Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng hìnhphạt tù có thời hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh lai châu (Trang 63 - 77)

Từ các yêu cầu để đảm bảo áp dụng hình phạt tù có thời hạn như trên cần kèm theo đó là các giải pháp cụ thể:

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Quan điểm của Đảng ta tại Nghị quyết số 49/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách tư tư pháp đã xác định một số phương hướng cơ bản trong đó có nếu rõ “… hoàn thiện các thủ tục tốtụng tư pháp, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người…”. Bộ luật hình sự năm 2015 tuy đã đáp ứng môt số những chuẩn mực về tư pháp trong việc đảm bảo áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Song thực tiễn áp dụng còn thấy không ít những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được việc đảm bảo áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong hoạt động tố tụng. Trên thực tế nhiều vấn đề vướng mắc mà các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, pháp lệnh không thể giải thích được, cần phải chờ sửa đổi, bổ sung. Một số nội dung của Luật, pháp lệnh còn chung chung dẫn đến khi hướng dẫn còn có nhiều quan điểm rất khác nhau ảnh hưởng đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Do đó, để áp dụng hình phạt tù có thời hạn có hiệu quả thì cần thiết Luật và văn bản quy phạm pháp luật tốt tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn góp phần triển khai nhiệm vụ

trong nhiệm vụ chung cải cách pháp luật, cải cách tư pháp. Tổng kết kinh nghiệm xét xử và đưa ra các vấn đề vướng mắt trong thực tiễn cùng với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ đây đưa ra được những giải đáp phù hợp với yêu cầu đặt ra trong xét xử.

3.2.2. Giải pháp hướng dẫn thi hành pháp luật

Kể từ khi Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2015 thi hành trên thực tế còn có những điểm chưa cụ thể, chưa chi tiết, cần phải có văn bản hướng dẫn bảo đảm áp dụng thống nhất liên quan đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Trên cơ sở kết quả rà soát hiệu lực thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cần thiết phải ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm việc tuân thủ đúng quy định của Luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hướng dẫn thi hành pháp luật phải bảo đảm tính khả thi, giảm thiểu tối đa tình trạng quy định chung chung mang tính nguyên tắc, khó thực hiện; nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tạo sự chuyển biến tích cực trong quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong giải quyết và kiểm sát việc giải quyết các vụ án; kịp thời hướng dẫn, xử lý những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp nói chung, Tòa án nói riêng. Theo đó, hướng dẫn thi hành pháp luật trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn góp phần tích cực đưa các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào thực tiễn cuộc sống nói chung và thực tiễn áp dụng hình phạt tuyên bản án đúng người đúng tội, nhân dân đồng tình ủng hộ chính sách pháp luật của Nhà nước. Công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật qua đó là đối với những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhưng chưa thể ban hành ngay được Nghị quyết hướng dẫn, thì Hội đồng Thẩm phán tổng hợp và ban hành các Tập giải đáp vướng mắc nghiệp vụ để các Tòa án tham khảo, cách làm này đã

kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc về áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

3.2.3. Giải pháp tổng kết công tác xét xử, xây dựng án lệ

Tại điểm c khoản 2 Điều 22 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.” Tại khoản 5Điều27của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đó là: “Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.” Những quy định này là một trong những nhiệm vụ mới, quan trọng mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là những chủ thể phải thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tácxétxử; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử; từ đó góp phần bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân.

Hàng năm thông qua việc giải quyết xét xử các vụ án hình sự, Ủy ban thẩm phán cần tiến hành tổng kết đánh giá tình hình xét xử để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao chấp lượng xét xử, áp dụng hình phạt đối với người phạm tội đảm bảo quyền con người trong xét xử hình sự của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Lai Châu. Kết hợp với việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, Ủy ban thẩm phán cần tổ chức các hội nghị chuyên đề, các hội thảo và nghiên cứu khoa học cấp cơ sở về việc đảm bảo áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong xét xử hình sự. Án lệ là chuẩn mực được đưa ra từ thực tiễn

xét xử gồm hầu hết các tình huống xảy ra trong xã hội, cho nên án lệ sẽ hỗ trợ cho quy định của pháp luật khi cần thiết. Vì vậy cần đưa án lệ vào văn hóa pháp lý để cho án lệ có một vai trò nhất định từ đó pháy huy được yếu tố tích cực trong hệ thống pháp luật nước ta. Đồng thời cũng cần định hướng về đào tạo về nghề luật sư, đổi mới tư duy pháp lý về án lệ cho thẩm phán, luật gia.

Trên cơ sở đó, để áp dụng hình phạt tù có thời hạn được hiệu quả cũng vậy, cần được nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm xét xử xây dựng án lệ liên quan đến áp dụng hình phạt. Bởi hầu hết các vụ án các bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ cao thì việc tăng cường việc sử dụng án lệ trong thực tiễn xét xử sẽ góp phần giải quyết vụ án cụ thể, thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này, sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Án lệ là thước đo chuẩn mực để các thẩm phán áp dụng theo vì được ban hành từ việc đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Thẩm phán gặp trường hợp giống án lệ chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu. Từ đây hạn chế được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là không công bằng.

3.2.4. Giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng công tác giám đốc xét xử

Bảo đảm quyền con người thông qua hoạt động xét xử là nhiệm vụ quan trọng nhất của Tòa án. Vì vậy cần có sự giám sát chặt chẽ từ các khâu trong tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ theo hướng đề cao đảm bảo quyền con người thông qua các quy định về nhiệm vụ, nguyên tắc và những quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự. Nguyên tắc xét xử ở Tòa án nước ta theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Ngoài ra, khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện những sai phạm thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét thủ tục đặc biệt đó là giám đốc thẩm và tái thẩm. Với thủ

tục đặc biệt này, Tòa án thực hiện công tác giám đốc xét xử để tránh tình trạng án oan sai. Thủ tục tố tụng tại phiên tòa được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự cơ bản là giống nhau tuy nhiên xét về tính chất hành vi phạm tội bị truy tố thì Hội đồng xét xử khác nhau và một số thủ tục rút gọn khác.

Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra giám đốc án của Tòa án sẽ kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót trong việc giải quyết xét xử án hình sự nói chung và khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn nói riêng để đảm bảo hình phạt đã tuyên nghiêm minh, công bằng. Đồng thời, xử lý nghiêm minh kịp thời các hành vi tiêu cực như tham nhũng, hối lộ trong công chức ngành Tòa án để xử lý kịp thời. Và phải chú trọng thực hiện công tác kiểm tra nghiệp vụ của các Tòa án để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, Thẩm phán trong công tác xét xử; đề xuất kháng nghị đối với các bản án, quyết định có sai lầm nghiêm trọng. Ngoài hoạt động kiểm tra theo chuyên đề, định kỳ một năm phải tổ chức ít nhất 02 đợt kiểm tra chung đối với công tác xét xử của các Tòa án. Trong lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cần tập trung kiểm tra các nội dung liên quan đến những hạn chế, thiếu sót trong công tác giải quyết, xét xử án hình sự không đúng pháp luật; cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật; tỷ lệ án hủy, sửa do lỗi chủ quan cao; có nhiều bản án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án hình sự.

3.2.5.Giải pháp nâng cao năng lực những người tiến hành tố tụng

Năng lực những người tiến hành tố tụng ảnh hưởng lớn đến quyền con người, lợi ích của người dân. Do đó cần thiết xây dựng cán bộ ngành tư pháp, nhất là đạo đức các thẩm phán thanh liêm, chính trực, công tâm, trong sáng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, có trình độ cao về nghiệp vụ, pháp luật. Có thể thấy yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử TAND áp dụng hình phạt tù có thời hạn đó là những Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chủ thể trực tiếp tham

gia xét xử. Để nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tù có thời hạn đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử thì việc nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, nhất là về kiến thức pháp lý cho đội ngũ Thẩm phán là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay, đa số các Thẩm phán đều có trình độ đại học Luật và lý luận chính trị nhưng kiến thức pháp lý có những thay đổi vì vậy Thẩm phán cần cập nhật kiến thức mới, đổi mới tư duy, nắm bắt những thay đổi của pháp luật để áp dụng đúng đắn, chính xác.

Vậy TAND tỉnh Lai Châu cần phải chú ý thực hiện các yêu cầu, đáp ứng sau: Đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán về chuyên môn, nghiệp vụ, bám sát yêu cầu công tác xét xử. Đồng thời cần tiến hành bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày để bổ túc kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng theo chuyên đề về hình sự kết hợp với tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi, tổng kết công tác thực tiễn về áp dụng hình phạt tù có thời hạn để cùng nhau nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Theo quy định của pháp luật nước ta Hội thẩm nhân dân tham gia với tư cách là người tiến hành tố tụng. Phiên tòa xét xử sơ thẩm bắt buộc phải có Hội thẩm nhân dân tham là thể hiện tính ưu việt của nền tư pháp dân chủ nhân dân ở nước ta. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Hội thẩm nhân dân tham gia với vai trò là người đại diện cho người dân và họ cần thiết phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của mình khi tham gia vào công tác xét xử. Vì vậy nâng cao năng lực trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân là cần thiết và thường xuyên, Theo đó là nhiệm vụ nâng cao trách nhiệm của thẩm phán trong công tác xét xử tại phiên tòa cũng như tăng cường việc bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn các chức danh tư pháp, bảo đảm các yêu cầu của cải cách tư pháp. Những người Thẩm phán có năng lực trong quá trình xét xử sẽ đề ra một số giải pháp phát triển án lệ của TAND Tối cao, như kiến nghị xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc phát triển án lệ, thiết lập án lệ của TAND Tối cao, cải tiến cách viết và thông qua các bản án, quyết định của tòa án, đặc biệt là Quyết

định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao, thành lập bộ phận chuyên trách để tuyển tập án lệ.

3.2.6. Giải pháp độc lập xét xử.

Độc lập xét xử và thực hiện chỉ tuân theo pháp luật là một nguyên tắc cơ bản được quy định trong hoạt động xét xử. Ở nước ta, quyền lợi ích của nhà nước được bảo đảm thống nhất với quyền lợi ích của nhân dân; pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân. Với nguyên tắc này được đưa ra thuộc giải pháp để áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn sẽ định rõ quyền hạn và trách nhiệm của TAND và bảo đảm cho công tác xét xử TAND thi hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật mà Nhà nước đề ra. Nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thể hiện trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn có nghĩa là khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn Tòa án có trách nhiệm áp dụng đúng đắn quy định của pháp luật, không bị ràng buộc bởi bất cứ tác động nào, các cơ quan nhà nước khác không có quyền can thiệp. Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên cơ sở xem xét các căn cứ, nguyên tắc để quyết định phù hợp, đúng khung hình phạt, mức hình phạt, áp dụng cho từng tội phạm mà chính hành vi họ gây ra. Với giải pháp này không phải là Tòa án biệt lập với các cơ quan tố tụng khác; Tòa án vẫn có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tố tụng với các cơ quan chuyên môn khác để cùng phục vụ tốt các quyền lợi hợp pháp của nhân dân, giải quyết vụ án hiệu quả.

3.2.7. Các giải pháp khác

Ngoài những giải pháp trên công tác công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân thông qua xét xử tuyên áp dụng hình phạt tù có thời hạn là cách nhìn nhận lại hiệu quả của áp dụng hình phạt. Hiệu quả của việc tuyên truyền, vận động đặc biệt đối với các đối tượng có nguy cơ phạm tội, tái phạm và tại các địa bàn trọng điểm về trật tự, an toàn xã hội ý thức được hậu quả của hành vi phạm tội để từ đó hạn chế tội phạm xảy ra. Dưới góc độ xã hội học thì tội phạm được coi là một hiện tượng xã hội tồn tại

song song cùng với sự phát triển của xã hội. Không bao giờ có thể loại bỏ hết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh lai châu (Trang 63 - 77)