Các yếu tố bảo đảm áp dụng hìnhphạt tù có thời hạn đúng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh lai châu (Trang 31 - 36)

Quyết định hình phạt sẽ được áp dụng sau khi hành vi phạm tội đã xác định được tội danh của là hoạt động nghiên cứu hồ sơ của thành phần hội đồng xét xử. Việc quyết định hình phạt chính xác, đúng pháp luật để đưa ra mức hình phạt tương xứng thì cần phải tuân theo quy định của BLHS về

nguyên tắc cũng như căn cứ. Đồng thời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của từng địa phương, yêu cầu của việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các yếu tố khác có liên quan đến việc quyết định hình phạt cũng cần được Toà án phân tích.

Hình phạt tù có thời hạn có đạt mục đích hay không và đến mức độ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn pháp luật cho từng trường hợp phạm tội cụ thể thì Toà án mới có thể cho ra một bản án đúng, tuyên hình phạt tù có thời hạn tương xứng với hành vi phạm tội và có ý nghĩa thực tiễn.

Thứ nhất một trong những yêu cầu quan trọng ảnh hưởng đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn là yếu tố hướng dẫn thi hành pháp luật. Bởi pháp luật mà Nhà nước ban hành còn có nhiều vướng mắc trong thực hiện pháp luật. Áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong áp dụng pháp hình phạt trên thực tế khi áp dụng còn có những vướng mắc. Cần thiết phải hướng dẫn thi hành pháp luật để việc áp dụng được rõ ràng hơn, phải có sự thống nhất phù hợp với thực tế áp dụng. Khi áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng hình phạt tù có thời hạn nói riêng trong việc quyết định mức hình phạt tương xứng, Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải áp dụng các quy định của Hiến pháp, Luật hình sự và hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan như Nghị quyết hướng dẫn, thông tư liên tịch… nhằm đưa mức hình phạt tù phù hợp, đúng pháp luật, có hiệu quả và hiệu lực cao. Chính vì vậy, nếu hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, hướng dẫn áp dụng hình phạt tù có thời hạn nói riêng không hoàn thiện thì chất lượng mục đích của áp dụng hình phạt tù có thời hạn mang lại sẽ không cao, thậm chí không được người dân ủng hộ. Vì vậy, để áp dụng hình phạt tù có thời hạn đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự đảm bảo về pháp lý, bao gồm sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định, nhất là các quy định về Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự… được thể hiện ở những tiêu chuẩn như tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù

hợp, tính hiệu lực, hiệu quả và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật. Cơ chế thực hiện hiệu quả sẽ được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như các văn bản thông tư, nghị định hướng dẫn về áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Chất lượng văn luật hoàn thiện thì hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn đạt được chất lượng cao. Hiệu quả áp dụng hình phạt tù có thời hạn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, sự tác động của các văn bản áp dụng pháp luật. Để thực hiện và áp dụng hình phạt tù có thời hạn chuẩn trước hết phải có pháp luật tốt. Khi có một hệ thống pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành hoàn chỉnh, phù hợp với thực tế phát triển của văn hóa, xã hội, kinh tế sẽ tạo nên hiệu quả của việc áp dụng pháp luật, áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Người áp dụng pháp luật là các cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ sơ Luật và văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật sẽ áp dụng thống nhất và chính xác cao.

Thứ hai thực tế chứng minh hiệu quả của áp dụng hình phạt tù có thời hạn còn tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng áp dụng hình phạt tù có thời trong quyết định hình phạt đó là: Yếu tố con người. Yếu tố con người nói chung ở đây chính là chất lượng đội ngũ tham gia tiến hành tố tụng từ giai đoạn điều tra đến xét xử.

Để được đánh giá áp dụng hình phạt tù có thời hạn tương xứng với tính chất hành vi phạm tội thì ngay từ giai đoạn điều tra, điều tra viên cần làm rõ, đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, định khung hình phạt đối với người phạm tội để đến giai đoạn xét xử Thẩm phán giải quyết vụ án có căn cứ để xem xét quyết định mức hình phạt. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị nêu lên những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới rằng khi Tòa án xét xử phải tạo điều kiện tranh tụng cho những người tham gia tố tụng để từ đó dựa trên kết quả tranh tụng cùng với các chứng cứ có trong hồ sơ để Tòa án tuyên mức án, hình phạt tù có

thời hạn tương xứng, công bằng theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa việc tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa cũng là yếu tố để Tòa án làm rõ các căn cứ để áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS, đề nghị loại bỏ hoặc tăng thêm tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Kiểm sát viên cần phải đối đáp, phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo, nhân thân của bị cáo, hành vi vi phạm của bị hại, các tình tiết tiết khác có liên quan, viện dẫn các quy định của BLHS, BLTTHS, các văn bản dưới luật để xác định, khẳng định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà Kiểm sát viên áp dụng là đúng đắn, có căn cứ. Đối với những tình tiết khác theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS mà bị cáo hoặc người bào chữa đưa ra đề nghị áp dụng làm tình tiết giảm nhẹ thì Kiểm sát viên phải tranh luận, xác định tính chính xác, tùy từng trường hợp cụ thể Kiểm sát viên phải đối đáp, phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội căn cứ vào khách thể bị xâm hại, đối tượng tác động, phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi, hình thức và mức độ lỗi, mức độ thiệt hại đã gây ra, các biện pháp và khả năng khắc phục thiệt hại, các tình tiết tăng năng, giảm nhẹ TNHS, nhân thân bị cáo, so sánh với mức hình phạt của điều luật áp dụng để kết luận, khẳng định loại và mức hình phạt mà Kiểm sát viên đề nghị. Vì vậy yếu tố tranh tụng tại phiên tòa ảnh hưởng không nhỏ đến việc Tòa án xem xét căn cứ để áp dụng mức hình phạt tù có thời hạn tương xứng phù hợp.

Và yếu tố quan trọng con người nữa nói về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán như đã phân tích một phần ở trên. Người tham gia tố tụng, xét xử trực tiếp vụ án là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật. Ở vị trí đó cần thiết yêu cầu đòi hỏi ở họ cần phải có bản lĩnh nghề nghiệp và yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ liên quan. Hoạt động áp dụng pháp luật được đi vào cuộc sống thông qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong xã hội. Cùng đó là ý thực tuân thủ pháp luật và giáo dục pháp luật

tác động không nhỏ có thời hiệu quả của áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Bởi khi hình phạt tù được tuyên, thông qua đó để tuyên truyền và giáo dục đến xã hội. Từ đây thấy được sự hoàn thiện của pháp luật và các công tác liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật đi cùng nhau, liên quan nhau để áp dụng hình phạt đạt chất lượng cao.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 trên tìm hiểu về khái niệm, vị trí vai trò của hình phạt tù có thời hạn và khái niệm, những nguyên tắc và căn cứ của áp dụng hình phạt tù có thời hạn để hiểu rõ bản chất lý luận của vấn đề cần nghiên cứu. Đây chính là những nội dung cơ bản trước tiên để tìm hiểu về áp dụng hình phạt tù có thời hạn, làm cơ sở phân biệt với các hoạt động áp dụng pháp luật khác. Áp dụng hình phạt tù có thời hạn phải được thực hiện theo nguyên tắc và căn cứ nhất định không phải tùy tiện để có hướng áp dụng đúng theo tinh thần pháp luật. Hơn nữa, tìm hiểu những nội dung trên thấy được ý nghĩa của hình phạt tù có thời hạn và hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn có giá trị nhận thức trên thực tiễn, mục đích cải tạo, giáo dục phòng ngừa của hình phạt tù có thời hạn được phát huy tác dụng.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

TẠI TỈNH LAI CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh lai châu (Trang 31 - 36)