưng phải đi trước một bước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình chỉnh trang và phát triển… là giải pháp cơ bản và chủ yếu để quản

lý xây dựng đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội

Trang 13

Quản lý quy hoạch chính là thực hiện và củng cố quy hoạch nhằm đạt hiệu quả trong thực tiễn, xây dựng theo quy hoạch nhằm dự tính và tránh được nhiều vấn đề gây trở ngại cho phát triển đô thị bền vững Vì vậy, tăng cường quản lý quy hoạch, đảm bảo thực hiện quy hoạch đã trở thành nhiệm

vụ cấp bách cần được đặt ra trước tiên trong công cuộc phát triển các cấp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phúc Lâm đến năm 2020 tầm nhìn 2030 tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND huyện Mỹ Đức phê duyệt tại Quyết định số 2074/QĐ- UBND ngày 18/9/2012 Đây là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng và lập các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã

Sau hơn 4 năm thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung nhất là khi Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 27/8/2014 có hiệu lực, tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, dân số tăng cơ học, đô thị hóa nhanh, đặc biệt là tốc độ xây dựng của các thành phần kinh tế, các đề án,

dự án được lập trên địa bàn xã như khu thương mại dịch vụ; khu tiểu thủ công nghiệp; khu công viên cây xanh; dự án trường THCS, trường tiểu học, trường mầm non… Tuy nhiên một số các công trình hạ tầng kỹ thuật

và nhiều tuyến đường giao thông không khả thi về chức năng sử dụng đất, một số khu chức năng theo quy hoạch từ năm 2012 không còn phù hợp trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài

Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, cấp thông tin quy hoạch, cấp phép quy hoạch, cấp phép xây dựng các dự án và nhà ở gia đình trong khu quy hoạch, thông qua đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phúc Lâm đã được UBND huyện Mỹ Đức phê duyệt

Tác giả lựa chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả Quản lý quy hoạch xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch xây dựng nhằm góp phần xây dựng xã Phúc Lâm phát triển bền vững, kinh tế - xã hội phát triển đồng thời nâng cao đời sồng của nhân dân địa phương

Trang 14

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phúc Lâm, phát huy vai trò, giá trị quản lý quy hoạch và xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân xã Phúc Lâm nói riêng và người dân huyện Mỹ Đức nói chung

Đối tượng, phạm vi và quy mô nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phúc Lâm

- Phạm vi nghiên cứu: thuộc ranh giới xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức Quy mô diện tích nghiên cứu: 482,04ha

Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Thu thập tài liệu, số liệu về: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất Tìm hiểu các văn bản pháp luật như: Thông tư, Nghị định, Luật… về quản lý nhà nước về đất đai trong các lĩnh vực trên do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

- Phương pháp chuyên gia:

+ Tham khảo ý kiến của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên

và Môi trường huyện Mỹ Đức, Trung tâm phát triển quỹ đất – chi nhánh

Mỹ Đức, Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh Mỹ Đức

+ Tham khảo ý kiến của các giảng viên trong khoa Quản lý đô thị

- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, khoa Môi trường – Đô thị của Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội; Các nhà khoa học trong lĩnh vực quản

lý đất đai và bất động sản đô thị

- Phương pháp phân tích và so sánh: Phương pháp này dùng để thể

hiện số liệu qua hệ thống bảng biểu và phân tích số liệu Phân tích và so sánh giữa cơ sở lý luận và thực tiễn

Trang 15

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Xử lý số liệu thu thập bằng

phương pháp thống kê và sử dụng phần mềm Excel

- Phương pháp bản đồ: sử dụng các bản đồ đo đạc hiện trạng, bản đồ

quy hoạch chung xây dựng huyện, quy hoạch sử dụng đất đã có

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài:

- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý xây dựng theo quy hoạch

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các hoạt động xây dựng theo đúng kế hoạch và quy hoạch được phê duyệt, nhanh chóng hình thành và thực hiện các quy định quy hoạch được duyệt

Một số khái niệm cơ bản:

 Quy hoạch đô thị:

Quy hoạch đô thị hay còn gọi chung là quy hoạch không gian đô thị nghiên cứu có hệ thống những phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị phù hợp với những nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên đồng thời đề ra những giải pháp kỹ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà

ở để tạo lập môi trường sỗng thích hợp cho người dân sống trong đô thị thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị

 Quy hoạch chi tiết:

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp phép xây dựng công trình, hiao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình

 Khái niệm về quản lý:

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức, bộ máy để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường

Trang 16

Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng gồm: Bộ Xây dựng, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện)

 Quản lý cấp phép xây dựng:

Quản lý hoạt động cấp giấy phép xây dựng được coi là cơ sở đảm bảo quản lý nhà nước về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân tổ chức, hộ gia đình trong xây dựng công trình; đồng thời tạo điều kiện kiểm tra giám sát, xử lý các vi phạm

về trật tự xây dựng

 Quản lý đầu tư xây dựng:

Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

 Quản lý xây dựng theo quy hoạch:

+ Về nguyên tắc theo Điều 45 Luật xây dựng như sau:

Việc quản lý đầu tư xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng

 Cấu trúc luận văn:

Ngày đăng: 05/01/2018, 10:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w