Các yêu cầu áp dụng đúng hìnhphạt tù có thời hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh lai châu (Trang 60 - 63)

3.1.1.Yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế được hiểu là những chế định của pháp luật được áp dụng đời sống và hoạt động xã hội. Yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa là xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đồng thời quản lý xã hội bằng pháp luật, ý thực người dân tôn trọng pháp luật giáo dục mọi người nâng cao đạo đức XHCN. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là yêu cầu cấp bách để ngăn chặn tình hình vi phạm pháp luật và các loại tội phạm có xu hướng ngày càng gia tăng để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi trước hết phải đảm bảo địa vị tối cao của luật từ việc xây dựng pháp luật đến việc chấp hành pháp luật luôn luôn phải xuất phát từ luật trên cơ sở luật để thi hành. Đối với đảm bảo áp dụng hình phạt tù có thời hạn phải thực hiện có thống nhất, đầy đủ, đúng thẩm quyền. Với yêu cầu này là sự thể hiện việc đảm bảo quyền công dân. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 của Nước CHXHCN Việt Nam quy định về nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật….”. Xuất pháttừ quyđịnh trên,Điều 2 Bộ luật Hình sự quy định: “ Chỉ

người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi những hành vi coi là tội phạm và hình phạt áp dụng phải được quy định trong BLHS. Chúng ta không chấp nhận việc một người bị kết án về một tội phạm không được quy định trong BLHS hiện hành.Yêu cầu quan trọng của nguyên tắc

pháp chế XHCN trong luật hình sự là việc xây dựng và áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất pháp luật hình sự trong thực tiễn. Đối với áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì đó là việc áp dụng đúng đắn, đầy đủ các quy định của pháp luật hình sự đối vối một người đã phạm tội để áp dụng khung hình phạt tù, mức hình phạt tù được tuyên nghiêm minh, đảm bảo đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả nhất. Hình phạt tù có thời hạn mà Tòa án tuyên phải phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và phù hợp với quy định của BLHS để. Nếu hình phạt tù có thời hạn tuyên quá nặng hoặc quá nhẹ và việc căn cứ áp dụng hình phạt không đúng là sự vi phạm về nguyên tắc này.

Vậy, yêu cầu pháp chế XHCN trong hoạt động lập pháp hình sự cũng như trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự mang tình thần còn xuyên suốt. Điều này, đòi hỏi sự triệt để về tuân thủ pháp luật hình sự một cách nghiêm chỉnh và thống nhất của các cơ quan chức năng có nhiệm vụ đấu tranh và phòng chống tội phạm. Nhận thức được yêu cầu để từ đó trong áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng hình phạt tù có thời hạn nói riêng được thực hiện một cách đảm bảo như đã phân tích ở trên.

3.1.2. Yêu cầu bảo vệ quyền con người

Cơ chế đảm bảo quyền con người sẽ được đảm bảo nếu như những quy định xuất phát từ quyền con người. Từ đó, cơ chế thực thi pháp luật tôn trọng, bảo vệ quyền con người sẽ ý nghĩa quan trọng. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử là thành tố quan trọng để vụ án được xét xử khách quan, công bằng thông qua đó góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, thượng tôn công lý trong xã hội ta. “Tòa án bên cạnh trách nhiệm xét xử khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm còn có trách nhiệm bảo vệ quyền con người, quyền lợi ích của cá nhân, pháp nhân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự” theo T.T. Hạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 3 (2018) 54-59 55.

Do vậy, cần làm rõ đặc điểm, phạm vi quyền con người trong hoạt động xét xử và ở đây cụ thể là áp dụng hình phạt tù có thời hạn khi Tòa án áp dụng. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí thì: “Ở bình diện khái quát nhất, quyền con người trong tố tụng hình sự được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, trừng trị người phạm tội gây ra những thiệt hại cho các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần bảo vệ quyền con người; Thứ hai, khi tiến hành tố tụng giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền con người của người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo.” [8, tr.112]. Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn quyền con người được đặt lên hàng đầu trong việc được xét xử tuyên một mức án công bằng đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và cũng không để lọt tội phạm; bảo đảm để phiên tòa được diễn ra một cách dân chủ, bình đẳng, công bằng, công khai.

3.1.3. Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước cùng với thực thi Hiến pháp, pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài của nước ta. Phòng, chống tội phạm là một nội dung quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ khi chúng ta giành được độc lập và thống nhất đất nước. Trọng tâm của hoạt động này là hoạt động điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội (phòng ngừa bằng sự cưỡng chế). Tác dụng phòng ngừa tội phạm phát huy khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tiến hành đúng các thủ tục tố tụng và đặc biệt là hiệu quả răn đe phòng ngừa riêng, phòng ngừa chung từ việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự. Sự tổn thất mà người phạm tội phải chịu đựng từ một hình phạt nghiêm khắc hơn so với những gì có được từ việc phạm tội có thể đạt được sự kiểm soát tội phạm.

Hình phạt ở mức hợp lý có vai trò quan trọng nhất đối với phòng ngừa tội phạm. Hình phạt không phải là biện pháp xử lý duy nhất đối với tội phạm, hơn nữa hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào quá trình cải tạo người phạm tội. Vì vậy trên tinh thần yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm để khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn cần cân nhắc đưa ra một mức án ngoài tính chất trừng trị còn mang tính chất giáo dục, tuyên truyền hành vi sai trái phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có sự nhìn nhận qua lại thông qua hình phạt tù có thời hạn để tác động lên vai trò chính hình phạt đã tuyên để đạt hiệu quả của hình phạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh lai châu (Trang 60 - 63)