Phân biệt tư vấn pháp luật với một số hoạt động khác Theo quy định của Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Nghị định số65/2003/NĐ-CP ngày 11-6-2003 của Chính phủ về tổ chức, h
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT .2
1 Định nghĩa tư vấn pháp luật: 2
2 Phân biệt tư vấn pháp luật với một số hoạt động khác 2
a) Hoạt động tư vấn pháp luật: 2
b) Hoạt động cung cấp thông tin pháp luật: 3
c) Hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật: 3
d) Hoạt động giảng dạy pháp luật: 3
e) Hoạt động tư vấn trong các lĩnh vực khác: 3
3 Những đối tượng được tư vấn pháp luật 3
4 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp trong tư vấn pháp luật 4
5 Vai trò của tư vấn pháp luật 4
6 Kỹ năng tư vấn pháp luật 5
PHẦN NỘI DUNG: KỸ NĂNG TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG VÀ TÌM HIỂU YÊU CẦU TƯ VẤN 6
1 Quy trình hoàn chỉnh 6
a) Thấu hiểu tính cách khách hàng 6
Đối với khách hàng Việt Nam: 7
Đối với khách hàng nước ngoài: 9
b) Gây dựng hình ảnh 9
c) Tìm hiểu yêu cầu tư vấn và đặt ra giải pháp bước đầu 10
Tóm tắt vụ việc 10
Sàng lọc những thông tin hữu ích 11
Phân tích các tài liệu đi kèm và yêu cầu cung cấp thêm 11
Tra cứu tài liệu tham khảo 12
d) Định hướng cho khách hàng 12
e) Thông tin cho khách hàng 14
f) Thù lao và hợp đồng dịch vụ pháp lý 15
2 Một số yêu cầu đối với luật sư 17
a) Giữ bí mật thông tin 17
b) Giữ gìn an toàn các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ khác 17
TÌNH HUỐNG 18
1 Kỹ năng tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu tư vấn của khách hàng 18
2 Vấn đề tư vấn 18
KẾT LUẬN 22
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1 Định nghĩa tư vấn pháp luật:
Tiết 1 khoản 1 điều 28 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đưa ra kháiniệm tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cungcấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ
Như vậy, tư vấn pháp luật không phải chỉ là cung cấp lý thuyết về các điều luật đãđược quy định mà còn phải kèm theo lời khuyên, cách ứng dụng pháp luật vào trườnghợp cụ thể của người cần tư vấn
Các lĩnh vực tư vấn rất rộng, trải từ dân sự, hình sự, kinh tế - thương mại cho tớihành chính, lao động, (tiết 2 khoản 1 điều 28 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm2011)
2 Phân biệt tư vấn pháp luật với một số hoạt động khác
Theo quy định của Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Nghị định số65/2003/NĐ-CP ngày 11-6-2003 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật,
ta có thể phân biệt như sau:
a) Hoạt động tư vấn pháp luật:
- Các tổ chức tư vấn pháp luật được thành lập và hoạt động, luật sư hành nghề theoquy định của pháp luật, thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật vàđược phép kinh doanh thu lợi nhuận
- Có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức thi hành đúng pháp luật
- Giúp cơ quan nhà nước giảm bớt khiếu kiện
- Thông qua hoạt động tư vấn để giúp đỡ hỗ trợ những vấn đề sau:
Phát hiện những lỗ hổng và sung đột pháp luật để kiến nghị nhà nước hoàn thiện
Giúp cơ quan nhà nước thấy được khiếm khuyết trong quản lý điều hành
Trang 3 Giúp cho nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ thực chất của mình
b) Hoạt động cung cấp thông tin pháp luật:
Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
Được nhà nước phân công có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin pháp luật chonhân dân, ví dụ: Báo Pháp Luật TPHCM, UBND các cấp,
c) Hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật:
Các tổ chức xã hội do nhà nước thành lập hoặc cá nhân có trình độ hiểu biết pháp
lý nhất định tư vấn pháp luật cho người dân
Không được phép kinh doanh
Ví dụ: Mặt trận tổ quốc, hội luật gia,
d) Hoạt động giảng dạy pháp luật:
Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
Mang tính chất truyền đạt các kiến thức pháp luật theo quy định của Bộ Giáo Dục
& Đào Tạo cho các sinh viên luật, học viên sau đại học luật
e) Hoạt động tư vấn trong các lĩnh vực khác:
Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
Được phép kinh doanh thu lợi nhuận
Chỉ được tư vấn một số lĩnh vực mang tính chất chuyên ngành như: tư vấn kế toán,thiết kế, xây dựng, thuế,
3 Những đối tượng được tư vấn pháp luật
Những đối tượng được tư vấn pháp luật thường rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớpkhác nhau trong xã hội, bao gồm:
- Khách hàng của luật sư: từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ quan nhà nướcđều có thể được luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật Điểm khác biệt cơ bản giữakhách hàng của luật sư với các đối tượng được tư vấn khác là thông thường khách hàngphải trả phí dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp được luật sư tư vấn miễn phí
Trang 4- Đối tượng thụ hưởng tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp chiếm phần đông dân cư trong xã hội, chủ yếu là được tư vấn phápluật miễn phí (chiếm gần 70% khối lượng công việc tư vấn pháp luật của các tổ chứcnày), gồm có:
Thành viên của các tổ chức chính trị –xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (ví dụ:công đoàn viên, người lao động, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh …);
Người nghèo, đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật;
Các doanh nghiệp, tổ chức và đối tượng khác: ngoài đối tượng được hưởng chínhsách xã hội nói trên, các Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể còn thựchiện tư vấn pháp luật có thu phí ở mức thấp đối với doanh nghiệp và các cá nhân khác khi
có yêu cầu
4 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp trong tư vấn pháp luật
Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã quy định rất rõ 4 quy tắc này:
- Giữ bí mật nghề nghiệp: Điều 25
- Trung thực: Khoản 3 điều 5
- Thái độ khách quan: Khoản 3 điều 5
- Không tư vấn cho các bên có quyền lợi đối lập: Điểm a khoản 1 điều 9
5 Vai trò của tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là hoạt động mang tính chất lao động trí óc bằng việc sử dụngchất xám vào công việc chuyên môn đặc thù, có vai trò rất quan trọng trong đời sống xãhội Vì vậy, đòi hỏi người thực hiện tư vấn pháp luật phải hội đủ các tiêu chuẩn nhấtđịnh Luật sư, tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên pháp luật (gọi chung là người tưvấn) là những người có kiến thức pháp luật (có trình độ cử nhân luật trở lên), kỹ năng vàkinh nghiệm tư vấn, đồng thời phải tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp (đốivới luật sư), có sự tận tâm, nhiệt tình và chịu trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động tưvấn pháp luật của mình (đối với tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên pháp luật)
Trang 56 Kỹ năng tư vấn pháp luật
Kỹ năng là gì và kỹ năng tư vấn pháp luật là gì?
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiềukhía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinhtrong cuộc sống Kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện,nghĩa là kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham giahoạt động thực tế cuộc sống Ví dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hành nghề Luật sư chỉđược hình thành trong hoạt động công việc của một cá nhân
Kỹ năng công việc thông thường được hình thành thông qua việc tham gia một hệthống đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu và tu bổ qua quá trình rèn luyện thực tế Đa số kỹnăng mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việcchúng ta được đào tạo Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ chocuộc sống của chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng.Vídụ: Nghề tư vấn thì tương ứng là Nhà tư vấn phải có những kỹ năng tư vấn; Nghề Luật
sư thì phải có kỹ năng hành nghề Luật sư Như thế bất kỳ hoạt động hay nghề nghiệp nào
mà chúng ta tham gia thì chúng ta đều phải đáp ứng những kỹ năng mà hoạt động haynghề nghiệp đó đòi hỏi nếu không chúng ta không thể tham gia cuộc chơi
Trong hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư, ngoài kiến thức chuyên môn sâurộng, người luật sư cần phải trang bị cho mình nhiều kĩ năng hành nghề: kĩ năng soạnthảo văn bản, kĩ năng tiếp xúc khách hàng, kĩ năng tác nghiệp hành nghề của luật sư
Trong số các kĩ năng này, kĩ năng tiếp xúc và tìm hiểu yêu cầu tư vấn của khách hàng
đối với luật sư chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng, đòi hỏi người luật sư phải có kĩnăng giao tiếp tốt và có khả năng giải quyết công việc của khách hàng Và đây cũng lànội dung chính trong tiểu luận này
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
KỸ NĂNG TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG VÀ TÌM HIỂU YÊU CẦU
TƯ VẤN
1 Quy trình hoàn chỉnh
Cơ bản thì một quy trình tư vấn pháp luật của luật sư bao gồm các giai đoạn sau:
1 Tiếp xúc khách hàng và tìm hiểu nhu cầu tư vấn
2 Nghiên cứu hồ sơ, thu thập tài liệu, chứng cứ
3 Đề xuất giải pháp – trả lời khách hàng
Bước đầu tiên - tiếp xúc giữa luật sư và khách hàng - có ý nghĩa quan trọng nhất,làm tiền đề và ảnh hưởng lớn tới hai bước còn lại vì khách hàng sẽ dựa vào kết quả banđầu này để quyết định có “mua” dịch vụ pháp lý của luật sư đó hay không
Với tính chất trên, việc tiếp xúc với khách hàng đòi hỏi sự hòa quyện của các kỹnăng chung của “người bán hàng” và các “kỹ năng mang tính pháp lý” Đó chính là cácvấn đề mà luật sư cần quan tâm khi tiếp xúc với khách hàng Những vấn đề cần chú ý khiluật sư tiếp xúc với khác hàng bao gồm:
Thấu hiểu tính cách của khách hàng
Khách hàng là nguồn sống, là đối tác của luật sư Nói như vậy, có nghĩa rằng, luật
sư phải có khách hàng, thu hút khách hàng, phải xây dựng cho mình một đội ngũ kháchhàng Tâm lý chung của khách hàng là luôn đặt kì vọng vào luật sư Nhưng mỗi loạikhách hàng lại có tính cách riêng khác nhau tùy vào vai trò của họ trong mối quan hệ
Trang 7tranh chấp Nếu nắm bắt được, luật sư thậm chí không cần phải hỏi nhiều mà vẫn đi sáttheo nhu cầu của họ.
Để nắm bắt được tâm lý khách hàng, cần học theo phương châm của người xưa là
“biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” “Biết người” có nghĩa là biết khách hàng là ai,
Đối với khách hàng Việt Nam:
Các khách hàng Việt Nam thường có những đặc điểm:
Thường thì khách hàng Việt Nam tìm tới luật sư khi họ đã phát sinh tranh chấp
Trình độ hiểu biết pháp luật của người Việt Nam còn hạn chế
Họ lại chuộng hình thức, như các công ty thường mời những luật sư giỏi tư vấncho mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia đàm phán, ký kết các hợpđồng của công ty
Họ thường có tâm lý ăn thua trong kiện cáo và thường tìm mọi cách để phần thắngthuộc về mình
Họ mang nặng suy nghĩ chủ quan luôn cho là mình đúng Hay nếu biết rằng mìnhrơi vào trường hợp sai, có đầy đủ cơ sở để chứng minh mình sai nhưng vẫn cố tìnhbao biện để bảo vệ cái sai của mình
Ứng xử của luật sư khi gập phải những trường hợp này:
Trang 8Khi tiếp xúc với những khách hàng này, luật sư phải hết sức chú ý nghe kháchhàng nói, tỉnh táo phân tích để nắm được bản chất của vấn đề, khéo léo gợi mở đặt câuhỏi, nói chuyện để lấy được nhiều thông tin chính xác nhất
Trong trường hợp khách hàng luôn cho mình đúng, Luật sư cần phải kiên nhẫnthuyết phục khách hàng, hướng dẫn họ trình bày vấn đề một cách trung thực, phải thuyếtphục họ hiểu luật sư chính là bạn họ, người có thể bảo vệ tối đa lợi ích cho họ Luật sưchỉ có thể tư vấn đúng đắn cho khách hàng khi biết được đầy đủ, chính xác những gì đãdiễn ra Có như vậy khách hàng mới cởi mở cung cấp thông tin cho chúng ta được
Trong trường hợp khách hàng biết rằng mình rơi vào trường hợp sai, có đầy đủ cơ
sở để chứng minh mình sai nhưng vẫn cố tình bao biện để bảo vệ cái sai của mình Thôngthường, khách hàng sẽ muốn luật sư tư vấn biến cái sai của mình thành đúng để hưởnglợi, cũng có thể họ muốn luật sư cung cấp cho họ những điều cần thiết để khai thác đượclợi ích từ cái sai đó hoặc nhờ luật sư tư vấn giúp họ khắc phục cái sai, nhằm giảm bớt tổnthất, bồi thường mà họ phải gánh chịu Đối với trường hợp này, khi tư vấn cho họ, luật sư
tư vấn phải thực hiện đúng đạo đức nghề nghiệp của mình, không được giúp khách hàngthực hiện những hành vi trái pháp luật Luật sư chỉ có thể giúp họ giải toả tâm lý, giúp họthấy được rằng pháp luật chỉ bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng củamọi người Đồng thời, luật sư tư vấn cũng có thể giúp khách hàng của mình tận dụngnhững quy định của pháp luật để giảm bớt trách nhiệm cho họ chứ tuyệt đối không được
vì đồng tiền mà làm sai pháp luật Khi cần thiết, luật sư có quyền vận dụng sự cho phépcủa luật và bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Liên đoàn luật sư (quy tắc số 9) để từchối khách hàng, không cả nể mà dẫn tới vi phạm các trường hợp quy định tại điều 9
khoản 1 Luật Luật sư (cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án; Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại,
tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật; Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi thi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; Sách nhiễu, lừa dối khách hàng).
Trang 9Đối với khách hàng nước ngoài:
Khách hàng nước ngoài thường có những đặc điểm:
Họ thường là những người hiểu biết pháp luật, có trình độ chuyên môn cao, cónăng lực quản lý và đầu óc tổ chức Vì vậy, các yêu cầu của khách hàng nướcngoài thường rõ ràng, rành mạch
Họ luôn mong muốn được tư vấn thực hiện đúng pháp luật, tránh những điều tráivới pháp luật
Khách hàng nước ngoài cũng rất coi trọng hình thức và uy tín nghề nghiệp, luật sư
tư vấn cần phải thể hiện mình là người có uy tín, có thâm niên trong nghề thôngqua các hành vi giao tiếp trực tiếp hoặc thư tín
Khi làm việc với khách hàng quốc tế, luật sư tư vấn Việt Nam cần thể hiện mình làngười am hiểu tường tận, sâu rộng pháp luật Việt Nam và là người bảo vệ quyền lợi chokhách hàng phù hợp với pháp luật Việt Nam Đây chính là lợi thế cơ bản khi so sánh vớiluật sư người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam Khách hàng nước ngoài sẽ không hàilòng, nếu luật sư làm việc thông qua kinh nghiệm cá nhân hoặc lợi dụng mối quen biết để
đi cửa sau Đồng thời luật sư tư vấn cần phải thể hiện mình là người chuyên nghiệp, có
uy tín, có thâm niên trong nghề thông qua các hành vi giao tiếp trực tiếp hoặc thư tín
b) Gây dựng hình ảnh
- Kỹ năng chuyên môn: Không chỉ có kiến thức pháp luật Việt Nam mà luật sư
còn phải tự trang bị thêm thông tin về pháp luật các nước, điều ước quốc tế, kinh nghiệmtrong từng chuyên ngành luật Luật sư không phải là kế toán để có thể tiếp cận luật kếtoán, không phải kĩ sư để biết luật xây dựng, luật đấu thầu,… nhưng dần dần qua thực tếhành nghề, luật sư sẽ hạn chế được tần suất hỏi ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực đó vìchính bản thân luật sư có thể trở thành chuyên gia, ở một số mức độ
- Uy tín: Là phương tiện tiếp thị quý giá nhất, là yếu tố quan trọng nhất đối với
khách hàng khi họ lựa chọn luật sư tư vấn Tạo được uy tín tốt là luật sư đã có được mộtgia tài Một hãng luật, công ty luật hoặc một luật sư có uy tín chắc chắn sẽ thu hút được
Trang 10những khách hàng tốt nhất và có cơ hội tham gia vào các giao dịch lớn nhất Qua đó luật
sư sẽ được tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm đồng thời thu hút được nhiều khách hàng
- Trung thực: Thiết lập kiểu quan hệ mua bán với khách hàng là điều cần tránh.
Phải xây dựng quan hệ với khách hàng trên cơ sở chân thực, hợp tác, bền vững và hai bênđều có lợi Phải để khách hàng thấy rằng, luật sư là người làm ăn đứng đắn, đàng hoàng,không mang tích chất chộp giật, không lấy chuyện tiền bạc làm mục tiêu Điều đó củng
cố uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng và duy trì được mối khách hàng thường xuyên
- Tính kiên nhẫn: Luật sư không nên tỏ ra sốt ruột, muốn tạo ngay một mối khách
hàng rộng lớn Khách hàng thường xuyên, rộng lớn, gắn bó với luật sư phải được hìnhthành qua thời gian Khách hàng khi lựa chọn cũng phải thử thách Hiệu quả của côngviệc, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, uy tín kết hợp với tính kiên nhẫn tạonên sự thành công của luật sư
c) Tìm hiểu yêu cầu tư vấn và đặt ra giải pháp bước đầu
Sàng lọc những thông tin hữu ích
Các câu hỏi mà luật sư đặt ra cần hướng tới việc làm sáng tỏ các nội dung cơ bảnsau: khách hàng muốn gì ở lời tư vấn của luật sư? Đâu là quan hệ pháp lý chủ yếu cầnquan tâm nhất và cần được tập trung giải quyết? Còn các quan hệ khác có mối quan hệvới quan hệ pháp lý mấu chốt như thế nào?
Trang 11Phân tích các tài liệu đi kèm và yêu cầu cung cấp thêm
Trước hết, luật sư đối chiếu lời trình bày của khách hàng với các tài liệu họ cungcấp
Sau đó, luật sư đánh giá, phân tích chứng cứ để xác định cần bổ sung thêm nhữngtài liệu gì
Luật sư phải dành thời gian để đọc hết các giấy tờ, tài liệu, văn bản có liên quan
đó Đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài nhất thiết phải được dịch ra tiếng Việt đểhiểu đúng nguyên văn tài liệu đó, đồng thời cũng dùng đính kèm hồ sơ để sử dụng lâudài
Ngoài ra, trong hoạt động tư vấn pháp luật, quá trình thu thập, nghiên cứu và đánhgiá chứng cứ sau đó đưa ra một giải pháp cho khách hàng là một hoạt động hết sức quantrọng Phương án luật sư đưa ra phải đáp ứng được yêu cầu là chính xác, hiệu quả, nhanhchóng Đôi khi có trường hợp nội dung khách hàng yêu cầu tư vấn là một việc cần giảiđáp gấp (phải có kết quả tư vấn ngay), trường hợp này đòi hỏi người luật sư phải có kiếnthức pháp luật và các hiểu biết khác liên quan một cách sâu sắc để đưa ra được phương
án tư vấn ngay Đây là một yêu cầu rất khó mà muốn làm được điều này, luật sư phải cómột trình độ chuyên môn nhất định, có kinh nghiệm, nhạy bén
Trong trường hợp sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu dokhách hàng cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thông báo điều đó chokhách hàng và hẹn khách hàng gặp vào một ngày khác
Tra cứu tài liệu tham khảo
Việc dùng các quy định của pháp luật để làm cơ sở cho các kết luận của mình làđiều bắt buộc Trong nhiều trường hợp khách hàng biết họ đúng họ không giải thích được
và yêu cầu luật sư phải cung cấp cho họ cơ sở pháp luật để khẳng định yêu cầu của họ.Đối với luật sư tư vấn việc tra cứu tài liệu tham khảo là điều bắt buộc bởi vì: