1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG môn sức KHỎE vệ SINH môi TRƯỜNG

15 350 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 3,27 MB

Nội dung

Trang 2

Câu 1 Trình bày khái niệm môi trường và các yếu tố tác động đến môi trường (15)

* Khái niệm về môi trường: Mơi trường là tồn bộ các yếu tố bao quanh một người hoặc một nhóm người và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người: Yếu tô tự nhiên, xã hội Đó chính là các yếu tổ vật lý, hóa học, sinh học, xã hội, văn hóa, kinh tế

* Các yếu tố tác động đến môi trường:

- Do bản thân con người: Sự rèn luyện, phương thức sống,

thói quen, sở thích Vì vậy để hạn chế tác động xấu của

môi trường, mỗi chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường Hạn chế và bỏ các thói quen, sở thích không có lợi cho môi trường

- Môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội Vì vậy,

môi trường tại mỗi gia đình có trong lành mới góp phần làm

cho môi trường xã hội tốt lên Phải quan tâm đến cả vấn để

việc làm, quan hệ nội bộ, tập quán, tín ngưỡng, số lượng người trong gia đình Bởi khái niệm về môi trường rất rộng lớn

- Môi trường lao động: Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ lao động và quan hệ sản xuất

- Môi trường xã hội: Môi trường xã hội tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường nói chung, có tác dong khong nhỏ đến sức khỏe con người Đáng lưu ý nhất là sự phát

triển dân số ở mức ổn định Hiện nay nhờ có sự quan tâm

của Đảng, Nhà nước các chương trình Y tế quốc gia đã tác động có hiệu quả trong công tác này

- Môi trường tự nhiên: tài nguyên, địa lý, thời tiết, khí hậu - Tình hình kinh tế: Nghèo đói, hay no đủ

- Các dịch vụ y tế và bảo vệ sức khỏe: Hiện nay có nhiều dịch vụ y tế giúp người dân có điều kiện tiếp cận và lựa chọn chúng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân

dan

Trang 3

Câu 2 Trình bày các mối nguy hiểm truyền thống của

môi trường tác động xấu đến sức khóe con người (30)

- Thiếu nước sạch: Đặc biệt là người dân vùng miễn núi,

vùng sâu, vùng xa, nơi gặp nhiều khó khăn về kinh tế - Thiếu các công trình vệ sinh gia đình

- Thực phẩm bị ô nhiễm: Việc kiểm soát chất lượng thực

phẩm, lợi nhuận của nhà sản xuất thực phẩm đang là vấn để nổi cộm khiến thực phẩm bị ô nhiễm các tác nhân vi sinh

vật, :hóa học và vật lý Người ta đã chứng minh rằng thực phẩm ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ

lệ ung thư hiện nay

- Ô nhiễm trong và ngoài trời do sử dụng than và các nhiên

liệu khác để đun nấu, sưởi ấm

- Rác thải không được quản lý tốt: Đây là vấn đề cần được

quan tâm và chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các

ngành; sự hiểu biết và tự giác tham gia vào cuộc của nhân

dân | |

- Tai nạn, chấn thương trong nông nghiệp, các xí nghiệp thô sơ - Thảm họa thiên nhiên như bão lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng

- Các bệnh do trung gian truyền bệnh, chủ yếu do chuột và

các côn trùng khác |

- Các vụ dịch đường tiêu hóa vẫn xuất hiện hàng năm như: Bẹnh tả, thương hàn Đặc biệt hiện nay một số chủng vi

khuẩn đã kháng nhiều loại kháng sinh, vì vậy làm cho công

tác điều trị gặp những khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến

Trang 4

Câu 3 Trình bày các mối nguy hiểm Hiện đại của môi trường tác động xấu đến sức khỏe con người (30)

- Nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp và hóa

chất trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp | - Ơ nhiễm khơng khí đo thị do xe cộ, do máy nhiệt điện

- Các bệnh do trung gian truyền bệnh, đặc biệt do chuột, ruồi, muỗi

- Các vụ dịch đường tiêu hóa vẫn thường xuyên xây ra

- Ô nhiễm các chất thải rắn và chất thải độc

- Các mối nguy hiểm về hóa học, phóng xạ, xuất hiện trong

sử dụng các công nghệ mới

- Sự xuất hiện các dịch bệnh mới và sự quay trở lại của các

bệnh truyền nhiễm

-Nạn phá rừng, suy thoái và các biến động sinh thái khu vực hay toàn cầu |

Trang 5

Câu 4 Trình bày 12 vấn để cấp bách về sức khóc môi trường ở nước ta (30)

- Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch còn thấp (đạt 60% ở thành thị và 40% ở nông thôn)

- Tình trạng vệ sinh môi trường còn yếu kém (khoảng 20% số gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh)

- Các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng do tình trạng quản lý vệ sinh thực phẩm yếu kém, trình độ người

dân thấp

- Các bệnh dịch nguy hiểm liên quan đến môi trường như

các bệnh tả, thương hàn đang có nguy cơ quay trở lại

- Lượng rác thải của đô thị chưa được thu gom và xử lý tốt, nhất là chất thải bệnh viện đang gây nên môi đe dọa lớn cho sức khỏe nhân dân

- Môi trường không khí khu vực đô thị đang bị ô nhiễm

nhanh chóng do số lượng xe cơ giới và chất thai từ các cơ sd công nghiệp

- Nhiều loại hóa chất độc hại từ công nghiệp, chất tẩy rửa,

hóa chất trừ sâu đang làm ô nhiễm nguồn đất, nước, không

khí; các bệnh ung thư đang có chiều hướng gia tăng

- Số vụ tai nạn giao thông và số người bị thương, bị chết do tai nạn giao thông dang tăng nhanh theo từng năm

- Nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã đã làm mất cân bằng sinh thái và gây ra các thảm họa thiên tai như hạn hán, bao li

- Hệ thống pháp luật về sức khỏe môi trường còn yếu kém,

công tác thanh tra sức khỏe môi trường còn hạn chế - Đội ngũ sức khỏe môi trường còn thiếu

- Chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về nguy cơ sức khỏe

Trang 6

Câu 5 Trình bày 6 vấn dé ưu tiên về sức khỏe môi trường ở nước ta (15)

- Rà soát lại các hoạt động sức khỏe môi trường từ Trung

ương đến địa phương, tiến tới thành lập ban chỉ đạo về sức khỏe môi trường; trong đó ngành Y tế đóng vai trò là trung

tâm |

- Nhanh chóng xây dựng các văn bản về sức khỏe môi trường

- Hình thành những hệ thông đào tạo cán bộ môi trường từ trung cấp đến Đại học và sau Đại học

- Tăng cường đào tạo lại cán bộ môi trường để nâng cao

chất lượng và đủ về số lượng; từng bước xây dựng độ ngũ thanh tra sức khỏe môi trường

- Tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ cho nghiên cứu khoa

học về vấn dé nay

- Tiếp cận kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về việc quản lý

sức khỏe môi trường thông qua: trao đổi thông tin, gửi cán

bộ đi học, mời chuyên gia đên Việt Nam

Trang 7

Cau 5 Trinh bay 6 vấn để ưu tiên về sức khỏe môi trường ở nước ta (15)

- Rà soát lại các hoạt động sức khỏe môi trường từ Trung ương đến địa phương, tiến tới thành lập ban chỉ đạo về sức khỏe môi trường; trong đó ngành Y tế đóng vai trò là trung

tâm

- Nhanh chóng xây dựng các văn bản về sức khỏe môi

trường |

- Hinh thanh những hệ thống đào tạo cán bộ môi trường từ trung cấp đến Đại học và sau Đại học

- Tăng cường đào tạo lại cán bộ môi trường để nâng cao chất lượng và đủ về số lượng; từng bước xây dựng độ ngũ

thanh tra sức khỏe môi trường

- Tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ cho nghiên ‹ cứu khoa

học về vấn đề này

- Tiếp cận kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về việc quản lý sức khỏe môi trường thông qua: trao đổi thông tin, gửi cán

Trang 8

Câu 6 Trình bày khái niệm nâng cao sức khỏe và các lĩnh vực

hoạt động để nâng cao sức khỏe (30)

* Khái niệm nâng cao sức khỏe: Nâng cao sức khỏe là quá trình

làm cho dân chúng nâng cao sự kiểm soát vấn đề sức khỏe và cải

thiện sức khỏe của chính bản thân họ

Bởi vì: Các yếu tố tác động đến sức khỏe bao hàm cả các khía cạnh mang tính xã hội, kinh tế, môi trường Những khía cạnh này

nằm ngồi sự kiểm sốt của cá nhân, thậm chí của cả cộng đồng

Mục đích của quá trình nâng cao sức khỏe là cải thiện sức khỏe

con người và để cho con người có được sự kiểm soát nhiều hơn

trên các vấn để sức khỏe của họ

* Các lĩnh vực hoạt động để nâng cao sức khỏe

- Các chương trình GDSK

- Các dịch vụ sức khỏe dự phòng: Tiêm chủng mở rộng, khám sức

khỏe định kỳ, KHHGĐ

- Công việc dựa vào cộng dồng: Bao gồm việc hình thành các

nhóm hỗ trợ, phát triển các dịch vụ tại chỗ giúp cộng đồng có khả năng tự xác định nhu cầu sức khỏe từ đó giải quyết nó để nâng cao

sức khỏe |

- Phát triển tổ chức: Là các tổ chức xã hội tham gia hoạt động

nâng cao sức khỏe

- Các chính sách sức khỏe cộng đồng: Các cơ quan, tổ chức xã hội làm việc cùng nhau để đưa ra các chính sách phát triển làm thay đổi điều kiện sống ở cộng đồng

- Các biện pháp sức khỏe môi trường: Đó là cách làm cho môi trường có ích hơn như cung cấp nước sạch, thức ăn sạch, hình thành các khu vực không hút thuốc ở nơi công cộng

- Các hoạt động kinh tế và điều hành:

+ Là các hoạt động chính trị, giáo dục dành cho các nhà chính trị, các nhà kế hoạch cùng tham gia vào việc ủng hộ các thay đổi trong

luật pháp thuộc những vấn đề có liên quan đến sức khỏc

+ 2 tập hợp các hoạt động: Dịch vụ chăm sóc người bệnh, người tàn tật và hoạt động tăng cường sức khỏe cùng hỗ trợ góp phần cải thiện sức khỏe, chúng có liên quan rất chặt chẽ với nhau

(Hết câu 6)

Trang 9

Câu 7 Trình bày khái niệm tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp, mỗi khái niệm cho 3 ví dụ cụ thể |

* Tác hại nghề nghiệp: Là tác hại mang lại do các yếu tố có tác động xấu tới sức khỏe con người trong quá trình lao động, sản xuất

liên quan đến nghề nghiệp |

- Vidu: Bui SiO, tiếng ồn, độ rung

Tác hại nghề nghiệp có thể khác phục được, con người có khả

năng thay đổ, hạn chế, thậm chí loại trừ hẳn nó ra khỏi điều kiện

làm việc,

* Bệnh nghề nghiệp: Là những bệnh tật chủ yếu do tác hại nghẻ nghiệp gây nên được gọi là những bDệnh nghề nghiệp ảnh hưởng

của tác hại nghề nghiệp đối với người lao động phụ thuộc vào: - Các tác hại nghề nghiệp: Đây là các yếu tố bên ngoài tác động

vào cơ thể

- Tinh trang co thé: Day là yếu tố bên trong

Khi hoạt tính sinh vật học của các tác hại nghề nghiệp không

lớn, cường độ hoặc nồng dộ của chúng nhỏ ở giới hạn cho phép,

thời gian tác dụng ngắn, cơ thể người lao động khỏe mạnh thì chúng không ảnh hưởng xấu đến cơ thể, Ngược lại, nó có thể làm cho cơ thể một số người lao động phát sinh những biến đổi cơ

năng có tính chất tạm thời hoặc xuất hiện trạng thái tiền bệnh lý,

sức khỏe thay đổi chưa rõ rệt, chưa ảnh hưởng đến khả năng lao động Tuy tác hại nghề nghiệp chưa gây ra những bệnh nghề nghiệp thực sự nhưng nó làm gia tăng tỷ lệ mắc các bênh và kéo dài thời gian mắc các bệnh đó Trong điểu kiện tác hại nghề nghiệp vượt quá giới hạn nhất định hoặc sức đề kháng cơ thể giảm _ sút, tác hại nghề nghiệp sẽ gay ra những biến đổi bệnh lý, đó là các bệnh nghề nghiệp Đôi khi cường độ và nồng độ tác hại nghề nghiệp mạnh, thời gian tác dụng kéo dài cơ thể sẽ phát sinh những biến đổi bệnh lý có thể tử vong Ngoài ra tác hại nghề nghiệp chỉ gay ra các dấu hiệu nghề nghiệp trong một số nghề như thay đổi

màu da, chai chân, tay;' nói chung không gây ảnh hướng tới sức

khóc toàn thân và khả năng lao động |

+ Vi dụ: Nhiễm độc chì, Bệnh điếc nghề nghiệp, Bệnh bụi bối Silic

Trang 10

Câu 8 Trình bày các đặc điểm và biện pháp dự phòng bệnh Bụi phối Silic nghề nghiệp (30)

* Đặc điểm:

- Là bệnh phổi nhiễm Oxytsilic tự do

- Là bệnh toàn thân song biều hiện chủ yếu ở phổi

- Là bệnh mạn tính tiến triển chậm, tối thiểu phải có từ 3-5

năm tiếp xúc (tiếp xúc càng kéo dài thì khả năng mắc bệnh càng lớn, nồng độ bụi càng cao càng nguy hiểm nhất là bụi có kích thước dưới 5Iim)

- Là bệnh tiến triển không hồi phục

- Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng nên điều trị gặp nhiều khó khăn

* Biện pháp dự phòng bệnh bụi phối Silic nghề nghiệp:

1 Các biện pháp kỹ thuật làm giảm ô nhiễm bụi:

- Điện pháp thay thế: Thay thế những nguyên liệu độc hại

bằng những nguyên liệu ít hoặc không độc hại Có thể thay

thế cát Silic bằng Olivine (Mg”?, Fe**) 2Si04 ít độc hại hơn

- thay đổi quy trình sản xuất để hạn chế phát sinh bụi Cơ

giới hóa, tự động hóa để tránh tiếp xúc với bụi

- Biện pháp thông khí: Bao gồ thông khí chung, đưa không

khí sạch vào để hịa lỗng khơng khí bị ô nhiễm rồi sau đó

hút không khí bị pha loãng đó ra bằng quạt hút và thông khí

hút cục bộ hút bụi bằng một chụp hút rồi đẩy không khí có

chứa bụi ra ngoài qua các ống dẫn bảng quạt đẩy

_¬ Biện pháp cách ly: Những nguồn phát sinh nhiều bụi được

_ che chắn, cách ly để hạn chế bụi phát tán ra các công đoạn, _ bộ phận khác

- Biện pháp làm ầm: Những nơi bụi nhiều (bộ phận Kay,

nghién, khoan ) nếu điều kiện kỹ thuật cho phép có thể ©

phun nước, tưới ẩm nguyên, vật liệu; dùng quạt phun sương

làm ầm không khí nhằm làm giảm nồng độ bụi môi trường

Trang 11

(Tiếp câu 8)

2 Biện pháp hành chính:

- Tổ chức dây chuyển sản xuất hợp lý Bố trí nơi làm việc

gọn gàng, ngăn nắp Làm vệ sinh mặt bằng sản xuất thường

Xuyên

- Tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn lao động cho

người sử dụng lao động và người lao động, khuyến cáo các tác hại do bụi Silic gây ra và các biện pháp bảo vệ

- Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động Đo nồng độ

bụi, đặc biệt là nồng độ bụi hô hấp Phân tích hàm lượng

Silic tu do trong bụi

3 Biện pháp cá nhân:

- Đeo khẩu trang ngăn bụi (loại có hiệu suất lọc bụi hô hấp

cao) Nơi làm việc có nồng độ bụi và hàm lượng Silic tự do trong bụi cao thì phải sử dụng bán mặt nạ hoặc mặt nạ lọc bụi

4 Biện pháp y tế:

- Tổ chức khám tuyển công nhân vào lao động trong những

ngành nghề tiếp xúc với bụi nhiều theo đúng những tiêu

chuẩn khám tuyển đã quy định

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm Những bộ

phận sản xuất mà công nhân, người lao động phải tiếp xúc với bụi nhiều và hàm lượng Silic trong bụi cao thì phải khám sức khỏc định kỳ 6 tháng một lần, khám phát hiện

sớm bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp

Trang 12

Câu 9 Trình bày các yêu cầu về vệ sinh cá nhân (30)

1 Vệ sinh thân thể:

a Vệ sinh da:

- Đối với các vùng da hở phải thường xuyên được rửa sạch như:

mặt mũi, chân tay |

- Đối với các vùng đa kín phải được tắm, gội hàng ngày

- Phải rửa tay trước khi ăn, khi chế biến thức ăn và sau khi di vệ sinh

- Thường xuyên cắt móng tay, chân

- Khi đi bộ lâu, khi trời rét nên ngâm chân vào nước ấm cho máu dễ lưu thông

b Vệ sinh răng, miệng:

+ Khi ăn, thức ăn thường dắt vào kẽ răng, nếu để lâu ngày dưới tác dụng của vi khuẩn sẽ biến thành các acid hữu cơ làm hỏng men

răng, gây sâu răng Do đó chúng ta thường xuyên vệ sinh răng

miệng |

+ Thực hiện đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ

+ Khi đánh răng phải chải cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của rang

+ Không nên xỉa răng bằng tăm vì nó dễ làm hở các kế răng, làm

chảy máu lợi và dễ bị nhiễm khuẩn

+ Thường xuyên súc miệng bằng các dung dịch xát khuẩn như:

Listterin, EXPERT); nước súc miệng TH c Vệ sinh mát:

- Các biện pháp vệ sinh mắt:

+ Mỗi người phải có một khăn mặt riêng, khăn mặt được phơi ở

nơi có ánh nắng mặt trời hoặc nơi thoáng gió trong nhà

+ Hàng ngày rửa mặt bằng nước sạch ở trong chậu hoặc dưới vòi nước chảy

+ Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm những bệnh vẻ mắt + Khi lao động phải đeo kính bảo vệ mắt

d Vệ sinh Tai - Mũi - Họng

+ Đối với tai: Hàng ngày phải vệ sinh tai, không dùng các vất cứng -

để chọc vào tai, không hét to hay đập vào tai, sử dụng tăm bông để

vệ sinh ống tai sau mỗi lần tắm

Trang 13

(Tiếp câu 9)

+ Đối với mũi: Dùng khăn mỏng mềm và ướt để vệ sinh hai lỗ mũi, không dùng các vật cứng - nhọn để chọc vào trong mũi,

không đạp mạnh tay hay vật cứng vào cánh mũi Khi bị chảy mau cam thì dùng hai ngón tay bóp chặt hai bên cánh mũi hoặc dùng

bông sạch nút vào lỗ mũi cho đến khi ngừng chảy máu mới thôi

+ Đối với họng: Giữ ấm cho hợng về mùa lạnh, không hút thuốc lá

thuốc lào và uống rượu vì các chất này ảnh hưởng rất nhiều đến

niêm mạc vùng họng

đ Vệ sinh ăn uống và mặc

* An, uống:

+ Thực hiện ăn chín, uống chín + Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ thức ăn

+ Ăn đúng giờ sữ giúp cho bộ máy tiêu hóa tạo phản xạ có điều kiện giúp tiết dịch đường tiêu hóa để ăn ngon miệng hươn và tiêu

hóa thức ăn được tốt hơn

+ Thường xuyên thay đổi các món ăn và chú ý chế biến để kích

thích đường tiêu hóa * Mặc:

+ Khi mặc quần áo phải dam bao che đủ cág vùng da kín

+ Không nên mặc quá chật vì anh hưởng đến tuần hồn, hơ hấp và

điều hòa thân nhiệt,

+ Chọn chất liệu vải mềm dễ thấm hút

+ Quần, áo phải thường xuyên được giặt sạch Vì quần, áo bần sẽ làm rối loạn các chức phận của da đồng thời làm giảm tính thẩm

thấu, hút nước và thông gió của vải, là môi trường tốt cho các loại

Trang 14

Câu 10 Trình bày các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

không khí (15)

1 Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: là do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như đất sa mạc, đất trồng bị mưa, gió bào mòn và tụng vào không khí bụi, đất, bụi đá và thực vật Hiện tượng núi lửa phun các nham thạch cùng các hơi khí, nước bị ô nhiễm bốc hơi đã làm ô

nhiễm môi trường không khí Quá trình hủy hoại thối rửa thực vật

và động vật trong tự nhiên cũng thải ra các chất độc, nguồn nước

nhiễm bẩn bốc hơi vào không khí là những nguyên nhân gây ô

nhiễm môi trường không khí

2 Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người bao gồm:

- Ơ nhiễm cơng nghiệp: Là do khói của các nhà máy thải vào môi trường không khí rất nhiều chất độc hại Nó còn được phát sinh từ các quá trình sản xuất như bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây truyền

sản xuất, trên các đường ống dắn tải

Đặc điểm các chất thải do quá trình công nghệ là nồng độ các chất

độc hại rất cao, tập trung trong một khoảng không gian nhỏ thường

là hỗn hợp khí và hơi đọc hại Một số công nghệ phát sinh các chất

thải độc hại đó là: Các nhà máy nhiệt điện, xí nghiệp hóa chất, nhà máy luyện kim, xí nghiệp cơ khí, nhà máy công nghiệp nhẹ, nhà máy vật liệu xây dựng

- Ơ nhiễm do giao thơng vận tải : Nguồn này sinh ra 2/3 là khí

CO;, Ngoài ra là các khí hydro cacsbon, Nito oxyt Đặc điểm của nguồn này là ô nhiễm ở thấp, chủ yếu là ở hai bên đường Máy bay

cũng là nguồn gây ô nhiễm bụi, hơi độc hại và tiếng ồn

- Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người gây ra: Chủ yếu là do quá trình thiêu đốt các nhiên liệu (than đá, dầu kh?) sinh ra Các

khí gây 0 nhiém nhan tao 1a: N,O, NO, NO,, CO, CO,, SO,, khí

halogen: CH;, Br;, l¿, các hợp chất Flo, các nhân thơm, các chất

phóng xạ, các chất lơ lửng: Bụi, vi sinh vật, nhiệt độ, tiếng ổn - Sự khuyếch tấn ô nhiễm trong môi trường không khí: vì vậy cần :

phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và dự báo cũng như phòng ngừa ô nhiễm môi trường chính xác, để xác định được nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí để ra biện pháp can thiệp

phù hợp

(Hết câu 10)

Trang 15

Câu 11 Trình bày các biện pháp phòng chống ô nhiễm

môi trường không khí (30)

1 Quản lý và kiếm soát môi trường

- Thực hiện Luật và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi

trường

- Thành lập các cơ quan chuyên trách về bảo vệ môi trường ˆ

- Thường xuyên kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường 2 Quy hoạch xây dựng khu đô thị và bố trí khu công nghiệp

Địa điểm xây dựng nhà máy cần đặt ở cuối hướng gió, cuối nguồn nước so với khu dân cư Các nguồn gây ô nhiễm

cần được quy hoạch tập trung để tiện cho việc xử lý và hạn chế

ô nhiễm Xây dựng vùng cách ly vệ sinh công nghiệp Kích

thước của vùng cách ly khu vệ sinh công nghiệp được xác định từ khoảng cách nguồn chất thải ô nhiễm tới khu dân cư

3 Sử dụng cây xanh để bảo vệ môi trường không khí

Cây xanh có tác dụng che chắn, hút bớt bức xạ mặt trời, hút và

giữ bụi, lọc sạch không khí, hút và che chắn tiếng ồn Ban ngày cây xanh hút bức xạ nhiệt, hút CO, va nha O, con ban đêm thì

ngược lại nhưng quá trình này xảy ra yếu ớt nên nhà CO; là

không đáng kể Vì vậy trồng nhiều cây xanh sẽ hạn chế được

lượng CO; độc hại

4 Biện pháp công nghệ: Biện pháp cải tiến công nghệ là quan trọng nhất trong việc hạ thấp đôi khi loại trừ các chất độc hại ra môi trường Cần hồn thiện cơng nghệ sản xuất, làm kín dây

truyền và thiết bị sản xuất để hạn chế và loại trừ việc thải vào

không khí các chất độc hại, áp dụng công nghệ: “không có chất

thải” để bảo vệ môi trường không khí trong lành

5 Biện pháp làm sạch khí thải: Lọc bụi bằng biện pháp cơ khí (buồng lọc bụi, buồng lắng đọng bụi, tách bụi bằng quán tính hay lọc ly tâm) bằng phương pháp khô hay ướt Bộ lọc bằng phương pháp tĩnh điện là bộ lọc có hiệu quả rất tốt Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp hút bụi, hấp phụ, trung hòa và tải khí đi xa để khí loãng ra và giảm độ độc

Ngày đăng: 04/01/2018, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w