Quy định của pháp luật hình sự về áp dụng hìnhphạt tù có thời hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh lai châu (Trang 36 - 48)

2.1.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạt tù có thời hạn

Đáp ứng được yêu cầu "Không áp dụng hình phạt tù tràn lan”, "tính hướng thiện” trong chính sách hình sự nước ta đã được thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Bộ luật hình sự năm 2015 đã thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền khắc phục những bất cập của BLHS năm 1999. Hình phạt tù có thời hạn được quy định BLHS năm 2015 về điều kiện, phạm vi, đối tượng áp dụng hình phạt tại Điều 38. Người phạm tội bị kết án sẽ phải chấp hình phạt tù có thời hạn tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn có hạn với mức ít nhất là ba tháng và nhiều nhất là hai mươi năm. Nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ sẽ được trừ vào thời gian chấp hành án tương đương một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù. Nếu như trong những lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999, đường lối xử lý nghiêm khắc hơn đã được thể hiện bằng việc tăng cường hình phạt tù có thời hạn trong thực tiễn pháp luật, thì BLHS năm 2015 đã có sự mềm hóa (phi hình sự hóa), bằng việc quy định thu hẹp và xác định rõ ràng phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt này đó là không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Nhằm bảo đảm sự bình đẳng cho mọi công dân trước pháp luật, thực hiện việc phân hoá trách nhiệm, BLHS 2015 quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 63 BLHS thì trong các trường hợp nếu người phạm nhiều

tội hoặc phải chịu hình phạt của nhiều bản án, thì hình phạt tù có thời hạn tối đa là 30 năm tù. Người phạm tộạtbị áp dụng hình ph tù chung thân nếu được xét giảm ân giảm thì thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu thì xuống còn ba mươi năm tù.

Có thể thấy một cách rõ rằng hầu như 100% tội danh được quy định trong phần các tội phạm, không phân biệt đó là tội thuộc loại ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; đó là tội cố ý hay vô ý… đều có chế tài là hình phạt tù có thời hạn.

Trên cơ sở quy định chung, BLHS hiện hành quy định các chế tài cụ thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Đại đa số chế tài các tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều có quy định hình phạt tù có thời hạn.Trong BLHS năm 2015 chỉ có chế tài thuộc khung cơ bản các tội sau đây là không có hình phạt tù: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (khoản 1 Điều 159 BLHS); tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (khoản 1 Điều 225 BLHS); tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (khoản 1 Điều 213 BLHS); tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (khoản 1 Điều 201 BLHS); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (khoản 1 Điều 226 BLHS). So với BLHS năm 1999 thì BLHS 2015 đã quy định tội trốn thuế (khoản 1 điều 200 BLHS); tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 1 Điều 108 BLHS) nay thuộc trường hợp phạt tù có thời hạn

Thấy rằng, Bộ luật hình sự năm 1999 khi quy định hình phạt tù có thời hạn về khoảng cách giữa mức tối thiểu và khoảng cách tối đa của trong điều khoản của các điều luật còn khá rộng nên rất khó khăn trong việc đối chiếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, không đảm bảo tính công bằng, tính chính xác. Ví dụ, quy định khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 tội “Giết người” có khung hình phạt tù có thời hạn từ 12

năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; khoản 3 Điều 104 tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác” có khung hình phạt tù có thời hạn từ 5 năm đến 15 năm. So sánh về quy định giữa hai điều luật trên thấy có sự bất hợp lý về khung hình phạt đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội giữa các tội, hành vi nguy hiểm cho xã hội cao hơn nhưng khung hình phạt lại được quy định nhẹ hơn. Ví dụ, quy định tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” tại khoản 1 Điều 95 BLHS năm 1999 với khung hình phạt tù có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm là bất hợp lý so với tội “Cố ý gây thương tích tổn hại sức khỏe cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” tại khoản 2 Điều 105 BLHS năm 1999. Quy định tại một số điều luật tại phần các tội phạm quá rộng như vậy đã gây khó khăn cho việc áp dụng hình phạt chính xác đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tạo ra sự tùy tiện trên cơ sở về mặt luật định, không thống nhất cho việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn dẫn đến khó khăn khi phân hoá trách nhiệm hình sự trong quy định các chế tài, trong cá thể hoá hình phạt của Toà án đối với người phạm tội. So sánh BLHS năm 2015 thì BLHS năm 1999 quy định tại Điều 9 có quy định khác hẳn về mức cao nhất của khung hình phạt đối với mỗi loại tội so với. Cụ thể là, theo BLHS năm 1999 thì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ít nghiêm trọng là đến 03 năm tù, tội nghiêm trọng là đến 07 năm tù và tội rất nghiêm trọng là đến 15 năm tù. Quy định này rất không rõ ràng vì chỉ quy định điểm cuối mà không quy định điểm bắt đầu để xác định mức cao nhất của khung hình phạt đối với mỗi loại tội, dẫn đến cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho việc xác định loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng. Ví dụ, khoản 1 Điều 115 BLHS năm 1999 quy định mức phạt tù có thời hạn đến 05 năm; khoản 2 Điều 113 BLHS năm 1999 quy định mức phạt tù có thời hạn đến 10 năm. Nếu theo cách quy định mức cao nhất của khung hình phạt như trên thì không rõ các trường hợp phạm tội này thuộc loại tội nào). Để khắc phục những khó khăn vướng mắc,

bất cập nêu trên BLHS năm 2015 đã có quy định rút ngắn khoảng cách khung hình phạt. Đồng thời tăng tính rõ ràng, minh bạch của BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 đã quy định rõ hơn điểm bắt đầu để xác định mức cao nhất của khung hình phạt đối với mỗi loại tội, làm cơ sở để xác định loại tội phạm, theo đó:

- Phạm tội ít nghiêm trọng sẽ có mức khung hình phạt cao nhất làcác

hình phạt không tước quyền tự do là phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc là phạt tù đếnbanăm;

- Phạm tội nghiêm trọng sẽ có có mức khung hình phạt cao nhất nằm trong khoảng từ trên ba năm đến bảy năm tù;

- Phạm tội rất nghiêm trọng sẽ có mức khung hình phạt cao nhất nằm trong khoảng từ trên bảy năm đến mười lăm năm tù;

-Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng sẽ có là mức khung hình phạt cao nhất nằm trong khoảng từ trên mười lăm năm đến hai mươi năm tù hoặc tù chung thân hoặc tử hình.

Với quy định trên sẽ phân định rõ ranh giới giữa các loại tội mang tính chất nguy hiểm tương đương, đồng thời phù hợp với cách quy định các khung hình phạt nằm trong từng tội danh mà BLHS quy định. Bên cạnh đó, hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự Việt Nam quy định trong thời gian chấp hành hình phạt tù có thời hạn, nếu họ tiến bộ thì được xét giảm mức hình phạt phải chịu. Thực tiễn cho thấy hầu hết những người bị phạt tù có thời hạn đều được giảm và được trả lại tự do trước thời hạn. Bộ luật hình sự còn có những quy định được miễn chấp hành hình phạt tù ( Điều 62); giảm mức hình phạt tù đã tuyên ( Điều 63 ); hoãn chấp hành hình phạt tù ( Điều 67); tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù ( 68 ); án treo ( Điều 65 ). Tất cả những quy định trên cho thấy hình phạt tù có thời hạn quy định trong luật hình sự nước ta có bản chất khác hẳn với hình phạt tù có thời hạn của các nước tư bản. Khi nghiên cứu về hình phạt tù có thời hạn không quên đề cập đến chế định án treo. Theo quy định cuả pháp luật hình sự nước ta thì án treo là cho phép người phạm tội

có đủ điều kiện không phải chấp hành hình phạt tù có thời hành tại cơ sở giam giữ mà được chấp hình phạt ngoài xã hội với những quy định ràng buộc.

Nói tóm lại, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về hình phạt tù có thời hạn, thấy rằng BLHS hiện hành quy định hình phạt này vẫn chiếm tỷ lệ cao trong hệ thống hình phạt, mức hình phạt tù có thời hạn được quy định trong chế tài các điều luật là hợp lý, phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tuy nhiên, cũng có một số điểm hạn chế nên trong quá trình áp dụng thi hành thực tiễn cần được nghiên cứu khắc phục để có hiệu quả của áp dụng hình phạt và hoạt động xét xử trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

2.1.2 Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về áp dụng hình phạt tù có thời hạn

Toà án lựa chọn hình phạt tù có thời hạn với mức án bao nhiêu phải tuân theo những quy định của Bộ luật hình sự. Theo đó, căn cứ vào các quy định về phần chung và cả phần riêng các tội phạm của BLHS có liên quan đến tội danh mà người bị phạm tội vi phạm. Do đó,Tòa án sẽ chỉ quyết định hình phạt chính khi đã có đủ cơ sở xác định người phạm tội đã phạm vào một tội cụ thể trong Bộ luật hình sự. Tức là phải định tội trước rồi mới quyết định hình phạt sau. Khi đã xác định được tội danh cụ thể ở điều khoản nào cụ thể rồi đối chiếu những quy định liên quan về hành vi người phạm tội thực hiện. Từ sự đối chiếu đó cần phải ghi nhớ rằng điều kiện áp dụng hình phạt tù có thời hạn là chỉ được áp dụng đối với người phạm tội nhưng không áp dụng đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý hoặc có nơi cư trú rõ ràng. Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn cùng với điều kiện áp dụng thì cần chú trọng vào nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội tại Điều 3 BLHS năm 2015 để thể hiện được hết ý nghĩa của hình phạt này. Đồng thời khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn cần phải cân nhắc như đã phân tích ở phần dựa trên các căn cứ áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Hiểu theo nghĩa nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì áp dụng hình phạt tù có thời hạn cũng có sự tương đồng theo

nghĩa quyết định hình phạt tù có thời hạn. Vậy khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếu theo BLHS năm 2015 thì tại Điều 50 BLHS quy định về căn cứ quyết định hình phạt để xem xét quyết định hình phạt tù có thời hạn. Khi Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt sẽ phải dựa trên căn cứ tại điều 54 BLHS năm 2015 với nội dụng:

- Khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo nhưng quyết định mức phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật quy định. -Đối với trường hợp người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật

-Đối với trường hợp có đủ hai điều kiện trên tuy nhiên điều luật lại quy định chỉ có một khung hình phạt hay khung hình phạt đó là nhẹ nhất, thì Tòa án có quyền quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn và trong bản án phải được ghi lý do giảm nhẹ.

Trường hợp áp dụng hình phạt tù có thời hạn khi quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt thì được căn cứ tại Điều 57 BLHS năm 2015 với nội dung so với BHS năm 1999:

-Sửa đổi quy định hình phạt đối với trường chuẩn bị phạm tội sẽ được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong điều luật cụ thể.

- Giảm nhẹ khung hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt mà điều luật quy định mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình tức là giảm mức phạt trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu mức án tù có thời hạn.

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt điều luật quy định áp dụng hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì Tòa án sẽ áp dụng hình phạt tù

không quá hai mươi năm thay vì áp dụng luôn hình phạt này như BLHS năm 1999 quy định.

-Áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp đồng phạm thì có sự xem xét vai trò của từng người trong vụ án để Tòa án ra áp dụng hình phạt tù có thời hạn cho từng người không giống nhau. Đồng phạm phạm vào tội phạm đã được quy định tại điều luật tội danh nào thì đối chiếu hình phạt tù có thời hạn sẽ được áp dụng khung chế tại của điều luật đó.

Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm của từng người đồng phạm trong mặt thống nhất của hành vi phạm tội chung. Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn phải có sự xem xét nhân thân người phạm tội của từng người đồng phạm. Đồng thời xem xét cả tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến tội phạm. Nếu họ có chung tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như là bồi thường trách nhiệm dân sự hay khắc phục hậu quả do hành vi phạm tộ của họ gây ra. Trên cơ sở đó, xem xét áp dụng hình phạt tù có thời hạn riêng cho từng người còn dựa trên các điều kiện bổ sung được quy định tại Điều 53 BLHS:

+ Tòa án xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người vì tính chất của đồng phạm có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm chung; còn tính chất và mức độ tham gia của từng người là yếu tố ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mỗi người đồng phạm.

Tính chất tham gia được quyết định bởi vai trò của người đồng phạm, tác dụng của họ đến hoạt động chung của vụ đồng phạm. Thông thường, người tổ chức và người xúi giục có vai trò nguy hiểm hơn cả, hoặc có trường hợp người thực hành cũng bị coi là có vai trò nguy hiểm nếu như đã có những hoạt động đắc lực.

+ Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó. Đó là các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội như: tái phạm nguy hiểm, là người thành niên phạm tội… hoặc là những tình tiết khác liên quan đến cá nhân từng người đồng phạm như: phạm tội với động cơ đê hèn hay phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do tự mình gây ra..

*Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi sẽ hình phạt tù có thời hạn sẽ được quy định như sau:

So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 sửa cụm từ “người chưa

thành niên” thành “người dưới mười tám tuổi” phạm tội. Và đối tượng được áp dụng hình phạt tù có thời hạn về bản chất không thay đổi quy định nhấn mạnh việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn với người dưới mười tám tuổi là chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn khi xem xét các hình phạt khác, các biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh lai châu (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)