Vào cuối thế kỷ XIX, khi khoa học tự nhiên tiến đến giai đoạn khái quát, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của đối tượng trên quan điểm duy vật thì phép biện chứng duy vật của Mác xuất hiện và phủ định toàn bộ phép biện chứng duy tâm của Hegel. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhận thức với logic học biện chứng. Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật phải kể đến bao gồm hai nguyên lý, ba quy luật và sáu cặp phạm trù. Trong phạm vi bài tập này, xin phép được đi sâu tìm hiểu vai trò của sáu cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I.Một số vấn đề chung về phạm trù 1
1.1 Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học 1
1.2 Bản chất của phạm trù 1
II Sáu cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật, vai trò và ý nghĩa phương pháp luận2 2.1 Cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng” 2
2.2 Cặp phạm trù “Tất nhiên và ngẫu nhiên” 4
2.3 Cặp phạm trù “Bản chất và hiện tượng” 7
2.4 Cặp phạm trù “Nguyên nhân và kết quả” 10
2.6 Cặp phạm trù “Nội dung và hình thức” 14
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO… ………19
MỞ ĐẦU
Trang 2Vào cuối thế kỷ XIX, khi khoa học tự nhiên tiến đến giai đoạn khái quát, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của đối tượng trên quan điểm duy vật thì phép biện chứng duy vật của Mác xuất hiện và phủ định toàn bộ phép biện chứng duy tâm của Hegel Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhận thức với logic học biện chứng Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật phải kể đến bao gồm hai nguyên lý, ba quy luật và sáu cặp phạm trù Trong phạm vi bài tập này, nhóm 10 xin phép được đi sâu tìm hiểu vai trò của sáu cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật
NỘI DUNG
I Một số vấn đề chung về phạm trù
I.1 Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những mặt, những mối liện hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy Ví
dụ, phạm trù “vật chất”, “ý thức”, “vận động”, “đứng im”, phản ánh những mối liên hệ phổ biến không chỉ của tự nhiên mà cả xã hội, tư duy của con người Phạm trù triết học khác phạm trù của các khoa học khác ở chỗ, nó mang tính quy định về thế giới quan và tính quy định về phương pháp luận Phạm trù triết học là công cụ của nhận thức, đánh dấu trình độ nhận thức của con người
I.2 Bản chất của phạm trù
Trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của phạm trù Có nhà triết học coi phạm trù là có sẵn, có trước con người như I.Cantơ - nhà triết học người Đức Các nhà triết học thuộc phái duy thực cho những khái niệm (phạm trù) có trước các
sự vật riêng lẻ, cá biệt và quy định các sự vật riêng lẻ, cá biệt đó Các nhà duy danh ngược
Trang 3lại cho rằng, những khái niệm (phạm trù) chỉ là tên gọi, không có nội dung, chỉ có những
sự vật riêng lẻ, cá biệt là tồn tại thực, v.v Những quan niệm trên đều chưa đúng
Theo triết học duy vật biện chứng, phạm trù không có sẵn bẩm sinh, mà được hình thành trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bằng con đường khái quát hoá, trừu tượng hoá những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong bản thân sự vật Do vậy, nguồn gốc, nội dung phạm trù là khách quan Mặc dù hình thức thể hiện của nó là chủ quan Phạm trù có các tính chất sau:
- Tính khách quan: Mặc dù phạm trù là kết quả của tư duy, song nội dung mà nó
phản ánh là khách quan, do hiện thực khách quan mà nó phản ánh quy định Nghĩa
là phạm trù khách quan về nguồn gốc, về cơ sở, nội dung, còn hình thức thể hiện của phạm trù là chủ quan
- Tính biện chứng: Thể hiện ở chỗ, nội dung mà phạm trù phản ánh luôn vận động,
phát triển cho nên các phạm trù cũng luôn vận động, thay đổi không đứng im Các phạm trù có thể thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau Tính biện chứng của bản thân sự vật, hiện tượng mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù Điều này cho chúng ta thấy rằng, cần phải vận dụng, sử dụng phạm trù hết sức linh hoạt, uyển chuyển, mềm dẻo, biện chứng
II Sáu cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật, vai trò và ý nghĩa phương
pháp luận
II.1 Cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”
II.1.1 Khái niệm
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định
Trang 4Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định Cặp phạm trù cái riêng và cái chung trong triết học gắn liền với
“bộ ba” phạm trù là cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất Những mặt, những thuộc tính ấy không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nào khác Cái đặc thù là phạm trù triết học chỉ những thuộc tính… chỉ lặp lại
ở một số sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nhất định của một tập hợp nhất định Cái phổ biến là phạm trù triết học được hiểu như cái chung của tập hợp tương ứng
II.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái đơn nhất
Phép biện chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và giữa chúng có sự thống nhất biện chứng Cụ thể:
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng Điều đó có nghĩa là không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng Ví dụ: Thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động Vận động lại tồn tại dưới các hình thức riêng biệt như vận động vậy lý, vận động hoá học, vận động xã hội v.v…
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung Điều đó có nghĩa là không có cái riêng độc lập thuần tuý không có cái chung với những cái riêng khác
Ví dụ: Các chế độ kinh tế - chính trị riêng biệt đều bị chi phối với các quy luật chung của
xã hội như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất
Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó có Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng bởi vì nó phản ánh những mặt, những thuộc tính, nhưng mỗi liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định, phổ biến tồn tại trong cái riêng cùng loại Cái chung gắn liên hệ với cái bản chất, quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật
Trang 5Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau; có thể coi đây là sự chuyển hoá giữa hai mặt đối lập Sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái chung diễn ra theo hai hướng: cái đơn nhất biến thành cái chung, làm sự vật phát triển và ngược lại, cái chung biến thành cái đơn nhất làm cho sự vật dần dần mất đi
II.1.3 Vai trò, ý nghĩa phương pháp luận
Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng chứ không thể ở ngoài cái riêng Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá Nếu đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung dễ dẫn đến sai lầm tả khuynh giáo điều Nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất dễ dẫn đến sai lầm hữu khuynh xét lại
Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất
có thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển thành cái chung nếu cái đơn nhất có lợi cho con người Và ngược lại biến cái chung thành cái đơn nhất nếu cái chung tồn tại bất lợi cho con người
II.2 Cặp phạm trù “Tất nhiên và ngẫu nhiên”
II.2.1 Khái niệm
Tất nhiên là phạm trù triết học chỉ cái do nguyên nhân cơ bản, chủ yếu bên trong sự vật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác Tất nhiên có quan hệ với cái chung, nhưng không phải cái chung nào cũng là tất nhiên Cái chung được quy định bởi bản chất nội tại bên trong sự vật thì đồng thời là cái tất nhiên Ví dụ: cái chung biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động là cái tất nhiên cuả con người Cái chung về màu tóc, màu da…không phải là cái chung tất nhiên vì
nó không quy định bản chất con người
Ngẫu nhiên là phạm trù triết học chỉ cái không phải do bản chất kết cấu bên trong sự vật, mà do những nguyên nhân bên ngoài sự vật, do sự ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên
Trang 6ngoài sự vật quyết định Do đó, nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện; có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác Ví dụ: trồng hạt ngô phải mọc lên cây ngô, chứ không thể lên cây khác (tất nhiên) Nhưng cây ngô tốt hay không tốt là do chất đất, thời tiết, độ ẩm bên ngoài hạt ngô quy định Đây chính là cái ngẫu nhiên
II.2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người
và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Cả cái tất nhiên cả cái ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng đối với sự vật Tuy nhiên, cái tất nhiên đóng vai trò chi phối đối với sự vận động, phát triển của sự vật, cái ngẫu nhiên làm cho sự vật phát triển nhanh hơn hoặc chậm lại Ví dụ: đất đai, thời tiết không quyết định đến việc hạt ngô nảy mầm lên cây ngô, nhưng đất đai, thời tiết lại có tác động làm cho hạt ngô nhanh hay chậm nảy mầm thành cây ngô
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau, không có tất nhiên cũng như ngẫu nhiên thuần tuý tách rời nhau Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong
sự thống nhất hữu cơ với nhau Sự thống nhất này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên Nói cách khác, cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên Cái ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho cái tất nhiên Bất cứ cái ngẫu nhiên nào cũng thể hiện phần nào đó của cái tất nhiên Không có tất nhiên thuần tuý tách rời cái ngẫu nhiên, cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần tuý tách rời cái tất nhiên Ví dụ: sự xuất hiện vĩ nhân trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu của lịch sử Nhưng ai là nhân vật vĩ nhân ấy lại là ngẫu nhiên vì không do yêu cầu lịch sử quy định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để đưa một nhân vật lên đứng đầu phong trào Nếu chúng ta gạt bỏ nhân vật này thì nhất định sẽ phải có người khác thay thế
Tất nhiên và ngẫu nhiên trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá cho nhau Tất nhiên và ngẫu nhiên trong quá trình vận động của sự vật và trong những điều
Trang 7kiện xác định có thể chuyển hoá cho nhau Cái này, trong mối quan hệ này được coi là tất nhiên thì trong mối quan hệ khác rất có thể được coi là ngẫu nhiên Ví dụ, trao đổi hàng hoá là tất nhiên trong nền kinh tế hàng hoá, nhưng lại là ngẫu nhiên trong xã hội nguyên thuỷ - khi sản xuất hàng hoá chưa phát triển Như vậy, ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên cũng chỉ là tương đối Thông qua mối liên hệ này nó là cái tất nhiên, nhưng thông qua mối liên hệ khác nó là cái ngẫu nhiên và ngược lại Ví dụ, một máy vô tuyến sử dụng lâu ngày, mãi “tất nhiên” sẽ hỏng, nhưng hỏng vào khi nào, vào giờ nào lại là “ngẫu nhiên”
II.2.3 Vai trò, ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, cái tất nhiên luôn thể hiện sự tồn tại của mình thông qua cái ngẫu nhiên
Do vậy, muốn nhận thức cái tất nhiên phải bắt đầu từ cái ngẫu nhiên, thông qua cái ngẫu nhiên Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, một mặt cần dựa vào cái tất nhiên, mặt khác không nên xem nhẹ cái ngẫu nhiên Bởi lẽ, cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, còn cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng tới sự phát triển của sự vật, đôi khi sự ảnh hưởng đó là khá sâu sắc
Thứ hai, cái tất nhiên được biểu hiện thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên, vì vậy, muốn nhận thức cái tất nhiên cần phải nghiên cứu, xem xét và so sánh các cái ngẫu nhiên với nhau Từ đó, có cơ sở để nhận thức đúng đắn và chính xác bản chất của cái tất nhiên
Thứ ba, tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện thích hợp nhất định Do đó, trong hoạt động thực tiễn, cần tạo ra những điều kiện thích hợp để ngăn cản hoặc thúc đẩy sự chuyển hoá đó theo hướng có lợi cho con người Ví dụ: dựa trên cơ sở quan hệ tất nhiên và ngẫu nhiên này con người có thể uốn cây cảnh theo con vật mình ưa thích, bác sỹ có thể kẹp răng cho trẻ em để răng đều, đẹp, v.v
II.3 Cặp phạm trù “Bản chất và hiện tượng”
2.3.1 Khái niệm
Trang 8“Bản chất” là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật
đó Ví dụ, trong xã hội có giai cấp bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội Bản chất này được thể hiện ra dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai cấp trong xã hội
Phạm trù bản chất gắn liền với cái chung, cái tạo nên bản chất của một lớp các sự vật hiện tượng Ví dụ: bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Điều
đó đúng với mọi người (Bản chất cũng là cái chung) Tuy nhiên, không phải cái chung nào cũng là bản chất Ví dụ bên trên thuộc tính của con người là có đầu, mình và chân tay, cái đó cũng là thuộc tính chung của mọi người nhưng không tạo nên bản chất của con người
“Hiện tượng” là phạm trù triết học chỉ cái là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất
Ví dụ, hiện tượng thể hiện bản chất của nhà nước (là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội) như là: đàn áp sự phản kháng của các giai cấp đối địch; lôi kéo các giai cấp khác về phía mình, v.v
2.3.2 Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng thống nhất trong sự vật
Bản chất và hiện tượng không những tồn tại khách quan mà còn ở trong mối liên
hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự thể hiện của bản chất nhất định Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua hiện tượng ấy.Không có bản chất nào tồn tại một cách thuần túy mà lại không biểu hiện qua hiện tượng, ngược lại không có hiện tượng nào lại không biểu hiện của một bản chất nào đó Nhấn mạnh mối
liên hệ không tách rời này giữa bản chất và hiện tượng, Lênin viết: “Bản chất hiện ra Hiện tượng là có tính chất bản chất”.
Trang 9Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ: Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc
lộ của bản chất ở mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc ít Nói cách khác, bản chất và hiện tượng về căn bản phù hợp với nhau Ví dụ: trong các xã hội có giai cấp, bất kỳ nhà nước nào cũng là một bộ máy trấn áp của giai cấp này với giai cấp khác Bản chất ấy thể hiện ở chỗ bất kỳ nhà nước nào cũng có quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù Tất cả bộ máy này đều nhằm mục đích trấn áp sự phản kháng của gia cấp khác để bảo vệ quyền lợi kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị
Như vậy, bản chất bao giờ cũng tự bộc lộ thông qua những hiện tượng nhất định Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những loại hiện tượng khác nhau Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện cũng thay đổi theo Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất
Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng tuy thống nhất với nhau nhưng đó là sự thống nhất biện chứng, nghĩa là trong sự thống nhất ấy đã có bao hàm sự khác biệt Bản chất phản ánh cái chung, cái sâu xa của sự vật Hiện tượng phản ánh cái riêng, cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất Vì vậy, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của điều kiện và hoàn cảnh Nội dung cụ thể mỗi hiện tượng phụ thuộc không những vào bản chất mà còn vào hoàn cảnh cụ thể, trong đó bản chất được biểu hiện Chính về thế hiện tượng phong phú hơn bản chất, ngược lại bản chất
sẽ sâu sắc hơn hiện tượng
Như vậy, bản chất bao giờ cũng là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của sự vật, còn hiện tượng là sự biểu hiên bản chất đó ra bên ngoài nhưng biểu hiện dưới hình thức đã cải biến nhiều khi xuyên tạc bản chất Mác nhận xét: Nếu hình thái biểu hiện và bản chất của
sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa” Vì vậy, khi xem xét
sự vật ta không thể dừng lại ở biểu hiện bề ngoài mà phải đi tìm hiểu bản chất của nó
Trang 102.3.3 Vai trò, ý nghĩa phương pháp luận
Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, còn hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài, là cái không ổn định và biến đổi nhanh hơn so với bản chất, nên trong nhận thức, để hiểu đầy đủ và đúng đắn về sự vật, không nên dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó Còn trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào bản chất chứ không phải dựa vào hiện tượng
Nếu trong hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn cần nắm được bản chất và dựa vào bản chất của sự vật thì nhiệm vụ của nhận thức nói chung của nhận thức khoa học nói riêng là phải vạch ra được cái bản chất đó
Vì bản chất tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm ra bản chất của sự vật ở trong chính sự vật chứ khogno thể ở ngoài nó và khi kết luận về bản chất của sự vật cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện
Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra ngoài thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng Nhưng vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất nên trong quá tình nhận thức bản chất của
sự vật phải xem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau Đồng thời, trong một hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định không bao giờ có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản chất của sự vật, do vậy, phải ưu tiên cho việc xem xét trước hết các hiện tượng điển hình trong hoàn cảnh điển hình
II.4 Cặp phạm trù “Nguyên nhân và kết quả”
2.4.1 Khái niệm
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định